Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

65.Khấu trừ tại nguồn là gì? Ý nghĩa pháp lý của qui định này?

Thuế khấu trừ tại nguồn (còn có cách gọi khác là thuế thu tại nguồn, thuế tạm thu, thuế trích thu,
thuế khấu lưu,...) là một hình thức của các loại thuế thu nhập mà cơ quan thuế sẽ thu bằng cách
khấu trừ ngay vào khoản tiền mà người trả thu nhập trả cho người nhận thu nhập.
Ý nghĩa
Mục đích áp dụng thuế khấu trừ tại nguồn là để tạo thuận lợi cho công tác thu thuế và giảm thiểu
hành động trốn thuế của người phải đóng thuế thu nhập.
Đặc biệt, với các cá nhân có nhiều khoản thu nhập, cơ quan quản lý khó có thể kiểm soát toàn bộ
các khoản thu của người lao động. Các cá nhân sẽ thực hiện nộp thuế và quyết toán thuế theo
cách sau: Thuế thu nhập hàng tháng sẽ được khấu trừ tại từng nơi trả thu nhập, hết năm thì phải
kê khai, quyết toán tại nơi làm việc cuối cùng của năm
Việc áp dụng khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tại nguồn giúp công tác thu thuế được thực hiện dễ
dàng hơn, thuận tiện cho cả cơ quan thuế và người lao động hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của
mình.
66.Cá nhân không cư trú phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì thuế TNCN được xác định
như thế nào?

Cá nhân không cư trú theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC nhưng có
thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập đều thuộc đối tượng
phải nộp thuế TNCN

thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được
tính như sau:

- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được
xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

67.Một cá nhân phát sinh nhiều nguồn thu nhập khác nhau thì việc quyết toán thuế TNCN
được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn khấu trừ thuế thu nhập
cá nhân (TNCN), tùy theo từng khoản thu nhập sẽ có phương pháp khấu trừ thuế khác nhau, cụ
thể:
Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động 3 tháng trở lên thì áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp ký hợp đồng lao động 3 tháng trở lên ở
nhiều nơi.
Các trường hợp khác:
Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng: Phải khấu trừ
theo mức 10% trên thu nhập trước khi chi trả.
Cá nhân có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ trên nhưng ước
tính tổng thu nhập sau giảm trừ gia cảnh chưa đến mức thu nhập nộp thuế: Cá nhân làm cam
kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập có căn cứ tạm thời chưa thực hiện khấu trừ
thuế TNCN.
38.Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng
hóa, dịch vụ.
Sai. Đối với dịch vụ: thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng
dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
39.Thu nhập chịu thuế TNCN là tất cả thu nhập hợp pháp của cá nhân phát sinh trong kỳ
tính thuế.
Sai. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là khoản thu nhập của một cá nhân mà theo quy định
của pháp luật phải tính thuế
40.Đối tượng nộp thuế TNCN phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên.
Sai. quy định về đối tượng chịu thuế như sau:
- Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại mục 2
phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định
tại mục 2 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng
liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở
tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định nêu trên.
->Như vậy, theo quy định nêu trên, không có sự giới hạn về độ tuổi đối với việc nộp thuế. Do đó,
những người lao động dưới 18 tuổi nếu có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì vẫn
phải thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Tình huống 10.
Công ty TNHH Hoàn Thành có chức năng đăng ký kinh doanh trong giấy CNĐKKD là
xuất khẩu nông lâm sản. Mỗi năm, Hoàn Thành xuất khẩu hàng nghìn tấn cà phê cho các
thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc. Tháng 5/2019, nhận thấy giá phân bón trong nước tăng cao
và để tăng cường số lượng xuất khẩu nông sản, Hoàn Thành đã ký hợp đồng với đối tác
nước ngoài đổi 100 tấn cà phê để nhập về 250 tấn phân bón hóa học. Ngày 15/6/2019, toàn
bộ lô hàng phân bón hóa học đã cập cảng Sài Gòn. Hải quan cảng Sài Gòn không đồng ý
cho nhập hàng hóa vì Hoàn Thành không có chức năng kinh doanh nhập khẩu phân bón. Vì
vậy, ngày 16/6/2019, Hoàn Thành đã ký hợp đồng Ủy thác nhập khẩu lô hàng nói trên cho
công ty Cổ phần X. Khi tiến hành làm thủ tục thông quan, hải quan phát hiện khối lượng lô
hàng nói trên lên đến 300 tấn.

Hỏi:
1. Với hoạt động kinh doanh theo chức năng của mình, Hoàn Thành phải nộp
những loại thuế nào? Cơ sở pháp lý?
Với hoạt động kinh doanh trên, Hoàn Thành phải nộp thuế xuất khẩu và thuế
TNDN.
Đối với thuế xuất khẩu:
Cà phê có hành vi xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường nước ngoài là đối tượng chịu thuế
XK theo Điều 2 Luật Thuế XK, Thuế NK 2016.
Hoàn Thành là người nộp thuế vì là chủ hàng hóa xuất khẩu theo Điều 3 Luật Thuế XK, Thuế
NK 2016.
Đối với thuế TNDN:
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh trên là thu nhập chịu thuế theo Điều 3 Luật Thuế TNDN
2008.
Hoàn Thành là người nộp thuế vì là chủ sở hữu của thu nhập, được thành lập theo quy định
của pháp Luật Việt Nam theo Điều 2 Luật Thuế TNDN 2008.
2. Có ý kiến cho rằng, vì Hoàn Thành xuất khẩu hàng hóa sang nhiều thị trường
khác nhau nên thuế suất thuế xuất khẩu qua các thị trường này là khác nhau căn cứ
vào quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia này. Quan điểm của anh
(chị) về vấn đề này?
Em không đồng ý với quan điểm này. Bởi vì:
Thuế suất bị ảnh hưởng bởi các căn cứ khác nhau vào quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với
các quốc gia thường chỉ áp dụng với thuế nhập khẩu để khuyến khích hàng hóa từ các quốc gia
có quan hệ tối hệ quốc hoặc các quốc gia có thỏa thuận đặc biệt về thuế nhập khẩu.
Còn hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích hàng xuất khẩu nên thông thường áp
dụng thuế suất xuất khẩu là 0%. Nên việc Hoàn Thành xuất khẩu sang các quốc gia nếu
trên là cùng một mặt hàng là cà phê nên không bị chênh lệch, hay khác nhau về thuế suất
xuất khẩu sang các thị trường nêu trên.
Hơn nữa, căn cứ để xác định thuế suất xuất khẩu là chủng loại hàng hóa xuất khẩu nên việc
xuất khẩu cùng một mặt hàng cafe của Hoàn Thành không khác khi xuất sangnhiều thị trường.
3. Với hành vi xuất 100 tấn cà phê đổi 250 tấn phân bón nhập về Việt Nam,
Hoàn Thành phải nộp những loại thuế gì? Giá tính thuế trong trường hợp này được
xác định như thế nào? Có quan điểm cho rằng vì đây là trường hợp hàng đổi hàng
ngang bằng về giá trị nên không phát sinh nghĩa vụ thuế. Ý kiến của anh chị về vấn
đề này?
Em không đồng ý với quan điểm trên, bởi vì:
- Thứ nhất, quan hệ trao đổi này không ngang bằng về giá như quan điểm trên vì
Hoàn Thành đã có hành vi khai khống số lượng hàng hóa phân bón nhập khẩu nhằm trốn
thuế.
- Thứ hai, hiện nay pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi trao đổi hàng hóa của các cư
dân biên giới với nhau theo định mức cho phép tại Phụ lục V Nghị định 134/2016/NĐCP.
- Thứ ba, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu chủ yếu đánh vào hành vi thông qua từng lần làm
cho hàng hóa qua biên giới Việt Nam. Và rõ ràng, trong trường hợp trên hàng hóa là cà phê và
phân bón đã vượt qua khỏi biên giới để sang nước khác và vào Việt Nam nên là đối tượng chịu
thuế. Hoàn Thành là người nộp thuế vì là chủ hàng hóa xuất khẩu cà phê và nhập khẩu phân
bón. Do đó, Hoàn Thành phải nộp thuế XK và thuế NK.
Giá tính thuế trong trường hợp này được xác định như sau:
- Đối với giá xuất khẩu cà phê là giá bán tính tại cửa khẩu (trong đó không bao gồm
phí bảo hiểm và vận tải).
- Đối với giá nhập khẩu phân bón là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu
tiên.

4. Công ty X có thể bị xử phạt đối với hành vi khai số lượng hàng hóa ít hơn thực nhập không?
Xác định nghĩa vụ thuế và trách nhiệm pháp lý phát sinh (nếu có) từ việc nhập khẩu số lượng
hàng hóa thực tế nhiều hơn tờ khai hải quan?
Công ty X có thể bị xử phạt đối với hành vi khai số lượng hàng hóa ít hơn thực nhập. Vì:
Công ty X là người nộp thuế nhập khẩu đối với số lượng hàng hóa là phân bón khai trong tờ
khai hải quan. Do đó, công ty X có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực đầy đủ và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đầy đủ của hồ sơ theo Điều 17 Luật
Quản lý Thuế 2019.Trong tình huống trên, công ty X đã có hành vi nhập khẩu số lượng hàng
hóa thực tế nhiều hơn tờ khai hải quan. Hành vi khai sai này có thể dẫn đến thiếu số tiền thuế
phải nộp theo Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019.Theo đó, công ty X có thể bị xử lý như sau:
(theo Điều 16 Nghị định125/2020/NĐ-CP)
- Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước Trường hợp đã quá thời
hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này
nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước theo thời
hạn quy định.
+ Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ
sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

You might also like