Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 109

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ DUYÊN

LỚP: C17E4B KHÓA: C17

ĐẨY MẠNH KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN NHẬP


KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TM&DV ĐẦU TƯ TÂN MINH
TRÍ

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế

Mã số sinh viên: 1710540202

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 9/2019


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cụm từ “Cộng đồng kinh tế ASEAN” đã không còn xa lạ với các chúng ta đặc biệt
là các doanh nghiệp. Hiệp định AEC chính thức được ký kết bới 10 nhà lãnh đạo của
các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có hiệu lực từ ngày
31/12/2015.
các nước nhóm CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) có lộ trình dài
hơn xóa bỏ thuế cho hàng hóa từ các nước ASEAN muộn hơn, đến năm 2015 mới
phải xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu trong danh mục thông thường, nhưng được linh
hoạt giữ lại thuế suất đối với 7% số dòng thuế đến năm 2018 bao gồm các mặt hàng ô
tô và linh kiện, sắt thép, linh kiện và phụ tùng xe máy, máy móc thiết bị dụng cụ và
phụ tùng, xe đạp và phụ tùng, rượu bia, sản phẩm chất dẻo, giấy các loại.

Từ năm 2018 Việt Nam chỉ còn được duy trì thuế nhập khẩu với mức thuế suất tối
đa là 5% đối với khoảng 3% số dòng thuế, bao gồm phần lớn là các mặt hàng nông
nghiệp "nhạy cảm" (gia cầm sống, thịt gà, trứng gia cầm, quả có múi, thóc, gạo lứt,
thịt chế biến, đường).

Hai nhóm mặt hàng có lộ trình cam kết dài và chưa có lộ trình là xăng dầu (đến
năm 2024) và thuốc lá (sẽ phải đưa ra lộ trình cắt giảm trong tương lai gần).

Đến nay, Việt Nam đã giảm thuế cho hơn 10.000 dòng thuế xuống mức từ 0% đến 5%
theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế1

Trong xu thế hòa nhập và phát triển, nhờ có hiệp định AEC và các chính sách thuế
quan mà các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đi các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á và thế giới mà ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

1
https://doanhnhansaigon.vn/di-nghi-viet/3-hiep-dinh-quan-trong-trong-aec-1065348.html
Theo thông tin từ Tổng Cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7
tháng năm 2019 ước tính đạt 288,47 tỷ USD với kim ngạch xuất khẩu đạt 145,13 tỷ
USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.

Về xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2019 ước tính đạt
22,60 tỷ USD, tăng 5,5% so với tháng trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 7
ước tính đạt 22,4 tỷ USD, tăng 14,9% so với tháng trước.2

Qua các con số trên, có thể thấy mảng kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất
khẩu bằng đường biển là 1 mảng kinh doanh trọng yếu, chiếm tỷ trọng cao và đem
lại nguồn doanh thu, lơi nhuận lớn cho công ty. Để xuất nhập khẩu hàng hóa thì
nghiệp vụ giao nhận là một trong những khâu quan trọng giúp hàng hóa được thông
quan từ nước này sang nước khác một cách thuận lợi. Vấn đề được đặt ra là làm thế
nào vừa mang lại hiệu quả lại tiết kiệm chi phí.Nắm bắt được xu hướng cũng như nhu
cầu ngày càng cao về xuất nhập khẩu, giải quyết những đau đầu của các doanh nghiệp
trong nước và tạo cầu nối giúp mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài nước ngày một lớn mạnh công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí
đã ra đời. Công ty chuyên hoạt động về lĩnh vực hải quan, vận tải hàng hóa và các
dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải hàng hóa.

Hiểu được tầm quan trọng của khâu giao nhận trong xuất nhập khẩu nên trong quá
trình thực tập tại công ty TNHH TM&DV Tân Minh Trí em đã chọn đề tài : “Thúc
đẩy kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển tại Công ty TNHH TM&DV Tân Minh Trí” để làm bài báo cáo thực
tập.

2. Mục tiêu của đề tài

Một là, Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container của
Công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí.

2
https://tbck.vn/toan-canh-buc-tranh-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam-7-thang-dau-nam-43593.html
Hai là, phân tích kết qủa hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu nguyên container bằng đường biển của công ty từ đó tìm ra các yếu tố tác động
đến kết quả kinh doanh.

Ba là, đánh giá chung về công ty, nhận thấy được điểm mạnh, điểm yếu từ đó có
những giải pháp khác phục những điểm yếu đó.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân
Minh Trí.

Phạm vi nghiên cứu đề tài:

- Không gian: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại
công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí tại Việt Nam.

- Thời gian: thời gian làm đề tài nghiên cứu từ 15/9/2016 – 30/11/2019
tại công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Những phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài này gồm có:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung của đề tài

Phương pháp nghiên cứu tài liệu3: là phương pháp thu thập thông tin hoàn
toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát, nghiên cứu dựa trên việc phân
tích và tổng hợp các báo cáo, tạp chí, tài liệu, số liệu thống kê từ các trang web uy
tín như Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan,..

Chương 2: phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH TM&DV Đầu Tư
Tân Minh Trí.

3
Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (2007), NXB Khoa học và kỹ
thuật, tr91.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập những thông tin
về lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh
Trí.

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu mà dựa vào đó tỏ chức
số liệu thu thập được theo những chuẩn nhất định, sử dụng các công thức tính toán về
xxu thế, độ lệch,... nhằm phân tích các con số thống kê,phương pháp này nhằm giúp
thống kê dữ liệu về thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển tại công ty thông qua kim ngạch, số lượng mặt hàng nhập khẩu.
Sau đó, mô tả những dữ liệu đã dược thống kê lên các biểu đồ, sơ đồ để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phân tích hoạt động kinh doanh và phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận.4

Phương pháp so sánh đối chiếu : Là phương pháp xử lý các thông tin định tính và
định lượng sau khi đã thống kê và mô tả lên các biểu đồ, sơ đồ. Sử dụng phương pháp
này để tiến hành so sánh, đối chiếu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các
năm, từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh
doanh, giải thích nguyên nhân để tạo cơ sở đề xuất, hình thành các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.5

Phương pháp tiếp cận lịch sử : Là xem xét sựu vật qua những sự kiện trong quá
khứ. Qua đó hệ thống hóa tình hình chính trị, xã hội, thị hiếu của thị trường Việt Nam
đối với hoạt động linh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
trong những năm gần đây.6

Phương pháp quan sát và phỏng vẫn chuyên gia:Phương pháp quan sát là phương
pháp thu thập thông tin qua việc sử dụng các giác quan và các thiết bị hỗ trợ để ghi
nhận các hiệ tượng hoặc các hành vi của con người giúp chúng ta thực hiện được một
phân tích.7 Phương pháp phỏng vẫn chuyên gia là tiếp xức trực tiếp hoặc gián tiếp để
đưa ra những câu hỏi đối với người đối thoại nhằm thu thập thông tin. Trong quá
4
Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, trang 127
5
Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, trang 127
6
Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, trang 97
7
Đồng Thị Thanh Phương (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 97
trinhg thực tập tại công ty TBHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí, có những thông tin,
dữ liệu.

không đực thể hiện trên giấy tờ vì thế cần có sự tao đổi trực tiếp cùng các nhân viên
công ty để thu thập thêm thông tin, giúp làm sáng tỏ cũng như bổ sưng những dữ liệu
cần thiết cho đề tài.

Chương 3:Giải pháp thức đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân
Minh Trí.
Sử dụng phương pháp suy luận8: Từ những phân tích kết quả kinh doanh và
những đặc điểm của thị trường Việt Nam ở chương 2 có thể dự báo tình hình giao
nhận háo hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Việt Nam nói chung
và công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí nói riêng. Từ đó suy luận những
giải pahps nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nguyên
container bằng đường biển tại công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí.

5. Bố cục và kết cấu các chương

Chương 1: Cơ sở lí luận đề tài.

Chương 2: phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
nguyên container bằng đường biển tại công TY TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh
Trí.

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh
Trí.

8
Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (2000), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr123
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỀ TÀI.

1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế

Theo Liên Đoàn Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế FIATA về dịch vụ giao
nhận, dịch vụ giao nhận ( Frieght fowarding service) là bất kỳ loại dịch vụ nào
liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối
hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ
trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập
chứng từ liên quan đến hàng hoá...9
Với sự phát triển của thương mại quốc tế và ngành vận tải, khái niệm dịch
vụ giao nhận( Frieght Logistics Service) đã được hiểu rộng hơn là dịch vụ
logistics.10
Theo điều 223 luật thương mại Việt nam (2005) thì Dịch vụ Logistics
( Dịch vụ giao nhận) là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức một
hoặc nhiều công việc giao nhận bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm các thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng ,đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao.11
Nói một cách ngắn gọn, Dịch vụ giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ
tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ
nơi gửi hàng (Người gửi hàng) đến nơi nhận hàng(người nhận hàng).
Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với sự tác động
của tự do hóa thương mại quốc tế và sự tiến bộ kĩ thuật trong ngành vận tải mà
dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn . Ngày nay dịch vụ giao nhận được mở
rộng hơn ở trong nước cũng như nước ngoài.

9
TS.Đỗ Quốc Dũng(chủ biên),Giao Nhận Vận Tải Và Bảo Hiểm(2015), NXB Tài CHính, trang 387
10
TS.Đỗ Quốc Dũng(chủ biên),Giao Nhận Vận Tải Và Bảo Hiểm(2015), NXB Tài CHính, trang 388

11
https://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18140
Dịch vụ giao nhận không chỉ là thực hiện một số công việc nhà nhập khẩu,
xuất khẩu ủy thác như : xếp dỡ lưu kho hàng hóa,thuê tàu, làm thủ tục giấy tờ lo
liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng mà còn cung cấp trọn gói về quá
trình vận tải và phân phố hàng hóa.Mục tiêu của giao nhận hàng hóa là hoàn thành
đúng yêu cầu của khách hàng, an toàn và thu được hiệu quả cao nhất .12

1.2. Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế đối với doanh nghiệp

Giao nhận hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu
khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đây là một phần không thể thiếu trong hoạt
động trao đổi buôn bán giữa các quốc gia, nhằm vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu thụ.

Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức
độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia
và Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 14-16%, đây là một trong những
ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua.

Dự báo, đến hết năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt mức 300
tỷ USD, hàng container qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 67,7 triệu TEU, do vậy,
tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn. Trong tương lai không xa,
dịch vụ cung cấp logistics sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới
15% GDP của cả nước.

Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành
logistics tại Việt Nam ở Việt Nam có khoảng những năm gần đây đạt khoảng 14%-
16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Tham gia thị trường logistics gồm
khoảng 3.000 DN trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới kinh
doanh dưới nhiều hình thức. Hiện nay, 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc
gia đang hoạt động tại Việt Nam với các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk
Logistics, APL Logistics, CJ Logistics, KMTC Logistics…13
12
TS.Đỗ Quốc Dũng(chủ biên),Giao Nhận Vận Tải Và Bảo Hiểm(2015), NXB Tài Chính, trang 393

13
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-nganh-dich-vu-logistics-tai-viet-
nam-306129.html
Vì vậy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn đưa sản phẩm của mình chiếm
lĩnh thị trường quốc tế thì không thể nào bỏ qua hoạt động giao nhận.

Dịch vụ giao nhận có tác dụng tiết kiệm, giảm chi phí trong quá trình lưu thông
phân phối (ở đây, chủ yếu là phí vận tải chiếm tỷ lệ lớn, chi phí này cấu thành giá cả
hàng hóa trên thị trường. Dịch vụ logistics càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm
cho chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông.Do đó, giảm
thiểu được chi phí này sẽ góp phần làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường giảm
xuống, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tăng yếu tố cạnh tranh trong các doanh
nghiệp.

Dịch vụ giao nhận góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
Các nhà sản xuất muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải
cần sự hỗ trợ của dịch vụ giao nhận. Dịch vụ này có tác dụng như cầu nối trong vận
chuyển hàng hóa trên các tuyến đường đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời
gian và địa điểm đặt ra. Nên doanh nghiệp có thể khai thác và mở rộng thị trường
nhanh và mạnh hơn.
Dịch vụ giao nhận góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa
chứng từ trong kinh doanh quốc tế.Vì người giao nhận là người có nhiều kinh nghiệm
trong viêc thuê phương tiện vận tải, nhất là tàu biển bởi vì họ thường xuyên tiếp xúc
nhiều với các hàng tàu chạy.. và có khả năng sử lý được nhiều trường hợp trong quá
trình thông quan hàng hóa. Bên cạnh đó còn giúp cho chủ hàng tiết kiệm được thời
gian làm các thủ tục hải quan, đơn hàng lên các phương tiện vận tải trong tình trạng
trễ hợp đồng.

Trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Dịch vụ giao nhận góp phàn gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp giao
nhận.14

1.2.1. Phương thức nhận nguyên - giao nguyên container bằng đường
biển(FCL/FCL)

14
PGS.TS Ngyễn Thị Hường,Kinh Doanh Dịch Vụ Quốc Tế(2013),NXB Đại Họ kinh Tế Quốc Dân, trang 193
FCL là chữ viết tắt của cụm Full Container Load được sử dụng trong ngành công
nghiệp vận tải biển quốc tế cho xuất và nhập khẩu hàng hóa vận tải đường biển.

FCL/FCL được hiểu là hàng xếp nguyên container, người gửi hàng và người nhận
hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng ra khỏi container.Khi người gửi
hàng có khối lượng hàng hóa đồng nhất đủ chứa đầy một hoặc nhiều container thì
áp dụng phương pháp FCL/FCL.

FCL/FCL – Nhận nguyên giao nguyên: Nhận nguyên giao nguyên từ người gửi
hàng tại nơi đi và giao nguyên container cho người nhận tại nơi đến.

Theo cách gửi FCL/FCL, trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác
được phân chia như sau:

 Trách nhiệm của người gửi hàng ( Shipper)

Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm

– Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng
hàng

– Đóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container

– Đánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở

– Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chỉ theo quy chế xuất khẩu

– Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container(CY), đồng
thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.

– Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên

Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi
container của người chuyên chở. Người gửi hàng hóa phải vận chuyển hàng hóa của
mỉnh ra bãi container và đóng hàng vào container.

 Trách nhiệm của người chuyên chở ( Carrier)

Người chuyên chở có những trách nhiệm sau:


– Phát hành vận đơn cho người gửi hàng

– quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại
bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng ch người nhận tại bãi
container cảng đích

– Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất
xếp container lên tàu.

– Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.

– Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.

– Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.

c) Trách nhiệm của người nhận chở hàng

Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm:

– Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.

– Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi
container.

– Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả
container rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).

– Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở container
đi về bãi chứa container.15

1.2.2. Phương thức nhận lẻ - giao lẻ (LCL/LCL)

LCL là chữ viết tắt của cụm từ Less than a Container Load dịch nghĩa là
hàng không xếp đủ một container tức khi hàng hóa của chủ hàng không xếp đủ một
container thì cần phải ghép chung một số lô của chủ hàng khác.

15
PGS.TS Ngyễn Thị Hường,Kinh Doanh Dịch Vụ Quốc Tế(2013),NXB Đại Học kinh Tế Quốc Dân, trang 143
Người kinh doanh chuyên hở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp
những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loiaj, kết hợp các lô hàng lẻ
đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải
quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dở container lên bãi chứa
cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.

a) Trách nhiệm của người gửi hàng.

– Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người
nhận hàng tại trạm đóng container (CFS – Container Freight Station) của người gom
hàng và chịu chi phí này.

– Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận
tải và quy chế thủ tục hải quan.

– Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ.

b) Trách nhiệm người chuyên chở.

Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực- tức là các hãng tàu và
cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu.

- Người chuyên chở thực:

Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom hàng. Họ có
trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở trên, ký phát vận
đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận chuyển đến
cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ cho
người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi.

- Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ.

Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao nhận đứng
ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh nghĩa, họ chính là
người chuyên chở chứ không phải là người đại lý (Agent). Họ chịu trách nhiệm suốt
quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửi cho đến khi giao hàng
xong tại cảng đích. Vận đơn người gom hàng (House Bill of Lading). Nhưng họ
không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vì vậy người gom hàng
phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đã xếp trong
container và niêm phong, kẹp chì.

Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và người chuyên
chở.

Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người gom hàng
(Vận đơn chủ – Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ container, vận
chuyển đến bãi container và giao cho đại lý hoặc đại diện của người gom hàng ở cảng
đích.

c) Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ

– Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.

– Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng để
nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.

– Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS).16

1.2.3. Gửi hàng kết hợp (FCL / LCL - LCL)

Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL. Tùy
theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thỏa thuận với người chuyên chở để áp dụng
phương pháp gửi hàng kết hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:

- Gửi nguyên, giao lẻ (FCL / LCL)

- Gửi lẻ giao nguyên (LCL / FCL)

Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người
chuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp. Ví dụ: gửi nguyên, giao lẻ ( FCL / LCL) thì
trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là phương pháp gửi nguyên

16
PGS.TS Ngyễn Thị Hường,Kinh Doanh Dịch Vụ Quốc Tế (2013),NXB Đại Học kinh Tế Quốc Dân,trang 145
nhưng khi nhận trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở như phương pháp gửi
hàng lẻ.

1.3. Quy trình tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển.
1.3.1. Nghiên cứu lựa chọn thị trường và đối tác

Thị trường là yếu tố bắt đầu và cũng là yếu tố kết thúc trong các hoạt động dịch
vụ, để bắt đầu vào việc kinh doanh thì vệc nghiên cứu thị trường là vô cùng quan
trọng. Nghiên cứu thị trường không phải là khó nếu như nhà quản trị đã xác định được
mục tiêu cần hướng tới thì việc nghiên cứu sẽ đi rất nhanh hiệu quả và tiết kiệm thời
gian giao hàng cho doanh nghiệp

Nghiên cứu thị trường giao nhận quốc tế là tìm hiểu về nhu cầu giao nhận và
vận chuyển hàng hóa từ các thị trường thế giới , nghiên cứu hàng vi của khách hàng,
tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh, sự thích nghi. Chúng ta cần nghiên cứu các thị
trường sau:

- Cung, cầu, quan hệ cung cầu trên thị trường về dịch vụ giao nhận hàng hóa

- Tập quán, thói quen sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế

- Thị hiếu của từng thị trường về dịch vụ giao nhận hàng hóa

- Giá cả dịch vụ giao nhận hàng hóa

- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế17

 Tìm kiếm khách hàng:

- Tìm kiếm thông tin về khách hàng tìm năng

- Hẹn gặp và tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu

- Giới thiêu khả năng đáp ứng nhu cầu, phục vụ khách hàng của doanh
nghiệp.

17
PGS.TS Ngyễn Thị Hường,Kinh Doanh Dịch Vụ Quốc Tế(2013),NXB Đại Học kinh Tế Quốc Dân, trang 197
- Gửi báo giá cho khách hàng:

Báo giá ba gồm các thông tin chi tiết về điều kiện giao nhận hàng hóa, giá
cước, thời gian vận chuyển, thủ tục hải quan,.. và một số điều khoản khác. Báo giá
phải chi tiết, rõ ràng tránh những hiểu nhầm, tranh cãi về sau, làm tổn hại đến mối
quan hệ lâu dài với khách hàng. Khi lập bảng báo giá nhà kinh doanh cần căn cứ vào
tình hình cạnh tranh, đặc diểm hàng hóa, hành trình vận chuyển để đưa ra mức giá phù
hợp nhất.

- Tiếp thu phản hồi về báo giá và điều chỉnh18

Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác nghiên cứu đối tác, việc nghiên cứu đối
tác sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ đối tác của mình và ngăn ngừa những rủi ro không
đáng có, vì cậy các doanh nghiệp cần tập trung quan tâm đến các vấn đề sau:

- Khả năng tài chính

- Uy tín của đối tác

- Thiện chí của đối tác

- Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của đối tác

- Mặt hàng mà đối tác cần nhập khẩu

Để có thông tin về các vấn đề trên, doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc
nhiều phương pháp nghiên cứu sau: Qua báo chí, qua điều tra tại chỗ, các loại ấn
phẩm,...19

1.3.2. Lập phương án kinh doanh

Phương án kinh doanh là kế hoạch hành động của doanh nghiệp nhằm đạt đến
mục tiêu đã xác định. Khi xây dựng phương án kinh doanh của doanh nghiệp giao
nhận thường dựa vào cơ sở chủ yếu như sau:

18
PGS.TS Ngyễn Thị Hường,Kinh Doanh Dịch Vụ Quốc Tế(2013),NXB Đại Học kinh Tế Quốc Dân,trang 198
19
Phạm Duy Liên , Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế (2012), NXB Thống kê, trang 178
Bước 1: Đánh giá tình hình thị trường giao nhận và các đại lý của mình ở nước
ngoài, doanh nghiệp giao nhận phải đưa ra được đánh giá tổng quan vè thị trường
nước ngoài và đánh giá chi tiết đối với từng phân đoạn thị trường, đồng thời cũng đưa
ra những nhận định cụ thể về đại lý ở nước ngoài mà doanh nghiệp sẽ hợp tác kinh
doanh

Bước 2: Lựa chọn phương thức vận tải phù hợp với nhu cầu vận chuyển của
khách hàng. Từ đặc điểm hàng hóa mà khách hàng nhờ vận chuyển, doanh nghiệp
giao nhận phải lựa chọn ra các phương thức vận tải phù hợp với khả năng của doanh
nghiệp như: khi nào thì hàng hóa được xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất
khẩu... và tùy thuộc vào doanh nghiệp mạnh về vận chuyển đi nước nào, sẽ được các
hãng tàu, hàng không cho gía cước khác nhau.

Bước 3: Đề ra mục tiêu. Trên cơ sở đánh giá về thị hiếu sử dụng dịch vụ giao
nhận ở cả hai thị trường xuất và nhập khẩu, từ đó doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
giao nhận đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau.

- Giai đoạn 1: Bán giá cước vận chuyển với giá thấp nhằm cạnh tranh với các
doanh nghiệp cùng nghành, tạo điều kiện chiếm lĩnh thị phần.

- Giai đoạn 2: Nâng dâng mức giá cước lên để thu lợi nhuận. Mục tiêu này
ngoài nguyên tố thực tế cần phù hợp với khả năng của công ty là mục đích để công ty
phấn đầu hoàn thành và có thể vượt mức.

Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện. Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty
kinh doanh thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi
nhất cho công ty kinh doanh.

Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh. Giúp cho công ty đánh giá
hiệu quả kinh doanhsau thương vụ kinh doanh, đồng thời đánh giá được hiệu quả
những khâu công ty kinh doanh đã và đang làm tốt, những khâu còn yếu kém nhằm
giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu. 20

1.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng

20
Phạm Duy Liên , Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế (2012), , NXB Thống kê, trang 180
Đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại đàm phán
trong đó có ít hai bên chủ thể có trụ sở thương ở những nước khác nhau tham gia đàm
phán để xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hoặc tài sản là đối tượng của
hợp đồng ở nước ngoài đối với các bên hay sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quan hệ giao dịch ở nước ngoài đối với các bên.
 Đàm phán
 Các yếu tố cơ bản của hoạt động đàm phán:

- Bối cảnh đàm phán là tổng hợp các yếu tố khách quan có liên quan trực tiếp và
gián tiếp tới hoạt động đàm phán và thường bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, chính
trị…. Trong đó thời gian, địa điểm và ngôn ngữ đàm phán là một trong những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới việc đàm phán.

- Năng lực đàm phán là yếu tố thuộc về cá nhân người đàm phán nhưng có ảnh
hưởng rất lớn và có tính chất quyết định tới tiến trình và kết quả đàn phán.

- Đối tượng của đàm phán là các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ,
hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ và các hoạt động liên quan tới quyền sở hữu
trí tuệ..có tính chất quốc tế.

- Nội dung đàm phán là việc tiến hành các hoạt động bàn bạc, thỏa thuận để đi đến
thống nhất giữa các bên về các vấn đề chủ yếu của hợp đồng như đối tượng hợp đồng,
số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, điều kiện giao – nhận hàng hóa,
dịch vụ quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên.

 Các bước của quá trình đàm phán

Thực tiễn cho thấy quy trình đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường
diễn ra theo những bước sau:

- Xác định tình huống đàm phán là tìm hiểu và kiểm tra bối cảnh đam phán và
những vấn đề có liên quan, chú ý những khía cạnh chủ chốt tác động đến mối quan hệ
đàm phán, thiết lập các mục tiêu chung cho qua hệ đàm phán, đó là lợi ích cụ thể mà
các bên đều hướng tới.

- Lập kế hoạch đàm phán là công việc chuẩn bị trực tiếp cho việc đàm phán như
tổ chức thu nhập và xử lý thông tin, xây dựng kế hoạch, chương trình đàm phán, luyện
tập việc thực hiện các chiến thuật đàm phán cụ thể…

- Tổ chức đàm phán là cuôc đối thoại giữa hai hay nhiều bên để bàn bạc và tiến
tới thống nhất một số hoặc tất cả các vấn đề được nêu ra mà trước đó các bên chưa
thống nhất được.
 Ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Sau khi đã thống nhất các vấn đề cơ bản ở giai đoạn đàm phán, các bên tiến hành ký
kết hợp đồng mau bán hàng hóa quốc tế. Khi ký kết, các bên cần tuân thủ các nguyên
tắc ký kết, đó là bình đẳng, tự nguyện, thỏa thuận song phương, tuân thủ pháp luật và
thông lệ quốc tế.
kí kết một hợp đồng kinh tế phải căn cứ vào các diều kiện sau đây21
- Các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.
- Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng.
- Hợp đồng hàng hoá bao gồm những nội dung sau:
- Số hợp đồng
- Ngày, tháng, năm và nơi ký kết hợp đồng.
- Tên và địa chỉ các bên ký kết.

Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng giao nhận.
Điều 1: Tên hàng, phẩm chất, qui cách, số lượng, bao bì, kí mã hiệu.
Điều 2: Giá cước.

Điều 3: Thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng, vận tải.
Điều 4: Điều kiện kiểm nghiệm hàng hoá.
Điều 5: Điều kiện thanh toán trả tiền.
Điều 6: Điều kiện khiếu nại
Điều 7: Điều kiện bất khả kháng.
Sau khi gửi bảng báo giá cho khách hàng, nếu khách hàng chấp nhận giá
cũng như các điều kiện về phương thức và thời gian vận tải mà công ty giao nhận
đưa ra thì 2 bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng giao nhận.

21
Phạm Duy Liên (2012), Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, NXB Thống kê, trang 199
22
- Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có thể áp dụng nhiều phương
thức ký kết hợp đồng khác nhau như ký trực tiếp, ký gián tiếp, ký bằng văn bản hoặc
qua thư điện tử.

+ Ký trực tiếp là việc các bên trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc, thương lượng các nội dung
( điều khoản) của hợp đồng và cùng nhau ký vào bản hợp đồng.

+ Ký gián tiếp là việc các bên ký hợp đồng thông qua các phương tiện thông tin như
thư từ giao dịch, điện báo, telex, fax… Trình tự đàm phán và ký kế hợp đồng theo
phương thức gián tiếp gồm hai giai đoạn là chào hàng( offer) và chấp nhận chào hàng
( acceptance ): chào hàng gồm các loại như chào hàng chủ động, chào hàng thụ động,
chào hàng tự do ( free offer) , chào hàng xác định( firm offer); chấp nhận chào hàng
( acceptance) phải đáp ứng các điều kiện do người được chào hàng gửi tới – mang tính
vô điều kiện và được gửi trong thời hạn có hiệu của chào hàng.

- Tùy từng điều kiện cụ thể, việc ký hợp đồng có thể được tiến hành bằng một trong
các một trong các hình thức sau: hai bên ký hợp đồng mua- bán( văn bản thường được
soạn theo mẫu .
1.3.4. Thực hiện hợp đồng https://songanhlogs.com/quy-trinh-nhap-khau-hang-
hoa.html
1.3.4.1. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Sau khi hai bên kí kết hợp đồng, phía nhà nhập khẩu sẽ gửi thông tin lô hàng và
bộ chứng từ sang cho công ty dịch vụ để kiểm tra.

Các chứng từ cần kiểm tra (cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu cơ bản):

-Arrival notice (Giấy báo hàng đến).

- Hợp đồng ngoại thương (Commercial invoice):Kiểm tra số, ngày invoice, điều kiện
giao hàng, đơn giá, trị giá…

- Phiếu đống gói (Packing list)Kiểm tra trọng lượng, thể tích, số kiện, cách đóng
gói...
22

http://luatcongdong.com/TuVanLuat/TRANH_CHAP_KINH_TE/DAM_PHAN_HOP_DON
G_THUO%CC%9BNG_MAI_QUOC_TE.aspx
- Vận đơn (Bill of lading)Kiểm tra số, ngày và nơi phát hành, tên tàu, số chuyến, số
cont, chì, trọng lượng … Lưu ý xem có B/L gốc không, hay đã surrender / telex
released.

- Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificate of origin)


Các chứng từ đặt thù khác như: Phyto, Health Certificate, C/A, C/O

Tùy trong hợp đồng ngoại thương bạn yêu cầu bộ chứng từ gồm những loại
chứng từ nào, số lượng bao nhiêu bản mà bạn kiểm tra cho phù hợp.

1.3.4.2. Khai tờ khai hải quan điện tử

Theo Luật Hải quan năm 2005 và nghị định 154/2005/NĐ-CP ban hành
ngày 15/12/2005, Thông tư 79/2009/TT-BTC, ngày 20/04/2009 hàng hóa trước khi
xuất khẩu phải hòan thành thủ tục hải quan, Thủ tục hải quan ở Việt Nam đã đƣợc
hoànthiện, thay đổi nhiều lần hiện nay được thực hiện bằng phương pháp truyền
thốnghoặc bằng công cụ công nghệ thông tin. Việc khai báo hải quan điện tử được
thựchiện theo phần mềm khai báo của Công ty Thái Sơn. Định dạng tờ khai điện tử
hải quan xuất khẩu có khuôn mẫu do công ty Thái Sơn xây dựng đã được áp dụng và
hoàn thiện nhiều lần, được Tổng cục hải quan Hải quan thừa nhận. Đây là phươnng
pháp đƣợc sử dụng khá phổ biến.

Bước 1: Tạo lập thông tin tờ khai hải quan trên phần mềm, hệ thống mạng của
hải quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa. Doanh
nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng
tiêu chí và khuôn dạng chuẩn, chịu trách nhiệm trước pháp luật và gửi thông tin
khai báo với hệ thống của cơ quan hải quan:
Khai rõ nội dung ủy quyền ( nếu là đại lý hải quan)
Khai theo từng loại hình tương ứng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Khai theo từng thời hạn nộp thuế tƣơng ứng
Bước 2: Nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai hải quan, kết
quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau đây:
Theo Tổng cục hải quan, hàng hóa được phân ra làm ba luồng dƣới đây:
Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô
hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4 in 2 bản
tờ khai điện từ, ký tên, đóng dấu đem ra cơ quan Hải quan nộp cho cán bộ đăng ký
đóng dấu thông quan hàng hóa.
Luồng vàng: In 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu kém với bộ chứng từ cần
thiết đem ra cơ quan hải quan làm thủ tục. Tờ khai sẽ đƣợc chuyển qua để cán bộ
thuế kiểm tra và quyết định xem lô hàng có được thông quan hay không. Nếu được
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì nhân viên giao nhận thực hiện theo yêu
cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra.
Luồng đỏ: Cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa. Tương tự nhƣ
luồng vàng, nhân viên giao nhận sẽ xuất trình hồ sơ giấy và sau đó là kiểm hóa hàng
hóa.
Sau khi nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan thì thực hiện một trong
những nội dung sau đây:
Trường hợp tờ khai không được chấp nhận
Nhận lại “Thông báo từ chối tờ khai hai quan điện tử”, sau đó sửa đổi, bổ sung
những sai sót theo sự chỉ dẫn của hải quan rồi gửi lại lên cơ quan hải quan
Trường hợp tờ khai được chấp nhận
Nhận “số tờ khai hải quan điện tử” và “Quyết định hình thức mức độ kiểm tra”
và thực hiện theo một số hình thức dƣới đây:
Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử cho phép “Thông quan” hoặc
“Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản” (Luồng xanh)
Nộp chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho
phép thông quan + Nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử (Luồng
vàng)
Nộp, xuất trình, chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hóa để kiểm
tra (Luồng đỏ)
Bước 3: Xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra
Riêng luồng vàng và luồng đỏ ngoài hồ sơ điện tử đã nộp qua hệ thống nguời
giao nhận phải nộp, xuất trình thêm hồ sơ giấy.
Bước 4: In tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng 23

23
TS. Đỗ Quốc Dũng, Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Tài Chính (2015), tr232
1.3.4.3. Lấy lệnh giao hàng

Thông thường đi lấy lệnh giao hàng cần những chứng từ sau:

- Giới giới thiệu (bản gốc)


- Thông báo hàng đến( photo)
- Vận đơn( Bản gốc)
- Chứng minh nhân dân người đi lấy lệnh giao hàng

Nếu lô hàng thanh toán bằng LC thì ngoài các chứng từ trên cần mang theo
vận đơn gốc nhưng là vận đơn ký hậu có đóng dấu ngân hàng ở mặt sau.

Đối với hàng FCL THÌ TRÊN D/O sẽ đóng dấu “hàng giao thẳng” còn nếu
nhà nhập khẩu hạ hàng hoặc cắt chỉ tại bãi thi trên D/O sẽ đóng dấu là “hàng rút ruột”
1.3.4.4. Làm thủ tục thông quan tại hải quan

Việc làm thủ tục hải quan bao gồm 3 bước: Khai báo hải quan, xuất trình hàng hóa,
và thực hiện các quy định của hải quan. Muốn rút ngắn thời gian thông quan cho
hàng nhập khẩu, ngườ mua có thể chuẩn bị trước hồ sơ hải quan và nộp trước gày
hàng hóa về cửa khẩu; nếu không người nhập khẩu có thể nộp hồ sơ hải quan trong
vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa về cửa khẩu. Tờ khai hải quan chỉ có giá trị trong
vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký, tờ khai hải quan bao gồm các giấy tờ sau đây;

- Tờ khai hải quan(dành cho hàng nhập khẩu): 02 bản chính

- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý trên hợp
đồng ; 01 bản sao

- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bản sao

- Vận tải đơn: 01 bản sao

Hồ sơ bổ sung tùy trường hợp:

- Bản kê chi tiết hàng hóa( trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc
đóng gói không đồng nhất): 01 bản chính, 01 bản sao
- Giấy đăng ký nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc giấy thông báo miễn
kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp: 01
bản chính

- Chứng thư giám định: 1 bản chính

- Tờ khai giá trị hàng nhập khẩu: 01 bản chính

- Giấy chứng nhận xuát sứ hàng hóa- C/O :01 bản gốc và 01 bản sao thứ 3.
Nếu hàng nhập khẩu có tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt qua 200
USD thì không phải nộp hoặc xuát trình C/O.

- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01 bản
chính.

Bên cạnh hồ sơ hải quan nộp trên, chủ hàng hoặc người đi làm thủ tục hải quan phải
xuất trình cho các cơ quan hải quan các giáy tờ chứng minh tư cách của chủ hàng,
bao gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận Mã số thuế

- Giấy giới thiệu cơ quan

- Thẻ làm thủ tục hải quan

Sau khi đã khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh đơi lô hàng về
đến cửa khẩu và xuất trình hàng hóa cho hải quan kiểm tra.

Khi hàng về đến cửa khẩu, cơ quan giao thông(ga, cảng) phải kiểm tra

niêm phong kệp chì của hàng hóa trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vậ tải. Cơ quan
hải quan kiểm tra xem hàng có được thông quan hay khồng. Việc kiểm tra hải quan
thông qua hai yếu tố: Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa. Tùy từng
trường hợp cụ thể mức độ kiểm tra thực tế sẽ khác nhau.24.

1.3.5. Làm thủ tục lấy hàng


24
PGS.TS Phạm Duy Liên, Giáo Trình Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế, NXB Thống kê, trang232
Nếu là hàng nguyên công(FCL):

sau khi làm thủ tục hải quan xong, cầm tờ khai xuống cảng đổi lệnh, hồ sư bao
gồm giấy cước cont và lệnh giao hàng. Nộp phí nâng, hạ. kiểm tra lại số cont,
số seal

Nếu là hàng lẻ:

Nếu hàng đã được dỡ và được đưa vào kho cảng từ trước, thì để nhận hàng
nhân viên giao nhận để mang biên lai thu phí lưu kho, 3 bản D/O, INVOICE,
PACKING LIST, ĐẾN VĂN PHÒNG CẢNG XÁC NHẬN D/O VÀ XUỐNG
KHO TÌM VỊ TRÍ HÀNG. SAU ĐÓ MANG HAI BẢN D/O ĐẾN KHO VẬN
ĐỂ LẤY HÀNG.

1.3.6. Giao hàng cho khách hàng, Quyết toán với khách hàng

Người giao nhận sẽ tổng kết những chi phí phát sinh và chuyển sang cho
bộ phân kế toán.
Kế toán sẽ liên hệ với khách hàng để kiểm tr thông tin về công ty đã
chính xác chưa và lên hóa đơn chính xác người giao nhận mang hóa đơn và bộ chứng
từ đi quyết toán với khách hàng .

Doanh nghiệp giao nhận phải giải quyết toàn bộ những vấn đề phát sinh trong
quá trình vận chuyển hàng hóa( nếu có) với công ty bảo hiểm hoặc chủ hàng

Kế toán sẽ liên hệ với khách hàng để kiểm tr thông tin về công ty đã


chính xác chưa và lên hóa đơn chính xác
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển .
1.4.1. Nhân tố bên ngoài
1.4.1.1. Môi trường kinh tế- chính trị- pháp luật.
 Môi trường kinh tế:
Tình hình kinh tế Việt Nam cũng như thế giới đều ảnh hưởng đến hoạt
động giao nhận hàng hóa quốc tế. Các yếu tố này bao gồm: GDP bình quân đầu
người, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sụ thay đổi trong cơ cấu và thị hiếu tieu
dùng, yếu tố tài chính như lạm phát, lãi suất, biến động tỷ giá, tác dộng đến hoạt
dộng giao nhận một cách trực tiếp hay gián tiếp.25

Đặc biệt, tình hình xuất nhập khẩu hàng của Việt Nam chính là yếu tố quan trọng và
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận của các doanh
nghiệp Việt Nam, bởi giao nhận hàng hóa quốc tế là một nghành kinh tế phục vụ cho
hoạt động xuất khẩu hàng hóa, có thế nói nghành giao nhận chính là một hậu cần của
XNK. Vì thế, mối quan hệ giuwasc thương mại quốc tế - vận tải - giao nhận chính là
mối quan hệ theo tỉ lệ thuận. Ngoại thương có phát triển, khối kuongwj hàng hóa
xuất nhập khẩu tăng lên thì mới tạo điều kiện cho gia tăng nhu cầu vận tải hàng hóa,
nhờ vào đó doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mới có cơ hội tăng doanh số hoạt dộng.

Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến công
việc kinh doanh dịch vụ quốc tế, nó ảnh hưởng trực tiếp tới một số dịch vụ như tài
chính ngân hàng quốc tế. Bên đối tác, khách hàng thưởng sử dụng ngoại tệ để thanh
toán vì vậy, sự thay đổi về tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ quốc tế, nó có thể làm giảm đi và cũng có thể tăng thêm
lợi nhuận tùy theo chiều hướng biến động của tỷ giá theo hướng có lợi hay bất lợi
đối với doanh nghiệp.26

 Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị, pháp lí: Bao gồm hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật
và cơ chế chính sách của các quốc gia tác động đến sự phát triển của thị trường dịch
vụ quốc tế.

Bên cạnh đó Luật pháp, chính trị, xã hội của các nƣớc trên thế giới chính là
một trong yếu tố hàng đầu tác động đến dịch vụ giao nhận. Trong luật pháp luôn
quy định rõ các loại thuế, các mặt hàng cấm xuất hay nhập khẩu cũng nhƣ trách

25
Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Logistics những vấn đề cơ bản, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 234
26
PGS.TS. Nguyễn Thị Hường(2013), Kinh doanh dịch vụ quốc tế. NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trang37
nhiệm và quyền hạn của người tham gia vào lĩnh vực giao nhận. Tìm hiểu và nắm
chắc về luật pháp của quốc gia mà mình hướng đến sẽ đảm bảo đƣợc quyền lợi và
hạn chế rủi ro khi thực hiện hoạt động giao nhận quốc tế. 27 Ngoài ra tình hình chính
trị xã hội của một quốc gia cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình vận chuyển hàng hóa
sang quốc gia đó, có thể xảy ra những trường hợp rủi ro không dự đoán trước làm
trễ giờ giao hàng, mất thêm nhiều chi phí hay thủ tục hải quan kiểm tra hàng hóa trở
nên gắt gao hơn

1.4.1.2. Môi trường thời tiết

Thời tiết là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến quá trình vận
chuyển đường biển. Thời tiết thường thay đổi liên tục, nhất là thời tiết trên biển không
bao giờ có sự ổn định, trì hoãn một thời gian dài cho đến khi thích hợp nhất để “ra
khơi”. Đó là chưa kể những chuyến hàng bị thiệt hại do gặp thiên tai khi đang trên
đương vận chuyển.

1.4.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp khác có mục đích phục vụ đối
tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và do đó đe dọa trực tiếp đến thị phần
của doanh nghiệp.

Khi tiếp cận với thị trường mới thi doanh nghiệp sẽ gặp những đối thủ am
hiểu thị trường hơn.Vì vậy, khi muốn thu thập thông tin và tiềm năng thị trường, đối
thủ cạnh tranh phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn.Nhứng nhân tố cạnh tranh
cũng mang đến cho kinh doanh dịch vụ quốc tê những thuận lợi nhất định.Môi trường
cạnh tranh thúc đẩy kinh doanh dịch vụ quốc tế phải nâng cao chất lượng dịch vụ của
mình để đứng vững trên hị trường quốc tế.28

1.4.1.4. Môi trường khoa học công nghệ

Thời gian gần đây đã có sự bùng nổ về thương mại điện tử và e-Logistics.
Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số của Bộ Công Thương, thương mại điện tử
27
Đỗ Quốc Dũng, Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Tài Chính (2015), tr158
28
PGS.TS. Nguyễn Thị Hường(2013), Kinh doanh dịch vụ quốc tế. NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trang37
tăng trưởng 35%/năm; doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam trong giai
đoạn 2016-2020 ước tính tăng 20%/năm và tổng doanh số bán lẻ thương mại điện tử
Việt Nam dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Những thay đổi trong thương mại
điện tử trên thế giới và tại Việt Nam đã thúc đẩy ngành logistics Việt Nam cải thiện
phương thức cung cấp dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.29

Theo ông Lê Đức Thành, Phó Cục trưởng Cục CNTT & TKHQ, với mục
tiêu xây dựng Hệ thống CNTT mới của ngành Hải quan trên cơ sở ứng dụng những
thành tựu mới về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hướng tới Hải quan số,
đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh; quản lý doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu,
quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu
đến khâu cuối; có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành,
doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải
quan với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Theo đó, cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất sẽ đáp ứng yêu cầu thông
quan và thực hiện thủ tục hải quan đối với tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải
quan; Cùng với đó, chuẩn hóa dữ liệu toàn bộ hệ thống tương thích mô hình dữ liệu
WCO, liên thông dữ liệu một cửa ASEAN. Đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu phục vụ
quản lý doanh nghiệp không quá 10 phút.
Hệ thống CNTT mới (bao gồm cả hệ thống CNTT dự phòng) bền vững,
có khả năng mở rộng và phát triển dễ dàng khi yêu cầu nghiệp vụ thay đổi và ứng
dụng mạnh mẽ công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Cụ thể, trong lĩnh vực giám sát quản lý sẽ giải 24 bài toán nghiệp vụ về:
quản lý phương tiện vận tải; quản lý thông tin trước khi hàng đến (Manifest); thủ tục
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Thông quan chung); quản lý hàng
hóa, giải phóng hàng; quản lý hàng hóa đưa về bảo quản, địa điểm đưa hàng về bảo
quản và doanh nghiệp đưa hàng về bảo quản; quản lý hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa
ra khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm; quản lý xuất xứ hàng hóa.30...
1.4.2. Môi trường bên trong
29
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-nganh-dich-vu-logistics-tai-viet-
nam-306129.html
30
https://haiquanonline.com.vn/he-thong-cntt-moi-se-thay-doi-phuong-thuc-hoat-dong-cua-
nganh-hai-quan-108098.html
1.4.2.1. Nguồn nhân lực và năng lực quản trị

Các nhà cung ứng dịch vụ quốc tế càng có năng lực thì chất lượng cung cấp dịch vụ
càng cao và thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh. Năng lực của các nhà cung ứng
dịch vụ quốc tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Nguồn lực về con người, tài
chính, mạng lưới cung ứng dịch vụ... khác với kinh doanh hàng hóa, các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ cần 5P ngoài 4P thông thường bao gồm: Product, Price, Place,
Promotion ( sản phẩm, giá cả, địa điểm, xúc tiến ) trong đó P thứ 5 là People (con
người) đóng vai trò rất quan trọng. Những nhận viên của doanh nghiệp phải có chuyên
môn cao phải có giao tiếp tốt nắm bắt được tâm lí khách hàng và phục vụ tốt yêu cầu
của khách hàng.

1.4.2.2. Tiềm lực tài chính

Các nhân tố tài chính, mạng lưới cung ứng cũng ảnh hưởng lớn tới khả
năng cung cấp dịch vụ củ danh nghiệp. Doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh ,mẽ sẽ
có thể xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn, tăng quy mô, phạm vi cung ứng
dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Mạng lưới cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
có rộng và thuận tiện thì mới đáp ứng được yêu càu của nhiều khách hàng tại nhiều
quốc gia, khu vực khác nhau. Điều đó tạo thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ quốc
tế và ngược lại.

1.4.2.3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tế thì cơ sở hạ tầng kĩ thuật và
trang thiết bị đặc biệt là cơ sở hạ tầng về thông tin, công nghệ, giáo dục đào tạo có ý
nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho việc cung ứng và sử dụng dịch vụ một cách
thuận lợi.

Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hoàn chỉnh và không đủ
sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hóa. Dặc biệt là trong điều
kiện container hóa như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp giao nhận phải có đầy đủ những
trang thiết bị, máy móc hiện đại để cần thiết cho việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra
hàng hóa. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể quản lý mọi hoạt động của mình cugx
như thông tin khách hàng, hàng hóa thông qua hệ thống trang thiết bị công nghệ thông
tin hiện đại giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận nhu cầu của khách hàng và duy
trì mối quan hệ lâu dài.

1.4.2.4. Chất lượng dịch vụ

Ngoài việc doanh nghiệp phải chú trọng đến cơ sở vật chất, trang thiết bị
thì việc đảm bảo chất lượng dịch vụ là khâu vô cùng quan trong trong việc giữ khác
hàng. Để là một dịch vụ tốt thì phải đảm bảo được thời gian giao hàng đúng thời gian,
đảm bảo chất lượng và an toàn cả hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì khi đó mới
được sự tin cậy và hài lòng từ phái khách hàng. Từ đó tạo dựng được uy tín cho công
ty.

1.5. Các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa.
1.5.1. Các phương pháp đánh giá
1.5.1.1. Phương pháp so sánh

Theo GS TS. Võ Thanh Thu (2010) thì phương pháp so sánh là phương
pháp mà người ta xây dựng các chỉ tiêu kinh tế và thcj hiện so snahs tuyệt đối
hoặc tương đối để rút ra các kết luận về đối tượng kinh tế nghiên cứu: Phát
triển tốt hay trung bình hay thụt lùi, hoạt động xấu đi.

Các cách thức so sánh:31

 So sánh ở kỳ thực tế với kỳ kế hoạch để đnahs giá được mức độ hoàn


thành kế hoạch
 so sánh số liệu thực tế và các chỉ tiêu định mức để xác định sự biến động
so với với các định mức kinh tế- kỹ thuật đã xây dựng.

31
GS.TS. Võ Thanh Thu, Kinh tế và Phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí
Minh (2010)
 So sánh tình hình tổ cức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu với
hợp đồng đã ký kết để đánh giá mức độ thực hiện các nội dung hơp đồng
đã thõa thuận
 So sánh các chỉ tiêu của công ty này với công ty khác có cùng lọai hình
và quy mô kinh doanh để đánh giá sự vượt trội hay yếu kém của công ty.

1.5.1.2. Phương pháp phân tích nhân tố


Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của nhiều
nhân tố khác nhau.32 Trong đó, có những nhân tố chủ quan và có những nhân tố khách
quan. Để phân tích, tính toán mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp, người ta áp dụng phương pháp phân tích các nhân tố.Đay là
phương pháp phân tích , trong đó có các biến động của chỉ tiêu phân tích được giải
thích bằng các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành nên các chỉ tiêu đó.Ví dụ:
doanh thu xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng của các nhân tố: sản lượng hàng hóa xuất
khẩu, giá bán, tỷ giá hối đoái theo công thức:
R=∑ qi∗qie
Phương pháp phân tích nhân tố bao gồm: Phương pháp thay thế liên hoàn,
phương pháp liên hệ cân đối và phương pháp hỗ hợp.

1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá


1.5.2.1. Các chỉ tiêu lợi nhuận
1.5.2.1.1. Suất sinh lợi trên doanh thu(ROS)

Doanh thu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản thu doanh nghiệp có được
từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong kỳ nhất định. Doanh thu
bao gồm: doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh
thu từ hoạt động khác hay thu nhập khác. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phân tich doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn
diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp.

32
Nguyễn Xuân Hiệp (2016), Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Bộ tài chính – Trường
Đại học Tài chính – Marketing, trang 65
Suất sinh lợi trên doanh thu (còn gọi là tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu) là đại
lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ kinh
doanh, phản ánh số lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu33.
Được tính bằng công thức:
Lợi nhuận sau thuế
ROS=
Doanhthu

1.5.2.1.2. Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu(ROE)

Là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận thu được và bình quân giá trị vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó, phản ánh số lợi nhuận thu được
trên một đồng vốn chủ sỡ hữu34. Công thức tính:
Lợi nhuận sau thuế
ROE=
Vốn chủ sở hữu bình quân

1.5.2.1.3. Suất sinh lời trên tài sản (ROA)

Còn gọi là tỉ suất lợi nhuận trên tài sản, là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận
thu được và giá trị tài sản bình quân của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó. Phản
ánh số lợi được tạo ra trên một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp 35. Được tính bằng
công thức:
Lợi nhuận sau thuế
ROA=
Tổng giá trị tài sản bình quân

1.5.2.2. Hiệu quả sử dụng chi phí

Chi phí là các hao phí về nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được một kết quả
kinh doanh nhất định. Khi tham gia vào kinh doanh mọi doanh nghiệp đều mong

33
Nguyễn Xuân Hiệp (2016), Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Bộ tài chính – Trường
Đại học Tài chính – Marketing, trang 153
34
Nguyễn Xuân Hiệp (2016), Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Bộ tài chính – Trường
Đại học Tài chính – Marketing, trang 154
35
Nguyễn Xuân Hiệp (2016), Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Bộ tài chính – Trường
Đại học Tài chính – Marketing, trang 153
muốn tối đa hóa lợi nhuận, lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của
những chi phí đã bỏ ra. Do đó việc tăng doanh thu và giảm chi phí là con đường duy
nhất mà các doanh nghiệp đi đến lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh. Chi phí hoạt
động sản xuất kinh doanh phát sinh một cách khách quan, nó luôn thay đổi trong quá
trình tái sản xuất và gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình sản xuất kinh
doanh.
Các khoản chi phí của doanh nghiệp bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính,
chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khác.
Phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh là đánh giá tình hình biến động tổng chi phí,
tình hình quản lý, sử dụng chi phí của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu bằng cách so
sánh tổng chi phí , tỉ suất chi phí của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu với tổng chi phí, tỉ
suất chi phí ở kỳ gốc36. Việc phân tích được thực hiện qua những công thức sau:
Tổng chi phí
Tỉ suất chi phí =
Tổng doanh thu

Tiết kiệm chi phí =doanh thu kỳ nghiên cứu*biến động tuyệt đối tỉ suất chi phí

1.5.2.3. Thị trường, thị phần của doanh nghiệp


 Thị trường
Theo quan niệm truyền thống ( và cũng như cách hiểu trong kinh tế học và kinh
doanh) thị trường là nơi người mua và người bán( hay người có nhu cầu và
người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, ua bán
hàng hóa và dịch vụ.
Theo quan điểm Marketing hiện đại cho rằng thị trường là nơi tập hợp tất cả
các khách hàng hiện địa và tiềm năng của doanh nghiệp.
Về mặt ý nghĩa thị trường là chỉ tiêu phản ánh chỉ tiêu hoạt động của doanh
nghiệp; là nhân tố quyết định đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Thị trường
cung cấp cat thông tin cho người sản xuất và cả người tiêu dùng về số lương,
chất lượng, chủng loại, giá cả, cơ cấu các loại hàng hóa và dịch vụ.

36
Nguyễn Xuân Hiệp (2016), Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Bộ tài chính – Trường
Đại học Tài chính – Marketing, trang 119
Thị phần
Thị phần là thị trường của doanh nghiệp, được đo bằng tỉ số giữa sản lượng
hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp cung ứng cho thị trường và toogr sản lượng
hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ trên thị trường đó trong một khoảng thời gian
nhất định, hoặc giữa doanh thu của doanh nghiệp và tổng doanh thu của các
doanh nghiệp cùng kinh doanh ngành hàng đó trên cùng thị trường
Ra
MS =
∑ Ri

Trong đó:
MS: thị phần của doanh nghiệp
Ra: doanh thu của doanh nghiệp
∑ Ri: tổng doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành
hàng trên cùng thị trƣờng
Về ý nghĩa, thị phần là chỉ tiêu phản ánh mức độ kiểm soát, chi phối thị phần
của doanh nghiệp. Vì vậy, Thị phần la chỉ tiêu tổng hợp đo lường năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp .
1.6. Tóm tắt chương 1

2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG
TY TNHH TM&DV ĐẦU TƯ TÂN MINH.
2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty TNHH TMDV Tân Minh Trí được thành lập vào ngày: 04/07/2012
Theo giấy phép kinh doanh số: 0311862559 được cấp bởi Sở Kế Hoạch Và Đầu
Tư Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tên doanh nghiệp: công ty TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẦU TƯ TÂN
MINH TRÍ.
Tên giao dịch quốc tế: TAN MINH TRI INVESTMENT SERVICE TRADING
CO.,LTD.
Trụ sở chính đặt tại: 187/7 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, quận 1, Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Tel: 0862862222.
Email: tanminhtri@hotmail.com.
Công ty hoạt động dưới loại hình: TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN.
Người đại diện theo pháp luật của công ty: giám đốc Nguyễn Thanh Tùng.

Sau khi nước ta bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tình hình đầu tư
và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày một phát triển, kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa tăng lên đột biến, một loạt các công ty xuất nhập khẩu ra đời. Với khối
lượng hàng hóa ngày càng lớn, công việc phải làm càng ngày càng nhiều, chất chồng
lên nhau làm cho hiệu quả công việc ngày càng thấp. Hiểu được vấn đề đó, các công
ty dịch vụ nối tiếp nhau ra đời nhằm đảm đương bớt một phần công việc, đáp ứng các
nhu cầu về dịch vụ giao nhận, vận tải, làm thủ tục hải quan,… của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu và ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong ngành này. Hòa mình vào
sự phát triển của xã hội, ngày 04 tháng 7 năm 2012 Công ty TNHH Thương mại Dịch
vụ Đầu tư Tân Minh Trí được thành lập và hoạt động tại số 187/7 Điện Biên Phủ,
Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Những ngày đầu mới thành lập, công ty do ông Nguyễn Thanh Tùng làm giám
đốc và chịu trách nhiệm quản lý. Lúc đó tài chính còn hạn hẹp và nguồn nhân lực có
kinh nghiệm còn ít nên công ty chủ yếu chỉ nhận các hồ sơ về và chuẩn bị thành một
bộ chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu (đường bộ, đường biển, đường hàng không)
hoàn chỉnh để giao cho khách hàng.
Theo thời gian, bằng tinh thần học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, luôn nâng cao trình
độ năng lực cho toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty, cùng với sự tin tưởng của
khách hàng, quy mô công ty đã được mở rộng hơn. Chất lượng dịch vụ ngày càng cao
nên công ty cũng hoạt động kinh doanh với nhiều lĩnh vực hơn. Bên cạnh đó, công ty
cũng ký kết được các hợp đồng trọn gói như giao nhận hàng hóa, từ khâu chuẩn bị
chứng từ, thông quan xuất nhập khẩu, thuê phương tiện vận tải đến nhận hàng, kiểm
hàng,....
Vượt qua được những khó khăn, sản lượng hàng hóa luôn được duy trì và đảm bảo
công việc cho cán bộ nhân viên. Công ty đã không ngừng phát triển, mở rộng cả về
quy mô, lĩnh vực hoạt động, nâng cao cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị, uy tín và
chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao. Nhân viên công ty cũng được đào tạo
chuyên nghiệp hơn, kinh nghiệm phong phú hơn và luôn luôn đặt khách hàng lên hàng
đầu với phương châm “Thành công của khách hàng là mục tiêu phát triển và hoàn
thiện”.
Đến tháng 3 năm nay (2019), vì lý do cá nhân nên công ty đã được ông Tùng sang
nhượng lại cho giám đốc mới là bà Huỳnh Thị Nhân tiếp tục quản lý và phát triển
công ty ngày càng tốt hơn.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty


2.1.2.1. Chức năng

Thực hiện những công việc liên quan đến quá trình vận tải và giao nhận hàng hóa: tài
liệu chứng từ; làm thủ tục hải quan; xếp dỡ hàng hóa; giao hàng cho người chuyên
chở để chở đến nơi quy định; nhận ủy thác xuất nhập khẩu; giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội chợ, triển lãm,...

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Một là xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo quy chế hiện
hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng mà Công ty đã đề ra.
Hai là tập trung vào việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty, đem lại lợi
nhuận cao nhất; chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng, Nhà nước và quy
định của Bộ Tài chính về quản lý kinh tế; thực hiện đúng và đủ mọi khoản thuế cho
Nhà nước.
Ba là thực hiện việc giao nhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên
tiến, hợp lý, an toàn trên các luồng, các tuyến vận tải, đảm bảo hàng hóa an toàn trong
phạm vi trách nhiệm của mình.
Bốn là chung tay cùng cộng đồng các doanh nghiệp cùng chung lĩnh vực hoàn
thành chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng của
khách hàng, các đối tác trong và ngoài nước.
Năm là chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của
cán bộ công nhân viên để luôn có đủ năng lực phục vụ cho quá trình phát triển của
công ty trong hiện tại và tương lai, đòi hỏi toàn thể nhân viên cũng như Ban lãnh đạo
của công ty phải phấn đấu làm việc hết mình, phát huy tính sáng tạo, năng động để
công ty làm việc hiệu quả; không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sản
phẩm của mình để đem lại sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của công ty

Cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động của công ty được thẻ hiện qua sơ đồ bên dưới:

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH PHÒNG TÀI PHÒNG XUẤT


DOANH CHÍNH- KẾ TOÁN NHẬP KHẨU

BỘ BỘ BỘ BỘ
BỘ PHẬN BỘ
PHẬN PHẬN PHẬN PHẬN
MARKETIN PHẬN
NHÂN HÀNH CHỨNG GIAO
G SALES
SỰ CHÍNH TỪ NHẬN
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ, đầu tư Tân Minh
Trí)
Công ty gồm có ban giám đốc (bao gồm giám đốc và phó giám đốc), và hơn 10
nhân viên làm việc ở các bộ phận, lĩnh vực khác nhau:
Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt
động hằng ngày của công ty. Là người trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, liên
doanh, hợp tác đầu tư của công ty. Giám đốc cũng là người thường xuyên kiểm tra,
thẩm định các số liệu thu chi cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty nhằm đưa ra
những chiến lược, biện pháp sử dụng lãi hay các khoản lỗ trong kinh doanh. Bên cạnh
đó giám đốc còn là người trực tiếp lãnh đạo, quản lý, tuyển dụng nhân viên và sa thải
những người không phù hợp với yêu cầu hoặc có khả năng làm việc không đáp ứng
được nhu cầu của công ty. Cũng như quyết định mức lương, thưởng, trợ cấp cho nhân
viên trong công ty.
Giám đốc phải điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công
ty. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì giám đốc phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Phó giám đốc: được sự ủy thác cũng như tín nhiệm của Giám đốc đã giữ chức vụ
này. Phó giám đốc có nhiệm vụ tiếp nhận những ý kiến cũng như phản hồi và đóng
góp vào hoạt động của công ty. Tham mu cho cấp trên trong việc quản lý điều hành, tổ
chức thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, phó giám đốc quản lý trực tiếp phòng xuất
nhập khẩu và theo dõi, thúc đẩy tiến độ thực hiện công việc của nhân viên chứng từ
sao cho hoàn thành đúng hạn với khách hàng. Chịu trách nhiệm điều hành công ty nếu
Giám đốc vắng mặt.
Phòng kinh doanh:
+ Bộ phận Marketing: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác bán
các sản phẩm và dịch vụ của công ty; công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm,
phát triển thị trường; công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng; giúp
cho khách hàng tiếp cận được với công ty, dựa vào doanh thu, chi phí hằng ngày
(tháng/quý/năm) của công ty để lập và phân bố kế hoạch kinh doanh, đưa ra những
chiến lược phù hợp với từng giai đoạn, từng dịch vụ của công ty. Chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
+ Bộ phận nhân sự: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện
các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động,
chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và
quy chế công ty. Trực tiếp thực hiện các công việc tuyển dụng nhân sự cho công ty
khi cần.
+ Bộ phận hành chính:
 Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy
chế công ty.
 Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.
 Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp
đồng của công ty và những thông tin có liên quan đến công ty. Tiếp nhận và
theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định… Bên cạnh đó phòng tổ chức hành
chính phải cập nhật những chính sách, luật mới nhất về hoạt động xuất nhập
khẩu.
 Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của công ty; đánh
giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế và kết hợp với bộ phận
marketing để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của công ty.
Phòng tài chính-kế toán:
+ Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ tình hình hiện có,
lập các chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong công ty. Lưu trữ đầy đủ và
chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của công ty.
+ Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho
các hoạt động diễn ra tại công ty. Thông qua giám đốc thực hiện trả lương, thưởng cho
công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn và lập phiếu thu chi cho tất cả những
chi phí phát sinh.
+ Hoạch toán chi phí, doanh thu vào cuối kỳ. Thực hiện các chính sách, chế độ theo
đúng quy định của Nhà nước, Kê khai, báo cáo thuế theo quy định hiện
hành.
+ Theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng,
chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng. Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ
có liên quan đến việc giao nhận.
Phòng xuất nhập khẩu:
+ Bộ phận chứng từ: tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng xuất nhập
khẩu như kiểm tra, sửa đổi chứng từ nếu cần, gửi thông báo hàng đến, phát hành lệnh
giao hàng, phát hành vận đơn và các chứng từ mà khách hàng yêu cầu như bảng kê chi
tiết, hoá đơn thương mại... Ngoài ra còn liên lạc thường xuyên với các hãng tàu, đại lý
vận tải để nắm được tình hình vận chuyển các lô hàng để thông báo cho người gửi và
nhận hàng.
+ Bộ phận giao nhận: có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục giao nhận, kiểm tra hàng hóa,
thủ tục hải quan tại cảng, kho, sân bay… và các thủ tục liên quan từ khi nhận chi tiết
hàng từ khách hàng hoặc cho tới khi giao hàng xong cho khách hàng.
+ Bộ phận sales: chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới.

2.1.4. Định hướng phát triển của công ty

- Với những cơ hội và thách thức của ngành. Cùng vời tinh thần nhiệt huyết
nhằm duy trì hoạt động của công ty ngày một vững mạnh và phát triển. Công ty
TNHH TMDV Tân Minh Trí đã vạch ra nhiều mục tiêu cũng như định hướng
phát triển cho công ty trong giai đoạn 2019 đến 2025:
+ Đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu
+ Sẳn sàng đáp ứng những nhu cầu ngày một tốt hơn, mang lại sự hài lòng và
tin tưởng bền vững giữa công ty và khách hàng.
+ Kêu gọi vốn đầu tư nhằm mở rộng quy mô, đầu tư thêm nhiều trang thiết bị
để nâng cao hiệu quả cho quy trình
+ Xây dựng đội ngũ nhân viên với trình độ cao và thường xuyên trau dồi
nghiệp vụ để luôn sẳn sàng đáp ứng một dịch vụ nhanh gọn và chất lượng với
chi phí thấp.
+ Thường xuyên có những hoạt động thiện nguyện, nâng cao đời sống cộng
đồng, bảo vệ môi trường.
+ Tăng khả năng cạnh tranh, thường xuyên có những chính sách về giá, cắt
giảm tối đa chi phí, chính sách marketing để thu hút khách hàng.

2.2. Giới thiệu chung về tình hình kinh doanh của công ty TNHH TM&DV Đầu
Tư Tân Minh Trí
2.2.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Công ty cũng cấp đa dang các dịch vụ về giao nhận hàng hóa với phạm vi như
sau:
- Vận tải biển và hàng không
+ Dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu
+ Dịch vụ vận tải nội địa
+ Dịch vụ giao hàng tận nơi
+ Lưu kho và phân phối
+ Giao nhận vận tải đa phương tiện
+ Dịch vụ khai thuê hải quan
Những dịch vụ chủ lực của công ty bao gồm:
-Vận tải biển
+ Hàng lẻ
+ Hàng nguyên cont
+ Dịch vụ vận chuyển container hàng nhập theo các phương thức như: nhận
hàng tại cảng ( Cy - Cy ), nhận hàng tại xưởng ( Door - Cy) hay phương thức ( Door -
Door) là giao hàng đến tay người nhận.
+Dịch vụ ủy thác nhập khẩu hàng hóa
- Vận tải hàng không
+ Đưa hàng từ kho đến sân bay (Door to Airport)
+ Giao hàng từ sân bay về kho (Airport to Door)
+ Nhận hàng từ kho này chuyển đến kho khác (Door to Door)
- Vận tải nội địa
+ Vận chuyển bằng xe tải
+ Vận chuyển nội địa chuyên tuyến
+ Kinh doanh vận tải bằng đường bộ và đường thủy nội địa
- Dịch vụ khai thuê hải quan
+ Lên tời khai hải quan theo chứng từ chủ hàng gửi
+ Nộp hồ sơ, nộp thuế và làm thủ tục thông quan
+ Thực hiện thông quan cho tất cả các loại hình như kinh doanh, đầu tư, tạm
nhập tái xuất, tạm xuất - tái nhập, gia công, sản xuất xuất khẩu, hàng mẫu, hàng phi
mậu dịch, hàng kho ngoại quan…
+ Tư vấn giấy phép nhập khẩu, mã số thuế nhập khẩu
+ Giúp khách hàng tránh các phát sinh sau thông quan.
2.2.2. Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại Dịch Vụ Đầu Tư
Tân Minh Trí.

- Công ty Tân Minh Trí với nhiều năm hoạt động trong ngành. Với đội ngũ nhân
viên giỏi, sự lãnh đạo tài tình của ban giám đốc và sự gắn kết chắt chẽ giữa các phòng
ban. Luôn luôn đặt ra những mục tiêu nhằm hoàn thiện và phát triển công ty trong giai
đoạn sắp tới.
- Luôn cung cấp những dịch vụ an toàn và chất lượng đến tay khách hàng,
thường xuyên trau dồi kĩ năng cho nhân viên, đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
Thường xuyên đầu tư nâng cao cơ sở vật chất và marketing để thu hút khách
hàng và cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Nên được sự tin yêu từ khách
hàng đã và đang sử dụng dịch vụ.
- Nhưng bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp logistic ở Việt Nam có quy mô
vừa và nhỏ, công ty TNHH Tân Minh trí cũng vậy. Nên việc cạnh tranh trong ngành
với các đối thủ trong và ngoài nước là một điều vô cùng khó khăn với công ty. Đặc
biệt khi các doanh nghiệp logistics có vốn đầu tư nước ngoài đang ồ ạt đổ vào thị
trường Việt Nam, tạo sức ép không hề nhỏ cho công ty. Ngoài ra, các đối thủ trong
nước có quy mô vừa và nhỏ cũng cạnh tranh gây gắt và thi nhau mổ xẻ miếng bánh
này. Đòi hỏi công ty phải có những chính sách và định hướng rõ ràng để dìu dắt công
ty ngày một đi lên.
2.2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty TNHH
TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí trong những năm 2016-2017

Cơ cấu dịch vụ của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Tân Minh Trí giai
đoạn 2016-2017 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Cơ cấu dịch vụ của công ty giai đoạn 2016-2017


Đơn vị tính: triệu đồng

2016 2017 So sánh


Tương Tuyệt
Chỉ tiêu Giá Tỷ trọng Giá Tỷ trọng
đối đối
trị (%) trị (%)
(%)
Dịch vụ giao
nhận hàng 656.64 59.40 719.73 52.00 109.61 63.09
hóa
Dịch vụ
283.17 25.62 428.90 30.99 151.46 145.73
vận tải

Dịch vụ
165.65 14.98 235.47 17.01 142.2 69.82
khác

Tổng cộng 1,105.46 100 1,384.1 100 125.21 278.64

(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Tân
Minh Trí)

2016

14.98 %
Dịch vụ giao nhận
Dịch vụ vận tải
Dịch vụ khác

25.62 % 59.40 %
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dịch vụ của công ty năm 2016

2017

17.01%
Dịch vụ giao nhận
Dịch vụ vận tải
Dịch vụ khác
52%

30.99%

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dịch vụ của công ty năm 2017


Nhận xét:
Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy được Công ty đã rất nỗ lực trong việc duy trì
nhiều loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Mỗi loại hình
dịch vụ có mỗi chiến lược kinh doanh riêng, doanh thu từng loại hình dịch vụ hoàn
toàn độc lập và khác biệt nhau.
Năm 2016: Tổng doanh thu của công ty là 1,105.46 triệu đồng, trong đó doanh thu
từ dịch vụ giao nhận là 656.64 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất 59.40%. Doanh thu
dịch vụ vận tải là 283.17 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25.62% và c doanh thu từ các dịch
vụ khác là 165.65 triệu đồng chiếm 14.98%.
Năm 2017: do doanh thu của các hoạt động trong doanh nghiệp tăng. Trong đó:
- Doanh thu của dịch vụ giao nhận là 719.73 triệu đồng chiếm 52.00% tỷ trọng, tăng so
với năm 2016 là 63.09 triệu đồng tương ứng 9.61%. Mặc dù tỉ trọng có giảm do công
ty đã đầu tư nhiều hơn về dịch vụ vận tải, nhưng giao nhận vẫn là dịch vụ chính chiếm
tỷ trọng và doanh thu cao nhất công ty.
- Doanh thu từ dịch vụ vận tải là 428.90 triệu đồng tăng 145.73 triệu đồng so với năm
2016 tương ứng 51.46%. Dịch vụ vận tải tăng mạnh về doanh thu so với dịch vụ giao
nhận, tỷ trọng cũng tăng lên 30.99%.
- Doanh thu từ các dịch vụ khác là 235.47 triệu đồng tăng 69.82 triệu đồng so với năm
2016 tương ứng 42.2%.
Nhìn chung tổng doanh thu của công ty năm 2017 là 1,384.1 triệu đồng, tăng
278.64 triệu đồng tương ứng với 25.21%. Mà có sự tăng lên này là do doanh thu của
từng dịch vụ tăng lên, đặc biệt là dịch vụ giao nhận-chứng từ. Với tình hình xuất nhập
khẩu phát triển nhanh chóng của cả nước thì việc làm chứng từ hàng hóa, giao nhận
cũng không ngừng tăng theo, đó cũng là nguyên do chủ yếu mà Công ty chọn dịch vụ
“Giao nhận” là loại hình kinh doanh chủ yếu của Công ty và nó luôn giữ vị trí hàng
đầu qua các năm.
Tính đến tháng 12 năm 2017 thì tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước
đạt 425,12 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, nhập khẩu là 211,10 tỷ
USD. Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 đã tăng 73,74 tỷ USD so
với năm 2016 (cao hơn rất nhiều so với mức tăng bình quân khoảng gần 30 tỷ
USD/năm của giai đoạn 2011-2016). Mức tăng này gần như chia đều cho cả xuất khẩu
và nhập khẩu (xuất khẩu tăng 37,44 tỷ USD, nhập khẩu tăng hơn 36,3 tỷ USD) 37.
Bên cạnh đó, góp phần làm tăng doanh thu cũng không thể không kể đến dịch vụ
vận tải, mặc dù vẫn thấp hơn so với dịch vụ giao nhận, nhưng cũng thấy được trong
tình hình hiện nay, việc xuất nhập khẩu phát triển dẫn đến việc vận tải hàng hóa cũng
là một khâu quan trọng trong quy trình này cũng phát triển theo. Các công ty xuất
nhập khẩu có thể tự mình giao nhận hàng hóa nhưng không phải công ty nào cũng có
phương tiện vận tải riêng, vì vậy việc tìm đến các công ty dịch vụ như một lẽ đương
nhiên, chính vì vậy mà dịch vụ vận tải của công ty cũng phát triển theo, doanh thu
tăng đáng kể, cộng thêm việc công ty đã có nhiều năm trong ngành, tài chính đủ lớn
mạnh để đảm nhận nhiều đơn hàng hơn, cho nên doanh thu cũng cao hơn.
Cơ cấu dịch vụ của công ty năm 2018 được biểu diễn như sau:

37
http://www.trungtamwto.vn/thong-ke/11006-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-nam-2017
2018

20.86%

Dịch vụ giao nhận


Dịch vụ vận tải
49.72 % Dịch vụ khác

29.42
%

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dịch vụ của công ty năm 2018


Tình hình kinh doanh của công ty năm 2018 như thế nào so với năm 2017 sẽ được
biểu hiện qua bảng bên dưới:

Bả ng 2.2. Cơ cấ u dịch vụ củ a cô ng ty giai đoạ n 2017-2018


Đơn vị tính: triệu đồng
2017 2018 So sánh
Tỷ Tuyệt Tương đối
Chỉ tiêu Giá Tỷ trọng Giá
trọng đối (%)
trị (%) trị
(%)
Dịch vụ giao
nhận – chứng 719.73 52.00 883.07 49.72 163.34 122.69
từ
Dịch vụ 93.72
428.90 30.99 522.62 29.42 121.85
vận tải

Dịch vụ khác 235.47 17.01 370.49 20.86 135.02 157.34

Tổng cộng 1,384.1 100 1,776.18 100 392.08 128.33

(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Tân
Minh Trí)
Trong năm 2018, dịch vụ giao nhận vẫn chiếm tỷ trọng và doanh thu cao nhất, lần
lượt là 49.72% và 883.07 triệu đồng. Tăng 163.34 triệu đồng so với năm trước đó,
tương đương với 22.69%, lý do duy nhất đó chính là giao nhận vẫn là dịch vụ chính và
chuyên nhất mà công ty đang kinh doanh cho đến thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, tăng mạnh nhất là các dịch vụ khác chiếm 57.34%, với số tiền tương
đương là 135.02 triệu đồng. Ngoài nhận các hợp đồng trọn gói dịch vụ giao nhận với
yêu cầu độ chuyên nghiệp cao hơn thì ngày càng có nhiều khách hàng là các công ty
nhỏ lẻ, hoặc cá nhân (các shop nhập quần áo Quảng Châu hoặc Mỹ, hoặc nhập mỹ
phẩm Hàn Quốc,...) chỉ thuê công ty đứng ra thực hiện một công việc nào đó trong
chuỗi chẳng hạn như là làm thủ tục thông quan, chuẩn bị một bộ chứng từ hoàn chỉnh
của một lô hàng xuất hoặc nhập khẩu (lập invoice, packing list, xin cấp C/O,..),… Các
khách hàng này đa phần còn thiếu kinh nghiệm hoặc là không rành về việc xuất khẩu
nên sẽ lựa chọn công ty dịch vụ làm giúp mình và Tân Minh Trí là một lựa chọn tốt.
Doanh thu từ các hợp đồng như thế này đều được liệt kê vào dịch vụ khác, vì vậy
không có gì lạ khi doanh thu này tăng cao trong lúc tình hình xuất nhập khẩu của nước
ta cũng ngày càng phát triển mạnh.
Bên cạnh đó dịch vụ vận tải cũng tăng 93.72 triệu đồng, tương đướng với 21.85%, với
tình hình kinh doanh hiện nay thì dịch vụ vận tải sẽ vẫn còn xu hướng tăng mạnh do
nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng.

2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu nguyên container của công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động nghiệp vụ giao nhận của công ty giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng


CHỈ TIÊU Năm Năm Năm Chênh lệch 2017 Chênh lệch 2018
2016 2017 2018 so với 2016 so với 2017
Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối đối (%) đối đối (%)
Tổng doanh
656.64 719.73 883.07 63.09 109.61 163.34 122.69
thu
Doanh thu
518.191 642.219 713.232 124.028 123.93 71.013 111.06
thuần
Tổng chi
431.12 455.67 591.45 24.55 105.69 135.78 129.80
phí
Lợi nhuận
225.52 264.06 291.62 38.54 - 27.56 -
trước thuế
Thuế thu
nhập doanh 45.104 52.812 58.324 7.708 - 5.512 -
nghiệp
Lợi nhuận
180.416 211.248 233.296 30.832 - 22.048 -
sau thuế
Vốn chủ sở
hữu bình 500.741 591.13 702.424 90.389 118.05 111.294 118.8
quân
Tổng tài sản
557.92 673.48 735.563 115.56 120.71 62.083 109.218
bình quân
ROS (%) 34.817 32.894 32.700 -1.923 - -0.183 -
ROE (%) 36.020 35.737 33.212 -0.293 - -2.523 -
ROA (%) 32.337 31.367 31.717 -0.97 - 0.35 -
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu được cấp từ Phòng tài chính - kế toán
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Tân Minh Trí)
Nhận xét:
Về tổng doanh thu: Qua 3 năm có sự tăng rõ rệt năm 2016 đạt 656.64 triệu
đồng, tăng thêm 63.09 triệu đồng ở năm 2017 tương đương 109.61%. Sang năm 2018
doanh thu đạt 883.07 triệu đồng tăng 163.34 triệu đồng (tương đương 122.69%) so
với năm 2017. Mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến doanh thu hoạt động này tăng mạnh
như vậy là do tình hình xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng mạnh dẫn đến
ngành giao nhận nói riêng và logistics nói chung cũng tăng theo.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển
của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, có quy mô
khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Chuỗi giá trị của logistics tại Việt Nam chủ yếu tập trung
vào giao nhận, vận tải nội địa, khai thác cảng biển và cảng hàng không, lưu kho bãi,
quản lý hàng hóa và vận tải quốc tế38.
38
https://baomoi.com/xay-dung-bao-cao-logistics-viet-nam-2018/c/26399802.epi
Về tổng chi phí: chi phí năm 2017 tăng chỉ có 5.69% so với năm 2016, nhưng đến
năm 2018 chi phí lại tăng lên đến 29.8%, tăng rất nhiều so với cùng kỳ năm trước đó.
Mà nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng cao như vậy chủ yếu là do chi phí vận tải tăng
cao. Việc công ty ký kết các hợp đồng trọn gói bao gồm chịu trách nhiệm vận chuyển
hàng hóa nội địa (từ công ty xuất khẩu đến cảng hoặc vận chuyển hàng hóa từ cảng về
công ty nhập khẩu,...) thì giá giá xăng dầu tăng hay chi phí trạm BOT tăng,.... đều làm
cho chi phí vận tải tăng cao.
Về lợi nhuận sau thuế: Năm 2016 lợi nhuận sau thuế là 180.416 triệu đồng tăng
30.832 triệu đồng vào năm 2017. Mặc dù doanh thu năm 2018 so với năm 2017 tăng
mạnh, nhưng do chi phí cũng tăng cao nên là lợi nhuận có tăng nhưng tăng không
nhiều, lợi nhuận đạt 233.296 triệu đồng, tăng 22.048%.
Về tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS): đánh giá tình hình sinh lời của
công ty trong quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ chứng từ. Chỉ tiêu đánh giá này
cho biết với một trăm đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ
thì lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm. Từ bảng trên ta thấy được tỷ suất sinh lợi
nhuận trên doanh thu giai đoạn 2016-2018 giảm dần. Năm 2016 chỉ tiêu ở mức
34.817% được hiểu là cứ 100 đồng doanh thu thuần từ hoạt động cung cấp dịch vụ
giao nhận-chứng từ thì 34.817 đồng là lợi nhuận. Sang năm 2017, chỉ số này giảm
xuống còn 32.894% có nghĩa là lúc này 100 đồng doanh thu chỉ thu được 32.894 đồng
lợi nhuận. Và tiếp tục giảm nhẹ vào năm 2018, chỉ còn 32.700 đồng lợi nhuận. Mặc
dù có xu hướng giảm nhẹ nhưng chỉ số ROS của công ty vẫn dao động trong khoảng
trên dưới 32-35%, điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của công ty trên doanh thu khá
cao và tương đối ổn định.
Về tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu (ROE): chỉ tiêu này cho biết 100 đồng
vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua số liệu tính toán ở
bảng 2.3 cho thấy ROE cũng giảm theo từng năm, nhưng giảm không nhiều. Năm
2016 mặc dù lợi nhuận thấp nhưng vốn của chủ sở hữu cũng thấp, vì vậy với 100 đồng
vốn chủ sở hữu thì thu về được 36.02 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2017 chỉ thu về
được 35.737 đồng lợi nhuận. Năm 2018, lợi nhuận chỉ tăng thêm 22.048 triệu đồng
nhưng vốn chủ sở hữu lại tăng lên đến 111.294 triệu đồng, vì vậy chỉ thu về được
33.212 đồng lợi nhuận, giảm 2.523% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE cũng
giảm, nhưng cũng giống ROS, chỉ số ROE giảm không nhiều, dao động trong khoảng
33-36%, lớn hơn 20% chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tương đối tốt và ổn định mặc
dù chỉ suất sinh lợi giảm.
Về tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) cũng tương tự, năm 2016 với 100 đồng
tài sản sẽ thu về được 32.337 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2017 lại giảm còn
31.367 đồng và năm 2018 lại tăng lên 31.717 đồng, tương đương với 0.35%. Mặc dù
tăng ít ỏi nhưng cũng thấy được công ty đã cân bằng lại được vốn và nợ, nhìn bảng
2.4 ta thấy tài sản năm 2018 là 735.563 nhưng vốn chủ sở hữu đã là 702.424, vậy số
vốn vay hay nợ phải trả rất ít, điều này cho thấy được công ty đã ít nhiều cân bằng
được vòng vốn của mình.
Nhìn chung phân tích tỷ suất sinh lời thì thấy được công ty có lãi tương đối cao
và ổn định, không có rủi ro gì nhiều. Tỉ số ROA và ROE cũng không chênh lệch
nhiều, công ty cần bằng tốt giữa vốn và nợ, phát triển tương đối ổn định và bền vững.
2.3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu nguyên container của công ty TNHH TM&DV Tư Tân Minh
Trí theo thị trường
Đơn vị: lô hàng

Năm 2017 2018 Chênh lệch So sánh (%)

Châu Á 433 1735 1302 400

Châu Âu 121 483 362 399

Mỹ 58 261 203 450

Tổng 612 2479 1867 405

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
theo cơ cấu thị trường giao nhận giai đoạn 2017-2018
(Nguồn: Phòng Chứng từ tổng hợp)
2000
1800 1735
1600
1400
1200
1000 2017
800 2018
600
433 483
400
261
200 121
58
0
Châu Á Châu Âu Mỹ

Biểu đồ 2.4: Sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH TM&DV
Đầu Tư Tân Minh Trí theo cơ cấu thị trường giai đoạn 2017-2018

Nhận xét:
Quan sát bảng 3.3 và biểu đồ 3.2, ta có thể thấy, thị trường Châu Á là thị trường
có số lượng lô hàng hóa được công ty thực hiện giao nhận xuất nhập khẩu nhiều nhất
với hơn 70% tổng số lượng lô hàng xuất nhập khẩu năm 2017. Nhìn chung, số lượng
lô hàng xuất nhập khẩu từ Châu Á tăng mạnh qua năm 2018. Trong đó, chủ yếu từ
Trung Quốc, Đài Loan, và các nước ASEAN. Về thị trường Trung Quốc, đây được
xem như là một thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam nói
chung. Với vị trí địa lý tiếp giáp với Việt Nam, đồng thời cũng là nơi sản xuất, gia
công nhiều loại mặt hàng khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
các khách hàng của công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí nói riêng thường
chọn Trung Quốc là thị trường cả xuất và nhập khẩu các nguyên, phụ liệu và máy
móc thiết bị hàng đầu. Theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), nhiều
hàng hóa từ các nước ASEAN sẽ được miễn giảm thuế nhập khẩu khi vào Việt Nam.
Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp, giúp giảm chi phí, do đó việc các
khách hàng của công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí xuất nhập khẩu phần
lớn từ thị trường ASEAN cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, Châu Á là nơi có lượng
hàng nhập khẩu về cao nhất bởi đa phần nguyên vật liệu tập trung tại khu vực này, có
văn hoá khá tương đồng Việt Nam nên dễ tiếp cận thị trường.
Đứng thứ hai là thị trường châu Âu. Nhìn chung, số lượng lô hàng xuất nhập khẩu
công ty thực hiện xuất nhập khẩu từ châu Âu có mức tăng cao. Đây cũng được xem là
thị trường xuất khẩu lớn sang Việt Nam khi hàng hóa châu Âu đang đổ bộ vào Việt
Nam, chủ yếu là các ngành hàng về thực phẩm, hàng tiêu dùng, khi Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã có hiệu lực trong năm 2018.
Nếu như châu Á và châu Âu là hai thị trường lớn với nhiều quốc gia và chiếm
phần trăm lớn trong cơ cấu thị trường giao nhận của công ty TNHH TM&DV Đầu Tư
Tân Minh Trí thì Mỹ tuy chỉ là một quốc gia nhưng đã chiếm một thị phần đáng kể
với 9.5% tổng lô hàng xuất nhập khẩu công ty thực hiện giao nhận năm 2017, năm
2018 tiếp tục tăng lên 450% so với năm 2017 tương ứng với 261 lô/ năm. Nguyên
nhân có thể thấy đó là trong giai đoạn 2017 – 2018, mối quan hệ kinh tế Việt Nam –
Hoa Kỳ luôn giữ ở mức ổn định, Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Việt Nam 2018
diễn ra càng làm thắt chặt mối quan hệ song phương giữa hai nước, vì thế xuất nhập
khẩu hàng hóa giữa hai bên tăng đều hàng năm. Các mặt hàng thế mạnh xuất khẩu của
Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu là thủy sản, hạt điều, dệt may, giày dép,... và nhập
khẩu từ Hoa Kỳ sản phẩm công nghệ cao. Đặc biệt, nhiều hợp đồng và thỏa thuận mua
máy bay và động cơ máy bay với giá trị hàng tỷ USD đã và đang được đàm phán giữa
doanh nghiệp hai nước trong thời gian gần đây cho thấy tiềm năng từ thị trường này
không hề nhỏ.

2.3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu nguyên container của công ty TNHH TM&DV Tư Tân Minh
Trí theo nguồn hàng

Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận theo mặt hàng của công ty được trình bày
như bảng bên dưới:

Bả ng 2.5. Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhậ n theo nguồ n hà ng củ a cô ng ty giai đoạ n
2016-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Mặt hàng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Doanh Tỉ Doanh Tỉ Doanh Tỉ
thu trọng thu trọng thu trọng
(%) (%) (%)
Hàng bách
544.372 82.9 633.247 87.98 798.35 90.41
hóa
Máy móc-
103.219 15.72 79.563 11.06 59.73 6.76
thiết bị
Tân dược 0 0 0 0 18.42 2.09
Loại khác 9.049 1.38 6.92 0.96 6.57 0.74
Tổng 656.64 100 719.73 100 883.07 100
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Tân
Minh Trí)
Nhận xét:
Từ bảng số liệu ta nhìn thấy được hợp đồng chủ yếu công ty nhận được là hàng
bách hóa (hóa mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng). Năm 2016 thu về
544.372 triệu đồng, chiếm 82.9%, và vẫn tăng đều đến năm 2018 thu về 798.35 triệu
đồng, tương đương với 90.41%. Vì do là hàng bách hóa là mặt hàng thông dụng được
người dân sử dụng nhiều nên các công ty xuất nhập khẩu rất nhiều về các mặt hàng
này, nguồn khách hàng chính của công ty (như Công ty Hoàng Tuấn) cũng chủ yếu
nhập khẩu hàng bách hóa, vì vậy việc hàng bách hóa chiếm tỉ trọng cao là điều đương
nhiên, và với hơn 5 năm kinh nghiệm thì nhân viên công ty đã quen với loại hàng này
và đây là thế mạnh của công ty. Bên cạnh đó, xuất/ nhập hàng bách hóa khó hơn, thủ
tục đôi khi rườm rà hơn nên là phí dịch vụ cũng cao hơn phí dịch vụ của mặt hàng
“Máy móc-thiết bị”.
Máy móc-thiết bị (như máy ép nhựa, máy đóng nút, máy in,....) công ty có ít khách
hàng xuất/nhập mặt hàng này nên doanh thu không nhiều. Đến năm 2018 công ty mới
nhận được những đơn hàng nhập tân dược (thuốc tây dạng viên, ống, bột,...đóng chai,
đóng hộp,..) đầu tiên nên còn khá vụng về và khó khăn, tuy nhiên công ty cũng quen
dần và thu về được doanh thu 18.42 triệu đồng cho công ty.
Các mặt hàng không nằm trong những mặt hàng trên được xếp vào loại khác, là
những loại mặt hàng công ty ít nhận hợp đồng (ví dụ như xuất nông sản, nhập khẩu
quần áo, giày dép...), nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu không đáng kể tới.
Theo như chị Hằng- trưởng phòng xuất nhập khẩu thì những mặt hàng này công ty
không chuyên nên cũng không đảm bảo được giá dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, vì
vậy công ty cũng hạn chế nhận những đơn hàng như vậy.
Tuy nhiên, nhìn chung thì dịch vụ giao nhận-chứng từ của công ty vẫn trải đều trên
các mặt hàng và có xu hướng tăng dần mặt hàng bách hóa và tân dược. Công ty vẫn
đảm bảo được doanh thu chung của dịch vụ giao nhận- tăng dần đều qua các năm.

2.3.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu nguyên container của công ty TNHH TM&DV Tư Tân Minh
Trí theo hiệu quả sử dụng chi phí.

Dưới đây là hiệu quả sử dụng chi phí từ nghiệp vụ giao nhận của công ty:

Bảng 2.6. Tình hình hiệu quả sử dụng chi phí của công ty giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng


CHỈ TIÊU Năm Năm Năm Chênh lệch 2017 so với Chênh lệch 2018 so với
2016 2017 2018 2016 năm 2017

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương


(%) đối (%)

Tổng doanh thu 656.64 719.73 883.07 63.09 109.61 163.34 122.69

Tổng chi phí 431.12 455.67 591.45 24.55 105.61 135.78 122.69

Tỷ suất chi phí 65.656 63.311 66.977 -2.344 96.42 3.666 105.8
(%)

Tỷ suất tiết kiệm -1,687.05 3,237.33


chi phí

(Nguồn: Tác giả tự tính dựa vào số liệu được cấp từ Phòng tài chính - kế toán Công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Tân Minh Trí)
Nhận xét: Tổng chi phí kinh doanh của công ty năm 2017 là 455.67 triệu đồng.
Như vậy so với năm 2016 là tăng 24.55 triệu đồng tương đương với 5.61%. Và tiếp đó
năm 2018, bên cạnh việc doanh thu tăng lên thì chi phí cũng tăng lên do đặc thù tính
chất công việc hoạt động của công ty. Tổng chi phí là 591.45 triệu đồng, tăng 135.78
triệu đồng so với năm 2017, tương đương 22.69%.
Tỉ suất chi phí kinh doanh của công ty năm 2017 là 63.311%, giảm 2.344% so với
năm 2016. Nghĩa là trong thực hiện để tạo ra 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp
phải bỏ ra 63.311 đồng chi phí, giảm 2.344 đồng so với năm 2016. Do đó so với năm
2016, doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoảng là 1,678.05 triệu đồng chi phí.
Nhưng đến năm 2018, tỉ suất chi phí kinh doanh của công ty là 66.977%, giảm
3.666% so với năm 2017. Nghĩa là trong thực hiện để tạo ra 100 đồng doanh thu thì
doanh nghiệp phải bỏ ra 66.9777 đồng chi phí, tăng 3.666 đồng so với năm 2017. Vì
vậy so với năm 2016, công ty đã không tiết kiệm được một khoảng chi phí là 3,237.33
triệu đồng.
Nói cách khác công ty đã không có được hệ thống xử lý chi phí để đạt hiệu quả
trong kinh doanh.

2.4. Phân tích quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu nguyên container của công ty TNHH TM&DV Tư
Tân Minh Trí.

2.4.1. Nghiên cứu lựa chọn thị trường và đối tác

Quá trình nghiên cứu thị trường được thực hiện bởi Phó Giám Đốc của
công ty là anh Hồ vă Tiến và Giám đốc là chị Huỳnh Thị Nhân. Hai anh chị đã bắt
đầu công tác nghiên cứu nhu cầu giao nhận hàng hóa xuất khẩu của DNVN từ lúc vừa
thành lập.
Khi bắt đầu nghiên cứu, hai anh chị đã nghiên cứu thị trường mà công ty có
doanh thu nhiều nhất về dịc vụ giao nhận hàng hóa đó là khu vực châu Á, chủ yếu là
các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản,...Vì thế, họ là những người có nhiều kinh nghiệm
về việc nhập khẩu ở các nước khu vực này.Thêm vào đó, nhu cầu hàng nhập khẩu của
các Doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam cũng tăng cao và ổn định qua các năm.

- Ngoài ra, họ còn nghiên cứu pháp luật về giao nhận, điều lệ giao dịch, các
phụ phí khác khi nhập sang khu vực châu á,… nhằm xây dựng được 1 mức giá cước
hợp
lý.
- Tìm hiểu hệ thống các cảng biến và xây dựng mối quan hệ với các đại lý tại đây
nhằm để cho hàng được thông quan một cách nhanh nhất.
- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận của các công ty xuất nhập khẩu
tại Việt Nam, qua quá trình nghiên cứu, hai người nhận thấy các DN XNK VN có
lượng hàng nhập từ nước ngoài về Việt Nam rất đều đặn . Đây chính là cơ sở để công
ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí xây dựng cho mình nghiệp vụ
- Cuối cùng, hai anh còn tích cực liên hệ cũng như tìm hiểu thông tin về các
hãng tàu chuyên vận chuyển hàng hóa qua các khu vưc, cụ thể là tìm hiểu về: lịch tàu
chạy,cảng nào mà tàu cập bến, khoảng thời gian tàu chạy ,…

Tìm kiếm khách hàng: Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường thì
trưởng phòng
sẽ phổ biến những kiến thức cần thiết cho đội ngũ nhân viên sales và khoanh vùng
khách hàng tiềm năng để nhân viên sales có thể dễ dàng tiếp cận. Danh sách khách
hàng chủ yếu là do công ty mua lại từ các công ty viễn thông. Các nhân viên sẽ chủ
động liên hệ với khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu đang có nhu cầu xuất
khẩu hàng hóa bằng phương thức truyền thống đó là gửi qua mail, gọi điện trực tiếp
hay qua các trang mạng xã hội và tìm hiểu các thông tin như khách hàng muốn xuất
khẩu sang thị trường nào để từ đó có thể ước tính được giá cước vận chuyển, mặt
hàng xuất khẩu là gì, xuất khẩu với khối lƣợng bao nhiêu? căn cứ vào mặt hàng và
khối lượng công ty sẽ tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại container phù hợp. Để từ
đó công ty trực tiếp chào giá với khách hàng. Bên cạnh đó nguồn khách hàng chủ yếu
của công ty là những khách hàng thân thiết đã hợp tác lâu năm hoặc khách hàng được
đối tác giới thiệu.

2.4.2. Đàm phán và ký kết hợp đồng


Sau bước tiếp cận và chào giá cước đến khách hàng, các nhân viên sales cần
trải qua giai đoạn đàm phán và thương lượng đế tiến tới ký kết thành công hợp đồng.
Các hình thức đàm phán thường dùng ở công ty là:
- Đàm phán trực tiếp: Hình thức này được áp đa số với những khách hàng có
văn phòng đại diện ở TP.HCM hoặc những khách hàng mới. Cụ thể, các nhân viên
Sales sẽ hẹn khách hàng ra những quán cà phê, quán ăn trên địa bàn thành phố, hoặc
đến tận nhà để bàn bạc, thương lượng nhằm thuyết phục khách hàng ký hợp đồng
với công ty.
- Đàm phán gián tiếp: đàm phán gián tiếp là hình thức được các nhân viên
sales sử dụng nhiều nhất vì tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho các cuộc
gặp mặt, với đàm phán gián tiếp, các nhân viên Sales hay đàm phán qua:

 Điện thoại: thường được sử dụng đối với những khách hàng cũ, có
mối giao dịch thường xuyên hoặc đối với những khách hàng quen
nhưng không nằm trên địa bàn TP.HCM.
 Vănbản: cụ thể là sử dụng Fax hoặc mail điện tử để gửi bảng báo giá
cho khách hàng.
 Qua Internet: đây là 1 hình thức mới xuất hiện gần đây, sử dụng
những công cụ chat miễn phí để bàn bạc, thương lượng, cụ thể có thể
kể đến là các ứng dụng như Viber, Skype,… đây là các ứng dụng hay
được các khách hàng nước ngoài sử dụng, vì thế các nhân viên Sales
của công ty cũng phải trang bị kiến thức cũng như ngoại ngữ nhất
định để sử dụng nó trong việc đàm phán và thương lượng với khách
hàng.

Đánh giá

- Từ phía các nhân viên sales: với các hình thức và công cụ đàm phán được kể
trên, các nhân viên sales cho biết đa số hợp đồng giành được đều được thực hiện
qua hình thức đàm phán trực tiếp. Với hình thức đàm phán gián tiếp, tuy đã sự
dụng đầy đủ các công cụ và kỹ năng sales cần thiết, nhưng không ít lần khách
hàng không hiểu được ý của nhân viên sales, dẫn đến ký kết hợp đồng thất bại, vì
thế, các nhân viên sales đánh giá hình thức đàm phán trực tiếp cao hơn đàm phán
gián tiếp. Ngoài ra, hình thức đàm phán gián tiếp thường được sử dụng thành công
khi đàm phán với khách hàng nước ngoài, vì thế nên sử dụng đàm phán trực tiếp
với khách hàng Việt Nam sẽ tốt hơn
- Từ phía khách hàng: như đã nói ở trên, đám phán gián tiếp sử dụng thành công
với người nước ngoài, đồng nghĩa rằng hình thức đám phán gián tiếp được nhiều
khách hàng nước ngoài đánh giá rất tốt. Còn đối với khách hàng Việt Nam, họ
thích gặp mặt trực tiếp để đàm phán ở những quán ăn, quán cà phê hơn, vì thếcác
nhân viên sales thường phải sắp xếp công việc để có những buổi gặp gỡ nhằm
thuyết phục khách hàng lựa chọn dịch vụ của công ty

- Từ phía tác giả: tác giả đánh giá rất cao công tác đàm phán để dẫn đến ký kết
hợp đồng của nhân viên, đây chính là lý do vì sao số lượng hợp đồng mà công ty
ký kết có mức gia tăng qua từng năm rất nhanh. Tác giả nhận thấy, tùy từng khách
hàng mà các nhân viên sales sẽ linh hoạt sử dụng các hình thức đàm phán khác
nhau, ngoài ra họ còn kết hợp các hình thức, công cụ đàm phán một cách hợp lý
để có thể thuyết phục được khách hàng ký hợp đồng với công ty.
Sau khi gửi bảng báo giá cho khách hàng và đàm phán, nếu khách hàng chấp nhận
giá cũng như các điều kiện về phương thức và thời gian vận tải mà công ty sẽ đưa
ra thì hai bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng giao nhận

2.4.3. Thực hiện hợp đồng


2.4.3.1. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập khẩu

- Sau khi nhận được bộ chứng từ của Rohto Pharmaceutical Co., Ltd thì bên
Rohto Mentholaum Việt Nam sẽ kiểm sơ bộ và gửi fax các chứng từ cần thiết
cho bộ phận chứng từ của phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH TMDV Tân
Minh Trí gồm có (đính kèm phụ lục):
+ Hợp đồng ngoại thương số PE19062 được ký vào ngày 26/06/2019
+ Hóa đơn thương mại số PE19062 được cấp ngày 26/06/2019
+ Bảng kê chi tiết ngày 26/06/2019
+ Thông báo hàng đến ngày 16/07/2019
+ Vận đơn đường biển số SZY-YI-HCM3376 được phát hành vào ngày
07/07/2019
+ Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được cấp ngày 08/08/2018
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O) được cấp ngày
26/06/2019
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa do công ty bảo hiểm MSIG
Insurance (Vietnam) Co.,Ltd phát hành vào ngày 07/07/2019
+ Bảng phân tích thành phần sản phẩm do công ty xuất khẩu Rohto
Pharmaceutical Co.,Ltd phát hành vào ngày 04/06/2019
+ Giấy giới thiệu của công ty Rohto Mentholaum Việt Nam
- Trong đó, vận đơn gốc có ký hậu ngân hàng nhưng do bảo mật thông tin của
công ty nên bộ chứng từ sẽ không được thể hiện. Trường hợp các số liệu không trùng
khớp giữa các chứng từ với nhau, nhân viên chứng từ có nhiệm vụ liên hệ với công ty
nhập khẩu để kịp thời bổ sung và thông báo cho công ty xuất khẩu khi có sự điều
chỉnh gấp. Một số trường hợp do lỗi của công ty TNHH Tân Minh Trí không thông
báo cho công ty nhập khẩu để kịp thời bổ sung thì công ty phải chịu trách nhiệm về
các khoản chi phí điều chỉnh.
Tiếp theo, nhân viên chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra một cách nhanh chóng, chinh
xác để đảm bảo tính đồng nhất và hợp lệ các thông tin sau:
Bảng 2.7 Nội dung kiểm tra các thông tin trong bộ chứng từ hàng nhập khẩu
Nội dung kiểm tra Hợp Hóa Bảng Vận Thông Giấy Giấy
đồng đơn kê đơn báo chứng chứng
thương chi đường hàng nhận nhận
mại tiết biển đến xuất bảo
xứ hiểm

Số hợp đồng PE19062 cấp X X X


ngày 26/06/2019

Người gửi hàng: Rohto X X X X X X X


Pharmaceutical Co., Ltd

Điạ chỉ: 1-8-1


Tatsuminishi, Ikuno-ku,
Osaka, Japan.

Người nhận: Rohto- X X X X X


Mentholatum (Vietnam)
Co., Ltd

Địa chỉ: 16 VIPS Street 5,


Vietnam-Singapore
Industrial Park Thuan An
Town, Binh Duong
Province, Viet Nam.

Người nhận thông X X X X X X


báo/người mua hàng:
Rohto-Mentholatum
(Vietnam) Co., Ltd

Địa chỉ: 16 VIPS Street 5,


Vietnam-Singapore
Industrial Park Thuan An
Town, Binh Duong
Province, Viet Nam.

Số hóa đơn: PE19062 được X X X X X


cấp ngày 26/06/2019

Tên hàng, số lượng: X X X X X X X

Hada Labo gokujyun


hyaluron mask 89ml
(40,080 PCS)

Hada Labo shỉojyun


ưhitening mask 88ml
(42,400 PCS)
Trọng lượng hàng: X X X
10,213,70 KGM

Tổng trị giá đơn hàng: X X


9,852,880 JPY

Điều kiện Incoterms: FOB X X


YOKKAICHIJAPAN

Phương thức thanh toán: X X


T/T

Số vận đơn: X X

SZY-YI-HCM3376

Tên tàu, số chuyến: X X X X X X


SPRINTER 1386-027S

Số cont/size/số seal: X X X

IMTU1005298/40/
EMCTFF8598

EITU0299702/20/
EMCTFF8298

Cảng bốc hàng: X X X X X


YOKKAICHI

Cảng dỡ hàng: CAT LAI, X X X X X X


HCM
Lưu ý: Việc các thông tin của bộ chứng từ được kiểm tra và tính chính xác của
chúng là rất cần thiết. Đây là các yếu tố quyết định cho hàng loạt các thủ tục
ngân hàng sau đây:
+ Khai Hải Quan: cơ sở để khai báo Hải Quan điện tử qua phần mềm và để
cán bộ Hải Quan đối chiếu, rà soát và kiểm soát hàng xuất nhập khẩu ra
vào lãnh thổ Việt Nam, để xác định đúng mã HS của hàng hóa nhằm đánh
thuế xuất nhập khẩu.
+ Thông quan hàng: hàng hóa sẽ được phân luồng trước khi được thông
quan nên nếu lô hàng nhập khẩu có luồng vàng, đỏ thì cán bộ hải quan sẽ
kiếm tra chi tiết chứng từ và kiểm hóa. Lúc này, bộ chứng từ cần phải trùng
khớp, chính xác tất cả thông tin để cán bộ không nghi vấn công ty có gian
lận thuế hay nhập hàng cấm,……. Khi có sai xót ở bộ chứng từ thì thời
gian làm thủ tục kéo dài dẫn đến các chi phí phát sinh như:
 Phí demurage (DEM) – chí phí phạt lưu kho container hàng vượt
quá thời gian cho phép của hãng tàu ngoài cảng (bãi).
 Phí detention (DET) – chi phí phạt chiếm dụng vỏ container của
hãng tàu vượt quá thời gian quy định.
 Phí storage – phí phạt lưu kho container tại bãi của cảng quá thời
gian cho phép.
+ Nhận hàng khi hàng hóa có sai xót, khác biệt với bộ chứng từ thì người
nhập khẩu có bằng chứng chứng minh người xuất khẩu không thực hiện
đúng hợp đồng, hay mọi tổn thất, hư hại và mất mát sẽ được bảo hiểm đền
bù, các tranh chấp, giải quyết khiếu nại cũng dựa vào thực tế hàng hóa và
bộ chứng từ.
2.4.3.2. Lấy lệnh giao hàng ( Delivery Order – D/O ) và cược cont.

Ngày 13/07/2019 trước ngày hàng cập cảng Cát Lái là ngày 16/07/2019, công ty
Rohto Mentholaum (Vietnam) Co.,Ltd được hãng tàu gửi thông báo hàng đến
qua email. Những nội dung chính của thông báo hảng đến bao gồm:
+ Số vận đơn: SZY-YI-HCM3376
+ Ngày hàng đến: 16/07/2019
+ Người gửi hàng: Rohto Pharmaceutical Co.,Ltd
+ Địa chỉ: 1-8-1 Tatsuminishi, Ikuno-ku, Osaka, Japan.
+ Người nhận thông báo/người mua hàng: Rohto-Mentholatum (Vietnam)
Co., Ltd
+ Địa chỉ: 16 VIPS Street 5, Vietnam-Singapore Industrial Park Thuan An
Town, Binh Duong Province, Viet Nam.
+ Tến tàu và số chuyến: SPRINTER 1386-027S
+ Cảng dở hàng: CAT LAI, HCMC
+ Số container/size/số seal:
▪ IMTU1005298/40/EMCTFF8598
▪ EITU0299702/20/EMCTFF8298
+ Phí bốc dỡ hàng tại cảng (THC): 6,480,000 VNĐ
+ Phí vệ sinh container: 960,000 VNĐ
+ Phụ phí lấy lệnh D/O: 900,000 VNĐ
+ Phí handling: 342,000 VNĐ
Tiếp nhận thông tin, nhân viên giao nhận của công ty TNHH TMDV Tân Minh
Trí đến công ty Dragon Logistics Co.,Ltd trình các chứng từ sau để lấy lệnh giao
hàng:
+ Thông báo ngày hàng đến.
+ Vận đơn đường biển – 01 bản gốc có ký hậu.
+ Giấy giới thiệu của doanh nghiệp.
+ Giấy chứng minh nhân dân của nhân viên giao nhận.
- Lệnh giao hàng là một chứng từ quan trọng để khi doanh nghiệp xuất trình thì
cảng giao hàng nên cần xem xét các thông tin trên có khớp với B/L không, nếu
có phát hiện sai xót thì yêu cầu hãng tàu chỉnh sửa, điều chỉnh xong thì hãng tàu
sẽ đóng dấu “CORRECTION” vào chỗ đã sửa. Nếu có sai xót trên D/O, hãng tàu
không đồng ý giao hàng, điều đó dẫn đến sự trì hoãn, mất thời gian nhận hàng,
phí lưu kho, lưu bãi,….
- Vì đây là lô hàng container và phương thức giao nhận FCL/FCL nên công ty
chọn một trong hai phương án mang hàng về kho:
+ Mượn container về kho riêng: Nhân viên sẽ điền vào “ giấy mượn
container” theo mẫu có sẳn của hãng tàu và đóng tiền cược tùy theo kích cỡ
container, hãng tàu sẽ đóng dấu “hàng giao thẳng” hay “giao nguyên
container” lên D/O và in “ phiếu yêu cầu hạ container rỗng” thể hiện địa
điểm và thời hạn trả container rỗng sau khi rút hàng. Số tiền cược sẽ được
hoàn trả nếu tình trạng container trả về vẫn tốt hoặc sẽ trừ tiền nếu
container bị hư hỏng để hãng tàu sửa chữa.
+ Rút ruột tại bãi: hàng rút ruột thì trên lệnh giao hàng sẽ đóng dấu “rút
ruột tại bãi”.
- Với lô hàng về y tế như thuốc thì công ty Rohto Mentholaum (Vietnam)
Co.,Ltd nên yêu cầu chọn phương án thứ nhất là mượn container về kho. Theo
quy định của hàng tàu thì không cần cược cont đối với những mặt hàng nhẹ. Khi
hoàn tất các thủ tại hãng tàu, nhân viên giao nhận sẽ đến văn phòng quản lý tàu
tại cảng đưa hóa đơn và 3 bản D/O để ký xác nhận, đóng dấu “ Hàng được giao
thẳng” ( nhưng do bảo mật thông tin của công ty nên bộ chứng từ sẽ không thể
hiện) được cấp 01 giấy hạ container rỗng, văn phòng sẽ lưu 01 bản D/O.
Chú ý:
- Khi đổi lệnh lấy D/O, tùy từng trường hợp sẽ sử dụng vận đơn gốc hay vận đơn
điện. Với vận đơn gốc thì phân thành 2 loại: thanh toán bằng L/C, D/P, D/A thì
phải có ký hậu của ngân hàng còn thanh toán TTR thì cần 1 bản B/L gốc và giấy
giới thiệu. Nếu là vận đơn thì chỉ cần có giấy giới thiệu và thanh toán phí D/O.
- Làm phiếu cược và hạ cont thì tùy từng hãng tàu sẽ có cách thức khác nhau:
hãng tàu Yanming, PAN hay Evegreen 01 phiếu cược, 01 phiếu hạ và 03 phiếu
D/O hay hãng tàu MCC thì phiếu hạ, phiếu mượn container và D/O là 01
phiếu…… Đối với lô hàng nhiều container ví dụ như 20 cont thì chỉ cần sao y
thêm 20 tờ, mỗi tờ hạ cho 01 cont.
- Nếu D/O đã hết hạn lưu container, lưu bãi thì để thông quan và nhận được
hàng, nhân viên giao nhận phải tiến hành ra hạn lệnh (cần đóng thêm phí lưu
container, lưu bãi) sau khi gia hạn xong hãng tàu sẽ đóng con dấu “ gia han đến
ngày…. Tháng…. Năm…..) và có chữ “Paid” lên các bản D/O.

2.4.3.3. Quy trình thủ tục hải quan cho lô hàng tai cảng

Đây là quy trình thực hiện thủ tục hải quan mà hầu hết các doanh nghiệp có thể
tham khảo để hình dung ra các bước cần làm và kiểm soát hàng hóa của mình
đang nẳm trong giai đoạn nào và biết làm gì ở bước tiếp theo.
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình thực hiện thủ tục hải quan hàng nhập khẩu bằng
đường biển của công ty TNHH TMDV Tân Minh Trí.
(Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu 2019)

2.4.3.4. Khai tờ khai hải quan điện tử.

- Công ty TNHH TMDV Tân Minh Trí sử dụng phần mềm ECUSS – VNACCS
để thực hiện nghiệp vụ khai báo hải quan điện tử. Thứ tự bộ chứng từ được sắp
xếp theo trình tự để việc khai báo nhanh, gọn và hạn chế sai xót đến mức thấp
nhất. Thông báo hàng đến, hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, bảng kê
chi tiết, vận đơn đường biển và các chứng từ khác tùy vào từng lô hàng. Nhân
viên bên bộ phận chứng từ sẽ lên nội dung tờ khai điện tử chính xác theo các
thông tin trong bộ chứng từ (xem phụ lục từ hình 01 đến 09) và một số nội dung
cần lưu ý:
Mã loại hình nhập khẩu
- Công ty Rohto Mentholaum Việt Nam nhập khẩu sản phẩm dưỡng da nên nhân
viên sẽ khai mã loại hình là A41 – Nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài. Vì mục “mã loại hình” là chỉ tiêu để cơ quan hải quan có cơ sở đánh
thuế nhập khẩu, mỗi loại hình sẽ được hưởng chế độ ưu đãi hoặc siết chặt về
mức thuế khác nhau.
Mã áp dụng thuế xuất/mức thuế
- Xác định chính xác mã HS của hàng hóa nhập khẩu giúp cho nhân viên chứng
từ áp được đúng mã thuế cho hàng hóa cơ sở cho hải quan tính thuế và để cho
doanh nghiệp ước lượng được trước khoản thuế phải đóng cho Nhà Nước. Tránh
những sai sót khiến cho lô hàng bị chậm trễ gây ảnh hưởng đến uy tín công ty
hay hợp đồng mà khách hàng đã kí kết với đối tác. Lô hàng của công ty Rohto
Mentholaum Việt Nam có mã HS lần lượt là: 33049990 và 33049990 nên lô
hàng thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 10%.
Mã biểu thuế nhập khẩu (xem phụ lục hình 08)
- Nằm trong phần mô tả hàng hóa nhập khẩu, khi nhập mục “mã biểu thuế nhập
khẩu”, nhân viên chứng từ cần có C/O chứng minh xuất xứ của lô hàng và tra
cứu biểu thuế mà lô hàng đó được áp dụng. vì đây là C/O không ưu đãi nên chỉ
có giấy chứng nhận xuất xứ.
Tính thuế nhập khẩu
- Do bộ chứng từ kèm theo giá trên Invoice là FOB và theo nguyên tắc trị giá
tính thuế xuất nhập khẩu là giá thực phải trả và sẽ trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên
tức là giá CIF. Theo điểm g và h điều 13 thông tư 39/2015/TT-BTC thì các
khoản điều chỉnh cộng gồm có F và I. Tỷ giá tính thuế là 209,75 JPY/VND do hệ
thống hải quan tự động cập nhật vào ngày khai báo 12/07/2019.
2.4.3.5. Mở tờ khai hải quan

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo quy định tại điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC, những giấy tờ cần thiết
cho nhân viên giao nhận thực hiện đăng kí hải quan cho lô hàng nhập khẩu này
gồm có:
+ Tờ khai hải quan nhập khẩu có số 102754764820 tại chi cục hải quan khu
công nghiệp Việt Nam-Singapore: 02 bản chính.
+ Hợp đồng ngoại thương: 02 bản sao y.
+ Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản chính
+ Bảng kê chi tiết (Packing List): 01 bản chính
+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading): 01 bản gốc
+ Lệnh giao hàng (Delivery Order): 01 bản chính
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): 01 bản chính
+ Công văn cam kết những mặt hàng không thuộc diện phải khai báo hóa
chất: 01 bản chính
+ Bản phân tích thành phần sản phẩm (Certificate of Analysis): 01 bản sao
y
+ Công việc cần làm tại cảng, nhân viên giao nhận sắp xếp bộ hồ sơ hoàn
chỉnh và nộp vào bộ phận đăng ký nhập khẩu. Hải quan đăng kí sẽ nhập mã
số thuế của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của
doanh nghiệp trên hệ thống có còn nợ thuế, kiểm tra ân hạn thuế và bảo
lãnh thuế.
+ Khi hồ sơ hợp lệ, cán bộ hải quan đăng ký sẽ nhập thông tin trên tờ khai
hải quan, tờ khai trị giá và các thông tin liên quan khác(nếu có) vào hệ
thống máy tính. Sau đó thông tin được tự động xử lý và đưa ra Lệnh hình
thức, mức độ kiểm tra Hải quan.
+ Luồng xanh (miễn kiểm): cơ quan hải quan chấp nhận thông tin khai báo,
doanh nghiệp đã đóng thuế thì hệ thống tự động cấp phép thông quan
(trong thời hạn dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định
thông quan hàng hóa nhập khẩu”.
+ Luồng vàng (kiểm tra chi tiết hồ sơ): nhân viên giao nhận sẽ in các tờ
khai, phụ lục (nếu có) và mang theo bộ chứng từ đã được chuẩn bị trình
cho cán bộ hải quan. Nếu không có vấn đề gì sẽ được thông quan, nếu
chứng chưa đủ thì Hải quan sẽ yêu cầu bổ sung, còn nếu có nghi ngờ về
chứng từ không đúng với thực tế thì họ sẽ tiến hành kiểm tra thực tế lô
hàng của doanh nghiệp.
+ Luồng đỏ (kiểm tra thực tế): cơ quan hải quan kiểm tra bộ chứng từ giấy.
Đồng thời chuyển bộ hồ sơ đến hải quan kiểm hóa để kiểm tra thực tế hàng
hóa trước khi thông quan. Tùy theo tỷ lệ phân kiểm hóa của Lãnh đạo chi
cục mà chủ hàng xuất trình 5%, 10% hay 100% hàng để kiểm tra. Nếu hàng
phù hợp với khai báo thì doanh nghiệp sẽ được thông quan (nhận lại tờ khai
và có thể kèm theo xác nhận kiểm hóa của hải quan). Nếu hàng không đúng
với thực tế khai báo thì cán bộ sẽ tiến hành xử phạt vi phạm (mức xử phạt
tùy theo từng mức độ vi phạm).

- Kết quả lô hàng của công ty Rohto Mentholaum Việt nam được phân luồng
vàng.
- Bộ hồ sơ đầy đủ mà nhân viên giao nhận xuất trình để kiểm tra theo quy
định bao gồm:
+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu: 02 bản chính
+ Chứng từ ghi số thuế phải thu: 01 bản chính
+ Hợp đồng ngoại thương: 01 bản sao y
+ Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản sao y
+ Bảng kê chi tiết (Packing List): 01 bản sao y
+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading): 01 bản gốc
+ Lệnh giao hàng ( Delivery Order): 01 bản chính
+ Giấy xác nhận xuất xứ (Certificate of Origin): 01 bản chính
+ Công văn cam kết những mặt hàng không thuộc diện phải khai báo hóa
chất: 01 bản chính.
+ Bảng phân tích thành phần sản phẩm (Certificate of Analysis): 01 bản
sao y
+ Giấy giới thiệu.
+ Sau đó, cán bộ hải quan sẽ chuyển hồ sơ sang cho bộ phận tính giá, thuế.
Cán bộ kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá tính thuế, kiểm tra mã số, chế độ, chính
sách thuế và tham vấn giá (nếu có) theo quy trình kiểm tra, xác định trị giá
tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành. Nếu
có sai sót, nhân viên giao nhận của công ty TNHH TMDV Tân Minh Trí sẽ
được thông báo để điều chỉnh.
Bước 2: nộp các lệ phí hải quan và in phiều EIR.
Khi việc kiểm tra giá thuế đã hoàn tất, tờ khai sẽ được chuyển qua bộ phận thu lệ
phí hải quan. Nhân viên giao nhận đến cửa của cán bộ thu lệ phí hải quan, đọc số
tờ khai và thực hiện đóng lệ phí 20.000 VNĐ. Khi hoàn tất đóng phí, nhân viên
giao nhận đến cửa “trả tờ khai” đọc số tờ khai để hải quan kiểm tra xem đã có tờ
khai chưa và nhận tờ khai được đóng dấu “Thông quan” tại đây.
Sau đó, nhân viên giao nhận đem 01 bản gốc D/O có dấu “Hàng giao thẳng”, 01
bản sao tờ khai đến phòng thương vụ đóng phí nâng/hạ container, phí lưu kho
(nếu có). Tại đây, phòng thương vụ xuất 04 phiếu EIR liên màu trắng, màu vàng,
màu hồng và màu xanh, nhân viên giao nhận sẽ ký tên cả 04 liên EIR và bộ phận
hàng nhập của phòng thương vụ giữ lại phiếu EIR liên hồng. Nhân viên giao
nhận 03 liên còn lại, cần kiểm tra thông tin: số container, số seal, vị trí container,
thời hạn giá trị của phiếu trước khi rời quầy, nếu có sai xót thì tiến hành chỉnh
sửa ngay.
Bước 3: In mã vạch
Ngày 09/09/2014, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 2629/QĐ-
TCHQ phê duyệt đề án áp dụng mã vạch trong quy trình giám sát hải quan đối
với hàng hóa vận chuyển container tại khu vực cảng biển. Áp dụng mã vạch giúp
giảm khối lượng công việc và thời gian thực hiện của cán bộ Hải quan tại bộ
phận giám sát, từ đó góp phần giảm thời gian thông quan, giảm ùn tắc tại khu
vực giám sát, Đồng thời việc áp dụng mã vạch sẽ nâng cao mức độ chính xác,
tính đầy đủ của dữ liệu cập nhật vào hệ thống. Cung cấp thông tin dữ liệu cho
các khâu quản lý giám sát của cơ quan hải quan như thanh khoản manifest, bảng
kê container ra vào khu vực giám sát.
Khi tờ khai hải quan được thông quan, nhân viên giao nhận công ty TNHH
TMDV Tân Minh Trí in danh sách container thông qua trang wed của Tổng cục
Hải quan tại địa chỉ:
http://www.customs.gov.vn/sitepages/containerbarcodereceiver.aspx
Hình 2.2. In mã vach trên website của tổng cục hải quan.
- Nhập thông tin như sau:
+ Mã doanh nghiệp: 3700239769
+ Số tờ khai: 102754764820
+ Mã hải quan: 43NF
+ Ngày tờ khai: 12/07/2019
- Vào ô “Lấy thông tin” thì hệ thống hiển thị “Danh sách container đủ điều kiện
qua khu vực giám sát hải quan” có các thông tin chủ yếu sau:
+ Số tờ khai hải quan: 102754764820
+ Trạng thái tờ khai: thông quan
+ Số hiệu container:
+ IMTU1005298
+ EITU0299702
- Số seal container:
+ EMCTFF8598
+ EMCTFF8298
- Sau đó, nhân viên giao nhận tiến hành in giấy và đưa cán bộ hải quan bắt đầu
quy trình kiểm tra để được đóng dấu vào ô “Xác nhận của bộ phận giám sát hải
quan”. Công chức văn phòng giám sát sử dụng máy đọc mã vạch kiểm tra lần
lượt từng mã vạch in trên danh sách container, đối chiếu thông tin trên phần
mềm đọc mã vạch.
- Nội dung cần kiểm tra:
+ Kiểm tra số tờ khai, trạng thái tờ khai hải quan (thông quan – được phép
xuất hoặc chưa thông quan – không được phép xuất)
+ Kiểm tra số hiệu container, số lượng container.
Nếu kết quả tra phù hợp thì ký tên, đóng dấu công thức, xác nhận hàng đã
qua khu vực giám sát hải quan trên tờ khai hải quan, còn kết quả kiểm tra
không phù hợp thì từ chối xác nhận hồ sơ thì hàng không được ra khỏi
cảng, từ chối xác nhận trên tờ khai hải quan, báo cáo Lãnh đạo chi cục Hải
quan xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).
Bước 4: Thanh lý cổng.
Khi thực hiện thanh lý cổng, nhân viên giao nhận cần trình bộ hồ sơ sau:
+ 01 tờ khai hải quan đã thông quan
+ 03 phiếu EIR liên trắng, xanh và vàng
+ 01 tờ giấy in mã vạch container
- Hải quan giám sát cổng sẽ đối chiếu các thông tin, xem xét có đúng với thực tế
không để quyết định cho xe ra khỏi cổng. Tại đây, cán bộ hải quan giữ 01 phiếu
EIR liên trắng và hoàn trả các giấy tờ còn lại cho nhân viên giao nhận. Container
được đưa lên xe đầu kéo và cần nộp lại 01 phiếu EIR liên xanh cho bảo vệ giữ
cổng để container có thể ra khỏi cảng.

2.4.3.6. Giao hàng cho công ty khách hàng

- Sau khi thanh lí cổng, nhân viên giao nhận lập “Biên bản bàn giao” và giao cho
xe kéo container các chứng từ: 01 phiếu EIR liên vàng, giấy yêu cầu hạ rỗng và
biên bản bàn giao xe kéo container căn cứ trên những chứng từ này, tổ chức việc
kéo container ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng của công ty Rohto
Mentholaum Việt Nam để giao: khi con đã được hạ xuống và rút hàng xong tại
kho của công ty khách hàng, tài xế sẽ yêu cầu khách hàng kí vào “Biên bản bàn
giao”.
- Trước đó, nhân viên giao nhận phải kiểm tra hiện trạng và seal container của lô
hàng: nóc, tai kẹp chì, khung, cửa,…… để đánh giá sơ bộ tình trạng hàng hóa có
còn nguyên hay không. Việc này rất cần thiết vì tình trạng container sẽ được ghi
chwsp lại để đối chiếu với lúc công ty trả container về bãi cho hãng tàu, phát
hiện sự sai xót khác sẽ tiến hành thẩm định và đưa ra mức phạt, còn nếu
container đã có hư hỏng trước đó khi nhân viên giao nhận nhận hàng thì cần
chụp hình làm minh chứng để chứng minh cho hãng tàu để tránh tranh chấp về
sau.
- Nếu seal còn nguyên và không phát hiện hay nghi ngờ hư hỏng, tổn thất, nhân
viên giao nhận tiến hành giao nguyên container (đối với hàng nguyên container)
hay nguyên đai nguyên kiện (đối với hàng lẻ). Nếu có nghi ngờ tổn thất, hư
hỏng, nhân viên giao nhận sẽ liên lạc với khách hàng để có hướng giải quyết.
Đối với những trường hợp hư hỏng, tổn thất nặng nề, khách hàng sẽ mời bảo
hiểm đến kiểm tra và đánh giá mức độ hư hại, sau đó nhân viên giao nhận sẽ tiến
hành các công việc theo chỉ dẫn của khách hàng. Đối với những lô hàng lớn, vận
chuyển đường dài không thể tránh khỏi được những rủi ro phát sinh làm ảnh
hưởng đến hàng hóa. Vì thế, sau khi kiểm tra, nhân viên nên báo cáo kịp thời cho
khách hàng để giải quyết.

2.4.4. Quyết toán và hoàn trả hồ sơ cho khách hàng.

- Sau khi hoàn tất thủ tục nghiệp vụ giao nhận hàng và giao hàng xong, nhân
viên giao nhận làm “Bản quyết toán” kèm theo vào bộ chứng từ của lô hàng
gồm: bộ hồ sơ hải quan, các hóa đơn, biên lai các chi phí phát sinh chuyển qua
phòng kế toán và giám đốc để kiểm tra và thanh toán với khách hàng bằng việc
lập “Giấy đề nghị thanh toán” để chuyển đến khách hàng.
- Khi đã kiểm tra xong thì nhân viên giao nhận sao y lại các chứng từ để lưu vào
hồ sơ lưu trữ của công ty, nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra mã số hàng hóa,
thuế suất, tờ khai với các mặt hàng tương tự về sau.
- Các chứng từ sao lưu bao gồm:
+ Tờ khai hải quan
+ Lệnh giao hàng
+ Hóa đơn thương mại
+ Bảng kê chi tiết
+ Vận đơn đường biển
+ Phụ lục tờ khai
+ Các hóa đơn liên quan đến lô hàng
+ Các bảng bàn giao hàng hóa
2.5. Đặc điểm thị trường Việt Nam đối với hoạt động kinh động kinh doanh
dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container của công ty
TNHH TM&DV Tư Tân Minh Trí.
2.5.1. Giới thiệu chung về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam

2.5.1.1. Tình hình kinh tế

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 10/2019 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của
cả nước trong 10 tháng/2019 đạt 428,63 tỷ USD, tăng 8%, tương ứng tăng 31,7 tỷ
USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) đạt 271,13 tỷ USD, tăng 4,3% (tương ứng tăng 11,22 tỷ USD); trị giá
xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 157,5 tỷ USD, tăng 14,9%
(tương ứng tăng 20,48 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Trong kỳ 2 tháng 10 năm 2019, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,53 tỷ USD
đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của của Việt Nam trong 10 tháng/2019 lên
9,01 tỷ USD.

Về xuất khẩu:

Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 10 năm 2019 đạt
13,13 tỷ USD, tăng 27,3% (tương ứng tăng 2,82 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1
tháng 10/2019.

Trị giá xuất khẩu kỳ 2 tháng 10/2019 biến động tăng so với kỳ 1 tháng 10/2019 ở một
số nhóm hàng sau: điện thoại các loại và linh kiện tăng 595triệu USD, tương ứng tăng
26,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 496 triệu USD, tương ứng tăng
34,5%; giày dép tăng 264 triệu USD, tương ứng tăng 41,7%; máy móc, thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng tăng 232 triệu USD, tương ứng tăng 31,6%...
Như vậy, tính đến hết tháng 10 năm 2019, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt
218,82 tỷ USD, tăng 8,3% tương ứng tăng 16,7 tỷ USD so với 10 tháng/2018.

Biểu đồ 2.4: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 10 tháng/2019 so với cùng
kỳ năm 2018

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 10/2019
đạt 8,9 tỷ USD, tăng 27,7%, tương ứng tăng 1,93 tỷ USD so với kỳ 1 tháng 10/2019,
qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 10 tháng năm 2019 của nhóm các
doanh nghiệp này lên 149,83 tỷ USD, tăng 4,8% (tương ứng tăng 6,93 tỷ USD) so với
cùng kỳ năm trước, chiếm 68,5% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Về nhập khẩu:

Tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 10/2019 đạt 11,61 tỷ
USD, tăng 8,6% (tương ứng tăng 923 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực
hiện trong nửa đầu tháng 10/2019.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 10/2019 tăng so với kỳ 1 tháng 10/2019
chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 253
triệu USD, tương ứng tăng 17,4%; xăng dầu các loại tăng 250 triệu USD, tương ứng
tăng 130,6%;%; than các loại tăng 115 triệu USD, tương ứng tăng 110,4%; ngô tăng
91 triệu USD, tương ứng tăng 104%...

Như vậy, tính đến hết tháng 10/2019, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 209,81 tỷ
USD, tăng 7,7% (tương ứng tăng 15 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Biểu đồ 2.5: Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong 10 tháng/2019 so
với cùng kỳ năm 2018

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 6,32 tỷ USD,
tăng 3,6% (tương ứng tăng 219 triệu USD) so với kỳ 1 tháng 10/2019, qua đó nâng
tổng trị giá nhập khẩu trong 10 tháng năm 2019 của nhóm các doanh nghiệp này lên
121,30 tỷ USD, tăng 3,7% (tương ứng tăng 4,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018,
chiếm 57,8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.39

2.5.1.2. Tình hình chính trị, xã hội.

Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984
người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là
48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân
thứ 15 trên thế giới, tụt 2 bậc so với cách đây 10 năm, và đứng thứ 3 trong khu vực
Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines).Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam
năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249
người, chiếm 65,6%. Từ năm 2009 đến nay, tỉ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8
điểm phần trăm40

Tình hình lao động, việc làm cả nước trong 9 tháng năm 2019 có nhiều chuyển biến
tích cực, số người có việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm dần.
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ, chất lượng lao động ngày một nâng cao, thu nhập của người lao động có xu hướng
tăng dần.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý III/2019 ước tính là 55,7
triệu người, tăng 211,7 nghìn người so với quý trước và tăng 263,8 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước, trong đó: Lao động nam 29,1 triệu người, chiếm 52,2% tổng
số và lao động nữ 26,6 triệu người, chiếm 47,8%. Xét theo khu vực, lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 18,6 triệu người, chiếm 33,4%; khu vực
nông thôn là 37,1 triệu người, chiếm 66,6%. Tính chung 9 tháng năm 2019, lực lượng
lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,5 triệu người, tăng 310,9 nghìn người so với cùng kỳ

39
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/Default.aspx
40
http://tongdieutradanso.vn/cong-bo-ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-2019.html
năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 9 tháng năm 2019 ước tính đạt 76,3%,
giảm 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý III/2019 ước tính là 49,1 triệu
người, tăng 217,8 nghìn người so với quý trước và tăng 377,5 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước, trong đó: Lao động nam 26,7 triệu người, chiếm 54,4% tổng số
và lao động nữ 22,4 triệu người, chiếm 45,6%; khu vực thành thị 17 triệu người,
chiếm 34,7% và khu vực nông thôn là 32,1 triệu người, chiếm 65,3%. Tính chung 9
tháng năm 2019, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 48,9 triệu người, tăng
425,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III/2019 ước tính là 54,6 triệu
người, bao gồm 18,8 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản, chiếm 34,4% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 16,3 triệu người, chiếm
29,9%; khu vực dịch vụ 19,5 triệu người, chiếm 35,7%. Tính chung 9 tháng năm nay,
lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 54,4 triệu người, bao gồm 19,1 triệu
người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 35% tổng số
(giảm 3,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước); khu vực công nghiệp và xây
dựng 15,9 triệu người, chiếm 29,2% (tăng 2,6 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,4
triệu người, chiếm 35,8% (tăng 0,6 điểm phần trăm).
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước quý III/2019 ước tính là 1,99% (quý I là 2,00%;
quý II là 1,98%). Tính chung 9 tháng năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp chung là 1,99%,
trong đó khu vực thành thị là 2,94%; khu vực nông thôn là 1,52%[29]. Tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trong độ tuổi quý III/2019 là 2,17% (quý I là 2,17%; quý II là
2,16%). Tính chung 9 tháng năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là
2,16%, trong đó khu vực thành thị là 3,11%; khu vực nông thôn là 1,66%[30]. Tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 9 tháng năm 2019 ước tính là 6,43%, trong
đó khu vực thành thị là 10,63%; khu vực nông thôn là 4,69%.
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương 9 tháng năm 2019
của nhóm “Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị” là 11,2 triệu
đồng/tháng, tăng 1,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; nhóm “Nhà chuyên môn
kỹ thuật bậc cao” là 9,2 triệu đồng/tháng, tăng 1 triệu đồng; nhóm “Lao động giản
đơn” là 4,8 triệu đồng/tháng, tăng 713 nghìn đồng.
Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương 9 tháng năm 2019
của lao động có trình độ trên đại học trở lên là 9,3 triệu đồng/tháng, tăng gần 1,1 triệu
đồng so với cùng kỳ năm trước; lao động chưa học xong tiểu học là 5 triệu
đồng/tháng; lao động chưa từng đi học là 4,2 triệu/tháng.
Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội
Đời sống dân cư 9 tháng năm 2019 nhìn chung được cải thiện, đặc biệt là ở khu vực
nông thôn. Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động
tích cực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Hệ thống cơ sở vật chất
văn hóa, trường học được đầu tư xây dựng mới, cải tạo đạt chuẩn, các chương trình hỗ
trợ giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp, chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ
nghèo, cận nghèo… giúp người nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Tính
đến cuối tháng 9/2019, cả nước có 4.458 xã (đạt 50%) và 76 huyện được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới (hoàn thành mục tiêu sớm hơn 1 năm so với Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đề ra là có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông
thôn mới vào năm 2020).
Thiếu đói trong nông dân giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng Chín,
cả nước chỉ có 5 địa phương phát sinh thiếu đói với 0,7 nghìn hộ thiếu đói,
giảm 52% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 3,2 nghìn nhân khẩu thiếu đói,
giảm 44,3%. Tính chung 9 tháng năm 2019, cả nước có 67,5 nghìn lượt hộ thiếu
đói, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 273,2 nghìn lượt nhân khẩu
thiếu đói, giảm 32%. Thiếu đói trong 9 tháng năm nay xảy ra chủ yếu ở các tỉnh Lai
Châu, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai và Đắk Lắk. Để
khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung
ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 3,9 nghìn tấn lương thực.41
2.5.1.3. Đặc điểm thị hiếu sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển
của ngành logistics tại Việt Nam ở Việt Nam có khoảng những năm gần đây đạt
khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Tham gia thị trường
41
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19363
logistics gồm khoảng 3.000 DN trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng
đầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức.Dự báo, đến hết năm 2020, kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt mức 300 tỷ USD, hàng container qua hệ thống
cảng biển Việt Nam đạt 67,7 triệu TEU, do vậy, tiềm năng phát triển dịch vụ logistics
Việt Nam là rất lớn. Trong tương lai không xa, dịch vụ cung cấp logistics sẽ trở thành
ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% GDP của cả nước.42
chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ là trong quan hệ thương mại quốc tế, phần
lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB,
FCA trong incoterms (nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng qua lan can tàu tại cảng
bốc hàng theo qui định là hết trách nhiệm). Như vậy quyền định đoạt về vận tải đều do
người mua chỉ định và dĩ nhiên người mua sẽ chỉ định một công ty nước họ để thực
hiện điều này. Và các công ty logisitics của Việt Nam sẽ là người ngoài cuộc. Bất cập
này không phải dễ dàng giải quyết vì phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam đều
gia công hoặc xuất hàng cho những khách hàng lớn - người mà đã có những hợp đồng
dài hạn và toàn cầu với các công ty logisitics . Đơn cử như hàng giày Nike –đây là
công ty có rất nhiều hợp đồng làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng riêng về
khâu vận tải và logisitics thì các doanh nghiệp ViệtNam không thể tham gia vào trong
quá trình thương thảo. Rõ ràng một ông lớn như Nike thì viêc ký được hợp đồng gia
công với họ đã là quá tốt với các doanh nghiệp gia dày của Việt Nam rồi chứ đừng nói
đến việc đàm phán về vận tải và logisitics. Trên thực tế Nike đang sử dụng hai công ty
là Maersk Logisitics và APL Logisitics cung cấp dịch vụ logisitics cho mình. Nhưng
đối các nhà nhập khẩu của Việt Nam thì sao? nếu nhìn vào cán cân thương mại quốc
tế của Việt Nam thì chúng ta thấy rõ là Việt Nam luôn nhập siêu. Và đây chính là thị
trường khá tốt cho các công ty logisitics của ViệtNam. Trên thực tế thì mảng nhập
khẩu cũng là thế mạnh của các công ty Việt Nam. Nếu như trước đây các nhà nhập
khẩu của Việt Nam chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF , CIP ( nghĩa là người bán
quyết định người chuyên chở) thì này các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam đang
chuyển dần sang hình thức mua FOB. Điều này tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp
logisitics Việt Nam khai thác. Tuy nhiên một phần khá lớn trong miếng bánh này vẫn

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-nganh-dich-vu-logistics-tai-viet-
42

nam-306129.html
nằm trong tay các hãng logisitics nước ngoài do có nhiều doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà họ cũng chính là người nhập khẩu hàng nhiều nhất.
Hơn thế nữa phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa có nhiều ý thức trong
việc đầu tư vào quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng. điều này thấy rõ ở chỗ các doanh
nghiệp Việt Nam hầu hết không có phòng quản lý logisitics hoặc chuỗi cung ứng. Mà
phòng này thường được hiểu là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này tạo ra rào
cản đối với các doanh nghiệp logisitics Việt Nam trong việc chào các dịch vụ
logisitics giá trị gia tăng.43

2.5.1.4. Tình hình cung - cầu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
đường biển Việt Nam.

Cục Hàng hải VN cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, khối lượng hàng hóa thông qua
cảng biển đạt 308.777.000 tấn, trong đó, lượng hàng hóa container đạt hơn 9,1 triệu
Teus, tăng lần lượt 13% và 3% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là con số sản lượng cao
kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.rong đó, các khu vực cảng biển có khối lượng hàng
hóa thông qua tăng cao nhất so với cả nước là: Thanh Hóa (tăng 86%) chủ yếu là hàng
lỏng phục vụ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn; Quảng Nam (tăng 78%). Ngoài ra, một số
khu vực cảng biển Hà Tĩnh, Bình Thuận cũng đạt mức tăng từ 58 – 62%.

Tính riêng tháng 6/2019, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt hơn 51,46 triệu
tấn 15% so với cùng kỳ năm trước. Lượng hàng container đạt hơn 1,5 triệu Teus.

Dù sản lượng hàng qua cảng vẫn ghi nhận sự tăng trưởng, song theo đại diện Cục
Hàng hải VN, mức tăng của hàng hóa thông qua cảng biển những tháng đầu năm 2019
có xu hướng tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm 2018.

“Đặc biệt, lượng hàng container qua cảng biển chỉ tăng 3% trong 6 tháng đầu năm là
do sự sụt giảm mạnh lượng hàng thông qua ở một số khu vực như: khu vực Mỹ Tho
giảm 55% (từ 3.802 Teus còn 1.722 Teus), khu vực Quảng Ninh giảm 47% (từ hơn

43
https://www.facebook.com/notes/c%C3%B4%CC%A3ng-%C4%91%C3%B4%CC%80ng-
logistics-vi%C3%AA%CC%A3t-nam/gi%E1%BA%A3i-ph%E1%BA%ABu-th%E1%BB
%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-logistics-vi%E1%BB%87t-nam-m%E1%BB%91i-l
%E1%BB%A3i-h%C3%A0ng-t%E1%BB%B7-%C4%91%C3%B4-la-%C4%91ang-c
%C3%B2n-b%E1%BB%8F-ng%E1%BB%8F-/469063433144136/
74.264 Teus còn 39.175 Teus)”, đại diện Cục Hàng hải cho
hay.http://www.ptscdinhvu.com.vn/bv-313-6-thang--san-luong-hang-hoa-thong-qua-cang-
bien-tang-13-.htm#.XdDhJFUzbIU

Phần lớn là số lượng hàng háo xuất nhập khẩu rơi vài tay accs doanh nghiệp giao nhận
nước ngoài, là do các nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân khác chính là do thói quen bán theo điều kiện FOB và mua
theo điều kiện CIF của các DN XNK ở Việt Nam, thói quen này khiến cho các DN
XNK ở VN không thể chủ động lựa chọn công ty giao nhận hàng hóa cho chính
mình, vì chiếu theo điều kiện FOB và CIF, chỉ có công ty đối tác mới có quyền chỉ
định công ty giao nhận (DN XNK ở VN vẫn có quyền chỉ định hàng của mình sẽ đi
theo tuyến tàu nào, nhưng đa số các chủ hàng do thiếu kiến thức về XNK nên đều
không quan tâm đến điểm này). Con số hơn 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
nước ta đều do các hãng tàu nước ngoài vận chuyển, phần lớn là do thói quen mua
hàng theo điều kiện CIF của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi các doanh
nghiệp nước ngoài bao giờ họ cũng chọn các hãng tàu và các đơn vị bảo hiểm nước
ngoài để vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa, điều đó khiến cho các DNVN phụ
thuộc khá nhiều vào đại lý của mình ở nước ngoài và làm giảm đáng kể thị phần
giao nhận của các DN giao nhận VN

- Các doanh nghiệp giao nhận cũng như doanh nghiệp logistics của VN hiện
nay phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế họ chỉ đủ tài chính để cung cấp
1 trong các dịch vụ như tư vấn, làm thủ tục hải quan, thuê tàu để vận chuyển hàng
hóa…., ít có DN giao nhận nào của VN đủ sức làm tất cả các khâu quy trình để giúp
thông quan và vận chuyển hàng hóa. Hơn thế nữa, chất lượng dịch vụ giao nhận tại
VN nhìn chung là chưa cao nhưng giá cước lại có phần lớn hơn các DN nước ngoài,
vì thế thiếu đi sức cạnh tranh .
- Hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, ngành giao nhận cũng như
logistics cũng từ đó mà phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, phần lớn các DN giao
nhận VN có trình độ cũng như kiến thức về ngành giao nhận khá thấp, thậm chí họ
còn ít khi cập nhật các công nghệ cũng như kiến thức, luật pháp mới của ngành giao
nhận
Về phía các hãng tàu tại VN, họ cũng đang gặp phải khó khăn khi mà hàng
hóa ngoại thương ra vào VN, chủ yếu đều sử dụng tàu từ các hãng tàu nước ngoài.
Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân, và đây là những vấn đề đã tồn đọng từ rất
lâu, hiện các hãng tàu của VN vẫn chưa giải quyết được:
- Thứ nhất, giá cước dịch vụ cao hơn các hãng tàu nước ngoài trong khi chất
lượng đội tàu tại VN khá thấp và gần như bỏ bê việc nâng cao chất lượng dịch vụ.
Phần lớn các hãng này sở hữu 1 đội tàu già cỗi, không được nâng cấp trong thời
gian dài và nắm bắt kém nhu cầu vận tải của thị trường, điều đó dẫn đến năng lực
cạnh tranh yếu kém so với các hãng tàu nước ngoài. Một nguyên nhân ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng giành quyền vận tải của đội tàu trong nước là do các hãng
tàu nước ngoài thường có mức hoa hồng cao hơn cho cái đại lý giao nhận, điều mà
các DN vận tải biển không thể chi trả nổi.

Thứ hai, việc Nhà nước ta cho phép các công ty liên doanh sản xuất đầu tư
khép kín từ sản xuất kinh doanh cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải, đã làm cho cạnh
tranh trong vận tải biển trở nên phức tạp hơn nhiều. Chính sách bảo hộ ngành đóng
tàu trong nước thông qua việc áp dụng thuế nhập khẩu, thuế VAT nhập khẩu tàu
biển từ nước ngoài cũng khiến cho các đội tàu VN khó khăn hơn trong việc đầu tư,
nâng cấp các tàu lớn. Vì vậy, các DN vận tải biển bị suy giảm đáng kể khả năng
cạnh tranh và khả năng đáp ứng yêu cầu vận chuyển từ chủ hàng.
- Thứ ba, các hãng tàu nước ngoài có tiềm lực, uy tín và kinh nghiệm, vì thế
việc mở rộng các tuyến khai thác thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều so với hãng tàu
VN. Trong khi đó, hãng tàu VN gặp khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất thiết bị,
tàu, thủy thủ, vì thế mà không có nhiều cơ hội để mở rộng và lựa chọn tuyến khai
thác thuận lợi. Chưa kể, năng lực quản lý yếu kém, thiếu vốn hoặc không chịu đầu
tư nâng cấp về cơ sở vật chất đã khiến cho đội tàu VN gần như bị xếp xó và không
được sử dụng đến.

2.5.2. Các quy định pháp lý đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
nguyên container bằng đường biển.
2.5.2.1. Quy định của Việt Nam
Để hội nhập quốc tế trong thời kỳ công nghiệp và thời đầu kinh tế tri thức, hệ
thống luật pháp pháp VN liên quan tới logistics đã được hình thành. Luật Thương mại
năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997, trong đó dịch vụ logistics được thay cho
dịch vụ giao nhận. Năm 2005, Bộ Luật Hàng hải sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 1990, đã
đưa luật hàng hải VN phù hợp dần với luật quốc tế. Đồng thời với luật hàng hải các
luật hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, luật hải quan, luật các tổ
chức tín dụng, luật bảo hiểm… cũng ra đời. Năm 2006, VN chính thức công nhận
Công ước tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển (FAL-65). Nghị định
140/2007 ngày 5.9.2007 điều chỉnh hoạt động logistics và Nghị định 87/2009/NĐ-CP
ngày 29.10.2009 về vận tải đa phương thức… là cơ sở pháp lý rất quan trọng tác động
tới kinh doanh dịch vụ Logistics tại VN.

Ngày 30/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy
định về kinh doanh dịch vụ logistics (có hiệu lực từ ngày 20/02/2018), thay thế Nghị
định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics.

Việc ban hành Nghị định này đã bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa
các cam kết quốc tế về logistics như đề ra trong Kế hoạch hành động nâng cao năng
lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025. Đây là bước tiến mới
trong việc cải cách thể chế liên quan đến ngành Dịch vụ logistics cũng như có các quy
định cụ thể về đầu tư phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam.

Ngày 06/07/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 27/2018/QĐ-


TTg ban hành Hệ thống ngành Kinh tế Việt Nam và đây là lần đầu tiên Việt Nam có
mã ngành logistics riêng (Mã 52292: Logistics). Ngày 18/07/2018, Thủ tướng Chính
phủ ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm
giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông… Chính phủ đã
thể hiện rõ cam kết hỗ trợ, kiến tạo môi trường thuận lợi, để nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.44

2.5.2.2. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ logistics đối với WTO
Theo phân loại các ngành/phân ngành dịch vụ của WTO thì không có khái
niệm dịch vụ logistics. Các hoạt động logistics cụ thể thực tế nằm trong các phân
ngành dịch vụ hỗ trợ vận tải, thuộc ngành dịch vụ vận tải. Gia nhập WTO, liên quan
dịch vụ logistics, Việt Nam đã cam kết mở cửa các phân ngành sau:
- Dịch vụ xếp dỡ công ten nơ: Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam,
muốn đầu tư để cung cấp dịch vụ xếp dỡ công ten nơ tại Việt Nam, các nhà đầu tư
nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam và bị ràng buộc bởi các
hạn chế sau:
 Hạn chế về tỷ lệ vốn góp: trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía
nước ngoài không vượt quá 50%

Hạn chế về hoạt động: Việt Nam có thể không cho phép các liên
doanh này cung cấp dịch vụ xếp dỡ công ten nơ tại các sân ba
- Dịch vụ thông quan

 Muốn cung cấp dịch vụ thông quan, các nhà đầu tư nước ngoài phải
thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam. Trong liên doanh, tỷ lệ vốn
góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%.
 Kể từ ngày 11/1/2012, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên
doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước
ngoài trong liên doanh.
- Dịch vụ kho bãi:
 Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, để đầu tư cung cấp dịch
vụ kho bãi công ten nơ (bao gồm dịch vụ lưu kho công-ten-nơ, nhằm
chất hàng vào/dỡ hàng ra, sửa chữa và chuẩn bị công-ten-nơ sẵn sàng
cho việc gửi hàng), các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-nganh-dich-vu-logistics-tai-viet-
44

nam-306129.html
doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước
ngoài không vượt quá 51%;
 Kể từ ngày 11/1/2014, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên
doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước
ngoài trong liên doanh hoặc lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa:
 Theo cam kết, nhà đầu tư nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ đại lý
vận tải hàng hóa ở Việt Nam phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt
Nam. Trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không
vượt quá 51%;
 Kể từ ngày 11/1/2014, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên
doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước
ngoài trong liên doanh hoặc lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng (bao gồm các hoạt động sau:
kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ
lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận hàng; dịch vụ
chuẩn bị chứng từ vận tải).
Ngoài ra các nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể tham gia cung
cấp các dịch vụ sau ở Việt Nam (thay mặt chủ hàng):
- Kiểm tra vận đơn
- Môi giới vận tải hàng hóa
- Giám định hàng hóa
- Lấy mẫu và xác định trọng lượng
- Nhận và chấp nhận hàng
- Chuẩn bị chứng từ vận tải
Muốn cung cấp các dịch vụ này, các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên
doanh với đối tác Việt Nam. Trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài
không vượt quá 49%. Kể từ ngày 11/1/2010, hạn chế vốn nước ngoài trong liên
doanh sẽ là 51%. Kể từ ngày 11/1/2014, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên
doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước ngoài trong
liên doanh.
Ngoài các cam kết với WTO ra, Việt Nam còn có 1 số cam kết điều ước quốc
tế về dịch vụ logistics, cụ thể là: Công ước quốc tế về vận tải đơn năm 1924 tại
Brussel, Nghị định thư sửa đổi năm 1968, công ước vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển năm 1978… Liên quan tới vận tải hàng không, Công ước thống nhất
vận chuyển năm 1929, Nghị định thư 1955, Công ước Vacsava 1975, Montreal
(Canada). Năm 1980 có công ước quốc tế vận tải đa phương thức 1980, Công ước
thống nhất thủ tục hải quan tại Kyoto (Nhật) năm 1973. Hầu hết các công ước quốc
tế như vậy được hình thành từ các nước có kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,
Nhật… các thành viên khác chấp thuận. Có thể nói, các công ước quốc tế cũng như
các tập quán thương mại quốc tế được hình thành chủ yếu từ các nước phát triển, đó
là luật chơi dẫn dắt toàn cầu.
Khi VN là thành viên của 10 nước ASEAN, dịch vụ logistics còn chịu tác
động của các thỏa thuận tại khu vực như: Hiệp định vận tải qua biên giới (GMS)
1999; Tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (1968); Hiệp định khung vận tải đa
phương thức ASEAN 2005. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics thời kỳ
công nghiệp cũng phải thực hiện các tập quán quốc tế, chẳng hạn, điều kiện giao
nhận hàng (INCOTERMS); Quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ; Bảo hiểm hàng
hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận…
2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container của công ty TNHH TM&DV
Tân Minh Trí.
2.6.1. Nhân tố bên ngoài
2.6.1.1. Môi trường kinh tế- chính trị- pháp luât

Hệ thống luật pháp nước ta đang từng bước hoàn thiện theo hướng hội nhập
quốc tế, hệ thống cảng biển bắt đầu được nhìn nhận dài hơn thông qua quy hoạch tại
Quyết định 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn
2030. Tuy nhiên đến nay, cả hệ thống quy hoạch và hệ thống luật pháp đã bộc lộ nhiều
hạn chế: Thiếu đồng bộ giữa xây dựng cảng và khai thác cảng, thiếu đồng bộ các loại
hình vận tải: Sắt, sông, biển, bộ… Chẳng hạn, xe kéo container Hyndai 3 cầu có thể
kéo tải trọng cho phép tới 45-48 tấn, nhưng cầu đường bộ chỉ cho phép tới 3o tấn…
Trong hệ thống cảng chưa hình thành cảng có cầu nước sâu tới 22m theo chuẩn độ sâu
cho tàu container loại 15-18.000 TEU… Hệ thống thông tin bảo đảm quản lý
container mọi nơi, mọi lúc chưa được thực hiện trên hệ thống mạng của quốc gia…
Tóm lại, dịch vụ logistics VN(giao nhận ) là loại kinh doanh thời kỳ tri thức, trong đó
yếu tố thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhưng lại đang chịu sự tác động
nặng nề của các quy luật kinh tế, luật pháp thời kỳ “nông nghiệp” và “tiền công
nghiệp”. Chính vì thế, dịch vụ logistics tại VN đang có cơ hội phát triển mạnh nhưng
cũng gặp phải thách thức rất gay go, đòi hỏi các doanh nghiệp và Chính phủ phải có
những giải pháp thích hợp mới trong hệ thống luật pháp tạo điều kiện tốt hơn để dịch
vụ logistics tại VN mang lại hiệu quả kinh tế lớn và bền vững cho đất nước.45

2.6.1.2. Môi trường thời tiết

Thời tiết luôn luôn biến động, đặc biệt thời tiết trên biển biến đổi phức tạp hơn. Mặc
dù hiện nay, con người luôn nổ lực dự báo về sự thay đổi của thời tiết trong tương lai,
thế nhưng vẫn không thể nào đoán chính xác những biến đổi bất thường của thời tiết.

Những tác động của thời tiết đến vận chuyển đường biển:

Làm thay đổi, trì hoãn lịch trình vận chuyển

Thời tiết là một trong những yếu tố đầu tiên có tác động lớn đối với quá trình vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển. Theo thống kê, mỗi năm có hơn 35% con số tàu
biển bị trì hoãn vì thời tiết xấu.

Khi gặp bão to, sóng thần, lũ lụt thì các đơn vị vận tải sẽ trì hoãn chuyến đi để đảm
bảo an toàn cho tính mạng con người và hàng hóa. Nhất là vào khoảng mùa Đông, rơi
vào tháng 9, 10 dương lịch, thời tiết bắt đầu có mưa, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh
khiến cho thời tiết trên biển diễn ra phức tạp hơn.

Chính vì điều này, các đơn vị vận chuyển hàng hóa đã gặp không ít khó khăn trong
việc khởi hành các chuyến tàu, làm cho mặt hàng không đến người nhận đúng thời
gian. Càng không ít trường hợp, tàu đã sẵn sàng cho việc lên đường hoặc đang đi một
đoạn cũng phải quay lại vào bờ khi tình hình thời tiết không khả quan.
http://vlr.vn/luat-chinh-sach/he-thong-luat-phap-tac-dong-den-dich-vu-logistics-viet-nam-
45

1442.vlr
Gây tai nạn cho tàu vận chuyển

Nếu đường xá và mật độ giao thông là yếu tố thường gây tai nạn cho ngành vận
chuyển đường bộ, hay động cơ, máy móc khiến vận chuyển đường sắt gặp tai nạn
đáng tiết thì thời tiết là một trong những yếu tố tác động lớn trong ngành vận chuyển
đường biển.

Mỗi khi có áp thấp, bão biển hay biển động, tàu thuyền sẽ được thông báo neo đậu
vào khơi để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, không ít trường hợp với lý do liên lạc bị gián
đoạn, vị trí trên biển cách xa bờ, hoặc do chủ quan mà tàu thuyền vận chuyển không
thể cập bến đúng lúc, gây ra tình trạng tai nạn cho tàu biển.

Tai nạn tàu biển là điều đáng tiết nhất và gây hậu quả nặng nề nhất đến cả người và
hàng hóa. Trong những trường hợp may mắn, nhờ các thuyền trưởng tài ba, tàu thuyền
được đảm bảo an toàn. Nghiêm trọng hơn, đơn vị vận chuyển có thể bị thiệt hải cả con
người và hàng hóa, ảnh hưởng đến chủ hàng và việc kinh doanh ít nhất của 3 doanh
nghiệp cho một chuyến hàng.

Ảnh hưởng đến việc bảo quản hàng hóa

Trong tình huống phải trì hoãn lịch trình, có thể gây hư hỏng đối với một số hàng hóa
thực phẩm như hàng đông lạnh. Thậm chí, nếu không may gặp bão to, sóng lớn trên
đường vận chuyển còn có thể khiến toàn bộ hàng hóa có nguy cơ nằm dưới đáy đại
dương.46

2.6.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA),Tham gia thị trường
logistics gồm khoảng 3.000 DN trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng
đầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức. Hơn nữa, các công ty đối thủ lớn, hoạt
đông mạnh mẽ trong ngành như Công ty cổ phần Logistics VINALINK, Công ty
TNHH tiếp vận quốc tế GORDWELL, Công ty TNHH Thương mại – Giao nhận Việt
Á (VAL),.... Bên cạnh đó cũng có các công ty hoạt động, song song với công ty như
Công ty TNHH Tiếp vận Tân Nguyên, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ

http://vantaiduongbien.com.vn/tac-dong-cua-thoi-tiet-den-van-chuyen-duong-bien-300-
46

26.html
Tiến Phát,..... Đặc biệt khi các doanh nghiệp logistics có vốn đầu tư nước ngoài đang ồ
ạt đổ vào thị trường Việt Nam, tạo sức ép không hề nhỏ cho công ty. Việc đối mặt với
các đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ khiến cho công ty giảm bớt lượng khách
hàng, giảm bớt số lượng hợp đồng,... làm cho doanh thu cũng có khả năng giảm theo..
Ngoài ra, các đối thủ trong nước có quy mô vừa và nhỏ cũng cạnh tranh gây gắt và thi
nhau mổ xẻ miếng bánh này. Đòi hỏi công ty phải có những chính sách và định hướng
rõ ràng để dìu dắt công ty ngày một đi lên.

2.6.1.4. Môi trường khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử vào quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics cần
nhanh chóng thúc đẩy và áp dụng công nghệ thông tin và quá trình hoạt động kinh
doanh của mình, trao đổi thông tin và các dữ liệu điện tử trong thương mại, khai quan
điện tử để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động
cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất
nhập khẩu và hải quan. Nhiều trường hợp người ta cho rằng luồng thông tin là tài sản
quan trọng nhất trong kinh doanh chứ không phải là luồng hàng hoá hay nguyên vật
liệu. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics là không giới hạn, từ việc tìm nguồn nguyên vật liệu, theo dõi luồng vận
chuyển của hàng hoá, đến việc sử dụng các thiết bị vận hành tự động trong các kho
hàng, trong vận chuyển và xếp dỡ hàng hoá. Áp dụng thành tựu của công nghệ thông
tin, trao đổi dữ liệu bằng hệ thống máy vi tính với sự hỗ trợ của mạng lưới thông tin
liên lạc và công nghệ xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng sống còn đối với việc
quản lý cả quá trình hoạt động logistics, đặc biệt là quản lý sự di chuyển của hàng hoá
và các chứng từ. Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử vào
quá trình hoạt động logistics sẽ tiết kiệm được các chi phí, thông tin thông suốt đảm
bảo cho quá trình hoạt động thuận lợi, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

2.6.2. Nhân tố bên trong


2.6.2.1. Nguồn nhân lực và năng lực quản trị

Trình độ học vấn của nhân viên được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bả ng 2.9 Trình độ họ c vấ n củ a nhâ n viên cô ng ty tính đến thờ i điểm hiện tạ i
Đơn vị tính: người
Tốt nghiệp Đại Tốt nghiệp
Trình độ Khác Tổng
học-Cao đẳng trung cấp

Số lượng 11 4 3 18

Tỉ trọng (%) 61.11 22.22 16.67 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Tân Minh
Trí)
Trên đây là trình độ học vấn của nhân viên, tốt nghiệp tại các trường Đại học, Cao
đẳng hoặc Trung cấp các chuyên ngành xuất nhập khẩu hoặc liên quan đến xuất nhập
khẩu, bên cạnh đó công ty cũng tuyển thêm thực tập sinh.
Từ bảng 2.6 cho thấy tỉ lệ tốt nghiệp đại học, cao đẳng cao nhất (chiếm 61.11%),
trong đó có một số là gắn bó với công ty từ những ngày đầu, cũng có một vài người là
tuyển với điều kiện có kinh nghiệm 2 năm và có số ít người là được giữ lại sau khi
thực tập. Như vậy nhìn chung thấy được nhân viên công ty có kinh nghiệm tương đối
ổn, tuy nhiên vẫn còn bất cẩn và thiếu tỉ mỉ nên mới dẫn tới sai sót trong quá trình lập
chứng từ.
Ngoài ra, sự sai sót đó cũng là bởi vì nhân viên công ty không kịp thời cập nhật
các chính sách thuế, Hải Quan; quyết định, nghị định của Chính phủ,... có liên quan
đến ngành xuất nhập khẩu, giao nhận, logistics hoặc các lĩnh vực có liên quan. Vì vậy
mới dẫn đến các tình trạng sai sót. Ví dụ như công ty không kịp thời cập nhật biểu
thuế 2019 thì khi tra mã HS sẽ không tránh khỏi sai sót, hoặc là không cập nhật Thông
tư 38/2018/TT-BCT mà vẫn xài thông tư 37/2015/TT-BCT,....
Với việc phát triển của công nghệ kéo theo hàng loạt phát triển khác của ngành
giao nhận-chứng từ. Mà điển hình nhất là việc Khai bảo Hải Quan điện tử, nhân viên
chứng từ có thể khai báo tờ khai online và truyền tờ khai cho Hải Quan, việc này khá
tiện lợi và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho công ty. Tuy nhiên tiện lợi thì cũng đi
kèm với rủi ro, nếu lúc trước khai tờ khai bằng cách thủ công nhân viên có thể chỉnh
sửa sai sót thì bây giờ không được. Nếu tờ khai đã truyền đi mà sai sót thì sẽ bị trả về
làm lại toàn bộ, điều này ngược lại tốn thêm thời gian và chi phí của công ty. Vì vậy
nhân viên trong lúc khai báo online nếu thiếu cẩn thận, tỉ mỉ thì rất dễ sai sót.

2.6.2.2. Tiềm lực tài chính.

Tiềm lực tài chính có vai trò quyết định năng lực đầu tư đổi mới công nghệ,
thiết bị đào tạo, phát triể nguồn nhân lực, năng lực dự trữ nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm. vì thế tiềm lực tài chính có ảnh hưởng quyết định đến việc thực
hiện các chiến lược kinh doanh, năng xuất, chất lượng, hiệu quả kinh kinh doanh của
công ty.Một vông ty các tiềm lực vốn mạnh sẽ tạo niềm tin cho khách hàng.

Công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí với quy mô kinh doanh
nhỏ, vốn điều lệ thấp. Nguồn vốn này chưa đủ để đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng,
đầu tư trang thiết bị hiện đại với công nghệ 4.0 như hiện nay. Vì vậy còn gây nhiều trở
ngại, khó khăn cho quá trình giao nhận.Hơn nữa về mặc khách quan, doanh nghiệp
phải chịu sự thụ động do chiếm dụng vốn khách hàng thanh toán trễ nên công ty phải
tạm ứng trước để thanh toán các chi phí, nộp thuế để hàng hóa nhanh chóng thông
quan. Tiết kiệ thời gian cho khách hàng.

2.6.2.3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Với các công ty giao nhận cần phải có các trang thiết ị như: văn phòng, kho
bãi, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản, các thiết bị kiểm tra hàng, hệ
thống thông tin,... đó là điều kiện thiết yếu để hoạt động giao nhận hàng bằng đường
biể trở nên thuận lợi, nhất là với điều kiện container hóa như hiện nay. Công ty TNHH
TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí đã trang bị cơ sở hạ tầng sao cho thuận tiện nhất trong
linh vực giao nhận. Công tin đã có hệ thống quản lý các khách, hàng hàng hóa qua hệ
thống máy tính và truyền dữ liệu , trang bị hệ thống công nghệ thông tin ổn định, luôn
cập nhập mới các ứng dụng khai báo hải quan điện tử.

Vấn đề của Tân minh Trí hiện nay là hầu hết các phương tiện vận chuyển,
bốc dở của công ty đều thuê ngoài nên giá thành chưa có sức cạnh tranh trên thị
trường.
2.6.2.4. Chất lượng dịch vụ

hất lượng dịch vụ là yếu tố hàng đầu để quyết định khách hàng có tiếp tục
với công ty. Theo khảo sát thì đa số khách hàng đều hà lòng chất lượng dịch vụ của
công ty. Số lượng khách hàng không hài lòng chiếm tỉ lệ nhỏ.
khách hàng hài lòng công ty Tân Minh Trí ở chỗ thái độ làm việc của đội
ngũ nhân việc. Viêc giao nhận hàng hóa luôn diễn ra đúng giờ, bộ chứng từ ít khi mắc
lỗi nghiêm trọng. Đặc biệt công ty có độ ngũ giao nhận dày dặn kinh nghiệm thực tế,
costeer giả quyết các vấn đề cấp bách, hạn chế mức tối thiểu chi phí cho khách hàng.
Vì vậy công ty luôn được khách hàng tin cậy.

2.7. Đánh giá chung thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu nguyên container của công ty TNHH TM&DV Tân Minh Trí.
2.7.1. Điểm mạnh

Trải qua gần 7 năm kể từ khi thành lập cho đến nay hiện nay công ty đã có được
ban lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, sáng suốt trong công tác quản lý, luôn đề ra những
định hướng chính xác giúp cho công ty đạt được những mục tiêu đã đề ra và nhờ đó
ngày càng phát triển đi lên. Tạo ra được một hệ thống các phòng ban liên kết chặt chẽ
với nhau giúp cho công việc được giải quyết hiệu quả góp phần tạo nên sự thành công
của công ty:
- Có đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn, sẵn sàng
hỗ trợ nhau trong công việc, giúp cho các công việc được giải quyết một cách
nhanh chóng và hiệu quả mang đến cho khách hàng một sự hài lòng và tin cậy.
- Các nhân viên trong công ty có khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao
nên biết cách tận dụng thời gian thế nào để công việc được thực hiện một cách
tối ưu nhất vì thế có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho công ty.
- Bên cạnh đó, môi trường làm việc vui vẻ, hòa đồng giúp cho các phòng ban dễ
dàng gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong công việc giúp cho thời gian phân bổ
công việc được đồng đều và đảm bảo hiệu suất làm việc được tốt nhất.
- Hoạt động nhiều năm trong ngành, công ty TNHH Tân Minh Trí dần có nhiều
mối quan hệ mật thiết với các hãng tàu nên dễ dàng và thường xuyên cập nhật
được giá các tuyến đường vận chuyển, giúp cho nhân viên giao nhận thực hiện
lấy lệnh cũng như rút ngắn được một số bước không cần thiết.
- Ngoài ra, do luôn đảm bảo uy tín, chất lượng dịch vụ tốt và đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp nên công ty cũng có một lượng khách hàng thân thiết, găn bó lâu
dài giúp cắt giảm các chi phí về marketing và nhiều khoản chi phí khác.
- Công ty đã cố gắng tạo được nhiều mối quan hệ tốt với các đại lý giao nhận
trong và ngoài nước, hãng tàu, Hải quan, hãng bay..giúp cho công việc được
diễn ra dễ dàng, thuận lợi.
- Hình thức khai Hải quan điện tử thay thế cho hình thức khai hải quan giấy
truyền thống, giúp khai báo nhanh hơn đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa,
tiết kiệm được nhiều thời gian để thực hiện thêm nhiều đơn hàng hơn nữa góp
phần làm tăng doanh thu của công ty. Đây cũng vừa là ưu điểm vừa là khuyết
điểm cho công ty. Nếu nhân viên làm cẩn thận không sai sót thì rất nhanh, còn
nếu có sai sót thì tờ khai sẽ bị trả về làm lại, hàng hóa bị chậm trể lưu thông,
phát sinh thêm nhiều chi phí cho công ty.
Nhìn chung, hoạt động của công ty đang ngày càng phát triển, công ty đã cố
gắng tạo điều kiện và hỗ trợ cho họ các vấn đề liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu
hàng hóa nên ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến , điều này cho thấy Tân Minh
Trí đã tạo cho họ sự an tâm và tin tưởng tuyệt đối khi hợp tác với công ty.
2.7.2. Tồn tại và hạn chế
- Do quy mô của công ty còn khá nhỏ và số lượng nhân viên còn ít nên khi số
lượng đơn hàng quá nhiều sẽ không kịp tiến độ giao hàng, mất nhiều thời gian
nên đòi hỏi công ty phải có những khoản chi phí phát sinh để khắc phục những
vấn đề đó, đặc biệt là chi phí lưu kho và lưu bãi.
- Nhân viên chứng từ trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên chưa thể xử lý các
công việc với đối tác nước ngoài thành thạo và nhanh nhẹn được.
- Tốc độ mạng internet không ổn định ảnh hưởng đến việc truyền tờ khai, hệ
thống khai báo Hải quan điện tử chưa nhanh.
- Ngoài ra, do quy trình chịu nhiều tác động của hải quan, hãng tàu và cơ quan
cấp chứng từ liên quan. Bên cạnh đó, do quy trình có nhiều khâu và khá phức tạp
nền đòi hỏi mất nhiều thời gian và chi phí. Đòi hỏi sự hợp tác, hỗ trợ tốt giữa các
nhân viên của bộ phận chứng từ và bộ phận giao nhận phải thật sự tốt để tránh
những sai xót về chứng từ dẫn đến khó khăn gây ảnh hưởng đến quá trình giao
nhận.

2.8. TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Trong chương 2, tác giả đã có bước tìm hiểu tổng quan về thông
tin công ty qua các khía cạnh như: cơ sở vật chất, phương thức kinh doanh, năng lực
cạnh tranh, các thị trường giao nhận của công ty,… đồng thời đã có bước phân tích
chuyên sâu hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thông qua phân tích:
thị trường, hàng,….Ngoài ra, tác giả còn trình bày qui trình kinh doanh giao nhận
hàng hóa của công ty để có thể so sánh với cơ sở lí luận trình bày ở chương 1. Phần
cuối của chương chính tìm hiểu sơ bộ về tình hình kinh tế - xã hội cũng như đặc điểm
thị hiếu sử dụng dịch vụ giao nhận của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua,
giới thiệu về các quy định pháp lý, nguồn luật điều chỉnh ngành giaonhận, Logistics
của Chính phủ Việt Nam cũng như tìm hiểu thêm về qua phần tómtắt các cam kết của
Việt Nam đối với ngành Logistics khi gia nhập WTO. Cùng với những phân tích và
phần tìm hiểu về thị trường giao nhận và phần tìm hiểu về thị trường giao nhận ở
chương 2 sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty trong chương 3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỨC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TMDV ĐẦU TƯ TÂN
MINH TRÍ.
3.1. Dự báo cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển trong tương lai.
Tham gia thị trường logistics Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp, bao gồm
cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không... Trong
đó, có khoảng 25 doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư hoạt động logistics tại Việt Nam,
chiếm đến 70 - 80% thị phần. Các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào thị trường
logistics tại Việt Nam nhiều nhất phải kể đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Singapore, Pháp…

Trong đó, vốn từ các doanh nghiệp Nhật đổ vào lĩnh vực logistics Việt Nam từ khá
sớm, đánh dấu bằng sự kiện Vijaco (công ty con của VIMC) cùng 5 đối tác Nhật là
Kanematsu, Suzue, Meiko Trans, Kamigumi và Honda Trading bắt tay thành lập liên
doanh (năm 1994). Từ đó đến nay, thị trường tiếp tục ghi nhận những thương vụ vốn
Nhật đổ vào lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Mới đây nhất, đầu tháng 7/2019, MOL đã
đến khảo sát Cảng quốc tế Vĩnh Tân (VTIP) để xem xét đưa các tàu của MOL vận
chuyển than nhập khẩu từ Indonesia vào cảng. Ngoài ra, MOL cũng tìm hiểu khả năng
làm hàng gỗ dăm của các doanh nghiệp trong khu vực cảng Vĩnh Tân. Ở phía Bắc,
MOL đã cùng Viseco, HTM và Golden Link lập liên doanh MVG để triển khai dự án
kho bãi MVG Đình Vũ.

Cũng trong tháng 7, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) và Suzue, hay
Sumitomo thông qua công ty con cùng các đối tác Nhật đầu tư vào Gemadept. Thông
qua thương vụ này, Sumitomo muốn xây dựng hệ thống logistics kết nối các nhà máy
với các bến cảng để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm sản xuất tại Việt
Nam. Cùng với việc đầu tư tại Gemadept, Sumitomo sẽ phát triển một ứng dụng trên
điện thoại di động cho phép các lái xe container đăng ký trước thời gian bốc dỡ hàng
tại các cảng và xử lý các công việc giấy tờ khác.

Đại diện Sumitomo cho rằng, ước tính mỗi năm, có khoảng 14 triệu container hàng
hóa được vận chuyển ra, vào Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm,
con số này có thể sẽ tăng lên 23 triệu container vào năm 2025 và logistics sẽ tiếp tục
là lĩnh vực đầy tiềm năng.Tiềm năng tăng trưởng

Theo thống kê của Hiệp hội Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam
(VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt
khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Thị trường logisitcs tại
Việt Nam được đánh giá cao, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và
đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái.
heo dự báo, đến hết năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt mức
300 tỷ USD, hàng container qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 67,7 triệu TEU.
Vào năm 2025, ngành logistics Việt Nam sẽ chiếm 8 - 10% tổng GDP. Với con số
trên, nhiều chuyên gia nhận định, thị trường logistics tại Việt Nam trong thời gian tới
sẽ còn sôi động hơn nữa. Đặc biệt, thời gian gần đây đã có sự bùng nổ về thương mại
điện tử và e-Logistics.Với tiềm năng thị trường logictics, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó
Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, kỳ vọng sẽ nâng tỷ lệ đóng góp của
ngành dịch vụ logistics tại TP Hồ Chí Minh lên mức 8% - 10% GDP, tăng trưởng
15% - 10%; đồng thời hình thành được dịch vụ logistics chuyên nghiệp, giúp nâng tỷ
lệ thuê ngoài dịch vụ logistics lên mức 50% - 60%, góp phần giảm chi phí logistics
của Việt Nam xuống còn 16% GDP vào năm 2025. 47
Ngoài ra, điều kiện thiên nhiên cũng cho phép VN phát triển rất tốt ngành
giao nhận đường biển, có 3260 km bờ biển và có lợi thế là một bán đảo nằm ngay ở
khu vực có hai đường giao thông trên biển lớn nhất thế giới đi qua, đó là đường
hàng hải Á – Âu (con đường sống còn của các nước xuất khẩu sản phẩm công
nghiệp và nhập khẩu nguyên liệu chiến lược từ các nước thuộc thế giới thứ ba) và
đường hàng hải Nam Thái Bình Dương (cho phép tàu chở dầu siêu lớn và tàu chở
hàng rời lớn quá cỡ chạy trên tuyến đường này, nó liên quan đặc biệt đến kinh tế
Nga, Ấn Độ và VN).
3.2. Quan điểm, mục tiêu và đề xuất giải pháp
3.2.1. Quan điểm và Mục tiêu đề xuất giải pháp
Với phương châm hoạt động của công ty là “Giao hàng nhanh, an toàn và tiết kiệm
tối đa chi phí cho khách hàng”, mục tiêu của Tân Minh Trí là trở thành nhà cung cấp
hàng đầu Việt Nam về cung cấp dịch vụ giao nhận cho các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
Liên tục nghiên cứu phát triển, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có. Đồng
thời, công ty luôn nỗ lực hết mình để cung cấp các loại dịch vụ đa dạng và ngày càng
đầy đủ hơn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển không ngừng của khách hàng.
Mục tiêu phấn đấu của Tân Minh Trí là cung cấp cho khách hàng những sản phẩm,

https://baotintuc.vn/kinh-te/thi-truong-logistics-viet-nam-hut-manh-von-ngoai-
47

20190924140906150.htm
dịch vụ bảo đảm chất lượng, các giải pháp quản trị dây chuyền cung ứng đáng tin cậy
và dịch vụ khách hàng tốt nhất.
Tân Minh Trí luôn phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm, đồng thời, thiết lập
mối quan hệ ngày càng thân thiết với các hãng tàu, các nhà vận chuyển trong nước,
các đơn vị dịch vụ và các cơ quan quản lý chuyên ngành. Tiếp thị, chăm sóc khách
hàng, tổ chức hoàn hảo các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh và mở rộng thị
trường
Đẩy mạnh chiến lược marketing của công ty, tăng cường quảng cao dịch vụ
trên các trang mạng xã hội, website, thiết lập mối quan hệ trực tuyến với
kháchhàng. Khắc phục những mặt hạn chế trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh
cũng như quá trình xử lý một lô hàng xuất bằng đường biển.
3.2.2. Cơ sở đề xuất giải pháp
Các giải pháp được đề ra dựa trên cơ sở dưới đây

OPPORTUNITIES (O) THREATS (T)

+ Sự phát triển không ngừng + Là một trong những thị


của mối quan hệ giao thương trường màu mỡ, dẫn đến
hàng hóa giữa Việt Nam và sự cạnh tranh gây gắt giữa
các quốc gia trên thế giới các công ty lẫn trong và
giúp thúc đẩy ngành dịch vụ ngoài nước.
giao nhận hàng hóa ở Việt
+ Cơ sở vật chất, cảng
Nam.
biển kho bãi còn lạc hậu,
+ Sự đổ bộ ồ ạt của nền công thủ tục hải quan còn rườm
nghiệp 4.0 giúp cho việc rà và rắc rối, thiếu chặt
giao thương hàng hóa trở chẽ và chưa thống nhất
nên dễ dàng hơn, tiết kiệm gây khó khăn trong quá
thời gian và cắt giảm được trình giao nhận hàng hóa.
nhiều chi phí.
+ Nhiều công ty dịch vụ
+ Bên cạnh đó, chính phủ và về giao nhận hàng hóa,
nhà nước đã không ngừng dẫn đến khách hàng có
thúc đẩy cho ngành logistic quá nhiều sự lựa chọn.
phát triển như: đầu tư vào cơ Đòi hỏi công ty phải có
sở hạ tầng, có nhiều chính những chính sách phù hợp
sách ưu đãi. đễ thu hút và giữ chân
khách hàng.
+ Ngoài ra, Việt Nam là một
quốc gia có vị trí địa lý + Chưa đủ sức cạnh tranh
thuận lợi, lại nằm trong khu với các công ty nước
vực chiến lược của Đông ngoài do các doanh
Nam Á nên rất có tiềm năng nghiệp về dịch vụ giao
về phát triển dịch vụ giao nhận-logistic ở Việt Nam
nhận – logistic. thường nhập CIF và xuất
FOB.

STRENGTHS (S) CHIẾN LƯỢC SO CHIẾN LƯỢC ST

+ Đội ngũ nhân viên với + Cắt giảm chi phí và tiết + Thường xuyên nâng cao
trình độ chuyên môn cao kiệm được nhiều thời gian trình độ của đội ngũ nhân
luôn đáp ứng hiệu quả quy trong quá trình thực hiện viên, nâng cao nghiêp vụ
trình dịch vụ đến khách thủ tục giao nhận. của nhân viên, giúp quy
hàng. trình dịch vụ của công ty
+ Cần có những chính sách
ngày một hiệu quả.
+ Hoạt động lâu trên thị để thu hút khách hàng, giữ
trường nên công ty có mối chân khách hàng và gầy + Luôn đáp ứng nhu cầu
quan hệ tốt với nhiều đại dựng uy tín của công ty của khách hàng một cách
lý và hàng tàu, hỗ trợ trong lòng khách hàng. nhanh chóng, hiệu quả, tạo
nhiều cho hoạt động cung mối quan hệ gắn kết với
cấp dịch vụ hiệu quả khách hàng qua các dịch
vụ chăm sóc khách hàng,
+ Cung cấp dịch vụ chất
tặng thưởng.
lượng, nhanh gọn và hiệu
quả tạo được lòng tin từ
khách hàng.

WEAKNESSES (W) CHIẾN LƯỢC WO CHIẾN LƯỢC WT

+ Quy mô công ty chỉ ở + Công ty cần nắm bắt cơ + Cần tuyển dụng nhiều
mức vừa và nhỏ, còn hạn hội mở rộng quy mô, kêu nhân viên có trình độ
chế về cơ sở vật chất, gọi vốn đầu tư để nâng cao chuyên môn cao.
trang thiết bị còn thô sơ. cơ sở vật chất, trang thiết
+ Nâng cao trình độ cho
bị.
+ Số lượng nhân viên còn nhân viên về thủ tục hải
hạn chế nhưng số lượng + Cần tổ chức những khóa quan, ngoại ngữ, tin học,…
công việc thì quá nhiều học giúp nhân viên nâng
+ Thường xuyên có những
cao trình độ chuyên môn
+ Việc áp dụng công nghệ chính sách để thu hút
và trau dồi thêm nhiều kiến
thông tin vào quy trình khách hàng, tìm kiếm thêm
thức về công nghệ giúp
còn ở mức thô sơ. nhiều khách hàng mới và
nhân viên có thể ứng dụng
giữ chân những khách
+ Mức giá chưa thực sự những phần mềm tiện ích
hàng cũ.
cạnh tranh với nhiều đối nhằm nâng cao hiệu quả
thủ trong ngành. cho quy trình.

3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của công ty TNHH TM&DV Tân Minh
Trí.
3.3.1.Tổ chức, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mang tính chuyên nghiệp
liên quan đến hoạt động giao nhận
3.3.1.1 Mục tiêu
Nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên công ty và trình độ quản lý của banlãnh
đạo, bổ sung nguồn nhân lực trẻ bằng các chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần
để tạo ra một đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty.
3.3.1.2 Cơ sở đề xuất giải pháp
Mặc dù đội ngũ nhân viên của công ty đã có kinh nghiệm, song vẫn chưa nhiều.
Nghiệp vụ của nhân viên trong công ty vẫn còn yếu kém, mắc phải các lỗi sai trong
quá trình tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ, mắc nhiều lỗi sai trong quá trình tra mã HS,
khai bào Hải Quan,..... Một phần lỗi là do nhân viên chưa đủ kỹ lưỡng, chưa đủ tỉ mỉ,
nhưng một phần cũng là do nhân viên chưa đủ kỹ năng, không biết anh văn, không
đọc hiểu bộ chứng từ còn thiếu hiểu biết và không cập nhật các thông tin mới về các
luật lệ, tập quán và hiệp định liên quan đến chứng từ như UCP500, ULP1930, Hiệp
định AEC, Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC,....dẫn đến nhiều
sai sót trong quá trình làm hàng.

3.3.1.3 Biện pháp thực hiện


Nhận thức được thực tế ở trên, công ty cần nâng cao trình độ cho nhân viên bằng
cách gửi đi đào tạo thêm một số kỹ năng cũng như ngoại ngữ, đặc biệt là các nhân
viên chủ chốt. Đồng thời với những nhân viên trẻ cần tạo thêm điều kiện cho họ có cơ
hội được cọ sát thực tế, tích luỹ kinh nghiệm, phát huy các ưu điểm và khả năng đã
được đào tạo.
Mỗi nghiệp vụ đều có những yêu cầu nhất định về chuyên môn, do đó công ty cần
có các cuộc sát hạch, thường xuyên kiểm tra trình độ để tiến tới phân bổ nhân viên
vào những công việc chuyên môn phù hợp với khả năng của họ nhằm phát huy được
hiệu quả cao nhất và khiến cho họ có động lực hơn trong công việc và luôn có ý thức
học tập nâng cao trình độ của bản thân. Phân công nhiệm vụ cho mỗi người, người
chuyên ở bộ phận nào thì nên tập trung ở bộ phận đó. Chẳng hạn như người có tính tỉ
mỉ, cẩn thận thì để đảm nhiệm vị trí kiểm tra bộ chứng từ, để tránh sau khi bộ chứng
từ đưa đi rồi bị sai sót không nhận được hàng hóa; hoặc là đảm nhận khai báo Hải
Quan điện tử để tránh sai sót. Người nhanh nhẹn, cập nhật tin tức tốt thì phân bổ vào
phòng kinh doanh-bộ phận hành chính để cập nhật các thông tư, nghị định một cách
nhanh nhất và đầy đủ, chính xác nhất. Người giao tiếp tốt thì cho làm bên bộ phận
sale, tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ, để khách hàng làm đối tác
lâu dài với công ty.
Thường xuyên tổ chức những buổi gặp mặt, đi chơi, dã ngoại giữa các phòng
ban để nhân viên trong công ty có cơ hội được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm
việc, tạo sự gắn kết và ăn ý hơn trong công việc hằng ngày.
Từng phòng ban phải có trách nhiệm trong công tác quản lý của riêng phòng,
luôn chỉ tập trung vào chức năng của phòng mình, không “lấn sân” sang chức năng
của các phòng ban khác, điều này sẽ tạo điều kiện cho tính chuyên môn hóa trong
chức năng và quản lý của công ty. Bên cạnh đó, giữa các phòng ban cần có sự kết
hợp nhuần nhuyễn hơn, từ khâu sales giá cước cho đến khâu làm chứng từ, kiểm tra,
đóng hàng vào container,…để đảm bảo dịch vụ được thực hiện một cách tốt nhất
Cuối cùng, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của từng nhân viên thông qua
chính sách và chế độ thưởng phạt hợp lý đối với sự cống hiến xứng đáng của mỗi
nhân viên. Cụ thể, ban quản lý nên lập bảng thành tích, đến cuối tháng sẽ tổng kết
và có kế hoạch khen thưởng cho từng cá nhân, phòng ban đã hoàn thành xuất sắc
mục tiêu đưa ra trong tháng đó. Những ngày lễ, Tết, tổ chức thăm hỏi, tặng quà,
hoặc tổ chức những chuyến đi chơi xa cho nhân viên có thành tích tốt trong năm.
Ngoài ra, đối với những nhân viên yếu kém, sau thời gian đào tạo nhưng không cải
thiện, không nên giữ lại vì sẽ làm gia tăng chi phí quản lý nhưng hiệu quả mà họ
đem lại thì lại thấp. Với chính sách và chế độ thưởng phạt như thế, có hiệu quả rất
lớn trong việc khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên, khiến họ cống hiến
gắn bó lâu dài hơn với công ty.
3.3.2. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
3.3.2.1.Mục tiêu
Thực tế, nhu cầu của khách hàng rất đa dạng và phong phú, hiện nay các đa
số DN logistics của VN không có khả năng thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu của khách
hàng, nhưng nhìn chung cần phải cố gắng đa dạng hóa và phát triển thêm các dịch
vụ mới để có thể thu hút thêm được khách hàng vì đã cho họ thêm nhiều sự lựa
chọn hơn tùy theo nhu cầu của từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, dịch vụ là sản phẩm kinh doanh vô hình nên việc đánh giá chất
lượng là khá khó khăn, vì thế việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với các mức
giá phân biệt sẽ giúp cho khách hàng dễ so sánh, chọn lựa theo nhu cầu và khả năng
thanh toán của họ.
3.3.2.2.Cơ sở đề xuất giải pháp
Ở chương 2, ta đã thấy, mảng kinh doanh chủ yếu và đem lại nguồn thu lớn
nhất cho công ty chính là mảng giao nhận hàng hóa quốc tế. Nhìn từ khía cạnh tiêu
cực, điều này không hề tốt, vì nếu như quá phụ thuộc vào 1 nguồn thu chính, khi
tình hình ngoại thương cũng như tình hình vận tải trong và ngoài nước có biến động
mạnh, sẽ khiến cho công ty bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ hoạt
động của của công ty. Vì thế, chú trọng xây dựng và phát triển những loại hình dịch
vụ khác để tránh phụ thuộc quá lớn vào 1 mảng kinh doanh là điều mà THL nên làm
trong tương lai
3.3.2.3.Biện pháp thực hiện
Ở chương 2, ta đã thấy, mảng kinh doanh chủ yếu và đem lại nguồn thu lớn
nhất cho công ty chính là mảng giao nhận hàng hóa quốc tế. Nhìn từ khía cạnh tiêu
cực, điều này không hề tốt, vì nếu như quá phụ thuộc vào 1 nguồn thu chính, khi
tình hình ngoại thương cũng như tình hình vận tải trong và ngoài nước có biến động
mạnh, sẽ khiến cho công ty bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ hoạt
động của của công ty. Vì thế, chú trọng xây dựng và phát triển những loại hình dịch
vụ khác để tránh phụ thuộc quá lớn vào 1 mảng kinh doanh là điều mà công ty nên
làm trong tương lai. Việc mở rộng các loại hình dịch vụ, giúp cho công ty đáp ứng
được nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó nâng cao thị phần, hạn chế được tính thời
vụ trong hoạt động giao nhận. Bên cạnh đó, đầy đủ các loại hình dịch vụ sẽ phục vụ
cho mục tiêu tiến tới hoàn thiện thành một công ty logistics đúng nghĩa mà công ty đã
định ra trong tương lai (hiện nay hoạt động của công ty chủ yếu là giao nhận hàng
hóa, đó chỉ là một khâu trong logistics)
3.3.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ khách
hàng
3.3.3.1.Mục tiêu
Chăm sóc và giữ chân các khách hàng quen thuộc, cũng như tạo ra bộ mặt
làm việc chuyên nghiệp cho công ty bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ khách
hàng luôn là một phương pháp tốt nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty, nhất là trong thời gian tới, miếng bánh thị phần logistics cũng như giao nhận tại
VN ngày càng nhỏ bé do sự cạnh tranh gay gắt từ các DN nước ngoài.
3.3.3.2.Cơ sở đề xuất giải pháp
Hiện nay đội ngũ chăm sóc khách hàng của công tycòn ít, đa số nhân
viên có ít kinh nghiệm về các kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng. Vì thế, ban
lãnh đạo công ty cần có định hướng tốt cho nhân viên trong việc khuyến khích họ
tham gia các lớp học, khóa học đào tạo về giao tiếp, chăm sóc khách hàng.
Hiện công ty vẫn chưa có một phòng ban chuyên về chăm sóc khách
hàng, mà nhiệm vụ đó thường được các nhân viên sales đảm nhận, nhìn chung còn
thiếu tính chuyên biệt hóa trong chức năng từng phòng ban.
3.3.3.3.Biện pháp thực hiện
Điều tra cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ
Hãy lưu các thông tin cần thiết của khách hàng để thực hiện điều tra hậu bán hàng.
Sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng bạn, hãy cho họ thêm vài
ngày trải nghiệm trước khi thực hiện điều tra. Có thể thực hiện điều tra bằng cách gửi
email hoặc gọi điện thoại cho khách hàng với những câu hỏi về cảm nhận dịch vụ, về
những mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ đó, về thái độ phục vụ
của nhân viên,…

Việc này giúp khách hàng có thêm sự thân thiện và tin tưởng đối với cửa hàng của
bạn, đồng thời bạn cũng có thể thu thập được nhiều thông tin hữu ích từ phía khách
hàng để từ đó đưa ra các kế hoạch hoạt động chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn trong
tương lai.

Lắng nghe phản hồi & giải quyết những thắc mắc, vấn đề của khách hàng
Khi khách hàng gặp vấn đề liên hệ đến cửa hàng, việc đầu tiên phải làm đó là lịch sự
lắng nghe khách hàng để họ có cơ hội được “xả” cơn tức giận của họ. Bất kể những
vấn đề mà khách hàng phàn nàn đúng hay là sai, bất kể lỗi thuộc về cửa hàng của bạn
hay không, hãy chủ động xin lỗi khách hàng và dựa vào từng tình huống cụ thể để
xem xét và có thể giải quyết vấn đề của khách hàng một cách tốt nhất.

Nếu làm tốt được điều này, rất có thể biến các khách hàng khó tính, ác cảm với cửa
hàng bạn trở thành khách hàng trung thành, thân thiết.

Thường xuyên tương tác với khách hàng


Hãy tương tác với khách hàng thường xuyên để nhắc nhở họ không quên bạn và lựa
chọn cửa hàng của bạn khi có nhu cầu. Email Marketing, SMS Marketing là một trong
những phương thức hiệu quả, là cầu nối nhanh nhất giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc tương tác không đúng cách rất có thể khiến khách hàng cảm thấy khó
chịu, thế nên lựa chọn nội dung phù hợp để khách hàng không cảm thấy bị làm phiền
và để việc tương tác với khách hàng trở nên hiệu quả. Để thực hiện việc này, các cửa
hàng nên lựa chọn phần mềm bán hàng có chức năng hỗ trợ việc gửi Email Marketing
và SMS Marketing để có thể dễ dàng tương tác với khách hàng mà không cần mất
nhiều thời gian, công sức cũng như nhân lực cho hoạt động này mà vẫn có thể mang
lại hiệu quả tối đa.

Thực hiện các ưu đãi dành cho khách hàng

Vì vậy, khi ký hợp đồng trọn gói với khách hàng cần kèm theo những điều khoản,
bắt buộc cam đoan từ khách hàng là cung cấp đúng và đẩy đủ thông tin, nếu không sẽ
chịu hoàn toàn mọi chi phí phát sinh, như vậy sẽ làm khách hàng tự ý thức được trách
nhiệm cảu mình và chuẩn bị đúng và đầy đủ thông tin hơn, giúp công ty hoàn thiện
nghiệp vụ một cách nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó cũng cần đưa ra những chính sách hấp dẫn để không ngừng tìm kiếm
khách hàng mới, và những ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng cũ như giảm
10% phí dịch vụ, mời khách hàng tham gia các buổi tiệc thường niên của công ty
nhằm gia tăng tình cảm, xây dựng mối quan hệ bền chặt, lâu dài.

3.3.4. Mở rộng thị trường kinh doanh


3.3.4.1.Mục tiêu
Mở rộng thị trường, nắm bắt thông tin về khách hàng, thu hút thêm khách
hàng mới. Thêm vào đó, công ty sẽ có thêm nhiều thông tin từ các nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh ở những thị trường khác nhau
3.3.4.2.Biện pháp thực hiện
Mỗi thị trƣờng có những đặc điểm về kinh tế xã hội, luật pháp, văn hoá,
phong tục tập quán khác nhau, điều này tác động rất lớn đến môi trƣờng kinh doanh
cũng nhƣ tâm lý tiêu dùng của xã hội, từ đó ảnh hƣởng rất nhiều đến việc thâm nhập
và mở rộng thị trƣờng của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn thâm nhập thị trƣờng công
ty cần tiến hành một số công việc nhƣ:
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trƣờng. Mỗi doanh nghiệp muốn thành
công phải am hiểu thị trƣờng, cho dù với thị trƣờng quen thuộc nếu không
thƣờng xuyên cập nhật những quy định mới thì cũng không thể duy trì hoạt
động.
Các cán bộ, nhân viên của công ty phải đi gặp khách hàng để thuyết phục họ
sử dụng dịch vụ của mình. Các ban lãnh đạo thƣờng xuyên tham gia các cuộc
họp, hội thảo để tìm kiếm đối tác và thuyết phục họ ký hợp đồng với công ty.
Tìm hiểu nhu cầu và lượng cầu về dịch vụ của công ty trên các thị trƣờng
này đang ở mức nào, khả năng phát triển ra sao.Trong tình trạng cạnh tranh gay gắt
trên thị trường giao nhận hiện nay, muốn gia nhập, tồn tại và phát triển lâu dài đồng
thời mở rộng thị trường, nâng cao thị phần thì công ty cần phải có biện pháp để tìm
kiếm khách hàng và mở rộng thị trường. Vì có mở rộng thị trƣờng mới đảm bảo được
lợi ích lâu dài của công ty cũng như cán bộ công nhân viên, mới nâng cao được triển
vọng phát triển công ty.
Trước hết, công ty nên tìm hiểu kỹ về phong tục tập quán ở thị trƣờng đó
như thế nào. Những điểm khác biệt của thị trƣờng cần đến với thị trƣờng
hiện tại sẽ gây rất nhiều trở ngại cho công ty. Ví dụ tại thị trường Nhật Bản,
công ty có chiến lƣợc mở rộng trong những năm tới, đây là một thị trƣờng rất
khó tính cả về chất lƣợng cũng nhƣ các quy định chặt chẽ về luật pháp, vì
vậy đòi hỏi người giao nhận phải rất cẩn thận từ khâu lập chứng từ cho tới
khâu kiểm tra hàng hoá kỹ lƣỡng để tránh những rắc rối có thể phát sinh.
3.3.5.Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật
3.3.5.1.Mục tiêu
âng cao hiệu quả giao nhận và giảm được nhiều chi phí thuê ngoài, tạo
được niềm tin nơi khách hàng về một công ty giao nhận hiện đại, cơ sở vật chất đầy
đủ, qua đó gián tiếp gia tăng số lượng hợp đồng cũng như doanh thu mà công ty
nhận được.
3.3.5.2.Cơ sở đề xuất giải pháp
Trong công tác làm hàng hiện nay, công ty đa số phải thuê ngoài các
phương tiện vận chuyển hàng hóa ra cảng, thuê kho, bãi,… điều này làm gia tăng
chi phí và làm gia tăng mức giá cước mà khách hàng phải chi trả.
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành giao nhận trong thời gian tới, việc
nâng cấp và đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại chính là cơ sở để công ty có thể
giữ vững thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ khác
3.3.5.3.Biện pháp thực hiện
Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ cho công tác giao nhận và vận chuyển
hàng hóa. Ngày nay, xu hướng container hóa đang là xu hướng đi đầu, vì thế công
ty cần phát triển 1 đội xe chuyên vận tải container đa kích thước để có thể vận
chuyển được nhiều loại container trong quá trình giao nhận. Bên cạnh đó, các
phương tiện phụ trợ khác trong quá trình giao nhận như: xe nâng, móc kéo,… cũng
cần phải được hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu vận tải trong và ngoài nước.
Với xu hướng container hóa, đã phát triển một loại hình dịch vụ là cho thuê
container, bốc dỡ container, trong tương lai công ty có thể đầu tư vào lĩnh vực này
nếu như tài chính cho phép. Thực tế tại VN, đa số container đều là do hãng tàu cung
cấp, vì vậy nếu muốn đầu tư vào lĩnh vực cho thuê container, công ty THL cần xây
dựng chiến lược về giá thuê tốt để có thể cạnh tranh với hãng tàu.
Đối với hoạt động kinh doanh kho vận, đặc biệt là kho ngoại quan, cần trang
bị nhiều hơn nữa các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc bốc xếp, dỡ, bảo quản, vận
chuyển,… đồng thời áp dụng hệ thống điện tử vào kho ngoại quan để quản lý dễ
dàng hơn.

3.3.6.Tối thiểu hóa các chi phí


3.3.6.1.Mục tiêu
Mục tiêu của giải pháp này là để hạn chế được chi phí, nâng cao lợi nhuận
cho công ty. Ngoài ra, công ty còn có thể tận dụng những chi phí giảm này để đầu
tƣ kinh doanh có lợi hơn. Để thực hiện đƣợc giải pháp này, công ty cần tuyển chọn
nhân viên đúng người, đúng việc, hạn chế việc phải tốn chi phí nhiều cho việc đào
tạo cho các nhân viên không chuyên môn.
3.3.6.2.Cơ sở đề xuất giải pháp
Như ta thấy, mức giá chưa thực sự cạnh tranh với nhiều đối thủ trong ngành. Chính vì
vậy giải pháp cần đặt ra là la sao để đưa dịch vụ công ty về mức giá ổn định để công
ty có thể vươn xa hưn so với các doanh nghiệp khác.
3.3.6.3.Biện pháp thực hiện
Giảm chi phí nhân công bằng cách chuyển những công việc giấy tờ bằng hệ
thống điện tử.Giảm thiểu các chi phí tổ chức hành chính như :
- tận dụng những cơ hội giảm giá dịch vụ bên ngoài, mua sắm trang thiết bị với giá ưu
đãi, và từ chối các dịch vụ không cần thiết với hoạt động của doanh nghiệp
- Tận dụng các phương tiện vận tải, kho bãi của công ty để vận chuyển cũng
như bảo quản hàng hoá, hạn chế thuê bên ngoài làm tăng chi phí không đáng có.
Kiểm soát việc sử dụng các tài sản trong công ty, tránh tình trạng lãng phí, sử
dụng sai mục đích.

3.4. Một số kiến nghị ban lãnh đạo cơ quan và cơ quan nhà nước
- Nhà nước cần tập trung nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, thường xuyên đầu
tư vào giao thông vận tải để nhằm tạo điều kiện giúp nâng cao dịch vụ giao nhận
và vận tải biển, giúp hoạt động giao nhận logistics ở Việt Nam ngày càng phát
triển.
- Cần có những chính sách, cũng như ban hành những văn bản hợp lý, đồng bộ
hơn, cần có những phương án làm giảm tích phức tạp của quy trình giao nhận
đường biển nhưng vẫn đảm bảo được những yêu cầu tiêu chuẩn nhập khẩu và
góp phần thông thoáng hơn.
- Nhà nước cần đưa ra những chính sách kêu gọi các cộng ty giao nhận thuê tàu
của các doanh nghiệp trong nước, mua bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho lô hàng
và nhằm ủng hộ các doanh nghiệp trong nước phát triển, thúc đẩy phát triển nền
kinh tế trong nước.
- Tạo thuận lợi ngành logistics ở Việt Nam phát triển, nâng cao cạnh tranh bằng
cách luôn đảm bảo thống nhất, minh bạch và nhất quán các quy định pháp luật,
điều chỉnh những quy định phức tạp còn nhiều hạn chế bằng các quy định đơn
giản nhưng hiệu quả cao.
- Cần có mối quan hệ phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận liên quan
cùng với chính quyền các địa phương nhằm xây dựng các dự án đầu tư để khai
thác những tiềm lực sẳn có của Việt Nam như vị trí đại ly thuận lợi. Do Việt
Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, án ngữ cửa ngõ đông tây của các tuyến
đường biển lớn trên thế giới và Châu Âu, Nam Á, Trung Đông, Châu Phi,….. rất
thích hợp cho việc đầu tư xây dựng cảng trung chuyển hàng hóa lớn tại Việt
Nam.
- Cần có những chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng tại cảng như kho bãi, xe cẩu,
xe nâng,….. góp phần đẩy mạnh quy trình giao nhận hàng giữa cảng và hãng tàu
mang lại hiệu quả công việc cao, cắt giảm chi phí và tiết kiệm nhiều thời gian.
Nhà nước cần đầu tư vào phát triển hệ thống đường biển, đường sắt, đường hàng
không, để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao thường hàng hóa dễ dàng và hiệu
quả. Tránh những trường hợp không mong muốn làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của ngành logistics ở Việt Nam.

3.4.1. Kiến nghị với ban lãnh đạo công ty


Xác định công ty TNHH TM&DV Đầu Tư Tân Minh Trí là một công ty dịch vụ mang
tínhchuyên nghiệp cao. Mục tiêu đặt ra là: “luôn tôn trọng khách hàng”, luôn bày tỏ
tháiđộ cần đến khách hàng ngay cả khi khách hàng chưa sử dụng dịch vụ của công ty.
Chất lượng chứng từ XNK và vận tải phản ánh được tính chuất chuyên
nghiệp của dịch vụ vận tải giao nhận. Khách hàng luôn đòi hỏi chứng từ phải đúng,
chính xác, rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hợp lí của khách hàng như đã quy
định, thời gian làm chứng từ phải nhanh. Do vậy, công ty cần tuyển dụng những
nhân viên giỏi, cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó,
cần đẩy mạnh công tác marketing, quảng bá hình ảnh của mình qua các thông tin
đại chúng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng vẫn giữ nguyên mức
giá cước.Xây dựng chữ tín trong kinh doanh nhằm giữ vững sự tín nhiệm từ khách
hàng, tránh những tranh chấp không đáng có. Nên có những chính sách ưu đãu về
giá cả như chính sách giảm giá đối với những khách hàng lâu năm cũng như những
khách hàng có hàng hóa đi qua dịch vụ của công ty định kỳ. Nếu thực hiện tốt chính
sách giá cả, sẽ đảm bảo được lượng khách hàng quen thuộc, giữ vững lượng doanh
thu ổn định cho công ty.Cùng hợp tác tích cực giữa các công ty khác nhằm thắt chặt
tình đồng nghiệp, hạn chế cạnh tranh tùy tiện không có lợi cho đôi bên ở trong nước,
do các DNVN hiện nay chưa có sự liên kết với nhau cùng hợp tác phát triển ngành
giaonhận, trong khi điều này là đặc biệt cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ
với các doanh nghiệp nước ngoài sau khi VN gia nhập vào các tổ chức quốc tế.
Các phòng ban trong công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn để nắm bắt
được những thông tin kịp thời và xử lý cho đồng bộ, tránh tình trạng lạc hậu thông
tin gây thiệt hại đến hoạt động của công ty. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ
nhân viên có thể phát huy được hết năng lực và trình độ cá nhân, tạo hiệu quả cao
trong công việc
Cuối cùng doanh nghiệp cần xây dụng cho mình phòng nghiên cứu thị trường và tạo
điều kiện hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược
định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể.

3.4.2. Đối với Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS)
VIFFAS đóng vai trò là đầu tàu, định hướng cho ngành vận tải giao nhận
Việt Nam phát triển. Chính vì thế hiệp hội trong những năm tới cần năng động
trong việc quản lý bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong việc đào tạo, gắn kết,
thông tin, điều phối, hướng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập các thị trường
nước ngoài.Trong thời gian tới, VIFFAS nên tiến hành đồng thời 3 nhiệm vụ: Kết nối
hội viên với hiệp hội (như tiến hành các giao lưu, thông tin, các phong trào kết nối…),
Phát triển năng lực ngành nghề, huấn luyện đào tạo… và trở thành cây cầu nối hiệu
quả giữa các DN giao nhận và logistics với Chính phủ, hội nhập quốc tế.
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, VIFFAS cần tập trung làm tốt việc nâng
cao năng lực tư vấn, đề xuất chính sách phù hợp và tham mưu hiệu quả, thắt chặt
mối quan hệ cầu nối với Chính phủ, cơ quan quản lý... từ đó, việc phục vụ hội viên
sẽ thiết thực và hiệu quả hơn, làm cơ sở tạo nên uy tín và vị thế mới của VIFFAS
trong thời gian tới
KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI.

You might also like