Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

1.

QUÁ TRÌNH TỤ CƯ VÀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Hà Nội ngày nay với sức hút của một thủ đô,được xem là nơi tụ họp của
dân cư từ mọi miền tổ quốc, cùng với cả một cộng đồng những người ngoại
quốc đã đến đây, làm ăn, sinh sống và cống hiến cho mảnh đất này. Không
chỉ vậy, đây còn là một trung tâm tụ cư sớm của người Việt cổ. Dân cư Hà
Nội có nhiều sự biến đổi từ những lần thay đổi địa giới hành chính, từ những
cuộc “di dân” của dân ngoại tỉnh và dân nội thành. Để hiểu một cách toàn
diện và sâu sắc nhất về quá trình tụ cư và hình thành cộng đồng dân cư Hà
Nội, cần phải nhìn vào từng thời đại, từng giai đoạn lịch sử.
Mở đầu là sự xuất hiện của con người trên vùng đất này vào thời tiền sử
hay hậu kì đá cũ. Bối cảnh chung của thời kì này trên đất Hà Nội: vào kỳ địa
chất thứ tư cách đây khoảng bốn triệu năm, toàn vùng Hà Nội được nâng lên
nhờ có sự bồi đắp của phù sa sông Hồng; xâm thực và bào mòn, trầm tích của
sông suối tạo cho nơi này thành vùng đồng bằng phủ đầy rừng rậm; sau đó
từ nguyên cứu quá trình biển tiến, biển lùi, các nhà khảo cổ học đã xác định
được dấu vết hoạt động của con người trên đất Hà Nội. Những di chỉ khảo cổ
học tại các gò đồi ở huyện Ba Vì và Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện
ở khu vực Hà Nội từ cách đây 2 vạn năm đến 1 vạn năm trăm năm-thuộc thời
kì nền văn hóa Sơn Vi. Đó là những hiện vật như công cụ lao động bằng đá
mà chủ yếu là đá cuội được người nguyên thủy lấy từ các lòng sông suối, ghè
đẽo thô sơ, loại hình chưa ổn định; có thể được chia thành các nhóm như công
cụ rìa lưỡi ngang – được ghè vài nhát, theo một hướng hay những công cụ rìa
lưỡi dọc – được làm từ loại cuội bầu dục dẹt, mỏng rồi các loại công cụ hai
rìa, ba rìa, mảnh tước. Cách chế tác rất thô sơ, ghè đẽo được sử dụng chủ yếu
trên hòn cuội tự nhiên, hay nói cách khác là đập các hòn đá vào nhau cho
chúng vỡ ra, tạo các cạnh sắc và lợi dụng cạnh sắc. Những di chỉ Cổ Loa,
Vạn Thắng (Ba Vì) còn cho thấy nơi ở của cư dân thời bấy giờ là những túp
lều bằng tre nứa, dưới nền lót lá, cây cỏ làm ổ.
Sau thời kì văn hóa Sơn Vi là đến thời kì văn hóa Hòa Bình, có niên đại
cách ngày nay khoảng 1,1 vạn năm đến 7 nghìn năm, khi đó khí hậu trái đất
tăng lên làm cho băng tan ở hai đầu cực, xảy ra quá trình biển tiến. Biển tiến
sâu vào đất liền làm cho vùng đất nơi đây ngập trong nước, buộc con người
phải lùi dần vào miền chân núi, ở các hang động núi đá vôi hay những vùng
thềm cao. Giai đoạn này, dấu tích con người trên mảnh đất Hà Nội được tìm
thấy ở hang Sùng Sàm hay còn gọi là hang Giặc hay hang ông Bảy, thuộc
huyện Mĩ Đức. Các nhà khảo cổ học sau khi khai quật được địa điểm này đã
tìm thấy những hiện vật hết sức quan trọng. Đầu tiên là tầng vỏ ốc núi, ốc
biển dày hàng mét cho thấy chứng tích vật chất thức ăn thường xuyên của cư
dân thời đó,khiến họ được gọi là “những người ăn ốc”; nguồn thức ăn này
được khai thác phần lớn từ các con sông, suối và các dãy núi đã vôi. Ngoài
ra, lượng lớn xương răng động vật cháy cũng được thu thập, đặt ra nghi vấn
về khả năng dùng lửa của con người. Quan trọng hơn hết là sự cải tiến của
các công cụ lao động. Các công cụ lao động bằng đá được tìm thấy trong di
tích hang Sũng Sàm, chủ yếu là các loại đá cuội Diabaz, đá bazan, đá trầm
tích, đá cuội. Kĩ thuật chế tác đá của cư dân công phu hơn với các công cụ đã
được mài nhẵn và có thêm phần cán như công cụ hình bầu dục, chày nghiền,
rìu ngắn, công cụ mài lưỡi, công cụ chặt thô, bàn nghiền; ngoài ra còn có các
mảnh tước; làm cho năng suất lao động tăng lên và giúp cho việc tìm kiếm
thức ăn dồi dào hơn.
Sự xuất hiện của con người trên mảnh đất Hà Nội tiếp tục được phát
hiện trong thời tiền Đông Sơn. Có niên đại trong khoảng 4000-2800 năm cách
ngày nay, thời kì tiền Đông Sơn bao gồm ba giai đoạn văn hóa: Phùng
Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun, Đây là thời gian biển lùi do băng đóng ở hai
cực; Hà Nội từ vùng biển, vũng đọng, được phù sa lấp dần thành những vùng
rừng rậm, đầm lầy. Đây cũng là lúc mà con người bắt đầu men theo triền sông
suối lớn, từ miền cao xuống thăm dò, khai phá vùng đất mới châu thổ sông
Hồng, trong đó có vùng trũng Hà Nội. Họ đã khai phá đất đai, xây dựng cuộc
sống, đắp đê đối phó với lũ,…Dấu tích được ghi lại rất nhiều và phong phú
như các di chỉ Đồng Vòng (Đông Anh), Thanh Trì, Quần Ngựa, hồ Bảy Mẫu
(Hai Bà Trưng),… thuộc văn hóa Phùng Nguyên; các di chỉ Tiên Hội, Bãi
Mèn, Đình Chàng (tầng dưới),… thuộc văn hóa Đồng Đậu; di chỉ Đình Chàng
(tầng trên), gò Chùa Thông,… thuộc thời kì Gò Mun. Tại các di chỉ này, các
nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều hiện vật là minh chứng cho sự xuất
hiện của con người như đồ đá, đồ đồng thau, bếp lửa, lò nung, hố đất
đen,…Trong đó có ba di chỉ khảo cổ cực kì quan trọng, đánh dấu sự có mặt
liên tục của con người trên mảnh đất Hà Nội. Đầu tiên là di chỉ Đình Tràng
(Dục Tú, Đông Anh) cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 12km. Sau bốn lần
được thám sát và khai quật, đã cho thấy di chỉ Đình Tràng gồm 4 lớp văn hóa,
với những đặc trưng di vật điển hình cho quá trình phát triển liên tục của con
người và xã hội qua 4 giai đoạn văn hóa từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn.
Các di vật tiêu biểu gồm có đồ đá là những rìu, bôn, đục, bàn mài,khuôn đúc,
đồ trang sức,…; đồ đồng thau; đồ gồm nguyên và đồ đất nung như bát, chén,
đĩa, tượng hình đầu người và rất nhiều mảnh gốm vỡ; mộ táng với các đồ tùy
táng hiện Vật như đồ gốm; hệ thống lò nung kim loại quy mô lớn. Thứ hai là
di chỉ Thành Dền (Mê Linh). Thành Dền còn có nhiều tên gọi khác như Thành
Cự Triền hay Thành Trại, tương truyền đây là nơi mà Hai Bà Trưng đã cho
đắp thành chống quân Nam Hán. Sau bảy lần khai quật, các nhà khoa học,
nhà khảo cổ học đa tìm thấy vô số những hiện vật của cư dân Việt cổ xưa như
công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức bằng những chất
liệu khác nhau; các di vật bằng đồng như rìu chữ nhật, rìu xoè cân, rìu lưỡi
hơi lệch; giáo thân hình lá có họng tra cán; mũi tên cánh én; lưỡi câu có
ngạnh. Chứng tích của nghề luyện kim đúc đồng thời đó cùng được phát hiện
trong di chỉ này với cái vết tích còn lại như mảng nồi, lò với những xỉ đồng
đang chảy,… chứng tỏ đây là một trung tâm đúc đồng rất lớn ở giai đoạn tiền
Đông Sơn của Hà Nội ngày nay. Đồ đá vẫn tiếp tục được sử dụng như rìu,
bôn, mũi tên, bàn mài, các trang sức như hoa tai 4 mấu hoa tròn núm nhỏ, hạt
chuỗi hình “gối quạ’,… Các vết tích sinh hoạt của cư dân cổ như lò đúc đồng,
cụm đất nung, mộ táng… đều đã được phát hiện. Điều đặc biệt của di chỉ này,
theo lời của TS. Lâm Thị Mỹ Dung – Giám đốc bảo tàng Nhân học thì phía
dưới di chỉ này xuất hiện những yếu tố của văn hóa Phùng Nguyên, phía trên
có những yếu tố của văn hóa Gò Mun, song nhìn chung tầng văn hóa thuộc
giai đoạn Đồng Đậu khá ổn định, phát triển từ sớm đến muộn, chính vì vậy
mà nó là giai đoạn “cầu nối” của thời văn hóa Phùng Nguyên và Gò Mun. Di
chỉ thứ ba là di chỉ Vườn Chuối (Hoài Đức)- đi qua ba nền văn hóa, được
phát hiện lần đầu tiên vào năm 1969 và đã qua tám đợt khai quật. Ba tầng văn
hóa liên tiếp ở di chỉ này, từ Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn đã chứng
minh sự có mặt rất sớm của con người trên đất Hà Nội với việc cư trú lâu dài
tại đây. Các hiện vật được tìm thấy ở di chỉ Vườn Chuối vô cùng đa dạng và
quý giá. Liên quan đến sinh hoạt hằng ngày của con người thời Tiền Đông
Sơn – Đông Sơn, hiện vật gồm các khu bếp đun nấu, vết tích lò nấu đồng, các
hố đất đen, hố chân cột, vết tích nền sân hoặc nền kiến trúc, số lượng lớn
những công cụ lao động, đồ trang sức bằng đá, công xụ sản xuất, vũ khí bằng
đồng; hàng ngàn mảnh gốm; đồ gỗ được vót nhọn một đầu và có hình dáng
giống chiếc cọc. Đặc biệt là ở di chỉ này, các nhà khoa học đã khai quật được
rất nhiều những ngôi mộ táng trong đó có những ngôi mộ kèm theo đồ tùy
táng như đồ đồng, đồ gốm.
Như vậy có thể thấy, mảnh đất Hà Nội này là nơi cư trú liên tục, nơi sinh
hoạt, lao động của người Việt Cổ từ những thời kì văn hóa đầu tiên.
Tiếp đến là sự có mặt của con người trong thời kì văn hóa Đông Sơn.
Bối cảnh chung của thời kì này: đây là nền văn hóa cổ xuất hiện vào khoảng
800 năm TCN khi mà nền văn hóa lúa nước phát triển mạnh, thực phẩm dồi
dào; kĩ thuật đúc đồng đạt đến đỉnh cao, sản phẩm tiêu biểu là trống đồng
Đông Sơn; kĩ thuật quân sự mà đỉnh cao là thành Cổ Loa với thành lũy, mũi
tên đồng, nỏ Liên Châu; sự tổ chức cộng động hoàn chỉnh với sự ra đời của
nhà nước sơ khai đầu tiên – nhà nước Văn Lang. Di chỉ có sự xuất hiện của
con người là ở Hữu Châu, gò Chùa Thông,… nhưng đặc biệt nhất vẫn là khu
vực Cổ Loa (Đông Anh) – nơi được xác định gồm 11 điểm cư trú cư dân. Các
hiện vật được phát hiện tại đây là những lưỡi cày đồng, trống đồng, mũi tên
đồng,…Dân cư thời này đã biết thuần dưỡng động vật, nuôi trâu, bò để lấy
sức kéo và phân bón; sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước; phương
tiện di chuyển chủ yếu là thuyền.
Tất cả những dấu tích, những di chỉ vô giá trên là những bằng chứng
sống động nhất, xác thực nhất cho việc cư trú, sinh sống của cư dân Việt cổ
trên mảnh đất Hà Nội – những con người bước đầu định hình cốt cách con
người thủ đô nói riêng, con người Việt Nam nói chung, thể hiện qua lối sống,
sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TỤ CƯ VÀ HÌNH
THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN VÙNG ĐẤT CỔ HÀ NỘI

2. Điều kiện tự nhiên ưu đãi, nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, đất đai
phù sa màu mỡ
• Cư dân từ thời tiền sử, từ miền núi, trung du đã hội tụ về đây sinh
sống, hình thành nên các làng cổ. Các dấu tích về sự cư trú này đã
xuất hiện từ hậu kì đá cũ.
3. Vùng đất này là trung tâm chính trị của chính quyền qua các thời kì

Thời Bắc Thuộc


Thất bại của Thục Phán An Dương Vương vào năm 179 TCN, rơi nhà nước
Âu Lạc vào tay Triệu Đà, đã kết thúc giai đoạn độc lập của nước Việt cổ, bắt đầu giai
đoạn đau thương một ngàn năm Bắc thuộc, do các triều đại phong kiến Trung Hoa thống
trị. Lúc này, xã hội thay đổi, đi cùng với đó là sự xáo trộn mạnh mẽ về dân cư. Dưới
bối cảnh đô hộ của phương Bắc và chính sách đồng hóa người Việt của chúng, đặc điểm
cư dân của Hà Nội đã trở nên đa dạng hơn cho đến tận bây giờ. Các triều đại Trung
Quốc lên tục đưa người Hán sang ở xen kẽ với người Việt vừa để làm “tai mắt” gián
điệp cho chúng, vừa để truyền bá tư tưởng, văn hóa, ngôn ngữ Hàn vào, xóa bỏ văn hóa
Việt. Chính sách đồng hóa của nhà Hán dẫn tới những cuộc di dân lớn của người Hoa
và nó dường như trở thành trào lưu lúc bấy giờ. Một bộ phận thì xuống nước Nam theo
yêu cầu của chính quyền, nhưng cũng có một bộ phận di cư để chạy loạn, thoát khỏi
những biến động trong triều đình do tranh chấp quyền lực. Chính vì vậy mà xuất hiện
những dấu ấn như mộ gạch, tiền ngũ thù, giếng cổ - minh chứng cho sự có mặt của dân
phương Bắc trên đất Hà thành. Một bộ phận lớn và chủ yếu trong cư dân Hà Nội lúc
bấy giờ vẫn là người bản địa, gồm dân Âu Lạc cũ, những quan lại, binh lính, thợ xây
dựng, thợ gốm. Bên cạnh đó là dân các địa phương khác di cư đến đây để làm ăn, sinh
sống. Như vậy, trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, nhưng bằng ý chí và sức mạnh đấu
tranh chống lại thủ đoạn đồng hóa của thế lực cai trị Trung Hoa, cư dân trên đất Hà Nội
đã giữ được những nét đặc sắc đặc biệt của nền văn hiến Thăng Long – văn minh Đại
Việt.
Thời phong kiến
Năm 905, nhân khi nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng chính quyền tự
chủ của người Việt, đặt nền móng cho nền độc lập của Việt Nam. Từ đây, trải qua rất
nhiều cuộc chiến chống lại kẻ thủ xâm lược, đất nước ta đặt dưới sự trị vì của nhiều chế
độ phong kiến. Đặc biệt phải kể đến chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán
đã đưa Cổ Loa một lần nữa trở thành kinh đô của nước Việt hay nói cách khác thủ đô
ngày ấy đã quay lại với vị thế của nó.
Sau khi lên ngôi năm 1009, Lý Công Uẩn đã dời đô từ vùng núi non hiểm trở Hoa Lư
ra nơi có thế rồng cuộn hổ ngồi Đại La, kinh đô Thăng Long đã trở thành nơi hội họp
của rất nhiều thành phần cư dân. Đông đảo nhất vẫn là dân bản địa – dân gốc từ thời cổ
đã đến sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất này từ thời tiền sử. Một bộ phận khác là dân
các địa phương khác có tính chất phức tạp, thường thay đổi. Tính chất của bộ phận này
là do sự thay đổi về chính trị, khi có chính quyền mới lên nắm quyền, một số người
đang hòa hợp với chế độ cũ có thể cảm thấy không phù hợp với chính quyền mới nên
họ dời đi; thứ hai là do sự thay đổi, mở rộng về địa giới hành chính, ví dụ như vào thời
Nguyễn, khi Thăng Long không còn là kinh đô, thay vào đó là kinh đô được đặt ở Phú
Xuân (Huế), thì đã có sự di dời rất lớn những người quý tộc chuyển về Huế, đồng nghĩa
với số lượng quý tộc ở Hà Nội giảm mạnh. Người phương Bắc thời kì này cũng là một
bộ phận của cư dân Hà Nội. Họ là những người đã sinh sống ở đây từ trước, đã tiếp xúc
lâu dài với người Việt, thậm chí đã kết hôn và sinh sống lâu đời trên mảnh đất Hà Nội.
Một bộ phận người Hoa khác là di cư mới, cùng với việc định cư làm ăn, họ cùng xây
dựng những nhóm cộng đồng tương đối ổn định được gọi là hội quán; đây là nơi gắn
liền với lịch sử di dân, định cư và hòa nhập với môi trường mới của người Hoa, là nơi
họ gặp gỡ giao lưu, ngoài hội họp làm ăn còn giúp họ giữ gìn bản sắc văn hóa; hội quán
của người Hoa ở Thăng Long được thành lập sớm nhất là hội quán Quảng Đông, sau đó
hội quán Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam được thành lập. Thành phần cư dân Hà
Nội thời phong kiến còn có số ít những tù binh Chăm-pa, đã để lại những dấu ấn trong
các công trình kiến trúc của Thăng Long như những viên gạch Chăm, tháp Báo Thiên
hay các giếng nước miệng làm bằng đá. Cũng có những người thuộc tầng lớp hoàng
gia, quan lại, binh lính, sư sãi và các tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, nông dân. Về
bản chất, cư dân thời này chủ yếu làm nông nghiệp ven sông, bên cạnh đó nổi bật lên
nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm và buôn bán. Năm 1230, dưới thời Lý, kinh thành
Thăng Long được chia thành 61 phường, có sự xuất hiện của nhiều cư dân ngoại quốc
như người Hoa, người Ấn Độ. Đến thời nhà Lê, Thăng Long được quy hoạch lại thành
36 phường- mỗi phường mang một đặc trưng của ngành nghề thủ công ở đó. Đây là giai
đoạn kinh tế hàng hóa và ngoại thương của đô thị Thăng Long bước vào thời kì phồn
vinh với câu ca Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến đã thu hút thêm nhiều cư dân tới
sinh sống. Dưới thời Lê Trung Hưng, dân cư có sự biến động rất lớn do sự xuất hiện và
nhiễu loạn của binh lính Thanh – Nghệ An. Vào khoảng thế kỉ 16-17, Hà Nội có thêm
một bộ phận cư dân mới là những thương nhân người phương Tây như người Hà Lan,
người Pháp, người Bồ Đào Nha….
Tóm lại, vùng đất Thăng Long-Hà Nội, nhờ vào vị thế địa tự nhiên, vị thế địa chính trị
và vị thế địa kinh tế, từ lâu đã diễn ra quá trình tụ cư và hình thành nên cộng đồng dân
cư Hà Nội với hai thành phần chính là người Hà Nội gốc và cư dân di cư từ vùng khác
tới Hà Nội. Có thể thấy, một Hà Nội yên bình, thanh lịch, văn minh, phát triển phồn
thịnh như hiện nay chính là kết quả của quá trình sàng lọc một cách rất tự nhiên những
con người đến đây, cư trú, sinh sống và cống hiên cho mảnh đất này.

You might also like