TH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

BÀI 10.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG


10.1 Thông tin chung
10.1.1 Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học
Cung cấp cho sinh viên kiến thức thực nghiệm để xác định ảnh hưởng của các yếu tố:
nồng độ, nhiệt độ, xúc tác đến tốc độ phản ứng.
10.1.2 Mục tiêu học tập
Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác đến tốc độ phản
ứng.
Phân tích số liệu và so sánh kết quả thực nghiệm với lý thuyết đã học.
10.1.3 Chuẩn đầu ra
G1.1, G3.1, G4.1, G5.1
10.1.4 Tài liệu giảng dạy
10.1.4.1 Giáo trình
Lê Thành Phước (2015). Hóa đại cương vô cơ, tập 1,2. NXB Y Học.
Trần Mạnh Bình, Nguyễn Quang Đạt (2015). Hóa học Hữu Cơ, tập 1, tập 2. NXB Y
Học.
10.1.4.2 Tài liệu tham khảo
Đặng Như Tại, Ngô Thị Thuận. (2019). Hóa học hữu cơ, tập 1, 2. NXB Giáo Dục.
10.1.5 Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập
Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực
tham gia xây dựng bài học, đồng thời ôn lại kiến thức đã học và tìm tòi, nghiên cứu
các kiến thức có liên quan đến nội dung bài học.
10.2 Nội dung chính
10.2.1. Tóm tắt lý thuyết
10.2.1.1. Tốc độ phản ứng
Để đặc trưng cho sự xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học, người ta
sử dụng khái niệm tốc độ phản ứng. Tốc độ phản ứng được tính bằng biến thiên nồng
độ chất tham gia phản ứng hay nồng độ chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo công thức:

1
Trong đó: C là biến thiên nồng độ của chất tham gia hoặc chất sản phẩm trong
khoảng thời gian t.
10.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Ảnh hưởng của nồng độ chất phản ứng
Tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ chất phản ứng.
Cho phản ứng tổng quát:
aA + bB  cC + dD
Phương trình tốc độ phản ứng có dạng:

Đó chính là biểu thức tổng quát của định luật tác dụng khối lượng:
“Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với tích nồng độ các chất phản ứng
với số mũ là hệ số tỷ lượng của chất phản ứng trong phương trình phản ứng”.
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng. Đối với phản ứng đồng thể, Van't
Hoff đã tìm ra quy tắc thực nghiệm sau:
“Trong khoảng nhiệt độ không lớn, cứ tăng nhiệt độ lên 10 độ thì tốc độ phản ứng tăng
từ 2 4 lần”.
Đại lượng cho biết tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ lên 10
độ gọi là hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng và được ký hiệu là γ.

Trong đó: T = T2 - T1
v1 là tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ T1

v2 là tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ T2

Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác có tác dụng làm thay đổi tốc độ phản ứng. Vai trò của chất xúc tác là làm
giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng, do đó nó làm tăng hằng số tốc độ phản ứng.
Để làm giảm năng lượng hoạt hóa, chất xúc tác tham gia vào một giai đoạn trung gian
của phản ứng tạo nên hợp chất trung gian (còn gọi là phức chất hoạt động), quá trình
này cần năng lượng hoạt hoá thấp hơn.

2
Chất xúc tác chỉ làm thay đổi tốc độ phản ứng chứ không làm thay đổi G của phản
ứng nghĩa là nó không làm thay đổi chiều của phản ứng.
10.2.1.3. Phương pháp xác định tốc độ phản ứng
Để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, chúng ta tiến
hành đo tốc độ trung bình của phản ứng:
Na2S2O3 + H2SO4 → S + SO2 + Na2SO4 + H2O
Ở đây tốc độ trung bình của phản ứng được tính bằng biến thiên nồng độ của
lưu huỳnh (kết tủa trắng) trong một đơn vị thời gian:

(1)

Quy ước biến thiên nồng độ của lưu huỳnh (C) từ lúc bắt đầu phản ứng đến
lúc xuất hiện kết tủa (quan sát được bằng mắt) bằng 1 đơn vị (C = 1). Ta có:

(2)

Đo t trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu phản ứng đến lúc nhìn thấy kết tủa,
ta sẽ tính được tốc độ phản ứng.
Tốc độ phản ứng tính theo (2) được gọi là tốc độ tương đối, không có đơn vị cụ
thể. Từ đó chúng ta có thể khảo sát ảnh hưởng của sự biến thiên nồng độ một chất
phản ứng đến tốc độ phản ứng hoặc xác định hệ số nhiệt độ của phản ứng.
10.2.2. Dụng cụ - hóa chất
10.2.2.1 Dụng cụ dùng chung
- Bếp cách thuỷ có điều nhiệt: 2 cái - Cốc thủy tinh 250 mL: 15 cái
10.2.2.2. Dụng cụ cho mỗi nhóm
- Đồng hồ bấm giây: 1 cái - Ống nghiệm thủy tinh: 10 cái
- Congtogut: 2 cái - Giá giữ ống nghiệm: 1 cái
- Nhiệt kế (độ chính xác 0,10C) : 1 cái - Đèn cồn: 1 cái
10.2.2.3. Hóa chất dùng chung
- dd Na2S2O3 0,2M: 6 lọ 100 mL - dd H2SO4 1M: 6 lọ 100 mL
- dd H2O2 10%: 3 lọ 100 mL - dd K2CrO4 0,1M: 3 lọ 100 mL
- Tinh thể MnO2: 3 lọ 50 g - dd KMnO4 0,1M: 3 lọ 100 mL
- dd H2C2O4 0,1M: 3 lọ 100 mL

3
10.2.3. Thực hành
10.2.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Trước hết, hãy làm thí nghiệm định tính: Lấy vào ống nghiệm 5  10 giọt dung
dịch Na2S2O3 0,2M, nhỏ 3 - 5 giọt dung dịch H2SO4 1M và quan sát sự vẩn đục của
dung dịch.
Sau đó chuẩn bị 4 ống nghiệm chứa dung dịch Na2S2O3 có nồng độ khác nhau
(đánh số thứ tự: 1, 2, 3 và 4).
- Ống 1: lấy 04 giọt dung dịch Na2S2O3 0,2M và 12 giọt nước.
- Ống 2: lấy 08 giọt dung dịch Na2S2O3 0,2M và 08 giọt nước.
- Ống 3: lấy 12 giọt dung dịch Na2S2O3 0,2M và 04 giọt nước.
- Ống 4: lấy 16 giọt dung dịch Na2S2O3 0,2M và 0 giọt nước.
Lắc đều các ống nghiệm. Nếu ta quy định ống nghiệm 1 có nồng độ Na2S2O3 là
a thì các ống nghiệm 2, 3, 4 có nồng độ Na2S2O3 lần lượt là 2a, 3a, 4a.
Lấy dung dịch H2SO4 1M vào ống nhỏ giọt, chuẩn bị đồng hồ bấm giây. Nhỏ 1
giọt dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm 1, đồng thời bấm đồng hồ bấm giây. Lắc ống
nghiệm cho dung dịch đồng nhất. Quan sát cẩn thận, khi thấy dung dịch vẩn đục thì
bấm đồng hồ, ghi thời gian t1. Tốc độ phản ứng khi nồng độ Na2S2O3 là a được tính

theo công thức:

Tiến hành tương tự đối với các ống nghiệm 2, 3, 4 ta xác định được t 2, t3 và t4
tương ứng, từ đó tính được v2, v3 và v4.
Lập bảng kết quả thực nghiệm, nồng độ H2SO4 là b không đổi trong mọi ống
nghiệm. Từ kết quả thu được, hãy rút ra kết luận về sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng
vào nồng độ chất phản ứng.

STT Tốc độ
[H2SO4] [Na2S2O3] Thời gianphản ứng
ống nghiệm phản ứng
1 b a t1 v1
2 b 2a t2 v2
3 b 3a t3 v3
4 b 4a t4 v4
Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên tốc độ phản ứng v theo nồng độ Na 2S2O3 (ký
hiệu là C), tức là vẽ đồ thị của hàm số v = KC. Trục tung đặt v, trục hoành đặt C.
4
Đường biểu diễn có dạng gì? Có đi qua gốc tọa độ không? Vì sao? Nắn lại đường
thực nghiệm cho hợp lý.

10.2.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng


Lấy vào 3 ống nghiệm mỗi ống 4 giọt dung dịch Na2S2O3 0,2M và 8 giọt nước. Lấy
vào ống nghiệm khác một ít dung dịch H2SO4 1M đã pha loãng 5 lần để thời gian xuất
hiện kết tủa không quá nhanh.
Đặt 2 ống nghiệm đựng dung dịch Na2S2O3 và dung dịch H2SO4 có sẵn ống nhỏ
giọt vào bếp cách thuỷ có điều nhiệt. Để một lúc cho nhiệt độ các ống nghiệm bằng
nhiệt độ của nước, dùng nhiệt kế xác định nhiệt độ T1 của nước. Nhỏ 1 giọt dung dịch
H2SO4 vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2S2O3, dùng đồng hồ bấm giây để xác định
khoảng thời gian từ khi bắt đầu phản ứng đến khi kết tủa xuất hiện (t 1). Tính tốc độ
phản ứng v1 ở nhiệt độ T1.
Sau đó, thay ống nghiệm thứ hai đựng dung dịch Na2S2O3 vào bếp cách thuỷ.
Điều chỉnh nhiệt độ của bếp cách thuỷ đến giá trị T2 = T1 + 10oC. Tiến hành xác định
thời gian từ khi bắt đầu phản ứng đến khi xuất hiện kết tủa ở nhiệt độ T 2 như đã hướng
dẫn ở trên (t2).
Tiến hành tương tự với ống nghiệm thứ ba, xác định thời gian từ khi bắt đầu
phản ứng đến khi xuất hiện kết tủa (t3) ở nhiệt độ T3 = T2 + 10oC.
Chú ý: giữ nhiệt độ của bếp cách thuỷ ổn định khi phản ứng xảy ra.
Ghi kết quả thực nghiệm vào bảng sau:

STT Thời gian Tốc độ phản


Nhiệt độ
ống nghiệm phản ứng ứng
1 T1 t1 v1
2 T2 t2 v2
3 T3 t3 v3
Tính hệ số nhiệt độ () của phản ứng:

Lấy giá trị trung bình:

10.2.3.3. Ảnh hưởng của xúc tác


Xúc tác đồng thể

5
Lấy vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch H2O2 10%, quan sát xem có khí O2 bay ra
hay không? Nhỏ vào ống nghiệm vài giọt dung dịch K2CrO4 0,1M. Quan sát màu của
dung dịch khi mới nhỏ dung dịch K2CrO4 vào, khi phản ứng xảy ra và khi phản ứng
kết thúc. Quan sát tốc độ thoát khí O2. Giải thích các hiện tượng. Nhận xét vai trò của
K2CrO4 trong phản ứng này.
Xúc tác dị thể
Lấy vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch H2O2 10%, thêm vào vài hạt MnO2. Quan sát
tốc độ thoát khí O2. Giải thích hiện tượng và nhận xét vai trò của MnO2 trong phản ứng.
Hiện tượng tự xúc tác
Lấy vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 5 giọt dung dịch KMnO 4 0,1M, 5 giọt dung
dịch H2SO4 1M và 5 giọt dung dịch H2C2O4 0,1M. Giữ ống thứ nhất để so sánh. Thêm
vào ống thứ hai 5 giọt dung dịch MnSO4. Quan sát hiện tượng xảy ra ở 2 ống nghiệm,
viết phương trình phản ứng và giải thích.
10.3 Nội dung thảo luận và hướng dẫn tự học
10.3.1 Nội dung thảo luận
Câu 1. Thế nào là tốc độ trung bình, tốc độ tức thời của phản ứng?
Câu 2. Năng lượng hoạt hoá của phản ứng là gì? Nêu ý nghĩa của nó?
Câu 3. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
Câu 4. Thế nào là xúc tác đồng thể, xúc tác dị thể?
10.3.2 Nội dung ôn tập
Ôn tập các kiến thức, kỹ năng cần thiết từ bài học, chủ động tiến hành rèn luyện và
đánh giá kết quả.
10.3.3 Nội dung hướng dẫn tự học và tự nghiên cứu
Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu các ứng
dụng kỹ năng trong thực tế nghề nghiệp.

You might also like