Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

Vận tải biển Việt Nam nằm giữa vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới,

có vị trí
địa lý và điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để phát triển tất cả loại hình vận tải
hàng hóa. Chính lợi thế vị trí này đã cho phép Việt Nam phát triển hệ thống hạ
tầng và mạng lưới cung ứng Dịch vụ vận tải biển phục vụ cho các hoạt động giao
thương nội địa cũng như với khu vực Đông Nam Á, Châu Á và trên phạm vi toàn
cầu.

Tình hình phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay:

Vào thế kỷ thứ V Trước Công Nguyên, con người đã biết sử dụng phương tiện
tàu thuyền để đi lại, giao lưu, buôn bán hàng hóa với các quốc gia khác thông
qua đường biển. Từ đó, Ngành vận tải đường biển hình thành, được khai thác
cho đến ngày nay và trở thành một trong những ngành hiện đại nhất của hệ thống
vận tải biển quốc tế. Với xu hướng toàn cầu hóa tăng trưởng, mật độ vận chuyển
hàng hóa dày đặc. Để đáp ứng nhu cầu tốt nhất, nhiều Đơn vị vận tải ra đời, làm
mạng lưới vận tải đường biển ở nước ta trở nên phong phú, đa dạng hơn bao giờ
hết.

Biển Việt Nam thuộc bên bờ biển Đông, trong đó vùng biển rộng trên 1 triệu
km2 chảy dài khắp cả nước, là con đường giao thương hàng hóa quốc tế giữa Ấn
Độ Dương và Thái Bình Dương. Đặc biệt, hoạt động thương mại trên biển Đông
của các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái BÌnh Dương diễn ra sôi nổi. Điều
này thể hiện nước ta có mạng lưới vận tải đường biển nhộn nhịp, đông vui và
năng động nhất các vùng biển thế giới.

Trong 39 tuyến đường hàng hải hiện đang hoạt động trên thế giới có 29 tuyến đi
qua địa phận biển Đông. Trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới thì khu vực
biển Đông có 1 tuyến đi qua và 5 tuyến có liên quan. Trung bình mỗi ngày có
250-300 lượt tàu biển vận chuyển qua biển Đông, trong đó, có hơn 50% tàu có
trọng tải trên 5.000DWT, khoảng 15-20% tàu có trọng tải từ 30.000DWT trở lên,
chiếm ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển của thế giới.

Có thể nói, Việt Nam đang nằm trên tuyến đường biển quan trọng giữa các khu
vực lân cận và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành vận tải biển, thúc
đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế. Đồng thời, dọc bờ biển được trang bị cảng biển
với quy mô lớn, hỗ trợ vận chuyển nội địa và quốc tế diễn ra suôn sẻ. Ngoài hoạt
động giao thông vận tải đường biển, nước ta còn tập trung tiềm lực vào khai thác
nhiều ngành nghề khác như du lịch, hải sản, khoáng sản.

Ngoài ra, cùng với sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ,
đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các
tuyến đường xuyên Á) cho phép vùng biển và ven biển VN có khả năng chuyển
tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền đất nước một cách nhanh chóng và thuận
lợi. Hàng hóa xuất và nhập khẩu của Việt Nam sẽ không cần phải quá cảnh qua
những nước láng giềng. Ngược lại, hàng hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào,
Campuchia và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuất khẩu sang những nước khác có
tiềm năng quá cảnh và tạm thời lưu kho trên lãnh thổ VN, Thái Lan, Myanmar
và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Không phải tự nhiên mà mạng lưới giao thông vận tải đường biển nước ta hiện
nay tăng trưởng nhanh chóng, đó là nhờ vào đặc điểm của nền kinh tế kỹ thuật
vận tải biển có những bước tiến vượt bậc như:

- Phục vụ được các mặt hàng xuất nhập khẩu trong giao thương Nội địa, Quốc tế;

- Giao thông đường biển là những tuyến đường tự nhiên, thông thoáng, ít phương
tiện di chuyển hơn vận tải đường bộ;

- Khả năng chuyên chở của tàu hàng lớn, không giới hạn khối lượng hàng hóa
như các hình thức vận chuyển khác;
- Đặc biệt, vận tải biển có giá cước khá thấp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, tình hình phát triển đường biển ở Việt Nam cũng giống như các
phương thức vận chuyển đường bộ, sắt hay hàng không cũng tồn tại nguy cơ,
hạn chế. Điều đáng nhắc ở đây là Nhà nước chưa khai thác tối đa tiềm lực và
phát triển ngành một cách mạnh mẽ. Các cấp lãnh đạo chưa đề ra chính sách,
chiến lược mở rộng phù hợp, đa dang hóa vận tải biển. Bên cạnh đó, chủ trương
xây dựng hay nâng cấp, sửa chữa hệ thống cảng hoặc cơ sở hạ tầng liên quan
khác ít được quan tâm. Vì vậy, mạng lưới giao thông đường biển hội nhập vào
cung đường giao thương hàng hóa toàn cầu không đạt hiệu quả cao.

Để khắc phục được những mặt hạn chế trên, Nhà nước cần xây dựng chiến lược,
chính sách phát triển mạng lưới vận tải và cơ sở hạ tầng hợp lý, nhanh chóng đưa
ngành về đúng vị trí theo tiếm năng mà nó làm được, giúp vận tải nước nhà hội
nhập với mạng lưới vận tải đường biển Châu Á và Thế giới. Tương tự như nhiều
phương thức vận tải khác, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường thủy
sẽ có quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp tìm kiếm, liên hệ với Đơn vị cung cấp Dịch vụ vận tải
đường biển để được tư vấn dịch vụ, cũng như cung cấp thông tin giao nhận hàng
chi tiết và làm hợp đồng;

Bước 2: Tiến hành khai báo hải quan để được cấp chứng nhận thông quan. Ở
bước này cơ quan chức năng sẽ kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hàng hóa theo
đúng quy định. Phía chủ hàng phải cung cấp đủ các giấy tờ cần thiết, xin giấy
phép lưu hành theo đúng quy định của hải quan.

Bước 3: Hàng hóa sẽ tiến hành được lưu kho đến bến cảng để tiếp tục kiểm tra,
sau đó được xếp dỡ lên boong tàu theo lịch trình.

Bước 4: Xếp hàng lên tàu và tiến hành vận chuyển.


Bước 5: Sau khi hàng cập bến đích sẽ được xếp dỡ và giao đến người nhận như
trong hợp đồng đã ký kết.

Hiện nay, các Doanh nghiệp càng ngày càng quan tâm đến Ngành vận tải biển,
chuyển hướng đầu từ vào ngành này cũng khá nhiều. Đi đôi với đó là sự phát
triển kinh tế cũng như giao thương giữa các nước cũng được mở rộng thúc đẩy
sự phát triển mạnh mẽ của Ngành vận tải biển.

Các chức năng chính của vận tải biển hiện nay:

Đường bờ biển Việt Nam dài gần 3400 km, đường biển được trải dài từ Bắc vào
Nam. Bởi đa phần các tỉnh tại Việt Nam đều giáp biển nên có rất nhiều cảng biển
được gây dựng với quy mô lớn và trở thành nơi cập bến của nhiều tàu lớn trên
thế giới.

- Vận tải đường biển giúp khai thác tối đa nguồn lợi có sẵn:

Thông qua hình thức vận chuyển đường biển thì Dịch vụ vận chuyển hàng hóa
Quốc tế đã tận dụng cũng như khai thác được những tiềm lực vốn có của các địa
điểm có biển và cảng biển. Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là những
tuyến đường giao thông tự nhiên, không tốn quá nhiều công để xây dựng, bảo trì
và sửa chữa. Việc khai thác sử dụng vận tải đường biển giúp mang lại lợi ích cho
nhiều phía, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giao thương, vận tải.

Bên cạnh đó vận chuyển đường biển còn giúp tối ưu hóa chi phí cho Doanh
nghiệp, Công ty. Chi phí là điều cần được quan tâm hàng đầu khi vận chuyển
song song với thời gian. Hình thức vận tải đường biển có ưu điểm là giúp tiết
kiệm chi phí vận chuyển nên được đông đảo Doanh nghiệp và Công ty sử dụng.

- Đáp ứng được nhu cầu vận chuyển những hàng hóa đặc biệt:
Với những con tàu to dài có khả năng chứa vài trăm container lớn thì khả năng
vận chuyển những hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn, cồng kềnh của vận
tải đường biển là hoàn toàn có thể. Đường biển rất quan trọng trong hoạt động
vận tải container. Những loại hàng hóa có tính chất cồng kềnh này rất khó để vận
chuyển bằng đường bộ hay đường hàng không do khoang chứa đồ đặc thù của
các hình thức vận chuyển này còn bị hạn chế.

- Đường biển là cầu nối giao thương mang tầm quốc tế:

Đường biển đã mở ra thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia
trên thế giới một cách thuận lợi. Không những buôn bán trong nước, giờ đây
công ty, khách hàng có thể vươn ra hoạt động ở quy mô nước ngoài. Và ngược
lại, công ty, khách hàng cũng có thể tăng nguồn hàng của mình từ các nơi trên
toàn cầu về địa phương một cách nhanh chóng. Việc làm này đã góp phần thay
đổi không ngừng sự luân phiên hàng hóa giữa các quốc gia, khu vực.

Vai trò, chức năng của vận tải biển ở mỗi địa phương với Dịch vụ chuyển hàng
quốc tế là khác nhau. Ngoài điều kiện vị trí địa lý còn phụ thuộc vào số lượng
hàng hóa, đội tàu vận chuyển và hơn hết là nhu cầu sử dụng cũng như buôn bán
kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu tại địa phương. Một khi đã khai thác được
vận chuyển đường biển thì hầu như cơ hội “vươn ra biển lớn” của Doanh nghiệp,
Công ty là điều hoàn toàn có thể thực hiện nhanh chóng.

Vai trò của vận tải đường biển đối với sự phát triển kinh tế:

Theo nghiên cứu, thì vận tải đường biển là giải pháp vận chuyển hàng hóa xuyên
quốc gia hữu hiệu nhất hiện nay. Giúp cho các quốc giá dễ dàng kết nối với nhau
trong việc trao đổi hàng hóa cũng như vận chuyển hàng hóa nội địa.

Đứng trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, ngành vận tải biển đã dần trở thành
một trong những phương thức hữu hiệu để thực hiện việc luân chuyển hàng hóa
giữa các quốc gia với nhau. Bởi thế cho nên đây được xem như loại hình vận tải
có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế quốc tế.

Ở tại Việt Nam, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể coi là một
trong những ngành “chủ lực”. Xuất hiện từ khá sớm, vận tải biển đã dần trở
thành yếu tố chủ chốt trong tăng trường kinh tế của nước ta. Đặc biệt, cùng với
số lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, vai trò của vận tải biển trong phát triển kinh
tế là hoàn toàn không thể phủ nhận.

Vận tải biển cũng chính phương tiện cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản
xuất trong nước và phân phối sản phẩm đi khắp các khu vực trong & ngoài nước.

Có thể nói, loại hình vận tải này là nền tảng để thúc đẩy phát triển sản xuất của
nhiều ngành kinh tế. Cũng từ đó đã góp phần tạo mọi điều kiện hình thành và
phát triển cho nhiều ngành công nghiệp quốc gia. Không chỉ vậy, vận tải biển
còn mang lại nguồn thu không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.

Theo đó, mỗi tàu hàng khi vào lãnh hải quốc gia đều phải trả chi phí, nhờ vậy mà
cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường càng ngày càng phát triển lên một
tầm cao mới. Đáng nói hơn cả là vận tải biển cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm
trong thời gian qua, từ đó đưa ngành vận tải trở thành yếu tố quan trọng trong
việc giải quyết hiệu quả tình trạng đói nghèo, thất nghiệp.

Đồng thời, đây còn là phương thức góp phần thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại
giữa các quốc gia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường.

Vận tải biển là giải pháp hữu hiệu nhất cho vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia.
Đường biển được xem như con đường di chuyển phù hợp với các loại hàng, sản
phẩm trên thị trường nên vận tải đường biển có tầm quan trọng rất lớn trong trao
đổi, buôn bán hàng hóa nội địa và quốc tế. Vận chuyển hàng hóa đường biển
hiện nay đang là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam và đạt được rất
nhiều thành tựu nổi bật. Nhiều đơn vị còn tăng cường trang bị lượng lớn tàu
hàng siêu tải trọng, có công suất lớn và động cơ mạnh, có thể chở được các mặt
hàng khối lượng lớn & đa dạng chủng loại. Dưới đây là những vai trò cụ thể đối
với xã hội, kinh tế, chính trị và đối nội-đối ngoại:

Đối với xã hội: Mở ra nhiều cơ hội việc làm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tìm
việc của nhiều người trong thời gian vừa qua. Từ đó, có thể thấy rằng, ngành vận
tải biển đã giải quyết được các vấn đề “nhức nhối” của xã hội như đói nghèo,
thất nghiệp, góp phần tạo ra xu hướng hoàn toàn mới cho người dân trong học
tập và làm việc.

Đối với kinh tế: Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm
chí vận chuyển hàng hóa đi buôn bán với khu vực khác. Đây quả thực là nền
tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, từ đó mở ra thị trường lớn
cho lĩnh vực kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện hình
thành và phát triển thêm những ngành nghề mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho
ngân khố mỗi quốc gia nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào phạm vi lãnh hải của
nước đó.

Đối với chính trị: Đây như là cầu nối chính trị giữa các nước trên thế giới và là
phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu quả động thái của các quốc gia

Đối với lĩnh vực đối ngoại – đối nội: Góp phần mở ra con đường giao thương
thuận lợi với các nước trên thế giới nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở
rộng thị trường và mối quan hệ để tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc
gia. Riêng với đối nội, vận tải nội địa cũng góp phần quan trọng trong phương
thức vận tải hàng hóa của nước ta.

Những điểm mạnh và điểm yếu của vận tải hàng theo đường biển:

1. Điểm mạnh của vận tải đường biển


Hiện tại, vận chuyển hàng hóa đang có nhiều phương thức khác nhau như: vận
chuyển bằng đường bộ (tức chuyển hàng bằng xe tải), vận chuyển đường sắt,
đường hàng không, đường biển,…Trong số đó thì vận chuyển bằng đường biển
chiếm vai trò khá quan trọng và đang sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội đáng kể
như:

- Các khoản chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thấp do giao thông là tự nhiên

- Mức cước phí vận chuyển thấp hơn nhiều so với các loại phương tiện vận tải
thông dụng khác

- Khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng thường khá cao.

- Vận tải bằng đường biển có thể chuyên chở hàng hóa của các phương tiện lớn,
chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau với số lượng tương đối lớn

- Góp phần phát triển mối quan hệ với các nước và thực hiện đường lối kinh tế
đối ngoại của Nhà nước, góp phần tăng thu ngoại tệ…

Tóm lại, vận tải đường biển là cầu nối giữa các quốc gia trên thế giới, chiếm giữ
vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao. Vì vậy, nhà nước cần
quan tâm và đầu tư đến vận tải biển nhiều hơn.

2. Điểm yếu của vận tải đường biển

Ngoài việc sở hữu những thế mạnh về tự nhiên như đã nói thì vận tải đường biển
vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu, chưa phát huy được hết khả năng sẵn có, cụ thể
như là:

- Đơn vị vận chuyển hàng hóa chưa có kinh nghiệm đi biển dài ngày nên khi sự
cố chẳng may xảy ra sẽ không biết cách xử lý nên rất bất tiện và nguy hiểm trong
quá trình vận tải
- Mỗi quốc gia đều có luật hàng hải khác nhau, không đồng nhất nên đôi khi việc
hoàn thành thủ tục, giấy tờ để xuất nhập khẩu là rất khó khăn. Đó là chưa kể,
người vận chuyển còn gặp phải những rắc rối tại các quốc gia, từ đó gây ra một
số xung đội không đáng có về Chính trị

- Vận chuyển hàng hóa có giá cước rẻ nhưng thời gian di chuyển lại khá lâu và
tùy vào vị trí địa lý xa hay gần, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, từ đó khiến
hàng hóa bị hư hại hoặc đến nơi giao nhận hàng trễ.

Đặc điểm của ngành vận tải biển:

Đối với ngành vận tải đường biển, có 3 vấn đề cần chú ý đó là phương thức vận
chuyển, khối lượng hàng và loại hàng hóa vận tải bằng đường biển. Cụ thể đặc
điểm của vận tải đường biển, đó là:

- Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển: vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển phân chia theo các phương thức vận tải:

+ Vận chuyển bằng container;

+ Vận chuyển bằng sà lan đối;

+ Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh.

Mỗi phương thức vận chuyển quốc tế hoặc nội địa bằng đường biển đều mang
đến những điểm giúp vận chuyển cùng lúc những kiện hàng có khối lượng và
kích thước khổng lồ. Để thuận tiện cho hoạt động vận tải được diễn ra nhanh
chóng, tối ưu chi phí, hàng hóa sẽ được kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận
chuyển với nhau. Vận chuyển đường biển có khả năng kết hợp với các loại hình
còn lại: vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không, vận chuyển
đường sắt, hoặc cùng lúc kết hợp nhiều hình thức vận chuyển đó theo từng hoàn
cảnh phù hợp.
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển:

Khối lượng hàng ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển, quá trình đóng gói hàng,
lựa chọn phương thức vận chuyển. Do đó, khi vận chuyển quốc tế bằng đường
biển, cần phải xác định trọng lượng và thể tích của hàng hóa vận chuyển. Khối
lượng hàng hóa được tính theo giá trị nào cao hơn. Mỗi phương thức vận chuyển
có cách chia khối lượng hàng hóa khác nhau. Cách chia và xác định khối lượng
hàng hóa sẽ được thể hiện như sau:

+ Số lượng (container 20) = 28/thể tích kiện (m3);

+ Số lượng (container 40) = 60/thể tích kiện (m3);

+ Số lượng (container 40 cao) = 60/thể tích kiện (m3);

Cách tính thể tích kiện: Thể tích kiện(m) = Dài x Rộng x Cao.

* Ví dụ:

Kiện hàng của quý khách có kích thước là d:0.31, r:0.32, cao: 0,55

Thể tích kiện: 0.31 x 0.32 x 0.55 = 0.05456.

- Những mặt hàng nên vận chuyển bằng đường biển:

Có rất nhiều loại hàng hóa có thể vận chuyển qua đường biển, mỗi loại hàng hóa
sẽ được chia theo các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận
chuyển tối ưu nhất. Cụ thể các nhóm hàng có thể sử dụng hình thức vận tải
đường biển như sau:

+ Hàng hóa có tính chất lý hóa như: Dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như
hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…;

+ Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…;
+ Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công
nghiệp…

Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:

+ Vận chuyển bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu;

+ Vận chuyển bằng sà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…;

+ Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.

Như vậy, từ ưu điểm cũng như quy định về những mặt hàng được vận chuyển
bởi hình thức vận tải đường biển thì người gửi có thêm cho mình một lựa chọn
vận chuyển hàng hóa hiệu quả.

- Quy trình vận chuyển, xuất nhập khẩu một lô hàng bằng đường biển:

Bước 1: Đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải biển tiếp nhận yêu cầu của khách hàng.
Thông tin nêu rõ địa chỉ hoặc kho lấy hàng;

Bước 2: Tiến hành khai báo hải quan và thông quan hàng hoá. Tiến hành kiểm
tra chuyên ngành, kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định của hải quan. Thực
hiện bộ hồ sơ với đầy đủ giấy tờ cần thiết, xin giấy phép lưu hành tự do;

Bước 3: Hàng hoá sẽ được vận chuyển từ kho lưu trữ đến bến cảng để kiểm tra
trước khi đưa lên boong tàu;

Bước 4: Xếp hàng lên tàu và bắt đầu quá trình vận tải;

Bước 5: Sau khi hàng cập cảng đích, hàng được dỡ và giao đến địa chỉ người
nhận như hợp đồng đã kí kết.

Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, từ lâu luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt
giữa dịch vụ vận tải đường biển, bộ, sắt và hàng không. Mỗi hình thức vận tải có
những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, dưới đây là sự khác biệt của vận tải
đường biển so với những phương thức khác:

+ Có thể chở được khối lượng hàng lớn gấp nhiều lần so với đường bộ, đường
hàng không.

+ Chuyên chở tất cả các loại hàng hóa

+ Cước phí vận chuyển rẻ

+ Có tính an toàn cao vì ít khi bị va chạm giữa các tàu hàng

+ Tốc độ di chuyển của vận tải đường biển chậm, thời gian vận chuyển từ 4 – 5
ngày trở lên, trong khi đó đường sắt, đường bộ chỉ khoảng 1 ngày, đường hàng
không chỉ từ 1 – 2 giờ đồng hồ.

+ Các loại thủ tục trong vận tải đường biển phức tạp

+ Phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, điều kiện tự nhiên

Phương thức vận tải đường biển được chia làm loại vận chuyển hàng hóa và vận
chuyển người (ở nước ta phổ biến vận chuyển hàng hóa). Tùy vào mỗi loại hàng
sẽ có những phương thức vận chuyển riêng. Các mặt hàng đông lạnh sẽ được vận
chuyển bằng các loại tàu có lắp đặt thiết bị máy lạnh và thường di chuyển nhanh
để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận một cách nhanh nhất, tránh bị hư hỏng
hàng.

Một số loại hàng container sẽ được các loại tàu chuyên chở container đảm nhận
và thường có kích thước lớn chịu được tải trọng lớn. Còn các loại hàng chất
lỏng, chất hóa học sẽ được vận chuyển theo các vận tải chuyên dụng.

Ưu điểm của ngàng vận tải đường biển:


+ Có thể vận chuyển được nhiều loại hàng hóa khác nhau, khối lượng hàng hóa
vận chuyển khá lớn, chi phí rẻ.

+ Có thể giao nhận hàng hóa ở khắp mọi nơi không hạn chế về đường đi do 70%
trái đất là nước.

Nhược điểm của hình thức vận chuyển này:

+ Có khả năng gặp nguy hiểm cao vì bốn bề là nước, khó có khả năng thoát thân.

+ Chịu ảnh hưởng nặng nề về yếu tố thời tiết, không thể di chuyển được khi bão,
sóng thần hay mưa to.

+ Thời gian vận chuyển chậm, không thích hợp với những loại hàng hóa đang
cần được giao nhanh.

Xu thế phát triển của ngành vận tải biển:

Ngành vận tải biển đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới khi các phương tiện giao
thông hiện đại chưa ra đời thì ngành vận tải biển là một trong những ngành chịu
tránh nhiệm vận chuyển hàng hóa cũng như con người từ khu vực này đến khu
vực khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác. Ngành vận tải biển phát triển dần
dần và chưa bao giờ trở nên lỗi thời, mỗi thời đại có những phương tiện cũng
như cơ sở hạ tầng phát triển riêng.

Khoảng thời gian trước đây, ngành vận tải chưa có những chuyển biến rõ rệt,
song hiện nay, vận chuyển đường biển đã tạo nên hướng đi tích cực, thay đổi
nhanh chóng về quy mô lẫn chất lượng. Ngoài ra, vận tải biển kết hợp các
phương tiện vận chuyển khác với quy trình làm việc chặt chẽ, nghiêm ngặt, giúp
doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro và bảo vệ hàng hóa an toàn trong
quá trình vận chuyển. Nó là giải pháp tối ưu, hữu hiệu nhất cho ngành vận tải
quốc tế.
Theo thống kê, ngành vân tải biển sở hữu 80% tổng lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu. Điều này cho thấy, nó đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đạt được xu hướng
trong thời đại mới.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì ngành vận tải biển
trở nên hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn. Sự hình thành của các phương
tiện vận chuyển ngày càng được cải tiến có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa
hơn, đa dạng các loại hàng hóa chứ không còn hàng hẹp như trước kia nữa. Các
cảng, bến tàu, bãi, bến càng ngày được xây dựng nhiều hơn với cơ cấu hạ tầng
vững chắc và an ninh hơn. Trang thiết bị đi tàu vận chuyển cũng được trang bị
đầy đủ và đảm bảo tín mạng con người càng ngày được phát triển. Các công tác
cứu hộ cứu nạn trên biển cũng được chú trọng và quan tâm đến.

Hiện nay, các doanh nghiệp càng ngày càng quan tâm đến ngành vận tải biển,
chuyển hướng đầu từ vào ngành này cũng khá nhiều. Đi đôi với đó là sự phát
triển kinh tế cũng như giao thương giữa các nước cũng được mở rộng thúc đẩy
sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải biển.

Mặc dù còn gặp nhiều thách thức, khó khăn nhưng vận tải đường biển trong
nước hứa hẹn đem lại những dịch vụ hiện đại, tối tân nhất, nhằm đáp ứng tốt nhu
cầu vận chuyển của khách hàng.

Theo Quỹ bảo vệ Môi trường (Environmental Defense Fund-EDF), “vận tải biển
đảm nhận khoảng 90% thương mại thế giới nhưng cũng chiếm 3% lượng phát
thải khí nhà kính toàn cầu”. Do đó, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đang ráo
riết các biện pháp hướng tới hoạt động bền vững của ngành vận tải biển. Dưới
đây là năm xu hướng phát triển bền vững của ngành vận tải biển:

- Cảm biển kỹ thuật số:


Công nghệ giám sát hoạt động và hiệu suất của tàu ngày càng phức tạp. Các con
tàu trong tương lai sẽ có một mạng lưới cảm biến hoàn chỉnh để đo lường mọi
khía cạnh hoạt động, bao gồm phát hiện lỗi và xác định các khu vực cần bảo trì
hoặc sửa chữa. Cùng với điều này, sự liên lạc từ tàu với bờ ngày càng mạnh mẽ
có nghĩa là hầu hết các khía cạnh hoạt động của tàu có thể được kiểm soát bởi
đội ngũ quản lý đội tàu trên đất liền.

- Những con tàu siêu hạm lớn hơn:

Những cải tiến về công nghệ, cấu trúc và vật liệu tàu sẽ dẫn đến những siêu tàu
lớn hơn nữa, đặc biệt là trong ngành vận tải container. Được hoàn thiện vào
tháng 3 năm nay, MOL Triumph là tàu container lớn nhất thế giới. Tàu dài 400m
(để so sánh, tòa nhà The Shard ở London cao 310m). Con tàu khổng lồ này sẽ
chở được số container lên tới 20.150 TEU. Các nhà sản xuất sẽ tìm cách tận
dụng chi phí vận chuyển thấp hơn mà các tàu này có thể cung cấp bằng cách điều
chỉnh hoạt động sản xuất của họ để tận dụng hiệu quả nhất không gian container
này.

- Vận chuyển xanh - sạch hơn:

Các đội tàu vận tải trên thế giới đang phải chịu áp lực liên tục trong việc phải
giảm thiểu lượng khí thải carbon và điều này sẽ chỉ tăng lên trong tương lai. Một
loạt công nghệ đang được áp dụng bao gồm nhiên liệu carbon thấp, thân tàu tinh
gọn hơn, thiết kế chân vịt hiệu quả hơn, cải tiến kế hoạch chuyến đi để tiết kiệm
nhiên liệu, lớp sơn phủ thân tàu tốt hơn và thậm chí cả đệm không khí để giảm
ma sát.

- Sử dụng Khí tự nhiên hóa lỏng:

(LNG) làm nhiên liệu


Ngày càng có nhiều sự quan tâm đến tiềm năng của LNG trong việc làm nhiên
liệu cho vận chuyển thương mại. Những người ủng hộ việc sử dụng LNG tin
rằng nó có thể giúp các nhà khai thác đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải,
đồng thời cạnh tranh về giá. Lượng khí thải CO2 có thể giảm tới 25% khi so
sánh với động cơ diesel. Mặc dù nhiên liệu gốc dầu thông thường sẽ tiếp tục
thống trị trong tương lai gần, nhưng có khả năng việc sử dụng LNG cho các tàu
chuyên dụng sẽ ngày càng tăng, điều này tạo cơ hội cho công nghệ này được
công nhận và phát triển trên quy mô lớn hơn.

5. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió cho tàu thủy

Ngành vận tải biển đang khám phá năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng
cho các đội tàu trong tương lai.

Một số công nghệ này đã được thử nghiệm và kiểm tra. Turanor PlanetSolar là
một tàu hai thân chạy bằng 29.000 pin mặt trời đã thành công đi vòng quanh thế
giới. Tuy nhiên, ứng dụng khả thi nhất của công nghệ này trong vận chuyển
thương mại sẽ là các hệ thống giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu bằng cách bổ
sung nguồn điện hiện có bằng tua-bin gió hoặc tấm pin mặt trời trên tàu.

Các loại phí, phụ phí trong vận tải đường biển:

Cũng tương tự như các loại hình vận tải khác, ở vận tải bằng đường thủy doanh
nghiệp cũng sẽ mất nhiều khoản phí và phụ phí khác nhau. Bao gồm:

- O/F (Ocean Freight): Phía vận tải từ cảng này đến cảng khác hay còn gọi là
cước đường biển;

- Phí chứng từ:

+ Đối với lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hành một cái
gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận
tải bằng đường không). Phí này là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các
thủ tục về giấy tờ cho lô hàng.

+ Đối với lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì người nhận phải đến Hãng
tàu/Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho
(hàng lẻ)/làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng.

- Phí THC (Terminal Handling Charge): Khoản phí thu trên mỗi container để
phù đắp cho các hoạt động khác tại cảng như: tập kết container, xếp dỡ hàng hóa,
…;

- Phí CIC (Container Imbalance Charge): Phí mất cân đối vỏ container. CIC là
phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn được gọi là phí phụ trội hàng nhập.
Đây là phụ phí chuyển vỏ container rỗng, chi phí phát sinh từ việc điều chuyển
một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

- Phí CFS (Container Freight Station fee): CFS là phí cho một lô hàng lẻ
xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container
đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS;

- Phí Handling: Phí đại lý theo dõi quá trình vận tải hàng hóa, cũng như khai báo
Manifest với cơ quan chức năng trước khi tàu về bến;

- Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): Phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng
giao nhận đi các nước Châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí hao hụt do sự biến
động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải
biển, phí EBS không phải phí được tính trong Local Charge;

- BAF (Bunker Adjustment Factor): BAF là khoản phụ phí (ngoài cước biển)
hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu.
Tương đương với thuật ngữ FAF( Fuel Adjustment Factor);
- CAF (Currency Adjustment Factor): CAF là khoản phụ phí (ngoài cước biển)
hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại
tệ…;

- COD (Change of Destination): Phụ phí do phát sinh trong các trường hợp phía
chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích trong quá trình giao nhận như phí lưu
container, phí đảo chuyển, phí xếp dỡ,…;

- DDC (Destination Delivery Charge): Không giống như tên gọi thể hiện, phụ
phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà
thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp
container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Việc thanh toán sẽ tùy
thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán.

- ISF (Import Security Kiling): ISF là phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập
khẩu tại Mỹ. Ngoài việc kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010
hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê
khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.

- CCF( Cleaning Container Free): CCF là phí vệ sinh container mà người nhập
khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập
khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng và trả tại các deport. ;

- PCS (Port Congestion Surcharge): PCS là phụ phí tắc nghẽn cảng, phụ phí này
áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới
phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu
là khá lớn).

- SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí áp dụng cho các loại hàng vận chuyển
qua kênh đào Suez;
- PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm khi nhu cầu vận chuyển
tăng mạnh. PSS là phụ phí mùa cao điểm, phụ phí này thường được các hãng tàu
áp dụng trong mùa cao điểm, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng
hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa lễ tại thị trường Mỹ và Châu Âu;

- ENS (Entry Summary Declaration): ENS là phí khai Manifest tại cảng đến cho
các lô hàng đi châu Âu (EU). Đây là phụ phí kê khai sợ lược hàng hóa nhập khẩu
vào liên hiệp châu Âu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực;

- AFR (Advance Filing Rules): Phí khai Manifest bằng điện tử khi nhập khẩu
hàng tại Nhật;

- AMS (Automatic Manifest System): AMS là phí khai báo hải quan tự động cho
nước nhập khẩu (thường là Mỹ, Canada, Trung Quốc). Đây là phí khai báo chi
tiết hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến Mỹ.

Giá cước vận chuyển:

- Giá cước vận chuyển đường biển nội địa

Mức cước biển cho tuyến nội địa biến động thường xuyên và tùy thuộc vào các
thời điểm trong năm. Giá cước đường nội địa bao gồm chi phí vận chuyển, bốc
xếp, lưu kho bãi và những chi phí phát sinh khác. Đặc biệt, giá vận chuyển nội
địa phù hợp với hình thức như:

Vận chuyển đường bộ.

Vận chuyển đường sắt.

Vận chuyển đường thủy.

Vận chuyển đường hàng không.

Bảng giá mức chi phí về mức cước đường biển nội địa:
- Giá cước vận chuyển đường biển quốc tế

Giá cước vận tải biển quốc tế là khoản phí mà bên chủ hàng phải trả cho việc
thuê cũng như sử dụng dịch vụ vận chuyển. Giá cước này sẽ thích hợp với hình
thức vận chuyển container, hàng rời, hàng lạnh. Dưới đây là một số tuyến đường
biển quốc tế ở Việt Nam như:

Tuyến đường biển từ Việt Nam đến Châu Âu.

Tuyến từ Việt Nam đến Châu Mỹ.

Tuyến Việt Nam - Hồng Kông - Nhật Bản.

Sau đây là bảng cước phí tham khảo:


Tuy nhiên, các bảng giá nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế
có thể thay đổi tùy thuộc vào những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá. Để biết thêm
thông tin chi tiết về giá cước, ta cần phải liên hệ với công ty vận tải biển.

Các tính giá cước vận chuyển:

Hiện nay, có hai cách tính giá cước vận tải đường biển là tính theo kg (KGS) và
tính theo thể tích (CBM). Theo đó, hàng FCL (Hàng nguyên container) và hàng
LCL (Hàng lẻ) cũng có công thức tính cước phí sau:
- Đối với hàng FCL (Hàng nguyên container):

Hàng FLC là hàng được vận chuyển nguyên container, được tính theo trọng
lượng, thể tích và tùy vào loại hàng hóa. Đồng thời, hàng FLC này áp dụng cho
các loại hàng có khối lượng, kích thước lớn, hàng cần bảo quản, hàng cần vận
chuyển nhanh.

Những Đơn vị tính phí của hàng FCL thường tính trên đơn vị container hoặc Bill
hoặc shipment. Vì thế khi tính phí cho hàng FCL ta tính như sau:

+ Với những chi phí tính trên container ta lấy giá cước x số lượng container

+ Với những chi phí tính trên Bill hoặc trên shipment thì ta lấy giá cước x số
lượng bill hoặc số lượng shipment đó

Ví dụ: 1 Lô hàng xuất FCL từ HCM – TOKYO, 3x20DC

Chị phí của lô hàng như sau:

OF: (Usd30/cont20) 30×3= 90

THC: (Usd120/cont20) 120×3 = 360

Bill: (Usd40/Bill)40×1=40

Seal: (Usd9/cont) 9×3=27

AFR: (Usd35/Bill)35×1=35

Total: 90+360+40+27+35 = 552USD

- Đối với hàng LCL (Hàng lẻ):

Hàng LCL là hàng hóa ghép chung với các lô hàng khác trong một container.
Nhìn chung hàng LCL phù hợp với những hàng hóa có trong lượng, kích thước
nhỏ, hàng cần vận chuyển thường xuyên,... Giá cước vận tải biển quốc tế được
tính 1 trong 2 công thức sau:

Công thức tính thể tích lô hàng theo CBM:

Thể tích lô hàng = (Chiều dài x rộng x cao) x số lượng (m3)

Quy ước: 1 tấn < 3 CBM, quy thành hàng nặng và tính theo giá KGS. Nếu 1 tấn
>= 3 CBM, quy thành hàng nhẹ được tính theo giá CBM.

Công thức tính theo CBM/KGS:

+ Cước phí CBM = Thể tích hàng hóa x phí vận chuyển 1 CBM

+ Cước phí KGS = (Trọng lượng (kg) x phí vận chuyển của 1CBM): 1000

Lưu ý: Phí vận chuyển 1 CBM là do bên cung cấp dịch vụ quy định

Ví dụ: 1 lô hàng lẻ xuất với trọng lượng hàng: 1000kgs, kích thước hàng: 1.5
x2x1 (m), từ HCM – BUSAN

Thể tích của lô hàng: 1.5x2x1 = 3CBM

Ta thấy 1 Tấn: 3CBM >= 3CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM

Chi phí của lô hàng như sau:

OF: (Usd1/CBM)= 1×3=3

THC: (Usd7/CBM)= 7×3=21

EBS: (Usd6/CBM)= 6×3=18

CFS: (Usd9/CBM) 9×3=27

BILL:(Usd35/Bill)35×1=35

Total: 3+21+18+27+35=104USD
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển:

Ngoài việc tìm hiểu các loại phí, phụ phí vận tải đường biển, doanh nghiệp cần
phải biết giá cước vận tải biển quốc tế có thể biến động do ảnh hưởng bởi các
yếu tố sau:

Loại hàng hóa cần vận chuyển: Một số loại hàng mang tính cần đảm bảo yếu tố
an toàn tuyệt đối như hàng có giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng cần đóng gói,...
Thường sẽ có cước phí cao hơn hàng thông thường. Vì thế, doanh nghiệp cần chi
trả thêm khoản phí này để giúp cho hàng không bị rơi, vỡ, hư hỏng hoặc hỏng
hóc trong quá trình vận chuyển.

Khối lượng, kích cỡ hàng hóa: Đối với các loại hàng có khối lượng và kích cỡ
lớn thì giá cước sẽ càng cao. Bởi vì, hàng hóa cần tuân thủ nhiều quy định như
dùng phương tiện phù hợp, đóng gói đảm bảo và tốc độ yêu cầu tối thiểu.

Địa chỉ giao nhận: Tùy theo khoảng cách vận chuyển và điều kiện thời tiết mà
mức phí sẽ tăng hoặc giảm khác nhau.

Yêu cầu bảo quản đơn hàng: Các mặt hàng đặc biệt gồm sinh phẩm, vàng bạc,
tiền, điện thoại, thực phẩm đông lạnh,... cần đóng gói, bảo quản theo đúng quy
định. Do vậy, cước phí vận chuyển và phụ phí chắc chắn sẽ cao hơn.

Chính sách giá của từng công ty vận tải: Chính sách giá cước vận chuyển đường
biển sẽ tùy thuộc vào mỗi đơn vị. Do đó, doanh nghiệp cần tham khảo trước để
lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ uy tín với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, doanh
nghiệp có thể cân nhắc tìm đến Dolphin Sea Air để sở hữu dịch vụ với mức giá
thành hấp dẫn.

Các yếu tố khác: Mức phí cao hay thấp còn có sự chênh lệch dựa vào các tiêu chí
như số lượng container, giá nhiên liệu, thời gian vận chuyển và phí dịch vụ,…
Ước tính sự phát triển của cảng biển Việt Nam đến năm 2030:

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống
cảng biển Việt Nam đến năm 2030 vào khoảng trên 350.000 tỷ đồng. Tính bình
quân, mỗi năm sẽ cần chi hơn 50.000 tỷ đồng để đạt mục tiêu đáp ứng nhu cầu
thông qua hàng hóa, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,2-4,8%/năm.

Bộ GTVT đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan để hoàn thiện dự
thảo Điều chỉnh Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030,
tầm nhìn đến 2050.

Theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2030 hệ thống cảng biển sẽ đáp ứng lượng hàng
hóa thông qua từ 1.326 - 1.604 triệu tấn; trong đó hàng container từ 46,3 - 54,3
triệu TEUs (Twenty-foot equivalent unit - đơn vị đo lường trong vận tải đường
biển), hành khách từ 17,4 - 18,8 triệu lượt khách, lượng hàng trung chuyển
container quốc tế dự kiến khoảng 4,34 triệu TEUs.

Cũng theo dự thảo, hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 2 cảng đặc biệt là cảng
biển Hải Phòng và cảng Bà Rịa - Vũng Tàu và 15 cảng biển loại I bao gồm các
cảng: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Cần Thơ, Long An và Trà Vinh. Trong số này, các cảng biển Thanh Hóa, Đà
Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển
đặc biệt.

6 cảng biển loại II là các cảng: Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Hậu Giang, Đồng Tháp. 13 cảng biển loại III gồm các cảng: Thái Bình,
Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên, Bình Dương, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre,
Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Riêng cảng biển Sóc
Trăng được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề cập đến việc nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp để
từng bước phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa)
cũng như định hướng phát triển bến cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) phục vụ
đồng bằng sông Cửu Long, để triển khai đầu tư khi có đủ điều kiện.

Cũng theo dự thảo, Bộ GTVT ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống
cảng biển Việt Nam đến năm 2030 vào khoảng trên 350.000 tỷ đồng.

Nguồn vốn huy động chủ yếu từ các nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp
cũng như huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác. Vốn ngân sách được tập
trung lo cho hạ tầng hàng hải công cộng, các khu vực trọng điểm nhằm tạo sức
lan tỏa, thu hút đầu tư.

Về tầm nhìn đến năm 2050, dự thảo hướng tới phát triển hệ thống cảng biển
đồng bộ, hiện đại ngang tầm với khu vực và thế giới, đáp ứng các tiêu chí cảng
xanh, đáp ứng đầy đủ, hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Hệ thống cảng biển làm trụ cột chính có vai trò động lực, dẫn dắt, phát triển
thành công kinh tế hàng hải, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển
mạnh và nước phát triển, thu nhập cao.

Trước đó, ngày 22/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1579/QĐ-
TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định này, hệ thống cảng biển Việt Nam chia làm 5 nhóm với 36
cảng biển (không có cảng trung chuyển Cần Giờ).

Tổng nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ
đồng, chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, được huy
động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn
hợp pháp khác.

Tài liệu tham khảo:

https://ratracosolutions.com/n/giao-thong-van-tai-duong-bien-nuoc-ta/

https://vantaiduongbien.com.vn/dac-diem-cua-nganh-van-tai-duong-bien-159-
26.html

https://erp.lacviet.vn/vi/news/index/5-xu-huong-phat-trien-ben-vung-van-tai-
bien-nam-2021

https://dolphinseaair.com/gia-cuoc-van-tai-bien-quoc-te.html#5370e7e8

You might also like