DANH NHÂN LỊCH SỬ LƯƠNG NGỌC QUYẾN - Copy

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

DANH NHÂN LỊCH SỬ LƯƠNG NGỌC QUYẾN

Khi nói về Thái Nguyên chúng ta không thể không nhắc đến khởi nghĩa Thái Nguyên
năm 1917 do Đội Cấn chỉ huy trong đó có sự đóng góp quan trọng của ông Lương Ngọc
Quyến – người anh hùng dũng cảm.
Thái Nguyên khởi nghĩa tàn rồi
Một trang sử Việt muôn đời không quên
Anh hồn Ngọc Quyến linh thiêng
Lâu lâu sống lại Thái Nguyên bẩy ngày

I.Tiểu sử
Lương Ngọc Quyến (1885-1917) hiệu là Lập Nham, con thứ trong một gia đình sĩ phu
giàu có ở phố Hàng Đào, mẹ là thương gia cha là cử nhân Lương Văn Can (1854-1923),
đồng sáng lập trường Đông Kinh nghĩa thục, năm 1907 bị Pháp đầy đi Phnompenh, quê
gốc ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Nội.
Lương Ngọc Quyến xuất thân là một con người theo nho giáo. Năm 1900, tức là năm
tròn 15 tuổi, ông đã tham gia kỳ thi khoa cử phong kiến. Nhưng ông bị đánh trượt do
phạm húy trong một bài phú. Tuy nhiên lần bị đánh trượt đó đã giúp Lương Ngọc Quyến
có một sự thức tỉnh rất lớn. Ông nhận ra rằng học hành theo kiểu cổ thư, theo kiểu tầm
chương trích cú đã lỗi thời rồi, mình phải học theo con đường tân học để tìm đường cứu
nước. Và ông đã tìm đọc những tác phẩm của những nhà cách mạng Trung Quốc thời kỳ
đó như là Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu…Đấy là một cột mốc vô cùng quan trong
trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Lương Ngọc Quyến.
Khi ông 20 tuổi, Lương Ngọc Quyến quyết định viết một tờ giấy gửi cho vợ. Tờ giấy ấy
là tờ giấy quyết định cho vợ mình tái giá. Ông quyết định chia tay vợ, để lại đứa con nhỏ
ở quê nhà để sang Nhật Bản theo phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu! để đi tìm
một con đường cứu nước. Đấy rõ ràng là một quyết định mang tính bước ngoặt đối với
một cuộc đời.
Khi lặn lội sang Nhật Bản học về quân sự, Lương Ngọc quyến đã phải đối diện với vô
vàn những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn. Tuy nhiên, bằng một nỗ lực phi thường, bằng
một tấm lòng trung trinh với Tổ quốc mình, ông vẫn tốt nghiệp thủ khoa trường Chấn Vũ
vào năm 1908. Thời gian này ông tham gia vào Công Hiến hội. Sau đó ông bị trục xuất,
phải bỏ sang Trung Quốc theo học các trường quân sự rồi nhận chức thiếu tá trong quân
đội Trung Hoa Dân Quốc. Tháng 3-1912, ông được bầu làm Ủy viên quân sự Bộ chấp
hành Việt Nam Quang Phục Hội.
II. Hoạt động cách mạng
Lương Ngọc Quyến là một chí sĩ yêu nước, thành viên của Việt Nam Quang phục Hội.
Trong bối cảnh lịch sử Việt nam lúc đó Năm 1914, Lương Ngọc Quyến về nước gây
dựng cơ sở cách mạng tại Nam Kỳ, rồi sang Thái Lan, Hồng Kông. Ông bị mật thám Anh
bắt trao cho thực dân Pháp. Quãng đời tù ngục đã diễn ra với ông. Thực dân Pháp giam
Lương Ngọc Quyến tại nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội, rồi các nhà tù ở Phú Thọ, Nam Định, và
cuối cùng là nhà tù Thái Nguyên. Ở nhà tù Thái Nguyên, vừa giam cầm, tra tấn ông, thực
dân Pháp vừa làm những động tác chính trị như cho ông gặp mẹ để hi vọng thay đổi, lung
lay ý chí chiến đấu của ông. Nhưng với một tấm lòng kiên trung với Tổ quốc, ý chí đó
vẫn được Lương Ngọc Quyến giữ vững và ngày càng bồi đắp lên. Cho nên, chính ở nhà
tù này, Lương Ngọc Quyến đã thực hiện một cuộc cách mạng cùng với một người anh
hùng khác là Đội Cấn (tên thật là Trịnh Văn Đạt, sinh năm 1881, người làng Yên Nhiên,
phủ Vĩnh Tường, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1910,
ông đăng lính khố xanh thay cho anh trai với cái tên là Trịnh Văn Cấn, sau thăng dần lên
chức đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp đóng tại Thái Nguyên, vì thế ông được gọi là
Đội Cấn.)
Tuy nhiên, những sĩ quan Pháp đã nhận biết được ý định khởi nghĩa của binh lính nên đã
tìm cách đảo lộn hàng ngũ binh lính, liên tục điều chuyển đồng thời ra sức đề phòng.
Cuộc khởi nghĩa do đó bị trì hoãn nhiều lần. Đêm 30/8/1917, lệnh khởi nghĩa được phát
ra. Cánh quân do Đội Trường chỉ huy đánh, diệt tên giám binh Noel cùng tay sai Đội
Hành, Phó quản Lạp; Cánh quân Đội Giá chỉ huy phá đề lao, diệt giám ngục Lô-ê, giải
phóng hơn 200 tù nhân, trong đó có Lương Ngọc Quyến. Tiếp đó Đội Cấn kêu gọi, tập
hợp đội ngũ với hơn 130 lính khố xanh ủng hộ. Nghĩa quân tôn Đội Cấn làm Đại đô đốc,
Lương Ngọc Quyến làm quân sư. Ngay trong đêm nghĩa quân đánh chiếm tòa khâm sứ,
nhà đoan, kho vũ khí, kho bạc, nhà dây thép… thu được nhiều súng đạn. Cũng trong đêm
nghĩa quân công bố bản Tuyên ngôn thứ nhất vạch trần tội ác thực dân, kêu gọi nhân dân
đứng lên khởi nghĩa. Đã có hơn 300 người hưởng ứng nâng nghĩa quân lên hơn 620
người. Đội Cấn chia lực lượng khởi nghĩa thành hai tiểu đoàn, tiểu đoàn thứ nhất gồm
các lính vệ binh cũ, tiểu đoàn thứ hai gồm tù nhân và dân quân, chỉ huy là Ba Chi. Trang
bị của đội quân này gồm 92 súng hỏa mai và 75 súng trường mà quân nổi dậy thu được từ
kho vũ khí của Pháp.
Ngày 1/8/1917, Đội Cấn, Lương Ngọc quyến và các chí sĩ yêu nước đã vùng lên, đánh
bại đại bản doanh của Pháp ở Thái Nguyên. Sau đó, đánh vào nhà tù Thái Nguyên, giải
phóng nhiều tù nhân yêu nước. Có một câu chuyện là khi được giải phóng, những người
yêu nước đã hát vang một góc nhà tù. Nghĩa quân đã kêu gọi được tình đoàn kết của nhân
dân Thái Nguyên, chính thức giải phóng thành phố Thái Nguyên trong 7 ngày.
Sau đó, thực dân Pháp kéo một toán quân từ Đồ Sơn lên Thái Nguyên. Với sức mạnh
vượt trội về hỏa lực, kẻ địch đã đẩy nghĩa quân của Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến vào
khu vực nguy hiểm. Nhiều năm bị giam cầm trong nhà tù Thái Nguyên, do bị cúm lâu
ngày sức khỏe của Lương Ngọc Quyến rất kém, ông thậm chí không đi được nữa. Lúc
đó, Đội Cấn phải chuẩn bị một chiếc cáng để cáng Lương Ngọc Quyến chạy giặc. Biết
rằng mình không thể chạy được và nếu chạy thì cũng sẽ ảnh hưởng đến đoàn quân.
Lương Ngọc Quyến đã đưa ra lời đề nghị với Đội Cấn: Hãy bắn vào trái tim tôi, hãy để
cho tôi chết, tôi không muốn nhìn thấy thực dân Pháp giày xéo lên lá cờ cách mạng. Sau
lời đề nghị đó, Đội Cấn đã bắn một nhát đạn vào trái tim của Lương Ngọc Quyến. Trái
tim của người anh hùng đã ngừng đập nhưng khát vọng của ông để lại chắc chắn là một
khát vọng truyền đến ngàn đời mai sau. Một thời gian sau, nghĩa quân của Đội Cấn dần
dần bị đẩy vào thế vô cùng hiểm nghèo. Khi mà xung quanh ông chỉ còn 4 người, Đội
Cấn cũng đã tự bắn một nhát đạn vào trái tim mình.
Lương Ngọc Quyến là một chí sĩ yêu nước, thành viên của Việt Nam Quang phục Hội.
Trong bối cảnh lịch sử Việt nam lúc đó, ông bị giam cầm ở nhiều nơi, cuối cùng là nhà tù
của thực dân Pháp tại Thái Nguyên. Tại nơi giam cầm của thực dân, Lương Ngọc Quyến
đã gặp được người cùng chí hướng là Đội Cấn (tên thật là Trịnh Văn Đạt). Tuy đứng
trong hàng ngũ của địch nhưng Đội Cấn là người có lòng yêu nước, thấm thía nỗi nhục
mất nước và đau xót trước cảnh ngộ của đồng bào khi ngày ngày chứng kiến những hành
động tàn ác của giặc Pháp, mà tiêu biểu là viên công sứ Darles.

III. Ý nghĩa
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng lịch sử của cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên
1917, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã cho ra đời các cuốn sách như: “Đội Cấn-Thái
Nguyên”, “Lương Ngọc Quyến và cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên”, “Hỏi đáp về cuộc
Khởi nghĩa Thái Nguyên”, “Khởi nghĩa Thái Nguyên 100 năm nhìn lại”.
Cái chết của những người chiến sĩ cách mạng đầu tiên của thế kỷ XX như Lương Ngọc
Quyến, như Đội Cấn là những cái chết thật bi tráng, thật kiêu hùng. Có những viên đạn
đã găm vào trái tim những người anh hùng ấy. Nhưng sau viên đạn đấy, sau khoảnh khắc
trái tim những người anh hùng ngừng đập thì lịch sử đã được viết thêm những trang mới,
những dòng mới, lịch sử đã được viết thêm vào đó tấm gương ngời sáng của những người
anh hùng mà đến tận hôm nay, lớp thời gian trôi đi, chúng ta nhớ đến họ, chúng ta phải tự
vấn lại tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quốc của chính mình.

You might also like