Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Lý luận về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt

Nam
(Xây dựng nhà nước pháp quyền là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại, tùy thuộc vào điều
kiện của mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có một mô hình nhà nước pháp quyền cụ thể. Ở Việt
Nam, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của đổi
mới hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền thành công
sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân.)
1. Xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Bản chất giai cấp công nhân. Gắn bó chặt chẽ với dân tộc, nhân dân: Phục vụ lợi ích,
nguyện vọng của nhân dân, lấy dân làm gốc.
- Quyền lực nhà nước thống nhất: Tập trung vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước:
+ Lập pháp: Quốc hội.
+ Hành pháp: Chính phủ.
+ Tư pháp: Tòa án nhân dân.
2. Cải cách thể chế phương thức hoạt động của Nhà nước
- Kiện toàn tổ chức
- Đổi mới phương thức
 Đảm bảo đây là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân. Quốc hội là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta.
- Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh
- Cải cách thủ tục hành chính
- Nâng cao năng lực, chất lượng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các ngành dịch vụ công phù hợp với cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Từng bước hiện đại hoá, hội nhập quốc tế
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức, năng lực lãnh đạo, điều hành quản lý đất nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên,
khuyến khích cán bộ, công chức Xây dựng cơ chế loại bỏ, miễn nhiệm.
4. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm  Nhiệm vụ cấp bách và
lâu dài
- Hoàn thiện các thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh
chống tham nhũng
- Xây dựng các chế tài để xử lý các cá nhân và tổ chức vi phạm
- Động viên và khuyến khích toàn Đảng, toàn dân thực hành tiết kiệm

Những biện pháp cụ thể để nâng cao vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở VN là gì?
Theo quan niệm chung, nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật,
nhà nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá
nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình. Trong hoạt
động của nhà nước pháp quyền, các cơ quan của nhà nước được phân quyền rõ
ràng và được mọi người chấp nhận trên nguyên tắc bình đẳng của các thế lực, giai
cấp và tầng lớp xã hội.
2. Các biện pháp
- Một: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng
+ Mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với
nhân dân.
+ Tổ chức quyền lực Nhà nước pháp quyền XHCN đảm bảo quyền lực nhà nước
là thống nhất
+ Có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quyền thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
+ Ví dụ: Cải cách tư pháp: Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của hệ thống tư pháp. Ví dụ, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp
luật, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ tư pháp, nâng cao đạo
đức nghề nghiệp của thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Đảng đã lãnh đạo quá trình sửa đổi và bổ sung
các bộ luật quan trọng như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, và Bộ luật Tố tụng Dân sự
để phù hợp với yêu cầu của thời kỳ hội nhập và phát triển.
- Hai: Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước.
+ Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả của quốc hội để
đảm bảo đây là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân
+ Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước
hiện đại hóa
+ Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm mạnh và bãi bỏ các thủ tục hành chính
gây phiền hà cho tổ chức và công dân
+ Nâng cao năng lực, chất lượng và tổ chức để thực hiện các cơ chế, chính sách
+ Đẩy mạnh xã hội hóa và các ngành dịch vụ công phù hợp với cơ chế thị trường.
+ Ví dụ: Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định và quyết định nhằm đơn giản
hóa các thủ tục hành chính. Một ví dụ cụ thể là việc đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giảm từ 3 bước xuống còn 1 bước và thời gian xử lý từ 30 ngày
xuống còn 10 ngày.
Chính phủ yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước công khai các quy trình, thủ
tục, phí, lệ phí và thời gian giải quyết trên trang thông tin điện tử của mình. Các cuộc họp
dân chủ, lấy ý kiến người dân cũng được tổ chức thường xuyên
- Ba: xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, điều hành quản lí đất nước.
+ Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành
tốt nhiệm vụ; đồng thời cũng phải xây dựng được cơ chế loại bỏ, miễn nhiệm những
người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỉ luật, đạo đức công vụ.
+ Ví dụ: Việc tuyển dụng cán bộ, công chức thông qua các kỳ thi tuyển dụng
công khai, minh bạch với quy trình chặt chẽ từ vòng sơ tuyển, thi viết, thi phỏng vấn đến
sát hạch.
Hiệu quả: Đảm bảo lựa chọn được những người có năng lực, phẩm chất đạo đức
tốt vào bộ máy nhà nước, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong tuyển dụng.
Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện và xử
lý các sai phạm trong thực thi công vụ, đặc biệt là các hành vi tham nhũng, lạm quyền.
Hiệu quả: Nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của cán bộ, công
chức, góp phần xây dựng đội ngũ trong sạch, vững mạnh.
- Bốn: đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
+ Là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền
+ Với quan điểm đó, Đảng và Nhà nước chủ trương: tiếp tục hoàn thiện thể chế
và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ; phòng chống tham nhũng, lãng phí
+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh
chống tham nhũng
+ Xây dựng các chế tài để xử lí các cá nhân và tổ chức vi phạm
+ Động viên và khuyến khích toàn Đảng, toàn dân
+ Ví dụ: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập
để giám sát và chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng trên toàn quốc.
Hiệu quả: Ban Chỉ đạo đã điều tra và xử lý nhiều vụ án tham nhũng lớn, như vụ
án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, và vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Dược
phẩm Cửu Long.
Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiều cuộc kiểm toán,
thanh tra tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước để phát hiện và xử lý sai phạm.
Hiệu quả: Nhiều sai phạm trong quản lý tài chính, đầu tư công đã được phát
hiện, kịp thời ngăn chặn và xử lý, góp phần giảm thiểu lãng phí.

You might also like