Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

BÀI GIẢNG

VẬT LÝ
LÝĐẠI CƯƠNG
SINH
(Dành cho sinh viên y khoa năm nhất)

Hậu Giang – Năm 2022


TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN

BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG


Dùng đào tạo sinh viên Y Khoa năm nhất

Chương 4

ĐIỆN VÀ SỰ SỐNG

GV: Th.S. Lâm Văn Ngoán


1- Điện thế sinh vật ở tế bào sống

Từ kết quả thực nghiệm nổi tiếng của


Galvani đã chứng minh một đặc
trưng quan trọng của tế bào sống, đó
là giữa chúng và môi trường bên
ngoài luôn tồn tại một sự chênh lệch
điện thế
Về cơ bản đó là: điện thế nghỉ,
điện thế tổn thương, điện thế hoạt
Luigi Galvani (9/9/1737 – 4/12/1798) là
động. một nhà vật lý học và nhà y học người Ý
1- Điện thế sinh vật ở tế bào sống
Điện thế nghỉ

Giữa phần bên trong tế bào và môi trường bên ngoài luôn luôn tồn
tại một hiệu điện thế. Sự chênh lệch điện thế này được gọi là điện
thế nghỉ hay điện thế tĩnh của màng
1- Điện thế sinh vật ở tế bào sống
Điện thế nghỉ

Điện thế nghỉ có hai đặc điểm như sau:


Mặt trong tế bào sống luôn luôn có giá
trị điện thế âm so với mặt bên ngoài, tức
là chiều điện thế nghỉ là không đổi.
Điện thế nghỉ có giá trị biến đổi rất
chậm theo thời gian.

Ở các loại tế bào khác nhau thì giá trị điện thế nghỉ đo được khác nhau, thay
đổi trong khoảng từ -10mV đến -100mV
1- Điện thế sinh vật ở tế bào sống
Điện thế nghỉ

Điện thế nghỉ đặc trưng cho trạng thái sinh lý bình thường của hệ
thống sống, bất kỳ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi
chất bình thường cũng đều ảnh hưởng đến điện thế tĩnh của hệ:
+ Dưới tác dụng của dòng điện bên ngoài.
+ Thay đổi thành phần ion của môi trường.
+ Sự tác động của một số độc tố lên hệ thống sống.
+ Khi thay đổi lượng oxy trong môi trường.
1- Điện thế sinh vật ở tế bào sống
Điện thế hoạt động trên tế bào thần kinh

Khi có sóng hưng phấn truyền đến, dao động điện xuất hiện dưới
dạng sự đảo cực của điện thế màng, giá trị của điện thế ở mặt bên
ngoài trở nên âm hơn so với điện thế mặt bên trong của nó. Hiệu
điện thế xuất hiện trong trường hợp này gọi là điện thế hoạt động.
1- Điện thế sinh vật ở tế bào sống
Điện thế hoạt động trên tế bào thần kinh
Phương pháp hai pha
1- Điện thế sinh vật ở tế bào sống
Điện thế hoạt động trên tế bào thần kinh
Phương pháp một pha
1- Điện thế sinh vật ở tế bào sống
Điện thế tổn thương

Điện thế tổn thương là hiệu điện thế xuất hiện do sự chênh lệch
điện thế giữa vùng bị tổn thương và vùng không bị tổn thương. Sự
tổn thương xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (như dưới
tác động cơ học, nhiệt, điện, hoặc hoá học ...) đều làm xuất hiện sự
chênh lệch điện thế.
1- Điện thế sinh vật ở tế bào sống
Điện thế tổn thương

Đặc trưng cơ bản của điện thế tổn thương ở đối tượng động vật là:
+ Giá trị của hiệu điện thế giảm dần và biến đổi chậm theo thời
gian.
+ Điện thế tổn thương phụ thuộc nhiều vào điều kiện khảo sát và
phương pháp ghi đo.
+ Độ lớn điện thế bị ảnh hưởng nhiều tuỳ thuộc vào điều kiện sinh
lý của các đối tượng nghiên cứu.
2- Bản chất và cơ chế hình thành điện thế sinh vật
Nguồn gốc và bản chất điện thế tĩnh

Theo thuyết ion màng, trong quá trình hình thành điện thế sinh vật
thì các ion (đặc biệt là các ion Na+, K+, Cl-) ở trong dịch nội bào và
bên ngoài tế bào đóng vai trò quyết định. Theo đó, ta có thể xác định
được giá trị điện thế tĩnh tương ứng với sự phân bố nồng độ ion ở
hai phía màng ở trạng thái bình thường.
2- Bản chất và cơ chế hình thành điện thế sinh vật
Nguồn gốc và bản chất điện thế tĩnh
Theo Bernstein
Ông là người đầu tiên cho rằng, điện thế tĩnh là kết quả của sự
phân bố không đều các ion ở hai phía màng tế bào. Ở trạng thái
tĩnh, màng tế bào không thấm ion Na+ và Cl- mà chỉ thấm các
ion K+. Khi hiện tượng trao đổi chất xảy ra, có sự phân bố không
đồng đều của các ion trên ở hai bên màng dẫn đến hình thành
điện thế tĩnh. Điện thế tĩnh có các giá trị khác nhau tuỳ thuộc
vào đối tượng nghiên cứu.
2- Bản chất và cơ chế hình thành điện thế sinh vật
Nguồn gốc và bản chất điện thế tĩnh

Theo Boyler và Conwey


Quá trình vận chuyển và cơ chế hoạt động giống như sự phân bố của các ion
trong trạng thái cân bằng Gibbs – Donnan, trong đó, màng tế bào thấm đồng
thời ion K+ và Cl- không thấm Na+. Khi cân bằng Gibbs – Donnan điện thế
tĩnh của màng tế bào động vật có thể xác định bởi công thức:
𝑅𝑇 𝐾+ 0 𝑅𝑇 𝐶𝑙 − 𝑖
𝑈𝑠 = . 𝑙𝑛 + = . 𝑙𝑛 −
𝑍𝐹 𝐾 𝑖 𝑍𝐹 𝐶𝑙 0

[K+]0 và [Cl-]0 là các nồng độ ion ở môi trường bên ngoài tế bào;
[K+]i và [Cl-]i là các nồng độ ion ở phía bên trong tế
2- Bản chất và cơ chế hình thành điện thế sinh vật
Nguồn gốc và bản chất điện thế tĩnh
Giả thuyết của Goldmann

Màng tế bào có tính đồng nhất về cấu trúc và điện trường tác dụng lên màng
tại mọi vị trí là không đổi.
Dung dịch điện ly của các dịch sinh vật được coi như là dung dịch lý tưởng.
Màng có tính chất bán thấm nhưng không phải hoàn toàn tuyệt đối. Mỗi ion
có khả năng dịch chuyển qua màng khác nhau, đặc trưng bằng đại lượng hệ số
thấm (P) cho từng loại ion.
Các ion Natri cũng có tham gia vào quá trình hình thành nên điện thế tĩnh
này.
2- Bản chất và cơ chế hình thành điện thế sinh vật
Nguồn gốc và bản chất điện thế tĩnh
Giả thuyết của Goldmann

công thức về điện thế tĩnh được Goldmann xác định lại như sau:
𝑅𝑇 𝑃𝐾 𝐾 + 0 + 𝑃𝑁𝑎 𝑁𝑎+ 0 − 𝑃𝐶𝑙 𝐶𝑙 − 𝑖
𝑈𝑠 = . 𝑙𝑛
𝐹 𝑃𝐾 𝐾 + 𝑖 + 𝑃𝑁𝑎 𝑁𝑎+ 𝑖 + 𝑃𝐶𝑙 𝐶𝑙 − 0
Trong đó: PK, PNa, PCl là hệ số thấm đối với các ion K+, Na+ và Cl-.

Những nghiên cứu bằng phương pháp đồng vị phóng xạ đánh dấu được tiến
hành gần đây cho thấy rằng: Màng tế bào thấm tốt đối với ion K+, Cl- và ít thấm
đối với ion Na+ (tốc độ dòng ion Natri vào khoảng 14.10-12 mol.cm-2.sec-1).
2- Bản chất và cơ chế hình thành điện thế sinh vật
Bản chất và cơ chế hình thành điện thế hoạt động

Khi tế bào nhận kích thích làm thay đổi cấu hình màng, sự định hướng
lưỡng cực điện, trạng thái liên kết của các nhóm tích điện, một số chất cấu
tạo nên màng làm biến đổi tính thấm của màng đối với các ion. Và cùng
với kích thích là sự xuất hiện một điện thế hoạt động

Theo Bernstein

Hình 4.8
2- Bản chất và cơ chế hình thành điện thế sinh vật
Bản chất và cơ chế hình thành điện thế hoạt động
Theo Hodgkin và Huxley
Lý thuyết của Bernstein không giải thích được hiện tượng điện thế hoạt động
có giá trị lớn hơn điện thế nghỉ, tức là sau khi khử cực hoàn toàn thì điện thế
tiếp tục tăng và đạt giá trị lớn hơn 0.
Hodgkin và Huxley từ những nghiên cứu thực nghiệm của mình có mối quan
hệ giữa điện thế màng và độ dẫn điện của các ion, điện dẫn của các ion thay đổi
làm điện thế màng (Um) cũng thay đổi. Cụ thể là tính thấm ion K+ xảy ra trễ hơn
và kéo dài trong một thời gian lâu hơn so với sự gia tăng của ion Na+, nên khảo
sát điện thế hoạt động dựa trên sự thay đổi về tỉ số độ thấm PNa/PK hoặc tỉ số độ
dẫn điện δNa/δK
2- Bản chất và cơ chế hình thành điện thế sinh vật
Bản chất và cơ chế hình thành điện thế hoạt động
Theo Hodgkin và Huxley
Giai đoạn khử cực (Depolarization)
Trong giai đoạn này, độ dẫn của ion Na+ tăng lên hàng ngàn lần, sự gia tăng này chỉ tạm thời
trong thời gian rất ngắn (ms), trong khi đó độ dẫn của ion K+ thay đổi không đáng kể, tỷ số độ
dẫn lúc này khoảng 30. Nói cách khác, tính thấm của màng đối với ion Na+ bây giờ lớn hơn
nhiều so với ion K+. Vì vậy điện thế màng trong giai đoạn này được xác định gần như hoàn
toàn bởi sự khuyếch tán của ion Na+ hơn là do bởi các ion K+. Dựa vào công thức tính điện thế
𝑅𝑇 𝑁𝑎+ 0
ion, ta được: 𝑈𝑁𝑎 = . 𝑙𝑛
𝑍𝐹 𝑁𝑎 + 𝑖
Sự giảm điện thế nghỉ làm cho các ion Na+ chuyển động theo hướng gradient nồng độ vào tế
bào một cách mạnh mẽ hơn trước, lúc này màng càng bị khử cực mạnh, đó chính là giai đoạn
quá khử cực của màng.
2- Bản chất và cơ chế hình thành điện thế sinh vật
Bản chất và cơ chế hình thành điện thế hoạt động
Theo Hodgkin và Huxley
Giai đoạn phân cực lại (Repolarization)
Tính thấm của màng đối với ion Na+ bị ức chế, còn tính thấm của màng đối
với ion K+ lại tăng lên. Tính thấm K+ gia tăng trễ nhưng kéo dài lâu hơn,
lượng ion K+ khuyếch tán từ trong ra ngoài tế bào qua màng theo hướng
gradient nồng độ một cách mạnh mẽ làm cho mặt trong tế bào có giá trị âm
hơn mặt bên ngoài.
2- Bản chất và cơ chế hình thành điện thế sinh vật
Bản chất và cơ chế hình thành điện thế hoạt động
Theo Hodgkin và Huxley

Giai đoạn này kết hợp cùng với hoạt động của bơm ion Na+ - K+ đưa màng trở
về điện thế nghỉ ban đầu. Đồng thời với sự phát triển của ion K+ lúc này
khuyếch tán qua màng một cách hoàn toàn, làm cho màng có sự phân cực nhiều
hơn. Do đó điện thế lúc này có giá trị âm hơn điện thế nghỉ bình thường. Giai
đoạn này chính là giai đoạn quá phân cực của màng tế bào.

Dựa vào công thức Nernst để xác định giá trị


𝑅𝑇 𝐾+ 0
điện thế hình thành trong giai đoạn phân cực lại 𝑈𝐾 = . 𝑙𝑛 +
𝑍𝐹 𝐾 𝑖
(chủ yếu do K+ tạo nên), ta được:
3-Cơ chế dẫn truyền điện thế hoạt động trên tế bào thần kinh
Cơ chế lan truyền điện thế hoạt động

Hình 4.10
3-Cơ chế dẫn truyền điện thế hoạt động trên tế bào thần kinh
Sự lan truyền điện thế hoạt động theo sợi thần kinh
Sự dẫn truyền các thông tin trong cơ thể thực hiện được là nhờ vào sự lan
truyền các xung điện động theo sợi thần kinh. Đặc điểm của sự lan truyền này:
Ta có thể gọi một hoặc chuỗi các xung điện động tại điểm phát sinh ban đầu n
trên sợi thần kinh là sóng hưng phấn. Quá trình lan truyền không làm thay đổi
dạng cũng như biên độ của sống hưng phấn. Dạng của sóng hưng phấn bao
hàm cả thời gian kéo dài của một xung cũng như mật độ chuỗi các xung của
sóng. Sở dĩ sóng này khi truyền trong môi trường không bị yếu đi vì nó lấy
năng lượng từ chính môi trường (ở đây là thế năng dưới dạng điện của màng tế
bào).
3-Cơ chế dẫn truyền điện thế hoạt động trên tế bào thần kinh
Sự lan truyền điện thế hoạt động theo sợi thần kinh

Trong những điều kiện sinh lý không đổi, tốc độ lan truyền của xung điện
động đối với sợi thân kinh nhất định là không đổi. Các phép đo chỉ ra rằng
đối với sợi thần kinh trơn không có bao myelin, tốc độ truyền gần như tỷ lệ
thuận với căn bậc hai của bán kính sợi.
Đối với các sợi thần kinh có đường kính như nhau, tốc độ truyền trong
các sợi có bao myelin lớn hơn trong các sợi không có bao myelin. Sự dẫn
truyền xung diện động này trong sợi thần kinh có bản chất hoàn toàn khác
với sự lan truyền điện trường trong môi trường dẫn điện của cơ thể (dòng
điện).
3-Cơ chế dẫn truyền điện thế hoạt động trên tế bào thần kinh
Sự lan truyền điện thế hoạt động theo sợi thần kinh

Sự dẫn truyền xung động điện là sự kích hoạt nối tiếp các vùng cạnh nhau
trên màng tế bào. Dòng điện truyền trong môi trường dẫn điện nhìn chung
nhanh bằng tốc độ ánh sáng, còn các xung diện động được truyền dọc theo
các sợi thần kinh với tốc độ trong khoảng 1 -100 m/s. Xung điện động truyền
nhanh nhất trong các sợi thần kinh lớn và có bao myelin như trong tủy sống
và chậm nhất trong các sợi tơ thần kinh bé nhất trong não.
3-Cơ chế dẫn truyền điện thế hoạt động trên tế bào thần kinh
Đặc thù của sự dẫn truyền trong axon có bao myelin

Trên bề mặt axon được bọc myelin


có các eo Ranvier dài khoảng vài 𝜇𝑚
mà ở đó không có bao myelin. Bao
myelin có điện trở suất lớn và bề dầy 1
– 3 𝜇𝑚 gần như là lớp cách điện ngăn
môi trường trong và ngoài axon
3-Cơ chế dẫn truyền điện thế hoạt động trên tế bào thần kinh
Đặc thù của sự dẫn truyền trong axon có bao myelin

Những vùng trên màng được bọc myelin không có sự vận chuyển các ion
qua màng do đó không thể phát sinh điện thế hoạt động. Sư dẫn truyền xung
điện động do đó được nhảy từ eo Ranvier này đến eo Ranvier tiếp theo. Điều
đó xảy ra nhờ các dòng diện "tại chỗ" được nói ở trên truyền theo môi trường
điện ly trong và ngoài axon giữa hai eo Ranvier cạnh nhau và gây nên hưng
phấn ở eo đang yên tĩnh
Sự dẫn truyền xung điện động theo cách nhảy bước như trên có lợi thế về
tốc độ truyền và tiết kiệm năng lượng.
4- Điện thế hoạt động của tổ chức sống

Cơ thể không phải là một môi trường đẳng thế, người ta ghi nhận được những
thế hiệu tuy rất nhỏ nhưng ổn định và mang tính chu kì rõ rệt giữa các vùng
nhất định trên cơ thể. Những thế hiệu này không bắt nguồn từ bên ngoài mà
do các tổ chức sống trong cơ thể sinh ra khi thực hiện những hoạt động sinh
lý chức năng bình thường, do vậy người ta gọi chúng là điện thế hoạt động
của tổ chức sống.
Điện sinh vật có thể là nguyên nhân, có thể là kết quả của các hiện tượng
sinh lý trong cơ thể
Thí dụ: cơ co khi nhận được xung điện do thần kinh vận động dẫn tới,
nhưng khi co cơ, tổ chức cơ cũng sinh điện gọi là dòng điện cơ.
4- Điện thế hoạt động của tổ chức sống

Điện thế hoạt động ghi được trên cơ thể của một tổ chức sống nào đó là kết quả
của điện trường do tổ chức sống đó tạo ra trong quá trình hoạt động của nó.
Điện thế hoạt động của tổ chức sống và điện thế hoạt động trên tế bào sống là
hai khái niệm khác hẳn nhau. Nhưng chính nhờ các xung điện động ở các tế bào
và sự lan truyền của chúng trong mô hay cơ quan trong quá trình hoạt động chức
năng đã tạo ra điện trường tổng hợp của các mô hay cơ quan đó.
Người ta đã ghi lại được điện thế hoạt động của các tổ chức cơ thể như tim,
não, cơ, ruột, dạ con, đáy mắt. Tùy thuộc vào kích thước và hoạt động của tổ
chức sống, điện trường của nó mạnh yếu rất khác nhau, thí dụ như điện não rất
yếu, điện tim tương đối mạnh.
4- Điện thế hoạt động của tổ chức sống
Điện thế hoạt động của tim
Cơ chế lý sinh điều khiển nhịp tim

Nút SA

Hình 4.12
4- Điện thế hoạt động của tổ chức sống
Mô hình điện đơn giản của tim
4- Điện thế hoạt động của tổ chức sống
Ghi điện tim và điện tâm đồ

Hình 4.13
4- Điện thế hoạt động của tổ chức sống
Phương pháp ghi điện tim
4- Điện thế hoạt động của tổ chức sống
Các điện thế hoạt động khác được dùng nhiều trong chẩn đoán

Ghi điện não và điện não đồ

Hình
4.15
4- Điện thế hoạt động của tổ chức sống
Các điện thế hoạt động khác được dùng nhiều trong chẩn đoán

Ghi điện cơ

Hình
4.16
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Các loại dòng điện dùng trong điều trị

Dòng 1 chiều là dòng Dòng xoay chiều là dòng điện mà


không đổi do các bộ nguồn cường độ dòng điện biến đổi theo thời
như pin, ắc quy sinh ra gian. Sự biến đổi có thể theo quy luật
điều hoà hình sin hoặc dưới dạng các
xung điện với các tần số khác nhau.
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Các loại dòng điện dùng trong điều trị
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Các loại dòng điện dùng trong điều trị
Trong y học người ta thường căn cứ vào tần số dao động của dòng
điện để phân chia thành:
Dòng hạ tần
(f<1000Hz) Sóng siêu ngắn:tần số > 30 MHz và < 400 MHz tức
bước sóng cỡ 70 cm - 10 m.
Dòng trung tần
(1000Hz-300.000Hz) Sóng cực ngắn:tần số > 400 MHz và < 2500 MHz
tức là có bước sóng cỡ 10 - 70 cm.
Dòng cao tần
(300.000Hz-hàng Sóng ngắn:tần số < 30MHz tức bước sóng cỡ 10m trở lên
ngàn MHz)
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng trong điều trị

Tác dụng của dòng một chiều


Điện giải liệu pháp

Người ta đặt các điện cực trực tiếp lên các vị trí cần điều trị trên cơ thể,
rồi thiết lập một điện trường không đổi bằng cách chọn các điện cực có tính
chất hoá học khác nhau, người ta có thể tạo ra tại vùng đặt các điện cực đó
các loại acid, bazơ hay những phức hợp hoá chất cần thiết để điều trị các
bệnh tương ứng.
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng trong điều trị

Tác dụng của dòng một chiều


Ion hoá liệu pháp:
Dưới tác dụng của điện trường tạo bởi 2 điện cực trái dấu, bên trong dung
dịch sẽ xuất hiện các dòng ion chuyển dời về phía 2 điện cực. Trong đó các
ion âm chuyển dời về cực dương và ngược lại. Tính chất này được ứng dụng
trong một phương pháp điều trị trong y học

Mục đích của phương pháp này là sử dụng dòng điện 1 chiều để đưa các
ion thuốc cần thiết vào cơ thể (chẳng hạn phương pháp điện châm, thuỷ
châm, ...).
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng trong điều trị

Tác dụng của dòng một chiều

Ganvany liệu pháp:

Dòng 1 chiều truyền qua cơ thể sẽ gây ra những tác dụng sinh lý đặc hiệu
như: làm giảm ngưỡng kích thích của sợi cơ vận động, giảm tính đáp ứng
của thần kinh cảm giác, do đó có tác dụng làm giảm đau, gây giãn mạch ở
phần cơ thể giữa 2 điện cực, tăng cường dinh dưỡng ở vùng có dòng điện
chạy qua
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng trong điều trị

Tác dụng của dòng điện xoay chiều


Tác dụng của dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần

Khác với dòng điện 1 chiều, dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần có
cường độ thay đổi khi tăng khi giảm nên có tác dụng làm co và giãn cơ do đó
có tác dụng tâp luyện cho cơ làm cơ lực được tăng cường.
Dòng điện xoay chiều có tần số trong khoảng 40Hz - 180 Hz. thường được
sử dụng để kích thích và chống teo cơ
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng trong điều trị

Tác dụng của dòng điện xoay chiều


Tác dụng của dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần

Đối với dòng trung tần có tần số từ 5000 Hz trở lên, tác động kích thích
vận động thể hiện rõ rệt hơn tác dụng kích thích cảm giác, nói khác đi là cơ
bị co nhưng không có cảm giác đau.
Các loại xung vuông có tần số thích hợp trong vùng trung tâm còn được sử
dụng để gây “choáng điện”, nghĩa là gây một cơn co giật nhân tạo (kích
thích điện xuyên qua sọ). Đây là phương pháp điều trị rất hiệu nghiệm đối
với một số bệnh tâm thần có chu kỳ
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng trong điều trị

Tác dụng của dòng điện xoay chiều


Tác dụng của dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần

Những xung vuông có biên độ 150 V kéo dài 1-2/1000s có thể kích
thích tim từ ngoài lồng ngực. Chúng thường được dùng một cách có kết
quả tốt trong trường hợp tim ngừng đập ở giai đoạn tâm trương.
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng trong điều trị
Tác dụng của dòng điện xoay chiều
Tác dụng của dòng cao tần
Dòng cao tần tác dụng vào cơ thể không gây hiện tượng điện phân và không
kích thích cơ thần kinh. Năng lượng của dòng cao tần được biến thành nhiệt
năng trong khu vực có dòng điện đi qua
Tác dụng nhiệt của dòng cao tần làm tăng cường lưu thông máu, làm dịu cơn
đau, tăng cường chuyển hoá vật chất, thư giãn thần kinh và cơ,... Do đó dòng
cao tần thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm thần kinh, một số bệnh
ngoài da và đau ở các khớp nông.
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng trong điều trị
Tác dụng của dòng điện xoay chiều
Tác dụng của dòng cao tần

Ngoài ra hiệu ứng nhiệt của dòng cao tần còn được dùng để cắt hoặc
đốt nhiệt
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Những nguy hiểm do điện - đề phòng tai nạn do điện gây ra

Cơ chế gây nguy hiểm thứ nhất là do tác dụng nhiệt của dòng điện: Khi
dòng điện chạy qua cơ thể → do hiệu ứng Jun → đoạn cơ thể có dòng điện
chạy qua sẽ tỏa một nhiệt lượng khá lớn (Q = RI2t) → gây bỏng. Mức độ
bỏng phụ thuộc vào độ ẩm của da, cường độ dòng điện (0,1 A/cm2 là
ngưỡng gây bỏng) và thời gian.
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Những nguy hiểm do điện - đề phòng tai nạn do điện gây ra

Cơ chế gây nguy hiểm thứ 2 là do tác dụng kích thích cơ và thần kinh: Đặc
biệt đối với dòng điện xoay chiều tần số thấp (trong đó có dòng điện sinh
hoạt). Khi cường độ dòng điện đủ lớn thì cơ và thần kinh bị kích thích mạnh
và liên tục làm cho ý thức người bị nạn không còn khả năng điều khiển được.
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Những nguy hiểm do điện - đề phòng tai nạn do điện gây ra

Có 2 nguyên nhân tử vong là:


Do bị ngừng thở, xảy ra theo 2 cơ chế:
+ Các cơ hô hấp bị co cứng.
+ Thần kinh hô hấp bị kích thích tại một đoạn nào đó.
Do tim ngừng đập đột ngột ở giai đoạn tâm trương-trong trường hợp này
mổ tử thi không có sự xung huyết của các nội tạng và không phát hiện dấu
vết cụ thể nào để giải thích cơ chế của tai nạn.
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Đề phòng tai nạn do điện gây ra

Nguyên tắc chính để đề phòng và giảm bớt mức độ nguy hiểm của tai nạn
do điện là:
Giảm bớt điện áp nhỏ nhất đến mức có thể.
Tăng điện trở tiếp xúc: nguyên tắc đầu tiên là không đi chân đất khi vận
hành các thiết bị điện, tay chân giầy dép phải khô ráo, tốt nhất là các loại
thiết bị điện phải được bọc bằng vỏ nhựa hoặc gỗ, các núm chỉnh công tắc
tránh làm bằng kim loại.
Thực hiện nối đất tốt cho tất cả các máy thiết bị.
5- Ứng dụng của dòng điện trong y học
Đề phòng tai nạn do điện gây ra

Thực hiện các biện pháp cách ly những chỗ nguy hiểm bằng các vật
cách điện hoặc bằng lưới kim loại có nối đất.
Tăng cường giáo dục rộng rãi ý thức đề phòng tai nạn về điện. Chú ý
đặt các bảng tín hiêu báo hiệu sự nguy hiểm tại các nơi trọng yếu hoặc
có khả năng gây tai nạn.

You might also like