Đề Cương 2019

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

DI TRUYỀN Y HỌC

NĂM 1 YĐK
1

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Biên soan: Tổ 1-Y2019B


3

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bài 1: CÁC CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC

Phần 1:
I. Thuật ngữ dùng trong di truyền học:
1) Gen là gì?
- Gen là một đoạn trong AND qui định mã hóa protein hoặc
tham gia quá trình điều hòa biểu hiện của gen.
- Gen mã hóa protein: gen  nRNA  protein (4 bậc).
Ví dụ: các cụm gen X Y Z trong operon Lac,…
- Gen tham gia quá trình điều hòa quá trình sự biểu hiện của
gen: không có sự phiên mã ở RNA.
Ví dụ: vùng vận hành của operon Lac,…
2) Đa hình và đột biến là gì?
- Đa hình là những sự sai khác trong quá trình sửa sai khi quá trình sao mã, phiên mã, dịch mã có
những sự sai lệch về thông tin di truyền nhưng không kéo theo những hậu quả lâm sàng.
- Đột biến là những sự sai khác trong quá trình sửa sai khi quá trình sao mã, phiên mã, dịch mã có
những sự sai sai lệch về thông tin di truyền nhưng kéo theo những hậu quả lâm sàng.
3) Base nito là gì?
- Là thành phần cấu tạo nên những nucleotide của DNA
và RNA.
- Gồm 5 loại nucleotide: Timine (T), Adenine (A),
Cytosine (X), Guanine (G) và Udenine (U).
- Các nucleotide trên DNA liên kết với nhau theo liên kết
bổ sung: A_T, X-G (và ngược lại).
- Các nucleotide trên RNA liên kết với nhau theo liên kết
bổ sung: A-U, X-G
- Một bộ gen người có khoảng 3.109 Bq (khoảng 3 tỷ
Nucleotide).
- Đơn vị:
1 Bq = 1 cặp base.
1 Kb = 1.000 Bq.
1 Mq = 1.000 Kb = 1.000.000 Bq.
4) Allele là gì?
4

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Là các dạng khác nhau của một gen.


Ví dụ: Gen A qui định màu sắc cánh hoa ở một loài hoa. Gen A có 4 loại allele qui định màu sắc
cánh hoa: A quy định hoa đỏ, a quy định hoa tím, a1 quy định hoa vàng, a2 qui định hoa trắng.

5) Locus, loci là gì?


- Locus là vị trí của gen nằm trên nst.
- Loci là tập hợp của nhiều locus
6) Kiểu gen, kiểu hình và haplotype là gì?
- Kiểu gen: tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Thông thường, khi nói đến kiểu gen của
một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tới các tính trạng đang được quan tâm như:
Kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen aa quy định hoa trắng.
- Kiểu hình: tổ hợp các tính trạng, đặc tính của cơ thể. Trên thực tế, khi nói đến kiểu hình của một
cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang nghiên cứu. Ví dụ: Đậu Hà Lan có kiểu hình thân
cao, hạt trơn hay thân thấp, hạt nhăn.
- Haplotype: tình trạng allele của 1 bộ nhiều locus gần nhau trên 1 NST.
7) Độ xâm nhập là gì?
- Kiểu gen bệnh lí được biểu hiện ra kiểu hình hoặc không.
- Độ xâm nhập (P) = (Số cá thể mang gen bệnh nhưng biểu hiện thành bệnh/ Tổng số cá thể).100%
- P < 100% => xâm nhập không hoàn toàn.
Ví dụ: Gen A qui định hình dạng lá ở một loài cây với 2 allele. Allele A qui định bình thường,
allele qui định lá răng cưa. Biết rằng tính trạng răng cưa ở lá là 1 tính trạng xấu. Đời con F1 có tỉ
lệ kiểu gen: 3 lá bình thường: 1 lá răng cưa. Hỏi độ xâm nhập bằng bao nhiêu?
 Độ xâm nhập = (1 lá răng cưa/ 4 lá).100% = 25%
 Xâm nhập không hoàn toàn
8) Độ biểu hiện là gì?
- Kiểu hình = kiểu gen + môi trường
- Mỗi gen có một độ biểu hiện nhất định
- Độ biểu hiện gen có thể được cố định hoặc thay đổi trong đời sống của cá thể.
9) Nhiễm sắc thể là gì?
- Nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính,
được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi
loài. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi, phân li hoặc tổ hợp ổn định qua các thế hệ. Nhiễm sắc
thể có khả năng bị đột biến cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới.
5

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Cấu tạo:

 Nhiễm sắc thể của ty thể?

- Lượng ty thể nằm trong tế bào trứng lớn hơn 1000 lần từ tinh trùng.
 Đột biến gen thường truyền từ mẹ sang con.
10) Sự bất hoạt của nst X?
- Bộ nhiễm sắc thể ở người là 46 nst.
- Bộ nhiễm sắc thể người nữ: 44 nst + XX.
- Bộ nhiễm sắc thể người nam: 44 nst + XY.
- Sự biểu hiện gen trên mỗi nhiễm sắc thể X là khác nhau.
- 1 nst X bị bất hoạt do methyl hóa cystonine.
II. Phương pháp phân tích:
1) Cây phả hệ:
6

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Định nghĩa: thể hiện thông tin về 1 hoặc nhiều tính trạng trong 1 gia tộc.
- Mục đích: nghiên cứu di truyền của tính trạng
- Nguyên tắc:
 Cùng thế hệ thì cùng hàng
 Chồng vẽ bên trái
 Số thế hệ: I, II, III, IV,…
 Số thành viên: 1,2,3,4,…
7

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Nhược điểm:
 Khó thu thập thông tin
 Thông tin y khoa không đầy đủ, không chính xác.
 Độ xâm nhập không hoàn toàn
 Độ biểu hiện thay đổi
- Thông tin thu được:
 Quan trọng đối với di truyền liên kết
 Kết quả thu được: trội/lặn, NST thường/NST giới tính.
 Ý nghĩa cho tham vấn di truyền.
2) Công cụ nghiên cứu di truyền tế bào:
- Bản đồ NST, FISH.

Hình : Bản đồ nhiễm sắc thể người Hình.1: FISH

3) Công nghệ di truyền phân tử:


- Genomic - Giải trình tự gien
- Proteomic - PCR
- In vivo- in vitro - Điện di
- Bioinformatic - Kỹ thuật lai phân tử
- Protein 3D - Enzym cắt giới hạn
8

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Phần 2:
I. Các loại bệnh lí di truyền:
- Hai nhóm theo cấp độ di truyền:
 Những bất thường nhiễm sắc thể (cấp độ tế bào):
 Bất thường số lượng
 Bất thường về cấu trúc
 Những bất thường về gien (cấp độ phân tử):
 Đột biến làm thay đổi chức năng của một hoặc nhiều gien
1) Những thay đổi di truyền cấp độ tế bào:
- Bệnh lí về nhiễm sắc thể
- Bất thường về số lượng nhiễm sắc thể:
 Lưỡng bội: một bộ nhiễm sắc thể 2n = 46
(46 XX hay 46 XY)
 Đa bội: tam bội (3n) và tứ bội (4n) hiếm
 Lệch bội: lệch một hoặc vài chiếc nhiễm sắc thể so với 2n
 Trisomy: tam nhiễm. Hay gặp là hội chứng Down
 Monosomy : đơn nhiễm. Hay gặp là hội chứng Turner
- Bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể:
 Cân bằng: không tăng không giảm chất liệu di truyền, số lượng gien không thay đổi
 Chuyển đoạn và đảo đoạn
 Không cân bằng: có tăng hoặc giảm chất liệu di truyền (mất, thêm)  có hậu quả lâm sàng
 Mất đoạn, nhân đoạn, nhiễm sắc thể đầu, nhiễm sắc thể vòng, nhiễm sắc thể marker
2) Những thay đổi di truyền cấp độ phân tử:
- Đột biến điểm: đột biến sai nghĩa, đột biến vô nghĩa, đột biến im lặng
- Đột biến lệch khung
- Đột biến giảm liều
- Đột biến tăng chức năng
- Bệnh về gien:
 Bệnh đơn gien: liên quan đến 1 gien, di truyền theo qui luật Mendel
 Bệnh lí đa yếu tố: tương tác của nhiều gien, tương tác với môi trường
- Các cơ chế di truyền:
 Di truyền trội nhiễm sắc thể thường  Di truyền lặn nhiễm sắc thể X
 Di truyền lặn nhiễm sắc thể thường  Di truyền liên kết nhiễm sắc thể Y
 Di truyền trội nhiễm sắc thể X
Lặn: một biến đổi di truyền gây ra một kiểu hình nhân biết được khi ở trạng thái đồng hợp
Sự bù trừ: alen bình thường có thể bù trù cho alen bệnh
Thường là các gien enzyme
Trội: một biến đổi di truyền gây ra một kiểu hình nhận biết được ngay khi ở trạng thái dị hợp
hoặc đồng hợp
II. Một số cơ chế di truyền đặc biệt:
1. Dấu ấn di truyền:
- Dấu ấn di truyền là hiện tượng cùng 1 gien đột biến nhưng lại cho biểu hiện bệnh lí khác nhau, tùy
vào nguồn gốc của alen đột biến nhận từ cha hay mẹ
- Chỉ quan sát ở các loài có vù
- Có hơn 90 gien ở người được bào cáo có chịu ảnh hưởng của dấu ấn di truyền
9

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Bệnh liên quan đến dấu ấn di truyền:


Thể hai nhiễm đồng thân:
 Có hai nhiễm sắc thể cùng cặp đến từ hoặc mẹ
 Do sự cứu thể ba nhiễm hay đơn nhiễm
Vi mất đoạn
Đột biến ngay đúng gien chịu ảnh hưởng dấu ấn di truyền
Ví dụ: hội chứng Prader-Willi hay Angelman: mất đoạn 15q11 hay 15q13  gây ảnh hưởng phát
triển trí tuệ và thể chất
 Thiếu gien từ cha gây hội chứng Prader-Willi: mất kiểm soát ăn uống, luôn có
cảm giác đói
 Thiếu gien từ mẹ gây hội chứng Angelman: cười liên tục, vẻ mặt hạnh phúc và
cử chỉ phấn khích
2. Sự bất hoạt nhiễm sắc thể X:
- Mary Lyon (1961): ở nữ, một trong hai nhiễm sắc thể X bị bất hoạt (thông qua cơ chế di truyền
cận gien: methyl hóa các Cytosine), chiếc nhiễm sắc thể X còn lại hoạt động phiên mã bình thường
- Do đó: dù nữ có 2 nhiễm sắc thể X còn nam thì 1 nhưng hai phái lại không có sự khác biệt lớn về
biểu hiện các gien trên nhiễm sắc thể X
3. Di truyền chịu ảnh hưởng của giới tính:
- Gien thuộc nhiễm sắc thể thường, khi biểu hiện có hiện tượng tương tác với hormone nam hoặc nữ
 biểu hiện có phần khác nhau tùy theo giới tính
Ví dụ: gien quy định tật hói đầu, tật ngón tay ngắn,… di truyền kiểu trội ở nam nhưng kiểu lặn ở
nữ
- Một số tính trạng sinh dục thứ ở nam và nữ cũng là những tính trạng ảnh hưởng bởi giới
Ví dụ: tính trạng tiết sữa chỉ được biểu hiện ở người nữ
4. Di truyền giả nhiễm sắc thể thường:
- Nhiễm sắc thể X và Y trên thực tế vẫn có một phần tương đồng với nhau (phần này được gọi là
giống nhiễm sắc thể thường)
- Các gien nằm trên phần nhiễm sắc thể tương đồng di truyền theo cách được gọi là di truyền giả
nhiễm sắc thể thường
5. Hội chứng gien liên tiếp:
- Trên cùng 1 bệnh nhân:
Xuất hiện đồng thời nhiều bệnh đơn gien
Do sự ảnh hưởng đến nhiều gien lân cận nhau
6. Đột biến động của những đơn vị lặp:
- Đơn vị thuộc 3 nucleotide thuộc nhóm các tiểu vệ tinh trong gien người. Gồm 3 bộ ba lặp lại nhiều
lần:
Bình thường: 5-30 lần
- Những đặc tính lí hóa của protein bị thay đổi, dẫn đến tích tụ trong tế bào và cuối cùng gây chết tế
bào
- Dập tắt quá trình phiên mã do sự giải phóng đơn vị lặp trong vùng 5’UTR
- Tạo thành tiền RNA dài bất thường, khó được xử lí đúng cách hoặc rối loạn chức năng RNA.
Ví dụ: hội chứng NST X dễ gãy. Lặp lại CGG (>200) tăng methyl hóa của gien FMR1, ức chế sự
biểu hiện của gien này
Bệnh Huntington’s, lặp lại CAG (> 40)
10

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bài 2: Rồi loạn nhiễm sắc thể

I. Chỉ định xét nghiệm nhiễm sắc thể:


- Máu: tế bào lympho
- Nước ối: tế bào ối
- Gai nhau (sinh thiết gai nhau)
- Máu phụ nữ mang thai (3%-4% mang DNA của trẻ)  kĩ thuật NIPS
- Các mô khác
II. Bất thường nhiễm sắc thể:
- Bao gồm:
 Rối loạn cấu trúc: liên quan đến cấu trúc nhiễm sắc thể. Bao gồm các dạng sau:
 Nhiễm sắc thể đều
 Chuyển đoạn: tương hổ, hòa nhập tâm và không tương hổ.
 Đảo đoạn: quanh tâm và ngoài tâm
 Lặp đoạn hay còn gọi là nhân đoạn
 Mất đoạn
 Cầu đứt nối cầu (nhiễm sắc thể 2 tâm)
 Nhiễm sắc thể vòng
 Rối loạn số lượng:
 Lệch bội: tăng bội thì sống sót, giảm bội thì thường chết trừ một số ngoại lệ như bệnh
Turner ở nữ
 Đa bội: gồm đa bộ lẻ và đa bộ chẵn
- Một số bệnh phổ biến: (lát nhớ học kĩ từng loại bệnh này nha mọi người)
Bộ nhiễm sắc thể Bệnh
46 XX nữ bình thường
46 XY nam bình thường
45 OX nữ bệnh Turner
46 XX del (7q) nữ mang gen trên nst số 7 bị mất 1 đoạn nhỏ
47 XX + 21 nữ bị bệnh Down
46 XY t(7:9)(p21.1:34.1)
48 XXYY
47 XYY bệnh Jacobs ở nam
- Quá trình đột biến đa số xảy ra ở quá tạo phôi sau ấy là quá trình hình thành thai nhi
Biểu đồ: Thụ tinh  phôi (8-10 tuần)  thai (38 tuần)
 Các đột biến chiếm 50% xảy thai, 0,65% sống sót được
11

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

A. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể:


I. Đa bội:

- Tăng chẵn hoặc lẽ cả bộ: 3n, 4n,…


- Nguyên nhân gây ra: hóa chất, yếu tố vật lí,…
- Cơ chế hình thành:
 Do sự thụ tinh bất thường
 Do sự phân chia bất thường của hợp tử
Ví dụ: 2n 4n ( hợp tử không phân chia thành 2 tế bào)
2n  n và 3n (hợp tử phân chia thành 1 tế bào n và 1 tế bào 3n)  3n (tế bào n
chết)
4n  8n  3n, 3n và 2n
 Sự xâm nhập của tế bào cực vào hợp tử: tế bào cực sau khi được tạo ra không tiêu biến mà vẫn
tồn tại. Khi hợp tử được hình thành tế bào cực xâm nhập vào hợp tử khi còn là 1 tế bào hoặc
nhiều tế bào gây ra đội biến đa bội 3n hoặc thể khảm 3n và 2n
Ví dụ: 2n (hợp tử) + n (tế bào cực)  3n (đa bội lẻ)
2n (hợp tử)  2n,2n + n (tế bào cực)  2n, 3n (dòng khảm)
- Hậu quả:
 Hầu hết sảy thai tự nhiên.
 Tuy nhiên một số tế bào gan là tam bội hoặc tứ bội
 Một số thể khảm thường gặp trong thăm khám:
46 XX/ 69 XXX
46 XX/ 69 XXY
46 XY/ 69 XXY
46 XY/ 69 XYY
- Bệnh do đột biến tam bội:
 Tần suất:
 1-2% có thai lâm sàng
 Sảy thai tự nhiên chiếm 20%
 Sinh sống 1/10000
 Nguyên nhân gây bệnh:
 Tinh trùng hoặc trứng không hoàn tất trong quá trình giảm phân
 2 tinh trùng cùng thụ tinh với một trứng: thường khi tinh trùng đã vào được trứng sẽ kích thích
trứng tạo chất ngăn các tinh trùng khác tiến vào. Nhưng đôi khi trứng lại không tạo kịp khiến
12

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

2 tinh trùng đi vào trứng tạo ra hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể 3n. Đây là trường hợp thường
hay gặp nhất.
 Bất thường về thai:
 (1) Hở đốt sống thần kinh (màng tủy và các dây thần kinh nằm ngoài da)
 (2) Bất thường về các chi: ngón 3 và 4 dính vào nhau
 (3) Thoát vị rốn
 (4) Chậm phát triển, thiểu ối
 (5) Bất thường bánh nhau: nhau thai hóa nước

 Lâm sàng: hở miệng, tai to, ngón tay dính nhau

II. Lệch bội:


- Là sự tăng lên hoặc giảm nhiễm sắc thể
- Thường gây sảy thai
- Tăng bội  thai có thể sống sót, giảm bội  thường thai chết trừ một số trường hợp như hội chứng
Turner.
- Gây nhiều bệnh tật khác nhau, chậm phát triển
- Nguyên nhân gây bệnh:
13

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

 Rối loạn chức năng tuyến giáp


 Nhiễm phóng xạ
 Bố mẹ lớn tuổi: mẹ bị rối loạn nst thường, bố bị rối loạn nst giới tính.
- Cơ chế:
 Không phân li trong quá trình giảm phân: đối với tinh trùng hoặc trứng, nhiễm sắc thể
thường hoặc giới tính, ở giảm phân I hoặc II.
 Không phân li trong nguyên phân  gây ra thể khảm (thường xảy ra khi hợp tử nhân đôi)
 Nhiễm sắc bị thất lạc ở kì sau
- Gồm có các thể sau:
 Thể không: 2n-2
 Thể đơn: 2n-1: thường gặp ở hội chứng Turner
 Thể ba: 2n+1 hội chứng trisomy 13,16, 18, 21, XXX, XXY, XYY
 Thể đa: 2n+2, 2n+3 ít gặp hơn
- Trisomy 13, 18, 21 chiếm 9% sảy thai
- Tam bội, trisomy 16 và Turner chiếm 50% sảy thai
- 95% trẻ bị rối loạn nhiễm sắc thể: trisomy 13, 18, 21 và nhiễm sắc thể giới tính
- Các bệnh lí:
1) Trisomy 21- Hội chứng Down:
- Đặc điểm lâm sàng: đầu nhỏ, trán hẹp, gáy rộng và phẳng, mặt tròn, có mang nét bị trầm cảm, khe
mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, gốc mũi tẹt, môi khô và dày, lưỡi dài dày nứt nẻ hay thè ra ngoài,
tai nhỏ, thiểu sản đốt 2 ngón 5.
14

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Nguyên nhân:
 95% do lỗi giảm phân từ trứng hoặc tinh trùng,
94% là do noãn
 3-4% là thể khảm
 1% do chuyển đoạn
- Tần suất mắc bệnh: 1/920 trẻ
- Nguyên nhân khác:
 Do bố mẹ lớn tuổi
 Bị nhiễm phóng xạ
- Hậu quả của trẻ:
 Giảm trương cơ lực: chậm đi, chậm bò
 Chậm phát triển tâm thần, IQ= 25—> 50
 Cơ quan sinh dục kém phát triển
 Dị tật bẩm sinh tim và ống tiêu hóa
 Rãnh khỉ ở 1 bên hoặc 2 bên lòng bàn tay
 Tăng nguy cơ ung thư máu và Alzheimer: 15%-25%
 Tuổi thọ trung bình: 60 tuổi
- Vẫn có thể có con bình thường
2) Trisomy 13- Hội chứng Patau:
- Tần suất mang bệnh: 1/7000
- Lệch bội nhiễm sắc thể số 13
- 80% trường hợp bắt gặp là trisomy 13 thuần khiết: 47 XX or 47 XY + 13
- 20% trường hợp bắt gặp là trisomy 13 dạng khảm: 47 XX + 13/ 46 XX or 47 XY + 13/ 46 XY
- Lâm sàng:
 Có 20 cơn động kinh một ngày
 Sức môi chẻ vòm và thoát vị hoành
 Ăn uống khó do trào ngược dạ dày
 Ngồi và đi đứng được nhưng không thể bò được
 Đôi khi bắt gặp trường hợp não không phân thùy (không có mắt mũi miệng)
15

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

3) Trisomy 18- Hội chứng Edwards:


- Tần suất: 1/8000 – 1/4000 trẻ
- Là trường hợp thứ 2 hay gặp nhất
- 80% là trisomy thần khiết: 47 XX+ 18
hoặc 47 XY +18
- 10% là dạng thể khảm: 46XX/ 47XX +
18
46XY/ 47XY + 18
- 10% thường là dạng khép: 48 XXY + 18
thường gây thai lưu
- Sống sót: từ 1 tuổi-21 tuổi
- Lâm sàng:
 Xương hàm dưới nhỏ
 Bất thường nhỏ, bàn tay ở tư thế nắm
chặt

Bảng so sánh tỉ lệ mang thai và sống sót từ 1 tuổi trở xuống của trisomy 1318 và 21
Type of trisomy Incidence at birth Precent of conception that
survive 1 year after birth
13 (Patau) 1/12.500-1/21.700 <5%
18 (Edward) 1/6.000-1/10.000 <5%
21 (Down) 1/800-1/826 85%
4) Hội chứng Klinefelter (XXY)
- Tần suất mang bệnh: 1/500 trẻ nam
- Do không phân li trong giảm phân: ½ từ cha, có các dạng sau:
 47 XXY
 48 XXXY (chết, khó sống)
 49 XXXXY (chết, khó sống)
- Lâm sàng:
 Cao bất thường, tỉ lệ bất thường: tay chân dài, thân ngắn, ngực rộng
 Ít lông tóc
 Tinh hoàn và dương vật nhỏ
 Kém sinh sản tinh trùng
 Giảm ham muốn tình hoặc do rối loạn tình dục
 Chậm phát triển tâm thần
16

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Điều trị:
 Dùng hormon thay thế như testorterone
 Phát triền sinh dục thứ phát
 Tự tin
 Tăng mật độ xương, có con (thụ tinh nhân tạo)
5) Hội chứng Jacobs (XYY):
- Lâm sàng:
 Tầm vóc thấp
 Móng tay mềm và lồi
 Nhiều nốt ruồi
 Cổ rộng
 Chân tóc thấp
 Chân vòng kiềng
 Xương bàn tay, bàn chân thứ 4 ngắn

6) Hội chứng Turner (OX):


- Tần suất bệnh: 1/5000 người
- Do không phân li trong giảm phân
- Lâm sàng:
 Lùn, nếp gấp sau gáy dày
 Vô kinh
 Không có đặc điểm sinh dục thứ phát
17

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Đa số các trường hợp bệnh nhân Turner ở thể khảm:


 45 X/ 47 XXX
 45 X/ 46 XX/ 47 XXX
 45 X/ 46 XY (cực kì hiếm gặp)
- Điều trị:
 Hormon tăng trưởng phát triền chiều cao
 Hormon estrogen và progesterone: phát triển sinh dục thứ phát, giảm loãng xương
- Xác xuất mang con: 2-5%
7) Hội chứng siêu nữ (XXX):
- Hình dạng cao, kinh không đều, chậm phát triển.
- Có thể điều trị như trên
18

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:


- Hay gặp hơn rối loạn số lượng nhiễm sắc thể
- Có nhiều loại rối loạn khác nhau. Tuy nhiên, các kĩ thuật di truyền CGH array phát triển và rẻ hơn.
- Cơ chế gây nên rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể:
 Do sự đứt gãy của nhiễm sắc thể
 Hầu hết nối và hàn gắn lại như cũ. Tuy nhiên đôi lúc lại không hàn và gắn được
- Tác nhân gây đột biến:
 Tia phóng xạ: tỉ lệ thuận với liều xạ
 Hóa chất: kìm hãm quá trình phân bào như chì, benzen, thủy ngân,…
- Thời điểm dễ bị tác động nhất:
 Trong chu kì tế bào: giai đoạn phân bào (thời gian ngắn). Các nhân tố hầu hết tác động
trong giai đoạn gian kì (M).
 Tác động nhiễm sắc thể ở giai đoạn trước hoặc sau khi nhân đôi: sai lệch nhiễm sắc thể,
sai lệch nhiễm sắc tử.
- Các kiểu sai lệch: mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, nhiễm sắc thể đều, nhiễm sắc thể
vòng, nhiễm sắc thể 2 tâm.
I. Chuyển đoạn
- Là hiện tượng trao đổi các đoạn đứt của các nhiễm sắc thể với nhau
- Có 3 kiểu chuyển đoạn:
 Hòa nhập tâm
 Tương hổ
 Không tương hổ
- Tuy không gây hậu quả nhưng lại gây vô sinh hoặc mang con bị sảy thai mãi mãi về sau.
a) Chuyển động hòa nhập tâm:
- Chỉ xảy ra với các nhiễm sắc thể tâm đầu
- Hai nhiễm sắc thể bị đứt qua miền gần tâm. Các đoạn đứt chuyển đoạn cho nhau. Tạo nên một
nhiễm sắc thể bất thường và 1 nhiễm sắc thể rất nhỏ. Tuy nhiên, nhiễm sắc thể nhỏ tiêu biến đi.
Ví dụ:

- Các cụm của kì giữa chỉ có 45 nhiễm sắc thể


- Trong bộ nhiễm sắc thể thiếu 2 nhiễm sắc thể tâm đầu, thay vào đó là
 1 nhiễm sắc thể tâm giữa lớn hơn tương tự nhiễm sắc thể nhóm A
 1 nhiễm sắc thể tâm lệch tương tự các nhiễm sắc thể nhóm C
- Biểu hiện:
 Kiểu hình bình thường
19

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

 Cá thể khả năng sinh con bất thường

b) Đảo đoạn:
- Bị đứt gãy 2 chỗ rồi quay 180 độ nối lại
- Có 2 kiểu đảo đoạn:
 Ngoài tâm
 Quanh tâm

c) Lặp đoạn:
- Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó tăng lên 2 hoặc 3 lần
- Do sự trao đổi không tương đồng
- Bao gồm:
 Lặp đoạn thuận chiều
20

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

 Lặp đoạn đảo chiều

d) Mất đoạn:
- Mất 1 đoạn nào đó của nhiễm sắc thể
- Do các cơ chế:
 Trao đổi chéo không tương đồng giữa các nhiễm sắc thể
 Nhiễm sắc thể bị đứt 1 hoặc nhiều đoạn
 Đứt không tâm bị mất đi hoặc gắn vào nhiễm sắc thể khác. Phần mang tâm bị ngắn
đi so với ban đâù
- Mất đoạn cuối:
 Xảy ra ở 1 nhánh, thì đoạn bị mất tiêu biến đi. Hình thái tương đối bình thương, chỉ ngắn
đi so với ban đầu.
 Xảy ra ở 2 nhánh, phần còn lại uốn cong lại với nhau tạo nên nhiễm sắc thể vòng (thường
gặp ở nhiếm sắc thể số 13, 18, X)
21

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Mất đoạn giữa:


 2 chỗ giữa đứt xảy ra ở cùng 1 nhánh
 Đoạn nằm giữa ở 2 chỗ đứt bị tiêu biến đi
 2 phần còn lại gắn với nhau tạo thành nhiễm sắc thể mới

- Các gen ở đoạn bị đứt:


 Chỉ còn các alen đơn đọc ở đoạn còn lại trên nhiễn sắc thể nguyên vẹn
 Những gen lành hoặc bệnh có tính lặn ở đoạn đó sẽ biểu hiện dược tính chất của mình
e) Nhiễm sắc thể đều:
- Đầu ngắn của nhiễm sắc thể này ghép với đầu ngắn của nhiễm sắc thể kia, đầu dài nhiễm sắc thể
kia gắn với đầu dài của nhiễm sắc thể này.
- Trong phân bào đôi khi phần tâm nhiễm sắc thể lại phân chia theo chiều thẳng góc với chiều dọc
của nhiễm sắc thể
 Tạo thành 2 nhiễm sắc thể bất thường, có 2 nhánh đối xứng nhau hoàn toàn giống nhau về
kích thước, hình dạng: nhiễm sắc thể đều
 Cùng nhánh ngắn hoặc nhánh dài

- Bệnh lí:
 Hội chứng tiếng mèo kêu (mất đoạn nhiễm sắc thể số 5):
 Mới sinh có tiếng khóc giống mèo kêu do dị dạng thanh quản. Rồi mất dần sau 6 tháng
tuổi.
 Tần số mắc bệnh: 1/50000 trẻ
 Đa số chết non: một số ca tuy sống sót được nhưng chậm phát triển tâm thần vận động
 Karyotype: 46XX 5p-
22

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

 Lâm sàng: đầu nhỏ, mặt tròn, 2 mắt xa nhau có nếp quạt, hàm dưới nhỏ, giảm trương cơ
lực, chậm phát triển tâm thần, thể chất, dị tật bẩm sinh tim, tai đóng thấp, dị dạng thanh
quản

 Hội chứng Geogre (mất đoạn nhỏ 22q11.2):


 Tần suất: 1/4000
 CT nhiễm sắc thể đồ: 46XX or 46XY del (22)(q11.2)
 5%-10% do di truyền, 90%-95% de novo
 Có khả năng 50% truyền alen bệnh cho các con
 Lâm sàng: dị tật bẩm sinh tim, bất thường vùng đầu mặt cổ, chậm phát triển tâm thần nhẹ
IQ = 70-90, rối loạn phát triển xương, rối loạn miễn dịch (lympho T bất thường), dễ
nhiễm trùng, khiếm khuyết hormon tăng trưởng, hạ cacli máu (50%)

f) Nhiễm sắc thể 2 tâm:


- Bị đứt gãy 2 chỗ:
 Các phần không tâm bị tiêu biến đi
 2 phần có tâm mới nối lại với nhau  2 tâm
 Thường gặp khi bệnh nhân bị nhiễm xạ
23

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

C. Các kĩ thuật chuẩn đoán và hậu quả của bệnh:


I. Hậu quả cho cá thể:
- Hoạt động về thể chất và tinh thần: cơ thể thấp bé, thiểu năng
- Hoạt động về chức năng của nhiều cơ quan và bộ phận khác nhau của cơ thể: dị tật bẩm sinh
- Đối với cơ quan sinh dục: vô sinh hoặc dị dạng
II. Hậu quả của các thế hệ sau:
- Nếu là dạng bền vững, di truyền dược: mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, nhiễm sắc thể đều
- Nếu là dạng không bền vững, khó di truyền được: nhiễm sắc thể không tâm, nhiễm sắc thể vòng,
nhiềm sắc thể hai tâm.
III. Các kĩ thuật chuẩn đoán:
- FISH, MLPA, Karyotype, CGH array
24

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bài 3: Bệnh đơn gien

- Bệnh hiến: thalassemia, achondrodysplasia, hermophilia.


- Khoảng 7000 bệnh đơn gien hiện tại đã được ghi nhận
- Bệnh đơn gien nặng:
 Ảnh hưởng 1/300 trẻ sơ sinh
 Chiếm 7% tỉ lệ nhập viện
- Thời gian biểu hiện bệnh:
 10% lúc dậy thì
 1% sau lứa tuổi sinh sản (nghĩa là sau sinh, về già)
- Khoảng 200 bệnh di truyền đơn gien liên quan đến ung thư, tiểu đường, đột quỵ, tim mạch.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh ảnh hưởng đến điều trị và tham vấn nguy cơ cho các thành viên
trong gia đình
I. Độ biểu hiện và mức độ biểu hiện:
1) Độ biểu hiện:
- Xác suất đột biến có dấu hiệu lâm sàng
- Có thể xảy ra trước sinh, sau sinh, dậy thì, sau lứa tuổi sinh sản.
2) Mức độ biểu hiện (mức phản ứng):
- Khác nhau ở từng ngưới có cùng kiểu gien
- Ví dụ: Bệnh u sợi thần kinh
 Độ biểu hiện: 100%
 Mức biểu hiện: thay đổi rất rộng cùng thành viên trong gia đình mang đột biến

Nhẹ Nặng
25

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Rất nặng
II. Tính trạng trội và lặn:
1) Di truyền trội nhiễm sắc thể thường:
- Chiểm khoảng 50% bất thường di truyền tuân theo qui luật Mendel, xảy ra ở các gien cấu trúc
- Thường hay gặp kiểu hình dị hợp
- 1 số bệnh có tần số bệnh cao:
 Thận đa nang: 1/1000 ở Mỹ
 Tăng Cholesterone máu gia đình: 1/100 ở Nam Phi
- Số lượng mắc bệnh tăng và bệnh biểu hiện qua nhiều thế hệ
- Ví dụ: Bố mắc bệnh (AA) x Mẹ mắc bệnh (Aa)
 Tỉ lệ sinh con mắc bệnh là 100%
- Bố mắc bệnh (AA) x Mẹ mắc bệnh (AA)
 Tỉ lệ sinh con mắc bệnh là 100%
- Bố mắc bệnh (AA) x Mẹ bình thường (aa)
 Tỉ lệ sinh con mắc bệnh là 100%
- Bố mắc bệnh (Aa) x Mẹ mắc bệnh (Aa)
 Tỉ lệ sinh con mắc bệnh là 75%, con bình thường 25%
- Bố bình thường (aa) x Mẹ bình thường (aa)
 Tỉ lệ sinh con mắc bệnh là 0%, bình thường 100%

- Tiêu chuẩn xác định:


 Nam và nữ đều bình thường
 Di truyền cho trai và gái như nhau
26

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

 Trong phả hệ phải có người mang gen bệnh


- Một số bệnh điển hình:
 Thận đa nang  Tạo xương bất hoạt
 Tăng Cholesterone máu gia đình  Bất sản sụn
 Huntington
- Bệnh bất sản sụn (OMIM # 100800):
 Là bệnh hay gặp
 Dáng người bị lùn
 Tỉ lệ: 1/10000 trẻ ở Mĩ, 1/25 000 trên thế giới
 80% là do đột biến mới gây ra
 Do đột biến gen FGFR3, nhiễm sắc thể số 4 => gây bất thường hình thành sụn
 Lâm sàng: thân hình lùn, chân tay ngắn, đầu to, mũi tẹt, trán vồ, cột sống ưỡn
 IQ bình thường
 Hôn nhân với người cùng bệnh => sinh con mang đồng hợp trội => chết sơ sinh
 Chiều cao trung bình: nam 131  5.6cm, nữ 124  5.9cm.

- Ảnh hưởng giới tính: nam nữ như nhau trừ trường hợp đột biến gen LCGR gây dậy thì sớm ở nữ còn
nữ thì không
2) Di truyền lặn nhiễm sắc thể thường:
- Mang cả 2 đột biến từ cha và mẹ, xảy ra ở các gien enzyme
- Thường do gen đột biến gây giảm hoặc mất chức năng của enzyme
- Xuất hiện ở kiểu đồng hợp lặn, tăng tỉ lệ ở hôn nhân cận huyết
- Nam nữ như nhau trừ một số trường hợp như bất thường hấp thu Fe
- Một số bệnh hay gặp:
 Bạch tạng
 Thalassemia
 Hồng cầu lưỡi liềm
 Cystic fibrosis
- Thalassemia (OMIM # 141900):
 Liên quan đến tổng hợp chuỗi globin
 Thể alpha: hay gặp nhất, tỉ lệ 50%
27

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

 Thể beta: hầu hết tập trung ở châu Phi, Địa Trung Hải, Biển Đông và châu Á.
 Bệnh lí
 Đồng hợp beta: gan to, phù
 -Thal/HbE: gan to, thiếu máu, gầy
 Hb Bart’s (thiếu hoàn toàn alpha): phù thai  gây thai lưu, chết thai

- Hồng cầu lưỡi liềm (OMIM # 603903):


 Tỉ lệ: 1/5000-1/500
 Đột biến điểm trên gen HBB (mã hóa -globin): codon số 6 thay thế A thành T  thay thể
glutamic acid thành valine  hồng cầu hình liềm
 Hậu quả: hồng cầu di chuyển khó khăn, dồn cục, vỡ hàng loạt, thiếu máu, chậm phát triển
 Biến chứng: teo lách, cơn biến chứng lách cấp, lách phồng to, bụng cứng
 Nhiễm trùng: thường xuyên, viêm phổi (gây chết nhiều nhất)
 Đối với cá thể: hội chứng ngược cấp, chậm lớn, chậm dậy thì, đột quỵ, sỏi mật, loét chân,
suy đa cơ quan.
28

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

III. Bệnh đơn gien nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X:
- Phân bố gien khác nhau ở nam và nữ
- Nhiễm sắc thể Y có rất ít gen
- Có khoảng 300 gen ghi nhận có liên quan đến nhiễm sắc thể X
1) Di truyền trội liên kết nhiễm sắc thể giới tính:
- Không truyền từ cha sang con trai.
- Nếu cha bị bệnh, mẹ bình thường tất cả con gái bị bệnh và con trai không bệnh
- Nữ bị dị hợp tử thường bao giờ cũng nhẹ hơn do gien bệnh có thể nằm trên nhiễm sắc thể X bị bất
hoạt
- Kiểu biểu hiện bình thường không hoàn toàn
- Nữ bị bệnh nhiều hơn
- Bệnh còi xương thiếu photphate máu (OMIM # 307800)
 Tỉ lệ: 1/20000
 Đột biến gien PHEX trên nhiễm sắc thể X
 Hậu quả:
 Giảm tái hấp thu photphate ở thận
 Thiếu photphate máu
 Rối loạn hoạt động của các tạo cốt bào
 Triệu chứng: còi xương nặng, chân vòng kiềng, nhuyễn xương, chậm mọc răng, áp xe răng

- Một số bệnh khác: động kinh và rối loạn nhân thức thì nữ bệnh, nam không bị bệnh; bệnh rett
syndrome thì nữ sống, nam chết Đối với nữ: bệnh gây động kinh và rối loạn nhận thức từ nhẹ đến nặng. Nam bt
- Một số bệnh khác do chuyển đoạn X vàY giao tử nam. Bệnh gây loạn sản sụn do đột biến gen SHOX trên X
2) Di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X: Hậu quả: bố bệnh -> con trai bệnh
- Nam bị nhiều hơn nữ
- Trong một số trường hợp nữ dị hợp tự có thể bị bệnh do bởi kiểu nhiễm sắc thể X nữ bị bất hoạt
- Nếu ba bị bệnh tất cả con gái sẽ mang gen bệnh
- Cha không truyền bệnh cho con trai
- Nữ hiếm gặp hơn ở nam Cây gia hệ dạng chéo
Bệnh ưa chảy máu Hemophilia OMIN
- Bệnh hay gặp: mù màu, máu khó đông, liệt cơ, rối loạn chuyển hóa Ure.
+306700
- Bệnh máu khó đông (OMIM # 306700 or # 306900) *Xuất hiện triệu chứng:
 Tần suất: 1/5000 nam- 1/10000 nam - Từ nhỏ
 Xảy ra từ nhỏ - Xảy ra sau một va chạm.
 Khi bị va chạm không thể tự cầm máu được, có xu hướng hay tái phát - Không tự cầm, xu hướng hay tái phát.
 Thường bị ổ máu tụ dưới da, ổ máu tụ trong cơ, khớp. - Thường gây ổ máu tụ dưới da, ổ máu
trg cơ
 Triệu chứng bị bệnh rất nặng
Bệnh khác: Rối loạn chu trình ure ở trẻ sơ sinh -> tăg ure máu
29

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

IV. Bệnh đơn gien nằm trên Y:


- Cha trực tiếp truyền cho con trai. Chỉ có nam bị bệnh.
V. Di truyền ti thể:
- Ti thể cần thiết trong môi tế bào
- Rối loạn chức năng ti thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều mô khác
- Hiện tại đã phát hiện nhiều hơn 100 đột biến
- Bệnh ti thể thường ảnh hưởng lên hệ thần kinh, trung ương, cơ xương
- Tần suất mắc: 1/6500 người
- Thường là mẹ truyền sang con. Do ti thể mẹ tồn tại nhiều trong trứng trong tinh trùng ngược lại
- Không có sự trao đổi chéo
- Tuy nhiên độ biểu hiện khó tiên lượng do sự phân chia không đồng đều của ti thể về các tế bào.

Gây ảnh hưởng đến cung cấp năng lượng cho hoạt động TB.
Thần kinh và cơ: tiêu thụ nhiều năng lượng.

Bệnh thần kinh thị giác di truyền LEBER: OMIN #53500.


- Ảnh hưởng lên võng mạc, chiếm 2-3/100.000 trẻ sơ sinh.
- Có thể gây mù trẻ sơ sinh.
30

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bài 4: Di truyền đa yếu tố_Bệnh lí đa yếu tố


Pgs.Ts.Bs. Trần Công Thoại
Ts.Bs. Vũ Phi yên

I. Định nghĩa:
- Di truyền đa yếu tố là bệnh lí được hình
thành từ sự tương tác phức tạp từ nhiều yếu tố
di truyền (nền tảng) và môi trường.
- Bệnh lí di truyền đa yếu tố có nghiên cứu dịch tễ lớn hơn, chiếm phần lớn.
 Hầu hết các bệnh lí đều là kết quả của quá trình tương tác giữa yếu tố nội sinh (di truyền) và
yếu tố ngoại sinh (môi trường).
- Đặc điểm:
 Tính trạng định tính: là những tính trạng có hoặc không. Ví dụ: tật thừa các ngón (thừa hay
không thừa), nếp quạt góc mắt (có hay không),…
Ngoài ra còn áp dụng với cây gia hệ  lập bản đồ định vị các tính trạng đang nhiên cứu
 Nguy cơ tương đối: khi nhiều bệnh lí xuất hiện cần trả lời là bệnh di truyền hay không di
truyền hay chỉ là sự tăng tần suất ngẫu nhiên trên mẫu nhỏ hay do môi trường tác động không
thể áp dụng phương pháp cây gia hệ để tìm bệnh vì tần suất quá nhỏ hoặc do đột biến mới,
gia đình nhỏ,….  nguy cơ tương đối.
ầ ấ ệ ọ à ườ ệ
Công thức: r =
ầ ấ ệ â ố

Bảng: yếu tố nguy cơ tương đối r dành cho anh chị em ruột của người bệnh
Bệnh r
Tâm thần phân liệt 12
Tự kỉ 150
Tiểu đường loại 1 35
Bệnh Crohn 25
Bệnh đa xơ cứng 24

 Tính trạng định lượng: chiều cao, huyết áp, nồng độ cholesterol máu, đường huyết, chỉ số
khối cơ thể. Thường sử dụng phân phố chuẩn (biểu đồ hình chuông hai đuôi) hay phân phố
Gold độ tương quan và hệ số di truyền của 1 tính trạng
Phân phố chuẩn hình chuông 2 đuôi: thông thường tính toàn ra khoảng 5% vượt ra giới hạn
hình thường
 Hệ số tương quan: là 1 chỉ số thống kê đo lường giữa hai số đo trên của 2 cá thể trong cùng
1 gia đình dao động từ -1 tới 1. Hệ số tương quan bằng 0 cho thấy 2 số đo trên hoàn toàn độc
lập, hệ số dương thì giá trị tương quan giữa người bệnh và người thân cũng cao, hệ số tương
quan âm cho thấy tính trạng giá trị của bệnh nhân càng cao thì giá trị tính trạng người thân
càng thấp.
31

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bảng hệ số tương quan r của vân tay

Quan hệ Hệ số tương quan Hệ số tương quan mong đợi

Sinh đôi đồng hợp tử 0.95  0.07 1.00


Sinh đôi dị hợp tử 0.49  0.08 0.50
Anh chị em ruột 0.5  0.04 0.50
Cha/mẹ và con 0.48  0.04 0.50
Cha và mẹ 0.05  0.07 0

 Hệ số di truyền:
độ í ạ độ í ạ
Công thức: h2 =
độ í ạ
Bệnh do môi trường: dao động tính trạng DZ ~ MS
Bệnh hoàn toàn do di truyền: dao động tính trạng MZ ~ 0
 Mô hình ngưỡng bệnh lí:

Lưu ý: trong thực tế, các gia đình có thể là nền tảng đột biến riêng trên các gien đột biến
liên quan đến bệnh lí cho nên xác định 1 gia đình có thể khác với những nghiên cứu trên
diện rộng. Nguy cơ mắc bệnh của các thành viên khác trong gia đình tăng lên; với các gia
đình có biểu hiện bệnh lí ở mức nặng có nhiều hơn 1 cá thể bị mắc bệnh; với các gia đình
hôn nhân đồng huyết thống trong cộng đồng nhỏ tỉ lệ phân bố cao.
II. Nghiên cứu các cặp song sinh:
- Gồm:
 Song sinh cùng trứng (cùng tinh trùng hoặc khác tinh trùng)
 Song sinh khác trứng
 Trong đó song sinh khác trứng và song sinh cùng trứng khác tinh trùng là song sinh dị hợp tử
(BZ)
 Trong đó song sinh cùng trứng cùng tinh trùng là song sinh cùng hợp tử (MZ)
- Yếu tố môi trường là gần như giống nhau nhưng di truyền khác nhau: các cặp song sinh dị hợp tử
- Yếu tố di truyền là hoàn toàn giống nhau nhưng yếu tố môi trường có thể khác nhau: các cặp song
sinh cùng hợp tử. Nếu có 1 cá thể của cặp song sinh bị mắc bệnh di truyền thì cá thể kia 100% cũng
mang bệnh di truyền (ví dụ như bệnh hồng cầu lưỡi liềm), nhưng dưới 100% thì có sự tác dộng của
yếu tố di truyền (ví dụ bệnh tiểu đường loại 1, độ tương hợp trong sinh đôi dù là dị hợp tử hay đồng
hợp tử là 40%  vai trò của yếu tố môi trường là rất quan trọng)
- Độ tương hợp bệnh trong cặp song sinh đồng hợp tử < 100%  ta nói là có sự tác động của yếu tố
môi trường.
32

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Độ tương hợp bệnh của cặp song sinh đồng hợp tử > cặp song sinh dị hợp tử  ta nói có sự tác
động của yếu tố di truyền
Bảng: Độ tương hợp một số bệnh ở người
Loại bệnh Độ tương hợp MZ (%) Độ tương hợp DZ (%)
Đau tim (nam) 39 26
Đau tim (nữ) 44 14
Hen phế quản 47 24
Động kinh 59 19
Viêm khớp dạng thấp 32 6
Bệnh đa xơ cứng 28 5
- Công thức tính hệ số di truyền:
% ố ặ ươ ợ % ố ặ ươ ợ
H=
% % ố ặ ươ ợ
 Trong đó: H là hệ số di truyền; MZ: sinh đôi đồng hợp tử; DZ: sinh đôi dị hợp tử
 Nếu H =1  bệnh là do yếu tố di truyền quyết định
 Nếu H=0  bệnh là do yếu tố môi trường quyết định
 Mức độ tác động của môi trường sẽ được xác định theo công thức: C = 100% -H
 Ví dụ: Dựa vào bảng trên và tính hệ số di truyền của bệnh động kinh
H = (59%-19%)/(100%-19%)=49%  C = 100%-49% = 51%
 Bệnh động kinh là do cả yếu tố di truyền và môi trường chi phối với mức độ tương đương
nhau
III. Nghiên cứu quần thể:
- Nguồn gốc chung, rào cản địa lí: sống chung trong 1 địa lí. Ví dụ: bệnh hồng cầu lưỡi liềm nhiều
ở người châu Phi,…
- Xáo trộn, di cư: yếu tố di truyền và môi trường bị thay ddooiro
IV. Chăm sóc bệnh nhân toàn diện:
- Tầm soát : dựa vào kết quả nghiên cứu, kết quả kĩ thuật. Xác định 1 số gien gây bệnh (bệnh lí về
ung thư,…)
- Y học cá thể hóa
- Dược di truyền: tìm ra 1 giải pháp điều trị. Xác nhận được những yếu tố liên quan để thuốc hay
tác nhân điều trị đúng đích về điểm đó
V. Một số loại bệnh:
1) Bệnh tiểu đường loại một:
- Tần suất: 1/500
- Tự miễn (chống tế bào beta/tụy)  gluco từ máu không vào được tế bào để cung cấp năng lượng
và lượng gluco tăng trong dịch ngoại bào là máu và nước tiểu  lâu ngày gây biến chứng ngắt
tim, não thậu,..  tổn thương vi mạch máu: tổn thương những mao mạch không hồi phục.
- Đột biến ảnh hưởng chức năng của insuline
- Chiếm 10% các bệnh tiểu đường, nhiều ở người da trắng
- Hay xuất hiện ở người trẻ hơn do bất thường các tế bào beta/tụy,…
- Triệu chứng lâm sàng: khát nước, tiểu thường xuyên, cảm thấy đói mặc dù ăn bình thường, da
khô, mệt mỏi, giảm trọng lượng, mất cảm giác ở bàn chân, ngứa, buồn nôn hoặc ói mửa
- Gien: INS, INSR, DRB1, DQB1, PTPN22
33

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

2) Bệnh Alzheimer:
- Tỉ lệ: 1/200-1/100
- Là 1 loại bệnh thái hóa thần kinh
- Lâm sàng: hay quên liên tục và tăng dần, khó khăn trong ngôn
ngữ, tưởng tượng, suy nghĩ, thay đổi nhân cách,…
- Yếu tố nguy cơ: tuổi cao, giới nam, có tiền sử gia đình
- Gien: APP, PSEN1, PSEN 2, APOE
- Do môi trường: phát bệnh trễ. Di truyền: sớm
- Nguy cơ tương đối: 4-5
- Tương hợp MZ = 50%, tương hợp DZ = 18%
34

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bài 5: Đa hình-đột biến-tiến hóa


Ts. Huỳnh Duy Thảo

I. Đa hình:
1) Định nghĩa:
- Sự xuất hiện của 2 hoặc nhiều kiểu hình khác biệt về mặt di truyền do các alen khác nhau của một
gien tạo ra trong một quần thể.
- Do các biến thể xuất hiện
 Xảy ra một cách tự nhiên bên trong các gien
 Không gây bất lợi với các cá thể đa hình
 Xuất hiện với tần suất cao
- Xảy ra bên trong các alen (của các gien)
- Sản phẩm của cùng 1 gien => kiểu hình khác nhau (không gây bệnh)
2) Nguyên nhân gây ra sự đa hình:
- Là do các đột biến. Chính các sự đột biến xảy ra trong các gien .Tuy nhiên các đột biến này
không gây ra các bất thường (nhiễm sắc thể, gien, cấc sản phẩm của gien) đa hình
3) Phân loại:
- Đa hình về mặt kiểu hình: do sự biểu hiện khác nhau của alen trên cùng 1 gien

- Đa hình về mặt di truyền: nhiễm sắc thể, gien (tái sắp xếp trình tự gien), sản phẩm của gien
 Nhiễm sắc thể: có 46 nhiễm sắc thể (23 cặp nst) có hình dạng khác nhau.
35

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

 Gien: do sự tái sắp xếp lại các gien (sự sắp xếp các nucleotit SNP, chiều dài do các enzim cắt
khác nhau RFLP, những trình tự lặp lại cặp ba mang tính đơn giản từ 20 trở xuống STR, trình
tự lặp lại từ 20-200 cặp ba VNTR).
 Sản phẩm gien: là sản phẩm protein được tạo ra từ cùng 1 gien nhưng do sự sắp xếp của các
acid amin khác nhau dẫn đến các sản phẩm protein của cùng 1 gien khác nhau. Ví dụ ở các
nhóm máu (AB , O , A, B),…

II. Đột biến:


1) Định nghĩa:
- Là bất kì những thay đổi vĩnh viễn xảy ra trên trình tự của các base trên chuỗi DNA trong cơ thể
sinh vật.
 Có thể không gây ra các bát thường (đa hình)
 Có thể gây ra các bệnh lí.
 Có thể làm thay đổi nhiều đặc tính của tế bào (nhu cầu dinh dưỡng, hình thái, biểu hiện
gien,…)
2) Phân loại:
a) Đột biến xảy ra trên các nucleotide đơn:
- Đột biến im lặng: tuy thay đổi bộ ba nhưng không làm thay đổi trình tự, thành phần các acid
amin do tính thái hóa. Kiểu đột biến này còn được gọi là đa hình

- Đột biến nhầm nghĩa: thay đổi bộ ba làm thay đổi thành phần acid amin. Tạo ra 1 sản gien
không đúng với ban đầu
36

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Đột biến vô nghĩa: làm cho xuất hiện bộ ba kết thúc (TGA, TAG, TTX)  chiều dài của chuỗi
protein bị ngắn đi  sản phẫm gien bị lỗi nặng hoặc không được tạo ra

- Đột biến lệch khung: bị mất 1 nucleotide làm cho chuỗi gien bị dịch khung (dời lại 1 vị trí) có
thể làm cho xuất hiện bộ ba kết thúc.
37

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Ví dụ: bệnh rối loạn sắc tố ở da (nặng hoặc ung thư da)

b) Đột biến mất đoạn DNA:


- Do trao đổi đoạn không tương hỗ (trao đổi đoạn, trao đổi chéo)  trình tự gien bị thay đổi
- Do tác động của các yếu tố môi trường, hóa chất
- Ví dụ: bệnh -thalassemia là một ví dụ bệnh nổi tiếng về bệnh di truyền trong đó sự trao đổi chéo
không đồng đều đa làm mất đi một hoặc nhiều gien -globin khỏi nhiễm sắc thể số 16.

- Ví dụ: bệnh Cri-du-chat làm cho tẻ chậm phát triển trí tuệ, đầu teo, mắt rộng và giọng nói như
tiếng mèo kêu (hội chứng tiếng mèo kêu)
c) Đột biến do lặp lại các trinucleotides:
- Xuất hiên ở vùng trình tự mã hóa gien
- Xuất hiện ở vùng trình tự không mã hóa gien
Những rối loạn lặp lại ở mức độ dịch mã Những rối loạn lặp lại chưa dịch mã
Hungtington: (CAG)n Hội chứng đứt gãy X
Bệnh teo cơ Loạn dưỡng cơ
Friedreich’s ataxia (GAA)n
d) Đột biến do splicing:
- Do quá trình loại bỏ các intron và loại bỏ các exon
- Đột biến xảy ra tại các vị trí ghép nối (splice sites) ảnh hưởng đến độ chính xác trong việc loại bỏ
intron khỏi hnRNA trong quá trình xử lí phiên mã.
- Hậu quả:
 Mất đi các nucleotid khỏi exon liền kề
 Thêm các nucleotid của intron trong quá trình xử lí mRNA
 Làm mất đi 1 exon trong quá trình ghép nối mRNA
- Một số bệnh phổ biến: -Thalassemia, Gaucher, Tay-Sachs (chèn nucleotid)
III. Tiến hóa:
1) Thuyết tiến hóa của Drawim (1859): (chưa hiểu về đột biến và các định nghĩa di truyền)
- Tất cả các sinh vật sống ngày nay có nguồn gốc tử các sinh vật sống trong quá khứ;
- Các sinh vật sống trong thời kì trước khác biệt với sinh vật sống ngày nay;
38

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Các thay đổi là nhiều hơn hoặc ít dần; chỉ có những thay đổi nhỏ tại 1 thời điểm xác định;
- Những thay đổi thường dẫn đến những cá thể dị biệt
- Kết quả của các tất cả những thay đổi này là căn nguyên của tiến hóa
2) Gien tiến hóa bằng cách nhân đôi:

3) Gien tiến hóa bằng cách tái sắp xếp exon:


- Do các gien nhảy (có thể vào các đoạn exon  thay đổi). Hay gặp ở bắp.
39

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bài 6: Di truyền ung thư


A.Cơ sở di truyền ung thư
Ts. Phạm Ngọc Khôi

I. Những đặc tính chung của bệnh ung thư:


- Ở nữ: ung thư vú lớn nhất. Do các độc không phân cực tan trong dung môi không phân cực là các
mô mỡ ở trong vú  gây ung thư
- Ở nam: ung thư phổi cao nhất. Do việc nam giới thường xuyên hút thuốc lá.
- Tuy nhiên khi xét chung thì ung thư phổi vẫn cao nhất giữa nam và nữ
- Là bệnh lí đa yếu tố
II. Phân biệt tế bào lành tính và tế bào ác tính:
- Nhân tế bào ác tính (ung thư) có những hình dáng bị biến đổi, to hơn so với tế bào bình thường.
- Tốc độ phân chia của tế bào ác tính (ung thư) phân chia 1 cách không có tổ chức, sắp xếp vô tổ
chất
- Tế bào ung thư đa dạng về kích thước và hình dạng
- Tế bào ung thư không có những đặc điểm bình thường của tế bào bình thường
III. Tiến trình việc hình thành khối u:
40

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

IV. Nguyên nhân hình thành khối u:


- Phân bào bất bình thường
- Tăng sinh bình thường nhưng các tế bào chết theo chu trình lại không chết mà vẫn tiếp tục sống
- Kết hợp cả 2 tình huống trên (tăng phân bào, giảm chết theo chu trình)
- Môi trường:
 Hút thuốc lá  ung thư phổi, ung thư bàng quang
 Ăn ít chất xơ, nhiều dầu và muối  ung thư trực trang, ung thư dạ dày
 Chế độ ăn giàu chất béo, ít chất xơ, nướng quá chín  ung thư tuyến vụ, ung thư tụy, ung thư
tuyến tiền liệt
 Hut thuốc lá + uống rượu  ung thư miệng, ung thư cổ họng
 Nấm mốc trên bánh mì hay sữa chua để lâu ngày  độc tố aflatoxin  men gen chuyển hóa
thành aflatoxin-2,3-epoxide + guanin (G)  phá vỡ cấu trúc của Guanin  đứt gãy phân tử
DNA
 Trong các hóa chất có chứa vinyl chloride  gây ung thư gan
 Trong các thùng sơn, sơn móng tay có mùi Benzene  gây ung thư máu cấp tính
 Trong các nước bị nhiễm kim loại nặng như Arsenic  gây ung thư da
- Vius gây ung thư:
 HBV và HCV  gây viêm gan B và C  ung thư gan
V. Tính di truyền (tính gia đình):
- Nguyên nhân: đột biến của tinh trùng và trứng ở thế hệ trước
 Tinh trùng mang gien đột biến
 Trứng mang gien đột biến
- Đặc điểm: nhiều khối u, hai bên cơ thể, xuất hiện sớm
VI. Ung do đột biến mới:
- Nguyên nhân: tiếp xúc với môi trường sinh sống  gây đột biến tế bào soma  ung thư đột biến
mới
 Ô nhiễm không khí
 Ô nhiễm nước
 Ô nhiễm đất
 ….
- Đặc điểm: một khối u, một bên cơ thể, xuất hiện trễ
VII. Phân biệt khối u lành tính với khối u ác tính:
- Dù đều là khối u lành tính hay ác tính đều có chung 1 cấu trúc mang tên là màng đáy. Màng đáy
là màng ngăn cách giữa biểu mô và mô liên kết.
 Lành tính: tất cả các tế bào khối u đều nằm trong màng đáy. Chưa có khả năng tiết ra các
enzym chọc thủng màng đáy để di căn sang các bộ phận khác
 Ác tính (ung thư): là những tế bào khối u đã có khả năng chọc thủng màng đáy và di căn.
41

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bảng phân loại theo đặc tính sinh học


Bướu lành Bướu ác
Biệt hóa Ít biệt hóa
Hiếm có phân bào Thường có phân bào
Phát triển châm Phát triển nhanh
Không xâm nhập Xâm nhập
Không phá hủy Phá hủy
Có vỏ bọc Không có vỏ bọc
Không tái phát Tái phát
Không di căn Di căn
Không ảnh hưởng lên cơ thể Ảnh hưởng lên cơ thể

VIII. Quá trình di căn:

- Đặc biệt: có chất tăng sinh mạch máu để tạo một mạch máu mới dẫn chất dinh dưỡng và máu đển
các tế bào ung thư để di căn
42

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Từ 1 tế bào bình thường bị đột biến  phân bào không kiểm soát  xuất hiện những đột biến 
phân bào không kiểm soát. Cứ như vậy cho tới khi biến thành các tế bào ác tính có khả năng di
căng.

IX. Các đặc điểm của ung thư:


43

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

1) Luôn phát triển, phân bào không kiểm soát:


2) Tế bào ung thư luôn lẩn tránh các cơ chế ức chế phát triển tế bào
3) Tế bào ung thư có khả năng tân sinh mạch máu: chất ức chế VECF
4) Xâm lấn và di căn tế bào
5) Thoát khỏi cơ chế sự chết tế bào
6) Phân bào không tổ chức, tồn tại mãi mãi
7) Tính ổn định và không ổn định
8) Tái sắp xếp lại các quá trình tạo năng lượng
9) Tế bào ung thư có khả năng trốn tránh miễn dịch
10) Viêm nhiễm
X. Các dược phẩm phóng xạ trong điều trị:
- Sơ đồ hóa vị trí tế bào khối u: 2-deoxy-2-[“F]-D-glucose (18F-FDG hay 18F-flurodeoxyglucose).
- Kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh: PET-CT

B. Cơ chế phân tử của ung thư


Ts. Phạm Ngọc Khôi

I. Gien sinh ung thư:


- Gien tiền sinh ung thư là 1 nhóm gien có lợi trong chu kì tế bào bởi vì nhóm gien này điều khiển
quá trình tăng sinh và phát triển qua lần lược các chu kì tế bào 1 cách có trình tự (tế bào đi qua
pha G1  S  G2  M  C (pha phân chia tế bào chất)).
- Tuy nhiên, đôi lúc gien tiền sinh ung thư này bị đột biến thành gien ung thư  gây mất kiểm soát
quá trình tăng sinh và phát triển, phân bào nhanh và vô tổ chức
 Nhóm gien ung thư (nhóm gien trội) là nhóm gien đột biến từ nhóm gien tiền sinh ung thư
(nhóm gien lặn)
- Cơ chế đột biến thành gien ung thư:
 Đột biến điểm  protein bất bình thường  tăng sinh vô tổ chức
 Khuếch đại gien vô tổ chức: từ 1 gien  nhiều gien  protein quá bất bình thường  tăng
sinh vô tổ chức
 Chuyển đoạn nhiễm sắc thể  protein bất bình thường  tăng sinh vô tổ chức
 Tái cấu trúc lại vị trí DNA (chèn gien do nhiễm virus có mirco DNA): siêu vi B hoặc C 
phân chia vô tổ chức, không kiểm soát
II. Gien ức chế khối u:
- Tồn tại song song với các gien tiền sinh ung thư
- Là các gien có lợi tế bào. Gồm 2 loại nhóm gien:
 Gien giữ cổng: đứng chốt ở các cổng kiểm soát và tạo ra các protein đặc hiệu để kiểm soát
44

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

 Bảo vệ cơ thể không hình thành khối u


 Gien bảo vệ: đóng vai trò trong liên kết tế bào  1 khối tế bào thống nhất. Khi bị mất chức
năng  phá vỡ liên kết tế bào  ung thư và di căn.
- Gien ức chế là nhóm gien lặn nhưng lại có 2 nhóm gien  cần có 2 đột biến thì mới thành gien
khối u (gien trội)
 Ung thư biểu hiện khi tăng biểu hiện của gien ung thư, giảm biểu hiện của gien ức chế khối u,
chất chống khối u là chất chống sự biểu hiện của gien ung thư làm tăng sự biểu hiện của gien
ức chế khối u.
- Một số nhóm gien ức chế khối u phổ biến:
 P53  kiểm soát quá trình phiên và chết theo chu trình
 RB
III. Nhóm bệnh RETINOBLASTOMA (u nguyên bào võng mạc):
- Do đột biến trên gien ức chế khối u
- Đột biến mất đoạn cánh dài trên nhiễm sắc thể số 13
- Mang tính gia đình

IV. Philadelphia chromosome (ung thư máu mạn tính trong tủy):
- Ung thư máu có 4 dạng chủ yếu:
 Dòng lympho
 Dòng tủy
 Mạn tính (kéo dài trong 1 thời gian dài)
 Cấp tính (từ 2 -3 tuần)
 Ung thư máu mạn tính tủy (do đột biến),
ung thư máu cấp tính tủy, ung thư máu mạn
tính lympho, ung thư máu cấp tính lympho
- Do chuyển đoạn nhiễm sắc thể số 9 và 22 (đứt
đoạn cân bằng)  làm cho nhiễm sắc thể 9 dài
thêm 1 đọan (9q+) và nhiễm sắc thể số 22 ngắn
đi 1 đoạn (22q-) hay còn gọi là nhiễm sắc thể
Philadelphia.
45

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Protein lai là kết quả của sự gắn kết 2 gien khác nhau do quá trình chuyển đoạn: sản phẩm sinh
ung BCR-ABL.
- Hoạt chất Gleevec  dùng để điều trị bệnh trên
Cơ chế: nhái lại công thức của ATP gắn vào phức hợp Bcr-Abl  không gắn photpho lên
sucbtrate protein  không có tín hiệu  không tiến hành quá trình ung thư máu được

V. U lympho Burkitt (Burkitt’s lymphoma):


- 1 bệnh liên quan đến ung thư bạch huyết, có dính đến vùng dịch tể của muỗi ở châu Phi
- Chuyển đoạn có cân bằng giữa nhiễm sắc thể số 8 và 14  8q- và 14q+  sinh ra protein lai
- Liên quan đến đột biến tế bào soma
46

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bài 7: Di truyền học quần thể

I. Các loại bệnh:


- Bệnh sốt rét - Bệnh bạch tạng (di truyền)
- Bệnh sốt xuất huyết - Bệnh do virus Zika
- Bệnh hồng cầu lưỡi liềm (di truyền)
II. Định nghĩa:
- Là môn học về di truyền, nghiên cứu ở mức độ quần thể
- Mục tiêu nghiên cứu:
 Kiểu gien, kiểu hình của các cá thể, quần thể được duy trì và biến đổi như thế nào qua các thế
hệ
- Một công cụ nghiên cứu cho sự tiến hóa: những đột biến => biến đổi di truyền => thay đổi cấu
trúc di truyền quần thể.
 Thích nghi với môi trường => tồn tại
 Không thích nghi với môi trường => diệt vong
 Sự đa dạng sinh học trong quần thể
- Alen: biến thể của một gien tại một vị trí trên NST
- Kiểu gien: cấu trúc hay biến thể của một gien
- Kiểu hình: bệnh, đặc biểm lâm sàng, chiều cao, cân nặng, màu sắc
Ví dụ: AA: hoa đỏ, Aa: hoa hồng, aa: hoa trắng (trội không hoàn toàn)
AA và Aa: hoa đỏ, aa: hoa trắng
- Loài: là 1 nhóm các cá thể có thể giao phối và sinh sản
- Quần thể: tập hợp của các cá thể cùng loài giao phối với nhau chia sẻ vốn gen chung
- Vốn gien: là tập hợp tất cả các gien tất cả các locus của mọi cá thể trong quần thể
- Sự di cư: sự di chuyển vào hoặc khỏi quần thể của các cá thể
III. Định luật Hacdi-Weinberg:
- Công thức quần thể đã cân bằng: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa =1
p là tần số A, q là tần số a
- Ta lun có: p + q =1
 Đối với nhiễm sắc thể giới tính: p2 XAA + 2pq XAXa + q2 XaXa =1 (nữ)
P XAY + q XaY =1 (nam)
Tính alen của quần thể thông qua giới tính:
 p = (p của nam + p của nữ)/2
 q = (q của nam + q của nữ)/2
 Trong quần thể nếu aa chết thì tần số alen a= q/(1+nq) với n là số thế hệ
47

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Đối với quần thể di cư: tính p,q từng quần thể cộng lại rồi chia 2
Nếu quần thể chưa cân bằng thì tính tần số alen A= AA+ ½ Aa, a= aa + ½ aa
- Điều kiện áp dụng cho Hacdi-Vanbec:
 Giao phối ngẫy nhiên  Alen của các gien không có ưu thế
 Dân số lớn, không có di truyền drift chọn lọc hoặc bất lợi so với các gien
 Không có đột biến khác
 Không có chọn lọc tự nhiên  Không có các yếu tố ngẫu nhiên,
 Không có sự di nhập cư chọn lọc tự nhiên, đột biến, tự phối,
 Không có sự chọn lọc di nhập cư
- Tần số của các alen không bao giờ thay đổi từ thế này sang thế hệ khác
- Về mặt thực tiễn:
 Suy được tỉ lệ kiểu gien  tỉ lệ kiểu hình
 Có được kiểu gien => dự đoán tác động các đột biến có lợi hoặc hại
- Về mặt lí luận:
 Giải thích được trong tự nhiên có các quần thể tồn tại trong thời gian dài
 Trong tiến hóa, việc duy trì các đặc điểm đạt được mang ý nghĩa quang trọng, chứ không chỉ
có sự phát sinh các đặc điểm mới có ý nghĩa
- Ứng dụng:
 Tìm tần số kiểu gien trong quần thể
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến quần thể:
- Di truyền Drift - Giao phối có chọn lọc
- Dòng chảy gien - Đột biến
- Chọn lọc tự nhiên
1) Di truyền Driftn (yếu tố ngẫu nhiên):
- Là những thay đổi nhỏ xảy ra một cách ngẫu nhiên dẫn đến sự thay đổi vốn gien quần thể
- Rất quan trọng đối với các quần thể nhỏ, có thể loại bỏ hoặc thay đổi tần số alen
- Tạo ra những thay đổi về mặt tiến hóa, nhưng không dám đảm bảo rằng dân số mới thích nghi so
với dân số gốc
2) Dòng chảy gien (di-nhập cư):
- Sự di chuyển giữa các gien giữa các quần thể khác nhau
- Xảy ra khi các cá thể di-nhập cư tạo ra thế hệ con trong quần thể mới
- Cũng có thể xảy qua lai tạo
- Làm tăng hoặc giảm sự đa dạng gien
3) Chọn lọc tự nhiên:
- Khả năng sống và tồn tại của những cá thể riêng lẻ trong quần thể do những đặc điểm khác nhau.
4) Chọn lọc giao phối:
- Xảy ra khi các cá thể có sở thích giao phối hơn là giao phối ngẫu nhiên với bất kì cá thể khác trong
quần thể
- Một số cách giao phối chọn lọc xảy ra:
1) Sự phân tầng theo địa vị, học thức, ngoại hình,… trong giao phối
2) Giao phối cận huyết, Có quan hệ về mặt huyết thống
Chọn lựa kiểu hình
5) Đột biến:
- Trường hợp alen trội biến thành alen lặn hoặc ngược lại
- Thường xảy ra với tỉ lệ rất thấp: 10-6 -10-4
- Nhưng đóng góp quan trọng trong sự tiến hóa vì đây là cách mà alen được tạo ra
48

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bài 8: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DI


TRUYỀN
I. Tiếp cận bệnh nhân:
1) Lí do đến khám:
- Dị tật bẩm sinh - Bệnh lí mãn tính xuất hiện sớm
- Chậm phát triển tâm thần, thể chất - Từ 1 chuyên khoa khác chuyển đến
- Tiền sản (thường là nhi khoa và sản khoa)
2) Bệnh sử:
- Định nghĩa: quá trình và diễn biến bệnh trước khi đến khám
 Thời gian phát bệnh:  Điều trị trước đó
 Triệu chứng
3) Tiền sử bệnh:
- Những bệnh lí trước đó:
 Tiền sử gia đình  vẽ cây phả hệ  bệnh do alen trội hoặc alen lặn hoặc nhiễm sắc thể giới
tính.
 Những yếu tố bệnh lí di truyền
- Hạn chế:
 Mồ côi cha mẹ  Các đột biến là đột biến mới
 Cha mẹ không xác định được bệnh
- Tiền sử bản thân:
 Quá trình mang  Sau sinh  Vô sinh
thai  Sản khoa
4) Khám:
- Khám toàn thân:
 Sinh niệu  Phát hiện các di truyền bệnh sử
 Chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng  Đánh giá các di truyền bệnh sử
một, tâm thần  Khám các cơ quan: sinh sản, mặt,
 Phát triển thể chất và tâm thần qua mắt và ổ mắt, tai, mũi, miệng, cổ,
các giai đoạn ngực, bụng và các chi
- Một số thuật ngữ:
 Dị tật: khiếm khuyết cơ quan hay cơ thể do quá trình phát triển (nặng hoặc nhẹ)
 Dị dạng: bất thường vị trí cơ quan do yếu tố cơ học hoặc do tử cung
 Rối loạn: khiếm khuyết cơ quan hay cơ thể do yếu tố xen ec vào hay phá hủy quá trình phát
trienr
 Loạn sản: sự rối loạn sự tổ chức các tế bào trong mô
- Phân loại dị tật:
 Hội chứng: nhiều bất thường kết hợp và cos liên quan mặt bệnh học. Ví dụ: hội chứng Turner,
hội chứng Jacobs, hội chứng siêu nữ,,…
 Chuỗi: một bất thường gây ra các bất thường khác. Ví dụ: Potter,…
 Bất thường phát triển vùng: não không phân vùng
 Kết hợp: Vacterl
II. Xét nghiệm chẩn doán:
1) Cơ bản:
- Sinh hóa - Huyết học
49

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Miễn dịch - Hình ảnh: siêu âm, CT scan, MRI,…


- Phân loại nguyên nhân dị tật bẩm sinh:
 Nhiễm sắc thể: cấu trúc hoặc số  Teratogen: nhiễm trùng, rượu, thuốc
lượng  Rối loạn trong gia đình
 Đột biến gen  Vacterl
 Đa yếu tố
Ví dụ: bệnh tim bẩm sinh
 Mẹ bị nhiễm Rubella trong thai kì
 Một số thuốc dùng trong thai kì
 Mẹ bị tiểu đường hoặc thiếu sắc tố
 Các bệnh lí di truyền: rối loạn số lượng NST
 Các bệnh lí đơn gien
 Đơn độc: không tìm được nguyên nhân
- Phân loại xét nghiệm di truyền:
 Di truyền tế bào: Karyotype, FISH, CGH array
 Di truyền phân tử: PCR, QF-FCR, Sequencing, Whole genome sequencing
- Thực hiện xét nghiệm
 Tham vấn trước xét nghiệm  Tham vấn xét nghiệm.
 Bản thông tin đồng thuận thực hiện
xét nghiệm
- Khó khăn:
 Không gặp được người bệnh
 Chết: bé mất không tìm được nguyên nhân
 Đột biến mới: kì trước không làm chẩn đoán trước sinh
 Chẩn đoán sai: đôi khi không phải đúng hội chứng đó mà chỉ có triệu chứng giống
2) Áp dụng chẩn đoán:
- Tình huống lâm sàng: sản phụ 40 tuổi có thai 16 tuần được tư vấn gặp bác sĩ di truyền
Lí do đến khám: thai 16 tuần, mẹ lớn tuổi
Bệnh sử: quá trình khám thai bình thường, xét nghiệm, siêu âm trong giới hạn bình thường
Tiền sử:
 Bản thân: 1 lần sinh con nặng 3kg, bé khỏe mạnh phát triển bình thường
 Gia đình: bình thường
Xét nghiệm di truyền: chọc ối để làm nhiễm sắc thể đồ, NIPS
- Chỉ định xét nghiệm chẩn đoán tiền sản:
 Tiền căn sinh con bị dị tật, rối loạn  Siêu âm bất thường
nhiễm sắc thể  Cha mẹ mang các rối loạn về nhiễm
 Mẹ lớn hơn 40 tuổi sắc thể hay là người mang gen
 Xét nghiệm sàng lọc bình thường
- Tình huống lâm sàng: 1 bé trai 6 tuổi đến khám vì không thể đọc và viết, nói chuyện chậm chạp
Lí do đến khám: chậm phát triển thể chất
Bệnh sử: bé nhận thức và đáp kém so với các bạn đồng trang lứa, không thể tham gia chơi chung
với các bạn cùng lớp, chưa tự chăm sóc cho bản thân được.
Tiền sử:
 Gia đình chưa phát hiện tình trạng tương tự
 Bản thân mẹ quá trình mang thai bình thương. Bé sinh thường, sau sang đến thời điểm hiện
tại không bị chấn thương hay nhiễm trùng vùng sọ não
50

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Khám:
 Về mặt, thể chất bình thường, các cơ quan khác bình thường
 Bảng trắc nghiệm IQ: 50 điểm
Xét nghiệm:
 Nhiễm sắc thể đồ  Whole genome, whole exon
 Chromosome array sequencing
Các nguyên nhân thiểu năng trí tuệ:
 Trước sinh:
 Di truyền: bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn nhiễm sắc thể X, rối loạn nhiễm sắc thể
thường lặn
 Các yếu tố gây bất thường phát triển hệ thần kinh trung ương: yếu tố quái thai, nhiễm
trùng, phóng xạ
 Suy giáp bẩm sinh
 Chu sinh: sinh non, thiếu oxy, chấn thương, xuất huyết nội sọ, nhiễm trùng
 Sau sinh: nhiễm trùng hay bệnh lí ác tính của hệ thần kinh trung ương, suy dinh dưỡng, trầm
cảm, xuất huyết
 Không rõ nguyên nhân
III. Điều trị bệnh di truyền:
- Tiếp cận bệnh nhân:
 Kéo dài sự sống  Tái hòa nhập xã hội
 Có con
- Các phương pháp điều trị:
 Phẫu thuật sửa chữa  Sửa chữa gen
 Thay thế enzyme, protein  Ghép mô, tế bào gốc
 Thuốc  Điều trị hỗ trợ
- Thuốc
- Điều trị gien
- Hội chứng Down:
 Trong thai kì:
 Khảo sát dị tật  Không can thiệp trong thai kì
 Tiên lượng cuộc sanh
 Sau sanh:
 Sanh ở nơi có phương tiện hỗ trợ thích hợp
 Điều trị hỗ trợ và phẫu thuật các dị tật kèm theo
 Sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh lí: ung thư máu, tăng sinh tủy, suy giáp bẩm sinh
 Điều trị hỗ trợ: vật lí trị liệu, tâm lí, giáo dục đặc biệt
- Áp dụng:
Lâm sàng: một bé có cung mày cao, cầu mũi rộng, nếp quạt ở mí mắt, môi rông và mỏng, tai
đóng thấp, có bìu bị tắt đôi, tay khèo
Siêu âm: thiểu sạn thận 1 bên, thông liên nhĩ, tinh hoàn ẩn
Xét nghiệm Karyotype: 46 XY rec(15)t(10;15)(q10:10)pat
51

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bài 9: Các kĩ thuật chẩn đoán di truyền


Huỳnh Duy Thảo

I. Chẩn đoán di truyền:


- Xác định các đặc tính di truyền
 Xác định huyết thống  Pháp y
- Di truyền ung thư
- Các nguy cơ gây bệnh di truyền
- Trong thụ tinh nhân tạo
- Các đột biến trong bệnh di truyền đơn gien, đa gien
II. Các kĩ thuật chẩn đoán di truyền:
- Cytogenetic (tế bào)  nhiễm sắc thể
- DNA (phân tử)  gien và trình tự gien (DNA)
- Metabolic (chuyển hóa)  đánh giá các sản phẩm trực tiếp của gien (enzym, protein,…)
III. Di truyền tế bào (cyctogenetic):
- Nhiễm sắc thể đồ (Karyotyping)
- Lai huỳnh quang tại chỗ (FISH)
- Nhuộm toàn bộ NST (chromosome painting)
- Nhiệm sắc thể đồ quang phổ (Spectral Karyotype)
- Comparative Genome Hybridisation (CGH)
- Nhiễm sắc thể đồ (Karyotyping):
- Là hình ảnh các nhiễm sắc thể có trong tế bào và các
nhiễm sắc thể này sắp xếp dựa vào hình dạng, kích thước,
tâm và band theo ISCN.
- Danh pháp (ISCN): là danh pháp quốc t. Quy định cách
đọc, ghi tên các nhiễm sắc thể và các bệnh liên quan
 Hình dạng: nhiễm sắc thể: gồm có cánh (ngắn, dài), tâm
động, telome (2 đầu mút nhiễm sắc thể).
 Kích thước: chia làm 7 nhóm
B: 4,5
C: 6 12.X
D: 13,14,15
E: 16,17,18
F: 19,20
G: 21,22,Y

A: 1,2,3
52

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

 Chỉ số tâm: tâm giữa, tâm gần giữa hay lệch giữa, tâm đầu
 Vị trí band: band đậm, band nhạt
Các loại band:
Band G: DNA được xử lí bằng enzym + Giemsa
Band R: DNA được xử lí bằng dung dịch muối + Giemsa
Band C: nhuộm vùng heterochromatin (DNA lặp)
Nhuộm NOR: nhuộm vùng hạch nhân (xác định gien ribosomal RNA) (nhuộm bạc)
 Số lượng nhiễm săc thể: có 22 cặp nst thường và 1 cặp nst giới tính (XX or XY)
Số lượng nst: 46
Nhiễm sắc thể giới tính: XY
Bản chất bất thường; nhiễm sắc thể bất thường: t(8;15)
Điểm gãy: (p12;q23)
 46,XY,t(8;15)(p12;q23)
- Ứng dụng nhiễm sắc thể đồ: số lượng nhiễm sắc thể, bất thường về cấu trúc
- Cách làm nhiễm sắc thể đồ:
 Lấy tế bào người bệnh (phải có nhân)
 Nuôi cấy, cho coxisin  tăng, nhân đôi tế bào
 Thu hoạch tế bào (quay li tâm)
 Cho dung dịch muối vào
 Nhỏ các tế bào vào lam  vỡ  quan sát nhiễm sắc thể trên kính hiển vi (hoặc dùng phân
tích nst-metasystems)
- Hạn chế:
 Độ phân giải band (giới hạn 2Mb)
- Lai huỳnh quang tại chỗ (FISH):
- Là kĩ thuật lai một mẫu dò DNA (nuceic acid) với một
trình tự DNA đích).
 Phát hiện thêm, mất hay lặp đoạn nhiễm sắc thể đặc hiệu
trên 1 nhiễm sắc thể hoặc liên quan đến nhiều nhiễm sắc
thể.
- Mẫu dò: là một loại nucleic acid mà
 Có thể được đánh dấu với nhiều loại maker khác nhau để
cho phép định lượng hoặc định tính
 Sẽ lai với 1 trình tự nucleic acid khác dựa trên nguyên
tắc bắt cặp bổ sung
- Các loại mẫu dò: locus, tâm động, đầu mút, nhuộm toàn
bộ NST.
- Lai mẫu dò và DNA: tăng nhiệt độ để 2 mạch DNA đứt ra, lấy 2 mạch xác định với mẫu dò 
phát quang bình thường, không phát quang là bất bình thường
- Có thể thực hiện:
 Nhiễm sắc thể ở metaphase
 Nhân ở tế bào gian kì
 Mô được cố định
 Tế bào đang nuôi cấy sống
- Công thức: đọc kết quả như NST đồ
- Ghi kết quả: như nhiễm sắc thể đồ nhưng phải xác định được nguồn gốc bất thường (từ mẹ hay
cha
53

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

- Hạn chế: tìm  thấy


 Đặc hiệu cao: 100kb
 Không tổng quát toàn bộ nhiễm sắc thể
 Khắc phục: nhuộm màu toàn bộ nhiễm sắc thể, nhiễm sắc thể đồ quang phổ
- Nhuộm màu toàn bộ nhiễm sắc thể:
- Dùng một bộ mồi huỳnh quang phủ kính toàn bộ 1 nhiễm sắc thể (hoặc vài NST thì dùng các màu
huỳnh quang)
- Nhiễm sắc thể đồ quang phổ:
- Cùng với nguyên tắc nuộm màu NST nhưng sử dụng màu huỳnh quang khác nhau cho cả bộ nst
- Khảo sát các trường hợp bất thường cấu trúc, số lượng liên quan nhiều cặp nst khác nhau

5) CGH:
- Kĩ thuật lai để so sánh và đánh giá sự thay đổi trong các bản sao giữa 2 mẫu DNA
- Dùng để pháy hiện vùng nsr được nhân lên hoặc mất đi
- Thường dùng trong nghiên cứu ung thư (các bản sao là yếu tố gây ung thư)
- Nghiên cứu di truyền lâm sàng (chẩn đoán các bất thường tái sắp xếp nhiễm sắc thể)
- Hạn chế và tiềm năng:
 Nghiên cứu toàn bộ gien mà không cần biết trước các biến đổi xảy ra trên nhiễm sắc thể
 Phát hiện các mất đoạn và lặp đoạn trong các DNA
 Phát hiện sự hiện diện của các gien được khuếch đại trong tế bào ug thư và lập bản đồ vị trí
các gien
 Chỉ phát hiện các bất thường nhiễm sắc hể không cân bằng
 Đối với các bất thg NST cân bằng xảy ra do: recipocal, translocations, inversions hoặc ring
chromosomes thì CGH không hiệu quả
 Giảm độ nhạy do nhiễm giữa tế bào cần đánh giá và tế bào đối chứng
54

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bài 10: Tham vấn di truyền


Nguyễn Phương Thảo

- Phát triển từ thế kỉ thứ VII


- Giảm thiểu tần suất mắc bệnh theo thời gian
- Giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và xã hội
- Giảm chi phí điều trị
- Tham vấn: giáo dục, thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ
 Chỉ định:
- Mắc các bệnh di truyền - Đồng huyết thống
- Tiền căn sinh con bị bệnh di truyền - Sảy thai liên tiếp
- Gia đình có 1 số bệnh lí di truyền - Hỗ trợ sinh sản
- Tầm soát trước sinh bất thường - Tiếp xúc với các hóa chất gây quái
- Mẹ lớn tuổi thai, thuốc, rượu
 Chẩn đoán bệnh di truyền
- Xác định kiểu di truyền - Thông tin cho bệnh nhân về chẩn
- Đánh giá nguy cơ bị mắc bệnh đoán và điều trị hiện tại và trong
tương lai
 Hỗ trợ bệnh nhân đưa ra quyết định phù hợp:
- Cá nhân - Không có phản ứng tiêu cực với bệnh
- Hoàn cảnh gia đình nhân
- Tôn giáo
 Xác định nguy cơ tái phát:
- Dựa vào cây gia hệ
- Di truyền tự nhiên của bệnh
 Di truyền đơn gien  Rối loạn nhiễm sắc thể: số
 Đột biến biểu hiện thay đổi lượng, cấu trúc (mới, từ cha
 Đột biến loại mới hoặc mẹ)
- Tính nguy cơ sử dụng xác suất có điều kiện khi kiểu gien thay đổi
55

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

Bài 11: Tầm soát và chẩn đoán trước sinh

I. Định nghĩa:
- Khoa học xác định các bệnh dị tật bẩm sinh, rối loạn phát triển, bất thường nhiễm sắc thể và các
hội chứng di truyền của thai
- Bao gồm các xét nghiệm sàng lọc, xét nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm hỗ trợ và chuẩn đoán bất
thường cấu trúc thai bằng siêu âm và các kĩ thuật hình ảnh khác
- Cung cấp thông tin chính xác nhằm chẩn đoán, tiên lượng, đánh giá nguy cơ tái phát và đưa ra
phương pháp điều trị thích hợp.
II. Một số thuật ngữ:
1) Xét nghiệm tầm soát:
- Không gây ảnh hưởng thai phụ
- Không gây sảy thai rẻ tiền
- Xác định một nhóm thai kì nguy cơ cao cần làm các xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn: sinh thiết gai
nhau, chọc ối, lấy máu cuống rốn.
2) Xét nghiệm chẩn đoán:
- Nguy cơ sảy thai
- Tỉ lệ âm tính giả rất thấp
- Tỉ lệ dương tính giả rất thấp
 Qua đó, xem xét việc có nên tiếp tục mang thai hay chấm dứt thai kì
III. Xét nghiệm tầm soát:
1) Xét nghiệm 3 tháng đầu thai kì (Combine test):
- Thai nhi: 11-13 tuần
- Siêu âm: đo khoảng mờ vùng gáy
- Xét nghiệm máu: PAPP_A, free hCG
- Hiệu chỉnh: tuổi mẹ, chủng tộc, tiểu đường
56

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

2) Xét nghiệm 3 tháng giữa thai kì (Triple test):


- Thai nhi: 15-20 tuần
- Xét nghiệm máu: AFG, hCG,
E3
- Hiệu chỉnh: tuổi mẹ, chủng tộc,
số thai, tiểu đường

3) Một số chẩn đoán khác:


a) Tế bào thai trong máu mẹ:
- Từ 2-6 tế bào/ml
 Có thể gây cho mẹ bị những bệnh
lí tự miễn: Lupus, viêm giáp,
Hashimoto
 Ứng dụng trong chẩn đoán tiền sản
gặp khó khăn
- Khó khăn:
 Tế bào ít
 Khó phân biệt tế bào mẹ và tế bào
con
b) Cell-free Fetal DNA (NIPS)
- Là các phân tử DNA của con trong
máu mẹ, chết theo chu trình của tế bào
trophoblast bánh nhau
- Bắt đầu xuất hiện trong máu mẹ khi
mang thai sau 7 tuần
- Chiếm tỉ lệ 3%-6% DNA trong máu
mẹ
- Tỉ lệ ngày càng tăng theo độ tuổi của
thai
- Điểm đặc biệt: chỉ tồn tại vài phút
trong máu mẹ
- Chỉ định:
 Phụ nữ lớn hơn 35 tuổi
 Siêu âm thai nhi có dấu hiệu bị
lệch bội
57

Tổ 1-Y2019B Đề cương ôn lí thuyết di truyền học

 Tiền căn sinh thai bị trisomy 13, 18, 21


 Cha mẹ mang thai chuyển đoạn Robertsonian làm tăng nguy cơ sinh con mang trisomy 13 và
21
 Xét nghiệm sàng lọc nguy cơ cao
- Hạn chế:
 Có tỉ lệ khảm bánh nhau nhưng  Không phân biệt được trisomy và
Karyotype thai bình thường chuyển đoạn cân bằng
 Chưa chính xác trong song thai  Không phát hiện được triploidy
 Kết quả âm tính nếu không đủ lượng
DNA ( <4%)
c) Siêu âm:
- Kết hợp với xét nghiệm sinh hóa - Đánh giá bánh nhau, nước ối
- Tầm soát dị tật thai: 12,22,32 tuần - Khảo sát các dấu chứng lệch bội
- Theo dõi tăng trưởng thai nhi
d) Một số đánh giá hình ảnh khác:
- MRI: cấu trúc não, thể tích phổi - CT scan
IV. Xét nghiệm chẩn đoán:
- Bao gồm: sinh thiết nhau thái, chọc ối, lấy máu cuống rốn.
1) Sinh thiết gai nhau:
- Thời điểm thực hiện: 11-14 tuần
- Nguy cơ thủ thuật:
 Sảy thai: 1/400
 Nhiễm trùng: 0,5%
- Xét nghiệm:
 Karyotype, CGH array
 Đột biến gien
- Chỉ định:
 Xét nghiệm sàng lọc nguy cơ cao
 Bất thường siêu âm
 Tiền căn rối loạn di truyền
 Combined test
2) Chọc ối:
- Thời điểm: 15 tuần trở lên
- Nguy cơ thủ thuật:
 Sảy thai: 1/500
 Nhiễm trùng, rỉ ối: 0,1%
- Xét nghiệm:
 Karyotype, CGH array
 Exom sequecing, Whole genome
 Nhiễm trùng
 Sinh hóa
- Chỉ định:
 Xét nghiệm sàng lọc nguy cơ cao
 Bất thường siêu âm
 Bất thường tiền căn di truyền
Tổ 1 Y2019B-Đề cương ôn tập di truyền y học

3) Lấy máu cuống rốn:


- Thời điểm thực hiện thủ thuật:
 Tùy vào trình độ bác sĩ
 Thai nhi được 17 tuần
- Nguy cơ thủ thuật:
 Sảy thai: 1,4%
 Xuất huyết dây rốn
 Xuất huyết bánh nhau
- Xét nghiệm:
 Di truyền
 Huyết đồ
 Sinh hóa máu
 Nhiễm trùng
V. Phòng ngừa dị tật bẩm sinh:
- Tầm soát và điều trị các bệnh lí nội khoa
- Không uống rượu bia, hút thuốc
- Sử dụng thuốc có kiểm soát
- Sử dụng acid folid trước khia mang thai 3 tháng

You might also like