Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

Chương 2: Các bệnh hô hấp

Bài 1: Đại cương bệnh lý hệ hô hấp


Câu 1: Đâu là chức năng của phế quản?
A. Tham gia vào chức năng dẫn khí
B. Tham gia vào chức năng trao đổi khí.
C. Tham gia vào chức năng trao đổi chất.
D. Tham gia cả 3 chức năng trên.
Câu 2: Đâu là đáp án sai về phổi.
A. Phổi nằm trong lồng ngực
B. Có 2 phổi phải và trái.
C. Phổi trái có 3 thùy.
D. Phổi phải có 3 thùy.
Câu 3: Đâu là đáp án đúng về màng phổi.
A. Màng phổi là lớp màng bao bọc bên ngoài phổi trái.
B. Lá tạng áp sát thành ngực.
C. Lá thành dính sát vào phổi.
D. Lá thành áp sát vào thành ngực.
Câu 4: Chọn đáp án đúng.
A. Khoang màng phổi là một khoang ảo có áp suất nhỏ hơn áp suất không khí.
B. Khoang màng phổi là một khoang thực có áp suất nhỏ hơn áp suất không khí.
C. Khoang màng phổi là một khoang ảo có áp suất lớn hơn áp suất không khí.
D. Khoang màng phổi là một khoang thực có áp suất lớn hơn áp suất không khí.
Câu 5: Cơ hô hấp chính là gì?
A. Cơ liên sườn
B. Cơ hoành
C. Cơ bụng
D. Cả A và B
Câu 6: Dung tích sống là gì?
A. là chỉ số dung tích sống được đo bằng cách thở ra một thì nhanh và mạnh hết
sức.
B. là lượng khí lớn nhất thở ra được sau khi hít vào hết sức.
C. là thể tích lớn nhất có thể thở ra được trong 1 giây đầu tiên sau khi hít vào
hết sức.
D. là thể tích khí còn lại trong khi đã thở ra tối đa.
Câu 7: Dung tích sống thở mạnh là gì?
A. là chỉ số dung tích sống được đo bằng cách thở ra một thì nhanh và mạnh hết
sức.
B. là lượng khí lớn nhất thở ra được sau khi hít vào hết sức.
C. là thể tích lớn nhất có thể thở ra được trong 1 giây đầu tiên sau khi hít vào
hết sức.
D. là thể tích khí còn lại trong khi đã thở ra tối đa.
Câu 8: Thể tích thở tối đa trong giây đầu tiên là gì?
A. là chỉ số dung tích sống được đo bằng cách thở ra một thì nhanh và mạnh hết
sức.
B. là lượng khí lớn nhất thở ra được sau khi hít vào hết sức.
C. là thể tích lớn nhất có thể thở ra được trong 1 giây đầu tiên sau khi hít vào
hết sức.
D. là thể tích khí còn lại trong khi đã thở ra tối đa.
Câu 9: Thể tích khí cặn là gì?
A. là chỉ số dung tích sống được đo bằng cách thở ra một thì nhanh và mạnh hết
sức.
B. là lượng khí lớn nhất thở ra được sau khi hít vào hết sức.
C. là thể tích lớn nhất có thể thở ra được trong 1 giây đầu tiên sau khi hít vào
hết sức.
D. là thể tích khí còn lại trong khi đã thở ra tối đa.
Câu 10: Lưu lượng đỉnh là gì?
A. là chỉ số dung tích sống được đo bằng cách thở ra một thì nhanh và mạnh hết
sức.
B. là lưu lượng khí có chỉ số cao nhất đạt được trong toàn bộ quá trình thở ra
mạnh.
C. là thể tích khí chứa trong phổi sau khi đã hít vào tối đa.
D. là thể tích khí còn lại trong khi đã thở ra tối đa.
Câu 11: TLC là gì?
A. là chỉ số dung tích sống được đo bằng cách thở ra một thì nhanh và mạnh hết
sức.
B. là lưu lượng khí có chỉ số cao nhất đạt được trong toàn bộ quá trình thở ra
mạnh.
C. là thể tích khí chứa trong phổi sau khi đã hít vào tối đa.
D. là thể tích khí còn lại trong khi đã thở ra tối đa.
Câu 12: Đâu là khó thở đột ngột?
A. Phù phổi cấp
B. Viêm thanh quản
C. Giãn phế nang
D. Suy tim
Câu 13: Đâu là khó thở từ từ?
A. Phù phổi cấp
B. Tràn khí màng phổi
C. Tràn dịch màng phổi
D. Cơn hen phế quản
Câu 14: Đờm nhầy màu trong và dính gặp ở bệnh nào?
A. Hen phế quản
B. Suy tim
C. Phù phổi cấp
D. Áp xe phổi
Câu 15: Đờm thanh dịch gặp ở bệnh nào?
A. Hen phế quản
B. Suy tim
C. Phù phổi cấp
D. Áp xe phổi
Câu 16: Xuất hiện mủ gặp ở bệnh nào?
A. Hen phế quản
B. Giãn phế quản
C. Phù phổi cấp
D. Áp xe phổi
Câu 17: Đờm nhầy mủ gặp ở bệnh nào?
A. Hen phế quản
B. Giãn phế quản
C. Phù phổi cấp
D. Áp xe phổi
Câu 18: Có bao nhiêu dạng biến dạng lồng ngực?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19: Đâu là hiện tượng của ran rít?
A. Tiếng cao như tiếng gió thổi mạnh qua khe cửa hẹp.
B. Tiếng rầm như tiếng ngáy ngủ
C. Tiếng lạo xạo nhỏ, đều
D. Tiếp lép bép hoặc lọc xọc
Câu 20: Đâu là hiện tượng của ran ẩm?
A. Tiếng cao như tiếng gió thổi mạnh qua khe cửa hẹp.
B. Tiếng rầm như tiếng ngáy ngủ
C. Tiếng lạo xạo nhỏ, đều
D. Tiếp lép bép hoặc lọc xọc
Câu 21: Đâu là hiện tượng của ran ngáy?
A. Tiếng cao như tiếng gió thổi mạnh qua khe cửa hẹp.
B. Tiếng rầm như tiếng ngáy ngủ
C. Tiếng lạo xạo nhỏ, đều
D. Tiếp lép bép hoặc lọc xọc
Câu 22: Đâu là hiện tượng của ran nổ?
A. Tiếng cao như tiếng gió thổi mạnh qua khe cửa hẹp.
B. Tiếng rầm như tiếng ngáy ngủ
C. Tiếng lạo xạo nhỏ, đều
D. Tiếp lép bép hoặc lọc xọc
Câu 23: Ho bao gồm mấy thời kỳ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24: Cơ chế của ho ra máu
A. Do vỡ mạnh hoặc loét mạch ở phế quản, phổi
B. Thoát hồng cầu qua thành mạch do rối loạn vận mạch hoặc giãn mao mạch
phổi
C. Rối loạn yếu tố đông máu
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 25: Thầy thuốc thường làm những động tác nào để chẩn đoán bệnh lý ở
lồng ngực?
A. Nhìn, sờ, gõ, bắt mạch
B. Sờ, gõ,bắt mạch, nghe
C. Nhìn, sờ, gõ, nghe
D. Nếm, nhìn, sờ, nghe
Câu 26: Đâu là lồng ngực hình thùng?
A. Tăng đường kính kích thước sau của lồng ngực
B. Nửa lồng ngực bị lép, các xương sườn thõng xuống, khoảng liên sườn bị hẹp
C. Một nửa lồng ngực bị phình lên , to ra, các xương sườn nằm ngang, khoang
liên sườn giãn rộng
D. Lồng ngực phải cân đối, các xương sườn hơi nghiêng từ trên xuống dưới, từ
sau ra trước
Câu 27: Đâu là lồng ngực bình thường?
A. Tăng đường kính kích thước sau của lồng ngực
B. Nửa lồng ngực bị lép, các xương sườn thõng xuống, khoảng liên sườn bị hẹp
C. Một nửa lồng ngực bị phình lên , to ra, các xương sườn nằm ngang, khoang
liên sườn giãn rộng
D. Lồng ngực phải cân đối, các xương sườn hơi nghiêng từ trên xuống dưới, từ
sau ra trước
Câu 28: Đâu là lồng ngực bị co kéo?
A. Tăng đường kính kích thước sau của lồng ngực
B. Nửa lồng ngực bị lép, các xương sườn thõng xuống, khoảng liên sườn bị hẹp
C. Một nửa lồng ngực bị phình lên , to ra, các xương sườn nằm ngang, khoang
liên sườn giãn rộng
D. Lồng ngực phải cân đối, các xương sườn hơi nghiêng từ trên xuống dưới, từ
sau ra trước
Câu 29: Đâu là lồng ngực không đối xứng?
A. Tăng đường kính kích thước sau của lồng ngực
B. Nửa lồng ngực bị lép, các xương sườn thõng xuống, khoảng liên sườn bị hẹp
C. Một nửa lồng ngực bị phình lên , to ra, các xương sườn nằm ngang, khoang
liên sườn giãn rộng
D. Lồng ngực phải cân đối, các xương sườn hơi nghiêng từ trên xuống dưới, từ
sau ra trước
Câu 30: Bệnh nhân gặp biến dạng lồng ngực hình thùng trong bệnh nào?
A. Suy tim
B. Tràn dịch màng phổi
C. Xẹp phổi
D. Giãn phế nang

Bài 3: Viêm phế quản cấp


Câu 1: Viêm phế quản cấp là tình trạng gì? Chon câu sai
A. Viêm cấp tính niêm mạc phế quản
B. Bệnh khó điều trị
C. Bệnh có thể khỏi và phục hồi chức năng hoàn toàn không để lại di chứng
D. Viêm phế quản cấp xảy ra ở mọi lứa tuổi
Câu 2: Tổn thương trong viêm phế quản cấp chọn câu sai:
A. Niêm mạc phế quản phù nề
B. Sung huyết niêm mạc phế quản
C. Bong tróc các tế bào niêm mạc phế quản
D. Thâm nhiễm nhiều đại thực bào
Câu 3: Triệu chứng viêm thế quản cấp bao gồm:
A. Đờm mủ bao phủ niêm mạc khí quản
B. Tế bào tiết nhầy ở phế quản giảm tiết nhầy
C. Tuyến tiết nhầy ở phế quản căng phình
D. Các mao mạch phế quản co thắt
Câu 4: Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp chọn câu sai:
A. Viêm mũi
B. Viêm VA
C. Sau mắc sởi
D. Viêm da
Câu 5: Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp chọn câu sai:
A. Nhiễm trùng hô hấp trên
B. Nhiễm trùng hô hấp dưới
C. Sau khi mắc các bệnh cũng sởi, cúm , ho gà
D. Hít phải khí độc clor, amoniac, dung môi công nghiệp, khói thuốc lá
Câu 6: Điều kiện thuận lợi gây viêm phế quản cấp:
A. Thay đổi thời tiết, nhiễm nóng đột ngột
B. Môi trường khô hanh nhiều khói bụi
C. Thể trạng suy kiệt, còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch
D. Ứ đọng phổi do suy tim phải
Câu 7: Dịch tễ viêm phế quản cấp chọn câu sai:
A. Xảy ra ở mọi lứa tuổi
B. Thường gặp ở người trẻ và người già
C. Hay xảy ra vào mùa đông
D. Hay xảy ra vào mùa hè
Câu 8: Trường hợp viêm phế quản cấp do vi khuẩn chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 10%
B. 5%
C. 15%
D. 2%
Câu 9: Viêm phế quản cấp thường xảy ra ở bệnh nhân nào?
A. Phụ nữ mang thai
B. Người trưởng thành
C. Người bệnh đái tháo đường
D. Người già và trẻ em
Câu 10: Viêm phế quản cấp thường xảy ra ở khoảng thời gian nào?
A. Mùa hè
B. Vào đông và đầu mùa xuân
C. Cuối hè và đầu mùa thu
D. Cuối đông
Câu 11: Trong viêm phế quản cấp, khởi đầu là triệu chứng viêm hô hấp trên
gồm:
A. Sổ mũi, hắt hơi, ho khan, rát bỏng vùng ngực
B. Sổ mũi, hắt hơi, ho khan, rát bỏng vùng họng
C. Sổ mũi, hắt hơi, ho có đờm, rát bỏng vùng ngực
D. Sổ mũi, hắt hơi, ho có đờm, rát bỏng vùng họng
Câu 12: Trong viêm phế quản cấp, khi viêm lan xuống đường hô hấp dưới là bắt
đầu thời kì?
A. Khởi đầu
B. Toàn phát
C. Trung gian
D. Kết thúc
Câu 13: Trong viêm phế quản cấp, thời kì toàn phát gồm mấy giai đoạn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14: Trong viêm phế quản cấp, giai đoạn khô kéo dài bao lâu?
A. 2-3 ngày
B. 3-4 ngày
C. 4-5 ngày
D. 5-7 ngày
Câu 15: Trong viêm phế quản cấp, triệu chứng nào không phải của giai đoạn
khô?
A. Cảm giác rát bỏng sau xương ức, tăng lên khi ho
B. Sốt vừa hoặc sốt cao 39- 40 độ C, mệt mởi, nhức đầu, kém ăn
C. Ho khan từng cơn
D. Nghe phổi có nhiều ran ngáy và ran ẩm
Câu 16: Trong viêm phế quản cấp, giai đoạn ướt kéo dài bao lâu?
A. 2-3 ngày, có thể kéo dài đến vài ba tuần
B. 3-4 ngày, có thể kéo dài đến vài ba tuần
C. 4-5 ngày, có thể kéo dài đến vài ba tuần
D. 5-7 ngày, có thể kéo dài đến vài ba tuần
Câu 17: Trong viêm phế quản cấp, các triệu chứng của giai đoạn ướt:
A. Sốt cao
B. Ho nhiều, có đờm, số lượng đờm tăng dần, đờm nhầy hoặc mủ xanh,
vàng
C. Cảm giác rát bỏng sau xương ức giảm dần rối mất hẳn
D. Tất cả đều đúng
Câu 18: Trong viêm phế quản cấp, triệu chứng ran ngáy và ran ẩm xuất hiện ở
giai đoạn nào?
A. Giai đoạn khô
B. Giai đoạn ướt
C. Không giai đoạn nào
D. Cả hai giai đoạn
Câu 19: Trong viêm phế quản cấp, triệu chứng xuất hiện ở cả khô và ướt là?
A. Sốt
B. Ho khan từng cơn
C. Nghe phổi có nhiều ran ngáy và ran ẩm
D. Khó thở nhẹ
Câu 20: Trong viêm phế quản cấp, triệu chứng cận lâm sàng là:
A. Số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng
B. Protein C phản ứng tăng nếu viêm do vi khuẩn
C. Soi tươi và cấy đờm có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh
D. Tất cả đều đúng
Câu 21: Điều trị viêm phế quản cấp cần:
A. Điều trị nguyên nhân
B. Điều trị triệu chứng
C. Điều trị nguyên nhân và triệu chứng
D. Điều trị nguyên nhân, triệu chứng, loại bỏ yếu tố nguy cơ và phòng ngừa tái
phát.
Câu 22: Chọn đáp án SAI,trong điều trị không dùng thuốc trong viêm phế quản
cấp:
A. Nghỉ ngơi tuyệt đối
B. Giữ ấm cổ và ngực
C. Tránh lạnh đột ngột
D. Uống đủ nước giúp hạ sốt và giảm triệu chứng
Câu 23: Chọn đáp án SAI,trong dự phòng tái phát viêm phế quản cấp cần:
A. Đảm bảo ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục
B. Nơi ở thông thoáng, tránh khói bụi
C. Không hút thuốc lá
D. Điều trị tích cực các ổ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Câu 24: Chọn câu SAI, điều trị triệu chứng viêm phế quản cấp cần:
A. Hạ sốt,giảm ho
B. Nếu khó thở dùng thuốc giãn phế quản
C. Long đờm
D. Điều trị bằng kháng sinh
Câu 25: Điều trị nguyên nhân viêm phế quản cấp cần:
A. Điều trị bằng kháng sinh
B. Long đờm
C. Dùng thuốc giãn phế quản nếu khó thở
D. Giảm ho,giảm đau,giảm sốt
Câu 26: Điều trị không dùng thuốc trong viêm phế quản cấp cần:
A. Đảm bảo chế độ ăn uống
B. Không hút thuốc là,thuốc lào
C. Nghỉ ngơi,giữ ấm cổ và ngực
D. Tránh những môi trường khói bụi
Câu 27: Dự phòng tái phát viêm phế quản cấp cần:
A. Điều trị bằng kháng sinh
B. Long đờm
C. Dùng thuốc giãn phế quản
D. Điều trị tích cực và triệt để các ổ nhiễm khuẩn tai-mũi-họng
Câu 28: Người gìa trên 65 tuổi cần có mấy dấu hiệu nhiễm viêm phế quản cấp
để được điều trị bằng kháng sinh:
A. >3
B. >2
C. <4
D. 1
Câu 29: Phòng bệnh hen phế quản cấp cần:
A. Không tiếp xúc với người đang có biểu hiện viêm đường hô hấp
B. Nghỉ ngơi,giữa ấm cổ vào ngực
C. Dùng thuốc kháng sinh
D. Dùng thuốc giãn phế quản
Câu 30: Những trường hợp nào sẽ được điều trị bằng kháng sinh khi nhiễm
viêm phế quản cấp:
A. Người có bệnh phối hợp(tim, phổi, thận, gan, thận kinh cơ, suy
giảm miễn dịch)
B. Người già trên 65 tuổi có trên 2 dấu hiệu bệnh
C. Khi có bằng chứng do vi khuẩn
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 31: Để giảm triệu chứng khó thở trong điều trị cơn hen, biện pháp nào sau
đây được khuyến khích?
A. Hạ sốt và tăng cường giảm đau.
B. Sử dụng thuốc giãn phế quản (cường B-2) và thở oxy nếu cần.
C. Làm thông thoáng đường thở bằng thuốc loãng đờm.
D. Uống nhiều nước và tăng cường ho.
Câu 32: Để làm thông thoáng đường thở và giảm triệu chứng ho trong điều trị
cơn hen, biện pháp nào được đề xuất?
A. Sử dụng acety cystein và bromhexin.
B. Tăng cường hạ sốt và sử dụng carbocystein.
C. Uống nhiều nước và hạ sốt.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 33: Khi điều trị viêm phổi do virus, đa số trường hợp không được khuyến
khích sử dụng:
A. Thuốc chống nôn.
B. Thuốc kháng virus thường quy.
C. Kháng sinh nhóm macrolid.
D. Corticosteroid uống.
Câu 34: Trong việc điều trị không sử dụng thuốc cho bệnh nhân có triệu chứng
viêm phổi, biện pháp nào sau đây được khuyến khích?
A. Sử dụng nhiều thuốc hạ sốt.
B. Nghỉ ngơi, giữ ấm cổ và ngực, tránh lạnh đột ngột, tránh gió lùa.
C. Uống nhiều nước và tăng cường ho.
D. Uống thuốc kháng virus thường quy.
Câu 35: Để dự phòng viêm phế quản tái phát, biện pháp nào sau đây được đề
xuất?
A. Tiếp xúc gần với người đang có biểu hiện viêm đường hô hấp.
B. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
C. Hút thuốc lá và thuốc lào để giảm căng thẳng.
D. Không cần quan tâm đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi.

Bài 5: Viêm phổi


Câu 1. Viêm phổi là tình trạng viêm cấp tính của nhu mô phổi, kèm theo tăng tiết
dịch trong phế nang, do ………… gây ra.
A. Ung thư phổi
B. Dị ứng
C. Nhiễm trùng
D. Các bệnh lí khác
Câu 2. Viêm phổi thường gặp nhất do:
A. Nấm
B. Kí sinh trùng
C. Vi khuẩn
D. Virus
Câu 3. Những con đường mà vi sinh vật gây viêm phổi có thể đến phổi:
A. Từ các ổ nhiễm trùng đường hô hấp trên lan xuống dưới
B. Hít phải từ môi trường bên ngoài vào phổi
C. Từ các ổ nhiễm khuẩn xa theo đường máu đến phổi
D. Tất cả đều đúng
Câu 4. Các điều kiện thuận lợi gây viêm phổi:
(1) Thời tiết lạnh, nhiễm lạnh đột ngột
(2) Sau khi bị cúm, sởi, viêm xoang
(3) Tắc nghẽn đường hô hấp
(4) Cơ thể suy yếu: còi xương, suy dinh dưỡng , người già
(5) Ứ đọng phổi do nằm lâu: hôn mê, tai biến mạch máu não
(6) Biến dạng lồng ngực: gù, vẹo cột sống
Số phát biểu đúng:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 5. Cơ quan thường xuyên bị phơi nhiễm với các mầm bệnh từ môi trường bên
ngoài là:
A. Tim
B. Gan
C. Phổi
D. Thận
Câu 6. Cơ chế bảo vệ của đường hô hấp là:
A. Hệ thống cơ học
B. Tiết dịch nhầy
C. Đại thực bào phế nang
D. Tất cả đều đúng
Câu 7. Các triệu chứng lâm sàng của viêm phổi là:
A. Sốt, ho, đau ngực, đau đầu
B. Đau đầu, ho, khó thở, sốt
C. Sốt, ho, khó thở, đau ngực
D. Đau họng, khó thở, đau ngực, ho
Câu 8. Tuổi già, nhiễm virus đường hô hấp có thể gây suy giảm:
A. Hoạt động của đạ thực bào phế nang
B. Hoạt động của hệ thống vận chuyển chất nhầy
C. Hệ thống cơ học
D. Tất cả đều sai
Câu 9. Thiếu oxi trong không khí thở, phù phổi, dinh dưỡng kém có thể gây suy
giảm:
A. Hoạt động của đại thực bào phế nang
B. Hoạt động của hệ thống vận chuyển chất nhầy
C. Hệ thống cơ học
D. Tất cả đều sai
Câu 10. Khám phổi phát hiện triệu chứng gì trong viêm phổi thùy:
A. Hội chứng đông đặc, tiếng thổi ống
B. Ran ẩm, ran rít
C. Ran nổ rải rác 2 bên phổi
D. Ran rít, ran ngáy
Câu 11: Hội chứng đông đặc là tập hợp các triệu chứng:
A. Rung thanh giảm, gõ đục, rì rào phế nang giảm
B. Rung thanh giảm, gõ đục, rì rào phế nang tăng
C. Rung thanh tăng, gõ đục, rì rào phế nang giảm
D. Rung thanh tăng, gõ đục, rì rào phế nang tăng
Câu 12. Khám bệnh nhân viêm phổi không thể gặp triệu chứng nào:
A. Ran nổ ran ẩm rải rác 2 phổi
B. Hội chứng động đặc
C. Hội chứng tắc nghẽn
D. Có thể thấy tiếng thổi ống
Câu 13. Khi chụp X-quang trong viêm phổi thùy, quan sát thấy:
A. Tổn thương là đám mờ đậm, không đồng đều, hình tam giác, đỉnh quay về phía
trung thất
B. Tổn thương là đám mờ nhạt, không đồng đều, hình tam giác, đỉnh quay về phía
trung thất
C. Tổn thương là đám mờ đậm, đồng đều, hình tam giác, đỉnh quay về phía trung
thất
D. Tổn thương là đám mờ nhạt, đồng đều, hình tam giác, đỉnh quay về phía trung
thất
Câu 14. Phân loại viêm phổi:
A. Theo tổn thương giải phẫu bệnh: viêm phổi điển hình và viêm phổi không điển
hình
B. Theo nguyên nhân gây bệnh: viêm phổi do phế cầu, viêm phổi do tụ cầu, viêm
phổi do virus,…
C. Theo biểu hiện lâm sàng: viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, viêm phổi mắc
phải tại bệnh viện, viêm phổi do nhiễm trùng cơ hội.
D. Theo nơi mắc bệnh: viêm phổi thùy và viêm phế quản phổi
Câu 15. Khi chụp X-quang trong phế quản phế viêm, quan sát thấy:
A. Nhiều nốt mờ rải rác hai phổi, tập trung nhiều ở vùng cạnh tim và phía dưới;
mật độ và kích thước các nốt mờ đều nhau
B. Nhiều nốt mờ rải rác hai phổi, tập trung nhiều ở vùng cạnh tim và phía dưới;
mật độ và kích thước các nốt mờ không đều nhau
C. Nhiều nốt mờ rải rác hai phổi, tập trung nhiều ở vùng cạnh tim và bên trên;
mật độ và kích thước các nốt mờ không đều nhau
D. nhiều nốt mờ rải rác hai phổi, tập trung nhiều ở vùng cạnh tim và bên trên; mật
độ và kích thước các nốt mờ đều nhau
Câu 16. Trong phân loại viêm phổi, không có loại nào?
A. Phân loại theo tổn thương giải phẫu bệnh
B. Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh
C. Phân loại theo biểu hiện lâm sàng
D. Phân loại theo độ tuổi
Câu 17. Đặc điểm của viêm phổi không điển hình:
A. Thường gặp ở người già > 65 tuổi
B. Không có bất cứ triệu chứng cơ năng gì, tình cờ phát hiện bằng đo chức năng
hô hấp khi khám tổng quát
C. Khám phổi thấy ran nổ, ran rít rải rác
D. Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng đường hô hấp trên mà không có triệu chứng
đường hô hấp dưới
Câu 18. Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi không điểm hình:
A. Đau đầu, mệt mỏi, sốt < 39 độ C
B. Ho khan hoặc ho có đờm nhầy
C. Không có khó thở
D. Không có ran nổ và ran rít
Câu 19. Con đường gây viêm phổi mắc phải tại bệnh viện thường gặp là:
A. Hít phải từ họng
B. Từ ổ nhiễm trùng đường hô hấp trên vào phổi
C. Các ổ nhiễm trùng ở xa theo đường bạch huyết đến phổi
D. Hít phải các chất từ dạ dày trào ngược
Câu 20. Chẩn đoán viêm phổi do nhiễm virus A chủ yếu dựa vào:
A. Dịch tễ, lâm sàng và test phát hiện virus trong bệnh phẩm lây từ đường hô hấp
dưới bằng kỹ thuật PCR
B. Lâm sàng
C. Dịch tễ
D. Tất cả đều sai
Câu 21. Khi nói về Viêm phổi do virus cúm A, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thời kỳ ủ bệnh từ khi nhiễm virus đến khi có triệu chứng khoảng 10 ngày
(2) Các triệu chứng biểu hiện là sốt cao, ho, đau ngực
(3) Khoảng 80% bệnh nhân nhiễm virus cúm AH5NI có triệu chứng trầm trọng
như suy hô hấp nặng kèm theo suy đa tạng
(4) Bệnh nhân nhiễm virus cúm A/HINI chủ yếu gây tổn thương đường hô hấp
trên, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm phổi gây suy hô hấp thấp hơn
(5) Có một số ít bệnh nhân có triệu chứng khời phát là sốt kèm theo rối loạn tiêu
hoá (tiêu chảy) trước khi có các triệu chứng về hô hấp.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 22. Bệnh viêm phổi sẽ không dẫn đến biến chứng khi:
A. Kể cả được chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp
B. Chẩn đoán muộn
C. Điều trị không đúng
D. Cơ thể quá suy kiệt
Câu 23. Biến chứng có thể có của viêm phổi, ngoại trừ:
A. Suy hô hấp
B. Áp xe phổi
C. COPD
D. Tràn dịch hoặc mủ màng phổi
Câu 24. Tổn Thương phổi lan rộng có thể dẫn đến hậu quả gì?
A. Suy tim
B. Suy gan
C. Suy thận
D. Suy hô hấp
Câu 25. Nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân có tổn thương phổi là gì?
A. Suy hô hấp hoặc sốc nhiễm trùng
B. Suy tim
C. Suy thận
D. Suy gan

Câu 26. Cách điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, ngoại trừ:
A. Có thể điều trị ngoại trú
B. Kháng sinh đường uống
C. Có thể chọn kháng sinh theo kinh nghiệm
D. Thời gian dùng kháng sinh 1 đợt khoảng 5 – 7 ngày
Câu 27. Trong viêm phổi cần điều trị trong bệnh viện, khi chưa có kết quả
kháng sinh đồ thì lựa chọn kháng sinh không dựa trên:
A. Mức độ nặng
B. Tuổi
C. Giới tính
D. Yếu tố nguy cơ
Câu 28. Đường dùng kháng sinh ban đầu trong viêm phổi nằm viện thường là:
A. Uống
B. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm dưới da
D. Tiêm động mạch hoặc tiêm tĩnh mạch
Câu 29. Bệnh nhân phải thở máy trong trường hợp:
A. Bệnh nhân khó thở nặng
B. Bệnh nhân khó thở vừa
C. Bệnh nhân có dấu hiệu khó thở
D. Bệnh nhân suy hô hấp
Câu 30. Khi nào nên sử dụng thuốc làm loãng đờm?
A. Khi bệnh nhân đau ngực
B. Khi có triệu chứng ho đờm khó khan
C. Khi bệnh nhân yêu cầu
D. Khi có triệu chứng mệt mỏi
Bài 6: Hen phế quản
Câu 1: Hen phế quản gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ người lớn/trẻ em là:
A. 2/1
B.1/2
C. 1/3
D. 1/ 2,5
Câu 2: Trong hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn, nguyên nhân thường
gặp nhất là:
A. Dị ứng nguyên hô hấp
B. Dị ứng nguyên thực phẩm
C. Dị ứng nguyên thuốc
D. Dị ứng nguyên phẩm màu
Câu 3: Trong hen phế quản, dị ứng nguyên hô hấp thường gặp nhất là:
A. Bụi nhà
B. Bụi chăn đệm
C. Các lông các gia súc
D. Phấn hoa
Câu 4: Trong hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn, những virus thường gấy bệnh
nhất là:
A. Dénovirus, virus Cocsackie
B. Virus hợp bào hô hấp, virus Parainflunenza
C. Virus quai bị. ECHO virus
D. Virus hợp bào hô hấp, virus parainflunza, virus cúm
Câu 5: Thuốc gây hen phế quản do thuốc hay gặp nhất là:
A. Penicillin
B. Kháng viêm không steroid
C. Aspirin
D. Phẩm nhuộm màu
Câu 6: Nguyên nhân gây hen phế quản không do dị ứng hay gặp nhất là:
A. Di truyền
B. Rối loạn nội tiết
C. Lạnh
D. Gắng sức
Câu 7: Trong hen phế quản cơ chế sinh bệnh chính là:
A. Viêm phế quản
B. Co thắt phế quản
C. Phù nề phế phế quản
D. Giảm tính thanh thải nhầy lông
Câu 8: Khi dị ứng nguyên lọt vào cơ thể tạo ra phản ứng dị ứng thông qua vai
trò kháng thể:
A. IgG
B. IgE
C. IgM
D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 9: Co thắt phế quản do tác dụng của:


A. Chất trung gian hóa học gây viêm
B. Hệ cholinergic
C. Hệ adrenergic
D. Hệ không cholinergic không adrenergic
E. Cả 4 đáp án đều đúng
Câu 10 : Cơn hen phế quản thường xuất hiện:
A. Vào buổi chiều
B. Suốt ngày
C. Vào ban đêm,nhất là nửa đêm trước sáng
D. Vào ban đêm,nhất là nửa đêm về sáng
Câu 11: Trong hen phế quản điển hình biến chứng nhiễm trùng phế quản
phổi,cơn khó thở có đặc tính sau:
A. Khó thở nhanh,cả 2 kỳ
B. Khó thở chậm,cả 2 kỳ
C. Khó thở chậm,chủ yếu kỳ thở ra
D. Khó thở chậm,chủ yếu kỳ hít vào
Câu 12: Trong hen phế quản rối loạn thông khí hô hấp quan trọng nhất là:
A. PEF
B. FEV1
C. FVC
D. RV
Câu 13: Hen phế quản khó chuẩn đoán phân biệt với:
A. Phế quản phế viêm
B. Hen tim
C. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
D. Viêm thanh quản
Câu 14: Khó thở tring hen phế quản có đặc điểm quan trọng nhất là:
A. Có tính cách hồi qui
B. Có tính cách không hồi qui
C. Khi gắng sức
D. Thường xuyên
Câu 15: Trong hen phế quản dị ứng,xét nghiệm nào sau đây quan trọng nhất:
A. Tìm kháng thể IgA,IgG
B. Định lượng IgE toàn phần và IgE đặc hiệu
C. Trong công thức máu tìm bạch cầu ái toan tăng
D. Tìm bạch cầu ái toan trong đàm
Câu 16: Đặc điểm chính của hen phế quản là:
A. Viêm mạn tính đường hô hấp
B. Sự xuất hiện của sổ mũi
C. Sự đau ngực và viêm mạn tính
D. Sự giãn cơ đường hô hấp
Câu 17: Theo GINA 2021, hen phế quản thường đi kèm với:
A. Sự tăng cường đau ngực
B. Sự tắc nghẽn đường dẫn và thở rít
C. Viêm mạn tính dạng sưng mắt
D. Sự nôn mửa và buồn nôn
Câu 18: Gen quyết định cơ địa dị ứng trong hen phế quản thường liên quan đến:
A. Tăng leptin và chức năng đường hô hấp
B. Tăng cường phản ứng đường hô hấp và chất trung gian hóa học
C. Quá trình sinh bệnh học và gen quyết định cơ địa dị ứng
D. Sự khác biệt giới tính và tỷ lệ Th1/Th2 trong miễn dịch
Câu 19: Béo phì ở người có thể tăng nguy cơ phát triển hen phế quản thông qua:
A. Tăng cường sự giãn cơ đường hô hấp
B. Tăng leptin và ảnh hưởng đến chức năng đường hô hấp
C. Giảm phản ứng đường hô hấp
D. Gây chuyển động dư thừa
Câu 20: Ở trẻ em dưới 14 tuổi, tỷ lệ nam mắc hen phế quản nhiều hơn nữ
khoảng:
A. Gấp đôi
B. Bằng nhau
C. Gấp ba lần
D. Không có sự khác biệt
Câu 21: Yếu tố môi trường nào được liên kết mạnh mẽ với sự phát triển của hen
phế quản?
A. Vi khuẩn và virus đường hô hấp
B. Khói thuốc lá và thức ăn nhất định
C. Môi trường làm việc và thuốc kháng sinh
D. Dị nguyên trong nhà và môi trường ô nhiễm
Câu 22: Yếu tố nào gây co thắt cơ trơn phế quản trong hen phế quản?
A. Phù nề đường dẫn khí
B. Tăng tiết chất nhầy
C. Thành của đường dẫn khí bị dầy lên
D. Sự kích thích của chất trung gian hoá học và dẫn truyền thần kinh
Câu 23: Thay đổi cấu trúc đường dẫn khí trong hen phế quản làm tăng:
A. Độ co và giãn cơ của phế quản
B. Mức độ tắc nghẽn và tính phản ứng của phế quản
C. Sự co bóp mạch máu và thoát mạch
D. Sự giãn cơ của tuyến tiết nhầy
Câu 24: Các yếu tố nào gây tăng tính phản ứng của phế quản trong hen phế
quản?
A. Tình trạng viêm càng nặng thì tính phản ứng của phế quản càng giảm
B. Co thắt quá mức của cơ trơn phế quản do tế bào sợi cơ trơn phế quản
giảm tính co thắt
C. Rối loạn điều hòa thần kinh làm giảm sự nhạy cảm của bộ phận nhận cảm
thần kinh ở phế quản
D. Tình trạng viêm không ảnh hưởng đến tính phản ứng của phế quản
Câu 25: Các triệu chứng hen phế quản thường xuất hiện đặc biệt:
A. Ban đêm và khi thay đổi thời tiết
B. Khi tiếp xúc với lông súc vật và chất hóa học bay hơi
C. Khi thay đổi thời tiết và nhiễm trùng hoặc nhiễm virus đường hô hấp trên
D. Khi vận động mạnh và khi thay đổi thời tiết
Câu 26: Biến chứng nào có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp hen phế quản
cấp tính?
A. Tràn khí màng phổi do vỡ phế nang
B. Tràn khí trung thất và tràn khí dưới da
C. Suy tim cấp hoặc hội chứng tim - phổi cấp
D. Xẹp phân thuỳ phổi do lấp tắc khu trú một đoạn phế quản
Câu 27: Biến chứng nào xuất hiện liên quan đến chức năng hô hấp trong hen
phế quản mạn tính?
A. Biến dạng lồng ngực: xương ức tụt xuống hoặc nhô lên (ở trẻ em)
B. Suy hô hấp mạn tính
C. Tâm - phế mạn
D. Cả A,B và C
Câu 28: Người bệnh nào có đợt HPQ cấp nặng không nên được điều trị bằng
ICS?
A. Người có tiền sử sinh non
B. Người có tiền sử tăng cân nhanh ở trẻ nhỏ
C. Người tiếp xúc với hóa chất nghề nghiệp
D. Người có đợt HPQ cấp nặng
Câu 29: Mục tiêu chính của điều trị HPQ là gì?
A. Điều trị cơn hen cấp và đợt hen cấp kịp thời.
B. Ngăn chặn mọi cơn hen xảy ra.
C. Duy trì chức năng hô hấp tối ưu.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 30: Nguyên tắc quan trọng trong điều trị HPQ là gì?
A. Ưu tiên sử dụng thuốc hít để giảm tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
B. Giáo dục bệnh nhân về bệnh hen và hướng dẫn cách hít thuốc đúng.
C. Kiểm soát môi trường để tránh các yếu tố kích thích cơn hen.
D. Tất cả các phương án trên.
ĐÁP ÁN
Bài 1: Đại cương về bệnh lý hô hấp
1. A 2. C 3. D 4. A 5. D 6. B
7. A 8. C 9. D 10. B 11. C 12. A
13. C 14. A 15. C 16. D 17. B 18. C
19. A 20. D 21. B 22. C 23. C 24. D
25. C 26. A 27. D 28. B 29. C 30. D
Bài 3: Viêm phế quản cấp
1. B 2. D 3. C 4. D 5. B 6. C
7. D 8. B 9. D 10. B 11. A 12. B
13. A 14. B 15. D 16. D 17. D 18. B
19. A 20. D 21. D 22. A 23. D 24. D
25. A 26. C 27. D 28. B 29. A 30. D
31. B 32. A 33. B 34. B 35. B
Bài 5: Viêm phổi
1.C 2.C 3.D 4.D 5.C 6.D 7.C 8.B 9.A 10.A
11.C 12.C 13.C 14.B 15.B 16.D 17.C 18.D 19.A 20.A
21.B(3,4,5) 22.A 23.C 24.D 25.A 26.D 27.C 28.B 29.D 30.B
Bài 6: Hen phế quản
1. A 2. A 3. A 4. D 5. C 6. A
7. A 8. B 9. E 10. D 11. A 12. B
13. C 14. A 15. B 16. A 17. D 18. C
19. B 20. A 21. D 22. D 23. B 24. A
25. A 26. A 27. D 28. D 29. D 30. D

You might also like