Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

BÀI 15.

PHẢN ỨNG OXY HOÁ KHỬ VÀ ĐIỆN HÓA HỌC


15.1 Thông tin chung
15.1.1 Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học
Bài học cung cấp cho sinh viên kiến thức thực nghiệm về một số phản ứng oxy hoá
khử, chiều xảy ra của phản ứng oxi hoá - khử, khảo sát quá trình điện phân một số
dung dịch chất điện ly.
15.1.2 Mục tiêu học tập
Hiểu về các phản ứng xảy ra trong quá trình điện phân dung dịch chất điện ly.
Phân tích chiều hướng xảy ra của các phản ứng oxy hóa khử.
15.1.3 Chuẩn đầu ra
G1.1, G3.1, G4.1, G5.1
15.1.4 Tài liệu giảng dạy
15.1.4.1 Giáo trình
Lê Thành Phước (2015). Hóa đại cương vô cơ, tập 1,2. NXB Y Học.
Trần Mạnh Bình, Nguyễn Quang Đạt (2015). Hóa học Hữu Cơ, tập 1, tập 2. NXB Y
Học.
15.1.4.2 Tài liệu tham khảo
Đặng Như Tại, Ngô Thị Thuận. (2019). Hóa học hữu cơ, tập 1, 2. NXB Giáo Dục.
15.1.5 Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập
Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực
tham gia xây dựng bài học, đồng thời ôn lại kiến thức đã học và tìm tòi, nghiên cứu
các kiến thức có liên quan đến nội dung bài học.
15.2 Nội dung chính
15.2.1. Tóm tắt lý thuyết
15.2.1.1. Phản ứng oxi hóa - khử
Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi mức oxi hoá của các nguyên
tử trước và sau phản ứng. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi mức oxi hoá của các
nguyên tử là do sự chuyển dời điện tử từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
Chất oxi hoá là chất nhận điện tử. Các chất oxi hoá điển hình là: đơn chất của
các nguyên tố có độ âm điện lớn (F2, Cl2, O2...), các cation kim loại có mức oxi hoá

1
cao (Sn4+, Fe3+, Ce4+...), các anion phức tạp trong đó nguyên tố trung tâm có mức oxi
hoá cao (CrO42-, Cr2O72-, ClO-, MnO4-...)...
Chất khử là chất nhường điện tử. Các chất khử điển hình: đơn chất của các
nguyên tố có độ âm điện bé (các kim loại), các cation kim loại có mức oxi hoá thấp
kém bền (Fe2+, Ge2+, Cr3+...), các anion phức tạp trong đó nguyên tố trung tâm có mức
oxi hoá thấp (SO32-, NO2-...)...
Quá trình nhận electron của chất oxi hoá gọi là quá trình khử. Quá trình nhường
electron của chất khử gọi là quá trình oxi hoá.
15.2.1.2. Cặp oxi hóa - khử liên hợp
Một chất (nguyên tử, phân tử, ion...) ở dạng oxi hoá sau khi nhận electron sẽ chuyển
thành dạng khử tương ứng.
Ví dụ: Cu2+ + 2e = Cu Cl2 + 2e = 2Cl-
dạng oxi hoá dạng khử dạng oxi hoá dạng khử
Chúng tạo thành cặp oxi hoá - khử liên hợp, được ký hiệu là Ox/Kh, ví dụ:
Cu2+/Cu, Cl2/2Cl-.
15.2.1.3. Thế điện cực
Điện cực là một hệ nhiều pha dẫn điện tiếp xúc với nhau và trên đó xảy ra phản ứng
oxi hoá - khử. Mỗi điện cực có một thế xác định được gọi là thế điện cực. Ví dụ điện
cực Zn/Zn2+; điện cực Ag, AgCl/Cl-; điện cực Pt, H2/H+; điện cực Pt/Fe3+, Fe2+
Nếu nồng độ dung dịch chất điện ly của điện cực bằng đơn vị (1M), ở nhiệt độ
25oC thì thế điện cực đo được gọi là thế điện cực tiêu chuẩn, ký hiệu o. Ví dụ thế

điện cực tiêu chuẩn của điện cực Zn/Zn2+: oZn2+/Zn = -0,76 (V); của điện cực

Cu/Cu2+: o 2+
Cu /Cu = 0,34 (V).
Trường hợp dung dịch chất điện ly có nồng độ bất kỳ và ở nhiệt độ 250C, thì thế
điện cực được tính theo phương trình Nernst:
0,059 Ox 
  0  lg
n Kh 
15.2.1.4. Nguyên tố Galvani
Nếu thực hiện phản ứng oxi hoá - khử mà quá trình khử ở một nơi và quá trình
oxi hoá ở một nơi khác, rồi cho electron chuyển qua dây dẫn ở mạch ngoài thì khi đó

2
sẽ sinh ra dòng điện. Nghĩa là chúng ta đã chuyển hóa năng thành điện năng. Đó là
nguyên tắc hoạt động của nguyên tố Galvani.
Nhưng muốn cho electron chuyển từ nơi này sang nơi khác thì giữa chúng phải
có sự chênh lệch điện thế. Nghĩa là phải có 2 vị trí có điện thế khác nhau. Do đó để có
được một thiết bị chuyển hóa năng thành điện năng (nguyên tố Galvani, pin, mạch
điện hóa) cần phải ghép nối 2 điện cực có thế khác nhau bằng dây dẫn ở mạch ngoài.
Ví dụ : Pin Daniel – Jacobi
Pin Daniel – Jacobi được ghép nối từ hai điện cực : Cu/Cu2+ và Zn/Zn2+ có cấu
tạo như sau:

Catot Cầu muối Anot

Hình: Sơ đồ cấu tạo pin Daniel - Jacobi


+ Hoạt động của pin :
Ở mạch ngoài dòng điện chạy từ cực Cu sang cực Zn, trong quá trình hoạt động thì
cực Zn bị mòn dần, còn cực Cu thì dày thêm, điện cực Cu có thế điện cực lớn hơn gọi
là cực dương (Catot), điện cực Zn có thế điện cực nhỏ hơn gọi là cực âm (Anot)
Phản ứng xảy ra ở 2 điện cực:
Ở cực dương: Cu2++ 2e  Cu
Ở cực âm: Zn – 2e  Zn2+
Zn + Cu2+  Zn2+ + Cu
Như vậy: Ở cực dương xảy ra quá trình khử, chất oxi hoá nhận điện tử. Ở cực
âm xảy ra quá trình oxi hoá, chất khử nhường điện tử.
+ Ký hiệu pin: Theo quy ước, để ký hiệu một pin, người ta viết cực âm ở bên
trái và cực dương ở bên phải.
Ví dụ: Pin Daniel - Jacobi được ký hiệu như sau:

3
(-) Zn │ZnSO4║CuSO4│Cu (+)
Sức điện động (E) của nguyên tố Galvani bằng hiệu giữa thế của điện cực
dương và thế của điện cực âm:
E = (+) - (-)
15.2.1.5. Chiều của phản ứng oxi hóa - khử
Để xác định chiều của phản ứng oxi hoá - khử :
Ox1 + Kh2 = Ox2 + Kh1 (1) ở 25oC
Người ta thiết lập pin gồm hai điện cực: Pt/ Ox1, Kh1 và Pt/ Ox2, Kh2
Giữa biến thiên thế đẳng nhiệt - đẳng áp ( G) của phản ứng oxi hoá - khử xảy
ra khi pin hoạt động và sức điện động của pin có mối quan hệ :
G = - nFE
Để phản ứng xảy ra, theo điều kiện nhiệt động học thì biến thiên thiên thế đẳng
nhiệt - đẳng áp G < 0, do đó sức điện động của pin E > 0.
Giả sử : ox1/kh1 (1) > ox2/kh2 (2)

Sức điện động của pin được ghép nối từ 2 điện cực trên là E = 1 - 2.
Điện cực Pt/ Ox1, Kh1 là cực dương, còn điện cực Pt/ Ox2, Kh2 đóng vai trò cực âm.
Khi pin hoạt động, ở 2 điện cực xảy ra các phản ứng sau:
Ở cực dương: Ox1 + ne  Kh1
Ở cực âm: Kh2 - ne  Ox2
Ox1 + Kh2  Ox2 + Kh1
Như vậy, nếu ox1/kh1 (1) > ox2/kh2 (2) thì phản ứng (1) xảy ra theo chiều từ

trái sang phải.


Tổng quát: Một phản ứng oxi hoá - khử sẽ xảy ra theo chiều : “Dạng oxi hoá
của cặp oxi hoá - khử có thế điện cực dương hơn sẽ đóng vai trò là chất nhận điện tử”.
15.2.1.6. Sự điện phân
Điện phân là quá trình oxi hoá - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi cho
dòng điện một chiều đi qua chất điện ly ở trạng thái nóng chảy hay dung dịch.
Quá trình điện phân được thực hiện trong bình điện phân gồm hai điện cực
nhúng vào dung dịch chất điện ly (hay chất điện ly nóng chảy) và được nối với nguồn

4
điện một chiều bên ngoài. Cực âm của nguồn điện được gọi là catot và cực dương
được gọi là anot.
Điện phân chất điện ly nóng chảy
Quá trình điện phân chất điện ly nóng chảy xảy ra rất đơn giản, bởi vì ở 2 điện cực chỉ
có ion của chất điện ly và chúng sẽ tham gia phóng điện.
Ví dụ sự điện phân NaCl nóng chảy ở nhiệt độ 850 oC.
Ở catot (-) : Na+ + e = Na
Ở anot (+) : Cl- - e = ½ Cl2

Phản ứng tổng quát : NaCl 


 Na + ½ Cl2
dpnc

Điện phân dung dịch chất điện ly


Trong trường hợp này, ngoài sự có mặt các ion của chất điện ly còn có các ion
H+ và OH- do nước điện ly, nên quá trình xảy ra phức tạp hơn.
* Quá trình xảy ra ở catot: ở catot sẽ có các cation kim loại và ion H +. Các phản
ứng có thể xảy ra là:
Mn+ + ne  M
2H+ + 2e  H2 (nếu môi trường axit)
2H2O + 2e  H2 + 2OH- (nếu môi trường trung tính hoặc bazơ)
Khả năng tham gia phản ứng (phóng điện) của các ion ở catốt như thế nào?
Trong dung dịch nước, các ion kim loại kiềm, kiềm thổ và ion nhôm không bị khử, khi
đó ion H+ sẽ bị khử. Nếu có mặt các cation kim loại kể từ Zn trở đi trong dãy điện hoá
thì chúng sẽ bị khử và theo thứ tự : cation kim loại có thế điện cực càng lớn thì càng dễ
bị khử. Ví dụ trong dung dịch có các cation : Zn2+, Cu2+, Al3+, Ca2+, H+ với nồng độ
như nhau thì các ion bị khử theo thứ tự là : Cu2+, Zn2+, H+. Hai cation Al3+, Ca2+ không
bị khử.
* Quá trình xảy ra ở anot: ở anot có thể xảy ra sự phóng điện của các anion gốc
axit của chất điện ly, ion OH-, ngoài ra tuỳ vật liệu làm điện cực anot mà nó cũng có
thể bị oxi hoá trong quá trình điện phân. Vì vậy chúng ta phân biệt 2 trường hợp:
a) Anot trơ: Trong trường hợp dùng C (grafit) hay Pt làm anot, thì thứ tự phóng
điện của các anion như sau:
2A- - 2e  A2
2OH- - 2e  ½O2 + H2O (nếu môi trường bazơ)
5
H2 O - 2e  ½O2 + 2H+ (nếu môi trường trung tính hoặc axit)
Dễ bị oxi hoá nhất là các anion gốc axit không chứa oxi như I-, Br-, Cl- ... sau đó
đến ion OH-, các anion gốc axit chứa oxi như NO3-, SO42-, PO43- ... không bị oxi hoá.
b) Anot tan: Nếu dùng các kim loại như Zn, Ni, Cu ... làm anot thì các kim loại
này dễ bị oxi hoá hơn vì có thế điện cực nhỏ hơn các cặp oxi hoá - khử của các anion ở
anốt, kết quả là chúng bị tan ra trong quá trình điện phân và vì vậy được gọi là anốt tan
(dương cực tan).
15.2.2. Dụng cụ - hóa chất
15.2.2.1. Dụng cụ dùng chung
- Điện cực Cu: 3 cái (dây điện 40 cm hàn vào tấm Đồng kim loại 20x40 mm)
- Điện cực than chì: 6 cái (dây điện 40 cm hàn vào lõi than pin con thỏ)
- Cốc 250 mL: 9 cái
- Nguồn điện một chiều: 3 cái
15.2.2.2. Dụng cụ cho mỗi nhóm
- Giá để ống nghiệm: 1 cái - Kẹp gỗ: 5 cái
- Ống nghiệm nhỏ: 10 cái - Bình tia: 1 cái
- Đèn cồn:1 cái - Ống nghiệm: 10 cái
-Pipet 5 mL: 1 cái - Ống đong 100 mL: 1 cái
15.2.2.3. Hóa chất dùng chung
- dd KI 0,1M: 6 lọ 100 mL - dd FeSO4 0,1M: 3 lọ 100 mL
- dd H2O2 10%: 3 lọ 100 mL - dd KMnO4 0,1M: 3 lọ 100 mL
- dd Na2SO3 0,1M: 6 lọ 100 mL - dd K2Cr2O7 0,1M: 3 lọ 100 mL
- dd H2SO4 1M: 6 lọ 100 mL - dd NaOH 2N: 3 lọ 100 mL
- Hồ tinh bột: 3 lọ 100 mL - Cloroform: 3 lọ 100 mL
- dd nước clo bão hoà: 3 lọ 100 mL - dd CuSO4 1M: 3 lọ 500 mL
- Dụng dịch KI 0,1M: 3 lọ 500 mL - dd KBr 0,1M: 3 lọ 100 mL
- dd FeCl3 0,1M: 6 lọ 100 mL - dd NaCl 0,1M: 3 lọ 500 mL
- Benzen: 3 lọ 100 mL - Hồ tinh bột: 3 lọ 100 mL
- Phenolphtalein: 3 lọ 100 mL
15.2.3. Thực hành
Thí nghiệm 1

6
Lấy vào ống nghiệm vài giọt dung dịch K2Cr2O7 0,1M, vài giọt dung dịch H2SO4
1M và cuối cùng thêm vài giọt Na2SO3 0,1M. Quan sát hiện tượng xảy ra. Viết phương
trình phản ứng.
Thí nghiệm 2
Lần lượt lấy vào 3 ống nghiệm:
- Ống 1: 5 giọt dung dịch KMnO4 0,1M và 5 giọt dung dịch H2SO4 1M.
- Ống 2: 5 giọt dung dịch KMnO4 0,1M và 5 giọt dung dịch NaOH1M.
- Ống 3: 5 giọt dung dịch KMnO4 0,1M và 5 giọt nước cất.
Thêm từ từ dung dịch Na2SO3 0,1M vào cả 3 ống nghiệm cho đến dư. Quan sát hiện
tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 3
Lấy vào 2 ống nghiệm:
- Ống 1: 3 giọt dung dịch KMnO4 0,1M và 5 giọt dung dịch H2SO4 1M.
- Ống 2: 3 giọt dung dịch KI 0,1M và 5 giọt dung dịch H2SO4 1M.
Lần lượt thêm vào cả 2 ống 5 giọt dung dịch H2O2 10%. Quan sát hiện tượng xảy ra
trong 2 ống nghiệm, giải thích và viết phương trình phản ứng. Hãy cho biết vai trò của
H2O2 trong 2 phản ứng trên.
Thí nghiệm 4
Lấy vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch KMnO4 0,1M, vài giọt dung dịch H2SO4 1M
làm môi trường. Thêm tiếp vài giọt dung dịch FeSO4 0,1M. Quan sát hiện tượng xảy
ra, giải thích và viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 5: Xác định chiều của phản ứng oxi hóa khử
Ống nghiệm 1: lấy 2 mL dung dịch KBr 0,1M, thêm tiếp 1 mL dung dịch FeCl3 0,1M
và cuối cùng là 1 mL benzen.
Ống nghiệm 2: lấy 2 mL dung dịch KI 0,1M, thêm tiếp 1 mL dung dịch FeCl3 0,1M và
vài giọt hồ tinh bột.
Chú ý màu sắc của lớp benzen ở ống nghiệm 1. Dùng nút cao su đậy 2 ống
nghiệm và lắc kỹ, để yên và quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống. Viết phương trình
phản ứng. Giải thích.
Thí nghiệm 6: Điện phân dung dịch KI

7
Lấy 60 mL dung dịch KI 0,1M vào cốc có dung tích 100 mL. Thêm vài giọt
phenolphtalein và vài giọt hồ tinh bột. Gắn vào cốc 2 điện cực bằng than chì và nối với
nguồn điện một chiều có điện thế trong khoảng 6  12 (V).
Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra trong bình điện phân. Viết các
phương trình phản ứng xảy ra ở 2 điện cực.
15.3 Nội dung thảo luận và hướng dẫn tự học
15.3.1 Nội dung thảo luận
Câu 1. Định nghĩa phản ứng oxy hóa khử, chất khử, chất oxy hóa, quá trình khử, quá
trình oxy hóa?
Câu 2. Thế nào là điện phân?
Câu 3. Viết các quá trình diễn ra tại anod và catod trong quá trình điện phân dung dịch
KI, NaCl và CuSO4?
15.3.2 Nội dung ôn tập
Ôn tập các kiến thức, kỹ năng cần thiết từ bài học, chủ động tiến hành rèn luyện và
đánh giá kết quả.
15.3.3 Nội dung hướng dẫn tự học và tự nghiên cứu
Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu các ứng
dụng kỹ năng trong thực tế nghề nghiệp.

You might also like