Tài liệu 2 (3)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

1.

LÀM RÕ MỘT TRONG NHỮNG TÍNH CÁCH ĐẶC TRƯNG CỦA


NGƯỜI HÀ NỘI.

Người Thăng Long – Hà Nội hiện lên như một nhân tố quan trọng,
quyết định, tiêu biểu của dân tộc, đất nước trong trường kì lịch sử của
thủ đô, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc. Cũng như
muôn mạch dẫn máu về tim, tinh hoa cả nước theo những dòng cư dân
hội tụ về Thăng Long – Hà Nội, được tinh lọc tại đây, tạo nên những
nét tính cách đặc trưng của người Hà Nội,
Người Hà Nội, nếu bạn đã từng tiếp xúc, từng trò chuyện, đã là từng là một vị
khách tới chơi nhà họ, thì sẽ không bao giờ quên được những nét tâm hồn, tính
cách rất Hà Nội của người ấy. Người Hà Nội mang những đặc trưng rất riêng
của con người sống và gắn bó lâu đời với chốn Thăng Long Đông Đô ngàn năm
văn hiến, những nét tính cách có thể đã có chút thay đổi với thời gian để hòa hợp
với những thay đổi của thời đại, nhưng suy cho cùng nhân cách của người Hà
Nội thì bao đời nay vẫn thế.
Người Hà Nội mang những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.

Đó là những trái tim quả cảm, anh dũng chiến đấu hết mình với tinh thần
yêu nước cao đẹp giữ yên bờ cõi thủ đô và độc lập dân tộc. Nằm ở một vị trí
nhiều lợi thế nhưng cũng lắm hiểm nguy là trung tâm, là thủ đô của một nước,
nơi tập trung nhiều nguồn lực lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, Hà Nội, hay kinh
thành Thăng Long xưa kia, là nơi mũi nhọn mà bất cứ kẻ thù nào cũng nhắm tới,
vì làm tê liệt được thủ đô, chiếm được cơ quan đầu não của một đất nước, quân
xâm lược xem như đã thống trị cả quốc gia đó. Chính vì vậy, Thăng Long – Hà
Nội hình thành, phát triển gắn với chặng đường lịch sử đấu tranh dựng nước và
giữ nước lâu dài của dân tộc; từ đây đã hun đúc nên lòng yêu nước, căm thù giặc
và phẩm chất kiên cường, dũng cảm của người Hà Nội. Lịch sử đã chứng minh,
mỗi khi có dấu hiệu của kẻ thù đe dọa, nhân dân, không kể là những con người
đã gắn bó với Hà Nội hay những người ngoại tỉnh, người di cư đến mảnh đất này
để làm ăn, kiếm sống, đều bùng lên một làn sức mạnh quật khởi, chung ý chí giữ
yên bờ cõi kinh thành, thủ đô.Đi cùng với truyền thuyết Thánh Gióng – một biểu
tượng cho sự trưởng thành của một dân tộc vùng dậy bảo vệ non sông, còn có
một truyền thuyết về một vị anh hùng khác – người con của nội thành Hà
Nội.Theo thần tích địa phương và cuốn Tây Hồ chí, vị anh hùng này là Lý Tiến,
người đã đem quân giao tranh với tướng giặc của quân Ân xâm lược, sau đó hy
sinh và tương truyền, ông đã quay về báo mộng cho vua Hùng về một người
trong dân có thể giết giặc, sau tìm được người này chính là cậu bé làng Gióng.
Như vậy từ ngàn xưa đã xuất hiện những vị anh hùng quả cảm đấu tranh trên
mảnh đất Hà Nội cổ.Trong thời kì phong kiến, nét phẩm chất này được biểu hiển
rõ hơn qua nhiều cuộc chiến đấu của Thăng Long nói riêng và Đại Việt nói
chung. Tiêu biểu như các trận đánh đuổi quân Mông Nguyên. Cụ thể là, trong
vòng 30 nǎm từ năm 1258 đến năm 1288 ba lần quân Nguyên -Mông sang xâm
lược, ba lần chúng vào được Thǎng Long nhưng đều phải chuốc lấy sự thất bại:
Lần đầu tiên quân Mông Cổ vào với ý định xâm chiếm Đại Việt là vào năm 1258,
những lần tiếp theo là vào năm 1285 và năm 1288, theo diễn biến cuộc chiến, dù
chiếm được Thăng Long, nhưng Nhà Trần đã thực hiện những kế sách như "vườn
không nhà trống", đem đi hết lương thực trong thành khiến quân Mông gặp phải
khó khăn về lương thực; từ đó có những thắng lợi lớn ở Chương Dương, Tây
Kết, Hàm Tử Quan, Đông Bộ Đầu,… nhờ vào tinh thần đấu tranh quả cảm của
nhân dân Thăng Long hòa cùng sức mạnh của nhân dân cả nước. Ngoài ra còn
có những chiến thắng vang dội, góp phần lớn vào chiến thắng chung của cả nước
đánh đuổi kẻ thù xâm lược như chiến thắng quân Minh ở thế kỷ XV; chiến thắng
Ngọc Hồi – Đống Đa đánh tan 29 vặn quân Thanh ở thế kỷ XVIII; hai lần chiến
thắng Cầu Giấy vào năm 1873 và năm 1883, bối cảnh là thực dân Pháp mở rộng
kiểm soát Bắc Kì, đã chặn đánh, làm chậm bước tiến xâm lược của Pháp. Một
sự kiện đặc biệt khác làm tô đậm thêm phẩm chất anh dũng quý giá của người
Hà Nội đó là trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Nội khởi nghĩa
thành công như một tiếng bom mở đầu, lan nhanh, vang dội đi khắp nơi; có tác
động quyết định, cổ vũ và tạo điều kiện để nhân dân các địa phương trên cả nước
vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền sau đó…Nhân dân Hà Nội cũng đã một
lòng đoàn kết, mạnh mẽ chiến đấu trong những ngày tháng đánh đuổi đế quốc
Mĩ xâm lược; cụ thể là ở trận “Điện Biên phủ trên không” suốt 12 ngày đêm cuối
năm 1972, nhân dân cùng bộ đội đã bắn rơi nhiều máy bay B52 của Mĩ, gặt hái
được chiến thắng quyết định, buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom
vào miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán Pari về chấm dứt chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,
người dân Thủ đô luôn vui vẻ, tự giác thực hiện nhiệm vụ tiêu thổ kháng chiến.
Chiến sự nổ ra, các gia đình trong mỗi phố đã không tiếc đồ đạc trong nhà mà
nhiệt tình quẳng bàn ghế, sập gụ, hòm xiểng, cánh cửa… ra đường phố, hình
thành các ụ chướng ngại, chiến lũy để cản địch. Công nhân hỏa xa, công nhân
xe điện đẩy các toa tàu ra giữa đường phố; tự vệ hạ cây, ngả cột đèn chắn các
ngã tư, ngã năm. Người dân nội thành tản cư ra các cửa ô đã cùng người dân
ngoại thành đào hàng chục ki lô mét hào giao thông, hàng trăm công sự chiến
đấu và phòng tránh; tham gia phá hoại đường sá, cầu cống, nhà cửa… để ngăn
chặn địch.Phải nói thêm, Hà Nôi cũng chính là mảnh đất sản sinh ra những vị
anh hùng dân tộc mà tất cả chúng ta đều nhớ, đó là Hai Bà Trưng, là Ngô Quyền,
là Lý Thường Kiệt,….
Tóm lại, Tất cả những khó khăn, thử thách, hiểm nguy qua hàng ngàn năm ấy đã
trở thành chiếc lò rèn, tạo nên những trái tim Hà Nội không sợ hãi, chùn bước
trước kẻ thù, trái tim sắt đá, kiên cường, mạnh mẽ . Hà Nội tạo nên những người
con như vậy, và những con người ấy, quay trở lại, xây dựng nên một “Thủ đô
Anh hùng”.

Nét tính cách thứ hai của người Hà Nội là tinh thần hiếu học, chất trí tuệ, hàn lâm,
văn hiến. Ở vào vị trí trung tâm của cả nước, nơi đây hội tụ những điều kiện vô cùng
thuận lợi cho phát triển giáo dục và khuyến khích phát triển người tài. Trong xã hội thời
phong kiến, các vua đã chú trọng đến việc xây dựng trường lớp, đáp ứng nhu cầu học
tập của xã hội. Đặc biệt phải kể đến sự kiện năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây
dựng Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long-trường đại học đầu tiên của nước ta. Đến năm
1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con cháu
tầng lớp quý tộc, quan lại và những người danh giá. Sự ra đời của Văn Miếu-Quốc Tử
Giám cùng chế độ khoa cử đã trở thành nguồn động viên to lớn cho người ham học hỏi
không chỉ trên mảnh đất Kinh kỳ mà tất cả nhân tài trên mọi miền, được thể hiện tinh
thần hiếu học, tài năng và trí tuệ của mình. Bên cạnh đó chính sách coi trọng người hiền
tài: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh,
nguyên khí suy yếu thì thế nước yếu và tấp hèn”, cũng đã tạo nên trên mảnh đất Hà Nội
những danh nhân kiệt xuất lỗi lạc nhất của dân tộc, từ các nhà chính trị, quân sự tài ba
như Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung đến các nhà văn hóa,
khoa học lỗi lạc như thiền sư Đạo Hạnh, thầy Chu Văn An, Phương Đình Nguyễn Văn
Siêu, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Vũ Tông Phan,.. Từ thời Pháp đô hộ đến nay,
Hà Nội đã được nâng tầm về giáo dục rất nhiều nhờ sự xuất hiện của các cơ sở giáo dục
đại học, cao đẳng như Trường Y Dược Đông Dương, Trường Cao đẳng Sư phạm, Cao
đẳng Nông lâm,… Đầu thế kỉ XX, trường Đông Kinh Nghĩa Thục – ngôi trường đầu
tiên dạy chữ Quốc ngữ, được xây dựng trên đất Hà Nội tạo điều kiện cho người dân
được tiếp cận và đi đầu trong phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ. Tiếp sau đó, Nha
bình dân học vụ được thành lập tại Hà Nội ngay sau khi Việt Nam dành được độc lập
đã truyền đi một nội dung giáo dục theo tinh thần dân tộc, dân chủ, đã nhận được sự
tiếp thu cực kì lớn từ toàn dân với khát vọng được đi học, được biết chữ, và giải quyết
“giặc dốt”. Có thể thấy dân cư Thăng Long-Hà Nội trong bất kì giai đoạn lịch sử nào
đều được tiếp xúc với những cơ hội học hành đem lại từ vị thế trung tâm giáo dục của
thủ đô, vì vậy mà tinh thần ham học hỏi càng được phát huy. Ngày nay, hệ thống giáo
dục, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục của Hà Nội đã không còn xa lạ với rất nhiều ngôi
trường đạt chuẩn Quốc gia, nhiều trường Đại học danh giá và đa dạng các viện nghiên
cứu – nơi thu hút mọi thế hệ về đây, chứ không riêng gì người Hà Nội, vừa học hỏi, vừa
tiếp cận những cơ hội được khám phá và phát huy tài năng, trí tuệ, đóng góp công sức
để xây dựng, tạo ra những diện mạo mới, những thành tựu mới cho Thủ đô. Phải nói
thêm , ở Hà Nội, hiện còn một dấu tích lịch sử vô cùng quan trọng đánh dấu, ca ngợi
tinh thần hiếu học của người dân nơi đây và của cả dân tộc, đó là cụm di tích Đài Nghiên
– Tháp Bút. Tháp Bút có dáng hình một ngòi bút dựng ngược gồm năm tầng, thân tháp
có khác ba chữ Hán “Tả thanh thiên” có nghĩa là viết lên trời xanh; còn Đài Nghiên
được đặt trên mái lớp cổng thứ ba của đền Ngọc Sơn, với hình ảnh của một nghiên mực
bằng đá. Đài Nghiên – Tháp Bút từ lâu đã in vào tiềm thức mỗi người Hà Nội, gợi lên
một niềm tự hào về phẩm chất hiếu học từ ngàn xưa của cha ông và những cống hiến
sáng tạo cho đến ngày nay của bao thế hệ. Là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, Thăng
Long - Đông Đô đã sinh ra những danh nhân làm rạng danh đất nước như “Thần”
Nguyễn Văn Siêu, “Thánh” Cao Bá Quát, chí sĩ Ngô Thì Nhậm; “Người Thầy của muôn
đời” Chu Văn An, “bảy lần dâng sớ” rồi từ quan về làm nghề dạy học; có Nguyễn Trãi
- “vì sao Khuê trên bầu trời Thăng Long”, danh nhân văn hóa Thế giới; có các vị tướng
văn võ song toàn để lại huyền thoại thơ “Nam quốc sơn hà, nam đế cư...” như Lý
Thường Kiệt, hay bản “Hịch tướng sĩ” nổi tiếng của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn...

Nhắc đến nét tính cách của người Hà Nội thì không thể không kể đến chất tài hoa,
tài tử. Những người thợ Thăng Long vốn nổi tiếng “khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ”.
Thật vậy, họ là những người có đôi bàn tay khéo léo và bộ óc tư duy sáng tạo, đã cho
ra đời những sản phẩm vô cùng tinh xảo và cuốn hút. Xuất phát từ nhu cầu về một đời
sống vật chất và tinh thần phong phú, đa dạng ảnh hưởng từ hơi thở của đô thị; rồi từ
mục đích trao đổi buôn bán kiếm lời ảnh hưởng từ môi trường cạnh tranh khi rất nhiều
hàng, nghề, xưởng mọc lên ngày càng nhiều nên người Hà Nội phải tự mình nâng cao
tay nghề, hình thành nên phẩm chất tài hoa, khéo léo. Chính điều này đã để lại cho thủ
đô những “nhân chứng đẹp đẽ” là các làng nghề, phố nghề truyền thống nổi tiếng khắp
mảnh đất Hà Nội như làng gốm Bát Tràng, làng lụa vạn Phúc, làng miến Cự Đà, và làng
hoa Tây Tựu. Bên cạnh những “khéo tay hay nghề”, người Hà Nội còn mang chất thị
dân đậm đặc hay chính là sự sành ăn, sành chơi, có óc quan sát, gu thẩm mỹ tinh tế, và
biết thưởng thức cái đẹp. Đọc thú ăn chơi người Hà Nội của tác giả Băng Sơn ta sẽ thấy
vô cùng rõ nét và chân thực cái sự "sành" trong cách ăn, cách mặc, cách cảm, cách nghĩ
của người Hà thành. Họ ăn kỹ và rất trọng gia vị. Ví như một Nguyễn Tuyên cầu kì,
giữa một khách sạn sang trọng với đồ pha lê, đồ nhôm sáng loáng, lại đòi ăn cá bống
kho khô với hạt tiêu. Nhưng nếu chỉ đơn giản là món cá bống kho thì chưa nói lên được
gì, đã là người Hà Nội thì món cá đó phải được khi bằng niêu đất, xong xuôi thì để niêu
lên mân, không cần gặp ra đĩa, cứ vậy mở niêu ra và thưởng thức. Hay như câu chuyện
Tản Đà theo bạn đến nhà một người nọ chơi, chủ nhà làm cơm thết đãi và dĩ nhiên là
có thịt gà, nhưng suốt từ đầu bữa Tản Đà không động đũa vào món thịt gà ấy chỉ vì nó
thiếu lá chanh, khi lá chanh đã lên rồi nhưng chủ nhà quên không thái nhỏ thì Tản Đà
vẫn cứ lờ con gà luộc béo vàng ấy đi; cuối cùng sau khi những sợi lá chanh được thái
chỉ rắc lên đĩa thịt, Tản Đà mới ăn vui vẻ. Trong việc ăn phở, người Hà Nội cũng “sành”
vô cùng nhất là gia vị, một bát phở Hà Nội đúng nghĩa là phải có những rau thơ, rau
mùi, chanh, tiêu chứ không phải một bát gọi là phở đầy những “topping” tim gan, mọc,
rồi đập vào vài quả trứng sống. Cái “sành” trong cách chơi của người Hà Nội giống như
Nguyễn Du từng viết “Nghề chơi cũng lắm công phu”. Đó là những người chơi cây
cảnh, chơi chim, chơi hoa, chơi tem hay thú đi xem hát, thú sưu tập,… Từ cách sống
nền nã, xen lẫn cái sự "sành" nên người Hà Nội có thể tĩnh tâm mà lắng nghe tiếng chim
hót, có thể bền lòng ngóng đợi từng cánh hoa quỳnh, hoa thủy tiên nở, kiên nhẫn nhấm
nháp từng ngụm chè được ủ tới mười lần gạo sen hay thưởng thức từng hạt cốm mỏng
tang, thơm nức; cũng từ đó mà chứng tỏ sự hiểu biết sâu rộng của mình trước thiên hạ.

You might also like