1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1Giai đoạn CNTB từ tự do cạnh tranh chuyển sang độc quyền

1. Chủ nghĩa tư ban đọc quyền là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản
canh tranh tự do

1.1. CNTB độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như một sự
tất yếu, phù hợp với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, điều kiện hoàn
cảnh thế giới mới, quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa.

-Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ khoa học kỹ
thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới. Ngay từ đầu nó đã là những
ngành có trình độ tích tụ cao, đó là những xí nghiệp lớn đòi hỏi những hình thức
kinh tế tổ chức mới.

- Vào những năm 30 của thế kỷ XX, những thành tựu của khkt mới xuất hiện
một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy
mô lớn, mặt khác nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư
bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.

- Sự phát triển của cạnh tranh, Một mặt buộc các nhà Tư Bản phải cải tiến kỹ
thuật, tăng qui mô tích lũy. Mặt khác, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình
độ kỹ thuật kém, hoặc bị các đối thủ mạnh thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau
để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn
nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.
Thứ sáu là sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn
bẩy mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tập trung sản xuất là việc hình thành các công ty
cổ phần nhằm tạo tiền đề cho sự ra đời của tổ chức độc quyền.
Từ những nguyên nhân trên thì Lenin đã khẳng định: Cạnh tranh tự do đẻ ra tập
trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này khi phát triển tới một mức độ nhất
định, lại dẫn tới độc quyền.
Trong điều kiện phát triên của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các quy luật
kinh tê của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích
lũy..v..v... càng ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư
bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
-Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phả sản. Một số
sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá
trình tích tụ và tập trung sản xuất.

-Hệ thống tìn dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập
trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra
đời của các tổ chức độc quyền. Những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh
tế mạnh mẽ lại tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng
bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.

Từ những nguyên nhân trên, ta có thể khẳng định: " cạnh tranh tự do đẻ ra tập
trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triễn tới một mức độ nhất
định, lại dẫn đến độc quyền." (trích lời của V.I.Lenin)
3. Quốc tế Cộng sản được thành lập (1919)

Quốc tế Cộng sản, được thành lập vào năm 1919 tại Moscow, Nga. Đây là một
tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu. Quốc tế Cộng
sản là một cơ quan hợp tác quốc tế giữa các đảng cộng sản của các quốc gia
khác nhau, được thành lập bởi Vladimir Lenin và các lãnh đạo Bolshevik khác
sau thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Các điểm chính về Quốc tế Cộng sản:


Thành lập: Quốc tế Cộng sản được thành lập vào tháng 3 năm 1919 tại Đại hội
Quốc tế Cộng sản đầu tiên ở Moscow.
Mục tiêu: Mục tiêu chính của Quốc tế Cộng sản là thúc đẩy cách mạng vô sản
trên toàn cầu và thiết lập các nước xã hội chủ nghĩa. Tổ chức này mong muốn
thay thế các hệ thống tư bản bằng hệ thống cộng sản.
Hoạt động: Quốc tế Cộng sản cung cấp hỗ trợ lý luận, chính trị và tài chính cho
các đảng cộng sản khác nhau trên thế giới, giúp họ tổ chức và tiến hành các
cuộc cách mạng.
Đại hội: Quốc tế Cộng sản tổ chức nhiều đại hội quốc tế, nơi các đại biểu từ các
đảng cộng sản trên thế giới tham gia thảo luận và đề ra chiến lược chung. Tổng
cộng có bảy đại hội Quốc tế Cộng sản diễn ra từ năm 1919 đến 1935.
Giải thể: Quốc tế Cộng sản bị giải thể vào năm 1943 bởi Joseph Stalin, trong
bối cảnh Chiến tranh Thế giới thứ hai và sự thay đổi trong chiến lược quốc tế
của Liên Xô.
Ảnh hưởng và di sản:
Quốc tế Cộng sản đã có ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào cộng sản toàn cầu,
đặc biệt trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Nhiều đảng cộng sản
quốc gia được thành lập và phát triển mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ và hướng dẫn từ
Quốc tế Cộng sản. Tuy nhiên, sự can thiệp và kiểm soát chặt chẽ từ Liên Xô
cũng gây ra nhiều mâu thuẫn và tranh cãi trong nội bộ các đảng cộng sản khác
nhau.

Quốc tế Cộng sản đã để lại một di sản lịch sử quan trọng, mặc dù nó tồn tại
trong một thời gian ngắn. Nó đã góp phần vào việc hình thành và phát triển
phong trào cộng sản quốc tế, cũng như ảnh hưởng đến nhiều biến cố chính trị
trên thế giới trong thế kỷ 20.

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam,
Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự
ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Sản phẩm của quá trình chuẩn bị
đó chính là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 với Cương
lĩnh chính trị đúng đắn, thể hiện sự kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước, mở
ra thời đại mới cho cách mạng Việt Nam.

Đi theo đường hướng của Lênin, của Quốc tế Cộng sản, từ năm 1930 đến nay,
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã
lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian
khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ
đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của
thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc
ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống
xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại
thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ
quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng
bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù
hợp thực tiễn Việt Nam.

Với những thắng lợi đã giành được trong gần 90 năm qua, Việt Nam từ một xứ
thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển
theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở
thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình
trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực
và trên thế giới. Đồng thời, những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam
trong gần 90 năm qua còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, của Quốc tế Cộng sản, cổ vũ giai cấp công nhân và
nhân dân lao động trên toàn thế giới đứng lên đấu tranh vì các mục tiêu tiến bộ
của thời đại./-strong/-heart:>:o:-((:-hKỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quốc tế
Cộng sản là dịp để mỗi người dân Việt Nam, vô sản toàn thế giới và các dân tộc
bị áp bức trước đây nhìn nhận thấu đáo hơn vai trò của Quốc tế Cộng sản đối
với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đối với các dân tộc bị áp bức
bóc lột trên phạm vi toàn thế thế giới; biết trân trọng, kế thừa và phát triển lên
một tầm cao mới những tư tưởng tiến bộ do Quốc tế Cộng sản đề ra; kiên
quyết, kiên trì đấu tranh chống lại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch,
bảo vệ vững chắc chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp tục xây dựng đất nước ta đi lên
theo con đường chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới./.16:33/-strong/-
heart:>:o:-((:-h
2. Cách mạnh tháng Muời Nga (1917) đi đến thắng lợi

1. Hoàn cảnh, diễn biến:


- Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai
chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô-
viết các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô-viết Pê-tơ-rô-grát. Trước
tình hình đó, V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là
chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 4-1917, V.I.Lênin về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga.

- Đêm 24-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức đêm 6-11-1917), khởi nghĩa vũ
trang nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát.

- Ngày 25-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức ngày 7-11-1917), các lực lượng
khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, trừ Cung điện Mùa
Ðông và một vài nơi. Tới 2 giờ 10 phút, rạng sáng 26-10-1917, Cung điện Mùa
Ðông được giải phóng, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc
khởi nghĩa vũ trang tại Pê-tơ-rô-grát kết thúc thắng lợi.

- Ngày 25-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức ngày 7-11-1917) đã được ghi vào
lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại.

2. Ý nghĩa lịch sử và thời đại


- Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ
XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nó đã xóa bỏ
các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp
vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội;
giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành
chủ nhân của đất nước.

- Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã dẫn tới sự ra đời nhà nước xã hội
chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và
làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị
thế giới. Nó báo hiệu quá trình cải tạo thế giới theo chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản đã bắt đầu.

- Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử
loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra
một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới./-strong/-heart:>:o:-((:-h- Cách mạng Tháng Mười Nga
đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu
phương của nó là các nước thuộc địa của Nga Hoàng, mở ra thời kỳ vùng dậy
không gì ngăn cản được của các dân tộc bị áp bức, giành độc lập, tự do, làm lay
chuyển hậu phương rộng lớn của chủ nghĩa đế quốc thế giới.

- Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu
Phi, châu Mỹ Latinh. Thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước, như: Ba Lan, Bun-ga-ri, Cộng hòa
Dân chủ Đức, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, An-ba-ni, Mông Cổ, Triều Tiên, Cu Ba và
Việt Nam đã tạo nên những tiền đề thực tế cho sự ra đời của một hệ thống xã
hội mà trước đó chưa từng tồn tại trong lịch sử và chỉ một thời gian ngắn sau
khi ra đời – hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã đóng vai trò chi phối với
nhiều quá trình quan trọng của thế giới hiện đại.

- Cách mạng Tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng
sâu rộng; không một cuộc cách mạng nào trong thời đại ngày nay lại không chịu
ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng Tháng Mười. Nó cho thấy: trong thời đại
ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc
đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là
mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài
người tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh.

3. Qua tư tưởng:
- Cách mạng tháng Mười Nga là thắng lợi đầu tiên của giai cấp vô sản. Cách
mạng tháng Mười Nga đã đánh đổ giai cấp tư sản và phong kiến, lập nên một
nền xã hội mới – Xã hội chủ nghĩa.
=> Mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời kì quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bịáp
bức

You might also like