Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

lOMoARcPSD|25535872

Bài thảo luận-Nhóm 4 - Giao hàng chặng cuối trong Thương


mại điện tử
Logistics kinh doanh (Trường Đại học Thương mại)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)
lOMoARcPSD|25535872

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI BỀN VỮNG

GV hướng dẫn : Phạm Văn Kiệm


Nhóm thực hiện : Nhóm 4
Lớp học phần : 2305BLOG3021

Hà Nội – 2023

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Điểm đánh
STT Mã sinh viên Họ và tên Nhiệm vụ
giá

31 19D300101 Hoàng Thị Thu Huyền 3.2

32 20D300027 Nguyễn Thị Thu Huyền Chương 1

33 20D300107 Ninh Thị Hưng 2.3; 2.4

34 20D300030 Nguyễn Văn Khánh 3.4

35 20D300108 Nguyễn Trung Kiên Powerpoint

36 20D300029 Lò Thị Kim Thuyết trình

37 20D300031 Vũ Thị Phương Lam 3.3

38 20D300111 Đồng Thị Lan 2.1; 2.2; 2.5

40 20D300114 Phan Thị Ngọc Mai 3.1

Mở đầu; Kết luận;


20D300095 Đào Thị Giang
Word

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

LỜI MỞ ĐẦU
Giao hàng chặng cuối là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng và vận chuyển
hàng hóa. Nó thường là giai đoạn cuối cùng trong quá trình giao hàng, khi hàng hóa
được vận chuyển từ trung tâm phân phối đến địa chỉ giao hàng cuối cùng. Giao hàng
chặng cuối là một hoạt động lâu đời trong lịch sử trao đổi hàng hóa và thương mại,
nhưng trong những năm gần đây, nó đã trở nên phổ biến và đặc biệt quan trọng khi
ngành thương mại điện tử ngày càng phát triển. Giao hàng chặng cuối là chìa khóa
thành công cho các công ty thương mại điện tử, đặc biệt tại Việt Nam nơi nhu cầu mua
sắm online ngày càng gia tăng. Khâu giao hàng chặng cuối đóng vai trò rất lớn trong
việc các công ty logistics định hình khách hàng mục tiêu cũng như thị trường mà họ
nhắm đến. Điều này là do sự thay đổi của ngành bán lẻ toàn cầu cũng như cách ngành
logistics kết hợp quy trình giao hàng chặng cuối để đáp ứng nhu cầu và những thay đổi
của chuỗi cung ứng. Trong giao hàng chặng cuối, các nhà vận chuyển và giao nhận
hàng hóa phải đối mặt với nhiều thách thức như tắc đường, điều kiện thời tiết không
thuận lợi, những địa chỉ khó tìm kiếm và các yêu cầu đặc biệt của khách hàng.
Từ những ngày đầu của thương mại điện tử, khách hàng đã tìm mua hàng hoá trực
tuyến thay vì đến các cửa hàng truyền thống mua trực tiếp. Kết quả là thương mại điện
tử đã phát triển mạnh mẽ và vững chắc trên toàn cầu, lên tới gần 3,46 tỉ đô la Mỹ vào
2019 và dự báo sẽ đạt hơn 6,5 tỉ đô la Mỹ đến năm 2023. Giao hàng chặng cuối đã trở
thành công đoạn buộc phải có với doanh nghiệp, đây được xem là thành tố gây ô
nhiễm, kém hiệu quả và tốn kém nhất trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Với khối
lượng giao dịch thương mại điện tử ngày càng phát triển, số lượng phương tiện giao
hàng đang lưu thông cũng tăng lên để tạo cầu nối giữa chặng cuối với người tiêu dùng.
Song chính quy trình này lại làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn giao thông và
tai nạn giao thông, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, và phát thải khí nhà kính. Vì vậy,
việc đưa tính bền vững vào trong giao hàng chặng cuối sẽ giúp giao hàng chặng cuối
trở nên xanh hơn, và khách hàng hiện đang kỳ vọng việc giao hàng sẽ thuận tiện,
nhanh chóng và bền vững với mức giá phù hợp. Để hiểu rõ hơn về tính bền vững trong
giao hàng chặng cuối, nhóm 4 lựa chọn đề tài thảo luận “Giao hàng chặng cuối bền
vững” trong thương mại điện tử.

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................5
1.1 Khái niệm và đặc điểm của giao hàng chặng cuối..................................................5
1.2. Tầm quan trọng của giao hàng chặng cuối.............................................................5
1.3. Logistics bền vững và vai trò của logistics bền vững.............................................6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU “E-GROCERIES –
SUSTAINABLE LAST MILE DISTRIBUTION IN THE CITY PLANNING”.....7
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu........................................................................7
2.1.1. TMĐT và sự thay đổi trong hành vi di chuyển..................................................7
2.1.2. Logistics đô thị và quy hoạch thành phố........................................................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................12
2.3. Nội dung của bài nghiên cứu................................................................................14
2.3.1. Sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến..............................................................14
2.3.2. Ảnh hưởng của giao hàng chặng cuối đến hành vi của người tiêu dùng........16
2.3.3. Kết quả của bài nghiên cứu............................................................................16
2.4. Đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu..........................................................17
2.5. Hạn chế trong nghiên cứu....................................................................................17
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CHO GIAO HÀNG CHẶNG
CUỐI BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM.......................................................................18
3.1. Thực trạng dịch vụ giao hàng chặng cuối trong TMĐT tại Việt Nam..................18
3.1.1. Thị trường giao hàng chặng cuối trong TMĐT Việt Nam...............................18
3.1.2. Dịch vụ giao hàng chặng cuối tại Việt Nam...................................................20
3.2. Đánh giá tính bền vững của giao hàng chặng cuối tại Việt Nam..........................23
3.2.1. Thành công.....................................................................................................23
3.2.2. Hạn chế..........................................................................................................24
3.3. Hoạt động giao hàng chặng cuối của Lazada và ảnh hưởng đến sự bền vững......28

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

3.3.1. Các mô hình giao hàng chặng cuối của Lazada và ảnh hưởng của nó đến sự
bền vững................................................................................................................... 28
3.3.2. Những hoạt động và xu hướng của Lazada Logistics trong giao hàng chặng
cuối bền vững...........................................................................................................30
3.4. Các giải pháp cho giao hàng chặng cuối bền vững...............................................31
KẾT LUẬN................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................34

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

PHỤ L
Hình 2. 1. Ảnh hưởng của thương mại điện tử B2C tới nhu cầu di chuyển của người
tiêu dùng........................................................................................................................ 7
Hình 2. 2. Ảnh hưởng của dịch vụ chuyển phát nhanh tới người tiêu dùng...................8
Hình 2. 3. Ảnh hưởng của TMĐT tới một vài đặc điểm của hàng hóa...........................8
Hình 2. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của TMĐT.................................10
Hình 2. 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa TMĐT và hành vi di chuyển của
người tiêu dùng............................................................................................................10
Hình 2. 6. Khung hiểu biết về ảnh hưởng giữa hệ thống logistics đô thị, hành vi di
chuyển của người tiêu dùng và không gian đô thị........................................................12
Hình 2. 7. Thống kê mô tả...........................................................................................13
Hình 2. 8. Mua sắm trực tuyến và sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà.........................14
Hình 2. 9. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà. .15
Hình 2. 10. Ảnh hưởng của giao hàng chặng cuối đến hành vi của người tiêu dùng. . .16
Y

Hình 3. 1. Quy trình gửi nhận hàng tại điểm lấy hàng (DOP)......................................29

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm và đặc điểm của giao hàng chặng cuối
 Khái niệm
Giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử (TMĐT) là giai đoạn cuối cùng vận
chuyển đơn hàng trong giao dịch B2C giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (NTD)
cuối cùng. Quá trình này bắt đầu từ điểm thâm nhập đơn hàng đến điểm mà khách
hàng lựa chọn để nhận hàng.
 Đặc điểm
- Bước cuối cùng của e-fulfillment, có chi phí đắt nhất, gây ô nhiễm nhiều nhất,
chậm nhất, và thường kém hiệu quả nhất.
- Chi phí cao: chi phí nhà kho, chi phí vận chuyển địa phương (đô thị) lớn và các
đơn hàng giao nhỏ và phân tán.
- Khách hàng đòi hỏi giao hàng nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Hạ tầng logistics và vận tải địa phương và thành phố thường thiếu thốn, địa chỉ
khách hàng khó tìm, dễ nhầm lẫn, số lượng các điểm giao hàng nhiều.
- Phương tiện vận tải lạc hậu dẫn đến việc cải tiến hiệu quả và tăng năng suất giao
hàng chặng cuối rất khó khăn.
- Khách hàng: cung cấp địa chỉ không chính xác, địa điểm nhận hàng quá xa hoặc
khó tìm, khách hàng không nhận được hàng, hủy đơn hàng, trả lại hàng, v.v ...
*Tùy vào phương thức giao cụ thể, chi phí chặng cuối chiếm từ 13-75% chi phí
chuỗi cung ứng vì vậy cần quản lý để giảm lãng phí tiền bạc, thời gian và nguồn lực,
tăng chất lượng dịch vụ và tính cạnh tranh của logistics và doanh nghiệp TMĐT.
1.2. Tầm quan trọng của giao hàng chặng cuối
Giao hàng chặng cuối là điểm chạm trực tiếp của doanh nghiệp với khách hàng
trong TMĐT, bao gồm: phương tiện vận chuyển và vị trí phân phối. Chính vì vậy:
- Giao hàng chặng cuối mang tính quyết định tới sự hài lòng của khách hàng khi họ
tiếp nhận sản phẩm trong lần đầu tiên. Khi mà nhu cầu tăng cao, sự kỳ vọng của khách
hàng càng lớn thì việc tối ưu hóa hiệu quả của giao hàng chặng cuối chính là yếu tố
tiên quyết và có sự ảnh hưởng lớn tới các chiến lược dịch vụ khách hàng của bất kỳ
doanh nghiệp logistics nào hiện nay.
5

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

- Giao hàng chặng cuối có ý nghĩa quan trọng và mang tính tiên quyết đối với sự
thành công và sự ưng ý của khách hàng dành cho dịch vụ của các công ty logistics
hiện nay. Vì thế mà các doanh nghiệp cần có sự tính toán để quá trình giao hàng chặng
cuối được thực hiện một cách nhanh chóng nhất nhưng vẫn đảm bảo quy trình được tối
ưu và tiết kiệm chi phí để mang lại sự hiệu quả cao hơn.
1.3. Logistics bền vững và vai trò của logistics bền vững
Logistic bền vững đề cập đến các thực tiễn và quy trình nhằm tối ưu hóa quản lý và
vận hành chuỗi cung ứng sao cho tối đa hóa hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường và xã hội.
 Vai trò của Logistics bền vững
- Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường: Logistics bền vững giúp giảm thiểu khí
thải, lượng nhiên liệu tiêu thụ, lãng phí tài nguyên, sử dụng các vật liệu tái chế và các
nguồn năng lượng tái tạo. Nhờ đó, các hoạt động logistics trở nên thân thiện hơn với
môi trường và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
- Tiết kiệm chi phí: Logistics bền vững giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển, chi phí
đóng gói, chi phí lưu trữ và chi phí vận hành, đồng thời tăng cường hiệu quả kinh tế và
giảm thiểu lãng phí.
- Nâng cao giá trị cho khách hàng: Logistics bền vững giúp đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, tăng
cường tính linh hoạt và nhanh chóng, và tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Thúc đẩy hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp: Logistics bền vững giúp doanh
nghiệp tạo ra hình ảnh tích cực về việc quan tâm đến môi trường và cộng đồng, giúp
tăng cường uy tín và niềm tin của khách hàng và cộng đồng.
- Đóng góp vào phát triển bền vững của xã hội: Logistics bền vững giúp đóng góp
vào sự phát triển bền vững của xã hội, bảo vệ môi trường, tạo ra giá trị kinh tế và xã
hội, tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU “E-GROCERIES –
SUSTAINABLE LAST MILE DISTRIBUTION IN THE CITY
PLANNING”

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu


2.1.1. TMĐT và sự thay đổi trong hành vi di chuyển
 Thay đổi trong hành vi di chuyển của người tiêu dùng
Sự phát triển của TMĐT nói chung và hoạt động giao dịch điện tử B2C nói riêng đã
làm thay đổi nhanh chóng chuỗi cung ứng cũng như hành trình di chuyển của người
tiêu dùng. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mua sắm trực tuyến có thể thay thế
việc di chuyển để mua sắm của mỗi cá nhân, một số nghiên cứu lại chỉ ra chỉ có sự liên
hệ hạn chế hoặc không có mối liên quan giữa TMĐT và số chuyến đi, khoảng cách di
chuyển để mua sắm.

Hành trình di chuyển của


người tiêu dùng
Thương mại điện
tử B2C

Có khả năng thay thế nhu


cầu đến cửa hàng vật lý

Hình 2. 1. Ảnh hưởng của thương mại điện tử B2C tới nhu cầu di chuyển của người
tiêu dùng
 Thay đổi hành vi di chuyển của người giao hàng: tăng giao hàng chặng cuối
Mặt khác, dịch vụ chuyển phát nhanh có khả năng giao hàng trực tiếp đến người
tiêu dùng cuối cùng hoặc điểm nhận hàng đã làm thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng
thông qua khả năng tiếp cận mua sắm cũng như làm thay đổi nhu cầu vận chuyển hàng
hóa trong đô thị.

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

Khả năng
Dịch vụ tiếp cận mua
chuyển phát sắm Sở thích của
nhanh giao người tiêu
hàng trực dùng
tiếp đến Nhu cầu vận
NTD cuối chuyển hàng
hóa trong đô
thị

Hình 2. 2. Ảnh hưởng của dịch vụ chuyển phát nhanh tới người tiêu dùng
Thương mại điện tử gia tăng làm tăng nhu cầu về giao hàng chặng cuối, sự gia tăng
giao hàng trong TMĐT dường như đã ảnh hưởng đến cấu trúc và sự hiệu quả của
chuỗi giao vận chuyển hàng hóa đô thị. Hàng hóa có nhu cầu vận chuyển có kích
thước nhỏ hơn, tần suất vận chuyển cao hơn và di chuyển đến các địa điểm phân tán
hơn.
Chính vì vậy, các dịch vụ vận chuyển hàng hóa đã đáp ứng lại nhu cầu của mua
sắm trực tuyến, bằng cách tăng cường vận chuyển trực tiếp từ trạm giao nhận cuối đến
người tiêu dùng cuối cùng, được thể hiện rất rõ qua sự tăng nhanh của dịch vụ giao
hàng chặng cuối.

Kích thước nhỏ


hơn

Tần suất vận


TMĐT chuyển cao hơn Giao hàng chặng
cuối

Phân tán hơn

Hình 2. 3. Ảnh hưởng của TMĐT tới một vài đặc điểm của hàng hóa
 Giao hàng chặng cuối và hệ thống logistics đô thị
Giao hàng chặng cuối là khâu cuối cùng của chuỗi cung ứng giữa sản xuất, các
trạm giao nhận và người tiêu dùng. (Gevaers, Van De Voorde, & Vanelsander, 2011).
Visser and Lanzendorf (2004) chỉ ra rằng, giao hàng chặng cuối có tác động lớn nhất
8

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

đến việc vận tải hàng hóa vì đòi hỏi sự tham gia sâu hơn vào hoạt động vận chuyển
hàng hóa vào các khu dân cư. Hơn nữa, giao hàng chặng cuối cũng tạo ra một lượng
lớn hàng hóa trả về do giao hàng thất bại hoặc trả lại hàng. Các đơn hàng bị lỡ và sự
phân tán của giao hàng chặng cuối chính là một thách thức lớn cần được giải quyết. Sự
gia tăng của giao hàng chặng cuối tạo ra thách thức về tổ chức giao thông, an toàn giao
thông, về môi trường và tạo áp lực cho người quản lý. Trong tương lai, cùng với sự gia
tăng dân số bài toán về sử dụng quỹ đất đô thị sẽ ngày càng nghiêm trọng.
 Giao hàng chặng cuối và quy hoạch không gian đô thị
Sự tác động về môi trường của TMĐT phụ thuộc vào sự lựa chọn phương thức di
chuyển và hành vi của người tiêu dùng. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng TMĐT có
thể gia tăng mức độ bền vững của di chuyển cá nhân bằng cách thay thế chuyến hành
trình đến cửa hàng vật lý. Trong khi một vài nghiên cứu nhận định TMĐT không có
tác động hoặc tác động tương hỗ với hành vi di chuyển cá nhân của người tiêu dùng.
Giải thích cho mối tương quan giữa TMĐT và hành vi di chuyển cá nhân, (Rotem-
Mindali & Weltevreden, 2013) và (Farag, Weltevreden, Van Rietbergen, Dijst, & Van
Oort, 2006; Zhou & Wang, 2014) đã nêu ra một vài nhân tố tác động tới mối tương
quan này, bao gồm đặc điểm cá nhân người tiêu dùng và đặc điểm hộ gia đình, chuỗi
hành trình di chuyển và vị trí.
 Tác động của TMĐT đến tính bền vững

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

Phương thức di chuyển

Tác động môi trường


của TMĐT Hành vi tiêu dùng

Gộp chuyến hành trình


Tính bền vững của giao
hàng chặng cuối
Hạn chế sử dụng phương tiện
phát thải

Sự sẵn sàng giảm tiêu thụ

Khoảng cách đến cửa hàng


vật lý

Gia tăng điểm nhận hàng

Hình 2. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của TMĐT

Cá nhân người tiêu dùng

Đặc điểm hộ gia đình


Mối liên hệ giữa TMĐT
và hành vi di chuyển của
NTD
Chuỗi hành trình di chuyển

Vị trí

Hình 2. 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa TMĐT và hành vi di chuyển của
người tiêu dùng
Một vài nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra sự sẵn sàng của người tiêu dùng trong việc
giảm tiêu thụ, chủ động gộp các chuyến hành trình và hạn chế sử dụng phương tiện

10

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

phát thải. Yếu tố về khoảng cách địa lý đến cửa hàng vật lý cũng được xem xét khi nói
về mối quan hệ bền vững giữa giao hàng chặng cuối và hành vi người tiêu dùng.
Ngoài ra, còn có sự khác biệt giữa các phân khúc và thực tế tình hình giao hàng
chặng cuối trong TMĐT, một nghiên cứu khác của Morganti và cộng sự, 2014 còn nêu
ra sự gia tăng điểm nhận hàng làm gia tăng số chuyến đi với xe hơi cá nhân.
2.1.2. Logistics đô thị và quy hoạch thành phố
Sự thiếu hiểu biết về mối quan hệ giữa logistics đô thị với hành vi tiêu dùng của
người dân có thể cản trở các chính sách và quy hoạch của thành phố (Cui, Dodson, &
Hall, 2015; Hull, 2008; Pettersson, Winslott Hiselius, & Koglin, 2018; Rodrigue,
2006).
Việc di chuyển của con người và luân chuyển của hàng hóa chính là vấn đề cốt lõi
để kết hợp xử lý cả hai vấn đề: quy hoạch thành phố và phát triển một đô thị thu hút
con người, các hoạt động kinh tế và các hoạt động khác. Theo nhóm nghiên cứu
(Ducret, Lemaire, và Roset (2016)), dòng vận chuyển hàng hóa đô thị và hoạt động
logistics bị ảnh hưởng bởi các đặc trưng của thành phố. Nhóm nghiên cứu còn cho
rằng các mục tiêu về hiệu quả logistics cần tiếp cận trên tất cả các khía cạnh về không
gian, công nghệ và yếu tố kinh tế. Một cách tiếp cận có hệ thống có cân nhắc đến hành
vi di chuyển của từng cá nhân và dòng lưu chuyển hàng hóa có thể giúp chính quyền
địa phương nhận diện và xác định tiềm năng của hình thức giao hàng chặng cuối (tại
hộ gia đình) có thể thực hiện hóa tính bền vững của thành phố.
Từ đây, các nhà khoa học đã rút ra một vài kết luận rằng chính quyền cần có những
hiểu biết về xu hướng trong vận tải hàng hóa cũng như cả thương mại điện tử để thay
đổi một cách tích hợp về vận chuyển hàng hóa và hoạt động logistics đô thị, bởi đây
chính là những yếu tố giúp cho sự di chuyển cá nhân và hàng hóa được dễ dàng hơn.
Chính quyền địa phương nên có những chính sách và kế hoạch nhằm định hình và thúc
đẩy hoạt động giao hàng chặng cuối. Và tác giả của bài nghiên cứu này, nhóm nghiên
cứu gồm Astrid Bjørgen a,b,* , Kristin Ystmark Bjerkan a , Odd Andre Hjelkrem đã
mô hình hóa sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa thói quen tiêu dùng, hành vi di chuyển và sự
hiệu quả của hệ thống logistics đô thị. Mối quan hệ giữa các nhân tố này cũng có tác
động đến hoạt động di chuyển trong đô thị, quy hoạch cũng như việc sử dụng không
gian đô thị.
Loại hàng hóa mà nhóm nghiên cứu tiếp cận là mặt hàng thực phẩm, hàng tạp hóa
được mua sắm thông qua TMĐT và được giao tại nhà.

11

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

NTD
Hệ

thống
hành
logistics Giải pháp giao vi di
đô thị hàng tại nhà chuyển

Đơn hàng
phân tán

Giao
hàng Mua
chặng sắm
cuối trực
tuyế
n

Không
gian đô thị

Hình 2. 6. Khung hiểu biết về ảnh hưởng giữa hệ thống logistics đô thị, hành vi di
chuyển của người tiêu dùng và không gian đô thị
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu khám phá tính bền vững của giao hàng tại nhà trong TMĐT thông
qua việc thu thập số liệu trực tuyến từ người tiêu dùng tại Norwegian. Nghiên cứu thu
thập số liệu từ ngày 30/8 đến ngày 30/9/2018 và thu thập được 270 phiếu trả lời. Phiếu
khảo sát được phân phát theo hình thức trực tuyến thông qua mạng xã hội và truyền
thông báo chí. Điều đó cho thấy bài khảo sát được gửi đi qua một hệ thống mở, người

12

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

làm nghiên cứu không thể xác định được tỷ lệ phản hồi của những người có thể tiếp
cận.
Khảo sát cũng được thiết kế để tìm hiểu về vai trò của hành vi người tiêu dùng như
đã thấy ở biểu đồ trên có thực sự cần thiết để các phương án quy hoạch thành phố tính
đến việc thúc đẩy mua hàng (bách hóa) điện tử nhằm thúc đẩy giao hàng chặng cuối
bền vững.
Nghiên cứu phần lớn dùng bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên khảo sát về di
chuyển quốc gia, bộ câu hỏi sau khi xây dựng được chia làm 3 phần: đặc điểm hộ gia
đình, sự quen thuộc về giao hàng tại nhà và mức độ sử dụng và hành vi di chuyển.

Mẫu

Hình 2. 7. Thống kê mô tả
Hình trên thể hiện thống kê mô tả của các mẫu thu thập được, đồng thời các đặc
trưng của mẫu có thể so sánh với các đặc trưng của toàn bộ dân số Na Uy theo các số
liệu đối sánh được đưa ra ở cột số liệu thứ 3.
Kết quả khảo sát cho thấy mẫu điều tra không đại diện cho toàn dân số nói chung.
Phần lớn người tham gia khảo sát bao gồm phụ nữ, người lao động có bằng cao đẳng
hoặc đại học và có mức thu nhập của hộ gia đình ở mức cao. Như vậy, người tham gia

13

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

khảo sát có lượng kiến thức nhất định về xã hội và kinh tế và kết quả của bài khảo sát
chỉ khái quát hóa những đối tượng mà nghiên cứu thu thập được, không phải bên ngoài
nghiên cứu. Do không có số liệu sẵn có về mức độ phổ biến của việc sử dụng dịch vụ
giao thực phẩm và hàng bách hóa tại nhà tại Na Uy, khiến cho khó có thể xác định
được liệu mẫu nghiên cứu có lệch so với tổng thể những người sử dụng dịch vụ đó hay
không.
Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu như của Lavik & Jacobsen, 2015, trang 2–2025
có thấy phần lớn phụ nữ chịu trách nghiệm mua sắm tạp hóa trong gia đình và có mẫu
tương ứng với số liệu thống kê quốc gia cho thấy việc mua hàng điện tử nói chung phổ
biến và đáng chú ý hơn ở nhóm có trình độ học vấn cao (Fjørtoft, 2017).
Như vậy, có thể thấy mẫu nghiên cứu nhắm đến đúng những đối tượng của mua
hàng thực phẩm, bách hóa qua TMĐT, có tính phù hợp, thỏa mãn tính khái quát chung,
và có tính đại diện cao trong dân số.
2.3. Nội dung của bài nghiên cứu
2.3.1. Sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến
70% số người tiêu dùng được khảo sát đã trả lời sử dụng dịch vụ mua sắm trực
tuyến đối với mặt hàng thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thường ngày nhiều hơn 1
lần, trong khi đó 30% còn lại chưa sử dụng lần nào hoặc sử dụng 1 lần.

Hình 2. 8. Mua sắm trực tuyến và sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà

14

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nhà nhiều hơn 1
lần phần lớn là ở phụ nữ rơi vào độ tuổi từ 40-49, hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 18 tuổi,
hộ gia đình có thu nhập ổn định.

Hình 2. 9. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà
Những người dùng được khảo sát quan tâm đến những vấn đề khác nhau của dịch
vụ giao hàng chặng cuối trong đó yếu tố tiết kiệm thời gian được coi là yếu tố quan
trọng nhất, tiếp theo đó là việc không phải đến cửa hàng, giảm áp lực, không cần lập
kế hoạch,.... Theo khảo sát, người tiêu dùng trung bình sử dụng khoảng 35 phút để
thực hiện hoạt động mua sắm của mình do đó mà việc mua sắm trực tuyến sẽ giúp
người tiêu dùng giảm được khoảng thời gian này.

Đối với những người chưa từng sử dụng hoặc sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến
1 lần với lý do là dịch vụ không có sẵn với 60% đồng ý và lý do tiếp đó là chất lượng
sản phẩm kém (có 41% người khảo sát đồng ý).

15

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

2.3.2. Ảnh hưởng của giao hàng chặng cuối đến hành vi của người tiêu dùng

Hình 2. 10. Ảnh hưởng của giao hàng chặng cuối đến hành vi của người tiêu dùng
Từ kết quả khảo sát bảng có thể thấy thông qua việc mua sắm trực tuyến và sử
dụng dịch vụ giao hàng chặng cuối, người tiêu dùng vẫn đến cửa hàng vật lý mua sản
phẩm cần thiết tuy nhiên tần suất này giảm dần so với trước đó. Gần hai phần ba số
người được khảo sát ghé thăm các cửa hàng vật lý ít hơn trước đây trong khi 36%
người tiêu dùng vẫn ghé thăm với tần suất bình thường.
Ngoài ra, những người được hỏi phản ánh về việc họ sử dụng dịch vụ giao hàng
chặng cuối có làm thay đổi hành vi tiêu dùng của họ hay không thì phần lớn cho thấy
điều này đã ảnh hưởng đến việc sử dụng phương tiện đi lại của người tiêu dùng theo
hướng sử dụng các dịch vụ thân thiện với môi trường hơn như tăng cường đi bộ, sử
dụng xe đạp và giao thông công cộng.
2.3.3. Kết quả của bài nghiên cứu
Các dịch vụ trên nền tảng mua sắm trực tuyến rất đa dạng và đáp ứng được hầu hết
nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra động lực quan trọng nhất để người tiêu dùng
mua sắm trực tuyến là tiết kiệm thời gian và giảm căng thẳng, giảm việc lập kế hoạch.
Nhìn chung chất lượng sản phẩm cũng rất được người tiêu dùng quan tâm đặc biệt là
đối với các sản phẩm nông sản thì đây là yếu tố rất được xem trọng.
Việc giao hàng chặng cuối cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi
lại và tần suất ghé thăm các cửa hàng vật lý so với trước đây. Do đó có thể thấy mặc
dù việc mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nhà ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của
người tiêu dùng tuy nhiên lại chưa loại bỏ hoàn toàn được việc mua sắm trực tiếp.
Để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của giao hàng chặng cuối là một việc
đầy thách thức đối với mỗi quốc gia trong việc quy hoạch hệ thống mạng lưới giao
thông đô thị, đòi hỏi những kiến thức về vận tải hàng hóa, logistics, mối quan hệ giữa
các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Do đó đòi hỏi các nhà chức trách cần có

16

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

những giải pháp bền vững, cách tiếp cận hợp lý và tích hợp công nghệ trong lập kế
hoạch và xây dựng các phương án thúc đẩy và phát triển giao hàng chặng cuối.
Với sự phổ biến ngày càng cao của giao hàng chặng cuối và những ảnh hưởng của
nó đến hành vi tiêu dùng của khách hàng đòi hỏi phải nâng cao các dịch vụ logistics,
vận chuyển hàng hóa, kho bãi,... để bắt kịp những xu hướng tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển giao hàng chặng cuối gắn liền với bảo vệ môi trường.
2.4. Đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Bài nghiên cứu đã cho thấy khía cạnh của giao hàng chặng cuối có tác động và ảnh
hưởng đến hành vi mua và thói quen của người tiêu dùng, mức độ phổ biến cũng như
những lý do khách hàng lựa chọn dịch vụ giao hàng chặng cuối. Nghiên cứu đã chỉ ra
được vấn đề mà người tiêu dùng ưa thích mua sắm trực tuyến là do tiết kiệm thời gian
tuy nhiên lại chưa nghiên cứu và phân tích sâu vào vấn đề này được.
Nghiên cứu đã nêu ra một số công cụ, phương án tiềm năng và những thông tin hữu
ích tạo điều kiện phát triển và đầu tư vào giao hàng chặng cuối bền vững thông qua
những phần khảo sát của mình. Tuy nhiên giao hàng chặng cuối cần được nghiên cứu
sâu hơn nữa và khai thác nhiều thông tin dữ liệu hơn bởi đây là yếu tố góp phần không
nhỏ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng song bên cạnh đó là phát triển kinh tế của vùng,
quốc gia.
Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các khía cạnh chưa được đề cập đến bao gồm ảnh
hưởng bởi văn hóa gia đình, vùng miền, việc sử dụng phương tiện di chuyển mới
người tiêu dùng có sẵn sàng hay không. Sự hiểu biết toàn diện về sự phức tạp của hệ
thống logistics nói chung và giao hàng chặng cuối nói riêng cần được các cơ quan
chức trách lưu tâm và có những công cụ thích hợp để thúc đẩy nó phát triển.
2.5. Hạn chế trong nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát nhóm đối tượng có trình độ học vấn cao, nhận thức về môi
trường tốt, phần lớn là phụ nữ nên tác giả đã chỉ ra đây chính là một hạn chế của bài
nghiên cứu, có thể kết quả nghiên cứu không đại diện cho bộ phận lớn dân cư. Do
không có dữ liệu quốc gia về tình hình sử dụng giao hàng chặng cuối trong TMĐT nên
khó đối chiếu được mức độ đại diện của mẫu.

17

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

CHƯƠNG III:
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CHO GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI BỀN VỮNG
TẠI VIỆT NAM

3.1. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI TRONG TMĐT
TẠI VIỆT NAM
3.1.1. Thị trường giao hàng chặng cuối trong TMĐT Việt Nam
3.1.1.1. Quy mô thị trường giao hàng chặng cuối TMĐT tại Việt Nam
Theo Báo cáo thương mại điện tử 2022, doanh thu thị trường TMĐT tại Việt Nam
năm 2021 là 13 tỷ USD và con số này ước tính lên đến 39 tỷ USD vào năm 2025. Tỷ
lệ người dân sử dụng Internet đạt 73% và ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm
trực tuyến đạt 54,6 triệu người. Có thể thấy Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang ở
trong giai đoạn phát triển, thích ứng và thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng.
Chính nhờ cơ hội này mà nước ta đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị
trường giao hàng chặng cuối, đặc biệt là trong TMĐT. Ngoài những doanh nghiệp bưu
chính truyền thống đang cải tiến từng ngày thì thị trường đã xuất hiện hàng loạt
thương hiệu trong và ngoài nước như Grab, GoViet, GHN, GHTK, TIKINOW, Lazada
Express, GrabExpress…
3.1.1.2. Các mô hình giao hàng chặng cuối ở Việt Nam
 Giao hàng tận nhà (Attended Home Delivery)
Giao hàng tận nhà chính là loại hình giao hàng chặng cuối phổ biến nhất ở Việt
Nam. Theo báo cáo của Asia Plus Inc năm 2020, 99% người mua trực tuyến muốn
nhận hàng hóa của họ tại nhà riêng, văn phòng, nhà của người thân hoặc bạn bè. Chỉ
1% người tiêu dùng trực tuyến sử dụng các mô hình khác. Mô hình giao hàng tận nhà
cho thương mại điện tử B2C này có thể được thực hiện bởi các nhà bán lẻ trực tuyến
hoặc thuê ngoài các công ty hậu cần bên thứ ba (công ty chuyển phát).
Mô hình giao hàng tận nhà hiện có 4 xu hướng chính:
- Cửa hàng vật lý và dịch vụ giao hàng tận nhà: do đội giao hàng của công ty đảm
nhận, ví dụ như các nhà bán lẻ lớn về sản phẩm điện tử như Thế giới Di động, Điện
máy xanh, FPT Shop, Nguyễn Kim, … Các đơn đặt hàng sẽ được vận chuyển đến các
cửa hàng bán lẻ gần địa chỉ của khách hàng để khách hàng có thể chủ động tự đến lấy
hoặc đội ngũ nhân viên giao hàng của công ty sẽ giao đến tận nhà của khách hàng.

18

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

- Giao hàng tận nhà do bộ phận nội bộ công ty: một số sàn thương mại điện tử như
Lazada, Tiki cũng thực hiện việc hoàn thành đơn hàng bằng chính đội ngũ nhân viên
của họ.
- Giao hàng tận nhà sử dụng dịch vụ 3PL: một số sàn TMĐT như Sendo, Tiktok,..
cung cấp dịch vụ giao hàng thông qua một công ty vận chuyển thứ ba. Những sàn này
hoạt động chỉ như một sàn trung gian bán hàng và giám sát hoạt động hoàn thành đơn
hàng.
- Giao hàng tận nhà kết hợp cả nhân sự nội bộ và dịch vụ 3PL: Điển hình là
Shopee, sàn TMĐT cung cấp dịch vụ giao hàng thông qua cả đội ngũ nhân viên giao
hàng của công ty (Shopee Express) và công ty dịch vụ bên thứ 3 như GHTK, GHN,
Ninja Van,...
 Các điểm giao và nhận hàng (Collection and Delivery Points)
Các điểm giao và nhận hàng sẽ là nơi để khách hàng nhận hoặc gửi đơn hàng từ
một địa điểm được chỉ định, nhưng mô hình này không quá phổ biến ở nước ta. GHN
là một trong những công ty khởi nghiệp hành đầu trong mô hình này, mạng lưới các
điểm được đặt tại các cửa hàng tiện lợi như Shop&Go, Circle K, Winmart+,...
 Tủ bưu kiện (Parcel lockers)
Ở Việt Nam, Lazada đã tiên phong triển khai mô hình giao hàng này trong dịch
Covid-19 để an toàn cho cả khách hàng và nhân viên giao hàng. Điểm lấy hàng tự
động iLogic Smartbox tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với 20 tủ khóa vào năm 2019.
Tủ khóa thông minh (Smart locker) giúp khách hàng chủ động về thời gian nhận hàng.
3.1.1.3. Các loại mặt hàng

19

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

Theo báo cáo TMĐT năm 2022, đứng đầu với 69% tỷ lệ người mua hàng trực
tuyến là các đơn đặt hàng liên quan đến giày dép và mỹ phẩm. Đứng thứ hai với 64%
là các thiết bị đồ dùng gia đình. Xếp sau là đồ công nghệ và điện tử với 51%; sách, văn
phòng phẩm, hoa, quà tặng (50%); thực phẩm (44%) .....
Có thể thấy hoạt động mua hàng trực tuyến diễn ra sôi nổi với đa dạng các loại mặt
hàng. Điều đáng chú ý là tỷ lệ người mua hàng trực tuyến thực hiện mua các sản phẩm
thực phẩm tươi sống tăng nhanh và đạt mức phần trăm đáng kể, có thể lý giải là do
thói quen của người tiêu dùng thay đổi sau đại dịch Covid-19.
3.1.2. Dịch vụ giao hàng chặng cuối tại Việt Nam
3.1.2.1. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng chặng cuối TMĐT
Dịch vụ giao hàng chặng cuối được hình thành khá rõ nét thông qua hoạt động của
những công ty tiêu biểu trên thị trường Việt Nam hiện nay. Ngoài các công ty đa quốc
gia vốn đã có mạng lưới toàn cầu thì các công ty trong nước cũng đã và đang thực hiện
tốt dịch vụ này. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng chặng cuối có hai thành
phần dịch vụ tích hợp với nhau là vận tải – giao hàng và trung tâm phân loại – chia
chọn.
Với sự phát triển nhanh chóng của TMĐT các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính
truyền thống cũng đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ e-logistics tập trung thị trường này
để trở nên phù hợp hơn với cuộc chơi. Các công ty bưu chính truyền thống như VN
Post, EMS, và Viettel Post đã đáp ứng thị trường bằng cách đưa ra các giải pháp cho
các nhà bán lẻ trực tuyến; lợi thế hiện có của họ mạng lưới bưu cục rộng khắp cả nước
và hiệu quả hoạt động cao năng lực cho phép họ đóng một vai trò mạnh mẽ ở khu vực
nông thôn.
* VN Post
Hệ thống gần 50 bưu cục giao dịch trực thuộc Tổng công ty tại Hà Nội, Đà Nẵng
và TP. Hồ Chí Minh, dịch vụ chuyển phát nhanh EMS được cung cấp bởi 63 Bưu điện
Tỉnh, Thành phố trên toàn quốc, tới tận các huyện, xã, biên giới và hải đảo, bao gồm:
Hệ thống điểm phục vụ: hơn 13.000 điểm, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,93
km/điểm đảm bảo mỗi xã có tối thiểu một điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân đạt
hơn 7.100 người/điểm,
* EMS
Ngoài dịch vụ chính là chuyển phát nhanh, EMS còn đưa ra nhiều loại hình dịch vụ
đa dạng khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng. EMS cho ra mắt
hơn 10 loại dịch vụ cộng thêm, bao gồm: Dịch vụ “Phát tận tay”; dịch vụ “Khai giá”;

20

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

dịch vụ “Phát ngoài giờ hành chính”; dịch vụ phát hàng thu tiền COD; dịch vụ “Báo
phát”; dịch vụ “Phát đồng kiểm”; dịch vụ EMS_VUN; dịch vụ rút bưu gửi; dịch vụ
Thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận; ....
* Viettel Post
Viettel Post có mạng lưới giao nhận tại 713 quận, huyện cả nước và đội ngũ nhân
viên giao nhận khoảng 14000 người. Viettel Post là công ty dẫn đầu thị trường nhờ lợi
thế về hạ tầng và mạng lưới bưu cục gom hàng.
Việc phát triển hệ thống e-logistics là nhân tố không thể thiếu nhằm nâng cao trải
nghiệm cũng như đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng trong vấn đề giao
nhận hàng hóa, chẳng hạn như nhu cầu về tốc độ giao hàng. Điều này đã thúc đẩy các
nhà bán lẻ hay sàn TMĐT phát triển bộ phận e-logistics của riêng mình để hoàn thiện
các đơn đặt hàng, bên cạnh việc dựa vào các đối tác 3PL để đạt hiệu quả tiết kiệm chi
phí. Điển hình như Lazada và Tiki, hai sàn TMĐT lớn đã có thể tự hoàn thiện đơn
hàng của mình thông qua Lazada E-Logistics Express và TikiNOW, bao gồm nhập
kho, đóng gói và vận chuyển.
(Theo sách Logistics trong thương mại điện tử tại Việt Nam)
*Lazada Express
Lazada Express là công ty con thực hiện một phần dịch vụ logistics của Tập đoàn
Lazada. Lazada là công ty tiên phong trong việc đầu tư ứng dụng công nghệ nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động logistics. Điển hình là đầu tư cho trung tâm phân loại
hàng hóa tự động. Lazada cung cấp các hình thức giao hàng để phù hợp với từng nhóm
người tiêu dùng: Giao hàng tiết kiệm; Giao hàng tiêu chuẩn; Giao hàng hỏa tốc.
Tại khu vực thành thị, các doanh nghiệp giao hàng đi đầu trong lĩnh vực chặng cuối
như Giao Hàng Nhanh (GHN), Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK), và NinjaVan, hiện đang
là các đối tác giao hàng trọng điểm của các sàn thương mại điện tử Việt Nam.
Công ty giao hàng Quy mô và năng lực Đối tác sàn
chặng cuối TMĐT
GHN (Giao hàng - Độ bao phủ khắp Hơn 7000 công Lazada
nhanh) 63 tỉnh thành trên nhân, hơn 36000 Shopee
cả nước, hơn 200 khách hàng vừa và
Sendo
bưu điện, 800 điểm nhỏ, 150000 đơn
giao nhận hàng mỗi ngày Tiki

21

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

GHTK (Giao hàng - Có mặt khắp 63 1000 nhân viên, Shopee


tiết kiệm) tỉnh thành trên cả hơn 1000 khách Vatgia.com
nước, 20 trung tâm hàng, 8000 tài xế
giao nhận, 500 chi
nhánh, độ bao phủ
99% huyện và các

Ninja Van - Có mặt khắp 63 1000 nhân viên, Lazada
tỉnh thành, 5 kho 8000 khách hàng, Tiki
bãi hơn 1 triệu đơn
Sendo
hàng mỗi tháng

3.1.2.2 Phương thức giao hàng chặng cuối


 Giao hàng chặng cuối theo phương thức truyền thống
Quá trình giao hàng chặng cuối theo phương thức truyền thống thường được thực
hiện bằng các xe tải nhỏ, xe máy, xe điện đến từng địa chỉ của khách hàng.
Phương tiện được dùng trong giao hàng chặng cuối của Việt Nam hiện nay chủ yếu
là xe máy. Tuy nhiên, xe máy không phải sản xuất ra để giao hàng mà chúng ta đang
cải tiến nó bằng cách gắn thêm thùng để giao hàng. Ở Việt Nam, có không nhiều nhà
cung cấp dịch vụ giao hàng chặng cuối quy mô lớn, cùng với đó là chi phí lao động
thấp và mật độ giao thông dày đặc, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào hệ thống và sử
dụng phương tiện xe máy để giao hàng.
Xe điện cũng được một số công ty cung cấp dịch vụ giao hàng chặng cuối ứng
dụng để giao hàng, giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như giải pháp
tối ưu hóa chi phí vận hành như Lazada; AhaFast - sự kết hợp của Vinfast và
Ahamove; giao hàng bằng xe điện Honda Benly – sự án phối hợp của Honda và
Vietnam Post.
 Giao hàng chặng cuối theo phương thức hiện đại
Để khắc phục việc khách hàng không có mặt tại địa điểm yêu cầu trong lần giao
hàng đầu tiên của phương thức truyền thống gây ra tốn kém chi phí, một số doanh
nghiệp ứng dụng hình thức tủ khóa để khách hàng có thể tự nhận hàng của mình một
cách linh hoạt. Lazada đã tiên phong triển khai mô hình giao hàng này trong dịch

22

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

Covid-19 để an toàn cho cả khách hàng và nhân viên giao hàng. Điểm lấy hàng tự
động iLogic Smartbox tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với 20 tủ khóa vào năm 2019.
3.2. Đánh giá tính bền vững của giao hàng chặng cuối tại Việt Nam
3.2.1. Thành công
Thứ nhất, giao hàng chặng cuối bền vững làm giảm quãng đường di chuyển bằng
phương tiện cá nhân (đến cửa hàng vật lý).
Bằng chứng là trong đợt dịch Covid-19 ở Việt Nam, nhiều cửa hàng và siêu thị đã
tạm dừng hoạt động hoặc giảm giờ làm việc. Do đó, người dân đã phải tìm cách khác
để mua sắm hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Việc đặt hàng trực tuyến và
nhận hàng tại nhà đã trở thành lựa chọn phổ biến và tiện lợi cho nhiều người. Việc tăng
giao hàng đồ thực phẩm, hàng bách hóa từ các trang thương mại điện tử đến nhà
(AHD) có thể giúp giảm quãng đường di chuyển để mua hàng hóa của người dân. Nhờ
vậy, lưu lượng giao thông trên đường đã giảm đáng kể, giảm thiểu tắc đường và ùn tắc
giao thông, đồng thời giảm sử dụng nhiên liệu và khí thải từ phương tiện cá nhân.
Đồng thời, khi sử dụng giao hàng chặng cuối thông qua TMĐT, người sử dụng chỉ cần
đi một quãng đường ngắn để lấy gói hàng tại các điểm nhận và giao hàng (CDP) hay
các tủ khóa bưu kiện (PL), từ đó khách hàng có thể tăng sự lựa chọn sử dụng phương
tiện xanh để di chuyển như đi xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng nhằm giúp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, nhận thức nâng cao của người tiêu dùng thúc đẩy xu hướng vận tải
“xanh" trong giao hàng chặng cuối của các doanh nghiệp.
Giao hàng chặng cuối đã trở thành công đoạn buộc phải có với doanh nghiệp Việt
khi mà khối lượng giao dịch thương mại điện tử ngày càng phát triển, dẫu vậy, đây
được xem là thành tố gây ô nhiễm, kém hiệu quả và tốn kém nhất trong chuỗi cung
ứng trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề phát triển
bền vững đang dần được nâng cao và điều này lý giải vì sao xu hướng vận tải “xanh”
được dự báo sẽ ngày càng phát triển tại Việt Nam trong vài năm tới. Điều này cũng đặt
lên vai các doanh nghiệp trọng trách phải chọn lối tiếp cận bền vững ở giao hàng
chặng cuối trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics nhằm giảm gánh nặng môi
trường từ quy trình này và trở nên "xanh" hơn trong mắt người tiêu dùng. Một số
doanh nghiệp đã quyết định sử dụng xe điện và tìm kiếm giải pháp thông minh để giao
hàng chặng cuối cho khách hàng.
Ngày 16/9/2022 vừa qua, VinFast và Ahamove ra mắt AhaFast - dịch vụ vận
chuyển hàng hóa trên nền tảng công nghệ bằng xe máy điện đầu tiên ở Việt Nam.
Mục tiêu của Ahamove là đưa 10.000 xe máy điện vào hoạt động từ năm 2025, thay
23

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

thế dần xe xăng và các loại xe không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng đến môi
trường.
Cùng sải cánh trên hành trình xanh hóa là Viettel Post - tự hào ghi dấu ấn top 05
công ty uy tín nhóm ngành chuyển phát nhanh và giao hàng chặng cuối năm 2022. Ở
chặng cuối (last mile), các công nghệ như tủ thông minh Smart Locker hay hệ thống
Control Tower chỉ ra quãng đường giao nhận hàng hoá ngắn nhất giúp giảm lượng
khí thải CO2 lần lượt được Viettel Post ứng dụng. Ngoài ra, về dài hạn, Viettel Post
đang hướng đến sử dụng xe điện thay thế cho xe máy, tối ưu sử dụng nhiên liệu gây
ô nhiễm môi trường. Thời gian đầu, xe điện sẽ thâm nhập vào các khu vực nội tỉnh,
đông dân cư, có tỷ lệ mua hàng trực tuyến cao.
Có thể thấy rằng, tính bền vững trong giao hàng chặng cuối là khả thi tại Việt Nam
vì bằng chứng cho thấy giao hàng chặng cuối đã trở nên xanh hơn trong đại dịch
COVID-19, và khách hàng hiện đang kỳ vọng việc giao hàng sẽ thuận tiện, nhanh
chóng và bền vững hơn.
3.2.2. Hạn chế
Cơ sở hạ tầng logistics tại Việt Nam đã được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều hạn chế,
đó là khó khăn về phương tiện vận chuyển và mạng lưới giao thông vận tải. Chất
lượng cơ sở hạ tầng hạn chế khiến ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai và hiệu quả thực
hiện các giải pháp giao hàng chặng cuối bền vững của Việt Nam.
Thứ nhất, quãng đường di chuyển không giảm rõ rệt do các phương tiện giao hàng
sức chở nhỏ.
Khác các đô thị phát triển trên thế giới thường là xe tải hoặc xe bán tải, phương tiện
được dùng trong giao hàng chặng cuối của Việt Nam hiện nay chủ yếu là xe máy. Xe
máy không phải sản xuất ra để giao hàng mà đang được cải tiến bằng cách gắn thêm
thùng để giao hàng. Sức chứa của thùng giao hàng từ 0.2-0.3 m3, dung tích chứa hàng
không được nhiều. Ưu điểm của xe máy là tiện lợi, tiếp cận khách hàng nhanh chóng,
ngay cả với các địa chỉ tại các ngõ, hẻm mà các loại hình phương tiện khác không tiếp
cận được. Tuy nhiên, nhược điểm là năng lực giao hàng thấp do các phương tiện giao
hàng sức chở nhỏ, từ đó dẫn đến việc khó có thể giảm thiểu tổng quãng đường di
chuyển và phát sinh nhiều chuyến đi cá nhân với chuyến hành trình dài hơn, trong khi
hiệu quả của xe tải hay xe bán tải không cao do chi phí đầu tư và vận hành đều cao và
cũng phải đối mặt với sự ùn tắc. Với phương tiện vận tải lạc hậu, việc cải tiến năng lực
giao hàng và tăng hiệu quả bền vững giao hàng chặng cuối rất khó khăn.
Đồng thời, khi khối lượng giao dịch thương mại điện tử ngày càng phát triển, số
lượng phương tiện giao hàng đang lưu thông cũng sẽ tăng lên để tạo cầu nối giữa
24

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

chặng cuối với người tiêu dùng. Song với số lượng các phương tiện vận tải quá nhiều,
trong khi năng lực của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn yếu sẽ làm trầm
trọng thêm tình trạng tắc nghẽn giao thông, các phương tiện vận tải dừng lại trên
đường và vẫn tiêu thụ năng lượng, dẫn tới việc sử dụng không hiệu quả nhiên liệu
cũng như thải lượng khí thải nhiều hơn ra môi trường.
Thứ hai, mạng lưới giao thông chưa phù hợp cho các loại hình di chuyển xanh khi
người tiêu dùng sử dụng dịch vụ giao hàng chặng cuối.
Ở các thành phố của Việt Nam, nơi người dân chủ yếu đi lại bằng xe máy hiện nay,
mạng lưới đường phố là tập hợp vô số các ngõ, ngách với chiều rộng hạn chế, ít làn xe,
chất lượng và độ bền mặt đường kém, thường xuyên xảy ra tình trạng hư hỏng, hằn lún
vệt bánh xe, ổ gà, nứt, vỡ; phân bố không hợp lý giữa các tuyến đường cao tốc - cầu
vượt - đường hầm - đường tránh… làm ảnh hưởng đến chất lượng phương tiện và thời
gian vận chuyển, thường xuyên gây ra tình trạng ùn tắc giao thông, tăng lượng phát
thải khí nhà kính; từ đó ảnh hưởng đến mức độ xanh hóa hoạt động vận tải đường bộ.
Hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để chuyển đổi sử dụng
các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện chưa được phát triển;
còn thiếu thốn các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới. Ngoài ra, hệ thống giao
thông công cộng chưa hoàn thiện và không đáp ứng kịp nhu cầu đi lại của lượng dân
cư ngày càng phình to tại các đô thị lớn, khiến tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày
càng trầm trọng.
Đây cũng là hạn chế của nghiên cứu vì tác giả nghiên cứu tại Na Uy nơi có quy
hoạch giao thông thuận tiện, dễ dàng cho phương tiện di chuyển bền vững, phương
tiện công cộng, khó áp dụng tại Việt Nam.
Mặc dù những năm qua Chính phủ không ngừng đầu tư cải thiện chất lượng của hệ
thống hạ tầng đường bộ nhưng mạng lưới giao thông nhìn chung vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển.
Như vậy, việc Việt Nam có thể có cơ hội ứng dụng các phương thức vận tải hàng
hóa bền vững như các nước khác hay không, sẽ phụ thuộc vào việc liệu quy hoạch
giao thông đô thị Việt Nam trong thời gian tới có đủ mạnh, đủ sâu, đủ quyết tâm
hướng tới sự bền vững trong giao hàng chặng cuối hay không. Và bất kể là phương
tiện nào cũng cần một hạ tầng vật chất đủ vững chắc để phát triển. Việc đầu tư vào giải
pháp giao hàng chặng cuối cần thiết cho lĩnh vực thương mại điện tử và còn là cuộc
đua của các doanh nghiệp dịch vụ logistics.
 Đánh giá tính bền vững của giao hàng chặng cuối theo quan điểm của bài
nghiên cứu
25

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

Dựa vào những phân tích trên, có thể đánh giá tính bền vững của giao hàng chặng
cuối theo quan điểm của bài nghiên cứu:

Phương thức di chuyển

Tác động môi trường


của TMĐT Hành vi tiêu dùng

Gộp chuyến hành trình

Tính bền vững của giao


hàng chặng cuối Hạn chế sử dụng phương tiện
phát thải

Sự sẵn sàng giảm tiêu thụ

Khoảng cách đến cửa hàng vật


Gia tăng điểm nhận hàng

Dựa trên các yếu tố tác động tới tính bền vững của TMĐT theo kết quả nghiên cứu
của tác giả, ta có thể thấy thực tế việc giao hàng chặng cuối của Việt Nam chưa đáp
ứng được tính bền vững. Các nỗ lực làm “xanh hóa” việc giao hàng tại Việt Nam vẫn
chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ và trong các phong trào nhất định chứ chưa trở thành xu
hướng của người tiêu dùng - đối tượng tác động rất lớn đến tính bền vững.
Tổng kết thực tế các yếu tố:

Phương thức di chuyển Chưa đạt

Hành vi tiêu dùng Chưa đạt

Đạt nhưng không đóng góp vào giao hàng chặng cuối
Gộp chuyến hành trình
bền vững

Hạn chế phương tiện


Hạn chế ở mức độ nhỏ
phát thải

Sự sẵn sàng giảm tiêu Chưa đạt


26

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

thụ

Khoảng cách đến cửa Đạt nhưng không đóng góp vào giao hàng chặng cuối
hàng vật lý bền vững

Sử dụng điểm nhận hàng hạn chế, nhưng có tác động tích
Gia tăng điểm nhận
cực tới tính bền vững của TMĐT
hàng

 Lý giải
Phương thức di chuyển: Phương thức di chuyển chính của người dân Việt Nam
hiện là xe máy, có tính linh hoạt cao. Mặt khác văn hóa di chuyển bằng phương tiện
xanh như xe đạp, xe điện hay phương tiện công cộng không cao, nên khi sử dụng giao
hàng chặng cuối TMĐT khả năng người tiêu dùng thay thế phương thức vận tải xanh
thấp hơn bài nghiên cứu thực hiện tại Na Uy.
Hành vi tiêu dùng, gộp chuyến hành trình: Bài nghiên cứu của Astrid Bjørgen,
Kristin Ystmark Bjerkan, Odd Andre Hjelkrem thực hiện tại Na Uy nơi có hành vi tiêu
dùng hàng thực phẩm, đồ thiết yếu tập chung. Họ di chuyển bằng xe hơi và mất
khoảng 10 phút để đến cửa hàng vật lý, khi tích hợp giao hàng chặng cuối bằng
TMĐT, người tiêu dùng không cần di chuyển để mua hàng, người tiêu dùng được giải
phóng khỏi nhu cầu mua hàng thiết yếu, họ chọn các loại hình di chuyển bền vững
hơn. Trong đó trên cùng một chuyến hành trình người giao hàng có thể giao cho nhiều
đơn, giúp giảm chặng đường di chuyển nói chung.

Tuy nhiên, người Việt Nam có hành vi tiêu dùng rất khác với các mặt hàng thiết
yếu, trong một chuyến hành trình một người có thể rẽ ngay vào vỉa hè, chợ cóc hay
cửa hàng ven đường để mua sắm mà không ảnh hưởng đến hành trình di chuyển ban
đầu. Do đó, việc giao hàng trong TMĐT là để đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, phát sinh

27

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

thêm nhu cầu vận tải hàng hóa hơn là giảm nhu cầu vận chuyển của người tiêu dùng,
có nghĩa là giải quyết vấn đề kinh tế nhiều hơn là môi trường. Chuỗi hành trình di
chuyển ít thay đổi, thay đổi trong một số trường hợp đặc thù như tình hình dịch bệnh.
Hạn chế phương tiện vận tải: Giao hàng chặng cuối kỳ vọng sẽ giảm nhu cầu di
chuyển của mỗi cá nhân NTD đến của hàng vật lý, thay vào đó là giao số lượng lớn
trong một chuyến hành trình của người giao hàng nhằm giảm tổng quãng đường di
chuyển.
Gia tăng điểm nhận hàng: trong bài nghiên cứu, việc tăng điểm nhận hàng làm
tăng nhu cầu di chuyển bằng xe hơi, được lý giải bằng cách người dân đi xe hơi đến
điểm nhận hàng do mật độ dân số Na Uy thưa, các điểm nhận hàng có thể nằm xa nhà
ở, điểm nhận hàng nhằm giải quyết vấn đề lỡ đơn hàng của NTD. Còn ở Việt Nam,
mục đích của điểm nhận hàng không chỉ để tránh lỡ đơn hàng mà còn có thể giảm sự
di chuyển của tài xế khi phải giao đi giao lại đơn hàng nhiều lần. Các điểm nhận hàng
thường tích hợp ở các khu dân cư do đó không phát sinh thêm nhiều chặng đường vận
chuyển. Dựa theo đánh giá tình hình thực tiễn tại Việt Nam, mô hình điểm nhận hàng
có tác động ngược lại so với nghiên cứu tại Na Uy do các đặc điểm về phân bố, hành
vi di chuyển khác nhau, gia tăng điểm nhận hàng tại Việt Nam có tác động tích cực tới
giao hàng chặng cuối bền vững.
Do có nhiều đặc điểm khác nhau, nên khi áp dụng các lý thuyết, mô hình về giao hàng
chặng cuối bền vững của các nước khác, Việt Nam cần có sự cân nhắc, điều chỉnh.
3.3. Hoạt động giao hàng chặng cuối của Lazada và ảnh hưởng đến sự bền vững
3.3.1. Các mô hình giao hàng chặng cuối của Lazada và ảnh hưởng của nó đến sự
bền vững
 Giao hàng tận nhà (AHD)
Lazada logistics là đơn vị logistics trực thuộc sàn thương mại điện tử (TMĐT) hàng
đầu Đông Nam Á Lazada. Mặc dù các trang TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,
Sendo,... thường thuê ngoài các công ty chuyển phát, song gã khổng lồ Lazada sử dụng
bộ phận logistics của họ để xử lý khoảng 55-60% đơn hàng song song với việc thuê
ngoài các công ty giao hàng khác để đảm bảo dịch vụ khách hàng trong giao hàng tận
nhà (AHD).
=> Với mô hình giao hàng tận nhà (AHD), Lazada gom một lượng đơn hàng lớn ở
những khu vực lân cận trong một lần giao giúp giảm lượng phương tiện đi lại mua
sắm. Đây cũng là lợi ích chung của mua sắm TMĐT so với mua sắm truyền thống. Tuy
nhiên, việc giao hàng tận nhà có thể có nhiều trường hợp giao hàng không thành công

28

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

ngay từ lần đầu dẫn đến việc hàng hóa phải di chuyển 2-3 lần mới tới tay khách hàng
hoặc bị trả về, điều đó làm tăng chi phí cũng như hoạt động nhiều hơn của phương tiện
vận chuyển.
 Điểm giao và nhận hàng (DOP)
Ngoài ra, Lazada cũng áp dụng điểm giao nhận của họ gọi là DOP, mạng lưới điểm
gửi hàng DOP của Lazada như: Ministop, Shop & Go, Circle K, 7Eleven, Bibo Mart,
Parmacity, Family Mart,...; khách hàng có thể chủ động hơn trong việc lấy hàng tại các
DOP ở gần họ, khách hàng sẽ nhận mã và địa điểm lấy hàng qua điện thoại thay vì cố
gắng ở một nơi cố định và liên tục theo dõi cuộc gọi nhận hàng để lấy bưu kiện khi
hàng đến.
=> Với mô hình DOP giúp giảm tình trạng giao hàng không thành công ngay từ lần
đầu tiên. Tuy nhiên, khách hàng không đến nhận hàng trong vòng 3 ngày thì hàng sẽ
được hoàn về cho người bán. Đối với người mua, họ chỉ cần đi một quãng đường ngắn
để lấy hàng tại các điểm giao nhận gần mình giúp hạn chế di chuyển bằng các phương
tiện gây ô nhiễm môi trường như xe máy, ô tô,... thay vào đó khách hàng có thể đi bộ
hoặc xe đạp tới điểm nhận hàng gần đó.

Hình 3. 1. Quy trình gửi nhận hàng tại điểm lấy hàng (DOP)
 Tủ bưu kiện (PL)
Ở Việt Nam, Lazada đã tiên phong triển khai mô hình giao hàng thông qua tủ khóa
bưu kiện (PL) trong dịch Covid-19 để an toàn cho cả khách hàng và nhân viên giao
hàng. Điểm lấy hàng tự động iLogic Smartbox tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
với 20 tủ khóa vào năm 2019. Tủ khóa thông minh (Smart locker) giúp khách hàng

29

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

chủ động về thời gian nhận hàng. Sau khi khách hàng mua hàng trên Lazada, hàng của
họ sẽ được chuyển đến tủ khóa thông minh và khách hàng sẽ nhận được mã QR qua
email, hoặc khách hàng có thể nhập số điện thoại và mã OTP để mở tủ khóa khi đến
lấy hàng. Khách hàng sẽ được Lazada gợi ý các tủ khóa thông minh iLogic Smartbox
gần nhất để người mua lựa chọn.
=> PL giúp khách hàng chủ động về thời gian thuận tiện để lấy hàng trong tối đa 3-
4 ngày. PL còn giúp giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, tiếng ồn, xe cộ qua lại ngừng
hoạt động và ô nhiễm môi trường bởi thay vì sử dụng các phương tiện nhỏ để chở
hàng trong AHD, PL cho phép tổng hợp nhiều lần giao hàng trong một chuyến đi được
vận chuyển bằng phương tiện vận tải lớn hơn.
3.3.2. Những hoạt động và xu hướng của Lazada Logistics trong giao hàng chặng
cuối bền vững
Ngày 29/11/2022, Lazada Logistics đã công bố hợp tác cùng Selex Motors - công
ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe điện thông minh, đưa 100 chiếc xe máy điện vào hoạt
động giao hàng tại thị trường Việt Nam trong năm 2023. Đây là những chiếc xe máy
điện “bán tải” đầu tiên ở Đông Nam Á, mà theo tiết lộ của nhà sản xuất, nó có năng
lực vận tải vượt trội nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng tiết kiệm chi phí vận chuyển
so với các phương tiện truyền thống, tính trên cùng một quãng đường. Đơn cử như với
thiết kế thùng hàng lớn, chứa được nhiều hàng hơn, đặc biệt là hàng cồng kềnh, từ đó
đẩy nhanh tiến độ giao hàng, tiết kiệm thời gian quay về kho lấy hàng cho các nhân
viên giao hàng. Ngoài ra, xe được quản lý thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và có
chi phí bảo trì thấp hơn so với các dòng xe máy xăng phổ thông.
Được biết, năm 2017, Lazada Logistics cũng thí điểm đưa xe đạp điện vào hoạt
động giao hàng tại Việt Nam. Mỗi chiếc xe đạp điện có thùng hàng với sức chứa gấp
2-3 lần thùng hàng trên xe máy truyền thống, quãng đường di chuyển lên đến 20km và
thực hiện được hơn 100 đơn hàng cho mỗi lần sạc. Mặc dù thí điểm không kéo dài
nhưng đã tạo đòn bẩy cho việc ứng dụng xe máy điện vào giao hàng như hiện nay.
Hiện tại, Lazada Logistics cũng là một trong những đơn vị tiên phong ở lĩnh vực
logistics TMĐT tại Việt Nam sử dụng xe điện làm phương tiện giao hàng. Việc đưa xe
điện vào vận chuyển là bước tiến phù hợp với xu hướng dịch chuyển chung của khu
vực và thế giới, khẳng định những cam kết của Lazada hướng tới tương lai xanh và
phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển này một cách nhanh chóng,
theo ông Vũ Đức Thịnh - Giám đốc Lazada Logistics cần có thêm nhiều cơ chế, ưu đãi
và tính toán cân đối nguồn năng lượng để đảm bảo cho hoạt động của lĩnh vực xe điện.
Bên cạnh đó cũng cần có các ưu đãi về thuế sử dụng phương tiện điện, ưu tiên mặt

30

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

bằng cho việc xây dựng nhà máy pin, các trạm sạc, về nơi đỗ, địa bàn lưu thông,... hay
những ưu đãi liên quan đến nguồn vốn cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy
điện, sản xuất bộ lưu trữ điện, các điểm sạc....
3.4. Các giải pháp cho giao hàng chặng cuối bền vững
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến giao hàng chặng cuối bền vững và thực tiễn tình
hình tại Việt Nam. Nhóm đưa ra một số giải pháp nhằm tăng tính bền vững của giao
hàng chặng cuối.
Sử dụng phương tiện giao thông xanh: Phương tiện giao thông xanh có thể làm
giảm đáng kể lượng khí thải carbon của hoạt động giao hàng chặng cuối. Ví dụ như
việc sử dụng xe điện không thải ra khí CO2, khiến chúng trở thành một phương án tốt
cho các khu vực đô thị có mức độ ô nhiễm không khí cao. Xe hybrid kết hợp động cơ
đốt trong với động cơ điện, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải.
Tối ưu hóa quy trình giao hàng: Tối ưu hóa quy trình giao hàng có thể giúp giảm
thời gian và nhiên liệu sử dụng trong quy trình giao hàng, do đó vừa giảm lượng khí
thải vừa giảm được chi phí giao hàng chặng cuối. Các công nghệ thông minh như GPS
và hệ thống quản lý kho có thể giúp tối ưu hóa quy trình giao hàng, cho phép lập kế
hoạch tuyến đường tốt hơn và giảm thời gian dừng và thời gian nhàn rỗi không cần
thiết. Ngoài ra việc tích hợp các công nghệ hiện đại: Các công nghệ mới, hiện đại như
trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT) và chuỗi khối có thể giúp tối ưu hóa quy trình
giao hàng chặng cuối và giảm lượng khí thải. Ví dụ: cảm biến IoT có thể giám sát các
phương tiện giao hàng để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả, trong khi Blockchain có
thể mang lại tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa cao hơn, giảm
nguy cơ lãng phí và kém hiệu quả.
Sử dụng bao bì bền vững, thân thiện với môi trường: Rác thải bao bì là nguyên
nhân đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng bao bì bền vững như hộp carton tái
chế, băng tái chế và xốp phân hủy sinh học có thể giảm thiểu chất thải và tác động đến
môi trường. Các công ty cũng có thể xem xét các phương án thu hồi bao bì, sử dụng
bao bì đóng gói có thể tái sử dụng, chẳng hạn như thùng carton hoặc túi, có thể được
sử dụng nhiều lần.
Cộng tác với đối tác và khách hàng: Cộng tác với đối tác và khách hàng có thể giúp
cải thiện tính bền vững trong quy trình giao hàng chặng cuối. Các đối tác có thể làm
việc cùng nhau để triển khai các giải pháp bền vững, ví dụ như chia sẻ lộ trình giao
hàng hoặc gom hàng. Khách hàng cũng có thể được khuyến khích chọn các tùy chọn
giao hàng bền vững, ví dụ như chủ động nhận hàng trong lần giao hàng đầu tiên.
Ngoài ra, về phía nhà nước còn có thể có một số biện pháp như:
31

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

Quy hoạch không gian đô thị phù hợp: tỷ lệ dân cư sống trong thành phố của Việt
Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai, ảnh hưởng của giao hàng trong TMĐT đến
việc xây dựng một thành phố đáng sống là một khía cạnh rất mới nhưng cũng rất quan
trọng cần được xem xét trên vai trò của cả chính quyền thành phố và người dân. Do đó
có sự cân nhắc về sự tương tác giữa không gian đô thị, hành vi tiêu dùng và quản lý
dòng vận động của hàng hóa. Cụ thể vấn đề phát triển không gian sinh sống, chuỗi
hành trình di chuyển của người dân cũng như áp lực về bất động sản thổ cư và hạ tầng
giao thông. Đây là giải pháp mang tính vĩ mô hướng đến sự cân nhắc và hành động
của chính quyền, nhưng cần có nền móng đầu tiên từ hiểu biết nhận thức của công dân
nói chung.
Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới để tối ưu hóa
quy trình vận chuyển và giảm thiểu tác động đến môi trường. Nhà nước có thể cung
cấp hỗ trợ tài chính để các doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ tiên tiến như xe
điện, drone, robot, hệ thống quản lý kho bãi thông minh, giúp giảm thiểu sự phát thải
khí thải và tiết kiệm năng lượng.
Đưa ra các chính sách thuế và hỗ trợ tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp
sử dụng các phương tiện giao hàng bền vững như xe chạy bằng nhiên liệu sạch, xe tải
chở hàng hiệu quả năng lượng, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và phát
triển các giải pháp giao hàng bền vững.
Xây dựng và đưa ra các quy chuẩn và tiêu chuẩn về giao hàng bền vững. Nhà nước
có thể hỗ trợ các tổ chức quản lý tiêu chuẩn để xây dựng các quy chuẩn và tiêu chuẩn
về giao hàng bền vững, giúp tăng tính minh bạch và đảm bảo chất lượng dịch vụ.

32

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

KẾT LUẬN
Tính bền vững trong giao hàng chặng cuối là một vấn đề quan trọng trong ngành
vận chuyển và logistics hiện nay. Tính bền vững trong giao hàng chặng cuối đóng vai
trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển và giảm thiểu ảnh hưởng đến
môi trường và đô thị. Để đảm bảo vận chuyển hàng hóa chặng cuối bền vững, các
doanh nghiệp cần có một hệ thống chuyển đổi hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ và chất
lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ chuyển giao vận tải tiên
tiến và đào tạo nhân viên để trang bị cho họ các kỹ năng và kiến thức cần thiết để quản
lý và vận hành hệ thống vận tải chuyển đổi hiệu quả. Ngoài ra, việc xây dựng mối
quan hệ tốt đối với đối tác vận chuyển cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đảm
bảo giao hàng chặng cuối bền vững. Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với các
đối tác vận chuyển để đảm bảo rằng hàng hóa được giao đến đích một cách an toàn và
đúng thời gian.

33

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

34

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|25535872

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Last–Mile Delivery in B2C E-Commerce – Common Practices in Some


Countries, But What Do They Mean for Businesses in Vietnam (2022). Tạp chí
khoa học đại học Hồ Nam, doi.org/10.55463/issn.1674-2974.49.5.3
2. Astrid Bjorgen, Kristin Ystmark Bjerkan, Odd Andre Hjelkrem. 2021. E-
groceries: Sustainable last mile distribution in city planning. Research in
Transportation Economics 87 (2021) 100805
3. ThS. Đinh Thu Phương. 2018. Giải pháp cho hoạt động giao hàng chặng cuối
trong Logistics. Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1,
2018
4. Quy trình nhận hàng tại Điểm lấy hàng như thế nào?, từ https://lazada.vn/Quy-
trình-nhận-hàng-tại-Điểm-lấy-hàng-như-thế-nào-7027.html
5. Các mô hình trong giao hàng chặng cuối tiêu biểu ở Việt Nam, từ
https://https://bambooship.vn/cac-mo-hinh-trong-giao-hang-chang-cuoi-tieu-
bieu-o-viet-nam
6. Ngành logistics đẩy mạnh sử dụng xe điện để giao hàng chặng cuối | Mekong
ASEAN
7. Thu Hà. (2022). Đưa xe máy điện vào giao hàng, các hãng công nghệ toan tính
điều gì, từ https://plo.vn/dua-xe-may-dien-vao-giao-hang-cac-hang-cong-nghe-
toan-tinh-dieu-gi-post710271.html

35

Downloaded by Duyên Nguy?n Th? Ng?c (duyenntn224021c@st.uel.edu.vn)

You might also like