Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

ĐOÀN THANH NIÊN – HỘI SINH VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


CÂU LẠC BỘ THỦ LĨNH TRẺ
***

TRẠI HÈ THỦ LĨNH NĂM 2024


VÒNG 2: VƯỢT SÓNG

BẢN MÔ TẢ DỰ ÁN
“XẨM SĨ TỬ” –
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NGHỆ THUẬT HÁT XẨM
TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 2

Hà Nội, 2024

1
I. Thông tin vắn tắt về các thành viên tham gia dự án:
1. Họ và tên trưởng nhóm: Trần Lan Anh
- Trường: Khoa học liên ngành và Nghệ thuật
- Số điện thoại liên hệ: 0568028885
- Email: tranlananh160304@gmail.com
2. Danh sách thành viên trong nhóm:

Năm
STT Họ và tên Trường Email – Điện thoại
sinh

Mai Quốc Trung Trường ĐH maiqtrung13@gmail.com


1 2003
(Phó nhóm) Giáo dục 0378366131

Trường ĐH Y cvietng22@gmail.com
2 Nguyễn Cao Việt 2002
Dược 0886356222

Trường ĐH plinh3170@gmail.com
3 Nguyễn Phương Linh 2004
Ngoại Ngữ 0399179252

Trường ĐH lttinh606@gmail.com
4 Lê Thanh Tình 2004
Công nghệ 0865754606

Trường ĐH lekhanhly716@gmail.com
5 Lê Khánh Ly 2005
Giáo dục 0869222534

Trường Chuyên myha5348@gmail.com


6 Nguyễn Lê Hà My 2008
KHXH&NV 0949120208

2
MỤC LỤC
A – TỔNG QUAN DỰ ÁN .............................................................................................4
B – MÔ TẢ CHI TIẾT DỰ ÁN ......................................................................................4
1. Tóm tắt dự án: ..........................................................................................................4
2. Sự cần thiết và đóng góp của dự án: ........................................................................5
3. Tính khả thi và tính mới, tính bền vững: .................................................................7
3.1. Phân tích mô hình SWOT: .................................................................................7
3.2. Kết luận: ...........................................................................................................10
4. Mục tiêu của dự án: ................................................................................................ 13
5. Nhóm đối tượng thụ hưởng của dự án: .................................................................14
6. Vai trò của các bên liên quan: ................................................................................15
7. Kế hoạch truyền thông: ..........................................................................................17
7.1. Định hướng truyền thông: ................................................................................17
7.2. Lựa chọn kênh truyền thông: ...........................................................................18
7.3. Chiến lược truyền thông đối với các nhóm công chúng” ................................ 19
8. Các hoạt động của dự án: .......................................................................................20
9. Kế hoạch triển khai dự án: .....................................................................................25
9.1 Phân tách công việc của dự án và tiến độ thời gian của dự án: ........................25
9.2. Nguồn nhân sự: ................................................................................................ 26
9.3. Ngân sách (giả định): ......................................................................................27
9.4 Phân tích và giảm thiểu rủi ro của dự án .........................................................28

3
A – TỔNG QUAN DỰ ÁN
I. Tên ý tưởng/dự án: “XẨM SĨ TỬ” - HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NGHỆ THUẬT
HÁT XẨM TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
II. Loại hình:

A. Nhóm dự án phát triển cộng đồng gắn với phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương, gắn với các vấn đề phát triển bền vững;

B. Nhóm dự án gắn với giới trẻ và kỹ năng phát triển của giới trẻ
(vấn đề kỹ năng hòa nhập cho sinh viên, nghiên cứu khoa học cho ◻
sinh viên, các hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập...);

C. Nhóm dự án khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; ◻

D. Nhóm dự án phát triển ĐHQGHN (phát triển CLB, cộng đồng sinh
viên Đại học Quốc gia gắn với Alumni, phát triển cộng đồng xanh ◻
trong sinh viên Đại học Quốc gia..).
III. Thời gian: Tháng 03/2025
IV. Địa điểm tiến hành dự án: Văn Miếu – Quốc Tử Giám
V. Tên tổ chức/cá nhân thực hiện dự án:
B – MÔ TẢ CHI TIẾT DỰ ÁN
1. Tóm tắt dự án:
“Xẩm Sĩ Tử” - Hoạt động trải nghiệm nghệ thuật hát Xẩm tại Văn Miếu - Quốc Tử
Giám là một dự án nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát Xẩm. Hát Xẩm sẽ được đưa vào
trong không gian Văn Miếu với chủ đề về thi cử của các sĩ tử qua các thời kỳ của Việt Nam.
Nghệ thuật hát Xẩm trong những năm gần đây đang trở nên mai một và trở thành một
loại di sản văn hóa mà nhà nước đang có nhiều chính sách để bảo tồn. Việc tổ chức hoạt động
trải nghiệm về hát Xẩm giúp duy trì và giữ gìn nghệ thuật truyền thống này, ngăn chặn nguy
cơ bị mai một. Đồng thời, hoạt động trải nghiệm cũng góp phần phát triển du lịch văn hóa, thu
hút du khách trong và ngoài nước, tạo nên một điểm đến độc đáo và hấp dẫn cho Văn Miếu.
Bên cạnh việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nghệ thuật hát Xẩm sẽ nâng cao nhận thức của
cộng đồng về giá trị văn hóa của hát Xẩm, đây cũng là cơ hội để tìm kiếm và đào tạo tài năng
trẻ, tạo ra một không gian kết nối giữa nghệ nhân Xẩm và những người yêu thích văn hóa
nghệ thuật.
Dự án “Xẩm Sĩ Tử” - Hoạt động trải nghiệm nghệ thuật hát Xẩm tại Văn Miếu -
Quốc Tử Giám không chỉ là một bước đi quan trọng trong việc bảo tồn nghệ thuật truyền
thống, đưa mọi người đến gần hơn với một loại hình dân ca mà còn là một chiến lược hiệu
quả để phát triển kinh tế và du lịch bền vững.

4
2. Sự cần thiết và đóng góp của dự án:
Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật là một trong những trường theo định
hướng của Đại học quốc gia Hà Nội sẽ là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng và tổ chức
đào tạo tiến sĩ, cử nhân ngành di sản với mong muốn sẽ đào tạo được những thế hệ kế cận,
tiếp nối và phát huy những giá trị di sản văn hóa của nước nhà. Đây không chỉ là mong muốn
riêng Đại học quốc gia Hà Nội, Trường KHLN&NT mà còn là chính sách của Đảng và nhà
nước. Cho thấy việc bảo tồn và phát huy văn hóa di sản rất cần thiết.

Hình 2.1. Lễ ra mắt chương trình đào tạo Tiến sĩ Di sản học1
Tại “Hội thảo khoa học quốc tế Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Hát Xẩm trong xã hội
đương đại” được tổ chức tại TP Ninh Bình, nhiều chuyên gia nhận định rằng Hát Xẩm đang
phải đối mặt với rất nhiều thách thức: Môi trường diễn xướng dân gian truyền thống của Hát
Xẩm dần bị thu hẹp; đội ngũ nghệ nhân thực hành và kế cận ngày càng thưa vắng; thị hiếu
công chúng thay đổi2. Vì vậy tổ chức hoạt động trải nghiệm về Xẩm thường xuyên tại Văn
Miếu - Quốc Tử Giám sẽ lan tỏa nghệ thuật truyền thống này đến cộng đồng, đảm bảo rằng
làn điệu dân ca này không bị mai một theo thời gian. Đồng thời, các nghệ nhân hát Xẩm sẽ có
cơ hội biểu diễn thường xuyên hơn, tăng một phần thu nhập và cải thiện đời sống. Việc đưa
nghệ thuật hát Xẩm vào trong chuỗi hoạt động của Văn Miếu cũng sẽ tạo ra trải nghiệm mới
lạ, hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, từ đó tăng lượng khách tham quan, những du
khách đã từng đến Văn Miếu cũng có nhu cầu quay trở lại để trải nghiệm nghệ thuật hát Xẩm.

1
https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/tin-tuc/ra-mat-chuong-trinh-dao-tao-tien-si-di-san-hoc-714800, truy
cập ngày 10/07/2024
2
https://nbtv.vn/hat-xam-can-duoc-bao-ve-khan-cap-30993.html, truy cập ngày 10/07/2024
5
Với những giai điệu giản dị, trầm bổng, hát Xẩm trở thành món ăn tinh thần của quần
chúng lao động. Xẩm là một phương tiện mạnh mẽ để truyền tải và thể hiện các giá trị tinh
thần, văn hóa của cộng đồng. Tinh thần hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quan
trọng trong văn hóa Việt Nam. Vì vậy, “Xẩm Sĩ Tử” có thể có những câu chuyện về lòng kiên
trì và nỗ lực của những học trò, về sự quý trọng của tri thức và sự cần cù trong học hành.
Những câu ca dao, những lời thánh ngôn trong xẩm thường mang tính giáo dục cao, khuyên
bảo người nghe nên tôn trọng và trân trọng tri thức, nỗ lực học tập và rèn luyện bản thân.
Tóm lại, việc đưa Xẩm vào bối cảnh Văn Miếu với những nội dung truyền tải về hình
ảnh hiếu học, nỗ lực rèn luyện bản thân của các sĩ tử xưa là điều vô cùng hữu ích. Không chỉ
mang lại giá trị tinh thần mà còn mang lại giá trị kinh tế cho:

Giá trị tinh thần Giá trị kinh tế

Giúp bảo tồn và phát huy Tạo cơ hội biểu diễn và thu
nghệ thuật này, mang lại sự nhập cho các nghệ nhân, từ
Nghệ nhân hát Xẩm
tự hào và động lực cho các đó cải thiện đời sống của họ
nghệ nhân. và gia đình.

Mang đến trải nghiệm văn Hấp dẫn nhiều du khách đến
hóa độc đáo, giúp du khách tham quan, từ đó góp phần
hiểu hơn về di sản văn hóa vào tăng trưởng kinh tế của
Du khách Việt Nam, từ đó khơi dậy sự ngành du lịch.
quan tâm và lòng yêu mến
đối với nghệ thuật truyền
thống.

Cung cấp nguồn tài liệu sống Tạo ra cơ hội thực hành và
Sinh viên/người quan tâm
động cho việc nghiên cứu, việc làm cho sinh viên, đồng
đến văn hóa truyền
học tập và giảng dạy về di thời thúc đẩy các chương
thống/Cơ sở đào tạo về di
sản văn hóa. trình hợp tác nghiên cứu và
sản văn hóa
bảo tồn văn hóa.

Nâng cao ý thức bảo tồn và Tạo ra nguồn thu nhập từ du


phát huy di sản văn hóa của lịch, góp phần cải thiện đời
Cộng đồng cư dân Hà Nội cư dân, tạo nên sự gắn kết sống của cư dân địa phương.
cộng đồng thông qua các
hoạt động văn hóa.

Góp phần xây dựng và Tăng cường cơ hội kinh


khẳng định thương hiệu du doanh, phát triển dịch vụ
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
lịch di sản độc đáo của Hà mới, từ đó nâng cao doanh
Nội. thu với nhiều lượng khách.

6
Cuối cùng, thông qua việc làm dự án này đóng góp cho nhóm dự án chúng tôi rất
nhiều điều. Chúng tôi sẽ có nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm trong việc quản lý dự án, giúp
chúng tôi phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, áp dụng kiến thức liên ngành, liên lĩnh vực.
Dự án thành công không chỉ là một thành tích cá nhân mà còn giúp xây dựng thương hiệu và
danh tiếng cho nhóm sinh viên chúng tôi nói riêng và trường Đại học Quốc gia Hà Nội nói
chung. Đặc biệt khi bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản hiện nay đang là một đề bài
được Đảng và nhà nước, các chuyên gia nghiên cứu và cộng đồng quan tâm. Từ đó mạng lưới
kết nối với các nguồn lực khi chúng tôi làm dự án này có thể sẽ là mối quan hệ khăng khít, là
nguồn lực kế cận cho chúng tôi khi phát triển những dự án liên quan sau này. Dự án này
không chỉ mang lại kết quả trực tiếp mà còn đóng góp quan trọng vào sự nghiệp học tập và
phát triển cá nhân của các bạn thành viên nhóm dự án, đồng thời xây dựng cơ sở vững chắc
cho những hoạt động và dự án trong tương lai.
3. Tính khả thi và tính mới, tính bền vững:
3.1. Phân tích mô hình SWOT:

Điểm mạnh

- Có sự cố vấn của các chuyên gia: Dự án có thể tận dụng nguồn lực từ các nghệ
nhân hát xẩm và nhân sự có kinh nghiệm trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa. Sự kết hợp
giữa các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa đảm bảo rằng dự án được thực hiện một cách
chuyên nghiệp và hiệu quả. Một số nghệ nhân, cố vấn có thể kết nối như NSUT Lê Xuân
Diệu, Nghệ sĩ Ngô Văn Hảo, cố vấn Đinh Thảo - Chủ nhiệm CLB Xẩm 48h.

Hình 3.1. Hình ảnh Câu lạc bộ Xẩm 48h


- Dự án có kết nối với thầy cô, các bên liên quan đến văn hoá nghệ thuật bởi trưởng
nhóm hoạt động đoàn trong Liên chi Công nghiệp văn hóa và di sản cũng như học ngành
Quản lý giải trí và sự kiện. Một số bên có thể kết nối như TS Lư Thị Thanh Lê, giảng viên
Trường KHLN&NT, VICH - Trung tâm xúc tiến đầu tư quảng bá văn hóa di sản,.....
- Đội ngũ nhân sự trẻ năng động đã tham gia nhiều hoạt động, sự kiện của Đoàn -

7
Hội nên có kinh nghiệm tổ chức sự kiện. Đồng thời đội ngũ trẻ nên khai thác tốt sự sáng
tạo.
- Nhóm dự án đến từ nhiều trường khác nhau trong VNU. Vì vậy có thể kết nối với
các bạn sinh viên đến từ các trường của VNU, đặc biệt là những bạn sinh viên học khối
ngành liên quan có thể tham gia và hỗ trợ dự án dưới vai trò tình nguyện viên, cộng tác
viên. Ví dụ như Khoa Lịch sử, Khoa Văn hóa học của Trường Khoa học xã hội và nhân
văn, Ngành Quản trị tài nguyên và di sản của Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật.
- Sự khác biệt: Khai thác hình ảnh sĩ tử trong bối cảnh Văn Miếu thông qua những
bài hát Xẩm. Những câu chuyện về sĩ tử được thổi hồn vào hát Xẩm có thể truyền cảm hứng
và khuyến khích học sinh, sinh viên, trong việc học tập và nghiên cứu.

Điểm yếu

Thành viên nhóm dự án đa số là sinh viên năm nhất và năm hai nên nhân sự chưa có
nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý dự án cũng như khả năng kêu gọi và thu hút các nhà
đầu tư và nguồn tài trợ chưa có vị thế cũng như uy tín. Tuy nhiên, chúng tôi tự tin nhóm dự
án là những sinh viên đã có kinh nghiệm thành công trong việc tổ chức dự án sự kiện về văn
hóa và đồng thời, dự án có thể mời được đơn vị VICH - Trung tâm xúc tiến đầu tư quảng bá
văn hóa di sản để hỗ trợ, tư vấn và đồng hành. Đây là tổ chức có rất nhiều kinh nghiệm
trong việc nghiên cứu và tổ chức các sự kiện văn hóa.

Cơ hội

- Chưa có tổ chức/đơn vị nào đưa nội dung sĩ tử thi cử vào hát Xẩm vào bối cảnh
Văn Miếu.
- Thị trường tiềm năng: Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một điểm đến du lịch nổi
tiếng của Hà Nội, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Việc mở rộng thêm những hoạt
động mới sẽ đáp ứng nhu cầu của những du khách muốn có thêm trải nghiệm mới tại Văn
Miếu. Điều này cho thấy một thị trường tiềm năng và nhóm đối tượng tiềm năng.
- Hỗ trợ từ chính quyền: Dự án có thể nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa
phương và các tổ chức văn hóa, vì nó góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
và phát triển kinh tế du lịch bền vững của Hà Nội. Sự ủng hộ này giúp tăng tính khả thi của
dự án thông qua việc dễ dàng nhận được giấy phép và hỗ trợ về mặt chính sách. Dự án sự
kiện “Bầu Show - Độc Cầm Thanh Âm” từng được Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học
Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngỏ lời hỗ trợ nếu tổ chức ở Văn Miếu.

8
Hình 3.2. Sự kiện Bầu Show do sinh viên tổ chức được nhiều bên ủng hộ
Nguồn: Fanpage “Bầu Show - Độc Cầm Thanh Âm”
- Sự bảo hộ của Đảng và Nhà nước: Chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành lưu
giữ bảo tồn nghệ thuật truyền thông nói chung, nghệ thuật hát Xẩm nói riêng. “Nhà nước
cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các nghệ nhân hát xẩm bởi họ là "linh hồn" giữ vai trò quan
trọng trong gìn giữ, trao truyền vốn di sản văn hóa truyền thống…”3

Thách thức

- Đội ngũ nghệ nhân: Nhiều nghệ nhân xẩm lớn tuổi, trong khi số lượng người trẻ
theo đuổi nghề Hát Xẩm rất ít. Điều này dẫn đến nguy cơ mai một của nghệ thuật hát Xẩm.
Tuy nhiên, nhóm dự án đã nỗ lực tìm kiếm và có thể kết nối được với CLB Xẩm 48h.1
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử thuộc sự quản lý của nhà nước
nên việc xin cấp phép để tổ chức hoạt động sẽ liên quan đến văn bản, giấy tờ và quá trình
phức tạp. Tuy nhiên khi nhóm đã nhận được sự đồng thuận của Trung tâm Hoạt động văn
hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám thì việc này sẽ được hỗ trợ.
- Cạnh tranh với các hình thức giải trí hiện đại: Hát Xẩm phải cạnh tranh với nhiều
hình thức giải trí hiện đại khác, làm giảm sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ
đối với nghệ thuật truyền thống này. Để vượt qua thách thức này, nhóm dự án đã nỗ lực
phát triển thêm những hoạt động trải nghiệm hấp dẫn với Xẩm cho du khách, đặc biệt là du
khách trẻ là tệp khách của Văn Miếu. Là những người trẻ hiểu thế hệ Z, nhóm tin rằng, các
hoạt động này sẽ thu hút các bạn trẻ đến Văn Miếu không chỉ cầu thi cử đỗ đạt mà còn có
thể biết hình ảnh sĩ tử thi cử thông qua Hát Xẩm. 1

3
https://bvhttdl.gov.vn/bao-ton-va-phat-huy-hat-xam-trong-cuoc-song-hom-nay-20220104143520265.htm, truy
cập ngày 10/07/2023
9
3.2. Kết luận:
Tính khả thi:
Thông qua việc phân tích mô hình SWOT cho thấy sự khả thi về dự án của chúng tôi
bởi dự án có sẵn liên hệ của các nguồn lực về con người có thể kết nối để vận hành dự án một
cách hiệu quả. Bên cạnh đó, thị trường cũng như đối tượng khách của Văn Miếu - Quốc Tử
Giám là một sự tiềm năng để thực hiện dự án. Văn Miếu mở bán vé cả ban ngày lẫn tour ban
đêm. Nếu dự án đạt hiệu quả tốt sẽ có thể trở thành một trong những hoạt động quảng bá của
Văn Miếu để thu hút khách đến Văn Miếu. Và dự án này là một ngách nhỏ trong đề tài nghiên
cứu “Khai thác di sản nghệ thuật trình diễn dân gian trong phát triển kinh tế ban đêm tại Hà
Nội” của nhóm sinh viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật đạt giải Nhất cấp
trường. Vì vậy, việc triển khai dự án này được dựa trên những cơ sở khoa học vững chắc và
được sự hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa và
di sản.

Hình 3.3. Nhóm sinh viên Ngành Quản lí giải trí và sự kiện đạt Giải Nhất đề tài NCKH
Nguồn ảnh: Fanpage Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật
Ngoài ra, các mô hình tương tự là một phần minh chứng cho sự khả thi của chúng tôi.
- Dự án "Đêm Hoàng Thành" tại Hoàng Thành Thăng Long là tour tham quan ban
đêm tại Hoàng Thành Thăng Long có kết hợp các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền
thống, trình diễn ánh sáng và âm thanh, và các chương trình giáo dục về lịch sử và văn hóa.
Dự án đã giúp bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống, đồng thời nâng cao
nhận thức cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa. Dự án đã được du khách đã đánh giá cao
trải nghiệm mới mẻ và độc đáo, đồng thời đề xuất mở rộng và cải tiến thêm các hoạt động
trong tour.
- Hoạt động trải nghiệm “Say Xẩm” nội dung về Xẩm 36 phố phường do các bạn sinh
viên trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức thu hút
10
được nhiều các bên liên quan, báo chí ủng hộ. Cho thấy Xẩm là một loại hình nghệ thuật dân
gian có rất nhiều góc cạnh nội dung thú vị để khai thác.

4
Hình 3.4. “Say Xẩm” với sự tham gia của NSND Xuân Hoạch (ngoài cùng trái) cùng nghệ sĩ trẻ ở CLB Xẩm 48h

Triển lãm tranh “Sĩ Tử” tại Văn Miếu kết hợp với đơn vị Nhau Studio: Đúng với tên
gọi "Sĩ tử", triển lãm mang đến cái nhìn chân thực hình ảnh những sĩ tử ngày nay. Tại không
gian triển lãm, người xem có thể gợi nhớ đến những sĩ tử thời xưa, miệt mài đèn sách, dùi mài
kinh sử trước khi bước vào trường thi. Cho thấy nội dung liên quan đến Sĩ Tử rất thích hợp để
vận dụng trong bối cảnh Văn Miếu và khai thác chất liệu di sản nào để vận dụng vào nội dung
Sĩ Tử cũng có rất nhiều cách.5

4
https://www.vietnamplus.vn/say-xam-lan-toa-tinh-yeu-nghe-thuat-dan-gian-trong-gioi-tre-ha-thanh9624.vnp,
truy cập ngày 10/07/2024
5
https://nbtv.vn/hat-xam-can-duoc-bao-ve-khan-cap-30993.html, truy cập ngày 10/07/2024
6
https://baotintuc.vn/van-hoa/trien-lam-khac-hoa-hanh-trinh-chinh-phuc-tri-thuc-cua-cac-si-tu-2024066658.htm,
truy cập ngày 10/07/2024
11
Hình 3.4. Một góc của triển lãm tranh “Sĩ Tử”6
- Lễ giỗ tổ nghề hát Xẩm đã được phục hồi và tổ chức trọng thể tại Quốc Tử Giám, Hà
Nội, góp phần tôn vinh và giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Sự kiện này không
chỉ là dịp để tưởng nhớ các nghệ nhân hát xẩm, mà còn là cơ hội để cộng đồng và du khách
tìm hiểu sâu hơn về loại hình nghệ thuật truyền thống này. Cho thấy khu di tích Văn Miếu là
địa điểm đón nhận, ủng hộ nghệ thuật hát Xẩm.
Tính mới (sáng tạo):
Như đã biết, tour đêm là một trong những hoạt động mới của Văn Miếu, trong tour có
các trải nghiệm, tham quan với công nghệ, ánh sáng hiện đại. Còn ban ngày vào các dịp
thường có lễ hội, triển lãm tại Văn Miếu. Nhưng đến nay chưa có tổ chức/đơn vị nào tập trung
đưa hình ảnh sĩ tử vào hát Xẩm trong bối cảnh Văn Miếu để quảng bá di sản hát Xẩm cũng
như quảng bá di tích lịch sử Văn Miếu.
Hình ảnh sĩ tử thi cử cũng là một chất liệu được đưa vào Xẩm nhưng khá ít. Ví dụ như
bài Giăng sáng vườn chè, Anh khóa. Nếu dự án chúng tôi đạt hiệu quả tốt, nghệ nhân có thể
sáng tác thêm những bài hát Xẩm mới tái hiệu hình ảnh sĩ tử thi cử ở Văn Miếu qua các thời
kỳ Lý, Trần, Nguyễn….để phát triển dự án. Đồng thời trong bối cảnh hiện nay nghệ nhân có
thể sáng tác điều chỉnh tác phẩm sao cho phù hợp với thời đại.
Việc tích hợp Hát Xẩm - một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam - vào Văn Miếu
- Quốc Tử Giám là một quần thể di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo quan trọng của Việt Nam
không chỉ giúp bảo tồn và phát triển Xẩm mà còn mang lại trải nghiệm đa dạng, phong phú
cho du khách với sự kết hợp nghệ thuật truyền thống và lịch sử. Ví dụ như triển lãm tư liệu về
Xẩm, trải nghiệm trò chơi xung quanh chủ đề “Sĩ Tử”, nghe và giao lưu hát Xẩm.
Tính bền vững:

6
Nguồn:https://www.congluan.vn/du-khach-thich-thu-chiem-nguong-tranh-tai-trien-lam-si-tu-post300722.html#gallery-2 ,
truy cập ngày 10/07/2024
12
Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa: Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nghệ thuật
hát Xẩm “Xẩm Sĩ Tử” tại Văn Miếu tạo cơ hội bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống
này vì dự án sẽ tạo điều kiện cho các nghệ nhân Xẩm có cơ hội biểu diễn thường xuyên nếu
dự án đạt hiệu quả tốt.
Phát triển du lịch bền vững: Việc phân tán lượng khách tham quan Văn Miếu khi có
trải nghiệm mới giúp giảm tải áp lực lên Văn Miếu giữa hoạt động ban ngày và ban đêm,
đồng thời duy trì sự bền vững của khu di tích. Điều này giúp bảo vệ cấu trúc và môi trường
của di tích, tránh tình trạng quá tải và hư hỏng do lượng khách đông đúc.
Kinh tế và việc làm: Dự án tạo ra cơ hội việc làm và nguồn thu nhập cho các nghệ
nhân hát Xẩm nếu trở thành hoạt động thường xuyên của Văn Miếu.
Giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng: Dự án giúp nâng cao nhận thức của du
khách về giá trị văn hóa và lịch sử của Văn Miếu và nghệ thuật hát Xẩm. Điều này khuyến
khích sự tôn trọng và bảo vệ di sản văn hóa, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về tầm quan trọng
của việc gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống.
Hợp tác cộng đồng và doanh nghiệp: Dự án khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức
văn hóa di sản. Sự tham gia của các bên liên quan giúp tạo ra một hệ sinh thái di sản bền
vững, mạng lưới kết nối giữa các tổ chức văn hóa di sản cùng hướng đến lợi ích kinh tế, văn
hóa và xã hội.
Cơ sở hạ tầng bền vững: Dự án không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và môi
trường xung quanh Văn Miếu.
Đẩy mạnh quảng bá nghệ thuật truyền thống của Việt Nam ra thế giới: Văn Miếu là
điểm đến du lịch có tiềm năng thu hút du khách quốc tế, khi đi trải nghiệm Văn Miếu nếu có
hoạt động Hát Xẩm sẽ giúp nâng cao hình ảnh và vị thế văn hóa di sản Việt Nam trên bản đồ
thế giới.
4. Mục tiêu của dự án:
Mục tiêu chung:
Tạo ra được một hoạt động trải nghiệm nghệ thuật hát Xẩm trong Văn Miếu đó là
“Xẩm Sĩ Tử”, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản. Hoạt động này không chỉ
nhằm thu hút khách hàng, mang lại trải nghiệm mới lạ cho du khách mà còn giúp họ đến gần
hơn với nghệ thuật truyền thống hát Xẩm.
Đem lại lợi ích kinh tế cho các nghệ nhân hát Xẩm
Kích cầu du lịch cho Văn Miếu thông qua hoạt động truyền thông.
Mục tiêu cụ thể:
Kênh truyền thông đạt lượt tương tác cao: Fanpage 2k follow, Tiktok 5k follow
Hoạt động truyền thông online thu hút 100 lượt mua vé
Hoạt động truyền thông offline thu hút 20 lượt vé
Khi hoạt động này diễn ra, số lượng khách mua vé sẽ tăng khoảng 40% so với lượng
khách mua vé trước đây của Văn Miếu.

13
Du khách có nhận thức bảo tồn và phát huy đối với nghệ thuật truyền thống hát Xẩm,
trong đó 50% biết, 40% thích thú và tìm hiểu, 10% nghiên cứu sâu về Xẩm.
5. Nhóm đối tượng thụ hưởng của dự án:

Đối tượng Nhu cầu liên quan Lợi ích nhận được

Đối tượng Khách du lịch - Tìm hiểu văn hóa - Trải nghiệm các hoạt động của
hưởng lợi trong và ngoài Việt Nam qua nghệ Văn Miếu kết hợp nghệ thuật
trực tiếp nước. thuật Xẩm. Hát Xẩm.
- Độ tuổi: Không - Trải nghiệm hoạt - Khám phá vẻ đẹp cảnh quan
giới hạn độ tuổi, động độc đáo tại Văn Văn Miếu.
đặc biệt ở độ tuổiMiếu. - Có không gian trải nghiệm ấn
15-40. - Ảnh đẹp, check-in tượng với các hoạt động của
- Tính cách: Yêu ấn tượng. Hoạt động trải nghiệm nghệ
thích khám phá, thuật hát Xẩm
thích trải nghiệm
văn hóa.

Nghệ nhân hát - Xây dựng thương - Cơ hội thể hiện tài năng.
Xẩm: hiệu cá nhân. - Quảng bá nghệ thuật hát Xẩm.
- Tuổi: 30-60. - Tăng thu nhập từ - Tăng thêm một phần thu nhập.
- Tính cách: Yêu biểu diễn. - Giá trị cá nhân qua việc góp
thích nghệ thuật - Bảo tồn và phát huy phần bảo tồn và phát triển loại
Xẩm, có kinh nghệ thuật Hát Xẩm. hình nghệ thuật truyền thống.
nghiệm trong - Trải nghiệm không gian Văn
nghề. Miếu mà không mất vé.
- Thu nhập: Thấp
đến trung bình.

- Thu hút du khách - Thu hút đông đảo du khách


- Trung tâm Hoạt đến Văn Miếu. tham gia chuỗi hoạt động của
động văn hóa - Mở rộng quảng bá Văn Miếu khi có hoạt động mới
khoa học Văn chuỗi hoạt động của từ đó tăng doanh thu và dịch vụ
Miếu – Quốc Tử Văn Miếu. du lịch.
Giám - Tăng doanh thu.
- Bảo tồn và phát huy
nghệ thuật Hát Xẩm.

14
Đội ngũ làm dự - Bảo tồn và phát huy - Góp phần giữ gìn và phát triển
án. nghệ thuật Hát Xẩm. nghệ thuật hát Xẩm
- Mở rộng kết nối với - Trải nghiệm không gian Văn
các tổ chức Miếu mà không mất vé.
- Có lợi nhuận từ - Thu được lợi nhuận từ việc tổ
hoạt động chức hoạt động.
- Có thương hiệu cá nhân đối với
các tổ chức để từ đó gây dựng sự
uy tín, mối quan hệ phát triển ở
những dự án khác.

Đối tượng Nhà nước: - Bảo tồn di sản văn - Bảo tồn và phát huy được giá
hưởng lợi - Cơ quan quản lý hóa. trị di sản văn hóa.
gián tiếp văn hóa tại địa - Phát triển du lịch tại - Thu hút du khách, tăng ngân
phương địa phương. sách cho nhà nước.
- Cơ quan quản lý - Nâng cao hình ảnh - Nâng cao hình ảnh địa phương.
du lịch tại địa quốc gia. - Nâng cao hình ảnh quốc gia
phương trên trường quốc tế.

Các bên liên quan: - Quảng bá thương - Nâng cao hình ảnh, uy tín
- Nhà tài trợ hiệu thương hiệu
- Nhà cung ứng - Hỗ trợ cộng đồng - Góp phần bảo tồn di sản văn
dịch vụ - Nâng cao trách hóa
- Báo chí nhiệm xã hội - Tăng thiện cảm của khách
hàng, đối tác với doanh nghiệp
- Có nhiều thông tin hấp dẫn về
dự án để lên bài.

Đại học quốc gia - Nâng cao hình ảnh - Nhóm dự án - sinh viên của
Hà Nội sinh viên VNU VNU đã phát triển kỹ năng giao
- Phát triển kỹ năng tiếp, huy động nguồn lực để làm
của sinh viên dự án.
- Thương hiệu cá nhân thành
viên nhóm đại diện cho thương
hiệu VNU.

6. Vai trò của các bên liên quan:

Tên cá nhân/
Giới thiệu Vai trò trong dự án
Tổ chức

15
Chủ thể dự án Là nhóm sinh viên đến từ các - Kết nối các bên để triển khai dự
trường, các ngành của Đại học án
Quốc gia Hà Nội. - Trực tiếp vận hành tổ chức dự
án
- Đóng vai trò trực tiếp trong việc
tạo ra các chiến dịch truyền thông
để thu hút khách tham gia trải
nghiệm ở Văn Miếu.
- Cung cấp nhân sự, tạo mạng
lưới sinh viên các khối ngành liên
quan của VNU đến thực tập, trợ
giúp tại Văn Miếu như hỗ trợ dẫn
tour, phiên dịch, hỗ trợ sự kiện…
Trung tâm Hoạt Là đơn vị sự nghiệp có thu, có - Là bên trả tiền cho chủ thể dự án
động văn hóa chức năng quản lý khu di tích Văn vận hành tổ chức hoạt động
khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám; tổ chức các - Là bên cung cấp hỗ trợ địa
Miếu – Quốc hoạt động văn hóa, khoa học, đón điểm, cơ sở vật chất cho hoạt
Tử Giám tiếp và hướng dẫn khách đến tham động của dự án
quan khu di tích. - Là bên bảo hộ cho pháp lý của
dự án
VICH - Trung Là đơn vị chuyên môn hàng đầu - Cố vấn chuyên môn về nghệ
tâm xúc tiến đầu trong việc bảo tồn và quảng bá di thuật hát Xẩm
tư quảng bá văn sản văn hóa phi vật thể Việt Nam - Cố vấn chuyên môn về tổ chức
hóa và di sản sự kiện văn hóa

CLB Xẩm 48H CLB được thành lập bởi nhóm bạn - Cung cấp đội ngũ nghệ nhân hát
trẻ có niềm đam mê với hát Xẩm. Xẩm
CLB đã tổ chức nhiều hoạt động - Tìm kiếm và đào tạo các nguồn
nhằm lưu giữ và quảng bá nghệ lực nghệ sĩ mới cho dự án (nếu dự
thuật Xẩm như Xẩm on bus, Xẩm án phát triển và có cộng đồng các
se duyên…. bạn trẻ muốn theo nghệ thuật này)

16
Đại học Quốc - ĐHQGHN có các khoa, viện - Hỗ trợ cung cấp nguồn lực về
gia Hà Nội nghiên cứu về văn hóa, lịch sử và con người, mạng lưới sinh viên
nghệ thuật, có thể cung cấp kiến (các bạn trẻ) cho dự án
thức chuyên sâu và đào tạo cho - Hỗ trợ truyền thông cho dự án
sinh viên về các giá trị văn hóa, đặc đến cộng đồng sinh viên VNU,
biệt là nghệ thuật xẩm. Các giảng đặc biệt là sinh viên có khối
viên và sinh viên tại ĐHQGHN có ngành liên quan.
thể đóng góp vào dự án thông qua
các hoạt động giảng dạy, nghiên
cứu và truyền thông.
- ĐHQGHN có các nền tảng công
nghệ thông tin mạnh mẽ, có thể hỗ
trợ trong việc phát triển các ứng
dụng công nghệ, trang web và các
phương tiện truyền thông để quảng
bá và chia sẻ thông tin về dự án.
Sinh viên Đại Sinh viên của các khối ngành liên - Có thể tham gia vào các hoạt
học Quốc gia quan trong VNU như Ngành Quản động nghiên cứu, biểu diễn xẩm
Hà Nội trị tài nguyên di sản của Trường sĩ tử.
KHLN&NT, Khoa lịch sử và Khoa - Trở thành CTV của dự án trong
du lịch của Trường KHXH&NV. hoạt động truyền thông, hoạt
động tổ chức
- Là nguồn lực để mở rộng phát
triển dự án
- Là nguồn lực để cung cấp, hợp
tác với Văn Miếu, với các tổ chức
văn hóa nghệ thuật.
7. Kế hoạch truyền thông:
Để đạt được mục tiêu truyền tải sự nhận thức về bảo tồn và phát huy văn hóa di sản
cũng như thu hút người đến tham gia hoạt động trải nghiệm “Xẩm Sĩ Tử”, nhóm sẽ có một kế
hoạch truyền thông với những chiến lược cụ thể tiếp cận nhóm công chúng của dự án. Đặc
biệt, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử nổi tiếng ở Hà Nội là chất liệu để khai thác
truyền thông hiệu quả giống như nhóm truyền thông của Nhà tù Hỏa Lò đã thành công trong
việc truyền thông thu hút du khách đến di tích này.
7.1. Định hướng truyền thông:
Đối tượng
Tất cả công chúng, tệp khách của Văn Miếu, đặc biệt các bạn trẻ độ tuổi từ 18-30 tuổi
Đối tượng tiềm năng: Học sinh, sinh viên các khối ngành liên quan đến lịch sử, văn
hóa, nghệ thuật đang sinh sống và học tập trên địa bàn Hà Nội
Đặc điểm: Trẻ trung, thích trải nghiệm những điều mới, mong muốn tìm hiểu văn hóa

17
Mục tiêu
Truyền tải được thông điệp về nhận thức bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát Xẩm
Truyền tải được thông tin về hoạt động trải nghiệm “Xẩm Sĩ Tử” tại Văn Miếu
7.2. Lựa chọn kênh truyền thông:

Kênh truyền thông Thực hiện Mục tiêu

- Tạo các bài đăng hấp dẫn có nội - Đạt 2k follow Fanpage và
dung cung cấp các thông tin về 100+ tương tác/bài viết.
Xẩm và về hoạt động hát Xẩm tại - Thu hút 1k lượt tiếp cận/bài
Văn Miếu viết
- Bắt trend, tạo xu hướng ở các bài - Cung cấp được đầy đủ thông
Fanpage
đăng để không bị khô khan về tin về hoạt động đến đối tượng
kiến thức văn hóa
-Sử dụng hashtag #XamSiTu
#HatXam #VanMieu để tăng khả
năng tiếp cận.

- Xây dựng kênh tiktok với nội - Đạt 5k người follow kênh và
dung chia sẻ về nghệ thuật hát đạt 3k view/clip
Xẩm - Tiếp cận nhanh chóng và hiệu
quả đến lượng lớn người dùng
Tiktok
tiềm năng.
- Xây dựng hình ảnh trẻ trung,
năng động và thu hút cho dự
án.

- Dán poster, banner quảng cáo về - Tiếp cận được đối tượng
hoạt động trải nghiệm “Xẩm Sĩ trung niên, người già một cách
Tử” quanh khu vực gần Văn Miếu trực tiếp
- Tạo ra sự nhận diện lâu dài:
Quảng cáo in ấn thường tồn tại
lâu hơn so với các loại hình
quảng cáo khác. Người trung
Quảng cáo ngoài
niên có thể giữ lại và đọc lại
trời
các bài viết, quảng cáo này
nhiều lần.
-Tiếp cận đa dạng đối tượng:
Các ấn phẩm in ấn còn tiếp cận
đến nhiều đối tượng khác, bao
gồm cả gia đình và bạn bè của
họ, người dân sinh sống hoặc đi

18
qua khu vực đó, mở rộng phạm
vi tiếp cận của dự án.

7.3. Chiến lược truyền thông đối với các nhóm công chúng”

Phương pháp
Áp dụng Đối tượng Tác động
chiến lược
Hỗ trợ truyền - Liên kết với các tổ chức - Các tổ chức - Tăng cường uy tín và độ
thông văn hóa, nghệ thuật. văn hóa, nghệ tin cậy cho dự án.
- Liên kết với các page thuật. - Tạo mạng lưới lan tỏa
Đoàn cấp cơ sở, CLB trong - Đoàn trường rộng rãi cho công chúng
VNU đặc biệt là trường có có chuyên của cơ sở đó.
chuyên ngành liên quan đến ngành xã hội - Thu hút các bạn sinh viên
văn hóa, lịch sử, di sản. (như Trường có chuyên ngành liên quan
KHLN&NT,
Trường
KHXH&NV)
- Các CLB có
lĩnh vực liên
quan trong
VNU như
CLB Đại sứ di
sản, CLB
Tuyên truyền
văn hóa - lịch
sử
Bảo trợ truyền Liên kết với báo chí và các Cộng đồng -Lan tỏa thông tin về dự
thông cơ quan truyền thông sẽ án đến rộng rãi công chúng
mang lại sự hỗ trợ tin cậy qua các bài viết, phóng sự.
về mặt thông tin và quảng - Tăng độ nhận diện
bá. Các bài viết, phóng sự thương hiệu và thu hút sự
về dự án trên các tờ báo, chú ý của dư luận.
kênh truyền hình sẽ giúp - Nâng cao uy tín và giá trị
thông tin về dự án lan tỏa tin cậy của dự án.
rộng rãi hơn, tiếp cận được - Góp phần bảo tồn và phát
nhiều đối tượng khác nhau. huy giá trị di sản văn hóa
hát Xẩm.
Tuyển Cộng - CTV không chỉ là người Sinh viên, - Giảm bớt chi phí truyền
tác viên - hỗ trợ dự án mà còn là thanh niên yêu thông và tổ chức sự kiện.
Truyền thông phương tiện hữu ích để lan thích văn hóa, - Mang lại nguồn năng
nội bộ tỏa dự án. Truyền thông nội lịch sử, đặc lượng trẻ trung, sáng tạo
bộ là hoạt động PR hiệu biệt là sinh
19
quả. Chính các CTV sẽ viên VNU có cho dự án.
đăng bài, set avt, frame để khối ngành - Tăng cường sự kết nối
lan tỏa về dự án mà mình liên quan với cộng đồng và thu hút
đang cộng tác. sự tham gia của giới trẻ.
- Như CLB Tuyên truyền - Góp phần lan tỏa thông
Văn hóa - Lịch sử của tin và quảng bá dự án hiệu
trường Đại học quả
KHXH&NV hiện tại là
cộng tác viên dẫn tour cho
các địa điểm lịch sử nổi bật
tại Hà Nội như Nhà tù Hỏa
Lò, Hoàng thành Thăng
Long….
Cuộc thi online - Tạo một cuộc thi online Bạn bè, gia - Giúp tăng lượt tương tác
chia sẻ kiến thức về Xẩm đình của bài đăng và lượt follow
trên fanpage người chơi. page
- Người tham gia sẽ cần - Giúp lan tỏa về thông tin
làm các thao tác follow, hoạt động khi người chơi
share bài để được nhận share bài.
phần thưởng.
Tương tác trải - Khách đến tham gia hoạt - Giúp lan tỏa thông tin về
nghiệm tại hoạt động trải nghiệm nghệ thuật dự án
động hát Xẩm tại Văn Miếu sẽ
phải trải qua một vài thử
thách như checkin tại sự
kiện và chia sẻ lên trang cá
nhân..
8. Các hoạt động của dự án:

Tên hoạt
Mô tả Chỉ báo Tác động
động

Giai đoạn: Tổ chức Hoạt động trải nghiệm nghệ thuật hát Xẩm

1. Trò chơi - Tên “Sĩ Tử Xưa” - Thu hút được 100% 1. Gây hứng thú và
dân gian - Nội dung: Du khách khách tham gia trò chơi, thu hút người tham
tương tác khi đến Hoạt động trải trong đó 70% khách gia:
nghiệm “Xẩm Sĩ Tử” sẽ hứng thú và tiếp thu - Trò chơi tương tác
được tham gia các trò kiến thức, 30% khách giúp tạo bầu không khí
chơi dân gian liên quan chỉ trải nghiệm. vui vẻ, sôi nổi, thu hút
đến việc thi cử của sĩ tử sự chú ý và khơi gợi
các thời, lịch sử của hứng thú cho người

20
Văn Miếu. Trải qua đủ tham gia, đặc biệt là đối
các thử thách của trò với những ai chưa tìm
chơi sẽ được nhận phần hiểu về lịch sử khoa cử
thưởng là “chữ” của Việt Nam.
thầy Đồ. - Thay vì tiếp thu thông
- Mục đích tổ chức: tin thụ động qua bài
Đem lại cho du khách giảng, trò chơi giúp
sự tiếp cận thú vị với người tham gia chủ
các thông tin kiến thức động khám phá và học
về sĩ tử xưa. Từ đó việc hỏi một cách tự nhiên,
trải nghiệm âm nhạc hát hiệu quả.
Xẩm sẽ hiệu quả hơn 2. Tăng cường kiến
khi du khách đã hiểu về thức và hiểu biết:
hình ảnh sĩ tử xưa. - Thông qua các trò chơi
được thiết kế cẩn thận,
người tham gia sẽ được
tìm hiểu về các khía
cạnh khác nhau của
khoa cử Việt Nam thời
xưa, bao gồm: quy trình
thi cử, các kỳ thi, các vị
trí quan lại, trang phục,
đạo cụ,...
- Bên cạnh đó, người
tham gia cũng có cơ hội
tìm hiểu về lịch sử và
kiến trúc của Văn Miếu
Quốc Tử Giám, di tích
lịch sử quan trọng gắn
liền với truyền thống
hiếu học của dân tộc.
3. Phát huy giá trị văn
hóa:
- Trò chơi tương tác
được xây dựng dựa trên
các yếu tố văn hóa dân
gian, góp phần giới
thiệu và lan tỏa giá trị
văn hóa truyền thống
đến với thế hệ trẻ.
- Hoạt động này cũng

21
góp phần bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa
của dân tộc, đặc biệt là
nghệ thuật dân ca Xẩm
và di tích Văn Miếu
Quốc Tử Giám.

2. Triển - Tên “Xẩm Xưa” - 100% khách tham gia - Triển lãm với hình
lãm - Nội dung: Triển lãm xem triển lãm trong đó ảnh, hiện vật sinh động
“Xẩm Xưa” sẽ tái hiện 70% khách hứng thú về hát Xẩm sẽ tạo điểm
lại những tư liệu, hình xem và tiếp thu kiến nhấn thu hút sự chú ý
ảnh, nguồn gốc, lịch sử thức, 20% xem và biết của người tham gia
về Xẩm. Ngoài ra khi qua, 10% xem và có ngay từ đầu.
đến với Hoạt động trải nhận thức chuyên sâu
nghiệm nghệ thuật hát - 100% khách xem triển - Việc trưng bày các
Xẩm, du khách sẽ được lãm, trong đó 50% nhận hiện vật, tư liệu lịch sử
cầm infographic có gắn thức được việc bảo tồn, sẽ giúp người tham gia
mã QR của Ban tổ chức 40% nhân thức được có cái nhìn trực quan và
nhận feedback về Hoạt việc bảo tồn và tìm hiểu sống động hơn về cuộc
động trải nghiệm nghệ về Xẩm, 10% nhận thức sống của người Việt
thuật hát Xẩm. và tìm cách phát huy. Nam gắn với Xẩm trong
- Mục đích tổ chức: xã hội xưa như thế nào.
Đem lại cho du khách
sự tiếp cận gần gũi với
các thông tin kiến thức
về Xẩm. Từ đó việc trải
nghiệm những giai điệu
Xẩm sẽ hiệu quả hơn
khi du khách đã hiểu về
loại hình nghệ thuật hát
Xẩm.

3. Nghe và - Nội dung: - 100% khách nghe hát 1. Gây hứng thú và
giao lưu hát + Talk show trò chuyện Xẩm, trong đó 60% truyền cảm hứng:
Xẩm giữa nghệ sĩ và khán giả hiểu những giai điệu Âm nhạc Xẩm với giai
về giai điệu Xẩm như Xẩm và nhận thức được điệu mộc mạc, giản dị
thế nào, nội dung trong việc bảo tồn, 30% nghe nhưng đầy chất tự sự,
Xẩm thường có gì, và hiểu và muốn trải cùng lời ca sâu lắng, ý
hình ảnh Sĩ Tử ở bài nghiệm, 10% yêu thích nghĩa sẽ khơi gợi cảm
Xẩm là những bài gì. và muốn học hát Xẩm xúc và truyền cảm hứng
+ Nghe Hát Xẩm cho người nghe, đặc
+ Khán giả trải nghiệm biệt là đối với những ai

22
gõ bộ phách, trống đế quan tâm đến lịch sử và
trong lúc hát Xẩm. văn hóa Việt Nam.
- Mục đích tổ chức: Đây Hoạt động giao lưu hát
là hoạt động chính trong Xẩm sẽ tạo cơ hội cho
Hoạt động trải nghiệm người tham gia trực tiếp
nghệ thuật hát Xẩm, du trải nghiệm và cảm
khách sẽ vừa được nghe nhận vẻ đẹp của loại
vừa được thử Xẩm. hình nghệ thuật dân
gian độc đáo này, từ đó
hun đúc tình yêu và
niềm tự hào dân tộc.
2. Tăng cường hiểu
biết về văn hóa và lịch
sử:
Người tham gia còn có
cơ hội tìm hiểu về
phong tục tập quán, đời
sống xã hội và những
giá trị văn hóa truyền
thống của Việt Nam
thời xưa thông qua các
bài hát Xẩm

Giai đoạn: Sau khi tổ chức Hoạt động trải nghiệm nghệ thuật hát Xẩm

4. Khảo sát Dự án tiến hành khảo - Bên cạnh việc thu thập
sát với chủ đề: “ Cảm - 100% phiếu khảo sát phản hồi trực tiếp, dự án
nhận về Hoạt động trải trong đó 50% phản hồi cũng sẽ theo dõi và
nghiệm nghệ thuật hát tích cực, 40% phản hồi đánh giá phản hồi gián
Xẩm Xẩm Sĩ Tử trong tích cực và đề xuất phát tiếp qua các chỉ số trên
bối cảnh của Văn Miếu” huy, 10% phản hồi đóng mạng xã hội. Các chỉ số
- Phương pháp khảo sát: góp thay đổi. như lượt tiếp cận, lượt
+ Khảo sát bằng bảng thích, chia sẻ và bình
hỏi thông qua mã QR luận trên trang chính
google form khi du thức của dự án và các
khách tham gia Hoạt kênh truyền thông khác
động trải nghiệm nghệ sẽ được phân tích cẩn
thuật hát Xẩm được thận. Điều này giúp dự
phát infographic. án hiểu rõ hơn về mức
độ quan tâm và tương
+ Phỏng vấn trực tiếp
tác của công chúng, từ
du khách
đó điều chỉnh các chiến
+ Phỏng vấn sâu với

23
chuyên gia: Đinh Thảo - lược truyền thông và tổ
Chủ nhiệm CLB Xẩm chức buổi biểu diễn cho
48h, TS Lư Thị Thanh phù hợp.
Lê, Ban quản lí Văn
Miếu.
- Địa điểm khảo sát:
Văn Miếu - Quốc Tử
Giám
- Phương pháp xử lý
thông tin: sử dụng phần
mềm SPSS
Hoạt động của dự án sử
dụng phương pháp khảo
sát thực tế cần đáp ứng
được các tiêu chí sau:
- Thông tin trung thực,
chính xác
- Xác định cụ thể đối
tượng, địa điểm khảo
sát
- Tổng hợp, xử lý thông
tin sau khảo sát.

5. Định Dựa vào khảo sát, nhóm - Giả định 1: Hoạt động - Để đảm bảo nội dung
hướng hoạt dự án và Trung tâm trải nghiệm nghệ thuật Hoạt động trải nghiệm
động Hoạt động văn hóa khoa hát Xẩm “Xẩm Sĩ Tử” nghệ thuật hát Xẩm
học Văn Miếu – Quốc sẽ trở thành hoạt động được tổ chức thường
Tử Giám sẽ làm việc định kỳ trong Văn xuyên mà không bị
cùng nhau để đưa ra Miếu, Trung tâm Hoạt nhàm chán, nhóm dự án
định hướng hoạt động động văn hóa khoa học có thể cùng làm việc với
cho Hoạt động trải Văn Miếu – Quốc Tử nghệ nhân, cố vấn để
nghiệm nghệ thuật hát Giám là người tổ chức, sáng tác ra những đoạn
Xẩm “Xẩm Sĩ Tử” nhóm dự án được thuê Xẩm mới về hình ảnh sĩ
và trả tiền để vận hành. tử thi cử.
Ngân sách chính là tiền
thuê và % lợi nhuận bán
vé qua hoạt động truyền
thông (nếu có).
- Giả định 2: Hoạt động
trải nghiệm nghệ thuật
hát Xẩm “Xẩm Sĩ Tử”
được hỗ trợ địa điểm, tổ
24
chức ở Hồ Văn (đối
diện Văn Miếu chứ
không nằm trong khuôn
viên hoạt động của Văn
Miếu) định kỳ vào các
dịp lễ, dịp thi cử quan
trọng và hoạt động với
ngân sách chính là tiền
thu vé tham gia Hoạt
động trải nghiệm nghệ
thuật hát Xẩm.

9. Kế hoạch triển khai dự án:


9.1 Phân tách công việc của dự án và tiến độ thời gian của dự án:
Mô hình phân tách công việc

Mạng lưới công việc AON:

Biểu đồ gantt theo tiến độ dự án:

25
Dự kiến, dự án được thực hiện trong 161 ngày với 3 phần chính:
- Chuẩn bị dự án trong 19 tuần
- Thực hiện dự án trong 1 tuần
- Đánh giá và làm việc với Văn Miếu trong 3 tuần
9.2. Nguồn nhân sự:
Ban tổ chức:
Trưởng ban quản lý dự án: Quản lý dự án, lên kế hoạch, điều phối và giám sát công
việc chung của cả nhóm.
Trưởng nhóm nội dung: Làm việc với các nghệ sĩ, cố vấn về việc xây dựng nội dung
chương trình
Trưởng nhóm truyền thông: Lên kế hoạch chi tiết cho các hoạt động truyền thông như:
quảng bá, truyền thông, xây dựng hình ảnh dự án, đào tạo CTV. Trực tiếp đại diện làm việc
các đơn vị đối tác truyền thông.
Trưởng nhóm đối ngoại: Quản lý ngân sách và tài chính của dự án.
Trưởng tổ chức sự kiện: Lên kế hoạch tổ chức các hoạt động và trực tiếp giám sát vận
hành, đào tạo CTV
Nhóm nội dung: (Phụ trách chính: Nguyễn Phương Linh)
Cố vấn sử học: Hỗ trợ, tư vấn nội dung cho các hoạt động liên quan đến lịch sử thi cử.
Cố vấn văn hóa nghệ thuật: Hỗ trợ, tư vấn về nội dung về Hát Xẩm
Biên kịch: Dựa trên sự tư vấn từ nhà sử học và cố vấn văn hóa nghệ thuật để lên ý
tưởng cho kịch bản chương trình, nghiên cứu các chủ đề và nguồn tài liệu.
Nhóm truyền thông: (Phụ trách chính: Lê Khánh Ly)
Gồm 10 CTV truyền thông: Sáng tạo nội dung, thiết kế ấn phẩm, quản lý fanpage,
quay chụp, làm việc với các đối tác truyền thông.
Nhóm đối ngoại: (Phụ trách chính: Nguyễn Cao Việt)
Gồm 2 CTV tài chính: Hỗ trợ trưởng nhóm tài chính tạo dựng hồ sơ trong giai đoạn
gọi vốn, quản lý số liệu tài chính, dòng tiền.
26
Nhóm tổ chức sự kiện: (Phụ trách chính: Mai Quốc Trung)
10 CTV hỗ trợ: Phụ trách các công việc hỗ trợ trong việc chuẩn bị hậu cần theo kế
hoạch và chạy điều phối Hoạt động trải nghiệm nghệ thuật hát Xẩm.
9.3. Ngân sách (giả định):
Để đảm bảo dự án "Xẩm Sĩ Tử” - Hoạt động trải nghiệm nghệ thuật hát Xẩm tại Văn
Miếu - Quốc Tử Giám được triển khai hiệu quả và bền vững, việc huy động và quản lý nguồn
ngân sách là rất quan trọng, hoạt động này được cụ thể như sau:
Ngân sách chính:
Hỗ trợ từ Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám
% lợi nhuận từ việc hỗ trợ bán vé cho Văn Miếu thông qua truyền thông online (sẽ
đàm phán nếu trở thành hoạt động thường xuyên)
Sử dụng phương pháp ước tính từ dưới lên (Bottom-up) - thông qua việc ước tính chi
phí cho từng hạng mục nhỏ để tìm ra tổng ngân sách cần sử dụng để thực hiện dự án. Kinh phí
hoạt động của mạng lưới dựa trên nguyên tắc tự chủ tài chính được huy động từ các nguồn:
Nội dung thu
Giả định 1: Tổ chức trong khuôn viên của Văn Miếu

STT Nguồn Thành tiền (VND) Ghi chú

1 Vốn đầu tư từ Trung tâm Hoạt 6.000.000 Có thể điều chỉnh


động văn hóa khoa học Văn Miếu theo dự toán chi phí
– Quốc Tử Giám dự án cần

Tổng thu: 6.000.000 VNĐ

Giả định 2 (sau khi đánh giá và định hướng hoạt động dự án): Tổ chức ở hồ Văn (đối
diện Văn Miếu)

ST Đơn Số
Nguồn Thành tiền (VND) Ghi chú
T giá lượng

Giá vé có thể điều


Bán vé tham gia
1 70.000 100 7.000.000 chỉnh theo dự toán
hoạt động
chi phí dự án cần

Tổng thu: 7.000.000 VNĐ

Nội dung chi

27
Nội dung khoản Số Dự toán Tổng cộng
STT Hạng mục Ghi chú
chi lượng (VNĐ) (VND)

Chi phí cho tổ


Chi phí hậu
chức trò chơi + 2.000.000 2.000.000
cần
triển lãm

1. Chi
Truyền
phí cố In ấn 1.500.000 1.500.000
thông
định
Nghệ nhân hát
Nhân sự 3 500.000 1.500.000
Xẩm

Tổng chi phí cố định: 5.000.000 VND

2. Chi Chạy bài viết


Marketing 2.000.000 Nếu truyền
phí biến quảng cáo trên 2.000.000
và quảng bá thông flop
đổi facebook

Tổng chi phí biến động: 2.000.000 VNĐ

Chi phí đề
phòng rủi ro thời Để xử lý
3. Chi
tiết các rủi ro
phí dự 1.000.000 1.000.000
không
phòng
Một số chi phí mong muốn
khác (nếu có)

Tổng chi phí dự phòng: 1.000.000 VND

TỔNG CHI: 8.000.000 VNĐ

9.4 Phân tích và giảm thiểu rủi ro của dự án


Cơ sở đánh giá:
- Mức độ xuất hiện đánh giá khả năng xảy ra rủi ro trên thang điểm tăng dần từ 1-5.
- Mức độ tác động đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với dự án trên thang
điểm tăng dần từ 1-5.
- Điểm đánh giá rủi ro = (Mức độ xuất hiện) x (Mức độ tác động).
Trong đó:
+ 20-25: Rủi ro đặc biệt nghiêm trọng.
+ 14-19: Rủi ro nghiêm trọng.

28
+ 7-13: Rủi ro trung bình.
+ 1-6: Rủi ro thấp.
Các biện pháp dự kiến đối với các rủi ro:
- Đối với rủi ro đặc biệt nghiêm trọng: Né tránh rủi ro.
- Đối với rủi ro nghiêm trọng: Chuyển dịch rủi ro, bảo hiểm
- Đối với rủi ro trung bình: Ngăn ngừa thiệt hại, giảm bớt thiệt hại.
- Đối với rủi ro thấp: Chấp nhận rủi ro, tự bảo hiểm.

Các mặt
Mức Điểm
liên Mức Giải pháp dự kiến
Rủi ro của dự độ đánh
Giai đoạn quan độ tác phòng tránh và ứng
án xuất giá
của dự động phó với các rủi ro.
hiện rủi ro
án

- Phòng tránh: Chuẩn


bị kỹ càng các giấy tờ
thủ tục cần thiết, hỏi ý
kiến của các chuyên
gia pháp lý, luật sư uy
tín làm căn cứ để xác
Bị chậm trễ định thời gian nộp đơn
Chuẩn bị Căn cứ trong việc xin xin giấy phép phù hợp.
3 4 12
dự án pháp lý giấy phép hoạt - Ứng phó: Chủ động
động dự án. làm việc với các cơ
quan thẩm định, cấp
phép, gỡ rối các khúc
mắc về giấy tờ, thủ tục
hành chính để rút ngắn
thời gian chờ đợi hết
sức có thể.

- Phòng tránh: tích


Khó trong cực kêu gọi các doanh
công tác kêu nghiệp, chủ đầu tư,
gọi tài trợ, huy các tổ chức cộng đồng
Đầu tư
Ngân động vốn tài trợ để có đủ ngân
xây dựng 4 5 20
sách (không gọi sách cần thiết.
dự án
được vốn hoặc - Ứng phó: Bàn bạc,
không kêu gọi tổ chức họp lại giữa
được đủ vốn). các thành viên của ban
quản lý dự án, mở

29
rộng phạm vi kêu gọi
vốn, giao phó trách
nhiệm gọi thêm vốn
cho các cá nhân cụ
thể; tranh thủ gây quỹ
từ hoạt động trường
học, các cơ sở Đoàn-
Hội trong VNU

- Phòng tránh: Liên


tục giám sát quá trình
thi công thiết kế, nhắc
Tiến độ không
nhở bên thi công cập
đạt yêu cầu của
nhật đúng tiến độ công
Đối tác đối tác dẫn đến
4 5 20 việc.
tài trợ. khả năng bị cắt
- Ứng phó: Thỏa
giảm hoặc rút
thuận lại với phía đối
tài trợ.
tác để cùng đưa ra các
giải pháp khắc phục,
đặt thêm thời hạn.

- Phòng tránh: Khi


ban quản lý dự án tìm
các chuyên gia, nghệ
sĩ để phục vụ dự án,
phải thăm hỏi họ về
Đội ngũ tình hình sức khỏe và
chuyên gia, các lịch trình cá nhân
nghệ sĩ có thể xem có đáp ứng được
Nhân lực gặp vấn đề về 2 5 10 tốt công việc hay
sức khỏe, thời không.
gian hoặc khả - Ứng phó: Ban quản
năng làm việc. lý dự án phải tìm thuê
chuyên gia, nghệ sĩ
hay một bên thiết kế
khác để tiếp tục triển
khai dự án theo kế
hoạch.

30
- Phòng tránh: Theo
dõi các kênh truyền
thông, báo đài, cập
nhật các thông tin mới
nhất về tình hình chính
trị, xã hội,... để kịp
thời đưa ra các giải
pháp ứng phó khi xảy
ra sự cố.
- Ứng phó: Rủi ro này
Thời tiết cực
buộc chủ dự án và ban
đoan làm chậm
Môi quản lý phải chấp
trễ, tạm dừng
trường tự 1 5 5 nhận, tuy nhiên nếu
các hoạt động
nhiên nguồn ngân sách cho
triển khai tổ
phép có thể chuẩn bị
chức
một nguồn quỹ dự
phòng trước khi khởi
công để bù đắp, nâng
cao khả năng ngăn
ngừa thiệt hại; Có thể
thay đổi địa điểm từ
ngoài trời vào trong
nhà nếu được sự đồng
ý của Ban Quản lý địa
điểm

- Phòng tránh: Công


tác chuẩn bị vật lực,
lập nguồn vốn lưu
động phải được chuẩn
bị kỹ càng từ trước,
phòng ngừa các
Chi phí phát
trường hợp xấu bất
Vận hành sinh ngoài dự
Ngân ngờ nảy sinh.
tổ chức kiến do sửa 3 4 12
sách - Ứng phó: Sử dụng
hoạt động chữa, bổ sung
nguồn vốn dự phòng
vật lực.
của dự án. Trong
trường hợp nguồn vốn
không đủ cần triển
khai với các ban quản
lý dự án nhanh chóng
đi kêu gọi tài trợ bổ

31
sung từ các bên đầu tư
để chi trả cho các hạng
mục phát sinh.

Nếu không có
sự chuẩn bị kỹ
- Phòng tránh: Kiểm
lưỡng và đào
soát chất lượng biểu
tạo chuyên sâu,
diễn; Phân công giám
có thể dẫn đến
Chất sát chuyên môn; Đào
chất lượng của
lượng tổ tạo đội ngũ vận hành
hoạt động 3 4 12
chức hoạt chỉn chu; Lấy phản hồi
không đạt yêu
động từ khách hàng và du
cầu, gây mất
khách; Sử dụng hợp
niềm tin và
đồng và cam kết.
hứng thú từ
phía khán giả
và du khách.

- Thiết kế trò - Đánh giá nhu cầu và


chơi chưa phù kiến thức của người
hợp: Nếu trò tham gia: Trước khi tổ
chơi được thiết chức Hoạt động trải
kế quá khó nghiệm nghệ thuật hát
hoặc quá dễ, Xẩm, cần đánh giá
hoặc không nhu cầu và kiến thức
Trò chơi phù hợp với của người tham gia để
2 5 12
dân gian đối tượng tham thiết kế trò chơi phù
gia, có thể dẫn hợp.
đến tình trạng
nhàm chán, hụt - Lựa chọn trò chơi
hẫng hoặc thất cẩn thận: Cần lựa chọn
vọng cho trò chơi có tính giáo
người chơi. dục, phù hợp với văn
- Thiếu sự điều hóa và bối cảnh lịch

32
phối: Nếu hoạt sử, đồng thời đảm bảo
động trò chơi an toàn cho người
không được tham gia.
điều phối tốt, Chuẩn bị kỹ lưỡng:
có thể dẫn đến Cần chuẩn bị kỹ lưỡng
tình trạng lộn về trang thiết bị, đạo
xộn, mất trật cụ, cũng như tập huấn
tự, ảnh hưởng kỹ lưỡng cho nhân
đến chất lượng viên điều phối để đảm
chung của bảo hoạt động diễn ra
Hoạt động trải suôn sẻ.
nghiệm nghệ - Giám sát chặt chẽ:
thuật hát Xẩm. Cần giám sát chặt chẽ
- Sử dụng hoạt động trò chơi để
trang phục, đạo đảm bảo an toàn cho
cụ không phù người tham gia và
hợp: Việc sử ngăn chặn các hành vi
dụng trang vi phạm quy định.
phục, đạo cụ - Tôn trọng di sản:
không phù hợp Cần tổ chức hoạt động
với văn hóa trò chơi một cách tôn
hoặc bối cảnh trọng di sản văn hóa,
lịch sử có thể không gây tổn hại đến
gây phản cảm di vật hoặc làm bẩn di
cho người tích.
tham gia và
ảnh hưởng đến
tính giáo dục
của hoạt động

33
Thiếu thông
tin: Nếu triển
lãm được tổ
chức với lượng
thông tin ít ỏi,
thiếu chuyên
môn hoặc chưa Giải pháp
được trình bày
-Lựa chọn chủ đề và
một cách hấp
nội dung phù hợp:
dẫn, có thể dẫn
Cần lựa chọn chủ đề
đến tình trạng
và nội dung triển lãm
nhàm chán và
phù hợp với đối tượng
không thu hút
tham quan, đảm bảo
được người
tính khoa học, chính
tham quan.
xác và hấp dẫn.
Sắp xếp bố
cục không
- Thiết kế bố cục hợp
hợp lý: Việc
lý: Cần thiết kế bố cục
sắp xếp bố cục
triển lãm một cách
triển lãm
hợp lý, logic, khoa học
không hợp lý,
Triển lãm 5 4 10 để giúp người tham
thiếu logic có
quan dễ dàng tiếp cận
thể khiến
và tìm hiểu thông tin.
người tham
quan khó khăn
trong việc tiếp - Sử dụng đa dạng
cận và tìm hiểu hình thức trưng bày:
thông tin. Nên sử dụng đa dạng
hình thức trưng bày
Thiếu sự
như ảnh chụp, tranh
tương tác:
ảnh, hiện vật, tư liệu,
Nếu triển lãm
video,... kết hợp với
chỉ trưng bày
thuyết minh bằng âm
các hiện vật và
thanh, hình ảnh để tạo
tư liệu mà
sự sinh động và thu
không có hoạt
hút người tham quan.
động tương
tác, có thể
khiến người
tham quan cảm
thấy thụ động
và không có
hứng thú tìm

34
hiểu.
Hình ảnh và
âm thanh
không phù
hợp: Việc sử
dụng hình ảnh
và âm thanh
không phù hợp
với chủ đề
triển lãm hoặc
chất lượng
hình ảnh, âm
thanh kém có
thể gây ảnh
hưởng đến trải
nghiệm của
người tham
quan.

Thiếu kiến Giải pháp:


thức nền tảng: Cung cấp thông tin
Nếu người giới thiệu: Cung cấp
tham gia không cho người tham gia
có kiến thức thông tin giới thiệu về
nền tảng về dân ca Xẩm trước khi
dân ca Xẩm, tham gia Hoạt động
họ có thể gặp trải nghiệm nghệ thuật
khó khăn trong hát Xẩm để họ có thể
việc tiếp thu hiểu rõ hơn về loại
Nghe và nội dung và hình âm nhạc này.
giao lưu cảm nhận giá 3 4 10 Lựa chọn địa điểm
hát Xẩm trị nghệ thuật phù hợp: Lựa chọn
của loại hình địa điểm tổ chức Hoạt
âm nhạc này. động trải nghiệm nghệ
Chất lượng thuật hát Xẩm có hệ
âm thanh: thống âm thanh tốt,
Nếu chất lượng đảm bảo đủ chỗ ngồi
âm thanh cho người tham gia và
không tốt, có đáp ứng các yêu cầu
thể ảnh hưởng về an toàn.
đến việc Tạo sự tương tác:
thưởng thức Thiết kế hoạt động
35
âm nhạc của nghe và giao lưu hát
người tham xẩm một cách sôi nổi,
gia, gây khó tạo điều kiện cho
chịu và mất tập người tham gia tương
trung. tác với nghệ sĩ biểu
Thiếu sự diễn và chia sẻ cảm
tương tác: nhận của họ về âm
Nếu hoạt động nhạc.
nghe và giao Lựa chọn nội dung
lưu hát xẩm phù hợp: Lựa chọn
diễn ra thụ bài hát Xẩm có nội
động, thiếu sự dung phù hợp với đối
tương tác giữa tượng tham gia và bối
nghệ sĩ biểu cảnh văn hóa của Hoạt
diễn và người động trải nghiệm nghệ
tham gia, có thuật hát Xẩm.
thể dẫn đến
tình trạng
nhàm chán và
không hiệu
quả.
Nội dung
không phù
hợp: Nếu nội
dung bài hát
Xẩm không
phù hợp với
đối tượng tham
gia hoặc bối
cảnh văn hóa.

36
- Phòng tránh: Phủ
sóng lên các phương
tiện truyền thông,
truyền tải các thông
tin, ý nghĩa, sự khác
biệt thú vị của dự án
triển lãm. Liên lạc với
các nhà báo uy tín đã
nhận lời mời tham gia,
viết bài khơi gợi sự tò
mò của công chúng.
Dự án gặp phải
Đánh giá - Ứng phó: Tích cực
phản ứng ít
và rút Công truyền thông, nhờ các
tích cực từ 3 4 12
kinh chúng đơn vị, nhà báo uy tín
cộng đồng,
nghiệm được mời tham gia
công chúng.
triển lãm lên các bài
viết trên các phương
tiện thông tin đại
chúng để đính chính,
xóa bỏ các hiểu nhầm,
đồn đoán, một lần nữa
truyền đạt lại các mục
đích, thông điệp, ý
nghĩa tốt đẹp mà dự án
đem đến cho cộng
đồng.

37

You might also like