Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

BÁO CÁO TÓM TẮT

CẢNG BIỂN TỔNG HỢP GÒ CÔNG


VÀ KHU KINH TẾ CẢNG BIỂN GÒ CÔNG
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH XÂY DỰNG CẢNG BIỂN TỔNG HỢP GÒ CÔNG
TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KINH TẾ CẢNG BIỂN
CẢNG TỔNG HỢP GÒ CÔNG, HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

"LONG PORT"
CẢNG BIỂN TỔNG HỢP GÒ CÔNG

“LONG PORT”, vai trò hạt nhân cho quá trình phát triển trục đô thị dọc biển Tân Thành
Bờ đông vùng kinh tế biển Gò Công - Tiền Giang

Là dự án hạt nhân nằm trong chuỗi các đề án phát triển kinh tế đô thị biển, thuộc trục động
lực phát triển kinh tế phía đông, tỉnh Tiền Giang. Được tài trợ nghiên cứu và đầu tư phát
triển bởi liên doanh tập đoàn SGG với tập đoàn TOYO và các công ty thành viên (SAIGON-
LD Group). Được ủy quyền quản lý khai vận hành bởi cty cổ phần cảng Gò Công. Do công
ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng và công trình biển PORTCOAST chù trì tư vấn thiết kế kỹ
thuật. Cty tư vấn OCEANVIEW chủ trì tư vấn quy hoạch xây dựng định hướng phát triển
tổng hòa không gian kinh tế, văn hóa và môi trường.
1. MỤC TIÊU CHUNG

Từ đỉnh Himalaya hùng vỹ đổ ra biển lớn, dòng sông mẹ Mê Kong huyền thoại đã sản sinh ra một vùng đồng bằng phì
nhiêu màu mỡ: Đồng bằng sông Cửu Long. Mang khát vọng của vùng đất chín rồng và dân tộc con rồng cháu tiên,
khu vực cửa sông Soài Rạp và quỹ đất từ việc phục hồi ranh địa giới hành chánh dọc theo trục biển Tân Thành, là
một phần quan trọng trong chiến lược phát triển trục động lực kinh tế phía đông của tỉnh Tiền Giang.
Trải dài 15 km dọc theo bờ biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang, từ cửa sông Soài Rạp đến Cửa
Tiểu, khu vực này có vị trí địa lý kinh tế vô cùng thuận lợi vì nằm trên cung đường cao tốc dọc biển, có thể đồng bộ
giao thương với cả Đông và Tây nam bộ.
Cách TPHCM chỉ hơn 1 giờ lái xe, hệ sinh thái biển ôn hòa và cảnh quan đẹp là điều kiện thuận lợi để phát triển trong
khu vực này các cụm đô thị nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân ở TPHCM
và vùng lân cận.
Bên cạnh đó, trục động lực kinh tế biển phía đông tỉnh tiền giang, cụm đô thị kinh tế biển dọc theo trục biển Tân Thành
còn mang trong nó sắc màu không thể lẫn là hồn “văn minh miệt vườn” được bảo tồn thông qua việc tôn vinh các đặc
sản công nghiệp văn hóa phong phú vốn có của vùng đất.
Song song với phát triển đô thị, dự án cũng giúp phát triển Gò Công Đông một cách bền vững thông qua việc chuyển
đổi các hình thức canh tác còn lạc hậu hiện nay sang các mô hình nông-ngư nghiệp công nghệ cao, giúp gia tăng thu
nhập cho bà con, đồng thời bảo vệ môi trường. Từng bước thích ứng cũng như hạn chế các ảnh hưởng từ sự biến
đổi khí hậu thời tiết cực đoan đang diễn ra ngày một xấu hơn trên toàn vùng cũng như trong khu vực Tiền Giang.
Điểm nhấn thứ hai, cũng là cơ sở nguồn lực của dự án là việc phục hồi hàng ngàn héc-ta đất trước đây vốn là rừng
ngập mặn bị hoang hóa xâm lấn, giúp tỉnh nhà không chỉ cải tạo môi trường mà còn có được một quỹ đất lớn, có thể
chuyển hóa thành một nguồn vốn khổng lồ cho việc phát triển kinh tế tỉnh cũng như dự án.
Và quan trọng trên hết, là việc xây dựng cảng biển tổng hợp Gò Công Đông, sẽ vừa phát huy vai trò vị trí địa
lý kinh tế quan trọng của Tiền Giang đối với vùng kinh tế Tây Nam Bộ. Vừa đồng thời kết nối hạ tầng, chia lửa
với các cảng tỉnh bạn trong vùng Đông Nam Bộ. Giúp cho trục động lực kinh tế biển Gò Công nói riêng, tỉnh
Tiền Giang nói chung, trở thành mắt xích kinh tế đầy triển vọng trong hành lang phát triển kinh tế biển cảng
biển Việt Nam, tạo điều kiện không chỉ riêng Tiền Giang, mà còn cho cả vùng Tây Nam Bộ phát triển giao
thương và hội nhập toàn cầu.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Kết nối vùng và khai thác được tối đa lợi thế chiến lược (quỹ đất chuyển đổi quy mô lớn, vị trí đầu mối,
luồng nước sâu, liên kết cảng quốc kế trong vịnh, tiếp cận trực tiếp hải trình vận chuyển quốc tế) của cảng
biển Tiền Giang.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng biển Tiền Giang được quy hoạch với khu bến
chính tại cửa biển sông Soài Rạp, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Với phạm vi quy hoạch là vùng đất và vùng nước bên trái luồng Soài Rạp, đoạn từ cửa sông Vàm Cỏ (giáp tỉnh Long
An) đến cửa biển sông Soài Rạp.
Cảng biển Gò Công có chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang và vùng phụ cận; có bến tổng
hợp, container, bến cảng hàng rời, hàng lỏng/khí và bến khách: có khả năng tiếp nhận tàu từ 70.000 tấn trở lên
Cảng biển Gò Công là một trong những hạt nhân quan trọng giúp tỉnh Tiền Giang phát huy tiềm năng trục kinh tế biển
phía đông. Thuận lợi kết nối với lưu tuyến hàng hải quốc tế qua biển Đông – nơi chiếm khoảng 60% tổng lưu lượng
vận tải container toàn cầu.
Thông qua việc tiếp cận thuận lợi với luồng Soài Rạp và biển Đông, cảng biển Gò Công liên kết mạng lưới cảng,
luồng đường thủy nội địa với hoạt động hàng hải trên hàng lang logistics phía Nam; kết nối hoạt động hàng hải Đồng
bằng sông Cửu Long với Đông Nam Bộ vào các luồng hàng hải quốc tế.
Cảng biển Gò Công là tiền đề quan trọng bậc nhất cho việc thu hút hiệu quả và phát triển bền vững các khu cụm
công nghiệp cũng như các dự án đầu tư khác trong việc thúc đẩy hình thành trục kinh tế động lực phía Đông của
Tỉnh Tiền Giang nói chung, huyện Gò Công Đông nói riêng.
Thông qua việc bồi đắp tại chỗ vùng mặt nước, trước đây vốn là rừng ngập mặn bị hoang hóa xâm lấn, quỹ đất cho
việc xây dựng cảng biển Gò Công vốn nằm trong khu vực phục hồi ranh địa giới hành chánh của tỉnh. Nên việc hình
thành quỹ đất xây dựng cảng cũng gặp nhiều thuận lợi.
Vị trí cảng biển sẽ tiếp cận thuận lợi với Đường ven biển QG kết nối các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; kết nối hệ
thống giao thông của tỉnh như ĐT.871, 871C với QL 50 đi Long An, TP Hồ Chí Minh, Cảng biển Gò Công cũng có
tuyến bến cảng bố trí gần và thuận tiện kết nối với cả tuyến luồng Soài Rạp và biển Đông. Nên cấu trúc bến cảng sẽ
phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa đa dạng bao gồm cả hàng tổng hợp, hàng rời và container;
2. Xác định được cụ thể qui mô xây dựng cảng và khu ngoại vi cảng:
Tổng diện tích tiểu khu kinh tế cảng biển Gò Công khoảng 390 ha, chiều dài mặt biển 3900m, bao gồm hai phần:
+ Phần bến cảng và công nghiệp hậu cần có diện tích khoảng 280 ha, Chiều dài của cầu cảng được quy hoạch
khoảng 2500m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 DWT.
+ Phần đô thị hậu cần và dịch vụ, kinh tế cảng biển khoảng 110ha, chiều dài mặt biển khoảng 1400m.

3. Xây dụng được chính xác mục tiêu chiến lược cho hoạt động cảng và khu kinh tế cảng biển Gò Công:
Với lợi thế cùng nằm trong khu vực vịnh Ghềnh Rái, có mối quan hệ địa lý- kinh tế mật thiết với các cảng quốc tế
chiến lược lân cận như: cảng Cần Giờ, cảng Hạ Cái Mép, cảng Vũng Tàu. Nên mô hình cảng biển Gò Công cũng
định hướng là cảng quốc tế, hướng tới vận hành hoạt động theo tiêu chí của cảng xanh, sử dụng các thiết bị và công
nghệ hiện đại, hiệu suất cao; góp phần nâng cao hiệu quả vận tải, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và sẵn
sàng đồng bộ kết nối với hệ thống cảng quốc tế trong khu vực.
3. PHẠM VI, GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Nghiên cứu quy hoạch xây dựng chức năng cảng : khảo sát đánh giá tác động của các điều kiện hiện
trạng, tự nhiên, hạ tầng đô thị như: địa hình, địa chất, hải văn, bồi lắng, sóng thủy triều... và các điều kiện
cơ sở hạ tầng kết nối đô thị khác. Đồng thời định vị: vai trò, vị trí, chức năng, tầm nhìn, từ đó, xác định: vị
trí, quy mô, kế hoạch thực hiện, cũng như mô hình dự kiến cho nội dung cảng tổng hợp Gò Công.
 Nghiên cứu quy hoạch xây dựng đồng bộ chức năng cảng và khu ngoại vi cảng Gò Công theo tinh thần
quy hoạch nhóm cảng biển VN.
 Thử đề xuất mô hình quy hoạch xây dựng định hướng phát triển không gian toàn trục biển Tân Thành,
trong tương quan với sự hình thành cảng tổng hợp Gò Công như là vai trò hạt nhân cho động lực phát
triển kinh tế biển tỉnh Tiền Giang.
 Một số kiến nghị v/v điều chỉnh qh tổng thể xây dựng huyện Gò Công Đông trong kịch bản có sự tác động
của khu kinh tế cảng biển Gò Công từ bên trong. Và tương tác kết nối với liên cụm kinh tế cảng biển vịnh
Ghềnh Rái: Gò Công-Cần Giờ-Bà Rịa-Vũng Tàu từ bên ngoài.
 Kết hợp với sở giao thông vận tải tỉnh TG hoàn thiện nhu cầu nội dung và các tài liệu tư vấn về vấn đề
cảng biển, chủ động kết nối với các cơ quan TW (cục hàng hải VN, bộ GTVT), nhằm đồng bộ thông tin,
chủ trương quy hoạch, kịp thời nắm bắt kế hoạch và nội dung triển khai các bước quy hoạch chức năng.
Từng bước hoàn thiện và cập nhật nội dung thông tin quy hoạch chức năng cảng biển của tỉnh vào các
cấp qh cơ sở từ TW.
4. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ QUY TRÌNH ÁP DỤNG

- Căn cứ lập quy hoạch xây dựng bao gồm:


- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong
cùng giai đoạn phát triển 2030 hướng tới 2050
- Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng Tây Nam Bộ, quy hoạch tỉnh Tiền Giang, quy hoạch huyện
Gò Công Đông
- Quy hoạch thời kỳ trước;
- Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
- Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc thù địa chất thủy văn của
tỉnh Tiền Giang nói chung và huyện Gò Công Đông nói riêng.

- Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng:

Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Xây
dựng 2014 và Khoản 3 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy
hoạch 2018 như sau:

- Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng gồm:

+ Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; phù hợp với
quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội bền vững; công khai, minh bạch, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng
đồng và cá nhân;
+ Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc
điểm lịch sử, văn hóa, trình độ khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn phát triển;

+ Đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm sự kết nối, thống nhất công
trình hạ tầng kỹ thuật khu vực, vùng, quốc gia và quốc tế;

+ Bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động bất lợi
đến cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn
giáo; bảo đảm đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;

+ Xác lập cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và
sử dụng các công trình xây dựng trong vùng, khu chức năng, khu vực nông thôn.

- Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng gồm:

+ Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải
tuân thủ quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch, quy
hoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp với nguồn lực huy động;

+ Cấp độ quy hoạch xây dựng phải bảo đảm thống nhất và phù hợp với quy hoạch có cấp độ cao hơn.
Quy trình triển khai các bước nghiên cứu dự án và đầu tư xây dựng
5. BÁO CÁO TỔNG HỢP QUÁ TRÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Quá trình nghiên cứu

1.1. Phương án 1, kế thừa định hướng quy hoạch trước đó (bến trong lòng sông Soài Rạp).
T12/2022 – T6/2023. Do tổng công ty thiết kế công trình thủy Việt Nam. TEDIWACO
1.2. Phương án 2, dịch chuyển bến ra hướng cửa biển sông Soài Rạp.
T7/2023 – T12/2023. Tổng công ty thiết kế công trình và cảng biển Việt Nam.TEDIPORT
1.3. Phương án 3 (chọn), dịch chuyển bến ra cửa biển và cách bờ 1,4km. (vị trí tiếp cận trực tiếp
luồng nước sâu nhất khu vực). T1/2024 – T5/2024. Do công ty cổ phần thiết kế kỷ thuật và
công trình biển PORTCOAS thực hiện
2. Đánh giá tổng hợp so sánh ba (3) phương án

2.1. VỊ TRÍ

Vị trí dự kiến quy hoạch hiện tại:

Vị trí cảng nằm sâu trong lòng sông

Vị trí đề xuất mới:

Vị trí cảng mở ra sát ngoài cửa biển

2.2. QUỸ ĐẤT

Vị trí dự kiến quy hoạch hiện tại:

Tới hạn về kích thước và quy mô cũng như chiều dài bến nước

Vị trí đề xuất mới:

Có thể mở rộng thêm tùy nhu cầu phát triển về: quy mô, chiều dài bến nước
2.3. CÔNG SUẤT TỚI HẠN

Vị trí dự kiến quy hoạch hiện tại:

Cảng nằm sâu trong sông hơn nên sẽ hạn chế hơn về cỡ tàu và lưu lượng tàu cập bến, do hiện tại
tuyến luồng Soài Rạp các tàu cỡ lớn như tàu 30.000DWT đầy tải và tài 50.000DWT giảm tải vẫn phải
chờ đợi con nước để hành hải trên luồng.

Vị trí đề xuất mới:

Cảng nằm sát ngoài cửa biển nên hoàn toàn thuận lợi cho việc tiếp cận các cở tàu 70.000 T (hoặc
cao hơn)

2.4. HOẠT ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY TỰ NHIÊN SÓNG VÀ THỦY TRIỀU

Vị trí dự kiến quy hoạch hiện tại:

Ít bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động tự nhiên của dòng chảy: sóng, gió, triều

Vị trí đề xuất mới:

Bị ảnh hưởng ít nhất bởi các tác động tự nhiên của dòng chảy: sóng, gió, triều trong khu vực cửa
biển Gò Công Đông
2.5. KHU VỰC BỒI XÓI ĐỚI BỜ

Vị trí dự kiến quy hoạch hiện tại:

Sông Soài Rạp có tốc độ bồi lắng khá nhanh, phải liên tục nạo vét lòng sông định kỳ mới có thể
thông tàu trên 30.000T đầy tải

Vị trí đề xuất mới:

Thuộc khu vực cửa biển có xu hướng bị dòng chảy xâm thực mạnh, lòng nước sâu. Cho phép thông
tàu cở lớn ( >70.000) cả năm.

2.6. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG RỪNG

Vị trí dự kiến quy hoạch hiện tại:

Xâm lấn khu vực đất rừng tái tạo

Vị trí đề xuất mới:

Không xâm lấn khu vực rừng tái tạo, (thậm chí có thể hình thành thêm vành đai rừng phòng hộ thông
qua việc mở rộng diện tích khu vực khai thác mặt biển hiện hữu sau khi hình thành mặt bằng khai
thác cảng, đô thị sinh thái...)
2.7. KẾT NỐI GIAO THÔNG BỘ

Vị trí dự kiến quy hoạch hiện tại:

Kết nối tuyến đường huyện ĐH10

Vị trí đề xuất mới:

Dự kiến sẽ thông qua tuyến vành đai biển, (hiện tại tuyến này đã đưa vào quy hoạch vùng), kết nối
vào các trục giao thông động lực của vùng.

2.8. KẾT NỐI GIAO THÔNG THỦY NỘI ĐỊA

Vị trí dự kiến quy hoạch hiện tại:

Có vị trí thuận lợi để đón đầu nguồn hàng hoá từ Campuchia, các tỉnh miền Tây theo đường thuỷ
(qua kênh Chợ Gạo, sông Vàm Cỏ).

Vị trí đề xuất mới:

Có vị trí thuận lợi để đón đầu nguồn hàng hoá từ Campuchia, các tỉnh miền Tây theo đường thuỷ
(qua kênh Chợ Gạo, sông Vàm Cỏ), đồng thời có thể phù hợp để tiếp nhận các luồng hàng từ nam
sông Hậu về.
2.9. KẾT NỐI GIAO THÔNG THỦY QUỐC TẾ

Vị trí dự kiến quy hoạch hiện tại:

Khó phát triển lên tới tầm cỡ cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển cho các tàu lớn, “tàu mẹ” do nằm khá
sâu trong sông mà tuyền luồng hàng hải lại khó có thể đầu tư nâng cấp đạt công năng kỳ vọng vì sẽ
tốn kém nhiều.

Vị trí đề xuất mới:

Có thể đạt tới tầm cỡ cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển cho các tàu trọng tải lớn, “tàu mẹ” trên thế
giới neo cập và làm hàng vì tuyến luồng hàng hải vị trí này đạt tiêu chuẩn về thông tàu, thoáng mặt
và có sự đồng bộ về hướng hình thành cảng xanh.

QUAN HỆ VỚI HỆ THỐNG CẢNG QUỐC TẾ

(TRONG VÙNG VỊNH VŨNG TÀU-CẦN GIỜ-GÒ CÔNG)

Vị trí dự kiến quy hoạch hiện tại:

Bố trí cầu cảng chỉ cách mép bờ hiện trạng khoảng 500m đối với các bến tàu cỡ lớn và khoảng 250m
đối với các bến sà lan sẽ phải nạo vét nhiều trong quá trình thi công xây dựng và tiềm ẩn nguy cơ
làm tăng chi phí duy tu trong quá trình khai thác cảng sau này do sông Soài Rạp có tốc độ bồi lắng
khá nhanh. Khó phát triển lên tới tầm cỡ cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển cho các tàu lớn, “tàu mẹ”
do nằm khá sâu trong sông mà tuyền luồng hàng hải lại chưa được đầu tư nâng cấp đúng kỳ vọng.
Vị trí đề xuất mới:

Tuyến mép bến dự kiến cách bờ khoảng 1km so với đường bờ biển hiện hữu, hơn nữa lại nằm trong
khu vực bờ nước sâu, sóng nhẹ, nên sẽ giảm được khối lượng nạo vét, giảm chi phí đầu tư ban đầu.
khi cần năng cấp quy mô cảng cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi, đồng thời giảm được chi phí duy tu khu
nước trong quá trình khai thác sau này. Hơn nữa, bến liền bờ sẽ thuận tiện hơn trong quá trình khai
thác so với bến xa bờ (bố trí các cầu dẫn kết nối). Từ đó có thể kết nối với các cảng bạn trong khu
vực vịnh chung ( cụm cảng Cái Mép, cảng Cần Giờ) tạo thành cụm cảng trung chuyển động lục phía
nam cùng chia sẽ làm hàng từ các “tàu mẹ” trung chuyển quốc tế.

3. Tổng kết

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng biển Tiền Giang được quy hoạch với khu bến
chính tại Gò Công.
Phạm vi quy hoạch là vùng đất và vùng nước bên trái luồng Soài Rạp, đoạn từ cửa sông Vàm Cỏ (giáp tỉnh Long An)
đến cửa sông Soài Rạp. Khu bến Gò Công có chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang và vùng
phụ cận; có bến tổng hợp, container, bến cảng hàng rời, hàng lỏng/khí và bến khách.
Tiếp nhận tàu biển trọng tải đến 70.000 tấn hoặc lớn hơn phù hợp với điều kiện khai thác của tuyến luồng hàng hải.
Gò Công được coi như là đầu mối, kết nối giữa mạng lưới đường thuỷ nội địa của vùng Tây Nam Bộ và hệ thống
luồng hàng hải, cảng biển của vùng Đông Nam Bộ, là đầu mối giao thương với thế giới của vùng và vận tải ven biển
kết nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với các địa phương trên cả nước.
Cảng biển tổng hợp Gò Công với vai trò là hạt nhân cho việc phát triển vùng kinh tế biển phía đông tỉnh Tiền Giang,
đồng thời cũng là cửa ngõ hướng ra biển lớn, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế của tỉnh nhà.
6. BÁO CÁO CHI TIẾT PHƯƠNG ÁN CHỌN

1. Nội dung và quy mô tổng thể

Quy mô khu bến:


Khu kinh tế biển cảng Gò Công, có tổng diện tích khoảng 390ha, chiều dài toàn khu khoảng 3900m. Khu đất phần bến
cảng có diện tích khoảng 98 ha. Khu ngoại vi cảng khoảng 292ha, bao gồm hai nhóm chức năng: 1.Khu công nghiệp
hậu cần và dịch vụ logistic. 2.Khu dịch vụ-hành chánh, tài chính-thương mại, khu nhà ở cho cán bộ nhân viên và các
dịch vụ lưu trú mở rộng. Khu kinh tế đặc thù cảng biển, khu kinh tế đêm, và các chức năng hậu cận-phụ trợ cho khu
cảng biển có quy mô khoảng 90 ha.
Hiện tại, toàn bộ diện tích này là đất mặt nước.
Bến cảng được thiết kế để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa đa dạng bao gồm hàng tổng hợp, hàng rời và
container. Mạng lưới đường giao thông được quy hoạch theo hình thức đường vuông góc, tạo ra các ô vuông có kích
thước tương đối đồng đều. Điều này thuận tiện cho việc bố trí các khu chức năng chính như khu bãi hàng, kho hàng,
khu văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động của cảng. Mỗi khu vực được tổ chức và quản lý chặt chẽ để đảm bảo
an toàn cho tất cả các hoạt động trong bến cảng.
Chiều dài của cầu cảng được quy hoạch khoảng 2500m, có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 70.000 DWT. Tuyến
bến cảng được đặt gần và thuận tiện kết nối với tuyến luồng Soài Rạp.
Để bảo vệ và che chắn sóng khu vực cảng, đảm bảo cảng hoạt động toàn thời gian trong năm, dự án bố trí đê chắn
sóng có chiều dài khoảng 2800m.
Bên cạnh đó, bến cảng được thiết kế theo tiêu chí của cảng xanh, sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại, hiệu
suất cao; góp phần nâng cao hiệu quả vận tải, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Với tầm nhìn của Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, sự ủng hộ của Chính phủ và các Bộ Ngành trung ương thông qua quy
hoạch tỉnh mới được phê duyệt, và những điều kiện thuận lợi sẵn có, vùng kinh tế biển Gò Công với động lực là công
nghiệp và cảng biển sẽ có đầy đủ điều kiện để hình thành triển, đưa Tiền Giang phát triển và hội nhập với thế giới.
2. Báo cáo chi tiết

(PORTCOAS cung cấp)


7. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN LÊN ĐA CHIỀU: MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ
VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI

1. Tác động tổng thể

Đồng bằng sông Cửu Long – vùng đất chín rồng - là một trong những đồng bằng vùng châu thổ lớn, phì nhiều bậc
nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam.
Đây là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước về chính trị, văn hóa, quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế,
hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.
Lịch sử hình thành và phát triển của ĐBSCL gắn liền với những di sản văn hóa đặc sắc, đa dạng, được gìn giữ từ
ngàn đời.
Tuy có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, song thời gian qua, sự phát triển của vùng chưa tương xứng với tiềm
năng, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, thu nhập người dân vùng ĐBSCL ngày càng thấp so với mặt bằng chung cả
nước.
Ngày 31 tháng 12 năm 2023, tại Quyết định số 1762/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tiền
Giang thời kỳ 2021 đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó:
+ Khai thác và phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; tổ chức lại không gian ven biển trở thành khu vực
động lực của tỉnh, phát triển các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế biển;
+ Mục tiêu đến năm 2030, Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có
các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị.
+ Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại 3 vùng, hành lang kinh tế trọng điểm, trong đó
có vùng kinh tế biển Gò Công; Tập trung phát triển các ngành kinh tế biển gồm: cảng, năng lượng, logistics, du lịch,
đô thị trong hành lang kinh tế theo tuyến đường bộ ven biển và tuyến quốc lộ 50.
+ Khu vực công nghiệp Gò Công (khoảng 5.000ha) phát triển mạnh các ngành kinh tế biển: logistics, dịch vụ dầu khí,
cảng, công nghiệp chế biến – chế tạo, công nghệ cao…

Gò Công là vùng đất phía đông của tỉnh Tiền Giang, là cửa ngõ hướng ra biển, không chỉ cho Tiền Giang mà còn cho
nhiều địa phương trong vùng.
Với lợi thế tiếp giáp với cửa sông Soài Rạp, thuận lợi kết nối với cac tuyến hàng hải quốc tế qua biển Đông – nơi
chiếm đến 60% tổng lưu lượng vận tải biển toàn cầu, Gò Công hội tụ đầy đủ các yếu tố để hình thành một cửa ngõ
hướng ra biển của tỉnh.
Vùng đất đai ven biển khu vực cửa sông bằng phẳng, dân cư thưa thớt, ít hoạt động sản xuất nông nghiệp, có thể nói
còn gần như toàn bộ dư địa để phát triển công nghiệp cảng biển, dịch vụ logistics, đô thị, du lịch.

2. Tác động cụ thể:


 Kinh tế
Kích hoạt hoạt động lĩnh vực kinh tế biển
Khai thác lợi thế địa lý tự nhiên cho việc hình thành và phát triển cảng biển nước sâu
Thúc đẩy toàn trục động lực phía đông khởi động
Kết nói với toàn vùng đông, tây nam bộ
Mở rộng hạ tầng hoạt động công nghệp hậu cần song song với kết nối thương mại toàn cầu
 Môi trường
Cải thiện ý thức về môi trường
Chuyển hóa vốn quỹ đất sạch nguyên sinh để có nguồn vốn chủ động cho việc trồng rừng tái tạo
Phát triển mô hình sản phẩm đô thị, du lịch sinh thái cho phép gia tăng bảo vệ môi trường
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi làm cho giảm thiểu chất thải có hại vào môi trường biển
 Văn hóa xã hội
Đem lại nguồn công việc và thu nhập cho địa phương
Tái sử dụng nhân lực tại chổ sẽ nâng cao trình độ tri thức cho người dân
Có cơ hội và cơ sở phục dựng, tái tạo và khai thác các nội dung và hoạt động văn hóa du lịch bản địa
Bảo tồn tích cực các giá trị văn hóa
Chuyển đổi cơ cấu và chức năng sử dụng đất hướng tới hiệu quả và góp phần nâng cao giá trị đất
8. KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

 Sự cần thiết, đón đầu sự phát triển và hội nhập


 Thời điểm và cơ hội chín mùi
 Có thể phát huy tiềm năng rất lớn
 Làm vai trò hạt nhân thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ kinh tế và thực hiện quy hoạch đề ra
 Thuận lòng dân, đúng ý đảng và đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo địa phương
 Có tính chiến lược lớn, sẽ tham gia tác động và ảnh hưởng lên toàn bộ các nội dung hoạt động
xã hội trong khu vực, từ kinh tế, văn hóa đời sống đến môi trường tự nhiên, canh tác nuôi
trồng.

2. KIẾN NGHỊ

 Nên đầu tư dự án cảng biẻn càng sớm càng tốt


 Nên mở rộng quy mô nghien cứu thành một đặc khu kinh tế cảng biển với đầy đủ các chức
năng hoàn thiện.
 Có thể rút ngắn giai đoạn nghiên cứu đầu tư cho kịp nắm bắt cơ hội
 Đồng bộ thông tin địa phương đén TW
 Hỗ rợ doanh nghiệp hoàn thành tốt công tác nghiên cứu và đầu tư
 Đặt ra kế hoạch và mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Từng bước cụ thể hóa quá trình đầu

9. Ý KIẾN PHẢN BIỆN MỞ RỘNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Giới thiệu mô hình khu kinh tế cảng biển Gò Công


 Giới thiệu mô hình tổng thể cụm đô thị kinh tế biển dọc bờ biển Tân Thành
 Giới thiệu mô hình phát triển không gian kinh tế trục kinh tế phía đông Tiền Giang trong mối
quan hệ phát triển hữu cơ với các vùng phụ cận
10. TỔNG HỢP

 1
 2
 3
 4
 5
 6
THANKS YOU

You might also like