Tài liệu 2 (1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

A.

Vị thế tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của thành phố Hà Nội tương đối phong phú về chủng loại ở
nhiều địa điểm khác nhau trong khu vực. Theo dự án điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản thành phố Hà Nội đến năm 2020,
tổng hợp quy hoạch theo từng loại khoáng sản có 09 mỏ đá vôi làm vật liệu xây
dựng thông thường có diện tích 80,46ha, trữ lượng 13.903m3; 18 mỏ đá bazan
có diện tích 480,94ha, trữ lượng 422.966.000m3; 31 mỏ cát có diện tích
2363,8ha, trữ lượng 116.954.000m3; 13 mỏ sét gạch ngói có diện tích 317,65ha,
trữ lượng 15.529.000m3; 02 mỏ puzolan có diện tích 24,32ha, trữ lượng
3.339.000m3; 02 mỏ than bùn có diện tích 58,84ha, trữ lượng 1.365.000 tấn; 02
mỏ đá ong có diện tích 30,3ha, trữ lượng 730.000m3.
Trên địa bàn thành phố, tuy có một số khoáng sản kim loại nhưng hạn chế
về trữ lượng, ít có giá trị thực tế để khai thác. Phong phú nhất là vật liệu xây
dựng, như cát, sạn, sỏi, sét gạch ngói, đá vôi và đá ong.
Về nhiên liệu, các mỏ và điểm lớn tập trung ở Ứng Hòa, Ba Vì, Thạch Thất
với trữ lượng than bùn lớn, được đánh giá là khoảng trên 30 triệu tấn. Về khoáng
sản công nghiệp, Hà Nội có tiềm năng phát triển pyrit, kaolin và asbent. Trong
đó Pyrit được tìm thấy ở hai mỏ khoáng Ba Trại và Minh Quang cùng các biểu
hiện khoáng đồng ở nông trường Phú Mãn và Ba Vì. Các mỏ Kaolin đều có quy
mô nhỏ, chất lượng tốt đến trung bình, thường được dùng trong sản xuất gốm sứ.
Đây là loại nguyên liệu được sử dụng cơ bản và quan trọng trong sản xuất đồ
gốm ở làng gốm Bát Tràng – nơi đặt một nét tinh hoa và điêu luyện của nghề
làm gốm trên đất Thăng Long. Bên cạnh đó, Asbent cũng được tìm thấy phân bố
xungq quanh núi Ba Vì, được đánh giá ở 3 mỏ Khu Mon, Khu Quýt và Đồng
Chang và một điểm khoáng sản: Lố Ngố. Vật liệu xây dựng phong phú, trong đó
có cuộn sỏi Xóm Ban và Trung Hà – được sử dụng cho xây dựng nhà cửa, cầu
cống. Trong hệ tầng Hà Nội, cuộn sỏi có chất lượng tốt, điều kiện khai thác dễ
dàng và giao thông thuận lợi. Cát xây dựng có quy mô nhỏ và trữ lượng còn nhỏ.
Một loại khoáng sản là vật liệu xây dựng phố biến ở Hà Nội là sét gạch
ngói, có diện tích phân bố lớn nhất trong các loại khoáng sản, chủ yếu ở phía
Đông Bắc, Đông và Đông Nam thành phố. Hiện có năm mở đã được khảo sát
đánh giá ở địa bàn Sơn Tây, Mĩ Đức, Chúc Sơn, Đa Sỹ, Vân Đình. Loại vật liệu
này có chất liệu đạt yêu cầu và chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng của thủ đô.
Bên cạnh sét gạch ngói, đá vôi xây dựng cũng được đánh giá là khoảng sản
tiềm năng của thành phố, là nguồn vật liệu quan trọng. Hiện đã đăng kí 1 mỏ đá
vôi Núi Chẹ khoảng 59,287 triệu m³ và điểm đá vôi xây dựng Miếu Môn khoảng
7,2 triệu m³. Ngoài các mỏ và điểm quặng vừa nêu, ở các dải đá vôi khu vực phía
Tây huyện Chương Mĩ và huyện Mĩ Đức còn chưa được đánh giá đầy đủ.
Bên cạnh đó các loại vật liệu xây dựng khác như bột màu, puzlan, đá bazan,
đá ryolit, đá vôi xi măng, đá ong cũng được tìm, khảo sát và khai thác trên địa
bàn thành phố. Tuy không phải những thành tố nổi bật, với trữ lượng lớn hay
phạm vi phân bổ rộng, nhưng các loại vật liệu trên đều đóng vai trò quan trọng
trong lĩnh vực thi công xây dựng, nâng cấp các cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho
thành phố.
Nước khoáng là loại tài nguyên khoáng sản cuối cùng của Hà Nội được
nhắc đến ở đây. Ba điểm nước khoáng được tìm thấy nằm ở Mĩ Khê, xã Tản
Lĩnh, huyện Ba Vì; xã Định Công, huyện Thanh Trì, Thanh Quang, huyện Sóc
Sơn. Trong đó, nước khoáng ở mỏ Mĩ Khê có kết quả phân tích cho thấy đây
thuộc loại nước khoáng sulphat và có giá trị chữa bệnh cao.

B. Vị thế tài nguyên địa hình

Thăng Long – Hà Nội được xem là kinh đô “mãi muôn đời” của đất nước. Đi từ trong
quá khứ với kinh thành Thăng Long phát triển nhộn nhịp, nay là “Thành phố vì hòa
bình”, là “Thủ đô anh hùng” với “tuổi đời” lớn nhất trong mười một thủ đô của các quốc
gia Đông Nam Á. Trong chiều dài lịch sử với nhiều biến động, thăng trầm, nhiều cải
cách, đổi mới, tiến bộ đã tạo nên một nguồn tài nguyên nổi bật cho thủ đô – tài nguyên
vị thế, thứ có thể nói đã làm cho các tài nguyên vốn có khác của Hà Nội, cả về tự nhiên,
kinh tế-xã hội đều có thêm giá trị gia tăng. Vị thế của Hà Nội là vị thế địa chính trị, vị
thế tự nhiên, vị thế kết nối giao thông, vị thế phát triển kinh tế và dịch vụ, và vị thế về
không gian đô thị. Phần nội dung dưới đây sẽ phân tích và làm rõ vị thế của Hà Nội về
mặt địa hình.
Địa hình Hà Nội nhìn chung khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó,
phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Có bốn thành tạo địa hình chính trên địa
bàn Hà Nội: địa hình đồng bằng, địa hình sông hồ, địa hình đồi núi và địa hình đá vôi.
Mỗi thành tạo địa hình trên địa bàn thành phố Hà Nội mở rộng đều có những giá trị
riêng và đem lại cho Thủ đô nguồn tài nguyên vị thế đặc biệt.
Thăng Long với phần lớn diện tích là đồng bằng, “mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất
cao mà sáng sủa” theo Chiều dời đô của Lý Công Uẩn. Như vậy để thấy, Đại La-Thăng
Long trước đây là một vùng đất cao ráo mà Chiếu dời đô đã khẳng định dân cư nơi đây
không khổ về ngập lụt. Trong lịch sử có ghi lại, từ sau 1010 tức là sau khu Lý Công
Uẩn dời đô về Đại La, thì hàng trăm năm không chứng kiến ngập lụt nghiêm trọng
nhưng vẫn có những trận mưa to nên dân cùng triều đình đã đắp đê Cơ Xá. Sau này, từ
những xây dựng, đào đắp của con người và hiện tượng nước biển dân chân tĩnh của tự
nhiên, vị trí hữu ngạn sông Hồng – con sông một nằm có đến vài trận lũ, Hà Nội trở
thành một lòng chảo hay nói cách khác là vùng trũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ
các trận mưa lớn. Nhưng nhờ vào hệ thống đê điều, có những nơi đê đã trở thành đường;
các công trình làm hẹp dòng chảy sông,.. đã làm giảm bớt nỗi lo về lũ. Cùng với đó là
sự ra đời của rất nhiều cây cầu quan trọng: cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu
Nhật Tân cùng với cầu Long Biên lịch sử đã xóa bỏ mọi trở ngại cho sự phát triển phía
bên kia của thành phố do không có cầu qua sông, giúp sự di chuyển, giao thương trở
nên thuận lợi. Sông Hồng được đánh giá ngày càng quý giá trong quy hoạch và phát
triển đô thị Hà Nội, đặc biệt đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển thành
phố hai bên sông. Số lượng lớn các cảnh quan như các hồ ở Hà Nội đem đến cho thủ đô
một diện mạo cuốn hút đối với mọi đối tượng người đặt chân đến đây. Nằm ở gần đỉnh
của tam giác châu nơi tập trung dòng chảy của rất nhiều con sông đổ về, Hà Nội đã
được đón nhận một nguồn tài nguyên nước ngầm và nước mặt phong phú và quý giá,
tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, đô thị, phát triển dân sinh
và kinh tế.
Tiếp theo là những vị thế địa lí mà địa hình đồi núi đem lại cho kinh thành Thăng Long
– thủ đô Hà Nội. Nhắc đến khu vực Hà Nội thì sẽ nhắc đến đỉnh núi Ba Vì- “bộ điều
hòa thời tiết cho thủ đô” - khối núi cao nhất và nằm ở phía Tây-Bắc Hà Nội, hình thành
từ một sản phẩm phun trào của núi lửa. Núi Ba Vì với đa dạng những thành tạo địa chất,
ba đỉnh núi cao mà đứng ở bờ suối Hai có thể chiêm ngưỡng toàn bộ, nhiều thác và hồ
như Thác Bạc, Ao Vua,…. Bên cạnh đó, núi Ba Vì còn đậm nét những giá trị văn hóa
đã đi vào văn hóa tâm linh của người Việt, đó là truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, là
Thánh Tản Viên – một trong những “Tứ Bất Tử” trong tiềm thức tâm linh Việt Nam,
được nhân dân thờ phụng trên đỉnh núi Vua Bà, như là tấm gương của người anh hùng
đấu tranh chống trả thiên nhiên khắc nghiệt. Gần đây, đền thờ Bác Hồ cũng được xây
dựng trên đỉnh núi Vua – đỉnh núi cao nhất của dãy Ba Vì. Thêm vào đó, với vai trò là
trụ cột của hệ sinh thái đồi và núi thấp, Ba Vì đã có được tính đa dạng sinh học cao,
biểu hiển tiêu biểu là Vườn quốc gia Ba Vì. Núi Ba Vì cùng ngày càng trở thành một
địa điểm lí tưởng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái nhờ vào vị trí thuận
lợi cho giao thông rồi khí hậu vô cùng mát mẻ. Vị trí đặc biệt của Ba Vì đã định hướng
cho nhiều dự án phát triển dọc các trục đường 32 hay đại lộ Thăng Long nối trung tâm
với vùng ngoại vi ở phía Tây, phía chân núi Ba Vì, nâng tầm bộ mặt và vị thế của không
chỉ khu vực này mà là cả Thủ đô Hà Nội.
Vị thế địa hình của Hà Nội không chỉ được thể hiện qua địa hình sông hồ, đồng bằng
hay đồi núi mà còn qua địa hình núi đá vôi. Những khối núi với đầy đủ các thành tạo
địa hình như các dạng đá tai mèo, cái khối đá vôi dạng tháp hay thung lũng, hang động
đã tạo nên những sản phẩm mà dấu ấn ngày nay vẫn còn, thậm chí đang được khai thác
triệt để như động Hương Tích ở Mĩ Đức trong quần thể danh thắng chùa Hương hay
động Hoàng Xá ở huyện Quốc Oai. Điều đặc biệt là những cảnh quan này vô cùng độc
đáo và hùng vũ, tạo nên những nét đẹp riêng .
Như vậy có thể thấy, địa hình Hà Nội với rất nhiều những giá trị văn hóa, thẩm mĩ, và
tiềm năng phát triển to lớn, đã góp phần tô đậm thêm một nguồn tài nguyên vô cùng
quan trọng và đặc biệt của Thủ đô – vị thế địa lí.

C. Tài nguyên khí hậu


D. Tài nguyên nước
E. Tài nguyên sinh vật

Thành phố Hà Nội, do nằm ở vị trí có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai khá
màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều hồ lớn nên các loài sinh vật rất phong
phú và đa dạng. Điển hình của thành phố là các hệ sinh thái núi thấp và núi trung
bình Ba Vì với đặc trưng rừng nhiệt đới cây lá rộng. Hệ sinh thái núi đá vôi thuộc
huyện Mĩ Đức. Hệ sinh thái hồ của thành phố Hà Nội đã và đang là nơi lưu giữ
các giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và sinh vật. Trong các hệ sinh thái, có
nhiều loài thực vật, động vật đặc trưng cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của
Việt Nam.
Về thực vật, hệ thực vật của thành phố Hà Nội có đầy đủ cả 6 ngành thực
vật bậc cao có mạch của hệ thực vật nước ta với 1.747 loài, trong đó có 53 loài
quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 13 loài thuộc nhóm nguy cấp
như Khuyết lá thông, Bách xanh, Pơ mu, Nghiến, Ngải cau, Lan kim tuyến, Lan
một lá... Thực vật của nước ta và của thành phố Hà Nội nói riêng có giá trị sử
dụng rất đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng phục vụ sản
xuất và sinh hoạt của người dân. Các giá trị sử dụng chủ yếu như sau: cung cấp
gỗ, củi cho sản xuất và sinh hoạt như ở rừng trên núi đá vôi thuộc khu vực Hương
Sơn - Quan Sơn có một số loài gỗ quý như Trai, Nghiến… Vườn Quốc gia Ba
Vì có các loài quý hiếm như Bách xanh; dùng làm thuốc có các loài Đẳng sâm,
Bổ cốt toái, Lan một lá, củ Bình vôi... ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Khu di tích văn
hoá lịch sử Hương Sơn; cho tinh dầu, nhựa, hương liệu, tanin, mỡ, dầu và dùng
để nhuộm; cho sợi và nguyên liệu giấy; cho nguyên liệu nghề đan lát, làm đồ mĩ
nghệ, vật liệu xây dựng. Đáng chú ý là các loài cây Sưa, Sồi, Lim xanh...Thực
vật dùng làm cảnh, cho bóng mát, làm hàng rào. Bên cạnh đó còn có nhiều cây
cổ thụ thường gắn với các di tích lịch sử, văn hoá, truyền thống dân tộc, các
truyền thuyết và các đền chùa. Có thể coi đây là các tài sản vô giá cả về cảnh
quan tự nhiên, cả về văn hoá và tâm linh của người dân Việt Nam. Điển hình là
7 cây muỗm ở đền Voi Phục được vinh danh là cây di sản. Hàng cây ruối ở xã
Đường Lâm của thị xã Sơn Tây, tương truyền, hồi đầu thế kỷ thứ X, Ngô Quyền
trong khi chuẩn bị lực lượng trung hưng dân tộc từng dùng để buộc voi.
Bên cạnh thực vật, hệ sinh thái của thành phố còn được đa dạng hóa thêm
bởi hệ động vật phong phú. Với 891 loài thuộc 154 họ của 45 bộ, trong đó có
các nhóm động vật có xương sống, nhóm động vật không xương sống, nhóm
động vật nổi và nhóm động vật đáy với một số loài. Một số loài quý hiếm cũng
đang có mặt tại địa bàn như Tê tê vàng, Sóc bay trâu, Cò hương, Vẹt ngực đỏ,
Tắc kè, Cá mòi cờ hoa,…. Hiện nay trong khu vực thành phố chưa có một khu
bảo tồn động vật nào nhưng bằng sự hợp tác với các địa phương khác trên khắp
cả nước, hợp tác với các khu bảo tồn trên toàn thế giới, Hà Nội đã và đang làm
tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái đa dạng này.
Vị thế của Hà Nội trên phương diện sinh thái thực sự được đánh dấu bởi
nguồn gen giá trị mà hệ động, thực vật đem lại. Theo thống kê của Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội năm 2013, có rất nhiều nguồn gen (131
loài cây và 1.357 giống cây), đặc biệt là gen cây trồng đặc sản cần bảo tồn và
phát triển ở đây. Trong đó, nhóm cây lương thực có 8 loại cây và 378 giống cây
(lúa có 143 giống và ngô có 122 giống). Nhóm cây công nghiệp có 7 loại cây và
208 giống cây (trong đó đậu tương có 63 giống và lạc có 75 giống). Nhóm cây
rau có 36 loại cây và 472 giống cây (trong đó bí đỏ có 81 giống, bầu có 52 giống),
đặc biệt có các nguồn gen cây trồng đặc sản là rau sắng chùa Hương, khoai tây
Thường Tín, cải mào gà Hoài Đức. Nhóm cây hoa, cây cảnh có 41 loại cây và
81 giống cây (trong đó hoa cúc có 15 giống). Nhóm cây dược liệu có 17 loại cây
và 27 giống cây. Nhóm cây ăn quả có 22 loại cây và 191 giống cây (trong đó
bưởi có 72 giống, cam có 26 giống). Thành phố Hà Nội có 23 nguồn gen cây
trồng đặc sản đã trở thành những sản phẩm có tiếng nói và chỗ đứng riêng trong
thị trường nông sản. Trong đó cây ăn quả có 14 nguồn gen như là bưởi đỏ Mê
Linh, phật thủ Đắc Sở, Hoài Đức, nhãn chín muộn Hà Tây, mơ Hương Tích, mít,
na Sơn Đà, Ba Vì… Cây rau có 7 nguồn gen đặc sản như: húng láng, rau sắng
chùa Hương, cải bẹ dưa Đông Dư, cải mơ Hà Nội, không chi là đặc sản mà còn
là dấu ấn, là mùi vị không đâu có thể so sánh được. Hoa cây cảnh có 2 nguồn
gen đặc sản là đào Nhật Tân và sen Tây Hồ.

You might also like