ý thức, pdcpd

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Triết Ôn tập

● Bản chất của ý thức.


Quan điểm phi mácxít( trong tờ giấy chép)
1. Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động
tích cực trở lại vật chất.

a) Vật chất quyết định ý thức

- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.

Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất. Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật
chất vào trong bộ óc con người nên ý thức là cái có sau, là tính thứ hai.

Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan) và vật chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì
mới có sự ra đời ý thức.

- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.

Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung của ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực
khách quan trong đầu óc con người.

Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người
qua các thế hệ.

- Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.

Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế giới vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con người
và được cải biên trong đó. Vậy nên vật chất là cơ sở để hình thành bản chất của ý thức.

- Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.

Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát
triển cả về nội dung và hình thức phản ánh.

Ví dụ: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ thì mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối
suy nghĩ, đời sống vật chất phải được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh cho quan niệm vật
chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.

b) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất

- Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con

người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, không lệ thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất.

- Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể
làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người.

- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con
người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Ý thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó trang bị cho con người tri thức
về hiện tượng khách quan để con người xác định mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm. Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra
theo hai hướng:

Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất phát triển.

Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất.

- Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

- Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định,
phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.

Ví dụ: Có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, từ sau Đại hội VI, Đảng ta chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền kinh
tế thị trường để phát triển đất nước như hôm nay. Điều này cho thấy ý thức đã phản ánh được thực tiễn và đưa ra mục tiêu, phương hướng
để tác động lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất.

2. Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

- Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Mọi nhận thức, hành động, chủ trương, đường lối, kế hoạch,
mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh
chủ quan duy ý chí. Không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.

- Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi
chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo. Điều này đòi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò của tri thức, phải tích cực học
tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực của bản thân.

- Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, xã hội dựa trên thái độ
khách quan.

3. Vận dụng vào học tập và cuộc sống của bản thân tôi.

- Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của tôi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Bản thân tôi phải nhận
thức được các điều kiện thực tiễn ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

Ví dụ: Trong học tập, tôi cần phải xác định được nội quy trường học, giờ học, thời khóa biểu, những yếu tố thực tế để có ý thức chấp
hành đúng quy định, tham gia các tiết học đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên đề ra. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn
biến phức tạp, tôi nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh để thực hiện các phương pháp phòng tránh dịch, tuân thủ quy tắc 5K, ở yên
tại nhà để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Thứ hai, ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức. Tôi phải chủ động tìm
kiếm và trau dồi tri thức cho bản thân mình, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bản thân, không quá phụ thuộc vào người khác mà
phải tự phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.

Ví dụ: Trước mỗi giờ học, tôi phải chủ động xem trước giáo trình của ngày hôm đó để đánh dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu. Trong
giờ học tôi thường xuyên tích cực phát biểu và thảo luận để hiểu rõ hơn bài học. Sau giờ học tôi sẽ tự ôn lại kiến thức đã học và tìm thêm
bài tập và tài liệu để luyện tập thêm, trau dồi thêm kiến thức. Ngoài ra để cải thiện kỹ năng mềm tôi cũng tích cực tham gia các hoạt động
ngoại khóa, các phong trào của các tổ chức xã hội đoàn trường,clb . Không chỉ bồi dưỡng kiến thức, tôi còn cố gắng rèn luyện đạo đức,
phẩm chất của mình qua việc đọc sách, tham gia các buổi trao đổi, thảo luận.

- Thứ ba, tôi phải tiếp thu chọn lọc các ý kiến mới, không để bản thân thụ động, bảo thủ, không chủ quan trước mọi tình huống.

Ví dụ: Khi tham gia thảo luận nhóm, tôi sẽ lắng nghe và tiếp thu những điều hay mà các thành viên góp ý cho mình để hoàn thành công
việc theo kế hoạch. Hay khi đăng ký học phần, tôi không chủ quan vào năng lực của mình mà đăng ký quá nhiều môn tránh cho bản thân
không kham nổi.

Trong cuộc sống, trước khi đánh giá một người nào đó, tôi phải tiếp xúc vớingười đó và lắng nghe những đánh giá của những người xung
quanh về người đó, không thể chủ quan “trông mặt mà bắt hình dong”, không thể chỉ dựa vào cảm xúc cá nhân mà đánh giá người đó.
Phân tích nội dung của quy luật phủ định ý nghĩa của việc nắmvững quy luật này trong các hoạt động thực tiễn?
Trả lời: 1- Phân tích nội dung của quy luật phủ định của phủ định.
* Phủ định: là khái niệm triết học nhằnm để chỉ ra đời của sự vật mới trên cơ sở mất đi của sự vật cũ.
- Phủ định biện chứng là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo điều kiện để cho tự phát triển tiếp sau. Sự vật hiện tượng trong thế giới khách
quan luôn vận động phát triển liên tục không ngừng. Mỗi chu kỳ một vòng khâu của sự vận động phát triển cụă vật bao gồm hai phần phủ
định và ba giai đoạn: Giai đoạn khẳng định, giai đoạn phủ định, và giai đoạn

Liên hệ
phủ định của phủ định. Qua hai lần phủ định sự vật hoàn thành được một chu kỳ phát triển của nó. Sự phủ định lần thứ nhất tạo ra cái đối
lập với sự vật ban đầu, đó là một bước trung gian trong sự phát triển. Sự phủ định lần thứ hai tái lập lại cái ban đầu, nhưng trên cơ sở mới
cao hơn, nó thể hiện bước tiến của sự vật. Sự phủ định lần thứ hai này được gọi là phủ định của phủ định . Phủ định của phủ định xuất hiện
với tư cách là cái tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực đã được phát triển trước trong cái khẳng định ban đầu và trong cái phủ định lần thứ
nhất cái tổng hợp này là sự thống nhất biện chứng tất cả những yếu tố tích cực trong giai đoạn trước và những yếu tố mới xuất hiện trong
quá trình phủ định. Cái tổng hợp có nội dung toàn diện và phong phú hơn không còn phiến diện như cái khẳng định ban đầu và cái phủ
định lần thứ nhất. Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển về sau.
* Đặc biệt quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao
hơn.
2) ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong hoạt động thực tiễn.
Phát triển là khuynh hướng tất yếu của các sự vật, hiện tượng do đó phải tin tưởng vào cái nơi nhận định sẽ thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất
định sẽ thắng cái lạc hậu.
- Biết phát triển ra cái mới: Tích cực ủng hộ cái mới, đấu tranh cho cái mới thắng lợi tạo mọi điều kiện cho cái mới ra đời và chiến thắng
cái cũ, cái lạc hậu, vì khi mới ra đời cái mới bao giờ cũng còn non yếu. Phải phân biệt cái mới thực sự với cái mới giả tạo , cái cũ đội lốt
cái mới.
- Phát triển đó là khuynh hướng của các sự vật, hiện tượng nhưng không có nghĩa là phát triển theo đường thẳng tắp mà sự phát triển đó
theo con đường xoáy ốc đôi khi có những bước lùi tạm thời vì vậy phải chống quan điểm lạc quan quá mức hoặc thái độ bảo thủ trì trệ.
* LIÊN HỆ: Dù là Đất nước đang trong thời kì hội nhập, phát triển nhưng vẫn còn nhiềusinh viên thụ động trong việc học tập. không
chủ động tìm tòi sách vở, tài liệuthêm, những thứ này hiện nay rất dễ để tìm kiếm, trên không gian mạng, các thưviện. Thói quen đọc-
chép còn tồn đọng trong sinh viên còn nhiều, dẫn dến tìnhtrạng sinh viên thụ động như ngày nay.Sinh viên trong giờ học rất hạn chế
giơ tay phát biểu chủ yếu là giảng viênnêu vấn đề rồi giải quyết làm cho không khí học tập trở nên nặng nề, chán nản.Trong khi đó,
các câu hỏi của giảng viên không quá khó thậm chí là dễ và nằmtrong kiến thức, khả năng của sinh viên. Giải pháp Vận dụng quy luật
của phủ định vào học tập, thường xuyên xây dựngphương pháp học mới.Học tập là quá trình tiếp thu, tìm hiểu để có sự hiểu biết về kỹ
năng, tri thứccơ bản cho bản thân mình. Học tập là không ngừng trau dồi, bổi sung kiến thứcmới, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hay
sở thích và liên quan đến việc tổng hợpnhững thông tin khác nhau.
Có thể kể đến như:+ Phương pháp tự kiểm tra: Tự kiểm tra là việc người học tự thực hành đểkiểm tra chính mình, ở bên ngoài lớ p
học. Phương pháp này có thể bao gồm việc sửdụng các miếng bìa (bằng giấy hoặc điện tử) để kiểm tra việc nhớ lại hoặc trả lờic ác bài
tập ở cuối một chương sách. Mặc dù hầu hết học sinh đều muốn làm kiểm tra ít chừng nào tốt chừng ấy, hàng trăm thí nghiệm cho
thấy rằng tự kiểm tra giúpcải thiện việc học và giúp ghỉ nhớ được lâu.
+ Phương pháp phân bổ thời gian ôn tập: Đề đạt kết quả tốt nhất, hãy giãnrộng thời gian học của bạn ra. Theo như các nhà nghi ên cứu
chỉ ra rằng: việc phânphối thời gian họctập hợp lý sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc người học tập trunghọc nhồi nhét trước mỗi bài
kiểm tra hoặc bài thi định kỳ. Có thể kể đến như môntiếng Anh, đối với việc học ngữ pháp, tu từ và logic, kết quả cao nhất đạ t được
khicác phiên ôn bài cách nhau khoảng từ 10% đến 20% của khoảng thời gian màngười học cần phải nhớ được kiến thức. Để nhớ một
điều gì đó trong một tuần, cácphiên học ôn nên cách nhau từ 12 đến 24 giờ đồng hồ. Để nhớ một điều gì đó trongnăm năm, các ph iên
học nên cách nhau từ 6 đến 12 tháng. Mặc dù sách giáo khoathường gộp các bài tập lại với nhau theo chủ đẻ, sinh viên c ó thể ngắt
chúng ra theocách của mình. Bạn sẽ phải lên kế hoạch trước, và phải vượt qua được trở ngạichung của người học là xu hướng hay trì
hoãn việc ôn bài.
+ Phương pháp hỏi đáp chỉ tiết: Khởi nguồn từ bản tính tò mò của trẻ 4-5tuổi. Tò mò là bản năng tự nhiên của con người, chúng ta
luôn tìm kiếm nhữngkiến giải về thế giới xung quanh mình. Một số lượng lớn các bằng chứng cho rằngthấy rằng gợi ý người học t rả
lời các câu hỏi “Tại sao?” cũng làm cho việc học tậpdễ dàng hơn.→ Vì vậy sinh viên phải thường xuyên thay đổi phương pháp học
tập, tìmkiếm ra phương pháp học tập phù hợp với bản thân cũng như vận dụng được tínhkế thừa của quy luật phủ định mà qua đó c ó
được phương pháp học mới nhưng vẫngiữ được cái tốt của phương pháp học cũ

*TTXH, YTXH
Câu 1)
Vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH
K.Marx viết: “...không thể nhận định được về thời đại đảo lộn như thế nào khi căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải
thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ
sản xuất xã hội”.
- Tồn tại xã hội là cơ sở, là nguồn gốc khách quan và là nguồn gốc duy nhất của ý thức xã hội, nó làm hình thành và phát triển ý
thức xã hội. Còn ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội.
- Khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm hay muộn ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo.
- Tất cả các bộ phận của tồn tại xã hội đều có ảnh hưởng đến sự thay đổi của ý thức xã hội. Nhưng trong đó phương thức sản xuất
là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất, trực tiếp nhất đến sự thay đổi của ý thức xã hội. Có nghĩa là muốn thay đổi ý thức xã hội, muốn xây
dựng ý thức xã hội mới thì dứt khoát sự thay đổi và xây dựng đó phải dựa trên sự thay đổi của đời sống vật chất và những điều kiện, quan hệ
vật chất của xã hội.

Phát Huy Lòng Yêu Nước, Tinh Thần Dân Tộc của Ông Cha Ta trong Chiến Tranh Chống Giặc Ngoại Xâm
Trong lịch sử, tồn tại xã hội đặc thù của Việt Nam đã hình thành nên một ý thức xã hội đặc biệt mạnh mẽ về lòng yêu nước và tinh thần dân
tộc. Những yếu tố này được thể hiện qua:
1. Đoàn Kết Dân Tộc: Trước những mối đe dọa ngoại xâm, toàn dân tộc đoàn kết một lòng để chống lại kẻ thù chung.
2. Lòng Yêu Nước: Lòng yêu nước của người Việt Nam không chỉ là tình yêu quê hương, đất nước mà còn là ý thức bảo vệ độc lập,
chủ quyền và văn hóa dân tộc.
3. Tinh Thần Bất Khuất: Dù gặp khó khăn, người Việt Nam luôn thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất, không chịu khuất phục
trước kẻ thù.
Thể Hiện Lòng Yêu Nước, Tinh Thần Dân Tộc trong Giai Đoạn Hiện Nay
1. Bảo Vệ và Phát Triển Đất Nước:
• Tham gia Bảo Vệ Tổ Quốc: Sẵn sàng tham gia quân đội hoặc các hoạt động quốc phòng khi cần thiết.
• Đóng Góp Kinh Tế: Làm việc chăm chỉ, sáng tạo để phát triển kinh tế, góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước.
2. Bảo Tồn và Phát Huy Văn Hóa Dân Tộc:
• Giữ Gìn Văn Hóa Truyền Thống: Tham gia các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, truyền thống dân tộc.
• Phát Huy Văn Hóa Hiện Đại: Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để tạo ra những giá trị văn hóa mới, góp phần làm phong
phú thêm nền văn hóa Việt Nam.
3. Xây Dựng Xã Hội Công Bằng, Văn Minh:
• Góp Phần Xây Dựng Pháp Luật và Chính Sách: Tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị để xây dựng một hệ thống pháp
luật và chính sách công bằng, tiến bộ.
• Thúc Đẩy Giáo Dục và Y Tế: Đóng góp vào sự phát triển của giáo dục và y tế để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
4. Thể Hiện Lòng Yêu Nước Qua Những Hành Động Cụ Thể:
• Bảo Vệ Môi Trường: Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.
• Tình Nguyện và Giúp Đỡ Cộng Đồng: Tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người nghèo, người gặp khó khăn.

Câu 2)

Tính độc lập tương đối của YTXH so với TTXH


Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở những điểm sau đây:
1. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội:
Lịch sử xã hội loài người đã cho thấy, nhiều khi chế độ xã hội đã mất đi, thậm chí mất đi rất lâu nhưng ý thức xã hội do TTXH xã
hội của xã hội ấy sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng (lưu giữ và thể hiện trong truyền thống, tập quán, thói quen...).
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là do những nguyên nhân sau đây:
- Một là, sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người
thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã
hội nên nói chung nó chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội.
- Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán, cũng như do tính lạc hậu bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
- Ba là, việc kế thừa ý thức xã hội, xét về góc độ xã hội: trong xã hội có giai cấp thì giai cấp thống trị bao giờ nó cũng phải kế thừa
ý thức của các thời đại trước, trong quá trình kế thừa đó, giai cấp thống trị nó phải kế thừa những nội dung có lợi cho địa vị và lợi ích của
giai cấp mình. Cho nên, ngoài những nội dung có giá trị tiến bộ thì nó còn có những nội dung không tiến bộ, phản khoa học, kéo lùi xã hội.

Liên Hệ Với Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam Hiện Nay

1. Sự Chuyển Đổi Từ Kinh Tế Kế Hoạch Sang Kinh Tế Thị Trường:

• Thay Đổi Về Nhận Thức: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đòi hỏi sự thay đổi lớn trong nhận thức và tư duy kinh tế của toàn xã hội. Tuy nhiên, các quan niệm cũ về kinh tế kế
hoạch vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng đến quá trình đổi mới.

2. Hiện Đại Hóa và Công Nghiệp Hóa:

• Thay Đổi Về Lối Sống: Quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa yêu cầu thay đổi trong lối sống, tư duy làm việc và quản lý. Ý
thức xã hội lạc hậu có thể cản trở sự phát triển công nghệ, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

3. Cải Cách Hành Chính và Pháp Luật:

• Thay Đổi Về Hệ Thống Quản Lý: Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đòi hỏi sự cải cách mạnh mẽ về hệ thống
quản lý nhà nước và pháp luật. Tuy nhiên, sự lạc hậu trong ý thức pháp luật và quản lý hành chính có thể làm chậm quá trình cải
cách.

4. Giáo Dục và Đào Tạo:

• Thay Đổi Về Hệ Thống Giáo Dục: Việc cải cách giáo dục để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xã hội hiện đại là rất
quan trọng. Tuy nhiên, ý thức xã hội lạc hậu về phương pháp giáo dục và nội dung giảng dạy có thể làm giảm hiệu quả của các cải
cách.

5. Văn Hóa và Tinh Thần:

• Thay Đổi Về Tư Tưởng Văn Hóa: Việc phát huy các giá trị văn hóa mới, phù hợp với thời đại mới là cần thiết. Tuy nhiên, sự lạc
hậu trong ý thức văn hóa có thể dẫn đến việc giữ lại các giá trị không còn phù hợp, làm chậm quá trình phát triển văn hóa xã hội.

Biện Pháp Khắc Phục


Để khắc phục tình trạng ý thức xã hội lạc hậu so với tồn tại xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, có thể thực hiện
một số biện pháp sau:

1. Nâng Cao Nhận Thức Cộng Đồng: Tăng cường giáo dục và truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về những thay
đổi trong tồn tại xã hội và ý nghĩa của những thay đổi này đối với phát triển xã hội.
2. Cải Cách Giáo Dục: Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xã hội
hiện đại, khuyến khích tư duy sáng tạo và tự chủ.
3. Tăng Cường Vai Trò của Truyền Thông: Sử dụng truyền thông để thúc đẩy các giá trị mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của
đất nước, đồng thời loại bỏ những quan niệm lạc hậu.
4. Khuyến Khích Sự Tham Gia của Người Dân: Tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình quản lý và ra quyết định, từ đó
nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức xã hội.
5. Xây Dựng Hệ Thống Pháp Luật và Chính Sách: Cải cách hệ thống pháp luật và chính sách để đảm bảo tính công bằng, minh
bạch và hiệu quả, từ đó thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong ý thức xã hội.
6. Tôn Trọng và Phát Huy Văn Hóa Dân Tộc: Kết hợp giữa việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển các giá trị
văn hóa mới, phù hợp với yêu cầu của thời đại.

*VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhậnthức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn
của quá trình nhậnthức chân lý:
– Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở của nhận thức:
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức.
Hoạt động thực tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ,
cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính,
những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau giúp cho con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ
sở đó hình thành các lý thuyết khoa học.
NGUỒN từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức:
Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh
nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực
phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực
tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.
+ Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người
phải nhận thức về thế giới.
+ Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện,
từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
diện tích và đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự
chế tạo cơ khí” MÀ toán học đã ra đời và phát triển. (Hãy cố gắng lấy Ví dụ khác
nhau).
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
+ Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm
cải biến thế giới. Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng
nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực
tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo.
+ Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được
sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực tiễn mà
kiểm chứng nhận thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn
phát triển và ngược lại.
người cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ MỤC ĐÍCH chữa trị những căn bệnh nan y
và từ MỤC ĐÍCH tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
+ Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì
nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. Như vậy, thực tiễn là thước đo chính
xác nhất để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, xác nhận tri thức đó có phải là chân
lý hay không.
Ví dụ: - Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của không khí.
- Trái đất quay quanh mặt trời
- Không có gì quý hơn độc lập tự do.
- Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với
nhận thức, nó luôn vận động và phát triển trong lịch sử, nhờ đó nó thúc đẩy nhận
thức cùng vận động và phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức thường xuyên
chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn.
- Thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt
được trong nhận thức, nó còn bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển
và hoàn thiện nhận thức.
- Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối
với sự hình thành và phát triển của nhận thức, cũng là nơi nhận thức luôn hướng
đến để kiểm nghiệm tính đúng đắn.
- Con người phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm này yêu cầu nhận
thức phải xuất phát từ thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh
chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.
Việc nắm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương
pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.
Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn mà
thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức.
– Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối
- Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt đối
và chân lý tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một quá
trình đi từ chưa biết đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.
- Chính trong thực tiễn mà con người chứng minh được chân lý, tức là chứng minh
tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy.
- Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên các hình thức kiểm nghiệm
bằng thực tiễn đối với tri thức là chân lý cũng khác nhau, có thể là tiến hành thực
nghiệm, áp dụng những phát minh vào thực tế

You might also like