Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC: 2023 - 2024

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 7


1/ Em làm gì để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?
 Tích cực tham gia các hoạt động để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. Lắng
nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh.

2/ Bạn N là một học sinh mới chuyển trường đến lớp 7A nên còn rất rụt rè và nhút nhát.
Vậy nếu em là bạn của N em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?
 Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.

3/ Trường THCS Nguyễn Thị Lựu được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết
định lấy tên Bà đặt tên cho trường Trung học cơ sở Phường 4, thành phố Cao Lãnh kể từ
năm học nào?
 Năm học 1996 – 1997

4/ Hãy nêu 3 điểm mạnh, 3 điểm hạn chế của bản thân mà em đã xác định được và biện
pháp em đã thực hiện để khắc phục điểm hạn chế đó.
* Điểm mạnh:
- Tham gia các hội thi, hội diễn theo chủ đề.
- Tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề.
- Tham gia vào khóa học giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như: Ứng xử văn hóa, thân
thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến
thức…
* Điểm yếu: thức khuya, học yếu môn tiếng anh, rụt rè ít phát biểu, ngại giao tiếp với bạn bè,
thầy cô.

5/ Em hãy nêu các biện pháp kiểm soát cảm xúc?


- Hít thở đều và tập trung vào hơi thở
- Lấy 1 cốc nước uống từng ngụm nhỏ.
- Đếm 1, 2, 3, … và tập trung vào việc đếm
- Suy nghĩ về những điều tích cực.
- Không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.

6/ Em hãy chia sẻ những thói quen giúp nơi học tập và sinh hoạt ở trường luôn được
ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ?
- Kê bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng.
- Đặt sách, vở, hộp bút gọn gàng, ngay ngắn trên bàn khi dung.
- Xếp sách vở ngay ngắn sau mỗi lần sử dụng
- Xếp chăn gối gọn gàng, để đúng nơi quy định nếu sinh hoạt bán trú tại trường.
- Luôn giữ môi trường lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Chăm sóc cây xanh luôn tươi tốt trong lớp học.

7/ Em đã làm thế nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? Nêu cảm nhận
của em khi rèn luyện được những thói quen tích cực đó.
- Dọn dẹp nhà cửa hằng ngày.
- Rửa dọn bát đĩa sau mỗi bữa ăn.
- Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng….
* HS nêu cảm nhận của em khi rèn luyện được những thói quen tích cực đó: vui vẻ, yêu
thương gia đình, thích làm việc nhà phụ giúp gia đình.

8/ Khi chứng kiến hành động bạo lực, em cần làm gì?
 Gọi ngay đến số 111, người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ...)

9/ Ý nghĩa của tính kiên trì, sự chăm chỉ trong học tập và cuộc sống?
- Tạo nên sự thành thục các kỹ năng.
- Đảm bảo sự thành công cho mục tiêu đặt ra.
- Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, cơ hội mới của cuộc sống.
- Tạo nên sự tự tin, lạc quan.

10/ Những việc làm nào để rèn luyện sự chăm chỉ và chia sẻ kết quả rèn luyện của bản
thân?
- Lập kế hoạch cho học tập và các hoạt động khác.
- Cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra.
- Tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn để kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian
và chất lượng.
- Tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành được mỗi phần việc trong kế hoạch.
- Thực hiện liên tục các công việc theo kế hoạch đến khi trở thành thói quen làm việc
chăm chỉ.

11/ Hãy nêu những việc làm để thể hiện sự hợp tác với thầy cô trong quá trình học tập và
hoạt động?
- Phản hồi với thầy cô bằng lời nói, thái độ, cảm xúc, hành vi… phù hợp.
- Tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và những hướng dẫn, yêu cầu của thầy cô.
- Quan sát, lắng nghe thầy cô để hiểu và thực hiện những mong muốn, kì vọng của thầy
cô về mình.
- Sẵn sàng chia sẻ và phối hợp nhịp nhàng với thầy cô.

12/ Ý nghĩa của việc cùng người thân thực hiện những việc chung trong gia đình?
- Giúp em rèn luyện được các kỹ năng trong cuộc sống
- Xây dựng được tình cảm gia đình gắn bó, yêu thương.

13/ Em đã phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn bằng cách nào?
 Cùng học, cùng tham gia các hoạt động với các bạn. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về
những khó khăn của bản thân.

14/ Hãy nêu cách xử lý Tình huống sau: B. xin phép bố mẹ đến dự sinh nhật bạn A. cùng
lớp B. hứa sẽ về đúng giờ nên bố mẹ đồng ý cho B. đi. Tuy nhiên, vì mải vui cùng các
bạn nên B. không để ý giờ. Khi mẹ gọi điện giục B. về thì đã muộn. Về đến nhà, mẹ gọi
B. ra nói chuyện và hỏi: “Tại sao con lại sai hẹn với mẹ?”.
 B xin lỗi mẹ và trình bày về việc sai hẹn: Con xin lỗi mẹ vì mải chơi nên làm sai hẹn với
mẹ.

You might also like