Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

TRƢỜNG THPT UÔNG BÍ

TỔ NGỮ VĂN

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II - LỚP 11


MÔN NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2023 - 2024
Uông Bí, ngày 20 tháng 01 năm 2024

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


I. Chủ đề 1. Truyện ngắn
1. Đọc hiểu văn bản truyện ngắn
a. Kiến thức ngữ văn: Sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật
- Trong truyện ngắn, lời người kể chuyện nhằm giới thiệu, miêu tả nhân vật, bối cảnh,
bình luận, dẫn dắt câu chuyện, tạo thành giọng chủ đạo của truyện.
- Lời nhân vật là phương tiện bộc lộ ý nghĩ, tâm trạng, cá tính của nhân vật trong từng
tình huống cụ thể, góp phần thể hiện phẩm chất, tính cách nhân vật.
- Lời nhân vật thường có sự phối hợp hài hoà với lời người kể chuyện. Chẳng hạn như
đoạn trích sau đây: “Một lần tôi đến thăm cô chủ, thằng em trai đã mười bốn, mười làm tuổi
chạy ra mở cửa rồi kêu ầm lên: “Mẹ ơi! Đồng chí Khái đến!". Có tôi cau mặt gắt: “Phải đợi
ngay anh Khải, hiểu chưa?”. Bắt đồ chú tôi cũng bước tới, nắm tay tôi rồi hỏi hồn nhiên” “Tại
sao Chủ nhật trước đồng chí không ra chơi, cả nhà chờ cơm mãi”. Cô tôi thở dài, quay người
đi. Tôi nói: “Nước được độc lậo vui quá cô nhỉ?. Cô trả lời: Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều,
phải nghĩ đến làm ăn chứ?”. (Một người Hà Nội – Nguyễn Khải).
b. Thực hành đọc hiểu văn bản truyện ngắn ngoài chƣơng trình
2. Hiện tƣợng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thƣờng
Quy tắc ngôn ngữ là những chuẩn mực chung về cách phát âm, dùng từ, cấu tạo cụm từ,
cấu tạo câu, dầu cầu.... được mọi người trong cộng đồng thống nhất sử dụng để bảo đảm giao
tiếp hiệu quả. Thông thường, trong giao tiếp, chúng ta phải thực hiện đúng các quy tắc này. Tuy
vậy, trong một số trường hợp, người nói và người viết vẫn có thể phá vỡ có chủ ý một số quy
tắc để thể hiện những sự vật, hiện tượng, cảm xúc, nhận xét đặc biệt, nhằm tăng cường hiệu quả
giao tiếp. Các trường hợp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường là:
- Tách rời các tiếng trong từ, ví dụ: Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như
kiềng ba chân. (Ca dao).
- Kết hợp từ bất bình thường, ví dụ: Mấy ông bà này rất tiết kiệm nụ cười và lời nói đùa.
(Quý Thể).
- Chuyển từ loại, ví dụ: Năm nay, ta lại nhớ bốn câu thơ của Bác Hồ, vừa rất thơ, vừa rất
thép. (Phạm Văn Đồng).
- Thay đổi trật tự từ trong cụm từ, ví dụ: Củi một cành khô lạc mấy dòng. (Huy Cận).
- Thay đổi trật tự từ trong câu, ví dụ: Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, / Đâm toạc
chân mây. đã mấy hòn. (Hồ Xuân Hương).
- Tỉnh lược thành phần chính của câu, ví dụ: Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt
nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mỹ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên
huấn luyện. Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam. (Nguyễn Khải).
- Tách một bộ phận thành câu, ví dụ: Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá
cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có... (Nam Cao)
- Sử dụng câu đặc biệt, ví dụ: Chập tối. Gió ở bến sông Châu thổi quần quật. (Sương
Nguyệt Minh)
b. Thực hành hiện tƣợng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thƣờng
3. Viết: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện
a. Định hƣớng
- Nghị luận về một tác phẩm truyện là phân tích, đánh giá về các yếu tố nội dung. hình
thức của truyện bằng những ý kiến, li lẽ và dẫn chứng cụ thể.
- Yêu cầu nghị luận về một tác phẩm truyện có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác
phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của
truyện. Ví dụ:
+ Phân tích truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
+ Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô của Go-rơ-ki.
+ Suy nghĩ về triết lí hạnh phúc trong truyện Tầng hai của Phong Điệp.
+ Tình yêu quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại của Trang Thế Hy
Để viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, các em cần chú ý: Xác định rõ yêu cầu
nghị luận mà để bài đã nêu.
- Đọc lại văn bản truyện được nêu ra trong đề bài, tìm dọc các nguồn tài liệu có liên quan
đến tác giả, tác phẩm.
- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài nghị luận văn học.
* Rèn luyện kĩ năng viết: Phân tích tác dụng của hình thức truyện
- Hình thức truyện gồm nhiều yếu tố như: nhan đề, chi tiết, cốt truyện, nhân vật, người kể
chuyện và điểm nhìn, bối cảnh, lời người kể chuyện và lời nhân vật, biểu tượng,...
- Mỗi yếu tố hình thức trong một tác phẩm truyền có tác dụng nghệ thuật riêng. Ví dụ:
Nhan đề có tác dụng gây tò mò, thu hút người đọc đến với tác phẩm truyện, gợi cho người đọc
khả năng phỏng đoàn, suy luận về nội dung truyện, giúp họ khắc sâu ấn tượng và ý nghĩa của
truyện sau khi đọc xong. Người kể chuyện và điểm nhìn có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, đưa ra
các ý kiến nhận xét, binh luận về nhân vật và sự việc, giúp người đọc có những manh mối quan
trọng để hiểu được phẩm chất, tinh cách, số phận của nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm
truyện.
- Toàn bộ các yếu tố hình thức của một tác phẩm truyện đều nhằm mục dịch biểu đạt nội
dung, ý nghĩa của truyện một cách thú vị, hấp dẫn, độc đáo, sâu sắc. Vì thế, tuỳ theo yêu cầu
của đề bài, khi viết bài văn (hoặc đoạn văn) nghị luận phân tích tác dụng của hình thức truyện,
cần lưu ý đến tác dụng riêng của từng yếu tố cũng như tác dụng của toàn bộ yếu tố hình thức
trong tác phẩm đối với việc biểu đạt nội dung và tác động vào người đọc.
b. Thực hành làm văn nghị luận về một tác phẩm truyện ngoài chƣơng trình

II. Chủ đề 2: Thơ


1. Đọc hiểu văn bản thơ
a. Kiến thức ngữ văn
a1. Cấu tứ là cách triển khai, tổ chức hình ảnh, mạch cảm xúc của bài thơ. Một số cách
tổ chức cấu tứ thường gặp: tương đồng, tương phản, tăng cấp, chuyển hoá hoặc thống nhất các
mặt đối lập (động/tĩnh, không gian/thời gian, cảnh/tình,...). Ví dụ: bài thơ Bảo kính cảnh giới
(bài 43) của Nguyễn Trãi là sự vận động từ cảm xúc của người nghệ sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên
(6 cầu dầu) sang cảm xúc của người luôn gắn buồn vui của mình với cuộc sống của trăm họ (2
câu kết).
a2. Thơ có yếu tố tƣợng trƣng là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho
người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.
- Trong thơ cổ điển, các hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho người quân tử (với
tâm hồn thanh cao). Trong ca dao, cặp hình ảnh thuyền - bến tượng trưng cho người con trai /
người ra đi (thuyền) và người con gái / người ở lại (bến). Những hình ảnh tượng trưng này có
tính công thức, gần với truyền thống văn hoá của một cộng đồng.
- Trong thơ hiện đại, về cơ bản, các hình ảnh có tính biểu tượng gắn với phong cách và
cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ, thường được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu,
những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm
biểu đạt những rung động, nhận thức sâu xa, những tồn tại vô hình. Ý nghĩa của yếu tố tượng
trưng trong thơ vì thế thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những phát hiện, liên
tưởng độc đáo. Ví dụ:
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,
Cây mẹ ríu rít cặp chim chuyên.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
(Xuân Diệu)
Mặc dù bức tranh thơ vẫn dựa trên những chất liệu trong đời sống hiện thực (thời gian:
buổi chiều, các sự vật: cây me, chim, lá,...) nhưng cái mà tác giả hưởng tới là trạng thái vô hình
ẩn giấu bên trong của tạo vật. Vì thế, chiều thành chiều mộng, nhánh cây thành nhánh duyên.
Đây là những kết hợp từ bất thường gọi lên một trạng thái mơ mộng, xao xuyến của vũ trụ. Một
biểu hiện khác của yếu tố tượng trưng trong khổ thơ trên là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “động
tiếng huyên". Từ động có thể hiểu là “vang động” (cảm nhận bằng thính giác) nhưng cũng có
thể được hiểu là "chuyển động" (cảm nhận bằng thị giác). Theo cách hiểu thứ hai, âm thanh (vô
hình) được hữu hình hoá, như của mình, thức dậy. Khổ thơ dày đặc những yếu tố tượng trưng
và vì thế là một phát hiện mẫu nhiệm về sự bí ẩn sâu xa của trời đất trong thời khắc thu về.
b. Thực hành đọc hiểu văn bản thơ ngoài chƣơng trình
2. Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt
- Nhận diện được các biện pháp tu từ xuất hiện trong văn bản qua các ngữ cảnh cụ thể.
- Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản / ngôn bản.
b. Thực hành các biện pháp tu từ tiếng Việt
3. Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ
a. Định hƣớng
a1. Nghị luận về một tác phẩm thơ
Bên cạnh các thao tác và kĩ năng đã được làm quen với kiểu bài phân tích, đánh giá một
tác phẩm thơ (chủ yếu là bài thơ) ở lớp 10, cần lưu ý:
- Bài thơ là một cấu trúc mang tính chỉnh thể (các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm có sự
gắn kết, tương tác làm nên một thể thống nhất để đem lại những thông điệp độc đáo, hàm súc).
Nghị luận về một tác phẩm thơ đòi hỏi phải biết phân tích một cách tổng thể những yếu tố hình
thức để qua đó nhận biết một cách toàn diện những thông điệp, những tầng ý nghĩa của tác
phẩm.
Ngoài ra, bài thơ hay luôn gắn với một cái nhìn, một cách cảm thụ độc đáo về thế giới của
tác giả. Vì thế, khi nghị luận về một tác phẩm thơ nên đặt bài thơ trong sự so sánh với những bài
thơ khác để làm rõ hơn nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cần nghị luận.
- Nghị luận về một tác phẩm thơ có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng
cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của tác phẩm. Ví dụ:
+ Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.
+ Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc
Tử.
+ Vẻ đẹp của những yếu tố tượng trưng trong bài thơ Tình ca ban mai của Chế Lan Viên.
Để viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ, HS cần lưu ý:
- Đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ, chú ý xác định các yếu tố hình thức (tên bài thơ, thể thơ, vần,
nhịp, nhân vật trữ tình, phép điệp, đối, hình ảnh, các biện pháp tu từ, cấu tứ,...), từ đó, phân tích
để chỉ ra giá trị của chúng trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của bài thơ, đoạn thơ.
- Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn các dẫn chứng từ bài thơ cho mỗi luận
điểm.
- Liên hệ, so sánh với các tác giả, tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp
gỡ và sáng tạo riêng của tác giả bài thơ, đoạn thơ được nêu trong đề văn.
- Biết cách sử dụng các từ ngữ để diễn tả chính xác, truyền cảm những cảm nhận và rung
động của người viết với các chi tiết, hình ảnh.... đặc sắc trong bài thơ.
- Suy nghĩ về giá trị, sự tác động của bài thơ, đoạn thơ đối với người đọc và với chính bản
thân.
b. Thực hành: Quy trình viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ
b.1. Thực hành viết theo các bƣớc
a) Chuẩn bị
+ Trọng tâm cần làm rõ
+ Kiểu văn bản chính:
+ Phạm vi dẫn chứng:
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể.
- Lập dàn ý cho bài viết:
c) Viết
Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để viết:
+ Có thể viết mở bài theo nhiều cách (trực tiếp hay gián tiếp, phản đề hay so sánh. dẫn
dắt,...).
+ Đối với phần thân bài: Xác định rõ nội dung đoạn cần viết là gì, các dẫn chứng nào cần
đưa ra và những lí lẽ, lập luận nào cần triển khai.
+ Viết phần kết bài: khái quát, đánh giá vấn đề, mổ rộng, nâng cao về vấn đề.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
b.2. Rèn kĩ năng viết: Phân tích tác dụng của hình thức thơ
- Bài văn phân tích tác dụng của hình thức thơ là bài nghị luận về tác dụng của một hoặc
toàn bộ yếu tố hình thức của tác phẩm thơ như: nhan đề, thể loại, cấu tứ, nhân vật trữ tình, giọng
điệu, bối cảnh, hình tượng, bút pháp....
- Mỗi yếu tố hình thức trong một bài thơ có tác dụng nghệ thuật riêng. Ví dụ: nhan đề có
tác dụng gợi dẫn về chủ đề của bài thơ, tạo cảm xúc hay đánh thức trường liên tưởng cho người
đọc, cũng có khi chỉ là để gây tò mò, thu hút người đọc đến với bài thơ, cấu tứ giúp người đọc
nhận thấy được sự vận động và biến đổi trong mạch cảm xúc của bài thơ, nhân vật trữ tình và
giọng điệu có tác dụng đem đến một cách nhìn, một cách cảm thụ về thế giới, qua đó bộc lộ chủ
đề và ý nghĩa của bài thơ....
Cần lưu ý là các yếu tố hình thức thơ không tồn tại biệt lập mà luôn tương tác, gắn bó với
nhau để làm thành một chỉnh thể. Vì thế, khi phân tích, cần chú ý sự hô ứng, thống nhất của các
yếu tố hình thức trong việc biểu đạt ý nghĩa, chủ đề của tác phẩm.
- Để viết được bài văn (hoặc đoạn văn) phân tích tác dụng của hình thức thơ, các em cần
xác định rõ: Yếu tố hình thức đó là gì? Biểu hiện như thế nào? Yếu tố đó có mối quan hệ gì với
các yếu tố hình thức khác? Yếu tố có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, ý nghĩa của
bài thơ? Yếu tố đó đem lại ấn tượng gì, gợi ra những liên tưởng và so sánh gì cho người đọc?.
Một điều đặc biệt quan trọng là phải chọn đúng được yếu tố hình thức độc đáo, có giá trị thẩm
mĩ.

B. ĐỀ MINH HỌA

KIỂM TRA GIỮA KỲ II


Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ văn 11
(Thời gian làm bài: 90 phút)
(Đề thi gồm 02 trang)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau:
(Lược thuật một đoạn: Dì Diệu và chú Đức lấy nhau nhưng không thể sinh con do dì
Diệu bị u buồng trứng, phải cắt bỏ buồng trứng và dì Diệu không thể tự sinh con được. Dì
Diệu thương chú Đức và khát khao được làm mẹ nên đã tìm hiểu và thuyết phục chú Đức nhờ
người mang thai hộ. Dì đã tìm đến chị Lành - một người phụ nữ lương thiện, nghèo khổ, đang
gặp hoàn cảnh khó khăn để nhờ giúp đỡ. Chú Đức thương dì Diệu và đồng ý với dì. Trong
thời gian chị Lành mang thai, dì Diệu đã chăm sóc chị rất chu đáo, “thương chị thiệt tình như
một con người với một con người chứ không phải vì đứa bé chị mang trong bụng”).
Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe:
- Nó đạp rồi, chị Diệu, nó đạp đây nè.
Dì Diệu hớn hở vén bụng chị Lành lên, dưới làn da căng mẫy, đứa bé con chòi đạp rối
rít. Chị Lành cười giòn:
- Nó mạnh quá chị ha?
Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì
thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở cho một sinh linh sống trong mình, để được thèm
tới cùng, tới chảy nước dãi món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải
bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẫy đạp bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác
thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được: cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình
đã làm một việc đúng không.
Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng
bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến.
Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé khóc ngoe
ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa. Hợp đồng đã ghi rõ ràng như vậy.
Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu. Chị rối rít ăn, rối rít ngủ vì biết rằng mai
nầy rồi chẳng còn nhau...
Một sáng, chị Lành biến mất.
Dì Diệu kêu chú Đức về, nước mắt ròng ròng khi thấy bóng chồng qua cửa. Chú đau
lòng bảo thôi bỏ đi, dì Diệu cãi, “em bỏ không đành, anh à”. Chú cũng thấy rằng bỏ không
được. Máu mủ ruột rà mình mà bỏ sao được. Hai người đi tìm xơ bơ xấc bấc. Không có,
không gặp. Dì Diệu về quê, bà mẹ già chị Lành tay run bẩy, vừa đau vừa xót.
- Vậy ra nó không nói gì với cô sao... Tui hay tin nó hư hỏng, tôi từ nó rồi, tui tính bỏ
nó luôn, nhưng thiệt tình tui thương nó lắm, phải nó về, tui cũng nuôi.
Dì Diệu lau nước mắt cho mẹ chị Lành, lòng nghĩ, làm sao mình lại để ra nông nỗi nầy.
Dì không tiếc tiền của, công sức, dì cũng không tiếc tình thương dồn đắp cho chị Lành, dì chỉ
cảm thấy xót xa cho mình “làm người thì ai lại đi giành con với người ta”, dì luôn dằn vặt
vậy.
Dì Diệu bỏ sạp vải tối ngày chạy xe long rong ngoài đường để may ra tìm được bóng
người …
Khi đã không trông chờ gì, một ngày, khi mở cửa, dì Diệu nhìn thấy chị Lành đang ngồi
ngoài hành lang và khóc.
Những người có tình có nghĩa, dễ gì bỏ được nhau.
Dì Diệu cắn môi vằn đỏ dấu răng, dì ôm chị Lành vào lòng rất chặt. Dì cảm nhận
được từ trái tim bàn chân bé bỏng của đứa bé đang lòi chòi. Nó háo hức nằm giữa hai tấm
lòng của hai bà mẹ.
Dì Diệu đi lấy tờ hợp đồng ra và đốt cháy thành một tờ tro mỏng. Đôi khi người ta hay
bày chuyện nầy chuyện nọ để làm xao động cuộc đời đang hết sức yên bình, lãng nhách vậy
đó...
(Trích “Làm mẹ”, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, 2015)

Lựa chọn đáp án đúng:


Câu 1: Những nhân vật nào được nhắc tới trong văn bản?
A. Dì Diệu, chú Đức, tác giả
B. Chú Đức, dì Diệu, chị Lành
C. Dì Diệu, tác giả, chị Lành
D. Chú Đức, chị Lành, tác giả
Câu 2: Văn bản trên được kể theo ngôi nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai
Câu 3: Đoạn trích trên được viết theo đề tài nào?
A. Trẻ em
B. Tình mẹ
C. Thiên nhiên
D. Người lính
Câu 4: Cảm giác xuất hiện trong nhân vật dì Diệu khi nhìn thấy em bé chòi đạp trong bụng chị
Lành là gì?
A. Cảm giác làm mẹ
B. Cảm giác dửng dưng
C. Cảm giác chê bai
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 5: Ý nào dưới đây không nói lên đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích trên:
A. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ
B. Tình huống truyện độc đáo
C. Ngôn ngữ lãng mạn, đậm chất thơ.
D. Cách diễn đạt mộc mạc, giản dị
Câu 6: Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật dì Diệu cho thấy nhân vật này là người
có tính cách như thế nào?
A. Có tình mẫu tử, tình người.
B. Nhỏ mọn, ghen tị
C. Khoan dung, nghĩa tình.
D. Cao thượng, nhân ái
Câu 7: Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong các câu dưới đây:
Dì cảm nhận được từ trái tim bàn chân bé bỏng của đứa bé đang lòi chòi. Nó háo hức nằm giữa
hai tấm lòng của hai bà mẹ.
A. Phép nối
B. Phép lặp
C. Phép thế
D. Phép liên tưởng
Câu 8: Theo tác giả, khi đứa bé khóc ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời điều gì sẽ xảy ra với chị
Lành?
Câu 9: Tại sao khi chị Lành quay trở lại thì dì Diệu đi lấy tờ hợp đồng ra và đốt cháy thành một
tờ tro mỏng?
Câu 10: Cách ứng xử của nhân vật dì Diệu và chị Lành gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình
người trong cuộc sống? Trả lời trong khoảng 5 -7 dòng.
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) cảm nhận về vẻ đẹp của những người phụ nữ
trong đoạn trích trên.
-----Hết-----
TỔ NGỮ VĂN

You might also like