Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Họ và tên – MSSV – Lớp:

Lê Trường Giang – 2151220012 – QH21A

Lý Thùy Mĩ Duyên – 2151220100 – QH21A

Võ Lê Duy – 2151220099 – QH21A

NGHIỆP VỤ THU THẬP CHỨNG CỨ HÀNG HẢI


Đề tài tranh chấp: Sự cố va chạm của tàu OTTO vào cần cẩu QC của cảng Nam
Hải Đình Vũ, Hải Phòng

Câu 1. Nêu các quy định theo hợp đồng/quy định pháp luật có thể áp dụng vào
giải quyết tranh chấp

Câu 2. Nêu các tài liệu, chứng cứ sẽ dùng để giải quyết tranh chấp

Câu 3. Tiến hành giải quyết tranh chấp

Câu 4. Rút ra bài học kinh nghiệm từ vụ tranh chấp đã được giải quyết ở trên

Trả lời:

 Nguyên nhân tổn thất:

Theo kết quả giám định hiện trường của Công ty Cổ phần Giám định Phương
Bắc (Nori), thông tin từ các bên liên quan, Nori cho rằng nguyên nhân gây ra tổn
thất đối với cần cầu QC 01 và QC 02 của người được bảo hiểm là do: Trong quá
trình tàu "OTTO" cập cầu Cảng để tiến hành làm hàng thì phần lái tàu đã va
chạm vào 02 cần cẩu nêu trên gây ra hư hỏng đối với 02 cần cẩu này.

Nori cho rằng: Nguyên nhân dẫn đến tổn thất nêu trên, là sự việc bất ngờ và
không lường trước được của người được bảo hiểm.
Câu 1. Nêu các quy định theo hợp đồng/quy định pháp luật có thể áp
dụng vào giải quyết tranh chấp:

- Quy định hợp đồng: Cần xem xét các điều khoản về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, bảo hiểm hàng hải, và các điều khoản về an toàn và vận hành tàu trong
hợp đồng giữa bên vận hành tàu OTTO và cảng Nam Hải Đình Vũ.

- Quy định pháp luật:

Bộ luật Hàng hải Việt Nam:

Điều 286. Nghĩa vụ của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn đâm va

1. Khi xảy ra tai nạn đâm va, thuyền trưởng của tàu liên quan đến tai nạn đâm va
có nghĩa vụ tiến hành cứu người, tàu và tài sản trên tàu khác, nếu hành động đó
không gây ra sự nguy hiểm đặc biệt cho người, tàu và tài sản trên tàu của mình.

2. Ngay sau khi đâm va, thuyền trưởng các tàu liên quan đến tai nạn đâm va có
nghĩa vụ trao đổi cho nhau biết tên tàu, hô hiệu, nơi đăng ký, cảng rời cuối cùng
và cảng định đến.

3. Chủ tàu không chịu trách nhiệm về việc thuyền trưởng không thực hiện nghĩa
vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 287. Nguyên tắc xác định lỗi và bồi thường tổn thất trong tai nạn đâm va

1. Tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va là tàu gây ra sự đâm va do có hành động hoặc
sự sơ suất trong việc trang bị, điều khiển, quản lý tàu; trong việc chấp hành quy
tắc phòng ngừa đâm va trên biển và quy định bảo đảm an toàn hàng hải; do
không thực hiện những tập quán nghề nghiệp cần thiết.

2. Tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va phải bồi thường tổn thất về tàu, người và tài
sản liên quan đến tai nạn đâm va đó. Trường hợp có hai hoặc nhiều tàu cùng có
lỗi trong một tai nạn đâm va thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ tùy theo
mức độ lỗi của mỗi bên; nếu mức độ lỗi bằng nhau hoặc khi không xác định cụ
thể mức độ lỗi của mỗi bên thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ đều cho tất
cả các bên.

3. Khi chưa xác định được lỗi một cách rõ ràng thì không tàu nào bị coi là đã có
lỗi gây ra tai nạn đâm va.

4. Trong trường hợp bồi thường tính mạng, thương tích hoặc tổn hại khác về sức
khỏe con người, các tàu có lỗi phải chịu trách nhiệm liên đới. Tàu đã bồi thường
vượt quá trách nhiệm của mình có quyền đòi các tàu liên quan hoàn trả số tiền
quá mức đó.

5. Tàu quân sự chỉ được miễn trách nhiệm bồi thường nếu có lỗi gây ra tai nạn
đâm va khi đang làm nhiệm vụ ở vùng diễn tập quân sự và vùng cấm hoạt động
hàng hải đã được công bố, nhưng thuyền trưởng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 286 của Bộ luật này nếu điều kiện thực tế cho
phép.

6. Trên cơ sở quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, các bên liên quan
đến tai nạn đâm va được quyền tự thỏa thuận để xác định mức độ lỗi và trách
nhiệm bồi thường tổn thất xảy ra đối với tai nạn đâm va đó; nếu không thỏa
thuận được thì có quyền khởi kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền.

Điều 336. Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải

Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là 02 năm kể từ
ngày phát sinh tranh chấp.

Điều 338. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hàng hải
1. Các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng,
thỏa thuận hoặc khởi kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền.

2. Tranh chấp hàng hải được Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo thẩm quyền,
thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 339. Giải quyết tranh chấp hàng hải có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân
nước ngoài

1. Trường hợp hợp đồng có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì
các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại
Trọng tài hoặc Tòa án ở nước ngoài.

2. Trường hợp các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải đều là tổ chức, cá nhân
nước ngoài và có thỏa thuận bằng văn bản giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Việt Nam thì Trọng tài Việt Nam có quyền giải quyết đối với tranh chấp hàng
hải đó, ngay cả khi nơi xảy ra tranh chấp ngoài lãnh thổ Việt Nam.

3. Tranh chấp hàng hải quy định tại khoản 2 Điều này cũng có thể được giải
quyết tại Tòa án Việt Nam nếu căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ giữa
các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải theo pháp luật Việt Nam hoặc tài sản
liên quan đến quan hệ đó ở Việt Nam.

Luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy
định tại khoản 2 Điều này.

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể
thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật
hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường
nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của
mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc
bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường
phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy
ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt
hại cho chính mình.

Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm.

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Điều 608. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất
lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi
thường.

Điều 687. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp
không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện
gây thiệt hại được áp dụng.

2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân
hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước
đó được áp dụng.
- Quy định bảo hiểm: Xem xét các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm của tàu
OTTO và cảng Nam Hải Đình Vũ, bao gồm cả bảo hiểm trách nhiệm dân sự và
bảo hiểm hàng hóa.

Câu 2. Nêu các tài liệu, chứng cứ sẽ dùng để giải quyết tranh chấp:

- Thư yêu cầu bồi thường:

+ Kết quả giám định:

Cẩu QC1: Có 1 ống chì bị hỏng, dây cáp điện nguồn bị đứt cách hộp nối
điện bờ 20m và một phần cáp bị dập tính từ vị trí đứt cho tới tang quấn cáp
khoảng 10m , phần kết cấu thép bị cong vênh biến dạng 03 cái x chiều dài thanh
là 2500mm/cái đã được cắt ra khỏi chân cẩu, 12 con lăn bằng nhựa cứng dẫn
hướng dây cáp nguồn nằm trên 03 thanh dẫn hướng bị kẹt.

Cẩu QC 02: Phần kết cấu của cẩu bị móp méo một vài vị trí chưa được sữa
chữa.

+ Kết quả chạy thử có tải:

Đối với cầu QC01:

Kiểm tra nâng hạ thay đổi độ cao, di chuyển dọc bum hết hành trình đối
với container hàng hóa khối lượng là 17 tấn (bao gồm vỏ). Kết quả: Hệ thống
cẩu hoạt động bình thường, không phát hiện dấu hiệu bất thường và tín hiệu cảnh
báo.

Kiểm tra nâng hạ thay đổi độ cao, di chuyển dọc bum hết hành trình đối
với container hàng hóa khối lượng là 20 tấn (bao gồm vỏ). Kết quả: Hệ thống
cẩu hoạt động bình thường, không phát hiện dấu hiệu bất thường và tín hiệu cảnh
báo.
Kiểm tra nâng hạ thay đổi độ cao, di chuyển dọc bum hết hành trình đối
với container hàng hóa khối lượng là 30 tấn (bao gồm vỏ). Kết quả: Hệ thống
cẩu hoạt động bình thường, không phát hiện dấu hiệu bất thường và tín hiệu cảnh
báo.

Đối với cầu QC02: Mài lớp sơn bề mặt tại vị trí tôn bị rách và móp méo ở
mép ngoài trụ đứng bên phải phía sông, để kiểm tra khuyết tật của tôn kết cấu và
mối hàn liên kết bằng cách sử dụng gông từ.

+ Số tiền khiếu nại: 1.400.000.000 VND (số tiền dự phòng bồi thường)

- Biên bản sự cố: Báo cáo chi tiết về sự cố va chạm từ cảng Nam Hải Đình Vũ và
tàu OTTO.

- Hình ảnh, video: Ghi lại hiện trường vụ va chạm, tình trạng hư hỏng của cần
cẩu QC và tàu OTTO.

- Hợp đồng và phụ lục: Bản sao của hợp đồng vận hành giữa tàu OTTO và cảng,
các phụ lục liên quan.

- Hợp đồng bảo hiểm: Các hợp đồng bảo hiểm liên quan đến tàu OTTO và cần
cẩu QC. Cụ thể là đơn bảo hiểm HPH.D03.CPM.15.HD38 CỦA Công ty Bảo
Việt Hải phòng đã cấp.

- Báo cáo giám định thiệt hại: Báo cáo từ các chuyên gia giám định thiệt hại độc
lập về mức độ hư hỏng và chi phí sửa chữa. Cụ thể ở đây là báo cáo kết quả giám
định từ Công ty Cổ phần Giám định Phương Bắc (Nori)

- Chứng từ liên quan:

+ Các tài liệu liên quan đến quyền sở hữu, vận hành và bảo trì của cần cẩu QC và
tàu OTTO.
+ Danh mục Tài sản cố định ngày 31/12/2014, Danh mục TSCĐ từ ngày
01/01/2015 đến ngày 02/11/2015.

+ Chứng từ ban đầu của cẩu giàn QC: Hợp đồng, hóa đơn, Tờ khai hải quan.

+ Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục giàn.

+ Sổ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị.


- Các chứng từ liên quan đến sửa chữa khắc phục cần trục giàn QC:

+ 03 báo giá của đơn vị sửa chữa: báo giá phải chi tiết các công việc sửa chữa,
khối lượng sửa chữa, đơn giá sửa chữa.

+ Hợp đồng thi công sửa chữa, Biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng,
quyết toán – hóa đơn sửa chữa. Biên bản kiểm định sau sửa chữa.

Câu 3. Tiến hành giải quyết tranh chấp:

Sau khi thu thập đủ các tài liệu, chứng cứ liên quan thì tiến hành giải quyết
tranh chấp. Có thể tiến hành giải quyết tranh chấp bằng các cách sau:

- Thương lượng và hòa giải: Đầu tiên, hai bên cần tiến hành thương lượng trực
tiếp để tìm kiếm giải pháp hòa giải, thống nhất về trách nhiệm và mức bồi
thường.

+ Thương lượng: Hai bên (cảng Nam Hải Đình Vũ và chủ tàu OTTO) tiến hành
thương lượng trực tiếp để đạt được thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại hợp lí.

+ Hòa giải: Nếu thương lượng không thành công, có thể nhờ đến bên thứ ba làm
trung gian hòa giải để giúp đạt được thỏa thuận.

- Khởi kiện và giải quyết tại tòa án:


+ Khởi kiện: Nếu hòa giải không thành công, bên bị thiệt hại có thể khởi kiện ra
tòa án có thẩm quyền. Tòa án sẽ căn cứ vào các chứng cứ, báo cáo giám định, và
quy định pháp luật để đưa ra phán quyết.

+ Thi hành án: Sau khi tòa án ra phán quyết, bên thua kiện phải thực hiện bồi
thường theo đúng phán quyết của tòa án.

- Thực hiện bồi thường và khắc phục hậu quả:

+ Bồi thường: Bên chịu trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận
hoặc phán quyết của tòa án. Số tiền bồi thường có thể bao gồm chi phí sửa chữa,
khắc phục thiệt hại và các thiệt hại khác liên quan.

+ Khắc phục hậu quả: Thực hiện các biện pháp sửa chữa, khôi phục cầu cảng và
tàu để đảm bảo hoạt động trở lại bình thường.

4. Rút ra bài học kinh nghiệm từ vụ tranh chấp đã được giải quyết ở trên:

- Tuân thủ quy định an toàn: Cần nâng cao ý thức tuân thủ các quy định về an
toàn hàng hải, đặc biệt là trong quá trình vận hành tàu tại cảng.

- Tăng cường giám sát: Nâng cao công tác giám sát, quản lý để phát hiện sớm và
ngăn ngừa các nguy cơ gây ra sự cố.

- Chính sách bảo hiểm: Cần xem xét và điều chỉnh các hợp đồng bảo hiểm để
đảm bảo đủ mức bảo hiểm cho các rủi ro có thể xảy ra.

- Đào tạo nhân viên: Tăng cường đào tạo, nâng cao kỹ năng và nhận thức của
nhân viên về an toàn hàng hải và quy trình xử lý sự cố.

- Hợp tác giữa các bên: Tăng cường sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa các bên
liên quan để đảm bảo quy trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng và
hiệu quả.

You might also like