Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 167

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP ĐẠI HỌC HUẾ

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS OFFICINALIS L.) TẠI
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: DHH 2019-02-125

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lã Thị Thu Hằng

Huế, tháng 11 năm 2021


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP ĐẠI HỌC HUẾ

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: DHH 2019-02-125

Xác nhận của cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài

Lã Thị Thu Hằng

Huế, tháng 11 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

Danh sách thành viên tham gia đề tài:

1. Lã Thị Thu Hằng Chủ nhiệm

2. Trần Thị Triêu Hà Thư ký

3. Nguyễn Tiến Long Thành viên

4. Lê Như Cương Thành viên

5. Dương Thanh Thủy Thành viên

6. Trần Thị Ánh Tuyết Thành viên

i
DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Trung tâm nghiên cứu và dịch vụ nông nghiệp, Khoa Nông học, Trường Đại học
Nông Lâm, Đại học Huế.

ii
MỤC LỤC

Trang
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI ...................................................i
DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH ............................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................ix
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ....................................................... xii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 2
4. Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài ...................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
1.1. Giới thiệu chung về cây măng tây ................................................................................... 4
1.1.7. Vai trò của giá thể ươm trồng cây giống măng tây xanh ........................................ 12
1.1.8. Vai trò các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây măng tây ......................................... 13
1.1.4. Vai trò của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất cây măng tây xanh............ 17
1.1.5. Vai trò của việc tưới nước giữ ẩm cho cây măng tây xanh ..................................... 17
1.2. Giới thiệu chung về bánh dầu ..................................................................................... 20
1.2.5. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ bánh dầu ở Việt Nam ............. 21
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới và ở Việt Nam........................ 22
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đền tài........................................ 25
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................31
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 31
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 32
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật ươm cây giống
măng tây xanh. ......................................................................................................... 32
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây
măng tây xanh thương phẩm .................................................................................... 34

iii
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................41
3.1. Kết quả nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật ươm cây giống măng tây xanh
- Giai đoạn vườn ươm ..................................................................................................... 41
3.1.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng
phát triển của cây giống măng tây xanh trong giai đoạn vườn ươm. ....................... 41
3.1.2. Ảnh hưởng của của liều lượng phân bón DAP đến khả năng sinh trưởng
phát triển của cây giống măng tây xanh trong giai đoạn vườn ươm ........................ 43
3.2. Kết quả nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây măng tây xanh
thương phẩm – Giai đoạn sản xuât.................................................................................. 49
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất
của cây măng tây xanh ............................................................................................. 49
3.2.2. Ảnh hưởng của khả năng thay thế phần đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ
bánh dầu cho cây măng tây xanh ............................................................................. 55
3.2.3. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới đến khả năng sinh trưởng phát triển
của cây măng tây xanh ............................................................................................. 60
3.3. Tình hình sâu bệnh hại ................................................................................................... 68
3.4. Hiệu quả kinh tế............................................................................................................. 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................72
Kết luận ................................................................................................................................ 72
Kiến nghị .............................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................74
PHỤ LỤC .......................................................................................................................1

iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT Công thức
DAP Phân phức hợp DAP - Diamino phosphate
Đ/C Đối chứng
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
K Kali
LSD Sai biệt nhỏ nhất có ý nghĩa -Least Significant Difference
N Đạm
PE Nhựa nhiệt dẻo - Polyetylen
P Lân
r Hệ số tương quan
SPAD Máy đo diệp lục của lá cây SPAD
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VCK Vật chất khô

v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100 g măng tây........................................................5
Bảng 1.2. Giá trị kinh tế của sản xuất măng tây ..............................................................6
Bảng 1.3. Thành phần dinh dưỡng của bánh dầu ..........................................................20
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2019....................................22
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất măng tây của một số nước trên thế giới năm 2019 ........23
Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm và giá thể gieo hạt ...............................................32
Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm và liều lượng phân bón DAP ..............................32
Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm và mật độ trồng cây măng tây xanh ....................34
Bảng 2.4. Các công thức thí nghiệm và liều lượng phân bón (bón cho 1ha/1 năm) .....35
Bảng 2.5. Các công thức thí nghiệm, phương pháp tưới và lượng nước sử dụng
cho cây măng tây xanh ...................................................................................35
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian ra chồi
măng mới ........................................................................................................41
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống
măng tây xanh ................................................................................................42
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của cây giống măng tây xanh ..................................................43
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến động thái tăng trưởng
số cây trên bụi của cây giống măng tây xanh ................................................45
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến các chỉ tiêu sinh trưởng
của cây giống măng tây xanh .........................................................................46
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến một số đặc điểm sinh học
của cây giống măng tây xanh .........................................................................47
Bảng 3.7. Tiêu chuẩn cây giống măng tây xanh trước khi đưa ra ruộng trồng cây
thương phẩm...................................................................................................48
Bảng 3.8. Khả năng sinh trưởng của cây măng tây xanh ..............................................49
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất cây măng tây xanh ......................................51
Bảng 3.10. Chất lượng chồi măng tây xanh ..................................................................54
Bảng 3.11. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng............................................................55
Bảng 3.12. Khả năng sinh trưởng của cây măng tây .....................................................56
Bảng 3.13. Đặc điểm sinh học của cây măng tây xanh .................................................57
Bảng 3.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây măng tây xanh...............58
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu chất lượng chồi măng tây xanh ..........................................60
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước tới khối lượng cỏ dại...................60

vi
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới nước đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây măng tây xanh .........................................................................61
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới đến động thái ra cành cấp một
của cây măng tây xanh ...................................................................................63
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới nước đến đường kính thân của
cây măng tây xanh ở các công thức thí nghiệm .............................................64
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước tới số cây được tỉa trên bụi .........66
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới nước đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của cây măng tây xanh ..............................................66
Bảng 3.22. Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên cây măng tây xanh .........................68
Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế của măng tây tại tỉnh Thừa Thiên Huế ............................70

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Một số loại măng tây ......................................................................................4
Hình 1.2. Thân cây măng tây ..........................................................................................7
Hình 1.3. Lá cây măng tây ..............................................................................................7
Hình 1.4. Rễ cây măng tây ..............................................................................................8
Hình 1.6. Hoa cây măng tây ...........................................................................................9
Hình 1.7. Quả cây măng tây ...........................................................................................9
Hình 1.8. Hạt cây măng tây ..........................................................................................10
Hình 1.9. Lượng nước tưới ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ cây trồng .............18
Hình 2.1. Hạt giống măng tây xanh Atticus F1 sử dụng trong thí nghiệm...................31
Hình 2.2. Cảm biến độ ẩm đất và module chuyển đổi ..................................................39
Hình 3.1. Tương quan giữa mật độ trồng và chiều cao cây ...........................................49
Hình 3.2. Tương quan giữa mật độ trồng và đường kính thân ......................................50
Hình 3.3. Tương quan giữa mật độ trồng và số chồi măng ...........................................51
Hình 3.4. Tương quan giữa mật độ trồng và đường kính chồi .....................................52
Hình 3.5. Tương quan giữa mật độ trồng và khối lượng chồi măng .............................52
Hình 3.6. Tương quan giữa mật độ trồng và năng suất thực thu ...................................53
Hình 3.7. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước tới khối lượng cỏ dại ....................61

viii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ

1. Thông tin chung


1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây măng tây xanh
tại tỉnh Thừa Thiên Huế
1.2. Mã số: DHH 2019-02-125
1.3. Chủ nhiệm đề tài: TS. Lã Thị Thu Hằng
1.4. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm
1.5. Thời gian thực hiện: 2 năm từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng tây xanh thương phẩm phù
hợp với điều kiện khí hậu của Thừa Thiên Huế.
3. Tính mới và sáng tạo
Cây măng tây (Asparagus officinalis L.) thuộc họ măng tây (Asparagaceae), là loại
thực vật một lá mầm, dạng bụi, thân thảo, lá kim, sống lưu niên, trồng thích hợp ở vùng
khí hậu nhiệt đới. Măng tây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như: Châu Âu, Bắc Phi
và Tây Á. Ở Việt Nam, măng tây là một trong nhưng loại rau nhập nội rất được ưa
chuộng bởi: bộ phận sử dụng non (sạch), hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe
con người đồng thời giúp phòng trị các bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh tim mạch
rất hữu hiệu.
Hiện nay, cây măng tây xanh đã được trồng phổ biến ở một số địa phương như: Hà
Nội, Hải phòng, Hải Dương, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Ninh Thuận,… và đã mang lại
nguồn thu nhập có giá trị kinh tế cao cho người sản xuất. Ở Thừa Thiên Huế, nhóm nghiên
cứu chưa ghi nhận được mô hình sản xuất cũng như các quy trình kỹ thuật nhân giống,
quy trình kỹ thuật trồng cây măng tây xanh thương phẩm được công bố rộng rãi.
Các giống măng tây xanh nhập nội hiện nay rất đa dạng, quy trình kỹ thuật trồng
thường chỉ phù hợp với từng nhóm giống cũng như điều kiện khí hậu thổ những của
từng vùng sinh thái cụ thể. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được hướng dẫn
kỹ thuật ươm trồng cây giống và trồng cây măng tây xanh thương phẩm phù hợp với
điều kiện khí hậu của Thừa Thiên Huế. Đồng thời xác định được một số biện pháp kỹ
thuật ươm trồng cây giống măng tây xanh giai đoạn vườn ươm và trồng cây măng tây
xanh thương phẩm. Đáp ứng nhu cầu: Đưa các loại cây trồng mới có giá trị dinh dưỡng
và kinh tế cao vào cơ cấu cây trồng của địa phương, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong

ix
sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Tạo ra các sản phẩm rau sạch, có giá trị dinh
dương cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Sử dụng bánh dầu (phụ phẩm trong sản xuất dầu đậu phộng) làm nguồn phân hữu
cơ thay thế cho phân urê trong quy trình bón phân cho cây măng tây xanh, nhằm phát
triển cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ đồng thời giúp bảo vệ môi trường, tăng thu
nhập cho người sản xuất.
4. Các kết quả nghiên cứu thu được
4.1. Giai đoạn ươm trồng cây giống măng tây xanh
Giá thể gieo hạt giống măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm được phối trộn từ:
Đất phù sa + vỏ lạc xay nhỏ + phân chuồng hoai mục (2:1:1) là phù hợp nhất. Trên giá
thể này, tỷ lệ hạt nảy mầm 95,07%, hạt nảy nầm sau 5 ngày gieo và sau 25 ngày cây bắt
đầu ra chồi măng mới. Cây giống sinh trưởng tốt, chiều cao cây 57,46 cm; số cây trên
bụi 5,10 cây; số cành lá cấp 1/cây 16,01 cành; số rễ/bụi 11,70 rễ.
Lượng phân bón DAP bổ sung cho cây măng tây ở giai đoạn vườn ươm phù hợp
nhất là 60 kg DAP/ha (10,8 N + 27,6 P2O5/ha), chia làm 3 lần bón, lần đầu sau khi gieo
hạt 20 ngày, 20 ngày bón 1 lần trong thời gian 70 ngày. Cây sinh trưởng tốt, đồng đều,
thân cây cứng cáp và lá có màu xanh đậm, cây cao 56,07 cm, số cây trên bụi 6.60 cây,
số cành lá cấp 1 trên cây 22,63 càn h lá, số rễ trên bụi 16,32 rễ và chiều dài rễ 16,64 cm.
Cây giống măng tây xanh trước khi xuất vườn cần đạt các chỉ tiêu sinh trưởng: Có
5 - 7 cây/bụi, cây cao 50 - 60 cm, cây có từ 16 - 23 cành lá, rễ nhiều từ 10 - 20 cái, khối
lượng tươi (12 - 17 g/bụi cây).
4.2. Giai đoạn trồng cây măng tây xanh thương phẩm
Giống măng tây xanh Atticus F1 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại Thừa
Thiên Huế.
Mật độ trồng phù hợp để giống măng tây xanh Atticus F1 sinh trưởng phát triển
tốt, cho năng suất và chất lượng măng cao là 28.000 cây/ha (trồng hàng đơn: khoảng
cách 120 cm x 30 cm). Số cành lá cấp 1 là 34,45 cành, chiều cao cây là 148,36 cm, số
chồi măng thu được trên bụi là 55,03 chồi, đường kính chồi là 11,16 mm, khối lượng
chồi là 12,76 g, tỷ lệ măng loại 1 là 73,59 %, năng suất thực thu đạt 19,68 tấn/ha/năm.
Mật độ trồng có mối tương quan nghịch với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
thực thu của giống Atticus F1.
Bón phân kết hợp giữa phân hữu cơ bánh dầu với phân đạm urê theo tỷ lệ thay thế
50% đạm urê bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu, cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất
và chất lượng măng cao nhất: sau trồng 155 ngày bắt đầu thu chồi măng non; số cây già
tỉa trên bụi 8,37 cây, chiều cao cây 147,18 cm; đường kính thân 8,92 cm; hàm lượng
diệp lục trong lá 78,50 chỉ số SPAD; số chồi măng/bụi 47 chồi; khối lượng chồi măng
12,83 g/chồi; năng suất thực thu 16,90 tấn/ha.

x
Phương pháp tưới nhỏ giọt phù hợp cho cây măng tây xanh sinh trưởng phát triển
tốt, cho năng suất và chất lượng măng cao. Sau trồng 150 ngày cây cao 152,49 cm,
đường kính thân cây 7,82 mm, số chồi măng trên bụi là 47,05 chồi, khối lượng chồi
măng là 11,49 g và năng suất thực thu là 14,59 tấn/ha.
Trồng cây măng tây xanh áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt trên mặt luống cho
hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi ròng đạt 121.257.000 đ/ha/năm.
5. Các sản phẩm của đề tài
5.1. Sản phẩm khoa học
Bài báo khoa học đăng trên tạp chí ĐHH
5.2. Sản phẩm đào tạo
Đào tạo được 6 kỹ sư nông nghiệp và 1 thạc sỹ chuyên ngành khoa học cây trồng
5.3. Sản phẩm ứng dụng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng tây xanh
6. Các đóng góp, khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
Đề tài đã xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng tây xanh, xác định
một số biện pháp kỹ thuật ươm cây giống măng tây xanh giai đoạn vườn ươm và trồng
cây măng tây xanh thương phẩm phù hợp điều kiện sinh thái của Thừa Thiên Huế. Làm
cơ sở để hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng cây măng tây xanh đồng thời chuyển giao
quy trình kỹ thuật này cho các cơ sở sản xuất giống và người nông dân trên địa bàn tỉnh
Thừa thiên Huế.
Ngày 28 tháng 11 năm2021
Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu)

Lã Thị Thu Hằng

xi
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
HUE UNIVERSITY

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS


RESEARCH PROJECT ASSIGNED BY HUE UNIVERSITY

1. General information of project:


1.1. Project title: To identify some technical intervention in growing green asparagus at
Thua Thien Hue province.
1.2. Project code: DHH 2019-02-125
1.3. Coordinator: Dr. La Thi Thu Hang
1.4. Implementing institution: University of Agriculture and Forestry, Hue University
1.5. Implementing duration: from Jannuary 2019 to December 2020
2. Study ojecttive(s): To build technical guidelines for growing commercial green
asparagus at Thua Thien Hue Province.
3. Novelty and creativeness of the study:
Asparagus (Asparagus officinalis L.) belongs to the family Asparagaceae, is a
monocotyledonous, shrub, herbaceous, coniferous, perennial plant, suitable for growing
in tropical climates. Asparagus is grown in many parts of the world such as Europe,
North Africa and Western Asia. In Vietnam, asparagus is one of the imported vegetables
that is very popular because of its high nutritional content, which is good for health and
preventing and treating diabetes, cancer, cardiovascular.
Currently, green asparagus has been grown popularly in Hanoi, Hai Phong, Hai
Duong, Lam Dong, Ho Chi Minh City, Ninh Thuan, etc. and has brought valuable
sources of high income for the producer. In Thua Thien Hue province, the production
model as well as the technical guidline for propagation and technical intervention for
growing commercial green asparagus has not been published.
The imported green asparagus varieties are very diverse, and the growing
technique is only suitable for the variety group as well as the climatic and soil conditions
of each specific ecological region. The study results of this project is to build a technical
guidelines for nursery seedlings and growing commercial green asparagus plants to fit
with climatic conditions at Thua Thien Hue province. Meanwhile, identifying some
technical intervention in the nursery stage and in the growing of commercial green
asparagus plants stage. In order to meet the demand: bringing new crops with high
nutritional and economical value to the local crop structure, and applying advantages

xii
technic for farmers. Producing clean vegetable products with high nutritional value to
meet the demand of consumers.
4. Research results:
4.1. Nursery stage
The substrate including of alluvial soil + crushed peanut shell + decomposed
manure with the ratio of 2: 1: 1 is the most suitable to sow the green asparagus seeds
with the germination rate is 95.07% after 5 days and new shoots emerge after 25 days
of sowing. Green asparagus plants grow well with plant height is 57.46 cm; the number
of plants/bush, number of primary branches/plant and number of roots/bush are 5.10,
16.01 and 11.70, respectively.
The most suitable amount of diammonium phosphate fertilizer subpliment for
green asparagus plants at the nursery stage is 60 kg/ha (equivalent 10.8 kg N + 27.6 kg
P2O5/ha). This diammonium phosphate fertilizer is divided into 3 fertilization times, the
first fertilization time is 20 days after sowing seeds and fertilization once every 20 days
for 70 days. The green asparagus plants are well developed, uniform and dark green
leaves with plant height is 56.07 cm, root length is 16.64 cm, number of plants/bush,
number of primary branches/plant and number of roots/bush are 6.60, 22.63 and 16.32,
respectively.
Seedlings are ready to transplant when they have 5-7 plants/bush, plant hieght 50-
60cm, number of branches: 16-23, number of roots: 10-20, and fresh weight: 12 - 17
gram/bush.
4.2. Commercial production stage
The green asparagus variety Atticus F1 has the ability to grow and develop well in
Thua Thien Hue province.
At the density of 28,000 plants/ha (single row planting: spacing 120 cm x 30 cm),
the green asparagus variety Atticus F1 is grown well with high yield and good quality
of spears. The number of primary branches is 34.45, the average height of the tree is
148.36 cm, the average number of spear collected per bush is 55.03, the average
diameter of the spear is 11.16 mm, the average weight of spear is 12.76 g, the rate of
first class spear is 73.59%, the net yield of Atticus F1 variety reach to19.68 tons/ha/year.
The study results show that there is inverse correlation between plant density and yield
components and yield of Atticus F1 variety.
At the topdressing stage, the combination of 50% chemical fertilizer
(Diaminomethanone) and 50% substituting equal amounts of chemical fertilizer with
organic manure from peanut meal had the best results of plant growth, yield and spears
quality. Asparagus spears are harvested after 155 days from planting date; the average
number of pruned stems per bush is 8.37 (stems that are dead, dying, diseased, or
broken), the average plants height is 147.18 cm; average trunk diameter of the asparagus

xiii
plant is 8.92 mm; chlorophyll content in leaves are 78.5 (SPAD index); the average
number of spear collected per bush is 47; the average weight of spears is 12.83g; net
asparagus spears yield is 16.90 tons/ha.
Drip irrigation method is suitable for green asparagus with the best results of plant
growth, yield and spears quality. After 150 days of planting, the average plants height
is 152.49, average trunk diameter of the asparagus plant is 7.82 mm, the average number
of spear collected per bush is 47.05, the average weight of spears is 11.49 g and the net
asparagus spears yield is 14.59 tons. /ha.
Using drip irrigation on the bed surface bring the highest economic efficiency,
gross revenue is 121.257.000 VND/ha/year.
5. Products
5.1. Publications: 01 article published at Hue University Journal of Science
5.2. Training and education: 06 theses of under-graduate students. 01 Master's thesis
5.3. Applied products: technical guidelines for growing commercial green asparagus.
6. Contributions, application possibility and ways of transfer of study results
The study results of this project is to build a technical guidelines for nursery
seedlings and growing commercial green asparagus plants to fit with climatic conditions
at Thua Thien Hue province. This study results can be used as a fundamental technic in
growing green asparagus and can be transfered to the farmers in Thua Thien Hue
province.

Date: November 28th, 2021


Implementation institution Project coordinator
(sign and seal) (sign and full name)

La Thi Thu Hang

xiv
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Cây măng tây (Asparagus officinalis L.) thuộc họ măng tây (Asparagaceae), là
loại thực vật một lá mầm, dạng bụi, thân thảo, lá kim, sống lưu niên, trồng thích hợp ở
vùng khí hậu nhiệt đới. Măng tây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như: Châu Âu,
Bắc Phi và Tây Á. Đọt non của cây măng tây được dùng trong ẩm thực như một loại
rau. Ở Việt Nam, măng tây là một trong nhưng loại rau nhập nội rất được ưa chuộng
bởi: bộ phận sử dụng non (sạch), hàm lượng dinh dưỡng cao: nước 83%, chất khô 17%,
trong đó: protein 2,2%, đường 1.2%, chất xơ 2,3% và nhiều khoáng chất như kali,
magnê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho,… Đồng thời, chúng còn chứa rất
nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2),
Thiamin (B1) và các chất khác như Triptophan, Folate,.., giúp phòng trị các bệnh tiểu
đường, bệnh ung thư, bệnh tim mạch rất hữu hiệu. Ngoài ra, măng tây còn có khả năng
tăng cường sinh lực, chống béo phì và chống lão hóa da. Hiện nay, cây măng tây được
trồng ở một số vùng như: Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng… Tuy nhiên, diện tích trồng
còn rất ít, chủ yếu là tự phát, chưa có ở quy mô lớn lên không đáp ứng được nhu cầu rau
sạch cho người tiêu dùng (Štajner và cộng sự, 2002; Palfi và cộng sự, 2014; Trần Thị
Ba và cộng sự, 2014).
Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu đăc trưng của vùng đồng bằng ven biển miền
Trung: chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao và chế độ nhiệt tương đối ổn định.
Đây là những điều kiện thuận lợi để trồng các loài rau có nguồn gốc nhiệt đới nói chung
và cây măng tây nói riêng. Hiên tại, một số phường của thành phố Huế còn là nơi cung
cấp rau xanh chủ yếu cho người dân trên địa bàn thành phố và khách du lich đến thăm
Huế. Bên cạnh đó, thành phố Huế còn là trung tâm về văn hóa và du lịch của cả nước
nên nhu cầu xây dựng các tour du lịch sinh thái tại các vùng sản xuất nông nghiệp truyền
thống trong thành phố cần được chú trọng quan tâm. Do vậy, nhu cầu cần được áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và đa dạng hóa các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người ở thành phố và khách du lịch. Tuy nhiên,
kỹ thuật trồng rau ở đây còn rất nhiều hạn chế, người dân chủ yếu làm theo kinh nghiệm
và chưa có đầu tư thâm canh nên các giống rau có giá trị dinh dưỡng cao còn rất ít …
các sản phẩm rau sản xuất ra không ổn định, chất lượng không cao, hiệu quả kinh tế
thấp. Vì vậy, việc tuyển chọn và xây dựng thử nghiệm các mô hình trồng rau có giá trị
dinh dưỡng cao theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế là việc làm cần thiết, để phục vụ nhu cầu rau sạch của người dân trên địa bàn
thành phố và khách du lich tới thăm Huế và được xem là giải pháp bền vững, mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác định
một số biện pháp kỹ thuật trồng cây măng tây xanh tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

1
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xác dựng được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng tây xanh thương phẩm phù
hợp với điều kiện khí hậu của Thừa Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật ươm cây giống măng tây xanh giai đoạn
vườn ươm.
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây măng tây xanh thương phẩm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống măng tây xanh Atticus F1 của tập đoàn hạt giống BeJo Hà Lan, được
nhập khẩu bởi công ty Linh Đan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện 2 năm từ tháng 01 năm 2019 đến
tháng 12 năm 2020.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu và
dịch vụ nông nghiệp, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế.
4. Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài
- Ký hợp đồng thực hiện đề tài: tháng 5/2019
- Thực hiện các thí nghiệm theo thuyết minh đề tài
4.1. Giai đoạn vườn ươm (1/2019 -7/2019)
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng nảy
mầm và sinh trưởng phát triển của cây giống măng tây xanh
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP (Diamino
phosphate - Nitrogen (N) 18% và (P2O5) 46%) đến khả năng sinh trưởng phát triển
của cây giống măng tây xanh.
4.2. Giai trồng cây măng tây thương phẩm (8/2019 - 10/2020)
- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh
trưởng phát triển và năng suất của cây măng tây xanh.
- Thí nghiệm 4: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu
cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh.

2
- Thí nghiệm 5: Xác định phương pháp tưới phù hơp cho cây măng tây xanh
sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao.
4.3. Xử lý số liệu, viết bài báo khoa học và báo cáo tổng kết (11/2019 - 12/2020)
- Xử lý số liệu đoạn vườn ươm và giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất.
- Viết bài báo khoa học và báo cáo tổng kết đề tài

3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây măng tây
1.1.1 Nguồn gốc
Măng tây (Asparagus officinalis Linn) có tên tiếng Anh là Asparagus, thuộc họ
măng tây Asparagaceae
Măng tây có nguồn gốc từ các nước phía đông Địa Trung Hải và các giống măng
tây hoang dã đã được phát hiện ở Châu Phi. Đầu tiên măng tây chỉ được biết với tính
năng như một loại thảo dược dùng làm thuốc để chữa các bệnh về tim, phù thũng, đau
răng (Medicinalherbs, 2020). Sau đó cũng chính người Hy Lạp đã sử dụng măng tây như
một loại rau cao cấp vào những năm 200 trước Công Nguyên. Ở thời Trung Cổ măng tây
không được quan tâm nhiều cho đến thế kỷ 16 cây măng tây là một trong những cây mà
vua Louis ưa thích thì cây măng tây bắt đầu được trồng tại Pháp với diện tích ngày càng
tăng (Cultures, 2020). Măng tây có nhiều loại: Măng tây trắng, măng tây xanh và măng
tây tím.

Hình 1.1. Một số loại măng tây

4
1.1.2. Phân loại
Ngành: Magnoliophita
Lớp: Liliospida
Bộ: Asparagales
Họ: Asparagaceae
Chi: Asparagus
Loài: Asparagus officinalis L.
1.1.3. Giá trị của măng tây
a) Giá trị dinh dưỡng
Măng tây là loại rau cao cấp có thành phần dinh dưỡng cao, rất được ưa chuộng
ở các nước phương Tây cũng như phương Đông. Giá trị dinh dưỡng trong 100 g măng
tây được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100 g măng tây

Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng


Năng lượng 20 kcal Riboflavin (vit. B2) 0,141 mg
Cacbon-hyđrat 3,88 g Niaxin (vit, B3 ) 0,978 mg
Đường 1,88 g Pantothenic acid (B5) 0,274 mg
Chất xơ thực phẩm 2,1 g Vitamin B6 0,091 mg
Chất béo 0,12 g Folate (vit, B9) 52 mg
Protein 2,20 g Choline 16 mg
Vitamin A equiv, 38 mg Vitamin C 5,6 mg
Thiamin (vit, B1) 0,143 mg Magiê 14 mg
Vitamin E 1,1 mg Mangan 0,2 mg
Vitamin K 41,6 mg Photpho 52 mg
Canxi 24 mg Kali 202 mg
Sắt 2,14 mg Kẽm 0,54 mg
(Nguồn: USDA, 2017)
b) Giá trị y học
Trước khi được dùng cho mục đích thực phẩm thì măng tây được biết đến như một
loài thảo dược dùng để chữa trị những bệnh về tim mạch, phù thũng và đau răng. Sau
đó, vào những năm 200 trước công nguyên măng tây được sử dụng như một loại rau cao
cấp có giá trị dinh dưỡng cao. Trong măng tây có chứa nhiều chất đạm, chất xơ, chất

5
khoáng, canxi...và nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin C...măng tây chứa nhiều
chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, phòng trị các bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh
tim mạch rất hữu hiệu. Ngoài ra, măng tây còn có khả năng tăng cường sinh lực, chống
béo phì và chống lão hóa (Hồng Duyên, 2014).
c) Giá trị về kinh tế
Măng tây xanh được sử dụng trên toàn thế giới. Mặc dù hiện tại nhiều nước đã
nhập khẩu măng tây từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu của người dân nhưng vẫn không
đáp ứng đủ. Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất thế giới: Trong năm 2019 (8,306,073
tấn), ở một khoảng cách lớn tiếp theo là Peru (272,202 tấn), Mexico (130.560 tấn). Ở
Mỹ sản xuất tập trung ở California, Michigan, và Mary Washington. Sản xuất hàng năm
cho măng tây trắng ở Đức đạt 57,000 tấn (61% đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng).
Ở Châu Âu, mùa trồng măng tây ngắn, nhu cầu đối với sản phẩm này lại lớn cho nên
măng tây có một mức giá cao. Các nhà nhập khẩu măng tây hàng đầu (2011) là Hoa Kỳ
(174,609 tấn), tiếp theo là Liên minh châu Âu (ngoại thương) (94,292 tấn), Canada
(23,265 tấn).
Ngày nay, cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, rau măng tây đã được trồng phổ
biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Măng tây xanh được du nhập vào
nước ta từ những năm 70 tại thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên, nó được biết tới như một loại
cây làm cảnh và chưa phổ biến. Ngày nay, măng tây xanh đã được trồng ở nhiều địa
phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng
Nai,…Với nhiều mô hình đạt tiêu chuẩn VietGap, cho năng suất cao. Giúp nhiều hộ
nông dân vươn lên thoát nghèo.
Bảng 1.2. Giá trị kinh tế của sản xuất măng tây

Thứ tự Quốc gia Lợi nhuận ($)


1 Trung Quốc 6,689,690
2 Peru 342,807
3 Mexico 109,027
4 Đức 93,196
5 Thái Lan 59,160
6 Tây Ban Nha 41,321
7 Mỹ 31,418
8 Nhật Bản 27,304
9 Italia 27,226
10 Pháp 18,148
(Nguồn: Pariona Ameber, 2017)

6
d) Giá trị sử dụng
Ở nước ta măng tây được trồng với mục đích thu hoạch:
- Lấy chồi măng non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp
- Lấy cành lá làm kiểng trang trí hoa cắt cành
- Lấy măng, thân, rễ, lá làm dược liệu và nước giải khát
- Lấy phế liệu làm thức ăn gia súc
1.1.4. Đặc điểm thực vật học
a) Thân: Theo Bailey thì măng tây là một chi lớn (khoảng 150 loài) dạng cây thân thảo
lưu niên. Cây cao khoảng 1,2 – 3,8 m, có thể sống từ 15 – 20 năm, khi cây mọc cao thân
ngã màu xanh và phân cành nhiều (Mai Thị Phương Anh, 1999) .

Hình 1.2. Thân cây măng tây


b) Lá: Măng tây thuộc loại lá không phát triển, dạng lá kim, thoát nước ít nên có khả
năng chịu hạn (Mai Thị Phương Anh, 1999).

Hình 1.3. Lá cây măng tây

7
c) Rễ: Rễ chính rất ngắn và chết ngay sau khi hạt nảy mầm, chỉ có rễ trụ đứng thẳng, các rễ
khác mọc ngang tạo thành một hệ chùm rễ. Măng được hình thành gần rễ trụ, đây là nơi tập
trung chất dinh dưỡng khi cây còn non (Mai Thị Phương Anh, 1999).

Hình 1.4. Rễ cây măng tây


d) Cụm chồi và măng: Măng thường được hình thành trên rễ trụ gần mặt đất, đây là nơi
tập trung chất dinh dưỡng của cây khi còn non. Các cây hoa đực thường cho nhiều măng
hơn, sống lâu hơn và sản lượng cao hơn cây hoa cái khoảng 25% nhưng chất lượng
măng lại kém hơn cây hoa cái (Mai Thị Phương Anh, 1999).

Hình 1.5. Cụm chồi và măng

8
e) Hoa: Cây măng tây là cây đơn tính khác gốc, cây mang hoa đực và hoa cái riêng nhị
hoa đực và nhụy hoa cái không hoàn chỉnh, chỉ có một số ít trong số các hoa đậu quả
được. Các hoa cái có dấu tích của nhị đực nhưng không có khả năng sinh hạt phấn. Hoa
măng tây được sinh ra trên các cành mới, và đạt được độ thành thục trước khi cành mang
hoa thành thục. Hoa măng tây màu trắng xanh nhạt đến vàng nhạt hình chiếc chuông
nhỏ (Mai Thị Phương Anh, 1999).

Hình 1.6. Hoa cây măng tây


f) Qủa: Quả măng khi chín có màu đỏ, có 3 ngăn. Mỗi ngăn cho 2 hạt màu đen, vỏ hạt
rất cứng có đường kính trung bình 4 mm.

Hình 1.7. Quả cây măng tây

9
i) Hạt: Hạt có màu đen, đỏ, nhẵn giống như hạt đậu.

Hình 1.8. Hạt cây măng tây


1.1.5. Yêu cầu sinh thái của cây măng tây
Măng tây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới yêu cầu sinh thái như sau (Mai Thị
Phương Anh, 1999):
a) Nhiệt độ
Măng tây là loại cây ưa khí hậu mát và cần được tưới nhiều nước nhưng lại chịu
rét và ngập úng kém, vào điều kiện trời nắng nóng thì măng tây cũng khó sinh trưởng
tốt. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng măng tây là khoảng 25 - 33°C.
b) Ánh sáng
Cây măng tây ưa sáng, cần phải được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu thiếu
nắng và thiếu ánh sáng sẽ khiến cây sinh trưởng chậm và năng suất cũng như chất lượng
măng tây thấp.
c) Ẩm độ, lượng mưa, nước tưới
Măng tây ưa ẩm độ không khí 60% – 70%, ẩm độ đất 70% – 75%, yêu cầu lượng
mưa thấp <1000 mm/năm. Nước tưới là nước ngọt không nhiếm mặn, nhiễm phèn (nước
mương thủy lợi, nước ao hồ, nước giếng khoan). Măng tây rất sợ úng, để úng nước 8
giờ chồi măng biến dạng cong vẹo, thối rễ, ngập nước 24 giờ cây sẽ chết.
d) Đất trồng măng tây
Đất trồng măng tây phải có độ phì nhiêu, giàu mùn và phù sa, loại đất tốt nhất để
trồng cây măng tây là đất phù sa, đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát.

10
Đất thoát nước tốt, không ngập úng. Độ chua pH = 6.5-7.5, nếu đất quá chua
pH<4, cây măng tây bị bạc lá không phát triển được do rối loạn dinh dưỡng. Mực nước
ngầm phải sâu >1m. Tầng canh tác dày >100 cm - 150 cm, thế đất gò cao ráo, thoát nước
tốt, đất bằng phẳng độ dốc không quá 10%. Không nên trồng trên đất sét cứng, sạn sỏi,
đá ngầm.
e) Gió
Gió nhẹ dưới cấp 3 (3 - 5 m/s), cây măng tây sinh trưởng tốt ít bị bệnh hại do sương
không đọng trên lá. Những vùng oi nóng không có gió, sương nhiều, trồng măng tây
hiệu quả kinh tế thấp do bị sâu bệnh. Gió nhẹ thì việc trao đổi không khí thuận lợi, cây
trồng có đủ oxi ban đêm và CO2 ban ngày để hô hấp năng suất cao hơn. Gió mạnh cấp
4 trở lên (trên 5m/s) làm thân cây bị nứt gãy, lay gốc, bật rễ, chồi măng cong vẹo, năng
suất và phẩm chất giảm. Gió mạnh làm tăng mức độ thoát hơi nước, cây khô héo, sinh
trưởng còi cọc.
1.1.6. Sâu bệnh hại trên cây măng tây
Để phòng trừ hiệu quả các loại sâu bệnh gây hại cây măng tây cần thực hiện đồng
bộ các biện pháp sau (Mai Thị Phương Anh, 1999):
Chọn hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, có khả năng kháng được một số loại sâu
bệnh hại chính trên cây măng tây.
Làm đất thật kỹ, xử lý tuyến trùng, sâu bênh hại trong đất bằng các loại thuốc:
Sincosin, antracol, chitosan…để phòng trừ nấm, bệnh hại.
Lên luống cao 20-30 cm để tiêu thoát nước tốt.
Sử dụng nhiều phân hữu cơ kết hợp các chế phẩm Trichoderma để bón cho cây,
cây sinh trưởng mạnh, tăng khả năng kháng sâu bệnh hại.
Thường xuyên theo dõi để phát hiện các loại sâu bệnh hại và có các biện pháp xử
lý kịp thời để hạn chế thấp nhất thiệt hại.
a) Sâu hại
Măng tây thường bị các loại sâu như: sâu xanh, sâu xám, sâu róm, bọ cánh cứng…
tiến hành bắt sâu nếu mật độ sâu ít, phát sinh nhiều trên diện rộng cần tiến hành phun
thuốc để diệt trừ như: Radiant 60SC, Bio-B Bacillus Thurigiensis, Chlorban 50, Tungrin
- 50 EC, Vertimec 1,8EC, Biocin 16WP, Actamec 40EC, Abamix 1,45WP.
Đối với loài bọ trĩ, rầy mềm…có thể sử dụng: Sagomycine 10, Confidor 100SL,
Regent 800WG, comite 73 EC, Actara 25 WG, …
b) Bệnh hại
Cây Măng tây thường xuất hiện một số loại bệnh: Chết cây con, bệnh thán thư,
bệnh khô cây, bệnh bệnh đốm thân cành, bệnh nứt thân, bệnh thối gốc rễ và thối chồi

11
măng, bệnh do tuyến trùng và Virus gây hại. Dùng thay đổi các loại thuốc Tungsin-M
72 WP, Kata 2SL, Ridomil Gold 68 WG, Coc 85, Mancozeb 80WP, Ridomil Gold
68WP, Carbenzim 500FL, Daconil 500 SC, Validan 3SL, Curzate M8 72WP,…
Khi cây bị bệnh trong thời gian thu hoạch, cần tạm ngưng thu hoạch, cắt bỏ hoàn
toàn cây mẹ đem tiêu hủy, Xử lý thuốc trị bệnh, bón phân tái tạo lại cây mẹ mới.
Khi dùng thuốc BVTV, dọc kỹ hướng dẫn, đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng, phải
đảm bảo thời gian cách ly an toàn theo quy định trước khi thu hoạch măng. Ưu tiên sử
dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo mộc và sinh học.
1.2. Vai trò của giá thể ươm trồng cây giống măng tây xanh
1.2.1. Giá thể trồng
Giá thể là từ dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng, các
loại giá thể khác nhau có ưu nhược điểm khác nhau và tùy theo mục đích trồng, loại cây
trồng mà chọn loại giá thể thích hợp (Hằng, 2015).
Giá thể bao gồm hỗn hợp các vật liệu có thể giữ được nước, tạo độ thoáng cho
sự phát triển của cây. Hỗn hợp này được dùng riêng lẻ hoặc phối trộn với nhau để tận
dụng ưu điểm từng loại: đất phù sa, trấu hun, bột xơ dừa, cát, rong, dớn, mùn cưa, than
bùn,… (Hằng, 2015).
Giá thể làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thoáng khí và cải thiện độ pH
đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng thích hợp với từng đối tượng cây trồng. Để tăng
hiệu quả sử dụng ta nên phối trộn các loại giá thể với nhau. Trước đây, người ta dùng
các loại vỏ cây, mùn cưa và vỏ bào trong quá trình chế biến gỗ được dùng trực tiếp để
làm giá thể trồng cây nhưng hiệu quả không cao. Ngày nay, thay vì sử dụng trực tiếp
người ta đã phối trộn và xử lý trước khi sử dụng nên khả năng giữ ẩm tăng, độ thông khí
tốt, CEC cao (Hằng, 2015).
Giá thể trồng cây có ưu điểm (Hằng, 2015):
- Kiểm soát được độ pH, thành phần dinh dưỡng, các yếu tố gây bệnh và lây
truyền bệnh cho cây.
- Có khả năng giữ ẩm và thoáng khí tốt
- Có khả năng tái sử dụng hoặc an toàn cho môi trường khi phân hủy.
Cây giống măng tây khi ươm trồng ở giai đoạn vườn ươm cần loại giá thể tơi xốp
giàu chất dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt, giúp hạt giống nảy mầm, cây giống sinh
trưởng mạnh ít sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt ở giai đoạn
vườn sản xuất.
1.1.2. Các loại giá thể được sử dụng
a) Đất phù sa và phân chuồng: Là loại nguyên liệu thường được dùng để phối trộn với

12
các nguyên liệu khác làm giá thể ươm cây. Đất phù sa có chứa nhiều dinh dưỡng nhưng
dễ bị dí dẽ khi sử dụng đơn lẻ, cây sinh trưởng kém. Phân chuồng được ủ hoai mục
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và góp phần làm tơi xốp giá thể (Robbins và Evans,
2004)
b) Vỏ trấu: Là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra trong quá trình xay xát.
Chất hữu cơ chứa chủ yếu cellulose, lignin và Hemi – cellulose (90%), ngoài ra có
thêm thành phần khác như hợp chất nitơ và vô cơ (Hoàng Thị Thái Hòa và cộng sự,
2019).
c) Vỏ lạc: Bao gồm thân vỏ ngoài, phần bao quanh hạt. Vỏ củ lạc, không nên nhầm
lẫn với phần da của hạt (đó là phần vỏ mỏng như giấy bao quanh hạt), là sản phẩm phụ
của của quá trình sản xuất đậu phộng nhân. Chúng thường bị đốt, đổ hay để tự phân
huỷ. Hiện nay, xu hướng sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với mơi trường
để tạo thành chu trình sản xuất khép kín, người ta đã quan tâm đến việc sử dụng vỏ
đậu phộng cho nhiều mục đích khác nhau: nhiên liệu, chất độn dùng cho hóa chất và
phân bón, chăn nuôi gia súc, gia cầm, lót chuồng, ổn định đất … Vỏ lạc sau khi được
xử lý, có thể là nguồn cung cấp các chất hữu cơ cho cây trồng, có khă năng giữ ẩm,
tạo độ thoáng cho đất,… Vỏ lạc sẽ phát huy nhiều lợi ích cho cây trồng khi kết hợp
với các loại giá thể khác.
1.3. Vai trò các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây măng tây
1.3.1. Đạm (N)
Đạm là thành phần cơ bản của protein vì protein là chất cơ bản của sự sống. Đạm
ở trong thành phần của diệp lục, không có đạm sẽ không có diệp lục, quá trình quang
hợp không tiến hành được. Đạm còn nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự
phát triển của cây như các axit nucleic, trong các AND, ARN của các nhân bào, nơi cư
trú các thông tin dẫn truyền, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein. Đạm
cũng là yếu tố cơ bản của quá trình quang hợp, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc
hút các yếu tố dinh dưỡng khác (Hoàng Thị Thái Hòa, 2011).
1.3.2. Lân (P)
Lân tham gia vào thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ như nucleoprotein chất
này là thành phần tất yếu của nguyên sinh chất và nhân tế bào nên liên quan đến quá
trình sinh trưởng và lớn lên của cây.
Lân tăng tính chịu lạnh của cây, thúc đẩy bộ rễ phát triển.
Lân nằm trong thành phần của các hợp chất cao năng như ATP và ADP, nên
giữ vai trò trung tâm trong các quá trình trao đổi chất như quá trình quang hợp và hô
hấp Kali có tác dụng làm tăng tính chịu rét và chống chịu bệnh cho cây, làm tăng

13
tính chịu hạn do làm tăng áp suất trương, hạn chế quá trình thoát hơi nước (Hoàng
Thị Thái Hòa, 2011).
1.3.3. Kali (K)
Kali có tác dụng làm tăng tính chịu rét và chống chịu bệnh cho cây, làm tăng tính
chịu hạn do làm tăng áp suất trương, hạn chế quá trình thoát hơi nước (Hoàng Thị Thái
Hòa, 2011).
1.3.4. Canxi (Ca)
Ca là một thành phần của màng tế bào cây nên rất cần thiết cho sự hình thành tế
bào mới và làm màng tế bào ổn định, vững chắc. Nó còn cần cho sự hình thành và phát
triển của rễ cây. Đặc biệt canxi có vai trò như một chất giải độc do trung hòa bớt các
axit hữu cơ trong cây và hạn chế độc hại khi dư thừa một số chất như K+, NH4+. Nó
cũng cần thiết cho sự đồng hóa đạm nitrat và vận chuyển gluxit từ tế bào đến các bộ
phận dự trữ của cây.
Canxi giúp cây chịu úng tốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hút nước
của cây. Ngoài ra, canxi có trong vôi còn có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và
tăng cường độ phì của đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt. Thiếu canxi thân cây mềm yếu,
hoa rụng, nếu thiếu nặng thì đỉnh chồi có thể bị khô. Ngược lại nếu đất nhiều canxi sẽ
bị kiềm, tăng độ pH không tốt với cây.
Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các
mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của cây
thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy
và chết. Ca là chất không di động trong cây nên biểu hiện thiếu Ca thường thể hiện ở
các lá non trước.
1.3.5. Lưu huỳnh (S)
Cây thiếu lưu huỳnh có biểu hiện giống như thiếu đạm, lá vàng lợt, cây thấp bé,
chồi kém phát triển, tuy nhiên khác với thiếu N là hiện tượng vàng lá xuất hiện ở các lá
non trước các lá trưởng thành và lá già. Khi cây thiếu S, gân lá chuyển vàng trong khi
phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng. Kèm theo những tổn thương trước
hết ở phần ngọn và lá non, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào
chết. Còn thừa lưu huỳnh thì lá nhỏ, đôi khi bị cháy lá.
1.3.6. Magiê (Mg)
Là thành phần cấu tạo chất diệp lục nên giữ vai trò quan trọng trong quá trình
quang hợp và tổng hợp chất gluxit trong cây. Magiê tham gia trong thành phần của
nhiều loại men, đặc biệt các men chuyển hóa năng lượng, đồng hóa lân, tổng hợp
protein và lipit.

14
Magiê giữ cho độ pH trong tế bào cây ở phạm vi thích hợp, tăng sức trương của
tế bào nên ổn định cân bằng nước, tạo điều kiện cho các quá trình sinh học trong tế bào
xảy ra bình thường.
Thiếu magiê lá cây sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm vàng,
mép lá cong lên, thiếu nặng cây có thể bị chết khô. Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa,
cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh
trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới,
lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá
già. Nếu dư thừa magiê sẽ làm thiếu kali.
1.3.7. Sắt (Fe)
Sắt là chất xúc tác để hình thành nên Diệp Lục và hoạt động như là một chất
mang Oxy. Nó cũng giúp hình thành nên một số hệ thống men hô hấp. Thiếu Sắt gây
ra hiện tượng mầu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ ràng giữa những
gân lá mầu xanh và khoảng giữa mầu vàng. Vì Sắt không được vận chuyển giữa các
bộ phận trong cây nên biểu hiện thiếu trước tiên xuất hiện ở các lá non gần đỉnh sinh
trưởng của cây.
Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt, Lá cây
thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn
còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già, vì Fe
không di động từ lá già về lá non. Sự thiếu sắt có thể xảy ra do sự thiếu cân bằng với
các kim loại khác như Molipden, Đồng hay Mangan. Một số yếu tố khác cũng có thể
gây thiếu sắt như quá thừa Lân trong đất; do pH cao kết hợp với giầu Canxi, đất lạnh và
hàm lượng Carbonat cao; thiếu sắt do di truyền của cây; thiếu do hàm lượng chất hữu
cơ trong đất thấp.
1.3.8. Kẽm (Zn)
Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của
cây. Kẽm được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần thiết cho cây
trồng. Nó thường là một nguyên tố hạn chế năng suất cây trồng. Sự thiếu hụt Kẽm đã
được thừa nhận ở hầu hết đất trồng lúa của các nước trên thế giới. Tuy nó chỉ được sử
dụng với liều lượng rất nhỏ nhưng để có năng suất cao không thể không có nó. Kẽm hỗ
trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng
cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất
Diệp lục và các Hydratcarbon. Kẽm cũng không được vận chuyển sử dụng lại trong cây
nên biểu hiện thiếu thường xảy ra ở những lá non và bộ phân khác của cây.
Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến
dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. Sự thiếu Kẽm ở cây bắp gọi là bệnh
“đọt trắng” vì rằng lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng. Lá bắp có thể phát triển

15
những dải vàng rộng (bạc lá) trên một mặt hoặc cả 2 mặt sát đường gân trung tâm. Một
số triệu chứng khác như lá lúa mầu đồng; bệnh “lá nhỏ” ở cây ăn trái hay đình trệ sinh
trưởng ở cây bắp và cây đậu.
1.3.9. Mangan (Mn)
Mangan là thành phần của các hệ thống men (enzyme) trong cây. Nó hoạt hóa
một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và có vai trò trực tiếp trong quang
hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục. Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm
của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi. Cũng như sắt, Mangan không
được tái sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non, với mầu
vàng giữa những gân lá, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen. Ở những cây hòa thảo
xuất hiện những vùng mầu xám ở gần cuống lá non.
Triệu chứng điển hình khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng,
nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát
triển thành các vết hoại tử trên lá. Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những chân
đất giầu hữu cơ, hay trên những đất trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan
thấp. Mặc dù hiện tượng thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có
thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt. Hiện
tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu hữu cơ,
úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.
1.3.10. Bo
Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết
cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống. Bo cũng hình thành nên các phức chất
đường/borat có liên quan tới sự vận chuyển đường và đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành protein. B tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon,
trao đổi N, nước và chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh
ở đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.
Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình
thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.
1.3.11. Đồng (Cu)
Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng
khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng. Những cây
hòa thảo thiếu Đồng có thể không trổ hoa hoặc không hình thành được hạt. Nhiều loại
cây rau biểu hiện thiếu Đồng với lá thiếu sức trương, rủ xuống và có mầu xanh, chuyển
sang quầng mầu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.
Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lây, ruộng lầy
thụt. Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn

16
quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả. Với cây họ hòa thảo, nếu thiếu đồng sẽ
làm mấ8 màu xanh ở phần ngọn lá.
1.3.12. Molypden (Mo)
Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng
khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng. Những cây
hòa thảo thiếu Đồng có thể không trổ hoa hoặc không hình thành được hạt. Nhiều loại
cây rau biểu hiện thiếu Đồng với lá thiếu sức trương, rủ xuống và có mầu xanh, chuyển
sang quầng mầu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.
Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lây, ruộng lầy
thụt. Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn
quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả. Với cây họ hòa thảo, nếu thiếu đồng sẽ
làm mất màu xanh ở phần ngọn lá.
1.4. Vai trò của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất cây măng tây xanh
Mật độ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của
cây trồng nói chung và cây măng tây nói riêng. Mật độ cây trồng phụ thuộc vào từng
loại cây trồng, đặc tính của đất và điều kiện khí hậu. Mỗi loại cây trồng có mật độ trồng
khác nhau và tùy vào đặc điểm giống, tính chất đất và điều kện canh tác, … Đất nghèo
dinh dưỡng nên trồng dày, đất giàu dinh dưỡng nên trồng thưa. Giống lai trồng thưa hơn
giống thuần… Mật độ trồng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ ánh sáng, chế độ dinh
dưỡng, nước của cây trồng.
Cây măng tây trồng mật độ phù hợp giúp tăng năng suất, trồng mật độ quá dày
cây bị che rợp ít được nhận ánh sáng, dễ bị đỗ ngã, sâu bệnh phát triển nhiều làm cho
cây không có khả năng phát triển hết tiềm năng năng suất, giảm độ bền cây, năng suất
giảm. Trồng mật độ quá thưa, tiểu khí hậu tại vùng cây sinh trưởng không đảm bảo,
đất dễ bị sói mòn, dinh dưỡng bị rửa trôi, cỏ dại nhiều,…không thuận lợi cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây măng tây. Vì vậy, cần xác định được mật độ cây tây xanh
thích hợp cho từng loại đất và điều kiện khí hậu để cây sinh trưởng phát triển tốt và
đạt năng suất cao (Mai Thị Phương Anh, 1999).
1.5. Vai trò của việc tưới nước giữ ẩm cho cây măng tây xanh
Nước là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển của cây trồng. Cây trồng
sống và phát triển được nhờ chất dinh dưỡng trong đất và được nước hòa tan, đưa lên
cây qua hệ thống rễ. Nước giúp cây trồng thực hiện các quá trình vận chuyển các
chất khoáng trong đất, điều khiển quang hợp, hình thành sinh khối tạo nên sự sinh
trưởng của cây trồng.
Vì vậy trong đất cần có một độ ẩm thích hợp để cây trồng hút được nước dễ dàng.
Đất ngập úng hay thiếu nước đều ảnh hưởng không tốt cho sự sinh trưởng của cây. Cây
trồng bị ngập nước dẫn đến các tế bào rễ không hô hấp được. Nên không cung cấp đủ

17
oxy cho hoạt động của các tế bào rễ cùng với việc tích lũy các chất độc hại. Do đó, sẽ
làm chết đi các lông hút ở rễ, không thể hình thành được lông hút mới. Cây không thể
hút nước nên lâu ngày sẽ dẫn đến héo và chết cây. Ngược lại, cây trồng bị thiếu nước,
bộ rễ không phát triển, hệ thống lông hút không được hình thành, cây không hút được
nước, sinh trưởng kém, lâu ngày sẽ chết.
Cây trồng cung cấp đầy đủ nước (độ ẩm thích hợp) sẽ có bộ rễ dài và sâu, vươn ra
theo các chiều trong đất. Ngược lại cây nếu thiếu nước, bộ rễ cây sẽ ngắn và thưa.

Hình 1.9. Lượng nước tưới ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ cây trồng
Măng tây là cây trồng cho thu hoạch chồi non hàng ngày để làm thực phẩm. Vì thế
rất cần được cung cấp dinh dưỡng đều đặn, nước tưới đầy đủ hàng ngày ở tất cả các giai
đoạn sinh trưởng. Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất
măng cao hay thấp. Nếu đất nặng ngậm nước nhiều thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần
tưới thường xuyên hơn. Mùa nắng phải tưới đều đặn 1 lần/ngày, nếu gặp nắng quá nóng
thì cần tưới 2 lần/ngày (Mai Thị Phương Anh, 1999).
1.5.1. Các phương pháp tưới được sử dụng cho cây măng tây

a) Tưới rãnh
Nước chảy từ đầu rãnh xuống cuối rãnh sẽ ngấm sang hai bên, cung cấp nước cho
cây trồng.
* Ưu điểm:
Thiết kế đơn giản, chi phí thấp, dễ vận hành.
* Nhược điểm:
Lãng phí nước, gây đóng váng, xói mòn đất, do tưới một lúc quá nhiều nước, nước
ngấm không kịp tạo thành dòng chảy mặt, hoặc đất ngấm quá lớn, đưa nước và chất hữu
cơ xuống sâu khỏi tầng rễ cây, gây lãng phí phân bón. Lây truyền nguồn sâu bệnh hại.

18
b) Tưới phun mưa cục bộ
Là phương pháp đưa nước tới cây trồng vào mặt ruộng dạng mưa nhân tạo, nhờ
các thiết bị thích hợp.
* Ưu điểm:
- Tiết kiệm lượng nước tưới.
- Điều hòa không khí xung quanh cây, tăng độ ẩm.
- Thích hợp với mọi loại địa hình, không gây xói mòn đất.
- Giảm diện tích chiếm đất của kênh mương.
* Nhược điểm:
- Đầu tư lớn.
- Cỏ dại nhiều, tốn công lao động.
- Dễ lây nhiễm sâu bệnh hại.
c) Tưới nhỏ giọt trên mặt luống
Tưới nước cho cây trồng bằng cách nhỏ giọt trực tiếp và ngấm từ từ thông qua các
thiết bị tưới kiết kiệm nước.
* Ưu điểm:
- Tiết kiệm lượng nước tưới tối đa, do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng,
không bị thất thoát do bốc hơi.
- Có khả năng giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác.
- Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn,
phân bón không bị rửa trôi.
Có thể kết hợp với bón phân và phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả cao.
* Nhược điểm:
- Đầu tư lớn.
- Chất lượng nguồn nước không tốt sẽ dẫn đến hiện tượng tắc ngẽn.
d) Tưới nhỏ giọt ngầm 20 cm dưới mặt đất
Ống nhỏ giọt được chôn sâu 20 cm dưới mặt đất, cung cấp nước thẳng đến
rễ cây.
* Ưu điểm:
- Tiết kiệm nước.
- Đưa nước thẳng tới rễ cây.
- Có thể kết hợp với bón phân và phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả cao.

19
* Nhược điểm:
- Đầu tư lớn.
- Bảo trì ống khó khăn nếu xảy ra tắc nghẽn
1.6. Giới thiệu chung về bánh dầu
1.6.1. Nguồn gốc
Bánh dầu đậu phộng là phụ phẩm của ngành công nghiệp sản xuất dầu đậu phộng.
Sau khi dùng máy ép dầu thực vật ép kiệt lấy dầu thì phần bã còn lại có dạng từng miếng
tròn, được gọi là bánh dầu đậu phộng. Thường có dạng hình tròn, dẹp, kích thước đường
kính bánh dầu rơi vào khoảng từ 25 đến 30 cm tùy từng dụng cụ ép dầu khác nhau.
1.6.2. Giá trị dinh dưỡng
Trong bánh dầu đậu phộng có hàm lượng protein, nhiều loại muối khoáng,
vitamin, axitamin cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Bảng 1.3. Thành phần dinh dưỡng của bánh dầu

STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị


1 VCK % 90,15
2 Năng lượng trao đổi Kcal/kg 3427
3 Protein % 46,20
4 Chất béo % 8,41
5 Chất xơ % 5,49

(Nguồn: Lã văn Kính và cs, 2020)


1.6.3. Giá trị sử dụng
Bánh dầu đậu phộng có 2 tác dụng chính:
- Làm thức ăn cho các loại gia súc hoặc vật nuôi trong gia đình.
- Làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.
1.6.4. Vai trò của phân hữu cơ bánh dầu
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đặc biệt là đạm hữu cơ
- Tăng thêm hàm lượng mùn, nâng cao độ phì nhiêu của đất
- Bổ sung vitamin, khoáng, vi lượng cho cây trồng khoẻ mạnh.
- Giúp đất tơi xốp và rễ cây phát triển khoẻ mạnh.
- Làm cho đất ít bị rửa trôi dinh dưỡng.
- Giúp cây nâng cao sức đề kháng, tăng trưởng và phát triển mạnh.

20
1.6.5. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ bánh dầu ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), tính đến
tháng 12/2017, số lượng sản phẩm phân bón hữu cơ được sản xuất, kinh doanh và sử
dụng là 713 sản phẩm, chiếm 5% so với tổng số sản phẩm phân bón (14.318 sản
phẩm), còn lại 93,7% là các loại phân bón vô cơ và 1,3% là phân bón sinh học. Như
vậy, số lượng sản phẩm phân bón đang được sản xuất, kinh doanh, sử dụng trong
nước thuộc loại phân bón vô cơ đã gấp hơn 19 lần số lượng sản phẩm phân bón hữu
cơ (Bộ NN&PTNT, 2019).
Ở Việt Nam phân bón hữu cơ bánh dầu hiện nay được sản xuất trong nước theo
hai phương thức là ủ truyền thống và sản xuất công nghiệp.
Phương thức ủ truyền thống được sử dụng chủ yếu ở quy mô nông hộ dựa trên
nguồn nguyên liệu là các phế phụ phẩm thu gom từ các lò ép dầu. Các phế phụ phẩm
hữu cơ được trộn đều, đồng thời có thể bổ sung thêm các nguyên tố khoáng và chế phẩm
vi sinh vật sau đó ủ thành đống với mục đích di trì nhiệt độ hình thành trong đống ủ để
thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hóa và tiêu diệt
các sinh vật gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng. Hiện nay có nhiều phương pháp ủ
khác nhau như ủ nóng, ủ nguội, ủ hỗn hợp nóng trước nguội sau hay các phương pháp
ủ tiến tiến sử dụng chế phẩm EM, ủ nhanh bằng giun, v.v. Thời gian và phương pháp ủ
phân ảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của vi sinh vật phân hủy và chuyển hóa
chất hữu cơ thành mùn, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng phân hữu cơ ủ.
Phương thức sản xuất công nghiệp áp dụng tại các cơ sở sản xuất phân bón được
đầu tư cơ sở hạ tầng, dây chuyền máy thiết bị với quy mô công suất lớn nhỏ khác nhau
(từ 20.000 đến 500.000 tấn).
Sử dụng phân hữu cơ nói chung và phân bón hữu cơ từ bánh dầu để bón cho cây
trồng là tập quán truyền thống của nông dân Việt Nam. Tập quán này vẫn được duy trì,
phát triển và có giá trị cho đến ngày nay theo tốc độ phát triển của ngành trồng trọt, chăn
nuôi, sản xuất nông sản hàng hoá có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao.
Để đạt được mục tiêu sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao theo hướng
bền vững. cần phải tiếp tục hoàn thiện các biện pháp sản xuất, chế biến, sử dụng và quản
lý phân hữu cơ để đạt hiệu quả cao hơn, bao gồm cả nâng cao hiệu suất sử dụng phân
bón khoáng trên cơ sở bón phân cân đối hữu cơ- vô cơ
Nông nghiệp thế kỷ 21 không phải là nền nông nghiệp sinh học mà là một nền
nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm
ngày càng tăng, nhiệm vụ của loài người là phải tạo ra một nền nông nghiệp thâm canh
bền vững. Trong đó cùng với việc sử dụng tối thích phân khoáng, tái sử dụng tàn dư
thực vật làm phân bón, giảm đến tối đa những chất phế thải và việc mất dinh dưỡng để
không làm ô nhiễm môi sinh. Đồng thời phải làm cho đất phát huy tác dụng tích cực

21
hơn, trở thành nơi đồng hóa chất thải, biến chất thải thành nguồn chất dinh dưỡng; phụ
phế phẩm nông nghiệp trở thành một phần của hệ thống sản xuất (Bùi Huy Hiền, 2010).
1.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới và ở Việt Nam
1.7.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới
Măng tây xanh là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng các
nước trên thế giới sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Sản phẩm
măng tây lưu hành trên thị trường thế giới dưới 3 hình thức là: măng tươi, qua bảo quản
lạnh, sản phẩm qua chế biến đóng hộp. Theo báo cáo của FAO trên thế giới có khoảng
65 nước tham gia sản xuất và có sản phẩm măng tây xuất khẩu (FAOSTAT, 2019).
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2019

Khu vực Diện tích (ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (tấn)
Toàn thế giới 1.623.741 5,81 9.431.986
Châu Phi 150 9,31 1.396
Châu Mỹ 80.340 8,97 720.376
Châu Á 1.478.945 5,67 8.379.110
Châu Âu 62.191 5,17 321.490
Châu Đại Dương 2.115 4,60 9.727

(Nguồn: FAOSTAT, 2019)


Hiện nay diện tích trồng măng tây trên thế giới 1.623.741ha, trong đó Châu Á là
khu vực trồng măng tây lớn nhất thế giới 1.478.945 ha với sản lượng cao 8.379.110 tấn.
Một số nước trồng măng tây với diện tích lớn là Trung Quốc, Peru, Mêxico, Hoa Kỳ, Đức.
Trong đó lớn nhất là Trung Quốc 1.471.127 ha, đến Peru 30.842 ha và Mexico 22.980
ha, thấp nhất là Luxembourg khoảng 10 ha. Iran là nước có năng suất măng tây lớn nhất
là 29,07 tấn/ha và năng suất thấp nhất là Phần Lan 0,67 tấn/ha. Ở các nước có năng suất
cao do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây măng tây xanh
và trình độ thâm canh áp dụng kỹ thuật tiên tiến như tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân
tự động, thiết bị tự động kiểm soát nhiệt độ, trồng măng tây trong nhà có mái che
(FAOSTAT, 2019).

22
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất măng tây của một số nước trên thế giới năm 2019

Diện tích Năng suất Sản lượng


Nước
(ha) (tấn/ha) (tấn)
Trung Quốc 1.471.127 5,65 8.306.073
Peru 30.842 8,83 272.202
Mêxico 22.980 5,68 130.560
Đức 13.370 4,38 58.610
Tây Ban Nha 8.380 4,08 49.910
Mỹ 7.160 6,97 34.180
Italy 5.196 5,28 27.426
Nhật Bản 4.850 4,12 19.990
Pháp 2.950 6,15 18.150
Hà Lan 2.102 5,60 11.767

(Nguồn: FAOSTAT,2019)
Ở các nước Châu âu, măng tây là một loại rau thực phẩm được được người tiêu
dùng sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Chồi măng tây xanh được
đông lạnh và đóng hộp dự trữ cho mùa đông và xuất khẩu. Nhưng do các quốc gia
phương Tây ở vùng khí hậu ôn đới lạnh, chỉ thu hoạch được chồi măng tây trong 3 tháng
mùa Xuân (3 tháng hè phải dưỡng cây mẹ lấy lá quang hợp với nắng cung cấp dinh
dưỡng cho bộ rễ tích trữ, 6 tháng mùa thu và mùa đông cây úa vàng sinh lý, ngủ đông
không phát triển và không cho măng) nên nhu cầu nhập khẩu chồi măng tây rất lớn.
Tại Đức, mỗi năm có gần 60.000 tấn măng tây được sản xuất đưa ra thị trường,
nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của dân chúng. Măng tây được coi
là thứ rau "hoàng đế" ở Đức bởi vì nhiều người khuyên nhau rằng ăn măng tây và uống
rượu vang là một thứ viagra tự nhiên rất tốt, một món quà tặng của mùa xuân. Giá măng
tây ở Đức khá đắt so với nhiều loại rau khác. Trong khi súplơ chỉ 1 euro/cây cỡ 1 đến 2
kg, nhưng măng tây chính hiệu từ Đức là 4 euro/kg với loại trung bình, còn loại ngon
tới 12 euro/kg.
Tại Peru với diện tích sản xuất khoảng 18.500 ha, năng suất thu hoạch đạt 10,3
tấn/ha, cá biệt tại đây có những trang trại đang áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhất là
phương pháp tưới theo công nghệ của Israel đã nâng năng suất đạt 40 tấn/ha/năm. Xuất
khẩu sản phẩm dưới dạng đã qua bảo quản đông lạnh đạt 40.000 tấn với giá trị 79 triệu
đôla Mỹ và xuất dưới dạng tươi đạt 72.000 tấn với giá trị 140 triệu đôla Mỹ. Tại đây,
măng tây được trồng tại 2 vùng khác biệt: vùng miền Bắc với khí hậu mát trồng lọai

23
măng tây trắng, vùng miền Nam có khí hậu nhiệt đới trồng măng tây xanh. Sản phẩm
xuất khẩu chủ lực của Peru là măng tây xanh, được xuất tươi vào thị trường của Mỹ.
Hiện nay sản lượng xuất khẩu của một số nước phát triển có xu hướng giảm,
trong khi đó sản lượng xuất khẩu của các nước đang phát triển tăng đặc biệt Trung
Quốc, Thái Lan và các nước châu Phi. Trong khi đó thị trường thế giới đang có nhu
cầu khá lớn với giá xuất hàng năm không biến động cao chúng dao động từ 1,8 - 2,2
đôla Mỹ/kg.
Ở nước ngoài, măng tây là một loại rau thực phẩm giàu dinh dưỡng được mọi
người dùng phổ biến. Họ còn đông lạnh và đóng hộp dự trữ cho mùa đông và xuất khẩu
đi khắp nơi trên Thế giới (Blamey và Grey-Wilson, 1989).
1.7.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây măng tây đã du nhập vào từ những năm 1960 nhưng đến năm
2005 thì diện tích măng tây nước ta mới phát triển tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận,
Quãng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Vĩnh
Phúc, Long An,...
Vào năm 1988, một Việt kiều mang 0,5kg hạt giống măng tây loại Mary
Washington về trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Mục đích sử dụng chủ yếu là cắt lá dùng
để làm cảnh cắm hoa. Cũng ít ai biết rằng, mầm của cây măng tây lại có thể sử dụng với
nhiều mục đích như vậy.
Cho đến năm 1990, một công ty chuyên về rau củ quả tại Đà Lạt đã mạnh dạn đầu
tư trồng măng tây. Thị trường tiêu thụ của măng tây thời điểm đó chủ yếu là nước Đức.
Nhưng phải đến 15 năm sau, nhờ chính sách của nhà nước, cây măng tây đã được bén
rễ đến huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh và đem lại kết quả tích cực. Đến năm 2011,
sau 23 năm cây măng tây được sự khuyến khích của hợp tác xã và khuyến nông nên
được trồng thành công ở nhiều nơi của Việt Nam. Cây măng tây phát triển rất tốt trên
đất phù sa nghèo, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kể từ đó măng tây được nhân rộng ra
vùng lân cận và đến với 63 tỉnh thành. Nhiều vùng trong nước đã trồng măng tây để chế
biến xuất khẩu như: Đông Anh (Hà Nội), Củ Chi (Hồ Chí Minh), Kiến Anh (Hải Phòng),
Đức Trọng (Lâm Đồng). Ninh Thuận là tỉnh có diện tích trồng măng tây lớn nhất Việt
Nam. Thị trường xuất khẩu măng tây chủ yếu của Việt Nam là các nước Tây Âu và ngày
càng được mở rộng sang các khu vực khác. Các khách sạn, nhà hàng trong nước hiện
cũng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này.
Ở Thừa Thiên Huế, các điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để trồng cây
măng tây. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào được công bố cũng như
mô hình trồng cây măng tây được giới thiệu trong cơ cấu cây trồng của các địa
phương trong tỉnh.

24
1.8. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đền tài
1.8.1. Một số nghiên cứu cây măng tây trên thế giới
Măng tây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như: Châu Âu, Bắc Phi và Tây Á.
Đọt non của cây măng tây được dùng làm rau. Năm 2020, Mexico là nước xuất khẩu
măng tây nhiều nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu 460.3 triệu USD (chiếm 33,5%
giá trị măng tây xuất khẩu trên thế giới), tiếp theo là Peru, Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha
với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 394 (28.7%), 163.5 (11.9%), 95.4 (7%) và 80.3
(5.9%) (World’s Top Exports, 2020).
Lần đầu tiên tại Mỹ năm 1908, người ta đã tìm ra bệnh thối rễ và cổ rễ, lúc đầu
nó được gọi là bệnh lùn cây, héo rũ và thối rễ. Bệnh xuất hiện cả giai đoạn cây con và
cây trưởng thành.
Nghiên cứu của Liptay (1985), cây giống măng tây được gieo vào mùa xuân trên
ruộng ở độ sâu 3 cm, được trồng sâu 15-20 cm vào cuối mùa hè của năm gieo hạt hoặc
các thời điểm khác nhau của năm sau. Cây được trồng từ cuối mùa hè của năm gieo hạt
và trồng vào đầu mùa xuân năm sau có sức sống mạnh nhất. Cây được trồng vào tháng
7 của năm sau khi gieo hạt có tỷ lệ chết cao nhất.
Sterret và cộng sự (1990) nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tưới đến
năng suất cây măng tây. Tác giả đã sử dụng 4 công thức trong đó tưới nhỏ giọt trên bề
mặt (ST), tưới nhỏ giọt ngầm (SST), tưới phun mưa (SPR) và không tưới làm đối chứng
(NI). Kết quả nghiên cứu cho thấy tưới nhỏ giọt ngầm cho số lượng măng cao nhất ở
năm thứ 5 với 300,000 măng/ha/năm, tưới nhỏ giọt trên bề mặt đạt 237,000
măng/ha/năm, tưới phun mưa 231,000 măng/ha/năm và đối chứng 207,000
măng/ha/năm. Măng có trọng lượng trung bình cao nhất ở công thức tưới phun mưa và
tưới nhỏ giọt trên bề mặt đạt 25,2g/chồi măng, tưới nhỏ giọt ngầm đạt 24,6g/chồi măng
và thấp nhất ở công thức đối chứng với 22,8g/chồi măng.
Năm 1996, Loughton và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách giữa
các hàng và chiều sâu trồng cây đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây măng tây
xanh. Thí nghiệm khoảng cách giữa các hàng từ 60-120 cm kết hợp với chiều sau trồng
từ 15-30 cm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất giảm 756kg/ha khi tang 1cm
chiều sâu trồng và năng suất giảm 46,5kg/ha khi tăng khoảng cách giữa các hàng trồng
lên 1cm. Mối quan hệ giũa khoảng cách giữa các hàng với chiều sâu trồng không có mối
tương quan.
Kết quả nghiên cứu của Krug và Kailuweit (1999), về ảnh hưởng của phân đạm
ở các liều lượng 50, 75, 100 và 200 kg N/ha đến năng suất của măng tây. Kết quả cho
thấy 3 trong 4 trường hợp theo dõi, năng suất đạt tối đa với liều lượng đạm thấp nhất.
Mullen (1998), cho rằng: lượng phân bón cung cấp cho cây măng tây phụ thuộc
vào dinh dưỡng trong đất và loại đất. Đối với vùng đất có hệ thống tưới tiêu tốt, lượng

25
phân N nên bón từ 112 - 168 kg/ha/năm, 112 - 224 kg/ha P2O5, lượng K2O khoảng 224
kg/ha/năm.
Năm 1999, Paschold trồng cây măng tây với mật độ 1300 cây/ha trên đất cát với
lượng bón phân đạm vào tháng 6 với liều lượng 30, 60, 90 và 120 kg/ha. Lượng N bón
cho măng tây phải dựa vào phân tích N trong đất, đặc biệt với những vùng trồng măng
tây có sử dụng phân hữu cơ bón cho cây. Bón cho măng tây với lượng đạm nhiều sẽ làm
giảm số lượng măng và làm giảm chất lượng măng. Tác giả đề xuất lượng đạm bón cho
măng là 90 kg/ha với tầng canh tác từ 0-90cm sau 3 năm trồng sẽ cho cây phát triển tối
ưu và giảm tồn dư đạm trong đất.
Năm 1999, Sander và Benson, đã nghiên cứu bón 0, 50, 100, 150 và 200 kgN/ha
và 0, 50, 150, 250 và 300 kg K2O/ha cho măng tây lai Jersey Gem, năng suất đạt cao
nhất khi sử bón liều lượng 150 kg N/ha và 150 kg K2O/ha.
Năm 2000, Hikasa đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố làm giảm năng suất
măng tây ở Nhật bản. Tác giả đã so sánh năng suất của hai vùng trồng măng tây một
vùng hạn chế sự phát triển của bộ rễ với một vùng sản xuất. Để mang lại năng suất tác
giả đã bón hàng năm với 200kg N, 60kg P2O5 và 12kg K2O. Tuy nhiên, vùng hạn chế
sự phát triển của bộ rễ lại có sự quang hợp tốt hơnvà chuyển hóa đường xuống bộ rễ
cao. Tác giả đã đưa ra khuyến nghị nên trồng măng tây trên đất quản lý và bón phân hạn
chế cùng với thời gian thu hoạch không được kéo dài.
Năm 2000, Nicola đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ N (4, 8, 15, 30 và
60nM) ở dung dịc dinh dưỡng. Số măng và hàm lượng chất khô tăng lên khi tăng
nồng độ N.
Năm 2002, Paschold và cộng sự đã nghiên cứu về cây măng tây trong 10 năm và
đã đưa ra kết luận, việc thu hoạch măng quá lâu trong mỗi mùa có thể làm giảm dần sức
sống của măng tây, đó là nguyên nhân làm giảm năng suất trong thời gian dài. Tác giả
cũng đề xuất thời gian mỗi đợt thu hoạch nên được rút ngắn dần từ tám tuần đến sáu
tuần khi tuổi cây trồng tăng lên. Việc đo lượng carbohydrate hòa tan trong hệ thống rễ
sẽ giúp người trồng quyết định thời điểm tốt nhất để dừng thu hoạch măng.
Theo Nesson (2004), phân bón cho cây măng tây thay đổi tùy theo đất và điều
kiện trồng trọt, nhưng theo hướng dẫn chung, các nhà sản xuất măng tây của NSW bón
150 kg nitơ (N), 50 kg phốt pho (P) và 50 kg kali (K) mỗi ha trong mỗi năm. Phân bò ủ
bón ở mức 6 tấn/ha/năm, có thể cung cấp 120 kg N. Nếu canh tác măng tây có bón phân
hữu cơ và quản lý tốt thì chu kỳ sản xuất của cây kéo dài trên 15 năm.
Nghiên cứu của Asghar và cộng sự (2006) chỉ ra rằng măng tây có thể trồng trên
hầu hết các loại đất, đặc biệt là đất có tầng canh tác sâu và thành phần cơ giới nhẹ như
thịt pha cát và thịt mịn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng
và năng suất của 6 giống măng tây, với mức đạm 90 kg N/ha cho chiều cao cây tối đa

26
(2,3m) số nhánh trên cây (12,2 cành), trọng lượng trung bình cây (178,8 g) và trọng
lượng trung bình rễ (288,3 g), số lượng búp măng chồi (34,1), chiều dài măng (25,1 cm),
trọng lượng măng (32,2 g) và năng suất cao nhất 37,9 tấn/ha.
Cây măng tây bị một số bệnh như: Bệnh nấm Fusarium và bệnh thối rễ (Fusarium
immuratum), Bệnh héo Fusarium (F. oxysporum f. Sp. Asparagi), bệnh bạc lá, đốm lá
(Cercospora asparagi), gỉ sắt (Puccinia asparagi), và Đốm tím (Stemphylium
vesicarium) (Brandenberger và cộng sự , 2016).
1.8.2. Một số nghiên cứu cây măng tây ở Việt Nam
Năm 1995 Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, đã tiến hành nghiên cứu chọn
tạo một số giống rau chủ yếu và các biện pháp thâm canh giai đoạn 1991 – 1996 trong
đó có cây măng tây.
Năm 1999, Mai Thị Phương Anh xác định lượng đạm thích hợp bón cho măng
tây là 92 kg N/ha.
Năm 2011, Lư Cẩm và Lê Hồng Triều đã đề xuất áp dụng biện pháp phủ liếp
bằng màng phủ plastic trong việc trồng cây măng tây.
Năm 2013, Nguyễn Thanh Bình và cộng sự đã nghiên cứu cải thiện pH đất và
ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất măng tây. Kết quả nghiên cứu đã xác định bón
vôi đã giúp cải thiện pH đất trên vùng đất xám khảo sát với liều lượng từ 500 -2000kg/ha.
Trong đó, ở mức bón 500 kg vôi/ha cho năng suất thu hoạch măng lứa đầu cao hơn 23,4
%. Đạm Urea phân nửa bón lót và một nửa còn lại bón thúc không làm thay đổi pH của
đất. Ở liều lượng bón từ 120 - 160kgN/ha kết hợp 500kg Vôi/ha trên nền phân chuồng,
lân và kali giúp cải thiện pH đất, đạm tổng số, lân hòa tan giúp cây phát triển và có năng
suất thu hoạch lứa đầu tiên cao hơn các công thức khác.
Năm 2014. Trần Thị Ba và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của màng phủ và
superhume lên sinh trưởng và năng suất măng tây xanh. Kết quả nghiên cứu Trồng măng
tây có áp dụng biện pháp phủ liếp bằng màng phủ plastic và tưới bổ sung Superhume
cho năng suất thương phẩm 7,54 tấn/ha, cao hơn 35% so với không phủ màng và có
tưới bổ sung Superhume (4,55 tấn/ha) cao hơn 78% so với có màng phủ nhưng không
tưới Superhume và hơn 105% so với đối chứng. Lợi nhuận của trồng măng tây có phủ
liếp bằng plastic và tưới bổ sung Superhume 754.280.000 đồng/ha với tỷ suất lợi nhuận
là 2,57 và đối chứng là 0,79. Màng phủ và Superhume đã làm tăng đường kính, trọng
lượng, số chồi trên cây măng tây.
Theo Mai Hoàng Đạo (2014), kết luận yếu tố đạm ở tất cả các mức nghiên cứu
đều ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của măng, tốt nhất ở mức đạm 200
kg/ha về các chỉ tiêu chiều cao cây, số thân trên bụi, số cành cấp 1 và ở mức đạm cao
nhất cho năng suất cao nhất (7,5 tấn/ha/4 tháng).

27
Đề tài nghiên cứu: Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến
sinh trưởng và năng suất của cây măng tây (Asparagus officininalis L.) trồng tại Thủ Đức
Tp. Hồ Chí Minh do tác giả Hỷ Minh Cường thực hiện. Thí nghiệm được tiến hành trong
thời gian từ tháng 1 đến tháng 5/2015, tại trại thực nghiệm khoa Nông học, Trường Đại học
Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, nhằm chọn ra mức phân bón đạm và kali phù hợp cho cây
măng tây. Với các mức phân kali 40, 60, 80, 100 kg K2O/ha và các mức phân đạm 80, 120,
160, 200 kg N/ha.
Việc sử dụng phân đạm 200 kg N/ha có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng chiều cao cây (168,9cm), đường kính thân (11,5 mm), cành cấp một đạt 46,1
cành/cây, số thân trung bình trên bụi (6,2 thân). Với mức bón 160 kg N/ha năng suất
măng tây được dao động từ 741,4 kg/1000 m2 (4 tháng); tăng hơn so với bón 80 kg N/ha
lần lượt 23,1 (Hỷ Minh Cường, 2015).
Bón phân kali ở mức 100 kg K2O/ha ảnh hưởng tốt đến chỉ tiêu măng trung bình
bụi (270,1 g), trọng lượng trung bình một măng (21,0 g) và khả tăng khả năng chống
chịu bệnh nứt thân trên măng tây. Tuy không có ý nghĩa thống kê về năng suất nhưng
mức bón 100 kg K2O/ha cho năng suất cao nhất đạt 720,3 kg/1000 m2 (4 tháng) cao hơn
mức bón 40 kg K2O/ha 12,5%. Với mức bón 200 kg N/ha + 100 kg K2O/ha chiều cao
cây măng tây đạt cao nhất (184,67 cm) (Hỷ Minh Cường,(2015).
Các nghiên cứu về cây măng tây ở khu vực miền Trung thì có nghiên cứu của tác
giả Trần Văn Trung và cộng sự (2020) ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã có
những đánh giá như sau:
+ Cây có tỉ lệ sống cao đạt 92,6 %, cây măng tây xanh được trồng trên vùng đất
đồi huyện Quảng Ninh sinh trưởng và phát triển tốt khi được cung cấp đầy đủ nước, sau
hơn 5 tháng trồng cây cho thu hoạch, sau hơn 9 tháng trồng cây cho thu hoạch được 2
lứa, năng suất của lứa sau cao hơn lứa trước.
+ Cây măng tây xanh thực hiện theo đúng quy trình chăm sóc trong thời gian
kiến thiết cơ bản cho thu hoạch ở giai đoạn sau 6,5 tháng trồng ở lứa thứ nhất thì
thời gian cho thu hoạch lâu hơn so với việc cho thu hoạch trước ở giai đoạn sau 5
tháng trồng.
+ Sản lượng thu được sau 2 đợt thu hoạch của mô hình là 702,7 kg. Năng suất thu
hoạch trung bình trong lứa thứ 1 đạt 1,65 kg/ngày/sào; ở lứa thứ 2 đạt 2,46 kg/ngày/sào.
+ Khống chế được bệnh thối thân và bệnh khô thân cây sẽ năng suất thu hoạch
cao hơn.
+ Cây chịu được nhiệt độ cao.

28
Năm 2014, Phòng kinh tế thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có nghiên cứu đề tài
“Khảo nghiệm khả năng thích nghi cây Măng tây xanh tại thôn Hà Đông, xã Điện Hòa,
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra giống
măng tây xanh lai F1 UC 157 gieo trồng bằng hạt trên đất cát pha tại thôn Hà Đông
xã Điện Hòa bước đầu cho ta một số kết quả rất khả quan. Cụ thể như sau:
+ Giai đoạn vườn ươm: Cây sinh trưởng rất tốt; Từ khi gieo hạt đến khi cây đủ tiêu
chuẩn trồng ra ruộng sản xuất là 03 tháng.
+ Giai đoạn trồng cây ra ruộng sản xuất: Trong 4 tháng đầu chăm sóc cây ở thời
kỳ kiến thiết cơ bản, cây sinh trưởng rất tốt, chiều cao cây đạt trung bình trên 113 cm,
đường kính gốc 5,75 mm và trong thời kỳ bón phân dưỡng cây mẹ cây phát triển chậm,
thời gian cho thu hoạch chồi măng non kéo dài hơn so với quy trình và năng suất thu
hoạch chồi măng non thấp, bình quân 2-3 ngày thu hoạch 1kg măng /1000m2. Với diện
tích trồng giống Măng tây xanh lai UC 157, trồng bằng phương pháp tách chồi rễ, trồng
theo hàng đơn, sau 9 tháng trồng mỗi ngày cho thu hoạch 1,4kg/ngày/250m2 cho thấy
tiềm năng năng suất cao, doanh thu ước đạt 500 triệu/ha/năm.
+ Giống Măng tây xanh Địa phương, gieo trồng bằng hạt trên nền đất cát pha tại
thôn Hà Đông xã Điện Hòa cho thấy cây sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng chồi măng
non rất nhỏ, không đạt tiêu chuẩn.
+ Tình hình sâu, bệnh hại trên cây Măng tây xanh: Là đối tượng cây trồng mới,
qua hai năm theo dõi cho thấy có nhiều đối tượng dịch hại xuất hiện nhưng mức độ gây
hại nhẹ và đặc biệt trong mùa mưa bệnh thối thân, tuyến trùng rễ gây hại nặng cần chú
ý biện pháp tiêu thoát nước và phun trị bệnh kịp thời.
Về nghiên cứu sản xuất măng tây theo hướng hữu cơ thì Nguyễn Công Thành
(2018) đã chỉ ra: Cây Măng tây (Asparagus) ít sâu bệnh nghiêm trọng gây hại nên có
thể trồng không áp dụng thuốc hóa học và trồng theo phương pháp hữu cơ. Cần quản lý
cỏ dại tốt, đặc biệt là thời kỳ xây dựng cơ bản. Đó là những điều chủ yếu nhằm sản xuất
Măng tây hữu cơ an toàn, thỏa mãn về năng suất và chất lượng. Sản xuất Măng tây hữu
cơ giống như sản xuất các loại rau khác, bao gồm phát triển một hệ thống dinh dưỡng
phù hợp và quản lý cỏ dại, sâu bệnh có hiệu quả.
Trong nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Vương (2020), tác giả đã có nghiên cứu về
phân hữu cơ đến sinh trưởng của cây măng tây giai đoạn cây con. Trong nghiên cứu này
đã sử dụng loại phân hữu cơ là phân trùn quế và tác giả đã sử dụng 4 công thức với 4
mức phân trùn quế là 200g/cây, 400g/cây, 600g/cây và đối chứng 0g/cây. Trong quá
trình bố trí thí nghiệm ở các mức phân trùn quế khác nhau thì các chỉ tiêu sinh trưởng

29
của cây măng tây giai đoạn cây con cũng khác nhau. Mức phân cho năng suát cao nhất
trong bốn mức thí nghiệm là 400g/cây.
Từ những nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, các công trình nghiên cứu sử
dụng các dạng phân bón hữu cơ cho cây măng tây còn hạn chế, đặc biệt phân bón hữu
cơ từ bánh dầu đối với cây măng tây chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện. Tuy
nhiên, xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung và cây măng tây nói riêng đang
được nhiều nhà khoa học và quản lý quan tâm để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có
chất lượng cao đảm bảo sức khỏe con người và môi trường.
Tóm lại: Để cây măng tây xanh trở thành loại cây trồng giàu giá trị dinh dưỡng, tốt
cho sức khỏe con người, đồng thời mang giá trị kinh tế cao cho người nông dân trên địa
bàn Thừa Thiên Huế thì việc nghiên cứu xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng
phù hơp cho cây măng tây xanh sinh trưởng phát triển đạt năng xuất cao là việc làm rất
cần thiết. Trên cơ sở khoa học về đặc điểm thực vật học, yêu câu sinh thái của cây măng
tây,… và, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương nói chung. Cần tiến hành các
nghiên cứu cụ thể về kỹ thuật ươm cây giống và kỹ thuật trộng cây thương phẩm, để có
kết luận khoa học dựa trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực nghiệm, nhằm xây dựng
quy trình kỹ thuật trồng cây măng tây xanh phù hợp, có năng suất cao và chất lượng măng
tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

30
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hạt giống: Hạt giống măng tây xanh Atticus F1 (là giống chịu nhiệt, phù hợp
với điều kiện khí hậu của miền trung, có năng suất và chất lượng măng rất cao, kháng
sâu bệnh rất cao, dễ trồng và dễ thu hoạch) của tập đoàn hạt giống BeJo Hà Lan, được
nhập khẩu bởi công ty Linh Đan, Ninh Thuận.
- Cây giống: Hạt giống măng tây xanh Atticus F1, nhập khẩu từ Hà Lan được
ươm trong bầu (7 x 12cm), đạt 70 ngày tuổi, cao 50 - 60 cm, rễ phủ kín bầu, cây sinh
trưởng khỏe không bị sâu bệnh hại, sử dụng để trồng trong các công thức thí nghiệm.
- Giá thể: các loại giá thể sử dụng trong thí nghiệm là: Đất phù sa, vỏ trấu, vỏ lạc
xay nhỏ, phân chuồng hoai mục được phối trộn theo tỷ lệ phù hợp ở từng công thức thí
nghiệm.
- Phân vô cơ: urê (46% N), lân Super ( 16% P2O5), KCl (60% K2O), DAP
(Diamino phosphate - Nitrogen (N) 18% và (P2O5) 46%) và vôi bột.
- Phân hữu cơ: Phân bánh dầu được ủ hoai trong 2 tháng trước khi sử dụng. Khi
ủ có bổ sung thêm chế phẩm trichoderma 1kg/m3, chế phẩm EM 1 lít/100 kg bánh dầu,
2% lân super và 1% vôi. Xác định hàm lượng nitơ tổng số trong phân bánh dầu theo hàm
lượng protein thô: N% = Protein%: 6,25 (Protein bánh dầu là 40%). bằng phương pháp
Kjeldahl áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8125:2015 (ISO 20483:2013) về Ngũ
cốc và đậu đỗ - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô [13]. Phân
chuồng được ủ hoai từ 4- 6 tháng trước khi sử dụng.
- Vật liệu tưới: tưới nhỏ giọt, phun mưa, tưới rãnh.

Hình 2.1. Hạt giống măng tây xanh Atticus F1 sử dụng trong thí nghiệm

31
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật ươm cây giống măng
tây xanh giai đoạn vườn ươm.
Nội dung 2: Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây măng tây
thương phẩm
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật ươm cây giống
măng tây xanh.
2.3.1.1. Các công thức thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng nảy
mầm và sinh trưởng phát triển của cây giống măng tây xanh.
Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với loại giá thể ươm trồng cây măng tây
xanh như bảng 2.1
Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm và giá thể gieo hạt

Công thức Giá thể gieo hạt (Tỷ lệ phối trộn được tính theo thể tích)

I Đất phù sa (Đ/C)


II Đất phù sa + phân chuồng hoai mục (3:1)
III Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng hoai mục (2:1:1)
IV Đất phù sa + vỏ lạc xay nhỏ + phân chuồng hoai mục (2:1:1)

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP (Diamino
phosphate - Nitrogen (N) 18% và (P2O5) 46%) đến khả năng sinh trưởng phát triển của
cây giống măng tây xanh
Thí nghiệm gồm 5 công thức tương ứng với 5 liều lượng phân DAP dùng để bón cho
cây măng tây xanh như bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm và liều lượng phân bón DAP

Công thức Liều lượng phân bón (Kg/ha)


I 0 N + 0 P2O5 (0 DAP) - Đ/C
II 3,6 N + 9,2 P2O5 (20 DAP)
III 7,2 N + 18,4 P2O5 (40 DAP)
IV 10,8N + 27,6 P2O5 (60 DAP)
V 14,4 N + 36,8 P2O5 (80 DAP)

32
2.3.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), được thực
hiện lặp lại 3 lần, theo dõi ngẫu nhiên 10 mẫu trong một lần lặp lại. Diện tích ô thí
nghiệm là 2 m2/1 công thức.
Thời gian: Thí nghiệm được bố trí từ 01/2019 đến 06/2019
Địa điểm: Trung tâm nghiên cứu và dịch vụ nông nghiệp, Khoa Nông học, Trường
Đại học Nông Lâm Huế.
2.3.1.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
- Tỷ lệ nảy mầm (%): = Tổng số hạt nảy mầm/ Tổng số hạt thí nghiệm x 100
- Thời gian các giai đoạn sinh trưởng (ngày). Nảy mầm: từ khi gieo hạt đến hạt nảy
mầm. Ra chồi măng mới: từ khi gieo hạt đến ra chồi măng mới. Xác đinh khi 50% các
cá thể theo dõi xuất hiện.
- Số cành lá (cành lá/cây): Đếm số cành lá cấp 1 trên thân của cây cao nhất.
- Số cây trên bụi (cây): Đếm toàn bộ số cây trên bụi ở thời điểm tại thời điểm thu
thập số liệu.
- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất lên tới ngọn cây cao nhất.
- Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD): Được đo bằng máy SPAD-502, đo cành lá
phía trên lớn nhất.
- Khối lượng cây tươi: Dùng cân kỹ thuật (chính xác đến 0,01 g) cân ngay sau khi
lấy mẫu.
- Khối lượng cây khô: sấy ở nhiệt độ 105oc đến khối lượng không đổi, rồi tiến
hành cân.
2.3.1.4. Phương pháp thực hiện
Các loại giá thể trước khi sử dụng cho các thí nghiệm được xử lý nguồn bệnh
bằng thuốc Vicarben (1ml/l nước), đảm bảo độ ẩm 65 - 70%, phủ bạt kín và ủ trong
2 tuần, sau đó, bổ sung chế phẩm vi sinh Trichoderma 1kg/1m3 giá thể trộn đều rồi
ủ trong 2 tháng.
Sử dụng túi bầu PE màu đen, kích thước 7 × 12 cm, 1/3 bầu phía dưới đục 6 - 8 lỗ,
đường kính 0,5 cm. Giá thể sau khi xử lý được đập nhỏ, qua rây 1 cm trước khi cho vào
bầu. Tưới nước duy trì độ ẩm từ 70 - 80%.
Giá thể sử dụng để gieo hạt trong thí ngiệm 2 là loại giá thể có kết quả tốt nhất ở
thí nghiệm 1.

33
Hạt Giống đã được sử lý thuốc, gieo trực tiếp vào bầu, mỗi bầu gieo 1 hạt ở vị trí
giữa bầu, độ sâu gieo hạt khoảng 1 - 1,5 cm.
Thời gian gieo hạt: Thí nghiệm 1, gieo hạt ngày 5/01/2019. Thí nghiệm 2, gieo hạt
ngày 25/3/2019.
Bầu được xếp thành luống rộng 1m, phủ kín đất giữ các khe xếp bầu, chiều dài
luống 8 m, giữa các luống cách nhau 40 - 50 cm, trong điều kiện tự nhiên có che chắn
khỏi gia súc, gia cầm và chim phá hoại.
Bón phân bổ sung: Thí nghiệm 1: Tổng lượng phân bón 7,2 kg N + 18,4 kg P2O5/ha
(40 kg DAP/ha), chia đều làm 3 lần bón, cách 20 ngày bón 1 lần. Lần 1: sau gieo hạt 20
ngày; lần 2: sau gieo hạt 40 ngày; lần 3: sau gieo hạt 60 ngày. Hòa tan phân vào nước
tưới đều. Thí nghiệm 2: Tổng lượng phân bón theo từng công thức thí nghiệm, chia đều
làm 3 lần bón, cách 20 ngày bón 1 lần. Lần 1: sau gieo hạt 20 ngày; lần 2: sau gieo hạt
40 ngày; lần 3: sau gieo hạt 60 ngày. Hòa tan phân vào nước tưới đều.
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Ngoài các yếu tố thí nghiệm, các kỹ thuật chăm sóc được thực hiện giống nhau ở
các công thức thí nghiệm.
Kỹ thuật chăm sóc cây măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm được tham khảo theo
quy trình kỹ thuật của Công ty Linh Đan, Ninh Thuận (Nguyễn Văn Tạm, 2018).
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây măng
tây xanh thương phẩm
2.3.2.1. Các công thức thí nghiệm
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng phát
triển và năng suất của cây măng tây xanh.
Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với 4 mật độ trồng cây măng tây xanh như
bảng 2.3.
Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm và mật độ trồng cây măng tây xanh

Công thức Mật độ trồng cây măng tây xanh (tính cho 1 ha)

I Trồng hàng đơn: khoảng cách 120 cm x 30 cm (28.000 cây)

II Trồng hàng đơn: khoảng cách 120 cm x 45 cm (18.000 cây)

III Trồng hàng đôi: khoảng cách 120 cm x 45 cm (27.000 cây)

IV Trồng hàng ba: khoảng cách 120 cm x 45 cm (32.000 cây)

34
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu khả năng thay thế phần đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ
từ bánh dầu cho cây măng tây xanh.
Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với các liều phân bón như bảng 2.4. Mật
độ trồng 27.000 cây/ha ( Trồng hàng đôi: khoảng cách 120 cm x 45 cm).
Bảng 2.4. Các công thức thí nghiệm và liều lượng phân bón (bón cho 1ha/1 năm)

Công thức Tỷ lệ phân bánh dầu thay thế

I 35 tấn phân chuồng hoai mục + 550 kg N + 550 kg P2O5 + 350 kg


K2O + 500 kg vôi

II Không bón phân (CT Đ/C)

III 35 tấn phân chuồng hoai mục + 275 kg N + 8,5 tấn bánh dầu (thay
thế 50% N CT1) + 550 kg P2O5 + 350 kg K2O + 500 kg vôi

IV 35 tấn phân chuồng hoai mục + 17 tấn bánh dầu ( thay thế 100%
N CT1) + 550 kg P2O5 + 350 kg K2O + 500 kg vôi.

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới nước đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của cây măng tây xanh
Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với bốn phương pháp tưới như bảng 2.5.
Mật độ trồng 27.000 cây/ha ( Trồng hàng đôi: khoảng cách 120 cm x 45 cm).
Bảng 2.5. Các công thức thí nghiệm và phương pháp tưới cho cây măng tây xanh

Công thức Phương pháp tưới

I Tưới rãnh

II Tưới phun mưa

III Tưới nhỏ giọt trên mặt luống

IV Tưới nhỏ giọt chôn sâu 20 cm dưới mặt luống

2.3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm


Các thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), được thực
hiện lặp lại 3 lần, theo dõi ngẫu nhiên 10 mẫu trong một lần lặp lại. Diện tích ô thí
nghiệm là 10 m2/1 công thức . Diện tích hàng bảo vệ: 40 m2.
Thời gian: Các thí nghiệm được bố trí từ 08/2019 đến 07/2020
Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ Nông nghiệp, Khoa Nông học,
Trường Đại học Nông Lâm Huế.

35
2.3.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng
- Số cành lá (cành lá/cây): Đếm số cành lá cấp 1 trên thân cây cao nhất
- Số cây trên bụi được tỉa (cây): Đếm số cây già, sâu bệnh trên bụi được tỉa, cộng dồn
tích lũy.
- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất lên tới ngọn cây cao nhất.
- Đường kính thân cây (mm): Dùng thước panme đo tại vị trí từ gốc lên 2 cm.
- Số chồi măng/bụi (chồi): Đếm tất cả số chồi dài 17 - 25 cm ở mỗi lần thu hoạch,
cộng dồn tích lũy.
- Kích thước chồi: chiều cao chồi đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng và đường kính
gốc chồi măng (mm) đo tại vị trí từ gốc lên 2 cm. Dùng thước kẹp đo ngay sau
khi thu hoạch.
- Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD): Được đo bằng máy SPAD-502, đo cành lá
phía trên lớn nhất.
- Khối lượng cây (chồi măng non): Dùng cân kỹ thuật (chính xác đến 0,01 g) cân
ngay sau khi thu hoạch.
- Khối lượng cây khô: sấy ở nhiệt độ 105 0 c đến khối lượng không đổi, rồi tiến
hành cân.
- Độ brix: được xác định bằng brix kế, phần chồi măng ăn được đem nghiền lấy
dịch chồi nhỏ lên Brix kế sau đó đọc kết quả hiện trên máy đo.
- Hàm lượng NO3- trong chồi măng non: Phân tích hàm lượng nitrat trong mẫu thu
hoạch theo phương pháp test bằng thuốc thử sau đó so với bảng màu trên giấy.
- Khối lượng cỏ dại được làm 1 tháng 1 lần, cân khối lượng, cộng dồn lích tũy.
- Năng suất chồi măng non (tấn/ha) = Cộng tất cả khối lượng chồi măng thu hoạch
của ô thí nghiệm, quy ra năng suất tấn/ha.
- Tiêu chuẩn phân loại chồi măng: Chồi măng loại 1: Đường kính chồi măng 8 –
15mm, dài 20 – 25 cm, măng non mềm và tươi giòn, thân măng thẳng. Chồi măng loại
2: Đường kính chồi măng 5 – 8 mm, dài 20 – 25 cm măng non mềm và tươi giòn, thân
măng thẳng. Chồi măng loại 3: Các đường kính còn lại, dài 20 – 25 cm.
* Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại
- Sâu hại: Mức độ hại = Cây bị hại /tổng số cây điều tra.
- Bệnh hại: Điều tra toàn bộ số cây theo dõi trên ô thí nghiệm. Xác định mức độ bệnh
hại bằng chỉ tiêu tỷ lệ bệnh: Tỷ lệ bệnh (%) = Số lượng cây bị bệnh/Tổng số cây điều tra

36
x 100. Đánh giá theo thang điểm 1 – 3: Điểm 1: < 30% cây bị hại (bệnh nhẹ); Điểm 2: 30
– 50% cây bị hại (bệnh nặng); Điểm 3: > 50% cây bị hại (bệnh rất nặng)
* Các chỉ tiêu về kinh tế
- Tổng thu (GR) = Năng suất thực thu x giá bán 1 kg sản phẩm
- Tổng chi (TVC) = Chi phí vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV, hệ thống tưới) +
Chi phí lao động.
- Lãi ròng = GR – TVC
2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm Excel và Statistix 10.0
2.3.2.5. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng
1) Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng
phát triển và năng suất của cây măng tây xanh.
- Cây giống: cây giống được ươm trong bầu ni lông kích thước 7 x 12 cm, có lỗ
thủng ở dưới. Cây cao 50 – 60 cm, rễ phủ kín bầu. Ươm 70 ngày trước khi trồng.
- Mật độ trồng: theo từng công thức thí nghiệm.
- Kỹ thuật bón phân được thực hiện giống nhau ở 4 công thức: Bón lót trước trồng
1 tháng: 20 tấn phân chuồng hoai mục 30 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O + 500 kg vôi.
Bón phân thúc sau trồng khi cây bén rễ hồi xanh, cách 15 ngày bón thúc 1 lần, lượng
phân bón được thực hiện như sau: Tháng thứ nhất và tháng thứ 2: Bón 32 kg N + 32 kg
P2O5 + 16 kg K2O. Tháng thứ 3: Bón 48kg N + 48 kg P2O5 + 24 kg K2O. Tháng thứ 4:
Lần 1: Bón Phân chuồng: 15 tấn + 30 kg N + 36 kg K2O. Lần 2: Bón 24 kg N + 24 kg
P2O5 + 12 kg K2O. Từ tháng thứ 5 trở đi: Bón 60 kg N + 60 kg P2O5+ 75 kg K2O.
- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: được tham khảo theo quy trình kỹ thuật của
Công ty Linh Đan, Ninh Thuận (Nguyễn Văn Tạm, 2018).
2) Thí nghiệm 4: Nghiên cứu khả năng thay thế phần đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ
bánh dầu cho cây măng tây xanh.
- Cây giống: cây giống được ươm trong bầu ni lông kích thước 7 x 12 cm, có lỗ
thủng ở dưới, 70 ngày trước khi trồng. Cây cao 50 – 60 cm, rễ phủ kín bầu.
- Mật độ trồng: trồng hàng đôi, cây cách cây 45 cm, hàng cách hàng 120 cm, mật
độ 27.000 cây/ha.
- Kỹ thuật bón phân:
* Bón phân lót trước trồng 1 tháng, lượng phân bón của từng công thức được thực hiện
theo bảng 2.6.

37
Bảng 2.6. Liều lượng phân bón lót cho cây măng tây xanh trước khi trồng

Phân
Công N P2O5 K2O Vôi Bánh dầu
chuồng
thức (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha)
(tấn/ha)
I 30 60 40 500 0 20
II 0 0 0 0 0 0
III 15 60 40 500 250 20
IV 0 60 40 500 500 20
* Bón phân thúc sau trồng khi cây bén rễ hồi xanh, cách 15 ngày bón thúc 1 lần (2
lần/tháng), lượng phân bón của từng công thức được thực hiện theo bảng 2.7.
Bảng 2.7. Liều lượng phân bón thúc cho cây măng tây xanh theo từng tháng
Phân
Công N P2O5 K2O Bánh dầu
Tháng chuồng
thức (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha)
(tấn/ha)
1 32 32 16 0 0
2 32 32 16 0 0
3 48 48 24 0 0
I 4 54 24 36 0 15
5 - 12 60 60 75 0 0
II 1-12 0 0 0 0 0
1 16 32 16 250 0
2 16 32 16 250 0
III 3 24 48 24 375 0
4 27 24 48 430 15
5 - 12 30 60 75 470 0
1 0 32 16 500 0
2 0 32 16 500 0
3 0 48 24 750 0
IV 4 0 24 48 860 15
5 - 12 0 60 75 940 0

38
- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Kỹ thuật chăm sóc cây măng tây xanh được
tham khảo theo quy trình kỹ thuật của Công ty Linh Đan, Ninh Thuận (Nguyễn Văn
Tạm, 2018).
3) Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới nước đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của cây măng tây xanh
- Cây giống: cây giống được ươm trong bầu ni lông kích thước 7 x 12 cm, có lỗ thủng ở
dưới. Cây cao 50 – 60 cm, rễ phủ kín bầu. Ươm 70 ngày trước khi trồng.
- Mật độ trồng: trồng hàng đôi, cây cách cây 45 cm, hàng cách hàng 120 cm, mật
độ 27.000 cây/ha.
- Tưới nước cho ô thí nghiệm: Đảm bảo độ ẩm 60 – 70 % (Vincent và cộng sự,
2013), (TTKN Lâm Đồng, 2021) cho cây sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao
. Ở mỗi công thức thí nghiệm được bố trí 01 cảm biến độ ẩm đất ở giữa luống. Đầu đo
của cảm biến được cắm vào đất ở độ sâu 20 cm từ mặt luống (vùng rễ hoạt động). với
hệ thống tưới nhỏ giọt cảm biến được đặt không trùng với vị trí nhỏ giọt, chế độ cài đặt
khi độ ầm của đất ở mức 60% hệ thống tưới sẽ tự động tưới cho đến khi đạt độ ẩm yêu
cầu (70%) thì hệ thống ngừng tưới. Giữa các công thức được ngăn với nhau bằng bạt
nhựa không thấm nước, độ sâu 1m.

Hình 2.2. Cảm biến độ ẩm đất và module chuyển đổi


- Kỹ thuật bón phân được thực hiện giống nhau ở 4 công thức: Bón lót trước trồng
1 tháng: 20 tấn phân chuồng hoai mục 30 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O + 500 kg vôi.
Bón phân thúc sau trồng khi cây bén rễ hồi xanh, cách 15 ngày bón thúc 1 lần, lượng
phân bón được thực hiện như sau: Tháng thứ nhất và tháng thứ 2: Bón 32 kg N + 32 kg
P2O5 + 16 kg K2O. Tháng thứ 3: Bón 48kg N + 48 kg P2O5 + 24 kg K2O. Tháng thứ 4:

39
Lần 1: Bón Phân chuồng: 15 tấn + 30 kg N + 36 kg K2O. Lần 2: Bón 24 kg N + 24 kg
P2O5 + 12 kg K2O. Từ tháng thứ 5 trở đi: Bón 60 kg N + 60 kg P2O5+ 75 kg K2O.
- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: được tham khảo theo quy trình kỹ thuật của
Công ty Linh Đan, Ninh Thuận (Nguyễn Văn Tạm, 2018).

40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật ươm cây giống măng tây
xanh - Giai đoạn vườn ươm
3.1.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng phát
triển của cây giống măng tây xanh trong giai đoạn vườn ươm.
3.1.1.1. Khả năng nảy mầm và ra chồi măng mới trên các loại giá thể
Giá thể ươm trồng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống nảy mầm,
cây non ra rễ, đứng vững, dữ nước và cung cấp dần các chất dinh dưỡng cho cây sau
này. Vì vây, khi gieo hạt giống nói chung và hạt giống măng tây xanh nói riêng, giá thể
ươm trồng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tỷ lệ nảy mầm cũng như
khả năng sinh trưởng của cây giống. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gieo hạt giống
măng tây xanh trên 4 loại giá thể khác nhau. Sau 70 ngày theo dõi, kết quả được thể hiện
ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian ra chồi măng
mới

Ra chồi
Công Tỷ lệ nảy Nảy mầm
Giá thể gieo hạt măng mới
thức mầm (%) (ngày)
(ngày)
I Đất phù sa (Đ/C) 75,00d 7,00a 33,00b
II Đất phù sa + phân chuồng hoai mục 6,00ab
91,43b 32,00b
(3:1)
III Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng c 6,00ab
87,40 35,00a
hoai mục (2:1:1)
IV Đất phù sa + vỏ lạc xay nhỏ + phân 5,00b
95,07a 25,00c
chuồng hoai mục (2:1:1)
LSD0,05 2,67 2.67 1,45

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05.
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, ở cả 4 loại giá thể thử nghiệm, các chỉ tiêu nghiên cứu
đều có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức α = 0,05. Tỷ lệ hạt giống nảy mầm
đạt khá cao, dao động từ 75,00 - 95,07%. Công thức IV có tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất
đạt 95,07 %, sau 5 ngày hạt nảy mầm và 25 ngày cây con bắt đầu ra các chồi măng mới.
Kế đến là công thức II, tỷ lệ hạt nảy mầm, thời gian hạt nảy mầm và ra chồi măng mới
lần lượt là: 91,43%; 6 ngày và 32 ngày. Công thức I tỏ ra không phù hợp, tỷ lệ hạt nảy
mầm chỉ đạt 75,00%, sau 33 ngày cây mới bắt đầu ra chồi măng mới. Kết quả này phù

41
hợp với nghiên cứu của Asha và Kasera (2012), giá thể để gieo hạt măng tây bao gồm
cát, đất sét và phân chuồng hoai mục với tỷ lệ phối trộn khác nhau cho kết quả nảy mầm
đạt tỷ lệ từ 80-100% sau gieo một tuần. Ovidiu và cộng sự (2019) khi thử nghiệm trên
giá thể 50% than bùn và 50% đá trân châu với tỷ lệ nảy mầm đạt từ 91,25% - 96,85%
sau 6 ngày gieo hạt.
Từ các kết quả thu được cho thấy, giá thể phù hợp để ươm trồng hạt giống măng
tây xanh có tỷ lệ hạt nảy mầm cao, thời gian này mầm và ra chồi măng sớm phải đảm
bảo khả năng thoát nước, giữ ẩm và giàu chất dinh dưỡng.
3.1.1.2. Khả năng sinh trưởng phát triển của cây giống măng tây xanh trên các loại
giá thể
Cây sinh trưởng mạnh không nhiễm các loại sâu bệnh hại ở giai đoạn vườn ươm
sẽ tạo tiền đề để cây sinh trưởng phát triển tốt ở giai đoạn vườn sản xuất. Theo dõi các
chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống măng tây xanh ở các công thức thí nghiệm tại thời
điểm 70 ngày sau gieo hạt thu được kết quả trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống
măng tây xanh
Sau gieo hạt 70 ngày
Số cành
Chiều Số lá cấp Số
Công
Giá thể gieo hạt cao cây cây/bụi 1/cây rễ/bụi
thức
(cm) (cây) (cành (rễ)
lá)
I Đất phù sa (Đ/C) 42,40d 3,27 c 9,25 d 7,07b
II Đất phù sa + phân chuồng hoai
54,26b 4,50 b 13,60b 10,53b
mục (3:1)
III Đất phù sa + vỏ trấu + phân
48,17c 4,03 b 10,22c 9,00c
chuồng hoai mục (2:1:1)
IV Đất phù sa + vỏ lạc xay nhỏ +
57,46a 5,10 a 16,01a 11,70a
phân chuồng hoai mục (2:1:1)
LSD0,05 3,86 0,50 0,83 1,11

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05
Số liệu bảng 3.2 chỉ ra, giá thể gieo trồng hạt giống khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt
đến sự sinh trưởng của cây giống ở giai đoạn vườn ươm. Trong bốn công thức thí nghiệm
thì công thức IV cho kết quả tốt nhất, cây sinh trưởng tốt, thân cây cứng cáp, nhiều cây
trên bụi, thân lá có màu xanh đặc trưng của giống: chiều cao cây đạt 57,46cm; số cây/bụi

42
5,10 cây; số cành lá cấp 1 16,01 cành lá; số rễ/bụi 11,70 rễ. Ngược lại, ở công thức I (Đất
phù sa) các chỉ tiêu sinh trưởng đều đạt giá trị thấp nhất: chiều cao cây 42,40 cm; số cây
trên bụi 3,27 cây; số rễ trên bụi 7,07 rễ, cây sinh trưởng yếu, thân cứng, lá có màu xanh
hơi vàng. Ở công thức II và công thức III cây giống măng tây xanh sinh trưởng tương đối
đồng đều và cao hơn công thức đối chứng. Sự khác biệt này là do, trong trong thành phần
giá thể ở công thức IV có bổ sung phân chuồng hoai mục và vỏ lạc xay nhỏ có bổ sung
thêm chế phẩm vi sinh trichodecma có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình phân huỷ
chất hữu cơ, giúp giá thể tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, cung cấp cho cây sinh trưởng
phát triển tốt. Kết quả này tốt hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Ovidiu và cộng sự
(2019) với kết quả cao nhất ở giá thể than bùn với chiều cao cây đạt 38,33cm sau 90
ngày gieo hạt. Trong nghiên cứu của Asha và Kasera ( 2012) giá thể gồm cát, đất sét và
phân chuồng hoai mục với tỷ lệ phối trộn 1:2:1 cho cây măng tây phát triển tôt nhất với
chiều cao cây 21,36cm và tỷ lệ phối trộn cát, đất sét và phân chuồng hoai mục 1:1:1 sau
1 tháng gieo hạt cây chỉ đạt chiều cao 15,33cm.
3.1.2. Ảnh hưởng của của liều lượng phân bón DAP đến khả năng sinh trưởng phát
triển của cây giống măng tây xanh trong giai đoạn vườn ươm
3.1.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của cây giống măng tây xanh ở các liều
lượng phân bón DAP
Quan sát động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm trình bày
ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của cây giống măng tây xanh
ĐVT: cm
Công Liều lượng phân bón Từ gieo hạt đến ... ngày
thức (Kg/ha) 10 30 50 70
I 0 N + 0 P2O5 (0 DAP) - Đ/C 4,73b 21,03b 25,90b 35,30c
II 3,6 N + 9,2 P2O5 (20 DAP) 5,17a 26,17a 33,17a 45,42b
III 7,2 N + 18,4 P2O5 (40 DAP) 4,90ab 24,70a 34,60a 49,23b
IV 10,8N + 27,6 P2O5 (60 DAP) 5,05ab 25,63a 35,83a 56,07a
V 14,4 N + 36,8 P2O5 (80 DAP) 5,20ab 24,27ab 37,57a 59,85a
LSD0,05 0,39 1,69 4,82 3,84

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05
Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Ở tất cả các kỳ theo dõi chiều cao cây của các công thức
thí nghiệm đều thu được kết quả cao hơn so với công thức đối chứng. Tại thời điểm 10

43
ngày sau gieo hạt chiều cao cây ở các công thức hầu như không có sự sai khác về mặt
thống kê. Sau thời gian này (50 đến 70 ngày sau gieo hạt), cây giống măng tây bắt đầu
tăng trưởng nhanh và ra nhiều chồi măng mới. Kết quả này là do, nhiệt độ bắt đầu ấm lên,
có nhiều năng, lượng dinh dưỡng được bổ sung phù hợp giúp cho cây phát triển nhanh về
chiều cao. Khi tăng lượng phân bón bổ sung lên 80 kg DAP/ha (14,4 kg N + 36,8 kg
P2O5/ha - công thức V) thu được kết quả cao nhất ở cả hai thời điểm theo dõi là 50 và 70
ngày là 37,57cm và 59,85 cm. Tuy nhiên, khi quan sát các đặc điểm hình thái của cây
giống cho thấy: thân lá phát triển mạnh, thân yếu dễ đổ ngã. Đây là những điểm bất lợi
khi chuyển cây giống ra trồng ngoài vườn sản xuất (cây dễ bị héo, thời gian bén rễ hồi
xạnh chậm, cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh hại,…). Kế đến là công thức bón 60 kg
DAP/ha (10,8 kg N + 27,6 kg P2O5/ha - công thức IV), chiều cao cây thu được ở các thời
kỳ theo dõi tăng trưởng khá nhanh trung bình khoảng 10 cm/20 ngày (từ 10 đến 50 ngày
sau gieo hạt), sau 70 gieo hạt chiều cao cây đạt giá trị cao nhất là 56,07cm. Ở thời điểm
này, cây mọc ra nhiều chồi măng mới tạo thành bụi cây khẻo mạnh trước khi đưa ra trồng
ngoài vườn sản xuất. Ở công thức II và III chiều cao cây tăng trưởng khá và dao động từ
45,42 - 49,23 cm, sau 70 ngày gieo hạt. Theo Hussain và cộng sự (2006) chỉ ra hàm lượng
N ở mức 90kg/ha trong giai đoạn trồng cây thương phẩm cho kết quả chiều cao cây lớn
nhất so với liều lượng N ở mức 0, 60 và 120kg/ha.
3.1.2.2. Động thái tăng trưởng số cây trên bụi của cây giống măng tây xanh ở các liều
lượng phân bón DAP
Cây sinh trưởng, phát triển tốt sẽ có chiều cao, thân lá khỏe đẹp mang đặc trưng
của giống. Các chồi măng mới được hình thành trên cây mẹ thể hiện sự thích nghi của cây
với điều kiện sống bên ngoài, giá thể trồng, nguồn dinh dưỡng phù hợp và kỹ thuật chăm
sóc cây trong giai đoạn vườn ươm. Theo dõi động thái tăng trưởng số cây trên bụi ở các
công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.4.
Kết quả bảng 3.4 chỉ ra, ở thời điểm sau gieo hạt 10 đến 30 ngày số cây trên bụi
không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các công thức thí nghiệm. Khi cây mọc
mầm được 20 ngày bắt đầu bón bổ sung phân DAP, lượng bón khác nhau theo từng
công thức thí nghiệm, cứ 20 ngày bón phân 1 lần và bón 3 lần trong cả giai đoạn vườn
ươm (70 ngày). Sau gieo hạt 50 - 70 ngày số cây trên bụi có sự tăng trưởng mạnh mẽ
ở tất cả các công thức, dao động từ 3,87 - 6,60 cây/bụi (70 ngày sau gieo). Đặc biệt ở
công thức bón bổ sung 60 kg DAP/ha (10,8 kg N + 27,6 kg P 2O5/ha - công thức IV) số
cây trên bụi đạt giá trị cao nhất 6,60 cây, cây sinh trưởng tốt, thân lá có màu xanh đặc
trưng của giống, sẵn sàng xuất vườn để trồng ở vườn sản xuất. Ở công thức bón bổ
sung 80 kg DAP/ha (14,4 kg N + 36,8 kg P 2O5/ha - công thức V) cây sinh trưởng tốt,
thân mềm dễ đổ ngã, lá có màu xanh đậm. Đây là những đặc điểm không có lợi khi
chuyển cây ra trồng ở giai đoạn sau. Đối với cây giống măng tây ở giai đoạn này, cần
cung cấp lượng phân bón phù hợp để kích thích phát triển bộ rễ thịt, thân lá cấn đối để
tăng khả năng chống đổ và kháng được một số loại sâu bệnh hại chính, tạo tiền đề tốt

44
khi trồng ở giai đoạn vườn sản xuất. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu các tác giả
Warman (1991); Espejo và cộng sự (1997); Tejada và González (2003); Seçer và cộng
sự (2006) cho thấy, việc sử dụng phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ làm năng suất
cây măng tây tăng.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến động thái tăng trưởng số cây
trên bụi của cây giống măng tây xanh
ĐVT: cây
Công Liều lượng phân bón Từ gieo hạt đến ... ngày
thức (Kg/ha) 10 30 50 70
I 0 N + 0 P2O5 (0 DAP)
1,00 1,13a 3,03c 3,87c
- Đ/C
II 3,6 N + 9,2 P2O5 (20
1,00 1,13 a 4,17b 4,30c
DAP)
III 7,2 N + 18,4 P2O5 (40
1,00 1,23 a 4,53b 5,48b
DAP)
IV 10,8N + 27,6 P2O5 (60
1,00 1,17 a 5,43a 6,60a
DAP)
V 14,4 N + 36,8 P2O5
1,00 1,23 a 5,38a 6,32ab
(80 DAP)
LSD0,05 - 0,15 0,53 0,98

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05
3.1.2.3. Khả năng sinh trưởng phát triển của cây giống măng tây xanh ở các liều
lượng phân bón DAP
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống măng tây xanh ở các công thức
thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.5.
Số liệu bảng 3.5 cho thấy, việc sử dụng các công thức bón phân thúc khác nhau
cho cây măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm đều có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
chiều cao, số cành lá, số rễ và chiều dài rễ diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng phát
triển của cây. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các công thức thí ngiệm có sự khác biệt có ý
về mặt thống kê ở mức α = 0,05. Chỉ tiêu sinh trưởng thu được đạt giá trị cao nhất ở
công thức IV, bón 60 kg DAP/ha (10,8 kg N + 27,6 kg P2O5/ha), cây sinh trưởng khá
đồng đều và ở mức vừa phải. Chất lượng cây giống tốt, thân cứng cáp, lá có màu xanh
đặc trưng.

45
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến các chỉ tiêu sinh trưởng của
cây giống măng tây xanh
Sau gieo 70 ngày

Số
cành lá
Chiều Số Số Chiều
Công Liều lượng phân bón cấp
cao cây cây/bụi rễ/bụi dài rễ
thức (Kg/ha) 1/cây
(cm) (cây) (rễ) (cm)
(cành
lá)
I 0 N + 0 P2O5 (0 DAP) - 35,30d 15,60c 7,83d 11,20d
3,87b
Đ/C
II 3,6 N + 9,2 P2O5 (20 45,42c b 18,33bc 10,45c 13,98c
4,30
DAP)
III 7,2 N + 18,4 P2O5 (40 49,23b 20,27abc 12,26ab 16,32ab
5,48a
DAP)
IV 10,8N + 27,6 P2O5 (60 56,07a 22,63ab 16,32a 16,64a
6,60a
DAP)
V 14,4 N + 36,8 P2O5 (80 59,85a a 24,38a 15,17bc 15,19bc
6,32
DAP)
LSD0,05 3,49 1,15 5,36 1,34 1,34

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05
Tăng lượng phân bón thúc lên 80 kg DAP/ha (bón 14,4 kg N + 36,8 kg P2O5/ha),
số cành lá cấp 1/cây đạt giá trị cao nhất 24,38 cành lá trên cây. Các chỉ tiêu sinh trưởng
khác như: số cây trên bụi, số rễ trên bụi và chiều dài rễ đều không tăng và có xu hướng
giảm (Bảng 3.5). Cũng ở công thức này, quan sát các đặc điểm hình thái của cây cho
thấy: cây có biểu hiện sinh trưởng quả mạnh, thân lá non mềm, dễ đổ ngã và dễ nhiễm
các loại sau bệnh hại phổ biến trên cây mang tây xanh. Kết quả nghiên cứu này phù hợp
với nghiên cứu của Drost (2008, 2018) chỉ ra mức phốt pho (P) cao trong đất có tác dụng
kích thích sự phát triển bộ rễ đối với cây măng tây. Nghiên cứu của Hussain và cộng sự
(2006) cũng chỉ ra hàm lượng N ở mức 90kg/ha trong giai đoạn trồng cây thương phẩm
cho kết quả số cành lá/cây và trọng lượng rễ/cây cao nhất so với liều lượng N ở mức
0,60 và 120kg/ha. Ở công thức I (không bón phân), cây sinh trưởng chậm, các chỉ tiêu
sinh trưởng thu được đều ở giá trị thấp nhất. Kết quả này chỉ ra, khi ươm trồng cây giống
măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm, cần một lượng phân bón bổ sung phù hợp để cung

46
cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp cho cây măng tây sinh trưởng phát triển tốt, tạo
tiền đề cho năng suất cao.
3.1.2.4. Một số đặc điểm sinh học của cây giống măng tây xanh ở các liều lượng phân
bón DAP
Đặc điểm sinh học của cây là một trong những yếu tốt quan trọng liên quan đến
chất lượng cây giống. Theo dõi một số đặc điểm sinh học của cây giống măng tây xanh
ở các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến một số đặc điểm sinh học của
cây giống măng tây xanh
Sau trồng 70 ngày
Khối Khối
Hàm lượng
lượng lượng Đặc
Công Liều lượng phân bón diệp lục
cây tươi cây khô điểm
thức (Kg/ha) (chỉ số
(g/bụi (g/bụi cây
SPAD)
cây) cây)
I 0 N + 0 P2O5 (0 DAP) - Đ/C 2,72c 9,94e 2,01d +
II 3,6 N + 9,2 P2O5 (20 DAP) 3,15bc 12,38d 2,36c +++
III 7,2 N + 18,4 P2O5 (40 DAP) 3,38bc 14,73c 2,97b +++
IV 10,8N + 27,6 P2O5 (60 DAP) 3,74b 16,29b 3,48a +++
V 14,4 N + 36,8 P2O5 (80 DAP) 4,46a 17,16a 3,33a ++
LSD0,05 0,71 1,65 0,27

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05
+++ Cây khỏe, lá có màu xanh đặc trưng theo giống; ++ Cây mềm yếu, cành lá màu
xanh đậm, + Cây nhỏ, cành lá xanh vàng, sinh trưởng kém.
Kết quả bảng 3.6 cho thấy, ở các chế độ bón phân DAP bổ sung khác nhau đều
làm tăng hàm lượng diệp lục của cây măng tây xanh, so với công thức Đ/C (không bón
phân). Ở giai đoạn 70 ngày sau gieo hạt, hàm lượng diệp lục tổng số đạt giá trị cao nhất
ở công thức V (14,4 kg N + 36,8 kg P2O5/ha) là: 4,46 chỉ số SPAD, kế đến là công thức
IV (bón 10,8 kg N + 27,6 kg P2O5) là: 3,74 chỉ số SPAD. Ở công thức I (không bón phân
DAP) chỉ số SPAD có giá trị thấp nhất. Hàm lượng diệp lục trong lá tăng tỷ lệ thuận với
lượng phân DAP bổ sung. Chỉ số SPAD thu được phản ánh rõ rệt liều lượng phân bón
DAP ở từng công thức thí nghiệm. Hàm lượng diệp lục trong lá thể hiện chất lượng lá
với vai trò quang hợp, khả năng tích lũy chất khô và tạo sinh khối (Hoàng minh tấn và
cộng sự, 2009). Ở công thức V, lá có màu xanh đậm, cây sinh trưởng mạnh, đạt sinh

47
khối lớn nhất, khối cây lượng tươi đạt 17,16 g/bụi cây, nhưng khối lượng khô thu được
chỉ đạt 3,33 g/bụi. Kết quả này có thể được giải thích là do lượng phân bổ sung 80 kg
DAP/ha (14,4 kg N + 36,8 kg P2O5/ha) cao làm cho cây tăng sinh mạnh, cấu trúc thành
tế bào mỏng (thân lá mềm), nước tích lũy trong tế bào nhiều hơn,… Những đặc điểm
này không có lợi cho sự sinh trưởng của cây đồng thời tăng chi phí đầu tư, không mang
lại hiệu quả kinh tế. Ở công thức IV, khối cây lượng cây khô đạt giá trị cao nhất 3,48
g/bụi cây, cây khỏe phát triển cân đối. Như vây có thể thấy, việc bón phân DAP bổ sung
ở các liều lượng khác nhau đã được thể hiện rất rõ ở khả năng sinh trưởng cũng như các
đặc điểm sinh học thu được trong quá trình nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Fisher và Benson (1983) khi bổ sung N và P làm tăng số lượng chồi và tăng
khối lượng khô của chồi măng tây trong giai đoạn vườn ươm.
Cây măng tây xanh có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao, tuy nhiên những nghiên
cứu về tiêu chuẩn cây giống được ươm trồng từ hạt trước khi xuất vườn còn hạn chế ở
trong nước và thế giới. Vì vậy, từ các kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi đưa ra các
chỉ tiêu sinh trưởng đối với cây giống măng tây xanh trước khi đưa ra ruộng trồng cây
thương phẩm theo bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tiêu chuẩn cây giống măng tây xanh trước khi đưa ra ruộng trồng cây
thương phẩm

STT Chỉ tiêu sinh trưởng Yêu cầu đối với cây giống

1 Các bộ phận của cây (thân, rễ, lá) Đầy đủ


2 Số cành lá/cây (cành lá) 16 – 23
3 Số cây trên bụi (lá) 5–7
4 Chiều cao cây (cm) 50 - 60
5 Số rễ trên bụi (cm) 10 - 20
6 Khối lượng tươi (g/bụi cây) 12 - 17
7 Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD) 3–4
8 Màu sắc lá Màu xanh theo đặc trưng của giống
9 Phân bố rễ Rễ lan ra mặt ngoài của bầu ươm
10 Sâu, bệnh hại Không có triệu chứng gây hại

48
3.2. Kết quả nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây măng tây
xanh thương phẩm – Giai đoạn sản xuât
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng
suất của cây măng tây xanh
3.2.1.1. Khả năng sinh trưởng của cây măng tây xanh
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của các công thức thí nghiệm ở thời điểm 150
ngày sau trồng, thu được kết quả trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.8. Khả năng sinh trưởng của cây măng tây xanh

Số cành lá cấp Số cây tỉa/bụi Chiều cao Đường kính


Công thức
1/cây (cành) (cây) cây (cm) thân cây (mm)
I 34,45b 7,53b 148,36b 8,07ab
II 38,37a 8,50a 156,73a 8,90a
III 33,83b 6,97c 139,80c 7,60bc
IV 30,63c 4,60d 136,11d 6,87c
LSD 0,05 2,44 0,50 3,52

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05

Chiều cao cây


165
160 y = -1.3759x2 - 7.1897x + 173.96
r = 0.87
155
150
145
140
135
130
0 1 2 3 4 Mật độ trồng

Hình 3.1. Đường hồi quy giữa mật độ trồng và chiều cao cây

49
Đường kính thân
10.00
9.00
8.00
7.00
6.00
5.00
4.00
y = -0.6235x2 + 1.7071x + 7.8365
3.00
r = 0.82
2.00
1.00
0.00
0 1 2 3 4 Mật độ trồng

Hình 3.2. Đường hồi quy giữa mật độ trồng và đường kính thân
Số liệu bảng 3.8 cho thấy, ở các công thức trồng với mật độ khác nhau đều có ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng các chỉ tiêu: số cành lá cấp 1, chiều cao cây và đường kính
thân cây diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Cụ thể, các công
thức thí ngiệm có sự khác biệt có ý về mặt thống kê ở mức α = 0,05. Các chỉ tiêu sinh
trưởng có sự tăng trưởng mạnh nhất ở công thức II (trồng 18.000 cây/ha), cây cao 156,73
cm, đường kính thân 8,90 cm và số cây tỉa/bụi 8,50 cây, kế đến là công thức I và thấp
nhất ở công thức IV (trồng 32.000 cây/ha). Chỉ số chiều cao cây và đường kính thân cây
măng tây xanh có mối tương quan thuận và rất chặt với mật độ trồng, hệ số tương quan
lần lượt là r = 0,87 và r = 0,82. Mật độ trồng càng tăng, chỉ số chiều cao cây và đường
kính thân càng giảm.
Quan sát đặc điểm sinh trưởng của cây trong quá trình thí nghiệm cho thấy: Đối
với cây măng tây xanh khi trồng quá dày (trồng hàng ba: khoảng cách 120 cm x 45 cm,
32.000 cây/ha), cây thiếu ánh sáng ánh sáng, sinh trưởng, phát triển kém, dễ nhiễm các
loại sâu bệnh hại làm giảm khả năng ra chồi măng non, năng suất thấp. Ngược lại, ở các
công thức trồng hàng đơn cây sinh trưởng mạnh hơn, thân cây cứng cáp có màu xanh
đặc trưng, các chồi măng non to mập là tiền đề để tăng năng suất sau nay. Tuy nhiên,
nếu trồng quá thưa (hàng đơn 120 cm x 45cm) gây lãng phí đất, cỏ mọc nhiều, tốn công
lao động, không mang lại hiệu quả cho người sản xuất. Kết quả thu được phù hợp với
nghiên cứu của Takatory và cộng sự (1975).
3.2.1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Các biện pháp canh tác hợp lý có vai trò rất quan trọng để nâng cao năng suất,
chất lượng và sức chống chịu của cây trồng. Mật độ trồng phù hợp sẽ phát huy tiềm
năng năng suất của giống. Theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau đến các

50
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây măng tây xanh thu được kết quả trình
bày bảng 3.9.
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất cây măng tây xanh

Đường kính
Số chồi măng Khối lượng chồi
Công thức chồi măng NSTT (tấn/ha)
(chồi/bụi) măng (g/chồi)
(mm)
I 55,03b 11,16a 12,76ab 19,68a
II 60,13a 11,42a 13,42a 13,30c
III 46,00c 9,85b 11,92b 14,79b
IV 25,37d 7,61c 10,03c 8,12d
LSD0.05 4,83 1,27 1,23 1,36

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05

Số chồi măng/bụi

70.00

60.00

50.00

40.00

30.00

20.00 y = -30.585x2 + 128.95x - 73.095


r = 0.93
10.00

0.00
0 1 2 3 4 Mật độ trồng
Hình 3.3. Đường hồi quy giữa mật độ trồng và số chồi măng

51
Đường kính chồi măng
14.00

12.00

10.00

8.00

6.00
y = -3.6124x2 + 15.454x - 4.7188
4.00 r = 0.86

2.00

0.00
0 1 2 3 4 Mật độ trồng

Hình 3.4. Đường hồi quy giữa mật độ trồng và đường kính chồi

Khối lượng chồi măng


16.00
14.00
12.00
10.00
8.00
6.00 y = -2.6628x2 + 10.977x + 2.2643
r = 0.87
4.00
2.00
0.00
0 1 2 3 4 Mật độ trồng

Hình 3.5. Đường hồi quy giữa mật độ trồng và khối lượng chồi măng

52
Năng suất thực thu

25.00

20.00

15.00

10.00

5.00 y = -16.463x2 + 79.01x - 75.682


r = 0.84
0.00
0 1 2 3 4 Mật độ trồng
Hình 3.6. Đường hồi quy giữa mật độ trồng và năng suất thực thu
Kết quả bảng 3.9 cho thấy, ở các công thức mật độ trồng khác nhau đều có ảnh
hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây măng tây xanh.
Số chồi măng trên bụi ở các công thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại
mức α = 0,05 và đạt giá trị cao nhất ở công thức II (trồng hàng đơn, khoảng cách 120
cm x 45 cm, 18.000 cây/ha), 60,13 chồi măng/bụi. Khi tăng mật độ trồng thì số chồi
măng thu được không tăng mà có xu hướng giảm. Cụ thể, số chồi măng thu được trên
bụi chỉ đạt 25,37 chồi ở công thức IV (trồng hàng ba, khoảng cách 120 cm x 45 cm,
32.000 cây/ha). Kết quả này cho thấy, mật độ trồng có mối tương quan rất chặt với
số chồi măng thu được trên bụi, hệ số tương quan r = 0,93. Mật độ trồng càng tăng,
số chồi măng thu được càng giảm. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất
khi trồng.
Đường kính chồi măng ở các công thức dao động từ 7,61 – 11,42 mm. Công thức
I và công thức II đường kính chồi măng hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa về
mặt thống kê tại mức α = 0,05 và đạt giá trị lớn nhất ở công thức II, 11,42, mm. Ở công
thức IV các chồi măng thu được có đường kính nhỏ nhất, chỉ đạt 7,61 mm. Đường kính
chồi măng thu được ở các công thức có mối tương quan chặt với mật độ trồng, hệ số
tương quan r = 0,86 . Mật độ trồng thưa (hàng đơn) đường kính chồi măng thu được lớn
hơn khi trồng dày (hàng ba). Sự khác biệt này là do mật độ trồng khác nhau có ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây mẹ. Trồng thưa tạo tiền đề cho cây mẹ sinh
trưởng tối đa, bộ rễ mạnh khỏe để mọc ra nhiều chồi măng non to mập chứa nhiều chất
dinh dương. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Onggo và Mubarok
(2018) đối với cây măng tây có đường kính lớn hơn 0,8 cm có thể thu hoạch và bán.

53
Khối lượng chồi măng non ở công thức II đạt giá trị cao nhất 13,42 g/chồi. kế
đến là công thức I, đạt 12,76 g/chồi. Khi tăng mật độ trồng trên một đơn vị diện tích thì
khối lượng chồi măng đã giảm rõ rệt, chỉ đạt 10.03 g/chồi. Chỉ tiêu này có mối tương
quan rất chặt với mật độ trồng, hệ số tương quan thu được r = 0,87. Mật độ trồng càng
tăng thì khối lượng chồi măng càng giảm. Kết quả này cùng phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Knaflewski và cộng sự (2014) với giống Pacific 2000 với khối lượng măng
trung bình 14g/chồi
Năng suất thực thu của cây măng tây ở công thức I (trồng hàng đơn: khoảng cách
120 cm x 30 cm, 28.000 cây/ha) đạt giá trị cao nhất là 19,68 tấn/ha và có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại. Mật độ độ trồng tăng nên 32.000 cây/ha
nhưng năng suất thu được không tăng mà giảm đi hơn một nửa chỉ đạt 8,12 tấn/ha. Ở
công thức II và III mật độ trồng thấp hơn công thức I nhưng năng suất thu được chỉ dao
động từ 14,30 – 14,70 tân/ha. Chỉ tiêu năng suất thu được có tương quan chặt với mật
độ trồng, hệ số tương quan r = 0,84. Mật độ trồng càng tăng thì năng suất thu được càng
giảm, mật độ trồng cho năng suất cao nhất là trồng hàng đơn: khoảng cách 120 cm x 30
cm, 28.000 cây/ha. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Takatory và cộng sự (1975)
kết luận chỉ nên trồng măng tây với hàng đơn hoặc hàng đôi.
3.2.1.3. Chất lượng chồi măng
Bên cạnh khả năng sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất thì chất
lượng của các chồi măng non là một yếu tố quan trọng để khẳng định giá trị của giống
và quy trình kỹ thuật trồng. Các chồi măng non thu được ở các công thức được dựa theo
tiêu chuẩn về đường kính chồi, chiều dài và hình thái chồi măng non được phân thành 3
loại trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Chất lượng chồi măng tây xanh

Tỷ lệ chồi loại Tỷ lệ chồi loại Tỷ lệ chồi loại Độ brix (%)


Công thức
1 (%) 2 (%) 3 (%)
I 73,59b 20,44c 5,97b 4,10a
II 78,67a 17,52c 3,80c 4,12a
III 71,16b 23,84b 5,00b 3,97ab
IV 34,72c 45,68a 19,60a 3,74b
LSD0.05 4,57 3,12 5,03 0,24
Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại
mức α = 0,05
Kết quả thu được ở bảng 3.10 cho thấy: Tỷ lệ chồi loại 1 ở 4 công thức và dao
dộng từ 34,72 – 78,67%. Trong đó, công thức 2 có tỷ lệ chồi loại 1 cao nhất đạt 78,67 %
và thấp nhất là 34,72 % ở công thức IV. Cũng ở công thức IV (trồng hàng ba, khoảng

54
cách 120 cm x 45 cm, 32.000 cây/ha) tỷ lệ chồi loại 2 đạt giá trị cao nhất là 45,68 %,
các chồi măng thu được có đường kính nhỏ chủ yếu dao động từ 5 – 8 mm. Đây là đặc
điểm bất lợi khi bán măng ra thị trường vì giá bán được dựa theo tiêu chuẩn phân loại
đường kính chồi măng non. Ba công thức còn lại thì tỷ lệ chồi loại 2 dao động từ 20,44
- 23,84 %. Tỷ lệ chồi loại 3 ở cả bốn công thức đều thấp chỉ từ 3,80 – 19,60 %. Kết quả
này tương tự với kết quả nghiên cứu của Takatory và cộng sự (1975) khi trồng măng tây
với hàng đơn hoặc hàng đôi cho kích thước chồi măng tốt hơn so với trồng hàng ba.
Độ Brix của chồi măng non thu được ở cả bốn công thức dao động từ 3,74 –
4,12 %. Ở các công thức I, II có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với công thức III,
IV. Công thức II độ Brix đạt giá trị cao nhất là 4,12%, các chồi măng có màu xanh bóng,
mập mạp, giòn và dễ gãy. Công thức IV độ Brix chỉ đạt 3,74%. Các chồi măng thu được
có đường kính nhỏ, mềm, xanh nhạt. Kết quả này cho thấy khi trồng cây măng tây quá
dầy, cây thiếu ánh sáng, sinh trưởng yếu, tích lũy dinh dưỡng kém sẽ mọc ra các chồi măng
nhỏ, chất lượng không cao, năng suất thấp ở những năm tiếp theo.
3.2.2. Ảnh hưởng của khả năng thay thế phần đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ
bánh dầu cho cây măng tây xanh
3.2.2.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng
Các giai đoạn sinh trưởng của cây măng tây xanh ở các công thức thí nghiệm
được trình bảy ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng

Từ trồng đến…(ngày)
Kết thúc
Công thức Ra chồi Loại bỏ Thu hoạch
Bén rễ hồi thu hoạch
măng đầu cây mẹ đợt đợt măng
xanh lứa măng
tiên đầu tiên đầu tiên
đầu
I 7a 9b 17c 150c 185
II (Đ/C) 7a 12a 20a 180a 190
III 7a 10b 18b 155b 180
IV 7a 10b 18b 155b 180
LSD 0,05 0,28 1,54 0,83 2,91 -

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05
Số liệu bảng 3.11 cho thấy, giai đoạn từ trồng đến bén rễ hồi xanh của các công
thức là giống nhau với 7 ngày sau trồng. Thời gian từ trồng đến ra đọt măng đầu tiên
dao động từ 9 - 12 ngày, dài nhất là công thức II. Các chồi măng mới mọc có màu xanh

55
và khỏe. Việc ra chồi măng mới góp phần làm tăng số cây trong bụi và loại bỏ các cây
mẹ già (thân lá vàng hoặc bị sâu bệnh), sau trồng từ 17 - 20 ngày.
Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch đợt măng tơ đầu tiên, không giống nhau
giữa các công thức thí nghiệm, dao động từ 150 - 180 ngày. Ở công thức I cho thu hoạch
sớm nhất, sau trồng 150 ngày, tiếp theo là công thức III và IV, sau trồng 155 ngày và
cuối cùng là công thức II, sau trồng 180. Kết quả thí nghiêm của chúng tôi có thời gian
thu hoạch măng sớm hơn so với nghiên cứu của tác giả Bussell và Bonin (1999) với lần
thu hoạch măng đầu tiên 7 tháng sau trồng và thu hoạch măng muộn hơn nghiên cứu
của Onggo và Mubarok (2018) ghi nhận thời gian thu hoạch 3 tháng sau trồng.
Thời gian thu hoạch lứa măng tơ đầu tiên dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di
truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật tác động. Kết quả nghiên
cứu cho thấy hầu hết các công thức thí nghiệm (công thức I, III, IV) có thời gian thu
hoạch lứa măng tơ đầu tiên là 25 ngày kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Brandenberger và cộng sự (2014) với thời gian thu hoạch 4 tuần sau thời gian trồng 1
năm; công thức có thời gian thu măng ngắn hơn là công thức II, 10 ngày. Như vậy, chế
độ dinh dương ở các công thức bón phân có ảnh hưởng rõ rệt đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển và thời gian thu lứa măng tơ đầu tiên của cây măng tây xanh.
3.2.2.2. Khả năng sinh trưởng của cây măng tây xanh
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của các công thức thí nghiệm ở thời điểm 150
ngày sau trồng, thu được kết quả trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Khả năng sinh trưởng của cây măng tây

Số cành lá Đường kính


Số cây Chiều cao
Công thức cấp 1/cây thân cây
tỉa/bụi (cây) cây (cm)
(cành) (mm)
I 30,13b 7,53b 140,86 b 7,45b
II (Đ/C) 22,67c 5,06c 105,42d 4,21c
III 32,17a 8,37a 147,18 a 8,92a
IV 30,60b 7,70ab 134,09 c 7,27b
LSD 0,05 1,51 0,73 4,85 0,54

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05
Số liệu bảng 3.12 cho thấy, việc sử dụng các công thức phân bón khác nhau cho
cây măng tây xanh đều có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng số lá, chiều cao và đường kính
thân cây diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Cụ thể, các công
thức thí ngiệm có sự khác biệt có ý về mặt thống kê ở mức α = 0,05. Các chỉ tiêu sinh

56
trưởng có sự tăng trưởng mạnh nhất ở công thức III (thay 50% phân urê bằng phân hữu
cơ bánh dầu), cây cao 147,18 cm, đường kính thân 8,92 cm và số cây tỉa/bụi 8,37 cây
và thấp nhất ở công thức II (không bón phân). Kết quả này chỉ ra, khi trồng cây măng
tây xanh trên chân đất cát pha, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém nên trong quá
trình bón phân cho cây cần có sự phối hợp cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân vô cơ
sẽ cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết để cây măng tây xanh sinh trưởng phát triển
tốt, tạo tiền đề cho năng suất cao. Ở hầu hết các công thức, khi cây đạt chiều cao, số
cành lá trên cây và đường kính thân (bảng 3.11), có thể tiến hành thu hoạch lứa măng tơ
đầu tiên. Ở giai đoạn này, cây đã đạt đến độ sinh trưởng tối đa, thân lá có màu xanh
đậm. Thu hoạch sau thời gian này, cây mẹ to khỏe sẽ đẻ ra nhiều chồi măng mới, đạt
năng suất cao hơn.
3.2.2.3. Đặc điểm sinh học của cây măng tây xanh trong các công thức thí nghiệm
Khả năng sinh trưởng, phát triển và tích lũy vật chất của cây, phản ánh khả năng
cung cấp dinh dưỡng của các loại phân bón, điều kiện kỹ thuật trồng và chăm sóc…
Theo dõi ảnh hưởng của các công thức phân bón cho cây măng tây xanh đến một số đặc
điểm sinh học, thu được kết quả được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Đặc điểm sinh học của cây măng tây xanh

Hàm lượng Khối lượng Khối lượng


Màu sắc lá Tỷ lệ
Công thức diệp lục (chỉ cây tươi cây khô
cây khô/tươi (%)
số SPAD) (g/cây) (g/cây)
I 72,43ab Xanh đậm 69,80a 17,84a 27,69a
II (Đ/C) 34,68c Xanh nhạt 22,29b 6,10b 29,45a
III 78,50a Xanh đậm 76,04a 21,39a 29,69a
IV 67,49b Xanh 65,14a 17,43a 30,64a
LSD0.05 6,46 - 21,20 4,93 8,72

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05
Số liệu bảng 3.13 cho thấy, ở các công thức bón phân khác nhau đều làm tăng hàm
lượng diệp lục của cây măng tây xanh, so với công thức II (không bón phân). Ở giai
đoạn 150 ngày sau trồng, hàm lượng diệp lục tổng số đạt giá trị cao nhất ở công thức III
(thay 50% phân urê bằng phân hữu cơ bánh dầu) là: 78,50 chỉ số SPAD, kế đến là công
thức I. Hàm lượng diệp lục có giá trị thấp nhất ở công thức II (Bảng 3.12). Chỉ số SPAD
thu được phản ánh rõ rệt liều lượng phân bón ở từng công thức trên chân đất cát pha của
ruộng thí nghiệm. Hàm lượng N có mối tương quan rất chặt với hàm diệp lục trong lá,
không có đạm sẽ không có diệp lục, quá trình quang hợp không tiến hành được (Hoàng
Thị Thái Hòa, 2011). Bên cạnh đó, hàm lượng diệp lục trong lá thể hiện chất lượng lá

57
với vai trò quang hợp, khả năng tích lũy chất khô và tạo sinh khối. Ở công thức I và III,
lá có màu xanh đậm, cây sinh trưởng mạnh, đạt sinh khối lớn (bảng 3.13). Cụ thể, khối
lượng cây tươi, khối cây lượng khô đạt giá trị cao nhất và thấp nhất, lần lượt là: 76,04
g/cây và 21,39 g/cây (công thức III); 22,29 g/cây và 6,10 g/cây (công thức II). Ở công
thức IV sử dụng 100 % phân bánh dầu hoai mục thay thế cho phân đạm urê, lá có màu
xanh đặc trưng, cây phát triển cân đối, tỷ lệ khô/tươi đạt giá trị 30,64%. Các chỉ tiêu này
là cơ sở để cây măng tây xanh cho năng suất cao, bền vững và chất lượng măng tốt ở
những năm kế tiếp.
3.2.2.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất
lượng và sức chống chịu của cây trồng. Mức tăng năng suất cây trồng có mối quan hệ
rất chặt chẽ với số lượng, chủng loại và cách sử dụng các loại phân bón trong canh tác.
Theo dõi ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất cây măng tây xanh thu được kết quả trình bày bảng 3.14.
Bảng 3.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây măng tây xanh

Đường kính Khối lượng


Số chồi măng
Công thức chồi măng chồi măng NSTT (tấn/ha)
(chồi/bụi)
(mm) (g/chồi)
I 43,67a 9,92ab 11,20b 13,71b
II (Đ/C) 24,00d 4,53c 6,07c 4,09c
III 47,00a 11,19a 12,83a 16,90a
IV 40,00b 9,60b 10,93b 12,25b
LSD0.05 3,65 1,29 1,31 2,46

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05
Kết quả bảng 3.14 chỉ ra, ở các công thức phân bón khác nhau đều có tác dụng
cải thiện năng suất cây măng tây xanh so với công thức đối chứng (II).
Số chồi măng trên bụi ở các công thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại
mức α = 0,05. Ở công thức III (thay 50% phân urê bằng phân hữu cơ bánh dầu) số chồi
thu được đạt giá trị cao nhất là 47 chồi. Kế đến là công thức I và công thức IV, lần lượt
là 43,67 và 40 chồi. Kết quả này cho thấy, việc sử dụng phối hợp giữa phân đạm urê
và phân đạm hữu cơ từ bánh dầu bón cho cây măng tây xanh trồng trên chân đất cát
pha cho số chồi/bụi cao hơn chỉ đơn thuần sử dụng hoàn toàn phân đạm urê hoặc phân
hữu cơ. Măng tây xanh là loại cây lấy chồi non làm thực phẩm nên số lượng chồi càng
nhiều càng tốt. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất khi trồng.

58
Đường kính chồi măng ở các công thức dao động từ 4,53 - 11,19 mm. Công
thức I và công thức IV đường kính chồi măng hầu như không có sự khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê tại mức α = 0,05, dao động từ 9,60 – 9,92 mm. Ở công thức
không bón phân trong quá trình sinh trưởng các chồi măng thu được có đường kính rất
nhỏ, trung bình chỉ đạt 4,53 mm. Sự khác biệt này là do chế độ dinh dưỡng cung cấp
cho cây mẹ trong quá trình kiến thiết cơ bản, tạo tiền đề cho cây mẹ sinh trưởng tối
đa, bộ rễ mạnh khỏe để mọc ra nhiều chồi măng non to mập chứa nhiều chất dinh
dương. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Onggo và Mubarok
(2018) đối với cây măng tây có đường kính lớn hơn 0,8 cm có thể thu hoạch và bán.
Khối lượng chồi măng tây ở công thức III đạt giá trị cao nhất 12,83 g/chồi. Kết
quả này cùng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Knaflewski và cộng sự (2014) với
giống Pacific 2000 với khối lượng măng trung bình 14g/chồi. Các chồi thu hoạch có
kích thước tương đối đồng đều nhau, chiều dài chồi dao động trong khoảng 20 – 25 cm
để đảm bào chất lượng của chồi măng. Các công thức còn lại: không bón phân (CT II),
bón thay thế 100 % phân đạm urê bằng phân bánh dầu (CT IV) hoặc bón 100% phân
urê (CT I) theo quy trình trồng hiện nay thì trọng lượng chồi thu được đều thấp hơn công
thức III (Bảng 3.13). Kết quả này có đươc là do trong thành phần của phân bánh dầu
không chỉ có hàm lượng protein cao mà còn chứa nhiều các hợp chất hữu cơ khác: cần
thiết cho sự phát triển của cây măng tây xanh.
Năng suất thực thu của cây măng tây ở công thức III (thay 50% phân urê bằng
phân hữu cơ bánh dầu) đạt giá trị cao nhất là 16,90 tấn/ha và có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với các công thức còn lại tại mức α = 0,05. Công thức I và công thức IV,
năng suất thu được gần tương đương nhau, từ 12,25 - 13,71 tấn/ha. Công thức II thu
được năng suất thấp nhất là 4,09 tấn/ha. Cây măng tây xanh cho thu hoạch trong nhiều
năm nên ở đầu tiên, năng suất đạt được chưa thể hiện được tiềm năng năng suất của
giống cũng như các biện pháp kỹ thuật áp. Vì vậy, Trong quá trình chăm sóc cần thường
xuyên bón thêm các loại phân hữu cơ giúp cho cây sinh trưởng tốt, cho năng suất và
chất lượng măng cao.
3.2.2.5. Một số chỉ tiêu chất lượng chồi măng tây xanh
Bên cạnh khả năng sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất thì chất
lượng của các chồi măng non là một yếu tố quan trọng để khẳng định giá trị của giống
và quy trình kỹ thuậ t trồng. Theo dõi các chỉ tiêu chất lượng chồi măng non được trình
bày ở bảng 3.15.
Kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy: Độ Brix của chồi măng tây ở các công
thức III, IV có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với công thức I, II và dao động từ
3,80 - 4,12 %. Ở công thức III độ Brix đạt giá trị cao nhất, các chồi măng có màu xanh
bóng, mập mạp, giòn và dễ gãy. Bằng phương pháp TEST nhanh kiểm tra hàm lượng
NO3- trong các chồi măng non. Kết quả thu được (bảng 3.15) cho thấy, ở cả 4 công thức

59
nghiên cứu hàm lượng NO3- đều ở mức cho phép. Kết quả này phản ánh thành phần dinh
dưỡng có trong phân hữu cơ bánh dầu kết hợp với 50% phân đạm urê của quy trình bón
phận hiện nay là cân đối phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây măng tây xanh trồng
trên chân đất cát pha.
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu chất lượng chồi măng tây xanh

Dư lượng NO3-
Công thức Độ Brix (%) Màu sắc chồi măng
(mg/kg)
I 4.00b 0 Xanh bóng
II (Đ/C) 3,80c 0 Xanh cứng
III 4,12a 0 Xanh bóng
IV 4,07a 0 Xanh
LSD0,05 0,06 - 0

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý
nghĩa tại mức α = 0,05
3.2.3. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới đến khả năng sinh trưởng phát triển
của cây măng tây xanh
3.2.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước tới khối lượng cỏ dại
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước tới khối lượng cỏ dại

Công thức Phương pháp tưới Khối lượng cỏ dại (tấn/ha)


I Tưới rãnh 1,62a
II Tưới phun mưa 1,74a
III Tưới nhỏ giọt trên mặt luống 1,25b
IV Tưới nhỏ giọt chôn sâu 20 cm 0,98c
LSD 0,05 0,16

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác
ý nghĩa tại mức α = 0,05
Số liệu bảng 3.16 cho thấy: khối lượng cỏ dại ở các công thức khác biệt có ý
nghĩa thống kê tại mức α = 0,05 và dao động trong khoảng từ 0,98 – 1,74 tấn/ha. Ở công
thức tưới phun mưa khối lượng có cỏ dại nhiều nhất 1,74 tấn/ha, kế đến là công thức
tưới rành khối lượng cỏ dại 1,62 tấn/ha. Hai công thức tưới nhỏ giọt trên mặt lướng và
nhỏ giọt trôn sau 20 cm khối lượng cỏ dại đã giảm mạnh, dao động từ 0,98 – 1,25 tấn/ha.
Kết quả này chỉ ra, đối với cây măng tây xanh khi trồng áp dụng các phương pháp tưới
tiết kiệm nước: nhỏ giọt trên mặt luống và nhỏ giọt trộn sâu 20 cm dưới luống, có tác

60
dụng hạn chế cỏ dại, giảm cạnh tranh dinh dưỡng, giảm khả năng lây lan nguồn bệnh
trong ruộng trồng và công lao động chăm sóc cây.

Khối lượng cỏ dại (tấn/ha)


2
1.74
1.8 1.62
1.6
1.4 1.25
1.2 0.98
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0 Phương pháp tưới
Tưới rãnh Tưới phun mưa Tưới nhỏ giọt Tưới nhỏ giọt
trên mặt luống chôn sâu 20 cm
Hình 3.7. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước tới khối lượng cỏ dại
Đây là xu hướng canh tác có thể áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất
nông nghiệp như: bón phân, các chế phẩm sinh học, màng phủ luống, cài đặt các chế
chộ tưới nước tự động...
3.2.3.2. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước tới động thái tăng trưởng chiều cao
thân chính của cây măng tây
Cây măng tây xanh ở mỗi thời kỳ sinh trưởng khác nhau, sự tăng trưởng chiều
cao không giống nhau và nó chịu tác động của nhiều yếu tố như: đặc tính di truyền
của giống, đất đai, thời tiết khí hậu, chế độ dinh dưỡng, biện pháp kỹ thuật canh tác,
và nước tưới là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Theo dõi quá trình tăng trưởng chiều
cao của cây măng tây xanh ở các các phương pháp tưới nước khác nhau thu được kết
quả ở bảng 3.17.
Số liệu bảng 3.17 cho thấy, sự tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức thí
nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa ở 5 thời điểm theo dõi là 30; 60; 90; 120 và 150 ngày
sau trồng. Ở tất cả 4 công thức chiều cao cây tăng trưởng mạnh ở thời điểm từ trồng đến
90 ngày, trung bình 1 tháng tăng từ 13 - 31 cm. Trong đó, chiều cao cây tăng trưởng
mạnh nhất công thức I và thấp nhất là công thức IV. Ở thời điểm sau trồng 90 ngày chiều
cao cây tăng trưởng chậm lại dao động từ 3 – 16 cm. Ở thời điểm 150 ngày sau trồng
chiều cao cây đạt giá trị cao nhất ở công thức III, 152,49cm, kế đến là công thức IV.
Công thức I có chiều cao thấp nhất là 144,35cm. Kết quả này cho thấy, sự tăng trưởng
chiều cao cây măng tây xanh ở giai đoạn kiến thiết cơ bản từ trồng đến 90 ngày, đây
là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh cần cung cấp đủ dinh dưỡng và tưới nước tưới để
cây tăng trưởng tối đa, tạo cây mẹ khỏe mạnh cho ra các chồi măng to, tăng năng suất.

61
ở giai đoạn sau trồng 90 ngày cây đã bắt đầu ổn định sinh trưởng, chiều cao cây tăng
trưởng chậm, các chất dinh dưỡng được tích lũy vào thân, rễ để các chồi măng mới
mọc ra to mập. Kết quả này phủ hợp với nghiên cứu của Sterrett và cộng sự (1990).
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới nước đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây măng tây xanh
Đơn vị: cm

Từ trồng đến…(ngày)
Công thức
30 60 90 120 150
I 74,31c 98,98b 129,74a 132,08c 144,35c
II 70,60d 95,53b 124,75b 133,64c 146,85bc
III 80,57b 106,06a 128,36ab 144,56a 152,49a
IV 86,75a 99,97b 127,38ab 138,76b 149,23b
LSD 0,05 2,96 5,97 4,54 3,57 2,81

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác
ý nghĩa tại mức α = 0,05
3.2.3.3. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước tới động thái ra cành cấp một
Măng tây là cây lá kim, lá nằm trên cành cấp một. Vì vậy, số cành cấp một trên
thân chính ảnh hưởng rất lớn đến số lá của cây măng tây. Nghiên cứu động thái ra cành
cấp một là cơ sở quan trọng để tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp: mật độ trồng,
liều lượng phân bón và nước tưới để cây phát triển cân bằng về thân, cành và lá nhằm
đạt được hiệu quả tối ưu trong sản xuất.
Theo dõi ảnh hưởng của phương pháp tưới tới động thái tăng trưởng về số cành
cấp một thu được kết quả ở bảng 3.18.
Qua bảng 3.18 cho thấy:
Giai đoạn 30 NST: Số cành cấp một của các công thức dao động từ 15 -19 cành
lá và không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức α = 0,05. Trong đó công
thức III có số cành cao nhất với 19,23 cành và công thức IV có số cành thấp nhất với
16,75 cành. Trong giai đoạn này các cây mới mọc đang sinh trưởng manh nên số cành
lá cấp 1 sẽ tiếp tục tăng ở các kỳ theo dõi sau.

62
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới đến động thái ra cành cấp một của
cây măng tây xanh
Đơn vị: cành lá

Từ trồng đến…(ngày)
Công thức
30 60 90 120 150
I 18,31ab 25,86b 27,61c 28,50c 32,32c
II 16,93b 24,22b 28,87bc 33,82ab 33,47bc
III 19,23a 30,39a 33,56a 34,29a 38,41a
IV 16,75b 28,30a 30,59b 33,01b 35,28b
LSD 0,05 2,04 2,21 2,05 0,88 2,36

Ghi chú: a, b, c, … chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác
ý nghĩa tại mức α = 0,05
Giai đoạn 60 NST: Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh, số cành cấp một trung
bình của các công thức dao động từ 24 – 30 cành và sai khác có ý nghĩa về mặt thống
kê tại mức α = 0,05. Trong đó, công thức III có số cành cấp một cao nhất là 30,39 cành,
kế đến là công thức IV. Công thức II có số cành cấp một thấp nhất 24,22 cành. So với
kỳ theo dõi 30 NST, số cành lá ở các công thức tăng lên nhanh từ 7- 12 cành.
Giai đoạn 90 NST: Cây sinh trưởng mạnh số cành lá cấp 1 thu được ở các công
thức dao động từ 27,61 - 33,56 cành và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức α =
0,05. Công thức III có số cành cấp một lớn nhất là 33,56 cành và thấp nhất là công thức
I, đạt 27,61 cành. So với kỳ theo dõi 60 NST, số cành lá ở các công thức tăng chậm từ
2- 4 cành. Từ kết quả thu được cho thấy, ở gia đoạn này cây bắt đầu ổn định sự tăng
trưởng số lá để chuẩn bị bước vào giai đoạn tích lũy dinh dưỡng ở thân và rễ để cho thu
hoạch các chồi măng non.
Giai đoạn 120 - 150 NST: Ở giai đoạn này số cành lá cấp 1 ở các công thức hầu
như đạt được sự tăng trưởng tối đa, bắt đầu thu hoạch các chồi măng tơ. Số cành cấp
một của các công thức dao động từ 32,32 - 38,41 cành. Trong đó, công thức III có số
cành cao nhất là 38,41 cành. Công thức II và IV có số cành thấp hơn lần lượt là 33,47
và 35,28 cành. Công thức I có số cành thấp nhất với 32,32 cành. Kết quả này cho thấy,
phương pháp tưới có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng số cành lá trên cây. Theo nghiên
cứu của Wilcox-Lee (1987), cây măng tây tăng trưởng tối đa khi lượng nước trong đất
gần đáp ứng nước với nhu cầu nước của cây.

63
3.2.3.4. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước tới động thái tăng trưởng đường
kính thân cây
Măng tây thuộc cây thân thảo sau một thời gian trồng thì phải tiến hành cắt tỉa
những cây già, cây bị sâu bệnh để kích thích cây ra các chồi măng mới để thay thế cây
mẹ cũ bằng những cây mới có kích thước thân cây to hơn giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
Thân cây lớn giúp cây chống đổ ngã cũng như vận chuyển các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Theo dõi động thái tăng trưởng đường kính thân của cây măng tây ở các phương pháp
tưới nước khác nhau thu được kết quả trình bày tại bảng 3.19.
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới nước đến đường kính thân của cây
măng tây xanh ở các công thức thí nghiệm
Đơn vị: mm

Từ trồng đến…(ngày)
Công thức
30 60 90 120 150
I 1,65 a 4,05 a 4,45 a 6,16b 7,05b
II 1,37 a 3,88 a 4,20 a 6,33ab 6,64b
III 1,73 a 4,39 a 4,67 a 6,72a 7,82a
IV 1,42 a 4,16 a 4,36 a 6,28ab 6,73b
LSD 0,05 0,76 0,55 0,51 0,48 0,74

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác
ý nghĩa tại mức α = 0,05
Số liệu bảng 3.19 cho thấy:
Giai đoạn 30 NST: Ở giai đoạn này cây mới phục hồi sau trồng, các cây mới mọc
chưa nhiều, đường kính gốc cây của các công thức không có nhiều biến động, dao dộng
từ 1,37 - 1,73 mm. Công thức III đạt giá trị đường kính gốc cây lớn nhất 1,73 mm, kế
đến là công thức I đạt 1,65 mm. Công thức II và IV có kích thước đường kính đạt được
lần lượt là 1,37 và 1,42 mm.
Giai đoạn 60 NST: Đường kính gốc cây của các công thức có sự tăng trưởng
mạnh, dao động từ 3,88 - 4,39 mm. Trong đó, cao nhất là công thức III đạt 4,39 mm và
thấp nhất là công thức II 3,88 mm. Ở mức xác suất P = 95% công thức III sai khác có ý
nghĩa về mặt thống kê so với công thức I; II và IV. Kết quả này cho thấy, ở giai đoạn
này bộ rễ đã phát triển mạnh cùng với sự tăng nhanh của số cành lá tạo ra nhiều chất
dinh dưỡng làm phình to gốc cây đồng thời các chồi măng mới mọc lên có đường kính
to dẫn đến đường kính gốc cây có sự tăng nhanh so với giai đoạn 30 NST.

64
Giai đoạn 90 NST: Các công thức có đường kính gốc cây gần tương đương nhau,
dao động từ 4,20 - 4,67 mm. và hầu như không có sự sai khác giữa các công thức về mặt
thống kê ở mức xác suất P = 95%.
Giai đoạn 120 và 150 NST: Đường kính gốc cây gần như đạt giá trị tối đa và dao
động từ 6,16 - 7,82 mm. Ở giai đoạn này cây đã ổn định sinh trưởng, số cành là và chiều
cao cây cũng không có sự thay đổi nhiều, các chồi măng mới mọc to mập sãn sàng thu
hoạch các lứa măng tơ đầu tiên. Công thức IV có đường kính gốc cây đạt giá trị cao nhất
7,82 mm, công thức I và công thức IV không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê
ở mức xác suất P = 95%. Công thức II có đường kính thân thấp nhất chỉ đạt 6,64 mm.
Từ các kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy: ở các phương pháp tưới khác nhau có
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng đường kính thân cây ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, tạo
cây mẹ khỏe và bộ rễ thịt phát triển tốt. Trong bốn phương pháp tưới khác nhau,
phương pháp tưới nhỏ giọt trên mặt luống cho hiệu quả hơnn hẳnn về sự trưởng đường
kính thân cũng như chiều cao cây và số cành lá. Tưới nhỏ giọt giúp cây tăng trưởng và
năng suất sớm đối với cây lâu năm so với tưới hơn tưới phun mưa (Elfving, 1979),
tưới nhỏ giọt giúp duy trì hàm lượng nước trong vùng rễ và việc ứng dụng các phương
pháp tưới tiết kiệm nước không những tiết kiệm nước mà còn giúp cây phát triển tối
đa (Bucks và cộng sự, 1982).
3.2.3.5. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước tới số cây được tỉa trên bụi
Cây măng tây trong quá trình sinh trưởng sẽ hình thành các mầm măng mới để
thay thế cho cây mẹ nhỏ, yếu, bị sâu bệnh,... Vì vậy, cần tiến hành tỉa bỏ các cây mẹ già,
bị sâu bệnh để kích thích cây ra mầm mới, giúp cây sinh trưởng tốt. Số lượng cây già tỉa
bỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng sinh trưởng của cây, giai đoạn sinh trưởng,
kỹ thuật chăm sóc,... Theo dõi số cây được tỉa trên bụi ở các công thức thu được kết quả
ở bảng 3.20.
Số liệu bảng 3.20 cho thấy: Số cây măng tây già hoặc sâu bệnh được tỉa bỏ ở các
công thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 thời kỳ theo dõi từ 60 và 90 NST. Thời điểm
từ khi trồng đến 60 ngày số nhánh được tỉa trên cây dao động 1,55 – 2,06 cây/bụi cây.
Ở thời kỳ này, cây bắt đầu sinh trưởng mạnh, nhiều chồi măng mới được mọc ra để thay
thế các cây mẹ khi bắt đầu trồng đã hết chu kỳ sinh trưởng cần được tỉa bỏ. Ở giai đoạn
90 NST, số cây già được tỉa/bụi đạt giá trị lớn nhất ở cả bốn công thức thí nghiệm, dao
động từ 2,02 – 2,69 cây/bụi. Kết quả này cho thấy, đối với cây măng tây đây là giai đoạn
cây đã bắt đầu ổn định sinh trưởng, hầu hết các cây mẹ sau trồng 3 tháng đã già, hết khả
năng sinh trường cần được thay thế bằng các mầm măng mới to mập hơn để tạo được
bụi măng lớn sinh trưởng mạnh. Ở thời kỳ 120 và 150 NST số cây già được tỉa dao động
từ 1,53 - 1,98 cây/bụi và không có sự sai khác có ý nghĩ thông kê tại mức α = 0,05. Từ
kết quả thu được cho thấy: ở các phương pháp tưới khác nhau chưa có ảnh hưởng rõ
ràng đến số cây già được tỉa/bụi.

65
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước tới số cây được tỉa trên bụi
Đơn vị: cây

Từ trồng đến…(ngày)
Công thức
30 60 90 120 150
I 1,75a 1,60 a 2,45 a 1,83 a 1,72 a
II 1,69a 1,55 a 2,02 a 1,53 a 1,98 a
III 1,49 a 2,06 a 2,67 a 1,72 a 1,82 a
IV 1,50 a 1,64 a 2,69 a 1,95 a 1,73 a
LSD 0,05 0,65 0,67 0,93 1,55 0,86

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác
ý nghĩa tại mức α = 0,05
3.2.3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức
Năng suất phản ánh giá trị gieo trồng của giống, điều kiện ngoại cảnh và quy
trình kỹ thuật trồng, chăm sóc. Theo dõi ảnh hưởng của phương pháp tưới nước khác
nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây măng tây xanh thu được kết
quả trình bày bảng 3.21.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới nước đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của cây măng tây xanh

Đường kính
Số chồi măng Khối lượng chồi
Công thức chồi măng NSTT (tấn/ha)
(chồi/bụi) măng (g/chồi)
(mm)
I 40,37b 7,20bc 10,40ab 11,78b
II 38,46b 6,38c 9,92b 7,23c
III 47,05a 8,62a 11,49a 14,59a
IV 41,63b 7,56b 10,03b 13,37ab
LSD0.05 4,82 0,87 1,24 2,19

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác
ý nghĩa tại mức α = 0,05
Số liệu bảng 3.21 chỉ ra, ở các phương pháp tưới khác nhau đều có ảnh hưởng
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây măng tây xanh.
Số chồi măng trên bụi ở các công thức khác biệt có ý nghĩa thống kê tại mức α =
0,05 và dao động từ 38,46 - 47,05 chồi. Trong đó, công thức III đạt giá trị cao 47,05

66
chồi, kế đến là công thức IV và công thức I, lần lượt là 41,63 và 40,37 chồi, thấp nhất
là công thức II. Kết quả này cho thấy, đối với cây măng tây, phương pháp tưới nước
khác nhau có ảnh hưởng rõ rật đến số chồi măng/bụi. Đây là chỉ tiêu có ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất khi trồng.
Đường kính chồi măng ở các công thức dao động từ 6,38 - 8,62 mm. Công
thức I và công thức IV đường kính chồi măng hầu như không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức xác suất P = 95%. Công thức III đạt giá trị lớn nhất 8,62 mm,
các chối tương đối đồng đều và tỷ lệ chồi loại 1 cao. Công thức II đạt giá trị thấp
nhất là 6,38 mm.
Khối lượng chồi măng non ở công thức tưới nhỏ giọt trên mặt luống đạt giá trị
cao nhất 11,49 g/chồi và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại. Ở
công thức tưới phun mưa khối lượng chồi măng đạt giá trị thấp nhất 9,92 g.
Năng suất thực thu của cây măng tây ở công thức III (tưới nhỏ giọt trên mặt
luống) đạt giá trị cao nhất là 14,59 tấn/ha, kế đến là công thức IV và công thức I lần lượt
là 13,37 và 11,78 tấn/ha. Công thức II có năng suất thu được đạt giá trị thấp nhất là 7,23
tấn/ha. Các công thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P = 95%. Từ các
kết quả thu được cho thấy, đối với cây măng tây xanh để cung cấp đủ nước sử dụng
phương pháp tưới rãnh có thể gây đóng váng trên bề mặt luống, tại một thời điểm tưới
quá nhiều nước gây thất thoát các chất hữu cơ xuống sâu khỏi tầng rễ cây, cây không
hấp thu được, dẫn đến năng xuất thấp. Tương tự, ở công thức tưới phun mưa, do cây
măng tây xanh có thân lá mềm dễ đổ ngã. Vì vây, khi tưới phun mưa độ ẩm trên mặt
luống cao tạo điều kiện thận lợi cho các loại nấm bệnh gây hại và cỏ dại phát triển. Đây
là những điều kiện bất lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển và cho năng suất của cây
măng tây xanh. Ở phương pháp tưới nhỏ giọt chôn sâu 20 cm dưới mặt luống, có thể do
bộ rễ của cây măng tây thuộc loại rễ chùm phát triển mạnh nên khi hệ thống tưới đặt
ngầm dưới mặt luống 20 cm sẽ tạo độ ẩm quá cao ảnh hưởng đến khả năng phát triển
của bộ rễ và hệ thống lông hút trên bề mặt rễ, năng suất thu được chưa cao. Ở phương
pháp tưới nhỏ giọt trên mặt luống, nước được cung cấp vào đất dưới dạng các giọt nước,
nhỏ ra từ thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần gốc cây. Cây được cung cấp đủ nước, sinh
trưởng tốt, cho năng suất cao. Kết quả nghiên cứu của Sterrett và cộng sự (1990) khi
nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tưới đến năng suất cây măng tây. Tác giả
đã sử dụng 4 công thức trong đó tưới nhỏ giọt trên bề mặt, tưới nhỏ giọt ngầm, tưới phun
mưa và không tưới làm đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tưới nhỏ giọt ngầm cho
số lượng măng cao nhất ở năm thứ 5 với 300,000 măng/ha/năm, tưới nhỏ giọt trên bề
mặt đạt 237,000 măng/ha/năm, tưới phun mưa 231,000 măng/ha/năm và đối chứng
207,000 măng/ha/năm. Măng có trọng lượng trung bình khi tưới nhỏ giọt ngầm đạt
24,6g/chồi măng. Như vậy, với nghiên cứu này có phần khác khi tưới nhỏ giọt ngầm

67
cho năng suất thấp hơn năng suất khi tưới nhỏ giọt trên mặt có thể do thời thu hoạch ở
năm thứ nhất so với năm thứ 5 theo nghiên cứu của Sterrett và cộng sự (1990).
3.3. Tình hình sâu bệnh hại
Cây măng tây cũng giống như các loại cây trồng khác, thường bị rất nhiều loại
sâu bệnh xâm hại và đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và
chất lượng chồi măng non. Xác định được thành phần sâu bệnh hại giúp định hướng
việc xây dựng chiến lược phòng trừ và đề xuất các giải pháp quản lí dịch hại cho cây
măng tây xanh. Theo dõi sâu bệnh hại trên ruộng măng tây xanh thí nghiệm (giai đoạn
sản xuất) thu được kết quả trình bày ở bảng 3.22.
Bảng 3.22. Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên cây măng tây xanh

Bộ phân bị Mức độ hại


Thành phần sâu bệnh hại Tên khoa học
hại (điểm)
Sâu xanh Spodoptera exuigua Thân, lá 1
Sâu hại Sâu khoang Spodoptera litura Thân, lá 1
Sâu róm Thrips palmi karny Thân, lá 1
Chồi măng
Thối đọt măng Do vi khuẩn 1
non
Bệnh
Colletotrichum
hại Bệnh thán thư Thân, gốc 1
gloeosporioides
Khô thân, cành Macrophoma sp. Thân, cành 3

Ghi chú: Điểm 1: < 30% cây bị hại (bệnh nhẹ); Điểm 2: 30 – 50% cây bị hại (bệnh nặng);
Điểm 3: > 50% cây bị hại (bệnh rất nặng).
Số liệu bảng 3.22 cho thấy:
Sâu hại gồm: Sâu xanh, sâu khoang, sâu lông: Thời điểm bị hại là sau trồng 30
ngày, bộ phận bị hại là chồi măng non, thân, cành lá. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại
nghiêm trọng nhất. Sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác,
sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá
để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. Tuy nhiên, mật
độ sâu thấp ( 10% cây bị hại) không gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của
cây măng tây xanh ở các công thức thí nghiệm và hoàn toàn có thể phòng trừ bằng thuốc
trừ sâu sinh học Bio-B Bacillus Thurigiensis.
Bệnh hại gồm: Bệnh thối nhũn mầm măng do vi khuẩn, triệu trứng biểu
hiện: mầm măng bị thối nhũn. Bệnh gây hại không nhiều, tỷ lệ chồi măng bị hại ở ruộng
thí nghiệm ít. Ở công thức sử dụng phương pháp tưới nước phun mưa só chồi măng bị
nhiễm bệnh nhiều hơn so với các công thức thí ngiệm khác. Khi phát hiện thu gom và

68
tiêu hủy tránh lây lan. Có thể phòng bằng cách bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp với
nấm trichoderma để cây phát triển tốt hoặc có thể sử dụng kết hợp 2 loại thuốc có thành
phần của Oxychloride + Streptomycin hoặc Fthalide + Kasugamycin.
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh thán thư biểu
hiện chủ yếu trên thân từ phía gốc (cách khoảng 20cm) trở lên phía trên. Bệnh thán thư
có thể gây hại trên măng tây sau trồng 45 ngày trong điều kiện mưa nắng xen kẽ. Trên
thân vết bệnh nằm rải rác dọc thân, vết bệnh có hình dạng bầu dục dài nằm dọc thân, vết
bệnh có kích thước to nhỏ khác nhau dao động từ 0,5 - 1,5 cm. Bệnh nặng các vết bệnh
có thể liên kết với nhau. Vết bệnh thường có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, các vết bệnh
trên thân có xu hướng lõm xuống. Tại chỗ bị nhiễm bệnh cắt ngang thân cây bên trong
các bó mạch dẫn vẫn bình. Trong khi thân bị nhiễm bệnh thán thư thì tán lá phía trên
vẫn có màu xanh bình thường (do mạch dẫn vẫn hoạt động). Bênh phát sinh trong điều
kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để nấm thán thư
phát sinh phát triển mạnh, lây lan nhanh. Để phòng trừ bênh thán thư có thể áp dung
các biện pháp quản lý dịch bệnh tổng hợp, vệ sinh vườn trồng, khai thông nước chảy
trong mua mưa hoặc có thể sử dụng một số loại thuốc như: chế phẩm nano bạc đồng,
cooc 85, antracol 70 wp, …
Bệnh khô thân cành do nấm do nấm Macrophoma sp. gây hại. Bệnh phát sinh
vào gần thời điểm thu hoạch măng (120 ngày sau trồng). Bệnh khô thân cành, gây hại
nặng và có xu hướng tăng ở các công thức trồng dày (32.000 cây/ha, điểm 3), tỷ lệ cây
bị bệnh trên ruộng thí nghiệm rất nhiều từ 30 – 50%. Nấm bệnh phát sinh phát triển
mạnh trong điều kiện mưa nhiều độ ẩm cao hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Bào tử nấm
bệnh xâm nhiễm qua các vết thương hở ở rễ, cổ rễ hoặc phát tán nhờ gió và ngồn nước.
Nấm bệnh khi xâm nhiễm vào cây, phá hủy các bó mạch dẫn nước và dinh dưỡng khoáng
nuôi cây, đồng thời tạo các vết đốm nhỏ bất định dọc thân. Sau một thời gian ngắn xâm
nhiễm bệnh phá hủy hoàn toàn bó mạch làm cho cây khô, cành lá vàng đỏ và chết lụi
dần. Ở công thức IV (thí nghiệm 3) và công thức II (thí nghiệm 5) mức độ nhiếm bệnh
cao hơn các công thức khác. Để phòng chống bệnh này, tỉa bỏ cây khi mới xuất hiện
triệu trứng bệnh đồng thời phun thuốc phòng bệnh bằng các loại thuốc Tungsin-M 72
WP, Kata 2SL, Ridomil Gold 68 WG, cây sẽ phục hồi trở lại không gây ảnh hưởng lớn
đến sinh trưởng phát triển của các cây mẹ sau. Một số bệnh trong nghiên cứu này có tác
nhân gây hại khác với nghiên cứu của Brandenberger và cộng sự (2016) như Bệnh nấm
Fusarium và bệnh thối rễ (Fusarium immuratum), Bệnh héo Fusarium (F. oxysporum f.
Sp. Asparagi), bệnh bạc lá, đốm lá (Cercospora asparagi), gỉ sắt (Puccinia asparagi), và
Đốm tím (Stemphylium vesicarium).

69
3.4. Hiệu quả kinh tế
Mục đích cuối cùng của nguời sản xuất là thu được hiệu quả kinh tế cao trên một
trên một đơn vị diện tích trồng trọt, trong cùng một khoảng thời gian nhất định (một vụ
hoặc một năm). Để tính hiệu quả kinh tế cho cây măng tây xanh thương phẩm (giai đoạn
vườn sản xuất), chúng tôi thu hoạch các chồi măng non đủ tiêu chuẩn để bán ra thị
trường ở thí nghiệm 5 (Ảnh hưởng của các phương pháp tưới đến khả năng sinh trưởng phát
triển của cây măng tây xanh). Tính toán hiệu quả kinh tế dựa vào các chỉ tiêu: Chi phí đầu
tư tính theo mặt bằng giá vật tư quý IV năm 2019 gồm: chi phí cây giống, công lao động,
phân bón, hệ thống tưới,… cho thí nghiệm. Giá bán trung bình 1 kg chồi măng là
55.000đ/kg. Hoạch toán kinh tế cho các công thức thí nghiệm cụ thể, chúng tôi thu được
kết quả trình bày ở bảng 3.23.
Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế trồng cây măng tây tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Đơn vị: 1000 đồng/ha
Nôi dung Công thức I Công thức II Công thức III Công thức IV
Tổng chi 661.193 676.193 681.193 686.193
Công lao động 250.000 250.000 250.000 250.000
Cây giống 270.000 270.000 270.000 270.000
Phân chuồng hữu
cơ 70.000 70.000 70.000 70.000
Phân vô cơ 41.193 41.193 41.193 41.193
Thuốc BVTV 10.000 10.000 10.000 10.000
Dây cước, cọc 150.000 150.000 150.000 150.000
Khấu hao hệ thống
tưới nhỏ giọt sử 0 15.000 20.000 25.000
dụng trong 10 năm
Chị khác 5.000 5.000 5.000 5.000
Tổng thu 647.900 397.650 802.450 735.350
Năng suất (tấn/ha) 11.78 7.23 14.59 13.37
Giá bán (đồng/kg) 55 55 55 55
Lãi ròng -13.293 -278.543 121.257 49.157
Số liệu ở bảng 3.23 cho thấy, hiệu quả kinh tế mang lại ở các phương pháp tưới
cho cây măng tây xanh có sự khác biệt rõ ràng. Mức lãi ròng đạt được dao động trong
khoảng từ 49.157.000đ – 121.257.000đ/ha, trong đó công thức III (tưới theo phương
pháp nhỏ giọt trên mặt luống) đạt giá trị cao nhất 121.257.000đ/ha. Ở công thức I (tưới
chảy chàn) và công thức II (tưới phun mưa) không đem lại hiệu quả kinh tế, lỗ vốn từ

70
13.293.000 – 278.543.000 đ/ha. Như vậy, hiệu quả kinh tế thu được từ việc trồng cây
măng tây xanh có áp dụng phương pháp tưới phù hợp cao hơn rất nhiều so với trồng các
loại cây hiện nay như: lạc, vừng hoặc đậu. Kết quả này cũng cho thấy, đối với cây măng
tây xanh, trong quy trình kỹ thuật trồng có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật: tưới nhỏ giọt
và chăm phân tự động giúp tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.1. Giai đoạn ươm trồng cây giống măng tây xanh
Giá thể gieo hạt giống măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm được phối trộn từ:
Đất phù sa + vỏ lạc xay nhỏ + phân chuồng hoai mục (2:1:1) là phù hợp nhất. Trên giá
thể này, tỷ lệ hạt nảy mầm 95,07%, hạt nảy nầm sau 5 ngày gieo và sau 25 ngày cây bắt
đầu ra chồi măng mới. Cây giống sinh trưởng tốt, chiều cao cây 57,46 cm; số cây trên
bụi 5,10 cây; số cành lá cấp 1/cây 16,01 cành; số rễ/bụi 11,70 rễ.
Lượng phân bón DAP bổ sung cho cây măng tây ở giai đoạn vườn ươm phù hợp
nhất là 60 kg DAP/ha (10,8 N + 27,6 P2O5/ha), chia làm 3 lần bón, lần đầu sau khi gieo
hạt 20 ngày, 20 ngày bón 1 lần trong thời gian 70 ngày. Cây sinh trưởng tốt, đồng đều,
thân cây cứng cáp và lá có màu xanh đậm, cây cao 56,07 cm, số cây trên bụi 6.60 cây,
số cành lá cấp 1 trên cây 22,63 cành lá, số rễ trên bụi 16,32 rễ và chiều dài rễ 16,64 cm.
Cây giống măng tây xanh trước khi xuất vườn cần đạt các chỉ tiêu sinh trưởng: Có
5 – 7 cây/bụi, cây cao 50 – 60 cm, cây có từ 16 – 23 cành lá, rễ nhiều từ 10 – 20 cái,
khối lượng tươi (12 - 17 g/bụi cây).
1.2. Giai đoạn trồng cây măng tây xanh thương phẩm
Giống măng tây xanh Atticus F1 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại Thừa
Thiên Huế.
Mật độ trồng phù hợp để giống măng tây xanh Atticus F1 sinh trưởng phát triển
tốt, cho năng suất và chất lượng măng cao là 28.000 cây/ha (trồng hàng đơn: khoảng
cách 120 cm x 30 cm). Số cành lá cấp 1 là 34,45 cành, chiều cao cây là 148,36 cm, số
chồi măng thu được trên bụi là 55,03 chồi, đường kính chồi là 11,16 mm, khối lượng
chồi là 12,76 g, tỷ lệ măng loại 1 là 73,59 %, năng suất thực thu đạt 19,68 tấn/ha/năm.
Mật độ trồng có mối tương quan nghịch với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
thực thu của giống Atticus F1.
Bón phân kết hợp giữa phân hữu cơ bánh dầu với phân đạm urê (35 tấn phân
chuồng hoai mục + 275 kg N + 8,5 tấn bánh dầu + 550 kg P2O5 + 350 kg K2O + 500 kg
vôi), cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất và chất lượng măng cao nhất: sau trồng
155 ngày bắt đầu thu chồi măng non; số cây tỉa trên bụi 8,37 cây, chiều cao cây 147,18
cm; đường kính thân 8,92 cm; hàm lượng diệp lục trong lá 78,50 chỉ số SPAD; số chồi
măng/bụi 47 chồi; khối lượng chồi măng 12,83 g/chồi; năng suất thực thu 16,90
tấn/ha/năm.
Phương pháp tưới nhỏ giọt phù hợp cho cây măng tây xanh sinh trưởng phát triển
tốt, cho năng suất và chất lượng măng cao. Sau trồng 150 ngày cây cao 152,49 cm,

72
đường kính thân cây 7,82 mm, số chồi măng trên bụi là 47,05 chồi, khối lượng chồi
măng là 11,49 g và năng suất thực thu là 14,59 tấn/ha.
Cây măng tây xanh có thể bị nhiễm một số loại sâu bệnh phổ biến như: sâu
xanh, sâu khoang, sâu róm và bệnh thối nhũn mầm măng, bệnh thán thư, bệnh khô
thân cành nhưng hoàn toàn có thể phòng trừ nếu áp dụng các biện pháp quản lý dịch
hại tổng hợp.
Trồng cây măng tây xanh áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt trên mặt luống cho
hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi ròng đạt 121.257.000 đ/ha/năm.
Kiến nghị
Tiếp tục theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của cây măng tây
xanh ở giai đoạn vườn sản xuất trong các năm tới để có được đánh giá chính xác và
khách quan vì măng tây là cây trồng lâu năm.
Công nhận và phổ biến rộng rãi các biện pháp kỹ thuật ươm trồng cây măng tây
xanh vào sản xuất, để mở rộng diện tích trồng cây măng tây xanh trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế và khu vực miền Trung.

73
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng việt


1. Mai Thị Phương Anh (1999). Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp. NXB Nông
nghiệp Hà Nội. Trang 63-93.
2. Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục và Nguyễn Văn Quy (2019). Giáo trình giá
thể và dinh dưỡng cây trồng. Nhà xuất bản Đại học Huế.
3. Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy và Cao Thị Ngọc Thơ (2014). Ảnh hưởng của
màng phủ và superhume lên sinh trưởng và năng suất măng tây xanh (Asparagus
officinalis L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề: Nông
nghiệp, 4: 99-104
4. Nguyễn Thanh Bình và cộng sự (2013). Nghiên cứu cải thiên ph đất và ảnh hưởng
của phân đạm đến năng suất măng tây. Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
5. Lư Cẩm và Lê Hồng Triều (2011). Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh.
NXB Mỹ Thuật Hà Nội. Trang 53-56.
6. Hỷ Minh Cường (2015). Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali
đến sinh trưởng và năng suất của cây măng tây (Asparagus officininalis L.) trồng
tại Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp. Đại học Nông Lâm TP Hồ
Chí Minh.
7. Mai Hoàng Đạo (2014). Ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng, phát triển của
cây măng tây. Khóa luận tốt nghiệp. Đại học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh.
8. Lã Thị Thu Hằng (2015). Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng cây
hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án tiến sỹ. Trường
Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
9. Hoàng Thị Thái Hòa (2011). Giáo trình phân bón, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP.
Hồ Chí Minh, tr. 26 - 45 -59.
10. Nguyễn Văn Tạm, (2018). Kỹ thuật trồng cây măng tây xanh, Công ty TNHH Linh
Đan Linh Thuận.
11. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng (2009). Giáo trình sinh
lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.
12. TCVN 8125:2015 (2015). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8125:2015 (ISO
20483:2013) về Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng
protein thô - Phương pháp Kjeldahl.
13. Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1996). Sổ tay người trồng rau. Nhà xuất
bản nông nghiệp Hà Nội. trang 101 – 104.

74
14. Trần Văn Trung và cộng sự (2020). Trồng thử nghiệm cây Măng Tây xanh trên
vùng gò đồi huyện Quảng Ninh, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình.
15. Đặng Thị Thanh Vương (2020). Khảo sát ảnh hưởng của độ mặn và phân hữu cơ
đến sinh trưởng cây măng tây (Aspagagus officinalis L.) giai đoạn cây con. Khóa
luận tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
2. Tài liệu tiếng anh
16. Asghar Hussain, Fouzia Anjum, Abdur Rab and Muhammad Sajid. (2006). Effect
of Nitroge N on the Growth and Yield of Asparagus
17. Asha Raghav and Pawan K Kasera. (2012). Seed germination behaviour of
Asparagus racemosus (Shatavari) under in-vivo and in-vitro conditions. Asian
Journal of Plant Science and Research, 2 (4): 409-413.
18. Blamey, M. & Grey-Wilson, C. (1989). Flora of Britain and Northern
Europe. ISBN 0-340-40170-2.
19. Bucks, D. A., F.S. Nakayama, and A. W. Warrick. (1982). Principles,
practices, and potentialities of trickle (drip) irrigation, p. 220-298.
In: D. Hillel (cd.). Advances in irrigation. vol. 1. Academic, New
York.
20. Bussell, W. T, M. J. Bonin. (1999). Study of asparagus production in Western
Samoa. New Zealand Journal of Crop and Horticultural Science, 27: 163-168
21. Drost, D. (2008). High phosphorus applications at planting improve asparagus root
growth and yield. Acta Hortic, 776: 63-68.
22. Drost, D. (2018). A Single Application of Phosphorus at Planting Improves Long-
term Asparagus Root Growth and Yield, International Journal of Vegetable
Science, 24 (2): 146-159.
23. Elfving, D.C. (1982). Crop response to trickle irrigation. Hort. Rev.
4:1-48.
24. Espejo, J.A., Tejada, M., Benítez, C., , J.L González. (1997). Changes in pH and
the organic matter and phosphorus contents of asparagus cultivated soils produced
by phosphorus fertilization. Journal of Plant Nutrition, 20: 1465-1478.
25. Fisher, K.J., B.L. Benson. (1983). Effects of nitrogen and phosphorus nutrition on
the growth of asparagus seedlings. Scientia Horticulturae, 21(2):105-112
26. Hikasa, Y. (2000). Studyon growth properties and continuous production based on
sugar accumulation properties in roots of asparagus. Report of Hokkaido
Prefectural Agric Expt Sta. 94:72.

75
27. Hussain, A., Anjum, F., Rab, A., & M. Sajid. (2006). Effect of nitrogen on the
growth and yield of asparagus (Asparagus officinalis). Journal of Agricultural and
Biological Science, 1 (2): 41-47
28. Knaflewski, M, A Kałużewicz, C Wenjing, A Zaworska, W Krzesiński. (2014).
Suitability of sixteen asparagus cultivars for growing in polish environmental
conditions. Journal of Horticultural Research, 22(2): 151-157
29. Krug, H and D. Kailuweit. (1999). Is asparagus cultivation dangerous to the
environment? Nitrogen balance of asparagus. 35(7): 433-436.
30. Loughton, A, Randy Baker and O. Brian Allen. (1996). Yield and growth responses
of asparagus to between-row spacing and planting depth. Can. J. Plant Sci. 76: 841
- 847.
31. Mullen. (1998). Asparagus. Kansas State University Agricultural Experiment.
Station and Cooperrative Extention Service. 215 pages.
32. Nesson R. (2004). Organic asparagus producation. NSW Agricultural. Fist
Edition. p 1-6.
33. Nicola, S. (2000). Containerized transplant production of asparagus, effects
of nitrogen supply and container cell size on plant quality and standestablishment.
Proc. XXV Int. Hort. Congress. Part 1. Culture techniques with special emphasis on
environmental implications, nutrient management, Brussels, Belgium, 2-7 August
1998. 511: 249-256.
34. Onggo, T.M. and Mubarok, S. (2018). Cultivation of asparagus as an annual crop
in the tropics: growth, spear yield and -size of two cultivars harvested at different
plant age. Acta Hortic,1223, 159-164
35. Ovidiu Matei, Hayder Adil Abdulrazzaq AL-Kinani, Aurora Dobrin, Ovidiu Ionuț
Jerca, Elena Maria Drăghici Hayder Adil Abdulrazzaq Al-Kinani, Aurora Dobrin,
Ovidiu Ionuț Jerca, Elena Maria Drăghici. (2019). Effects of Organic Fertilizers on
the Growth Seedlings of Asparagus . Horticulture, LXIII (2): 216-222.
36. Palfi, Marina & Tomic-Obrdalj, Helena. (2014). Healthy vegetables for healthy
heart: asparagus. Cardiologia Croatica.
37. Robbins J. A. and M. R. Evans. (2004). Growing Media for Container Production
in a Greenhouse or Nurseries. Part 1: Components and Mixes. Agriculture and
Natural Resources, Division of Agriculture, University of Arkansas, Fayetteville,
4pp.
38. Sanders, D. C. and B. Benson. (1999). Nitrogen-potassium interactions in
asparagus. IXth Int. Asparagus Symposium. Pasco, Washington, 15-17 July 1997.
479: 421- 425.

76
39. Sterrett S.B., Ross B.B., Savage C.P. (1990). Establishment and yield of
asparagus as influenced by planting and irrigation method. J. Amer. Soc. Hort.
Sci. 115, 29-33.
40. Štajner, N., Bohanec, B., and Javornik, B. (2002). Genetic variability of
economically important Asparagus species as revealed by genome size analysis
and rDNA ITS polymorphisms, Plant Science, 162: 931-937.
41. Takatory, F. H., F. Souther and J. Stillman. (1975). Influence of high density
planting on yield and quality of green asparagus. California Agriculture.
42. Tejada, M., and J.L. González. (2003). Influence of Foliar Fertilization with Amino
Acids and Humic Acids on Productivity and Quality of Asparagus. Biological
Agriculture & Horticulture, 21:277 - 291.
43. Warman, P.R. (1991). Effects of manures and fertilizers on asparagus yield, fern
mineral content and soil fertility. Nova Scotia Agricultural Coll., Truro, N.S.
(Canada). Dept. of Chemistry and Soil Science.
44. Wilcox-Lee, D. (1987). Soil matric potential, plant water relations, and
growth in asparagus. HortScience 22:22-24.
3. Tài liệu trên internet
45. Bộ NN&PTNT. (2019). Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Sử dụng phân bón hữu
cơ là một xu hướng tất yếu. https://www.mard.gov.vn/Pages/bo-truong-nguyen-
xuan-cuong-su-dung-phan-bon-huu-co-la-mot-xu-huong-tat-yeu.aspx. Truy cập
ngày 20 tháng 3 năm 2021.
46. Bùi Huy Hiền. (2010). Phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt
Nam. http://iasvn.org/upload/files/ZS0UBQV8ZNBH%20Hien-
Phan%20huu%20co.pdf. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2021.
47. Hồng Duyên, 2014. Công dụng tuyệt vời của măng tây
http://phunungaynay.vn/khoe-dep/dinh-duong/2564/cong-dung-tuyet-voi-cua-
mang-tay.html . Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2021.
48. Lã Văn Kính , Jonh Kopiski, Phạm Ngọc Thảo , Đoàn Vĩnh , Huỳnh Thanh Hoài.
(2016). Nghiên cứu khả năng sử dụng khô dầu phộng trong khẩu phần lợn thịt.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
http://iasvn.org/upload/files/D0CQBSFG11Baocao-khodauphong-DDCN-
_chua%20co_.pdf. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2021.
49. Lê Mến. (2020). Biến đổi tích cực trên bản đồ vùng trồng măng tây ở Việt Nam.
https://www.lisado.vn/ban-do-vung-trong-mang-tay-o-viet-
nam/#:~:text=N%E1%BA%BFu%20nh%C6%B0%20c%C3%A1c%20n%C4%83
m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc,%2C%20Qu%E1%BA%A3ng%20Nam%2C%

77
20Ninh%20Thu%E1%BA%ADn%E2%80%A6. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm
2021.
50. Nguyễn Công Thành (2018). Măng tây hữu cơ được sản xuất như thế nào?
http://iasvn.org/chuyen-muc/Mang-tay-huu-co-duoc-san-xuat-nhu-the-nao-
10734.html. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2021.
51. Phòng kinh tế thi xã Điện Bàn (2014). Khảo nghiệm khả năng thích nghi cây
Măng tây xanh tại thôn Hà Đông, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
https://123doc.net//document/4171161-khao-nghiem-kha-nang-thich-nghi-cua-
cay-mang-tay-xanh-tai-thon-ha-dong-xa-dien-hoa-thi-xa-dien-ban-tinh-quang-
nam.htm. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
52. TTKN Lâm Đồng, 2021. Kỹ thuật trồng và chăm sóc măng tây.
http://khuyennong.lamdong.gov.vn/ky-thuat-trong-trot/ki-thuat-trong-cay2/239-k-
thu-t-tr-ng-va-cham-soc-mang-
tay#:~:text=Ch%E1%BB%8Dn%2C%20l%C3%A0m%20%C4%91%E1%BA%
A5t%20tr%E1%BB%93ng%3A%20M%C4%83ng,n%C6%B0%E1%BB%9Bc%
20t%C6%B0%E1%BB%9Bi%20trong%20m%C3%B9a%20kh%C3%B4. Truy
cập ngày 31 tháng 3 năm 2021.
53. Brandenberger L, Shrefler J, Rebek E, Damicone J, 2016. Asparagus production.
http://pods.dasnr.okstate.edu/docushare/dsweb/Get/Document-1101/HLA-
6018web.pdf. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2021.
54. Cultures (2020). The origins of asparagus - Asparagus Officinalis.
https://www.cultures.ca/en-CA/asparagus/origins-asparagus. Truy cập ngày 12
tháng 3 năm 2021.
55. FAO- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (2019). Asparagus
crop, Area, yiels and production. http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC Truy
cập ngày 27 tháng 4 năm 2021.
56. Maxone Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng.
https://maxone.vn/nha-nong-kham-pha/dong-hanh-cung-chia-se/212-vai-tro-cua-
cac-nguyen-to-dinh-duong-doi-voi-cay-trong.html. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm
2021.
57. Medicinalherbs (2020). Asparagus officinalis.
http://www.naturalmedicinalherbs.net/herbs/a/asparagus-
officinalis=asparagus.php. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2021.
58. Pariona Ameber. "Top Asparagus Producing Countries In The World."
https://www.worldatlas.com/articles/top-asparagus-producing-countries-in-the-
world.html. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2021.
59. Seçer, M., Şener, F., Elmaci, Ö., & B. Yagmur, (2006). Effect of mineral
fertilizers on spears quality of Asparagus officinalis L. grown on organic

78
fertilized plantation. https://www.semanticscholar.org/paper/Effect-of-mineral-
fertilizers-on-spears-quality-of-Se%C3%A7er-
S%CC%A7ener/f0455a321e4b163dc94362558e462f796fb4ca22. Truy cập ngày
20 tháng 3 năm 2021.
60. USDA, 2017. Peru Remains the World’s Second Leading Asparagus Exporter-
Fastest Growth in the Frozen Sector.
https://gain.fas.usda.gov/Recent%20GAIN%20Publications/Peru%E2%80%99s%
20Asparagus%20Production%20Remains%20Strong_Lima_Peru_7-21-2017.pdf.
Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2021.
61. Vincent A. Fritz, Carl J. Rosen, William D. Hutchison, Roger L. Becker, Janna
Beckerman, Jerry A. Wright, Cindy B.S. Tong, and Terry Nennich. 2013.
Asparagus production guide. University of Minnesota Extension.
https://conservancy.umn.edu/bitstream/handle/11299/198098/Asparagus%20prod
uction%20guide.pdf?sequence=1&isAllowed=y. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm
2021.
62. World’s Top Exports (2020). Asparagus Exports by Country.
http://www.worldstopexports.com/asparagus-exports-by-country/. Truy cập ngày
25 tháng 4 năm 2021.

79
BẢNG KÊ PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Quy trình ủ bánh dầu


Phụ lục 2. Chi phí cây giống, công lao động, vật tư cho mô hình thí thí
nghiệm trồng cây măng tây xanh năm 2017 - 2020
Phụ lục 3. Một số hình ảnh thực hiện đề tài
Phụ lục 4. Các sản phẩm liên quan đến đề tài
4.1. 01 bài báo: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và phân bón Dạp đến
khả năng sinh trưởng của cây giống măng tây xanh (asparagus
officinalis .L) ở giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Khoa học Đại học Huế:
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
4.2. Sản phẩm đào tạo
- 06 khóa luận tốt nghiệp.
- 01 Luận văn cao học
4.3. Sản phẩm ứng dụng
- Quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng tây xanh.
Phụ lục 5. Các Quyết định liên quan
- Thuyết minh đề tài.
- Quyết định nghiệm thu hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng tây xanh.
- Biên bản nghiệm thu hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng tây xanh.
- Giấy xác nhận giao nộp sản phẩm nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Quyết định nghiệm thu cấp cơ sở.
- Biên bản nghiệm thu cấp cơ sở.
- Quyết định nghiệm thu cấp Đại học Huế.
- Biên bản nghiệm thu cấp Đại học Huế.
PHỤ LỤC 1. QUY TRÌNH Ủ BÁNH DẦU
1. Nguyên liệu dùng để ủ
- Bánh dầu: 300 kg bánh dầu đã được xay nhỏ.
- Chế phẩm vi sinh EM: 03lít
- Chế phẩm trichoderma 1 kg
- Nước: 50 lít
- Super lân 6 kg
- Vôi bột 3kg
2. Cách ủ
- Trộn đều nguyên liệu: bánh dầu, lân, vôi, chế phẩm trichoderrma.
- Hòa tan 03 lít men vi sinh EM vào 50 lít nước sạch
- Dùng thùng ô doa tưới đều dung dịch men vi sinh Em vào bánh dầu dã được xay
nhỏ, đảm bảo độ ẩm 60 - 65%.
- Trộn đều, đánh thành đống và phủ kín bằng bạt nilong, 02 tuần đảo trộn một lần,
nếu thấy đống ủ quá khô thì bổ sung thêm nước sạch. Ủ trong 2 tháng.
3. Sử dụng
Phân bánh dầu sau khi ủ 2 tháng đã chuyển màu đen, không có mùi hôi. Phân bánh dầu
sau khi ủ được dùng bón trực tiếp vào đất trồng cây
PHỤ LỤC 2. CHI PHÍ CÂY GIỐNG, CÔNG LAO ĐỘNG, VẬT TƯ CHO MÔ
HÌNH THÍ NGHIỆM TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH NĂM 2019 – 2020

Nôi dung Đv tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Công lao động công 1 200.000 200.000

Hạt giống măng tây xanh hạt 1 7000 7000

Cây giống măng tây xanh cây 1 10.000 10.000

Phân chuồng hoai mục tấn 1 3.000.000 3.000.000

Bánh dầu kg 1 7.000 7.000

Phân ure kg 1 10.000 10.000

Phân lân kg 1 6.000 6.000

Phân kali kg 1 9.000 9.000

Vôi kg 1 4.000 4.000

Chế phẩm EM lít 1 5.000 5.000

Thuốc BVTV ha 1 10.000.000 10.000.000


Dây cước, cọc ha 1 15.000.000 15.000.000

Hệ thống tưới nhỏ giọt ha 1 200.000.000 200.000.000


Khấu hao hệ thống tưới
nhỏ giọt sử dụng trong 10 ha 1 20.000.000 20.000.000
năm
Hệ thống tưới nhỏ giọt
ha 1 250.000.000 250.000.000
chôn sâu 20 cm
Khấu hao hệ thống tưới
nhỏ giọt chôn sâu 20 cm ha 1 25.000.000 25.000.000
sử dụng trong 10 năm
Hệ thống tưới phun mưa ha 1 150.000.000 150.000.000
Khấu hao hệ thống tưới
phun mưa sử dụng trong ha 1 15.000.000 15.000.000
10 năm
Chi khác ha 1 5.000.000 5.000.000

(Mặt bằng giá vật tư quý IV năm 2019)


PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Hình 1. Làm đất và ủ giá thể trồng cây măng tây xanh giai đoạn vườn ươm

Hình 2. Dùng máy đo hàm lượng chất diệp lục (SPAD) giai đoạn vườn ươm

Hình 3. Đo, đếm cây giai đoạn vườn ươm


Hình 4. Lên luống và bón phân chuồng và lắp hệ thống tưới

Hình 5. Đóng cọc, giăng lưới

Hình 6. Bón phân, làm cỏ, chăm sóc vườn thí nghiệm
Hình 7. Sâu hại măng tây

Hình 8. Cây bị bệnh khô thân, cành và thuốc phòng trừ bệnh cho cây

Hình 9. Đánh giá sinh trưởng phát triển của cây măng tây
Hình 10. Đánh giá măng sau thu hoạch

Hình 12. Phân tích nitrat của chồi măng tây xanh
PHỤ LỤC 4: CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ PHÂN BÓN DAP ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY GIỐNG MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS OFFICINALIS .L) Ở GIAI ĐOẠN
VƯỜN ƯƠM
Lã Thị Thu Hằng , Trần Thị Triêu Hà, Nguyễn Tiến Long

TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện trên hai thí nghiệm: thí nghiệm 1 gồm 4 công thức và thí nghiệm 2 gồm 5
công thức, được bố trí độc lập, theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại và được
thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ Nông nghiệp, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm
Huế. Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giá thể
phù hợp nhất để gieo hạt giống măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm là: Đất phù sa + vỏ lạc xay nhỏ +
phân chuồng hoai mục (2:1:1). Tỷ lệ hạt nảy mầm 95,07 %, hạt nảy nầm sau 5 ngày gieo và sau 25 ngày cây
bắt đầu ra chồi măng mới. Cây giống sinh trưởng tốt, chiều cao cây 57,46 cm; số cây trên bụi 5,10 cây; số
cành lá cấp 1/cây 16,01 cành; số rễ/bụi 11,70 rễ. Lượng phân DAP phù hợp nhất để bón cho cây măng tây ở
giai đoạn vườn ươm là 60 kg DAP/ha (10,8 N + 27,6 P2O5/ha) và được chia làm 3 lần bón. Lần đầu bón sau
khi gieo hạt 20 ngày và định kỳ 20 ngày bón 1 lần trong thời gian 70 ngày. Cây sinh trưởng tốt, đồng đều,
cứng cáp và lá có màu xanh đậm, cây cao 56,07 cm, số cây trên bụi 6.60 cây, số cành lá cấp 1 trên cây 22,63
cành lá, số rễ trên bụi 16,32 rễ và chiều dài rễ 16,64 cm.
Từ khóa: Cây giống măng tây xanh, giá thể, phân DAP
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây măng tây (Asparagus officinalis .L) thuộc họ măng tây (Asparagaceae), là loại thực vật một lá
mầm, dạng bụi, thân thảo, lá kim, sống lưu niên, trồng thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới. Măng tây
được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như: Châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Đọt non của cây măng tây được
dùng trong ẩm thực như một loại rau cao cấp vì rất giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng tốt cho tim
mạch, hỗ trợ điều trị bệnh goutte, tiểu đường, đẹp da, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nên rất
được ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao (Štajner và cộng sự, 2002; Palfi và cộng sự, 2014; Trần Thị Ba
và cộng sự, 2014).
Hiện nay ở Việt Nam, măng tây xanh được trồng nhiều ở một số vùng như: Hà Nội, Lâm
Đồng, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Phú Yên, Quảng Nam, Ninh Thuận…(Lê
Mến, 2020). Tuy nhiên, diện tích trồng còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu rau sạch cho người tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu (Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 2008).

Ở Thừa Thiên Huế, trồng cây măng tây xanh đã thu hút sự quan tâm của một số hộ dân, tuy nhiên
đều ở dạng trồng thử nghiệm và chưa có hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật trồng (ANTV, 2016). Vì vậy, việc
nghiên cứu để đưa các loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao vào cơ cấu cây trồng là việc làm
cần thiết để nâng cao thu nhập của người dân và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Để sản xuất cây giống măng tây xanh có chất lượng tốt, ngoài việc tuyển chọn được bộ giống phù
hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương, chăm sóc cây giống đúng kỹ thuật. Thì việc chọn
được loại giá thể gieo hạt và phân bón phù hợp là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng làm
tăng tỷ lệ hạt mọc mầm và sinh trưởng phát triển của cây giống măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm, tạo
tiền đề tăng năng suất, chất lượng chồi măng ở giai đoạn vườn sản xuất.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục đích xác định được
loại giá thể gieo hạt và liều lượng phân bón DAP phù hợp cho cây giống măng tây xanh sinh trưởng tốt
trong giai đoạn vườn ươm.


Tác giả liên hệ: Email: lathithuhang@huaf.edu.vn
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Hạt giống: hạt giống măng tây xanh Atticus F1, nhập khẩu từ Hà Lan.

- Giá thể: các loại giá thể sử dụng trong thí nghiệm là: Đất phù sa, vỏ trấu, vỏ lạc xay nhỏ, phân chuồng
hoai mục được phối trộn theo tỷ lệ phù hợp ở từng công thức thí nghiệm.

- Phân bón: Phân DAP (Diamino phosphate - Nitrogen (N) 18% và (P2O5) 46%)

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu


Thời gian: Thí nghiệm được bố trí từ 01/2019 đến 06/2019.
Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ Nông nghiệp, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm
Huế.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Công thức thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn đến khả năng nảy mầm và
sinh trưởng phát triển của cây giống măng tây xanh
Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm và giá thể gieo hạt

Công thức Giá thể gieo hạt

I Đất phù sa (Đ/C)


II Đất phù sa + phân chuồng hoai mục (3:1)
III Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng hoai mục (2:1:1)
IV Đất phù sa + vỏ lạc xay nhỏ + phân chuồng hoai mục (2:1:1)

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến khả năng sinh trưởng phát triển
của cây giống măng tây xanh

Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm và liều lượng phân bón DAP

Công thức Liều lượng phân bón (Kg/ha)


I 0 N + 0 P2O5 (0 DAP) - Đ/C
II 3,6 N + 9,2 P2O5 (20 DAP)
III 7,2 N + 18,4 P2O5 (40 DAP)
IV 10,8N + 27,6 P2O5 (60 DAP)
V 14,4 N + 36,8 P2O5 (80 DAP)

2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), được thực hiện lặp lại 3 lần, theo dõi
ngẫu nhiên 10 mẫu trong một lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm là 2 m 2/1 công thức.

2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu

- Tỷ lệ nảy mầm (%): = Tổng số hạt nảy mầm/ Tổng số hạt thí nghiệm x 100

- Thời gian các giai đoạn sinh trưởng (ngày). Nảy mầm: từ khi gieo hạt đến hạt nảy mầm. Ra chồi măng
mới: từ khi gieo hạt đến ra chồi măng mới. Xác đinh khi 50% các cá thể theo dõi xuất hiện.
- Số cành lá (cành lá/cây): Đếm số cành lá cấp 1 trên thân của cây cao nhất.

- Số cây trên bụi (cây): Đếm toàn bộ số cây trên bụi ở thời điểm tại thời điểm thu thập số liệu.

- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất lên tới ngọn cây cao nhất.

- Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD): Được đo bằng máy SPAD-502, đo cành lá phía trên lớn nhất.

- Khối lượng cây tươi: Dùng cân kỹ thuật (chính xác đến 0,01 g) cân ngay sau khi lấy mẫu.

- Khối lượng cây khô: sấy ở nhiệt độ 105oc đến khối lượng không đổi, rồi tiến hành cân.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm Excel và Statistix 10.0.

2.3.5. Phương pháp thực hiện

Các loại giá thể trước khi sử dụng cho các thí nghiệm được xử lý nguồn bệnh bằng thuốc Basudin 10H (0,3
kg/m3 giá thể) và Vicarben (1ml/l nước), đảm bảo độ ẩm 65 - 70%, sau đó phủ bạt kín và ủ trong 2 tuần,
nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh hại. Sau đó, bổ sung chế phẩm vi sinh Trichoderma 1kg/1m3 giá thể trộn
đều rồi ủ trong 2 tháng.
Sử dụng túi PE màu đen, kích thước 7 × 12 cm, 1/3 bầu phía dưới đục 6 - 8 lỗ, đường kính 0,5 cm. Giá thể
sau khi xử lý được đập nhỏ, qua rây 1 cm trước khi cho vào bầu. Tưới nước duy trì độ ẩm từ 70 - 80%.
Giá thể sử dụng để gieo hạt trong thí ngiệm 2 là loại giá thể có kết quả tốt nhất ở thí nghiệm 1.
Hạt giống đã được xử lý thuốc, gieo trực tiếp vào bầu, mỗi bầu gieo 1 hạt ở vị trí giữa bầu, độ sâu gieo hạt
khoảng 1 - 1,5 cm.
Thời gian gieo hạt: Thí nghiệm 1: gieo hạt ngày 5/01/2019. Thí nghiệm 2 gieo hạt ngày 25/3/2019
Bầu được xếp thành luống rộng 1 m, phủ kín đất giữ các khe xếp bầu, chiều dài luống 8 m, giữa các luống
cách nhau 40 - 50 cm, trong điều kiện tự nhiên có che chắn khỏi gia súc, gia cầm và chim phá hoại.
Bón phân bổ sung:
Thí nghiệm 1: Tổng lượng phân bón 7,2 kg N + 18,4 kg P2O5/ha (40 kg DAP/ha), chia đều làm 3 lần bón,
cách 20 ngày bón 1 lần. Lần 1: sau gieo hạt 20 ngày; lần 2: sau gieo hạt 40 ngày; lần 3: sau gieo hạt 60 ngày.
Hòa tan phân vào nước tưới đều.
Thí nghiệm 2: Tổng lượng phân bón theo từng công thức thí nghiệm, chia đều làm 3 lần bón, cách 20 ngày
bón 1 lần. Lần 1: sau gieo hạt 20 ngày; lần 2: sau gieo hạt 40 ngày; lần 3: sau gieo hạt 60 ngày. Hòa tan phân
vào nước tưới đều.
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Ngoài các yếu tố thí nghiệm, các kỹ thuật chăm sóc được thực hiện giống nhau ở các công thức thí nghiệm.
Kỹ thuật chăm sóc cây măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm được tham khảo theo quy trình kỹ thuật của
Công ty Linh Đan, Ninh Thuận (Nguyễn Văn Tạm, 2018).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng phát triển
của cây giống măng tây xanh trong giai đoạn vườn ươm
Khả năng nảy mầm và ra chồi măng mới trên các loại giá thể
Giá thể ươm trồng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống nảy mầm, cây non ra rễ, đứng vững, dữ nước và
cung cấp dần các chất dinh dưỡng cho cây sau này. Vì vây, khi gieo hạt giống nói chung và hạt giống măng tây xanh
nói riêng, giá thể ươm trồng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tỷ lệ nảy mầm cũng như khả năng sinh
trưởng của cây giống. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gieo hạt giống măng tây xanh trên 4 loại giá thể khác nhau.
Sau 70 ngày theo dõi, kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, ở cả 4 loại giá thể thử nghiệm, các chỉ tiêu nghiên cứu đều có sự sai khác có ý nghĩa về
mặt thống kê tại mức α = 0,05. Tỷ lệ hạt giống nảy mầm đạt khá cao, dao động từ 75,00 - 95,07%. Công thức IV có
tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất đạt 95,07 %, sau 5 ngày hạt nảy mầm và 25 ngày cây con bắt đầu ra các chồi măng mới.
Kế đến là công thức II, tỷ lệ hạt nảy mầm, thời gian hạt nảy mầm và ra chồi măng mới lần lượt là: 91,43%; 6 ngày
và 32 ngày. Công thức I tỏ ra không phù hợp, tỷ lệ hạt nảy mầm chỉ đạt 75,00%, sau 33 ngày cây mới bắt đầu ra chồi
măng mới. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Asha và Kasera (2012), giá thể để gieo hạt măng tây bao gồm
cát, đất sét và phân chuồng hoai mục với tỷ lệ phối trộn khác nhau cho kết quả nảy mầm đạt tỷ lệ từ 80-100% sau
gieo một tuần. Ovidiu và cộng sự (2019) khi thử nghiệm trên giá thể 50% than bùn và 50% đá trân châu với tỷ lệ
nảy mầm đạt từ 91,25% - 96,85% sau 6 ngày gieo hạt.
Từ các kết quả thu được cho thấy, giá thể phù hợp để ươm trồng hạt giống măng tây xanh có tỷ lệ hạt nảy mầm cao,
thời gian này mầm và ra chồi măng sớm phải đảm bảo khả năng thoát nước, giữ ẩm và giàu chất dinh dưỡng.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian ra chồi măng mới

Ra chồi
Tỷ lệ nảy Nảy mầm
Công thức Giá thể gieo hạt măng mới
mầm (%) (ngày)
(ngày)
I Đất phù sa (Đ/C) 75,00d 7,00a 33,00b
II Đất phù sa + phân chuồng hoai mục (3:1) 91,43b 6,33ab 32,33b
ab
III Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng hoai mục (2:1:1) 87,40c 5,67 35,33a
IV Đất phù sa + vỏ lạc xay nhỏ + phân chuồng hoai mục 5,33b
95,07a 25,00c
(2:1:1)
LSD0,05 2,67 1,37 1,45

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05.
Khả năng sinh trưởng phát triển của cây giống măng tây xanh trên các loại giá thể

Cây sinh trưởng mạnh không nhiễm các loại sâu bệnh hại ở giai đoạn vườn ươm sẽ tạo tiền đề để cây sinh
trưởng phát triển tốt ở giai đoạn vườn sản xuất. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống măng tây
xanh ở các công thức thí nghiệm tại thời điểm 70 ngày sau gieo hạt thu được kết quả trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của giá thể trồng và tỷ lệ phối trộn đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống măng tây xanh
(Sau gieo hạt 70 ngày)
Số cành
Chiều Số lá cấp Số
Công
Giá thể gieo hạt cao cây cây/bụi 1/cây rễ/bụi
thức
(cm) (cây) (cành (rễ)
lá)
I Đất phù sa (Đ/C) 42,40c 3,27c 9,25d 7,07b
II Đất phù sa + phân chuồng hoai mục (3:1) 54,26a 4,50b 13,60b 10,53b
III Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng hoai mục (2:1:1) 48,17b 4,0 b 10,22c 9,00c
IV Đất phù sa + vỏ lạc xay nhỏ + phân chuồng hoai mục
57,46a 5,10a 16,01a 11,70a
(2:1:1)
LSD0,05 3,86 0,50 0,83 1,11

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05
Số liệu bảng 3.2 chỉ ra, giá thể gieo trồng hạt giống khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng của cây giống ở
giai đoạn vườn ươm. Trong bốn công thức thí nghiệm thì công thức IV cho kết quả tốt nhất, cây sinh trưởng tốt, thân
cây cứng cáp, nhiều cây trên bụi, thân lá có màu xanh đặc trưng của giống: chiều cao cây đạt 57,46 cm; số cây/bụi 5,10
cây; số cành lá cấp 1 là 16,01 cành lá; số rễ/bụi 11,70 rễ. Ngược lại, ở công thức I (Đất phù sa) các chỉ tiêu sinh trưởng
đều đạt giá trị thấp nhất: chiều cao cây 42,40 cm; số cây trên bụi 3,27 cây; số rễ trên bụi 7,07 rễ, cây sinh trưởng yếu,
thân cứng, lá có màu xanh hơi vàng. Ở công thức II và công thức III cây giống măng tây xanh sinh trưởng tương đối
đồng đều và cao hơn công thức đối chứng. Sự khác biệt này là do, trong trong thành phần giá thể ở công thức IV có bổ
sung phân chuồng hoai mục và vỏ lạc xay nhỏ có bổ sung thêm chế phẩm vi sinh trichodecma có tác dụng trong việc
thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, giúp giá thể tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, cung cấp cho cây sinh trưởng
phát triển tốt. Kết quả này tốt hơn kết quả nghiên cứu của Ovidiu và cộng sự (2019) với kết quả cao nhất ở giá thể
than bùn với chiều cao cây đạt 38,33cm sau 90 ngày gieo hạt. Trong nghiên cứu của Asha và Kasera (2012), giá thể
gồm cát, đất sét và phân chuồng hoai mục với tỷ lệ phối trộn 1:2:1 cho cây măng tây phát triển tôt nhất với chiều cao
cây 21,36cm và tỷ lệ phối trộn cát, đất sét và phân chuồng hoai mục 1:1:1 sau 1 tháng gieo hạt cây chỉ đạt chiều cao
15,33cm.
3.2. Ảnh hưởng của của liều lượng phân bón DAP đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây giống
măng tây xanh trong giai đoạn vườn ươm
Động thái tăng trưởng chiều cao của cây giống măng tây xanh
Quan sát động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây giống măng
tây xanh
ĐVT: cm
Từ gieo hạt đến ... ngày
Công thức Liều lượng phân bón (Kg/ha)
10 30 50 70
I 0 N + 0 P2O5 (0 DAP) - Đ/C 4,73b 21,03c 25,90b 35,30c
II 3,6 N + 9,2 P2O5 (20 DAP) 5,17a 26,17a 33,17a 45,42b
III 7,2 N + 18,4 P2O5 (40 DAP) 4,90ab 24,70ab 34,60a 49,23b
IV 10,8 N + 27,6 P2O5 (60 DAP) 5,05ab 25,63ab 35,83a 56,07a
V 14,4 N + 36,8 P2O5 (80 DAP) 5,20a 24,27b 37,57a 59,85a
LSD0,05 0,39 1,69 4,82 3,84

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05
Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Ở tất cả các kỳ theo dõi chiều cao cây của các công thức thí nghiệm đều thu được kết quả cao
hơn so với công thức đối chứng. Tại thời điểm 10 ngày sau gieo hạt chiều cao cây ở các công thức hầu như không có sự
sai khác về mặt thống kê. Sau thời gian này (50 đến 70 ngày sau gieo hạt), cây giống măng tây bắt đầu tăng trưởng
nhanh và ra nhiều chồi măng mới. Kết quả này là do, nhiệt độ bắt đầu ấm lên, có nhiều năng, lượng dinh dưỡng được
bổ sung phù hợp giúp cho cây phát triển nhanh về chiều cao. Khi tăng lượng phân bón bổ sung lên 80 kg DAP/ha (14,4
kg N + 36,8 kg P2O5/ha - công thức V) thu được kết quả cao nhất ở cả hai thời điểm theo dõi là 50 và 70 ngày là
37,57cm và 59,85 cm. Tuy nhiên, khi quan sát các đặc điểm hình thái của cây giống cho thấy: thân lá phát triển mạnh,
thân yếu dễ đổ ngã. Đây là những điểm bất lợi khi chuyển cây giống ra trồng ngoài vườn sản xuất (cây dễ bị héo, thời
gian bén rễ hồi xạnh chậm, cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh hại,…). Kế đến là công thức bón 60 kg DAP/ha (10,8 kg N
+ 27,6 kg P2O5/ha - công thức IV), chiều cao cây thu được ở các thời kỳ theo dõi tăng trưởng khá nhanh trung bình
khoảng 10 cm/20 ngày (từ 10 đến 50 ngày sau gieo hạt), sau 70 gieo hạt chiều cao cây đạt giá trị cao nhất là 56,07cm.
Ở thời điểm này, cây mọc ra nhiều chồi măng mới tạo thành bụi cây khỏe mạnh trước khi đưa ra trồng ngoài vườn sản
xuất. Ở công thức II và III chiều cao cây tăng trưởng khá và dao động từ 45,42 - 49,23 cm, sau 70 ngày gieo hạt. Theo
Hussain và cộng sự (2006) chỉ ra hàm lượng N ở mức 90kg/ha trong giai đoạn trồng cây thương phẩm cho
kết quả chiều cao cây lớn nhất so với liều lượng N ở mức 0, 60 và 120kg/ha.
Động thái tăng trưởng số cây trên bụi của cây giống măng tây xanh
Cây sinh trưởng, phát triển tốt sẽ có chiều cao, thân lá khỏe đẹp mang đặc trưng của giống. Các chồi măng mới được
hình thành trên cây mẹ thể hiện sự thích nghi của cây với điều kiện sống bên ngoài, giá thể trồng, nguồn dinh dưỡng
phù hợp và kỹ thuật chăm sóc cây trong giai đoạn vườn ươm. Theo dõi động thái tăng trưởng số cây trên bụi ở các công
thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến động thái tăng trưởng số cây trên bụi của cây giống măng
tây xanh
ĐVT: cây
Từ gieo hạt đến ... ngày
Công
Liều lượng phân bón (Kg/ha)
thức 30
10 50 70
I 0 N + 0 P2O5 (0 DAP) - Đ/C 1,00 1,13a 3,03c 3,87c
II 3,6 N + 9,2 P2O5 (20 DAP) 1,00 1,13a 4,17b 4,30c
III 7,2 N + 18,4 P2O5 (40 DAP) 1,00 1,23a 4,53b 5,48b
IV 10,8N + 27,6 P2O5 (60 DAP) 1,00 1,17a 5,43a 6,60a
V 14,4 N + 36,8 P2O5 (80
1,00 1,23a 5,38a 6,32ab
DAP)
LSD0,05 - 0,15 0,53 0,98

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05
Kết quả bảng 3.4 chỉ ra, ở thời điểm sau gieo hạt 10 đến 30 ngày số cây trên bụi không có sự khác biệt về mặt thống kê
giữa các công thức thí nghiệm. Khi cây mọc mầm được 20 ngày bắt đầu bón bổ sung phân DAP, lượng bón khác nhau
theo từng công thức thí nghiệm, cứ 20 ngày bón phân 1 lần và bón 3 lần trong cả giai đoạn vườn ươm (70 ngày). Sau
gieo hạt 50 - 70 ngày số cây trên bụi có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở tất cả các công thức, dao động từ 3,87 - 6,60 cây/bụi
(70 ngày sau gieo). Đặc biệt ở công thức bón bổ sung 60 kg DAP/ha (10,8 kg N + 27,6 kg P 2O5/ha - công thức IV) số
cây trên bụi đạt giá trị cao nhất 6,60 cây, cây sinh trưởng tốt, thân lá có màu xanh đặc trưng của giống, sẵn sàng xuất
vườn để trồng ở vườn sản xuất. Ở công thức bón bổ sung 80 kg DAP/ha (14,4 kg N + 36,8 kg P2O5/ha - công thức V)
cây sinh trưởng tốt, thân mềm dễ đổ ngã, lá có màu xanh đậm. Đây là những đặc điểm không có lợi khi chuyển cây ra
trồng ở giai đoạn sau. Đối với cây giống măng tây ở giai đoạn này, cần cung cấp lượng phân bón phù hợp để kích thích
phát triển bộ rễ thịt, thân lá cấn đối để tăng khả năng chống đổ và kháng được một số loại sâu bệnh hại chính, tạo tiền
đề tốt khi trồng ở giai đoạn vườn sản xuất. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu các tác giả Warman (1991); Espejo
và cộng sự (1997); Tejada và González (2003); Seçer và cộng sự (2006) cho thấy, việc sử dụng phân vô cơ kết hợp
với phân hữu cơ làm tăng năng suất cây măng tây.
Khả năng sinh trưởng phát triển của cây giống măng tây xanh
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống măng tây xanh ở các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống măng tây xanh
(Sau gieo 70 ngày)
Số Số cành lá
Công Chiều cao Số rễ/bụi Chiều dài
Liều lượng phân bón (Kg/ha) cây/bụi cấp 1/cây
thức cây (cm) (rễ) rễ (cm)
(cây) (cành lá)
I 0 N + 0 P2O5 (0 DAP) - Đ/C 35,30c 3,87c 15,60e 7,83e 11,20d
II 3,6 N + 9,2 P2O5 (20 DAP) 45,42b 4,30c 18,33d 10,45d 13,98c
III 7,2 N + 18,4 P2O5 (40 DAP) 49,23b 5,48b 20,27c 12,26c 16,32ab
IV 10,8N + 27,6 P2O5 (60 DAP) 56,07a 6,60a 22,63b 16,32a 16,64a
V 14,4 N + 36,8 P2O5 (80 DAP) 59,85a 6,32ab 24,38a 15,17b 15,19bc
LSD0,05 3,84 0,99 1,40 1,00 1,34

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05
Số liệu bảng 3.5 cho thấy, việc sử dụng các công thức bón phân thúc khác nhau cho cây măng tây xanh ở
giai đoạn vườn ươm đều có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao, số cành lá, số rễ và chiều dài rễ diễn
ra trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các công thức thí ngiệm
có sự khác biệt có ý về mặt thống kê ở mức α = 0,05. Chỉ tiêu sinh trưởng thu được đạt giá trị cao nhất ở
công thức IV, bón 60 kg DAP/ha (10,8 kg N + 27,6 kg P 2O5/ha), cây sinh trưởng khá đồng đều và ở mức vừa phải.
Chất lượng cây giống tốt, thân cứng cáp, lá có màu xanh đặc trưng. Tăng lượng phân bón thúc lên 80 kg DAP/ha
(bón 14,4 kg N + 36,8 kg P2O5/ha), số cành lá cấp 1/cây đạt giá trị cao nhất 24,38 cành lá trên cây. Các chỉ tiêu
sinh trưởng khác như: số cây trên bụi, số rễ trên bụi và chiều dài rễ đều không tăng và có xu hướng giảm
(Bảng 3.5). Cũng ở công thức này, quan sát các đặc điểm hình thái của cây cho thấy: cây có biểu hiện sinh
trưởng quả mạnh, thân lá non mềm, dễ đổ ngã và dễ nhiễm các loại sau bệnh hại phổ biến trên cây mang
tây xanh. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Drost (2008, 2018) chỉ ra mức phốt pho (P)
cao trong đất có tác dụng kích thích sự phát triển bộ rễ đối với cây măng tây. Nghiên cứu của Hussain và
cộng sự năm 2006 cũng chỉ ra hàm lượng N ở mức 90kg/ha trong giai đoạn trồng cây thương phẩm cho
kết quả số cành lá/cây và trọng lượng rễ/cây cao nhất so với liều lượng N ở mức 0, 60 và 120 kg/ha. Ở công
thức I (không bón phân), cây sinh trưởng chậm, các chỉ tiêu sinh trưởng thu được đều ở giá trị thấp nhất.
Kết quả này chỉ ra, khi ươm trồng cây giống măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm, cần một lượng phân
bón bổ sung phù hợp để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp cho cây măng tây sinh trưởng phát
triển tốt, tạo tiền đề cho năng suất cao.
Một số đặc điểm sinh học của cây giống măng tây xanh
Đặc điểm sinh học của cây là một trong những yếu tốt quan trọng liên quan đến chất lượng cây giống.
Theo dõi một số đặc điểm sinh học của cây giống măng tây xanh ở các công thức thí nghiệm được trình bày
ở bảng 3.6.
Kết quả bảng 3.6 cho thấy, ở các chế độ bón phân DAP bổ sung khác nhau đều làm tăng hàm lượng diệp
lục của cây măng tây xanh, so với công thức Đ/C (không bón phân). Ở giai đoạn 70 ngày sau gieo hạt, hàm
lượng diệp lục tổng số đạt giá trị cao nhất ở công thức V (14,4 kg N + 36,8 kg P2O5/ha) là: 4,46 chỉ số SPAD,
kế đến là công thức IV (bón 10,8 kg N + 27,6 kg P2O5) là: 3,74 chỉ số SPAD. Ở công thức I (không bón phân
DAP) chỉ số SPAD có giá trị thấp nhất. Hàm lượng diệp lục trong lá tăng tỷ lệ thuận với lượng phân DAP
bổ sung. Chỉ số SPAD thu được phản ánh rõ rệt liều lượng phân bón DAP ở từng công thức thí nghiệm.
Hàm lượng diệp lục trong lá thể hiện chất lượng lá với vai trò quang hợp, khả năng tích lũy chất khô và
tạo sinh khối (Hoàng minh tấn, et al., 2009). Ở công thức V, lá có màu xanh đậm, cây sinh trưởng mạnh,
đạt sinh khối lớn nhất, khối cây lượng tươi đạt 17,16 g/bụi cây, nhưng khối lượng khô thu được chỉ đạt
3,33 g/bụi. Kết quả này có thể được giải thích là do lượng phân bổ sung 80 kg DAP/ha (14,4 kg N + 36,8 kg
P2O5/ha) cao làm cho cây tăng sinh mạnh, cấu trúc thành tế bào mỏng (thân lá mềm), nước tích lũy trong
tế bào nhiều hơn,… Những đặc điểm này không có lợi cho sự sinh trưởng của cây đồng thời tăng chi phí
đầu tư, không mang lại hiệu quả kinh tế. Ở công thức IV, khối cây lượng cây khô đạt giá trị cao nhất 3,48
g/bụi cây, cây khỏe phát triển cân đối. Như vây có thể thấy, việc bón phân DAP bổ sung ở các liều lượng
khác nhau đã được thể hiện rất rõ ở khả năng sinh trưởng cũng như các đặc điểm sinh học thu được trong
quá trình nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Fisher và Benson (1983) khi bổ sung N và
P làm tăng số lượng chồi và tăng khối lượng khô của chồi măng tây trong giai đoạn vườn ươm.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón DAP đến một số đặc điểm sinh học của cây giống măng tây xanh
(Sau trồng 70 ngày)
Hàm lượng
Khối lượng Khối lượng
diệp lục Đặc điểm
Công thức Liều lượng phân bón (Kg/ha) cây tươi cây khô
(chỉ số cây
(g/bụi cây) (g/bụi cây)
SPAD)
I 0 N + 0 P2O5 (0 DAP) - Đ/C 2,72c 9,94e 2,01d +
bc
II 3,6 N + 9,2 P2O5 (20 DAP) 3,15 12,38 d
2,36 c
+++
bc
III 7,2 N + 18,4 P2O5 (40 DAP) 3,38 14,73 c
2,97 b
+++
b
IV 10,8N + 27,6 P2O5 (60 DAP) 3,74 16,29b 3,48a +++
V 14,4 N + 36,8 P2O5 (80 DAP) 4,46a 17,16a 3,33a ++
LSD0,05 0,71 1,65 0,27

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05
+++ Cây khỏe, lá có màu xanh đặc trưng theo giống; ++ Cây mềm yếu, cành lá màu xanh đậm, + Cây nhỏ, cành lá
xanh vàng, sinh trưởng kém.
Cây măng tây xanh có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao, tuy nhiên những nghiên cứu về tiêu chuẩn
cây giống được ươm trồng từ hạt trước khi xuất vườn còn hạn chế ở trong nước và thế giới. Vì vậy, từ các
kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi đưa ra các chỉ tiêu sinh trưởng đối với cây giống măng tây xanh
trước khi đưa ra ruộng trồng cây thương phẩm theo bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tiêu chuẩn cây giống măng tây xanh trước khi đưa ra ruộng trồng cây thương phẩm
STT Chỉ tiêu sinh trưởng Yêu cầu đối với cây giống
1 Các bộ phận của cây (thân, rễ, lá) Đầy đủ
2 Số cành lá/cây (cành lá) 16 - 23
3 Số cây trên bụi (lá) 5-7
4 Chiều cao cây (cm) 50 - 60
5 Số rễ trên bụi (cm) 10 - 20
6 Khối lượng tươi (g/bụi cây) 12 - 17
7 Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD) 3-4
8 Màu sắc lá Màu xanh theo đặc trưng của giống
9 Phân bố rễ Rễ lan ra mặt ngoài của bầu ươm
10 Sâu, bệnh hại Không có triệu chứng gây hại

KẾT LUẬN

Các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn khác nhau và liều lượng phân bón DAP có ảnh hưởng rõ rệt đến
khả năng sinh trưởng, chất lượng cây giống măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm.
Giá thể gieo hạt giống măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm được phối trộn từ: Đất phù sa + vỏ lạc
xay nhỏ + phân chuồng hoai mục (2:1:1) là phù hợp nhất. Trên giá thể này, tỷ lệ hạt nảy mầm 95,07%, hạt
nảy nầm sau 5 ngày gieo và sau 25 ngày cây bắt đầu ra chồi măng mới. Cây giống sinh trưởng tốt, chiều
cao cây 57,46 cm; số cây trên bụi 5,10 cây; số cành lá cấp 1/cây 16,01 cành; số rễ/bụi 11,70 rễ
Lượng phân bón DAP bổ sung cho cây măng tây ở giai đoạn vườn ươm phù hợp nhất là 60 kg
DAP/ha (10,8 N + 27,6 P2O5/ha), chia làm 3 lần bón, lần đầu sau khi gieo hạt 20 ngày, 20 ngày bón 1 lần
trong thời gian 70 ngày. Cây sinh trưởng tốt, đồng đều, cứng cáp và lá có màu xanh đậm, cây cao 56,07
cm, số cây trên bụi 6.60 cây, số cành lá cấp 1 trên cây 22,63 cành lá, số rễ trên bụi 16,32 rễ và chiều dài rễ
16,64 cm.
Cây giống măng tây xanh trước khi xuất vườn cần đạt các chỉ tiêu sinh trưởng: Có 5 - 7 cây/bụi, cây
cao 50 - 60 cm, cây có từ 16 - 23 cành lá, rễ nhiều từ 10 - 20 cái, khối lượng tươi (12 - 17 g/bụi cây).
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Đại học Huế đã hỗ trợ kinh phí thông qua đề tài cấp Đại học
Huế, mã số: DHH 2019-02-125.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy và Cao Thị Ngọc Thơ, (2014). Ảnh hưởng của màng phủ và superhume
lên sinh trưởng và năng suất măng tây xanh (asparagus officinalis l.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, 2: 99-104.

2. Lê Mến, (2020). Biến đổi tích cực trên bản đồ vùng trồng măng tây ở Việt Nam. Cập nhật ngày
31/3/2021 tại https://www.lisado.vn/ban-do-vung-trong-mang-tay-o-viet-
nam/#:~:text=N%E1%BA%BFu%20nh%C6%B0%20c%C3%A1c%20n%C4%83m%20tr%C6%B0%E1%B
B%9Bc,%2C%20Qu%E1%BA%A3ng%20Nam%2C%20Ninh%20Thu%E1%BA%ADn%E2%80%A6.

3. ANTV (2016). Kết quả khả quan của cây măng tây trên đồng đất xứ Huế. Cập nhật ngày 31/3/2021 tại
http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/kinh-te/ket-qua-kha-quan-cua-cay-mang-tay-tren-dong-dat-xu-hue-
188617.html.

4. Nguyễn Văn Tạm, (2018). Kỹ thuật trồng cây măng tây xanh, Công ty TNHH Linh Đan Linh Thuận.

5. Hoàng Minh tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng, (2009). Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất
bản Nông nghiệp. Hà Nội.

6. Asha Raghav and Pawan K Kasera, (2012). Seed germination behaviour of Asparagus racemosus
(Shatavari) under in-vivo and in-vitro conditions. Asian Journal of Plant Science and Research, 2 (4): 409-
413.

7. Drost, D. (2008). High phosphorus applications at planting improve asparagus root growth and yield.
Acta Hortic, 776: 63-68.

8. Drost D, (2018) A Single Application of Phosphorus at Planting Improves Long-term Asparagus Root
Growth and Yield, International Journal of Vegetable Science, 24 (2): 146-159.
9. Espejo, J.A., Tejada, M., Benítez, C., , J.L González, (1997). Changes in pH and the organic matter and
phosphorus contents of asparagus cultivated soils produced by phosphorus fertilization. Journal of
Plant Nutrition, 20: 1465-1478.

10. Fisher K.J., B.L. Benson, (1983). Effects of nitrogen and phosphorus nutrition on the growth of
asparagus seedlings. Scientia Horticulturae, 21(2):105-112

11. Hussain, A., Anjum, F., Rab, A., & M. Sajid, (2006). Effect of nitrogen on the growth and yield of
asparagus (Asparagus officinalis). Journal of Agricultural and Biological Science, 1 (2): 41-47

12. Ovidiu Matei, Hayder Adil Abdulrazzaq AL-Kinani, Aurora Dobrin, Ovidiu Ionuț Jerca, Elena Maria
Drăghici Hayder Adil Abdulrazzaq Al-Kinani, Aurora Dobrin, Ovidiu Ionuț Jerca, Elena Maria
Drăghici, (2019). Effects of Organic Fertilizers on the Growth Seedlings of Asparagus . Scientifc Papers.
Series B, Horticulture, LXIII (2): 216-222.

13. Palfi, Marina & Tomic-Obrdalj, Helena, (2014). Healthy vegetables for healthy heart: asparagus.
Cardiologia Croatica.

14. Štajner, N., Bohanec, B., and B. Javornik, (2002). Genetic variability of economically important
Asparagus species as revealed by genome size analysis and rDNA ITS polymorphisms, Plant Science
162: 931-937.

15. Tejada, M., and J.L. González, (2003). Influence of Foliar Fertilization with Amino Acids and Humic
Acids on Productivity and Quality of Asparagus. Biological Agriculture & Horticulture, 21:277 - 291.

16. P.R. Warman, (1991). Effects of manures and fertilizers on asparagus yield, fern mineral content and
soil fertility. Nova Scotia Agricultural Coll., Truro, N.S. (Canada). Dept. of Chemistry and Soil Science.

17. Seçer, M., Şener, F., Elmaci, Ö., & B. Yagmur, (2006). Effect of mineral fertilizers on spears quality of
Asparagus officinalis L. grown on organic fertilized plantation.
https://www.semanticscholar.org/paper/Effect-of-mineral-fertilizers-on-spears-quality-of-
Se%C3%A7er-S%CC%A7ener/f0455a321e4b163dc94362558e462f796fb4ca22.

RESEARCH ON THE EFFECTS OF SUBSTRATES AND DAP FERTILIZER ON THE GROWTH OF


GREEN ASPARAGUS (ASPARAGUS OFFICINALIS .L) AT NURSERY STAGE
This research was carried out at the Center for Agricultural Research and Service, Agronomy
Faculty, Hue University of Agriculture and Forestry from Jannuary 2019 to May 2019. Randomized
completely block design (RCBD) with three replications of nine treatments corresponding to different
types of substrates and mixture ratios and different rates of diammonium phosphate fertilizer were
applied. The study results showed that, different types of substrate mixture ratios and different rates of
diammonium phosphate fertilizer application had significant effect on the growth and quality of green
asparagus plants at the nursery stage. The substrate mixture ratios of alluvial soil + crushed peanut shell
+ decomposed manure (2: 1: 1) was the most suitable to sow the green asparagus seeds with the
germination rate was 95.07% after 5 days and new shoots was growed after 25 days of sowing. Green
asparagus plants grew well with plant height was 57.46 cm; the number of plants/bush, number of primary
branches/plant and number of roots/bush were 5.10, 16.01 and 11.70, respectively. The most suitable
amount of diammonium phosphate fertilizer subpliment for green asparagus plants at the nursery stage
was 60 kg/ha (equivalent 10.8 kg N + 27.6 kg P2O5/ha). This diammonium phosphate fertilizer was divided
into 3 fertilization times, the first fertilization time was 20 days after sowing seeds and fertilization once
every 20 days for 70 days. The green asparagus plants were well developed, uniform and dark green leaves
with plant height was 56.07 cm, root length was 16.64 cm, number of plants/bush, number of primary
branches/plant and number of roots/bush were 6.60, 22.63 and 16.32, respectively.
Keywords: Green asparagus seedling, substrates, DAP fertilizer.
ĐẠI HỌC HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN SẢN PHẨM ĐÀO TẠO


ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ
Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế xác nhận:
Đề tài: Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây măng tây xanh tại tỉnh
Thừa Thiên Huế
Mã số: DHH 2019-02-125
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lã Thị Thu Hằng
Trong thời gian thực hiện đề tài đã tham gia đào tạo tại đơn vị với kết quả như sau:

Tên khóa luận/đồ án Họ tên Ngành Họ tên GV Ngày Kết quả


TT
tốt nghiệp đại học sinh viên học hướng dẫn chấm chấm
1 Nghiên cứu ảnh Trần Nông Trần Thị 05/6/2019 8.7
hưởng của các loại giá Hữu Học 49 Triêu Hà
thể đến khả năng nảy Tuấn
mầm và sinh trưởng
phát triển của cây
giống măng tây xanh
tại Thừa Thiên Huế.
2 Nghiên cứu ảnh Phạm NCT & Dương 05/6/2019 8.8
hưởng của liều lượng Văn SXGCT Thanh Thủy
phân bón DAP Đức 49
(Diamino phosphate -
Nitrogen (N) 18% và
(P2O5) 46%) đến khả
năng sinh trưởng phát
triển của cây giống
măng tây xanh tại
Thừa Thiên Huế
3 Nghiên cứu ảnh Nguyễn Khoa Trần Thị 25/6/2020 8.3
hưởng của mật độ cây Thị học cây Phương
trồng đến khả năng Huỳnh trồng 50 Nhung.
sinh trưởng phát triển Như Lã Thị Thu
và năng suất của cây Hằng
măng tây xanh tại
Thừa Thiên Huế
4 Nghiên cứu ảnh Phạm Nông Trần Thị 24/6/2020 9.5
hưởng của phương Thành Học 50 Ánh Tuyết
pháp tưới nước cho Long Lã Thị Thu
cây măng tây xanh tại Hằng
tỉnh Thừa Thiên Huế
5 Đánh giá khả năng Hoàng Nông Trần Thị 24/6/2020 9.4
sinh trưởng, phát triển Thị Lê Học 50 Ánh Tuyết
và năng suất của một
số giống măng tây Lã Thị Thu
xanh tại tỉnh Thừa Hằng
Thiên Huế
6 Nghiên cứu ảnh Hồ Thị NCT & Trần Thị 24/6/2020 9.5
hưởng của vật liệu che Khăm SXGCT Triêu Hà
phủ luống đến khả Lay 50
năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất của
cây măng tây xanh
(Asparagus officinalis
L.) trồng tại Thừa
Thiên Huế trong vụ
Đông Xuân 2019-
2020
C
Chuyên Họ tên Kết
Họ tên Ngày bảo
TT Tên luận văn thạc sĩ ngành, người quả
học viên vệ
khóa hướng dẫn bảo vệ
năm
1 Nghiên cứu khả năng Phan Khoa Lã Thị Thu 16/11/2020 8.8
thay thế phần đạm vô Trung học cây Hằng
cơ bằng đạm hữu cơ Thông trồng
từ bánh dầu cho cây
măng tây xanh trồng
tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế, Ngày 28 tháng 11 năm 2021
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG ĐT&CTSV

Nguyễn Văn Đức


ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH

Sản phẩm của đề tài: Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây
măng tây xanh tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Mã số: DHH 2019-02-125

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lã Thị Thu Hằng

Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 6 năm 2021


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH

Sản phẩm của đề tài: Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây
măng tây xanh tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Mã số: DHH 2019-02-125

Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 6 năm 2021


1. Tên quy trình công nghệ: Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng tây xanh
2. Thuộc đề tài: Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây măng tây
xanh tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Mã số: DHH 2019-02-125
3. Chủ nhiệm đề tài: TS. Lã Thị Thu Hằng
4. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
5. Tên sản phẩm từ hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng tây xanh
Cây giống măng tây xanh giai đoạn vườn ươm, chồi non măng tây xanh giai đoạn vườn
sản xuất.
6. Tóm tắt những qui trình công nghệ tương tự đã có
Măng tây xanh (Asparagus officinalis L.) là một trong những loại rau cao cấp có
giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao nên đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước. Các kết quả nghiên cứu này, được thực
hiện như: mô tả các đặc điển thực vật học, các hoạt chất, giá trị dinh dưỡng có trong
chồi măng non, các biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc cây, kỹ thuật thu hoạch và bảo
quản chồi măng non,...
Năm (2014) Trần Thị Ba và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của màng phủ và
superhume lên sinh trưởng và năng suất măng tây xanh.
Năm (2018) Nguyễn Công Thành đã nghiên cứu sản xuất măng tây theo hướng
hữu cơ.
Năm (2020) Đặng Thị Thanh Vương đã có nghiên cứu về phân hữu cơ đến sinh
trưởng của cây măng tây giai đoạn cây con.
Ở Thừa Thiên Huế thuộc khu vực miền Trung của Việt Nam, nhóm nghiên cứu
chưa ghi nhận được mô hình sản xuất cũng như các quy trình kỹ thuật nhân giống, quy
trình kỹ thuật trồng cây măng tây xanh thương phẩm được công bố rộng rãi.
Ở Việt Nam, các giống măng tây xanh nhập nội hiện nay rất đa dạng, quy trình kỹ
thuật trồng thường chỉ phù hợp với từng nhóm giống cũng như điều kiện khí hậu thổ
những của từng vùng sinh thái cụ thể.
Vì vậy, từ những kết quả nghiên cứu thu được sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để
chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây
măng tây xanh tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Những điểm mới của hướng dẫn kỹ thuật đã thực hiện so với những qui trình
công nghệ đã có
Nghiên cứu được thực hiện trên giống Atticus F1 của tập đoàn hạt giống BeJo
Hà Lan.
7.1. Giai đoạn ươm trồng cây giống măng tây xanh
Xác định giá thể gieo hạt giống măng tây xanh ở giai đoạn vườn ươm được phối
trộn từ: Đất phù sa + vỏ lạc xay nhỏ + phân chuồng hoai mục (2:1:1). Trên giá thể này,
tỷ lệ hạt nảy mầm 95,07%, cây giống sinh trưởng tốt.
Lượng phân bón DAP bổ sung cho cây măng tây ở giai đoạn vườn ươm phù hợp
nhất là 60 kg DAP/ha (10,8 N + 27,6 P2O5/ha), chia làm 3 lần bón, lần đầu sau khi gieo
hạt 20 ngày, 20 ngày bón 1 lần trong thời gian 70 ngày.
Cây giống măng tây xanh trước khi xuất vườn cần đạt các chỉ tiêu sinh trưởng: Có
5 - 7 cây/bụi, cây cao 50 - 60 cm, cây có từ 16 - 23 cành lá, rễ nhiều từ 10 - 20 cái, khối
lượng tươi (12 - 17 g/bụi cây).
7.2. Giai đoạn trồng cây măng tây xanh thương phẩm
Mật độ trồng phù hợp để giống măng tây xanh Atticus F1 sinh trưởng phát triển
tốt, cho năng suất và chất lượng măng cao là 28.000 cây/ha (trồng hàng đơn: khoảng
cách 120 cm x 30 cm). Mật độ trồng có mối tương quan nghịch với các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất thực thu của giống Atticus F1.
Bón phân kết hợp giữa phân hữu cơ bánh dầu với phân đạm urê theo tỷ lệ thay thế
50% đạm urê bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu, cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất
và chất lượng măng cao nhất.
Phương pháp tưới nhỏ giọt trên mặt luống phù hợp cho cây măng tây xanh sinh
trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng măng cao.
Trồng cây măng tây xanh trên chân đất cát pha theo mật độ: trồng hàng đơn,
khoảng cách 120 cm x 30 cm, 28.000 cây/ha, cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi ròng đạt
356.311.551 đ/ha/năm.
8. Mô tả chi tiết về hướng dẫn kỹ thuật
8.1. Giới thiệu về cây măng tây
Cây măng tây (Asparagus officinalis L.) thuộc họ măng tây (Asparagaceae), là loại
thực vật một lá mầm, dạng bụi, thân thảo, lá kim, sống lưu niên. Thích hợp trồng ở vùng
khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 250C - 330C. Măng tây có khả năng chịu được
rét, nhưng dưới 100C ngừng sinh trưởng. Đất trồng có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh
tác dày: đất cát pha, đất phù sa ven sông, đất bazan… Măng tây được trồng ở nhiều nơi
trên thế giới như: Châu Âu, Bắc Phi và Tây Á,… Ở Việt Nam, măng tây là một trong
nhưng loại rau nhập nội rất được ưa chuộng bởi: Đọt non của cây măng tây được dùng
trong ẩm thực như một loại rau cao cấp rất giàu dinh dưỡng: nước 83%, chất khô 17%,
trong đó: protein 2,2%, đường 1.2%, chất xơ 2,3% và nhiều khoáng chất như kali,
magnê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho,… Đồng thời, chúng còn chứa rất
nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2),
Thiamin (B1) và các chất khác như Triptophan, Folate,.., giúp phòng trị các bệnh tiểu
đường, bệnh ung thư, bệnh tim mạch rất hữu hiệu. Ngoài ra, măng tây còn có khả năng
tăng cường sinh lực, chống béo phì và chống lão hóa da.
8.2. Kỹ thuật ươm cây giống măng tây xanh
8.2.1. Chọn giống
Măng tây có 3 dạng hạt giống và rễ giống:
- Hạt giống lai F1: Năng suất và chất lượng măng rất cao, kháng sâu bệnh rất cao,
dễ trồng và dễ thu hoạch: Aticus F1, UC-157 F1, GRANDE F1, APOLLO F1 và ATLAS
F1, Sunlim F1...
- Hạt giống thuần: Năng suất và chất lượng cao, ổn định, kháng sâu bệnh, dễ trồng
và dễ thu hoạch. California 3 1, California 5, Mary Washington. UC- 800, K767,
Amadeus
- Hạt giống quần thể: Hạt được thu từ các cây mẹ có nguồn gốc từ hạt giống thuần
hoặc hạt lai. Hạt có năng chất và chất lượng thấp, ít có giá trị thương phẩm.

Hình 1. Hạt giống măng tây


- Rễ giống: được lấy từ những cây măng tây khoẻ mạnh đã trồng từ 1-2 năm tuổi,
chỉ cần trồng ra đất vài tháng là có măng thu hoạch. Rất thuận tiện cho những gia đình
trồng vài chục gốc măng tây trong vườn rau gia đình.
Hình 2. Rễ giống măng tây
8.2.2. Chuẩn bị hạt giống để gieo ươm
Lượng hạt giống gieo nhiều hay ít phụ thuộc vào:
- Chất lượng hạt giống: Tỷ lệ nẩy mầm, sức sống của cây mầm (hạt lai hoặc hạt
thuần).
- Hạt giống to (nặng) hay nhỏ (nhẹ) (P1000 hạt)
- Diện tích cần trồng
- Mật độ trồng
- Tỷ lệ hao hụt dự phòng
Mỗi hecta đất trồng măng tây cần chuẩn bị lượng hạt giống khoảng 0,5 kg, có
22.000 - 28.000 hạt (trồng hàng đơn cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 1,2 m); tương
ứng diện tích đất để gieo ươm hạt giống khoảng 400 -500 m2
8.2.3. Chuẩn bị vật tư phân bón
Phân bón: DAP (Diamino phosphate - Nitrogen (N:18% và P2O5: 46%))và vôi
bột. Phân chuồng được ủ hoai từ 5- 6 tháng trước khi sử dụng.
Giá thể: Đất phù sa, vỏ lạc xay nhỏ, phân chuồng hoai mục được phối trộn theo tỷ
lệ phù hợp ở từng công thức thí nghiệm. Bầu ươm hạt giống (7x12 cm).
Bầu ươm hạt giống: Bầu ươm có đường kính và chiều cao là 7 x 12cm, đục lỗ 0,5
cm ở phía dưới.
Thuốc BVTV: Aliette 800wg, Monceren 250SC, Ridomil Gold 68WP, Carbenzim
500FL, Daconil 500sc, Bio-B Bacillus Thurigiensis, Success 25SC, Abamectin 1.8 EC.
8.2.4. Ngâm ủ hạt giống
Hạt giống đã xử lý chất bảo quản và chất kích thích nảy mầm, gieo trục tiếp.
Hạt giống chưa xử lý chất bảo quản và kích thích nảy mầm, cần thực hiện như sau:
Phơi hạt giống măng tây 2-3 giờ cho thật khô để kích thích độ háo nước của hạt
giống. Ngâm hạt giống trong nước 2 sôi 3 lạnh (nhiệt độ từ 50-540C), trong 12 giờ, loại
bỏ hạt lép, úng, sâu bệnh. Rửa sạch, để ráo nước. Ủ hạt giống bằng vải ẩm sạch, cuộn
chặt cho vào bao (có xâm vài lỗ thông hơi), để vào nơi dấm mát. Hàng ngày, lấy hạt ra,
rửa sạch nước chua, ngâm vào nước sạch 3-5 phút để kích thích hạt nảy mầm. Sau 4 - 5
ngày ủ, hạt giống nứt nanh mầm rễ con màu trắng, đem gieo thẳng trên luống đất ươm
cây giống hoặc gieo vào bầu ươm.

Hình 3: Hạt giống được ngâm ủ sau 3 - 4 ngày


8.2.5. Kỹ thuật ươm hạt giống măng tây xanh vào bầu nilon
Hạt giống được ủ nứt nanh.
Bầu ươm có đường kính và chiều cao là 7 x 12cm, đục lỗ 0,5 cm ở phía dưới.
Giá thể làm bầu ươm gồm: Đất phù sa + vỏ lạc xay nhỏ + phân chuồng hoai mục
(2:1:1). Xử lý nguồn bệnh bằng thuốc Basudin 10H (0,3kg/m3 giá thể) và Vicarben
(1ml/l nước), đảm bảo độ ẩm đạt 60 - 70%. Cho giá thể vào bầu ươm, xếp thành luống
1m, rãnh rộng 40 cm. (chuẩn bị giá thể trước 1-2 tháng).
Gieo hạt vào giữa bầu đã có giá thể, chiều sâu gieo hạt 1,5 cm (1 đốt ngón tay),
phủ kín hạt.
Tưới nước giữ ẩm hàng ngày bằng bình ô doa hoặc hệ thống tưới phun mưa. Che
chắn khỏi gia súc, gia cầm hoặc chim phá hoại. Sau khi gieo 5-7 ngày cây bắt đầu mọc.
Trong giai đoạn này cần chăm sóc kỹ: nhổ cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu
bệnh để cây sinh trưởng tốt.
Cây giống măng tây được 70 - 90 ngày tuổi thì đem trồng ra ruộng sản xuất.
Hình 4. Cây giống măng tây gieo trong bầu
8.2.6. Kỹ thuật ươm hạt giống măng tây xanh trực tiếp trên luống
Chọn đất làm vườn ươm cây giống măng tây cần cao ráo, thoát nước tốt, đất có
thành phần cơ giới nhẹ (đất thịt pha cát).
Đất cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, bón lót 20 tấn phân hữu cơ hoai mục + 500 kg vôi +
500 kg super lân, trước khi gieo hạt 1 tháng.
Lên luống rộng 1m, cao 20 cm, rãnh rộng 40 cm.
Dùng gậy tròn đường kính 2 cm hoặc vuông 2 cm dập trên mặt luống thành các
hàng cách nhau 10 cm, sâu 2cm để tạo thành hàng gieo hạt.
Hạt giống đã được ủ nứt nanh.
Gieo hạt khoảng cách 10 cm x 10 cm (hàng x cây), lấy đất nhỏ lấp dày 1 - 1,5 cm
để phủ kín hạt.
Tủ một lớp rơm (hoặc trấu) mỏng trên mặt luống để khi tưới nước không bị đóng
váng trên bề mặt luống.
Tưới nước giữ ẩm hàng ngày bằng bình tưới cây (ô dòa) hoặc hệ thống tưới phun
mưa. Che chắn tránh gia súc, gia cầm hoặc chim phá hoại. Sau khi gieo 5-7 ngày cây
bắt đầu mọc.
Trong giai đoạn này cần chăm sóc kỹ: nhổ cỏ, bón phân tưới nước, phòng trừ sâu
bệnh để cây sinh trưởng tốt.
Cây giống măng tây được 70-90 ngày tuổi thì đem trồng ra ruộng sản xuất.
Hình 5. Cây giống măng tây gieo trên luống
8.2.7. Bón phân cho cây giống măng tây
Từ khi gieo hạt đến mọc mầm 15 ngày tưới acide humic liều lượng 2g/1 lít, tưới
50 lít/ha, kích thích bộ rễ phát triển.
Tưới phân DAP, liều lượng 60 kg/ha, chia đều làm 3 lần bón, cách 20 ngày
bón 1 lần. Lần 1: sau gieo hạt 20 ngày; lần 2: sau gieo hạt 40 ngày; lần 3: sau gieo
hạt 60 ngày. Hòa tan phân vào nước tưới. Dừng tưới phân trước khi nhổ cây 15
ngày.
8.2.8. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây giông măng tây xanh
- Phòng trừ bệnh chết nhanh cây con, bệnh thán thư, bệnh khô thân cành... cho
cây giống măng tây xanh, dùng thay đổi các loại thuốc: Aliette 800wg, Monceren
250SC, Ridomil Gold 68WP, Carbenzim 500FL, Daconil 500 SC.
- Phòng trừ các loại sâu hại: sâu khoang, sâu xanh da láng, rệp, bọ cánh cứng, bọ
trĩ, dế nhũi, rệp sáp, cho cây giống măng tây xanh, dùng thay đổi các loại chế phẩm trừ
sâu có nguồn gốc sinh học như: Bio-B Bacillus Thurigiensis, Biocin 16 WP, Success
25SC, Abamectin 1.8 EC.
8.3. Kỹ thuật trồng cây măng tây xanh
8.3.1. Chuẩn bị cây giống
Giống măng tây xanh Aticus F1 hoặc các loại giống lai F1 đang được trồng phổ
biến hiện nay có xuất xứ từ Mỹ, Nhật, Úc, Thái Lan, Hà Lan,… có năng xuất rất cao,
chất lượng măng tôt, kháng sâu bệnh tốt.
Cây giống măng tây xanh đạt 70-90 ngày tuổi, cây sinh trưởng tốt, sạch sâu bệnh,
đồng đều, thân cây cứng cáp và lá có màu xanh đậm, cây cao từ 50-70 cm, 4-7 nhánh
cây/bui, 10-20 rễ/bụi (rễ phủ kín bầu) và rễ dài 10-20 cm.
Hình 6. Cây giống đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất
8.3.2. Chuẩn bị phân bón
Phân urê có tỷ lệ N là 46%, super lân có tỷ lệ P2O5 là 15% và phân kaliclorua có
tỷ lệ K2O là 60%, phân bánh dầu có tỷ lệ N 6,4%, phân chuồng hoai mục và vôi bột.
8.3.3. Thời vụ trồng măng tây xanh
Ở nước ta có thể trồng măng tây được quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận
lợi như: chủ động được nguồn nước tưới và chủ động gieo ươm cây con đúng yêu cầu
kỹ thuật. Khu vực miền trung (Thừa Thiên Huế) có điều kiện khí hậu đặc thù: mùa mưa
và mùa khô rõ rêt. Thời vụ trồng cây măng tây xanh nên tránh thời điểm năng nóng gay
gắt và mưa lụt kéo dài gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây. Vì vậy, có
thể trồng 2 thời vụ chính trong năm.
Vụ 1: Trồng từ tháng 1 đến tháng 4 (vụ xuân)
Vụ 2: Trồng từ tháng 8 đến tháng 12 (vụ thu đông)
8.3.4. Chuẩn bị đất trồng
Cây măng tây sinh trưởng mạnh trên đất tơi xốp giàu dinh dưỡng, pH 6,5-7. Bộ rễ
ăn sâu đến 2 m. Vì vậy, đất trồng măng tây phải có tầng canh tác dày hơn 1,5 m và mực
nước ngầm thấp hơn 2m. Đất phải thoát nước tốt, không bí dí, ngập úng vào mùa mưa.
Đất phù sa ven sông, đất thịt nhe, đất ba gian, là những loại đất phù hợp để trồng cây
măng tây. Khu vực trồng măng tây phải đủ ánh nắng bảo đảm quang hợp tốt để cây sinh
trưởng mạnh, cho năng suất phẩm chất cao.
Đất trồng măng tây được cải tạo bằng phằng, có hệ thống tưới tiêu nước tốt,
tránh ngập úng. Trước khi trồng, cày 2 lần cách nhau khoảng 10 ngày, cày sâu 20 -
25 cm.
San phẳng mặt đất trồng, lên luống rộng 120cm x cao 20 cm, rãnh rộng 40 cm.
(mặt luống dốc nghiêng về hai bên mép luống để không ứ đọng nước mưa, nước tưới).
Lên luống xong phơi nắng 30 ngày để hạn chế mầm sâu, bệnh hại. Tại vùng đất cát có
thể làm luống chìn nhưng phải có hệ thống tiêu nước tốt vào mùa mưa.
Trên luống vừa lên, đào rãnh để bón phân lót trước khi trồng. Rãnh rộng 40 cm
sâu 20 - 25 cm.
Lượng phân bón cho 1 ha: 20 tấn phân chuồng hoai mục + 350 kg super lân +
65 kg urê + 60 kg KCl + 500 kg vôi hoặc 20 tấn phân chuồng hoai mục + 15 kg N
+ 250 kg bánh dầu + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O + 500 kg vôi. Đảo phân đều với đất.
8.3.5. Mật độ, khoảng cách trồng
Xác định mật độ trồng cây măng tây xanh cần dựa vào:
Khả năng sinh trưởng của giống: Giống lai, sinh trưởng mạnh, năng suất cao trồng
thưa. Giống thuần, sinh trưởng khá, năng suất trung bình, trồng dày.
Độ màu mỡ của đất: Đất tốt, nhiều dinh dưỡng, tưới tiêu thuận lợi trồng thưa. Đất
xấu, nghèo dinh dưỡng, không chủ động được tưới tiêu thì trồng dày để tăng số cây,
tăng năng suất tổng thể.
Khả năng đầu tư thâm canh: Chăm sóc tốt, mức độ đầu tư thâm canh cao trồng mật
độ thưa, mức độ đầu tư thâm canh có hạn trồng mật độ dầy hơn.
Tùy vào điều kiện cụ thể có thể chọn cách trồng măng tây theo hàng đơn hoặc
hàng đôi.
- Trồng hàng đơn: Cây cách cây: 30 - 45cm, hàng cách hàng: 120 cm, mật độ
khoảng 18.000 -28.000 cây/ha.
- Trồng hàng đôi: Cây cách cây: 40 - 45 cm. hàng cách hàng: 120 cm. Mật độ:
25.000 - 27.000 cây/ha.
Trồng quá thưa hoặc quá dày đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây, sâu bệnh nhiều, cỏ dại phát triển, dẫn đến năng suất thấp.
8.3.6. Kỹ thuật trồng
Sau khi đã chuẩn bị xong: cây giống đủ tiêu chuẩn, thời vụ, đất đai và mật độ
trồng, tiến hành trồng cây măng tây xanh như sau:
Đặt cây con ngăn ngắn vào hố trồng, trồng hàng đơn, cây cách cây 30 cm, hàng
cách hàng 1,2 m, mặt bầu cây giống (cổ rễ cây giống) ngang mặt đất của luống trồng.
Lấy đất hai bên mép luống phủ một lớp đất mặt dày khoẳng 5 - 10 cm cho những gốc
măng để bảo vệ cổ rễ và giữ cho cây măng đứng thẳng.
Ngay sau khi trồng xong tiến hành tưới nước để giữ ẩm cho đất, làm chặt gốc cây,
giúp cây chóng bén rễ hồi xanh.
Theo dõi cây thường xuyên nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì tiến
hành trồng dặm bổ sung ngay.
8.3.7. Kỹ thuật chăm sóc
8.3.7. 1. Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngã cho cây
Thân cây măng tây rất mềm yếu, cành nhiều rễ đổ ngã. Cần cắm cọc làm giàn giúp
cho cây măng luôn đứng thẳng, chắc gốc, tăng khả năng quang hợp, tích lũy các hợp
chất hữu cơ nuôi dưỡng cây, phát triển bộ rễ để cho thu hoạch nhiều chồi măng chất
lượng cao.
Cách làm: Cắm trụ chính (cao 1,5 m chôn sâu 0,3 cm) ở hai đầu luống, cắm trụ
phụ theo gốc cây chạy dọc theo mép luống. các trụ cách nhau 3-4 m. Dùng dây chắc
chắn giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa), cách mặt luống ở độ cao 50 cm. Khi
cây lớn có thể giăng thêm dây hoặc nâng dần dây lên cao khoảng 75 cm, 90cm, 100cm
tuỳ theo độ cao lớn của cây để giữ cây luôn đứng thẳng.
Có thể làm giàn bằng lưới ô vuông 15 x 15 cm
Các loại vật liệu sử dụng để làm giàn:
- Tre, nứa, gỗ (đường kính 5 - 10 cm), cọc sắt (2,5 - 3 cm), làm trụ chính.
- Dây nilon đường kính 10 mm (50 kg/ha), dây điện thoải hỏng làm giàn ngang đỡ
thân cành.
- Vật liệu làm giàn phải chịu được mưa nắng ít nhất 2-3 năm

Hình 7. Cắm cọc, giăng dây chống đổ, ngã


8.3.7.2. Bón phân
Lượng phân bón cân đối, hợp lý sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm
sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng măng tốt. Có hai quy trình bón phân cho cây
măng tây xanh.
Kết hợp giữa phân hữu cơ bánh dầu với phân đạm urê theo tỷ lệ thay thế 50% đạm
urê bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu.
Nitơ tổng số trong phân bánh dầu N% = 6,4 % (N% = Protein% : 6,25 ; Protein
trong bánh dầu là 40%, hệ số chuyển đổi là 6,25).
*Bón lót
Lượng phân bón cho 1 ha: 20 tấn phân chuồng hoai mục + 15kg N + 250kg bánh
dầu + 60kg P2O5 + 40kg K2O + 500kg vôi.
Sau khi lên luống, tiến hành rạch hàng rộng 40 cm sâu 25 cm và bón toàn bộ lượng
phân trên, lấp đất, đảo đều (Bón trước 1 tháng).
* Bón thúc
Bón phân thúc 2 lần/tháng.
- Tháng thứ nhất và tháng thứ 2 bón: 16kg N + 250kg bánh dầu + 32kg P2O5 +
16kg K2O.
- Tháng thứ 3: Bón 24kg N + 375 kg bánh dầu + 48 kg P2O5 + 24 kg K2O.
- Tháng thứ 4: Lần 1: Bón Phân chuồng: 15 tấn + 15 kg N + 230 kg bánh dầu + 36
kg K2O. Lần 2: Bón 12kg N + 200 kg bánh dầu + 24 kg P2O5 + 12 kg K2O.
- Từ tháng thứ 5 trở đi bón 30kg N + 470 kg bánh dầu + 60 kg P2O5 + 75 kg K2O.
Từ năm thứ 2 trở đi lượng phân bón có thể tăng lên từ 10 - 15 % tùy tình hình sinh
trưởng của cây. Có thể bón các loại phân khác với hàm lượng dinh dưỡng tương tự như
trên. Cần kết hợp sử dụng thêm các loại phân bón có bổ sung các nguyên tố trung và vi
lượng cho cây.
Đối với cây măng tây xanh, bón phân hữu cơ rất quan trọng để tăng năng suất, chất
lượng măng và cây sinh trưởng bền vững trong những năm kế tiếp.
Bón thúc phân kết hợp với làm sạch cỏ non, xới xáo vun gốc, theo dõi phòng trừ
sâu bệnh hại góp phần làm tăng hiệu quả của phân bón.
8.3.7.3. Tỉa bớt cây già yếu và cắt hạ ngọn cây
Từ trống đến 135 ngày, cứ định kì 15 ngày tỉa bỏ những cây già yếu, bị sâu bệnh,
luôn giữ cho bụi măng chỉ có 4 - 6 cây mẹ khỏe mạnh để cho măng.
Sau khi trồng 135 ngày: Chăm sóc đúng kỹ thuật, cây mẹ phát triển tốt, đường kính
thân lớn hơn 1 cm (to hơn điếu thuốc lá), lá chuyển sang màu sach đậm. Chon giữ lại 4
– 6 cây mẹ khỏe mạnh. Cắt ngọn cây măng đến độ cao 1,2 - 1,3 m (không thấp hơn 1,2
m) , kết hợp dưỡng cành lá sum sê, cây quang hợp tốt, để kích thích trổ măng. Tỉa bỏ
cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40 - 50 cm để
vươn thông thoáng gió phòng tránh sâu bệnh hại.
Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5 - 10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu
hoạch hết lứa măng này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống
chuẩn bị cho ra lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khỏe mạnh hơn.
8.3.7.4. Tưới nước
Nước là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng chồi măng, thường
xuyên cung cấp đủ nước sạch đảm bảo duy trì độ ẩm ở mức 60 - 70%.
Mùa nắng phải tưới nước thường xuyên mỗi ngày, giữ độ ẩm đất khoảng 60- 70%
để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao.
Mùa mưa phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt. Không được để úng quá 24h,
sẽ làm đầu chồi măng biến dạng cong veo, gốc rễ cây măng bị hư thối, cây sẽ không
cho măng hoặc măng bị giảm chất lượng đáng kể không thể thu hoạch được.
Phương pháp tưới: Có thể tưới thấm qua rãnh là biện pháp thường được dùng vì ít
tốn kém. Tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt có ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản
suất: châm phân tự động theo nước tưới. tưới nước tự động theo cảm biến về độ ẩm, …
Tưới nước cho cây vào buổi sáng sớm vì chồi măng sinh trưởng chủ yếu vào
ban đêm.

Hình 8. Tưới nhỏ giọt cho cây măng tây

8.3.7.5. Làm cỏ
Sau khi trồng, cần phải làm cỏ thường xuyên, liên tục, dứt điểm từ khi cỏ còn non,
không để cỏ già rơi hạt tái sinh lớp cỏ con cháu. Thường xuyên xới xáo bổ sung lớp đất
dưới rãng vào gốc cây măng để hạn chế cỏ dại, chống đỏ ngã cho cây và tăng hiệu quả
phân bón.
Có thể sử dụng một số loại vật liệu che phủ như: mằng phủ nông nghiệp, rơm dạ,
vỏ trấu, vỏ đậu… để hạn chế cỏ dại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ
và khả năng ra chồi măng non của cây.
8.3.7.6. Phòng trừ sâu bệnh hại
Để phòng trừ hiệu quả các loại sâu bệnh gây hại cây măng tây cần thực hiện đồng
bộ các biện pháp sau:
Chọn hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, có khả năng kháng được một số loại sạch
bệnh hại chính.
Làm đất thật kỹ, xử lý tuyến trùng, sâu bênh hại trong đất bằng các loại thuốc:
Sincosin, antracol, chitosan…để phòng trừ nấm, bệnh hại.
Lên luống cao 20-30 cm để tiêu thoát nước tốt.
Sử dụng nhiều phân hữu cơ kết hợp các chế phẩm Trichoderma để bón cho cây,
cây sinh mạnh tăng khả năng kháng bệnh.
Thường xuyên theo dõi để phát hiện các loại sâu bệnh hại và có các biện pháp xử
lý kịp thời để hạn chế thấp nhất thiệt hại.

a) Sâu hại
Măng tây thường bị các loại sâu như: sâu xanh, sâu xám, sâu róm, bọ cánh cứng…
tiến hành bắt sâu nếu mật độ sâu ít, phát sinh nhiều trên diện rộng cần tiến hành phun
thuốc để diệt trừ như: Radiant 60SC, Bio-B Bacillus Thurigiensis, Chlorban 50, Tungrin
- 50 EC, Vertimec 1,8EC, Biocin 16WP, Actamec 40EC, Abamix 1,45WP.
Đối với loài bọ trĩ, rầy mềm…có thể sử dụng: Sagomycine 10, Confidor 100SL,
Regent 800WG, comite 73 EC, Actara 25 WG, …
b) Bệnh hại
Cây Măng tây thường xuất hiện một số loại bệnh: Chết cây con, bệnh thán thư,
bệnh khô cây, bệnh bệnh đốm thân cành, bệnh nứt thân, bệnh thối gốc rễ và thối chồi
măng, bệnh do tuyến trùng và Virus gây hại. Dùng thay đổi các loại thuốc Tungsin-M
72 WP, Kata 2SL, Ridomil Gold 68 WG, Coc 85, Mancozeb 80WP, Ridomil Gold
68WP, Carbenzim 500FL, Daconil 500 SC, Validan 3SL, Curzate M8 72WP,…
Khi cây bị bệnh trong thời gian thu hoạch, cần tạm ngưng thu hoạch, cắt bỏ
hoàn toàn cây mẹ đem tiêu hủy, Xử lý thuốc trị bệnh, bón phân tái tạo lại cây mẹ
mới.
Khi dùng thuốc BVTV, dọc kỹ hướng dẫn, đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng, phải
đảm bảo thời gian cách ly an toàn theo quy định trước khi thu hoạch măng. Ưu tiên sử
dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo mộc và sinh học.
8.3.8. Thu hoạch
a) Thời điểm thu hoạch măng tây
Sau 4 - 5 tháng trồng ở ruộng sản xuất, chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắt đầu cho
măng tơ. Trong thời kỳ đầu có thể măng còn nhỏ, năng suất chưa cao nhưng nên thu
hoạch để kích thích cây tiếp tục ra măng. Năng suất và chất lượng măng sẽ tăng cao từ
năm thứ 3 trở đi.
Thời điểm thu hoạch trong ngày là 5 - 8h sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc,
tránh để măng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm chồi măng bị héo, mềm, giảm chất
lượng măng.
Măng tây xanh cho thu hoạch liên tục từ 2 - 3 tháng, rồi nghỉ một tháng để dưỡng
cây. Một năm có thể thu hoạch từ 8 - 9 tháng.
b) Kỹ thuật thu hoạch và phân loại măng
Khi chồi măng nhú lên khỏi mặt đất khoảng 25 - 30 cm là có thể thu hoạch được.
Dùng tay nắm chặt gốc chồi măng, nghiêng 30 - 450 lật nhẹ lại, chồi măng sẽ tách khỏi
rễ trụ dễ dàng. Thu măng xong tiến hành phân loại, theo yêu cầu của bên thu mua sản
phẩm. Tiếp tục thu hoạch chồi măng mỗi ngày cho đến hết chu kỳ khai thác (2 tháng).
Khi cây mẹ sắp chuyển lá vàng (lão hóa), ngừng thu hoạch ngay. Chọn giữ lại 4 – 6 chồi
măng khỏe mạnh làm cây mẹ thay thế (trẻ hóa), Trong thời gian này cần chăm sóc tốt,
bón đủ phân, tỉa bỏ cây nhỏ, cây mẹ già, cây bị sâu bệnh và phòng trừ sâu bệnh triệt để,
tạo cây mẹ khỏe mạnh tiếp tục chu kỳ thu hoạch kế tiếp.
Các chồi măng sau khi thu hoạch, cần tiến hành sơ chế phân loại và chuyển giao
ngay cho đơn vị thu mua để kịp thời gian chế biến, bảo quản, tránh làm giảm giá trị dinh
dưỡng.
* Tiêu chuẩn phân loại măng
Khi chồi măng nhú lên khỏi mặt đất có chiều cao 20 - 25 cm là có thể thu hoạch
được. Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm măng
tây xanh.
Chồi măng loại 1: Đường kính bình quân giữa thân măng 8 - 15mm, dài 20 - 25
cm không có chân trắng ở gốc măng, cọng măng non mềm và tươi giòn, thân măng
thẳng, không dị dạng cong vẹo, lá đài non còn ôm sát dính liền thân măng.
Chồi măng loại 2: Đường kính bình quân giữa thân măng 5 - 8mm, dài 20 - 25 cm
không có chân trắng ở gốc măng, cọng măng non mềm và tươi giòn, thân măng thẳng,
không dị dạng cong vẹo, lá đài non còn ôm sát dính liền thân măng.
Chồi măng loại 3: Các đường kính còn lại, dài 20 - 25 cm bắt buộc phải thu hoạch
không để cạnh tranh dinh dưỡng với các chồi măng khác hoặc phát triển thành cây lớn
cạnh tranh với các chồi măng khỏe mạnh đang dưỡng để làm cây măng mẹ thay thế.
9. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật
9.1. Hiệu quả kỹ thuật
Cây giống được tạo ra đồng đều, chất lượng cây giống tốt, sạch sâu bệnh, có thể
sản xuất ở quy mô lớn và đạt được các chỉ tiêu sinh trưởng: Có 5 – 7 cây/bụi, cây cao 50
– 60 cm, cây có từ 16 – 23 cành lá, rễ nhiều từ 10 – 20 cái, khối lượng tươi 12 - 17
g/bụi cây. Sẵn sàng đưa ra trồng ở ruộng sản xuất.
Trồng cây măng tây xanh măng cao là 28.000 cây/ha (trồng hàng đơn: khoảng
cách 120 cm x 30 cm). tỷ lệ măng loại 1 là 73,59 %, năng suất thực thu đạt 19,68
tấn/ha/năm.
Bón phân kết hợp giữa phân hữu cơ bánh dầu với phân đạm urê theo tỷ lệ thay
thế 50% đạm urê bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu, cây sinh trưởng phát triển tốt, ổn định
cho năng suất và chất lượng măng cao, số chồi măng/bụi 47 chồi; khối lượng chồi
măng 12,83 g/chồi, độ Brix 4,12%
Sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt trên mặt luông, cây măng tây xanh sinh
trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng măng cao.
9.2. Hiệu quả kinh tế
Để tính hiệu quả kinh tế trồng cây măng tây xanh, chúng tôi tính ở 2 giai đoạn:
Giai đoạn vườn ươn và gai đoạn vườn sản xuất. Việc tính toán hiệu quả kinh tế dựa vào
các chỉ tiêu: chi phí hạt giống, cây giống, công lao động, phân bón, thuốc BVTV, hệ
thống tưới nhỏ giọt, … (tính theo mặt bằng giá vật tư quý IV năm 2019 gồm). Hoạch
toán kinh tế, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 1 và bảng 2.

Bảng 1. Hiệu quả kinh tế sản xuất cây giống măng tây xanh
(Giống Aticus F1. Tính cho 500 m2 vườn ươm cây giống đủ để trồng 1ha ở ruộng sản xuất)

ĐVT: đồng

Nôi dung Đv tính Số lượng Đơn giá Thành tiền


Tổng chi 242.090.000
Công lao động công 75 200.000 15.000.000
Hạt giống hạt 30.000 7.000 210.000.000
Giá thể m3 8 2.000.000 16.000.000
Phân DAP kg 3 30.000 90.000
Thuốc BVTV sào - 500.000 500.000
Chi khác sào - 500.000 500.000
Tổng thu 280.000.000
Cây giống cây 28.000 10.000 280.000.000
Lãi ròng 37.910.000
Bảng 2. Hiệu quả kinh tế trồng cây măng tây xanh
ĐVT: đồng

Nôi dung Đv tính Số lượng Đơn giá Thành tiền


Tổng chi 726193000
Công lao động công 1250 200.000 250.000.000
Cây giống cây 28.000 10.000.000 280.000.000
Phân hữu cơ tấn 35 3.000.000 105.000.000
Phân ure kg 1195 10000 11950000
Phân lân kg 3666 6000 21996000
Phân kali kg 583 9000 5247000
Vôi kg 500 4000 2000000
Thuốc BVTV ha - 10.000.000 10.000.000
Dây cước, cọc ha - 15.000.000 15.000.000
Khấu hao hệ ha - 20.000.000 20.000.000
thống tưới nhỏ
giọt sử dụng
trong 10 năm
Chi khác ha - 5.000.000 5.000.000
Tổng thu 1.082.504.551
Năng suất kg 19680 55.000 1.082.504.551
Lãi ròng 356.311.551

You might also like