Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

I.

GiỚI THIỆU:
Ở miền đồng bằng Bắc Bộ, dân gian có câu nói truyền tụng :

“cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”

Trong đó :

 Nam là Sơn Nam (Nam Hà, Thái Bình, Hải Hưng, nơi có nhiều cầu đá),
 Bắc phía Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, nổi tiếng với những chùa cổ, tiếng hát quan họ)
 Đoài ở hướng Tây (Hà Tây, Sơn Tây, rất hãnh diện với những đình làng lớn đẹp như đình
Tây Đằng, đình Chu Quyến).

Có thể thấy ở Bắc Ninh có rất nhiều ngôi chùa cổ đẹp, tiêu biểu là chùa Búp Tháp.

Vị trí địa lý:


 Chùa cách thủ đô Hà Nội 30km, cách chùa Dâu 3km, nằm bên bờ nam Sông Đuống hiền hòa,
thuộc thôn Bút Tháp, xã ĐìnhTổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
 Chùa nằm trong vùng Siêu Loại (tên quê hương Nguyên phi Ỷ Lan) có thành cổ Luy Lâu,
làng tranh dân dã Đông Hồ, đền thờ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân – Âu Cơ,
nơi phát tích đạo Phật với những chùa Phật Tích, chùa Keo, chùa Dâu tức Cổ Châu Tự.

Tên gọi:
Chùa Bút Tháp trước đây có tên là Vĩnh Nghiêm. Tên chữ là Ninh Phúc Tự (寧福寺) là chốn
“Thiền Lâm Cổ tự”.Theo ghi chép, năm 1876 khi đi ngang thấy tháp Báo Nghiêm trông tựa cây bút
lông nên Vua Tự Đức đặt tên chùa Bút Tháp .

Còn được nhân dân gọi chùa Nhạn Tháp vì thỉnh thoảng có những con chim nhạn bay về đậu
trên đỉnh các tháp.
Trùng tu:
Theo truyền thuyết, chùa Bút Tháp được xây dựng từ thế kỷ 13, dưới đời vua Trần Thánh
Tông, nhưng như nhiều chùa chiền xưa ở nuớc ta, vật liệu xây dựng là tre, gỗ nên khó chịu đựng được
sức tàn phá của thời gian, dễ bị hủy hoại.

Vào TK XVII dưới thời Lê-Trịnh có bà Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc đã rời bỏ cung về đây tu
hành. Thấy được cảnh chùa tan hoang, hư nát, bà liền xin phép chúa Trịnh Tráng bỏ tiền ra tu sửa,
trùng tu lại chùa. Mãi đến năm 1647 chùa mới hoàn thiện quá trình tu sửa xong.

Ngoài Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (con gái của Thanh vương Trịnh Tráng) pháp
danh Diệu Viên thì việc hưng công ngôi chùa này còn gắn với tên tuổi của các quý tộc trong triều, đó
là, Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên pháp danh Diệu Tuệ và Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ.

Sau đó chùa tiếp tục được trùng tu và tu sửa vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây
nhất là năm 1992-1996. Đây là công trình kiến trúc tâm linh có quy mô lớn và còn nguyên vẹn nhất
tại Việt Nam.

Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc:


Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là một trong số ít nhân vật nữ
nổi danh, đạt tới đỉnh cao của quyền lực nhà nước, đồng thời tu hành
chính quả theo giáo lý đạo Phật, được tín đồ Phật tử, các vị tư suy tôn
là đấng “Bồ tát” cứu đời, tạc tượng thờ trong chùa.

Hầu hết bia đá trong chùa Bút Tháp đều ca ngợi công lao và
tâm đức của Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc và suy tôn: “Người
có lòng thánh thiện nên được tặng phong là Thánh Thiện Bồ tát…”.
Vị sư tổ Minh Hành người có thời gian trụ trì lâu dài và tu hành cùng
bà tại chùa Bút Tháp đã soạn văn bia ghi nhận công đức của bà:
“Ruộng hai mẫu giành cho việc thờ cúng bà Chúa Ba Kim Cương,
giỗ ngày 22 tháng 5…” hoặc khẳng định “Bà Chúa Ba Kim Cương
có lòng đôn hậu, mộ đạo, tính tình từ bi, phát tâm công đức xây dựng
đền đài…”.
Như vậy “Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc” là người duy nhất ở chùa Bút Tháp được suy
tôn với danh hiệu cao quý “Thánh thiện Bồ tát”, “Bà chúa Ba Kim Cương”. Theo như văn bia còn ghi
nhận.

II.CÔNG TRÌNH:
Kiến Trúc:
Từ lâu, chùa Bút Tháp nổi tiếng là một công trình kiến trúc tâm linh độc đáo với nghệ thuật
điêu khắc tuyệt mỹ, lịch sử lâu đời cũng như phong cảnh hữu tình. Kiến trúc của chùa thể hiện hài hòa
giữa 2 nền văn hóa, Việt Nam và Trung Quốc.

Chùa Bút Tháp tọa lạc trên khu đất cao, rộng, bằng phẳng, sát bờ Nam sông Đuống. Theo
truyền tích của địa phương, chùa nằm trên thế đất tốt, tựa hình một bông sen lớn và có ý nghĩa về
phong thuỷ.

Chùa ảnh hưởng theo kiến trúc “Nội công ngoại quốc”. Về cơ bản, cấu trúc và quy mô chùa
thời ấy chính là ngôi chùa Bút Tháp bạn nhìn thấy như bây giờ, không có quá nhiều sự thay đổi, nếu
có chỉ là nét cổ kính, xưa cũ do trải qua hàng trăm năm lịch sử mà thôi.

Phật điện còn giữ nguyên nét thuần túy của chùa cổ Việt Nam, gồm 10 nếp nhà nằm trên
mảnh đất dài hơn 100m.

Các đơn nguyên kiến trúc của chùa dàn trải trên mặt bằng, gồm:

 Tam quan  Tích Thiện am


 Gác chuông  Nhà trung
 Tiền đường  Phủ thờ hậu đường nằm trên trục
 Thiêu hương chính
 Thượng điện
Qua cửa Tam Quan là đến gác chuông 2 tầng, 8 mái. Chúa chính được đặt gần 3 đặt nhà Tiền
đường - Thiên hương - Thượng điện, ghép lại thành chữ “công”. Hai dãy hành lang dài bao lấy các
công trình kiến trúc chính, tạo thành một khuôn viên tương đối khép kín. Cách sắp xếp này làm nổi
bật điện thờ và các pho tượng bên trong.

Toàn bộ ngôi Chùa hầu như không đi bằng cửa chính mà chỉ đi bằng 2 cổng phụ khiến không
gian thoáng đãng, đặc biệt những mái đao cong của chùa thể hiện tính hướng Thượng của Phật giáo
nguyên thủy".

“…toàn bộ hướng về phía nam, hướng của trí tuệ, bát nhã, trước chùa có Tam Quan trống rỗng, bỏ
ngỏ tỏ rõ tấm lòng từ bi đức Phật luôn mở rộng đón nhận tất cả kiếp người”
Tam quan
Gác chuông
Hành
Hành lang
lang
[ Tiền
|| ||
đường ]
[ Thiêu
|| || Nhà bia
Hương]
[Thượng
|| || Nhà bia
Điện ]
|| Cầu đá ||
Tích Thiện
Nhà tổ || ||
Am
Tháp Báo
|| Nhà Trung || Tháp mộ
Nghiêm
Tháp mộ || Phủ Thờ ||
|| Hậu đường ||
ThápTâm Hoa Tháp Tôn Đức Tháp Ni Chân
Phân tích:
1. Tam quan:

Gồm 3 gian, dài 9m, rộng 5,25m với 4 bộ vì chồng rường, tì lực lên 3 hàng chân cột, mái lợp
ngói mũi. Các cấu kiện chủ yếu được làm bằng gỗ, bào trơn, đóng bén. Bốn góc của tam quan đều bổ
trụ vuông, có đỉnh kết hình đèn lồng. Hai bên hồi xây bít bằng gạch, ở giữa trổ cửa sổ hình chữ Thọ
và hình vòng tròn sắc không. Kiến trúc này được trùng tu vào thời Nguyễn.

2. Gác chuông:

Có mặt bằng nền gần vuông, với kết cấu gỗ chồng diêm, gồm 2 tầng, 8 mái, lợp ngói. Tầng
trên gác chuông kết cấu bộ vì theo kiểu "giá chiêng để thông khoảng giữa". Trên tầng treo quả
chuông lớn “Ninh Phúc tự chung”. Chuông cao 152cm, đường kính miệng là 71cm. Quai chuông là
hình 2 con rồng đấu lưng vào nhau. Chuông có 4 núm đánh, hình tròn nổi, phía dưới núm ghi tên 4
mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông…

3. Hành lang:

Nối từ đầu hồi tiền đường đến hậu đường là hai dãy hành lang dài, gần như bao bọc toàn bộ các công
trình chính của chùa. Mỗi dãy hành lang gồm 26 gian, dài 70m, rộng 4m. Ở phía đầu mỗi dãy có 1
nhà bia, với kiến trúc đơn giản, theo lối tường hồi bít đốc.

4. Tiền đường:

Gồm 5 gian, 2 chái, dài 25m, rộng 10,60m, kết cấu gỗ, mái lợp ngói ta. Phía trước bao bằng
hệ thống cửa bức bàn, hai bên là hệ thống ván bưng. Phía sau tiền đường, 3 gian giữa để trống, 2 gian
bên trang trí hệ thống ván trổ thủng, với hoa văn hình chữ "Vạn". Hệ mái tì lực chủ yếu lên 4 hàng
chân cột, các bộ vì nóc được kết cấu theo kiểu giá chiêng, liên kết bằng hệ thống xà. Hai đầu hồi làm
4 "cốn đốc" theo kiểu chồng rường (thay cho kẻ). Liên kết với những cốn là 4 chiếc bẩy chạm rồng,
hoa lá. Nghệ thuật chạm khắc tập trung tại các đầu bẩy hiên và những ván bưng, mang phong cách
nghệ thuật của thế kỷ XVII. Các đầu bẩy đều chạm nổi hình rồng và hoa lá cách điệu. Dọc ngưỡng
cửa của 5 gian được chạm nổi đề tài tứ quý, như sen dây, cúc dây,...

5. Thiêu hương:

Nối liền tiền đường và thượng điện, có mặt nền cao hơn mặt nền của tiền đường, 4 phía để
trống. Bộ khung dựa trên 4 cột, các vì kèo kết cấu theo kiểu "chồng rường", được liên kết với nhau
bởi xà thượng và xà hạ. Khoảng cách giữa 2 xà ở hai bên được nong ván, có chạm rồng, phượng, hoa.
Phía trước tòa thiêu hương có bức đại tự do vua ban “Đại hùng bảo điện”, làm năm Nhâm Ngọ, niên
hiệu Dương Hòa 8 (1642).

6. Thượng điện:

Có nền cao hơn thiêu hương và tiền đường một bậc, gồm 5 gian với chiều dài 19m, rộng
10m60; bộ khung gỗ lim, với 24 cột lớn. Về cơ bản, tòa thượng điện có kết cấu kiến trúc giống tiền
đường. Các vì kèo cũng có kết cấu kiểu giá chiêng và có cốn đốc chồng rường. Với việc xuất hiện cốn
góc, trong cấu trúc của thượng điện đã không cần đến kẻ góc, làm cho cấu trúc ngoài hiên có một
dạng đặc biệt. Nền thượng điện được bó 4 lớp đá khối hình chữ nhật. Bao quanh thượng điện cả 4 mặt
là hành lang, với một hàng lan can đá được chạm khắc rất tinh xảo các điển tích cổ như: “phượng vũ
kỳ lân”, “song ngư hý nguyệt”, “cô lộ sơn lộc”, “tam dương triều nguyệt”, “tứ linh, tứ quý”, “lý ngư
hoá long”, “tùng trúc đông thiên”,...

7. Cầu đá:

8. Tích Thiện am:

Là kiến trúc đặc biệt nhất của chùa Bút Tháp. Toà này được kết cấu theo kiểu chồng diêm,
với hàng cột ở giữa cao, to, chạy suốt từ tầng 1 lên tầng 3, các vì kèo được làm theo kiểu chồng
rường, những đầu đao của 3 tầng mái cong vút. Tầng 1 gồm 5 gian, có các vì kèo kết cấu kiểu giá
chiêng đơn giản. Tầng 2 thu lại còn 3 gian, với 4 hàng chân cột. Tầng ba thu lại còn 1 gian, kết cấu
khung dựa chủ yếu trên 4 cột cái và 4 cột trốn nhỏ, bộ vì kiểu giá chiêng. Ở 4 góc mái của tầng 3 có 4
thanh ruỗi, chống 4 kẻ góc, ăn chân vào các cột cái. Tất cả các thanh ruỗi này đều chạm hình rồng,
mây cuộn, người và thú. Dựa vào kết cấu kiến trúc và hoa văn trang trí, có thể thấy, toà này được
dựng vào thế kỷ XVIII và đã được tu sửa vào thế kỷ XIX. Trong Tích Thiện am ở gian giữa đặt Cối
kinh - “Cửu phẩm liên hoa” hình bát giác, cao 7,8m, xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen, thể hiện 9 kiếp tu
của đức Thích Ca Mâu Ni. Chín tầng Cối kinh tạc hàng trăm tượng Phật, hoa lá, chim muông, tập
trung chủ đề khuyến thiện trừ ác, giới thiệu hành trang các vị tổ Thiền tông, các đại sư, các cấp độ
thăng hoa trên đường lên cõi Niến bàn. Tòa Cửu phẩm liên hoa là tháp gỗ 8 mặt, 9 tầng, được đỡ bởi
các hàng chấn song con tiện. Tám mặt của 9 tầng có gắn phù điêu gắn với Phật giáo.

9. Nhà trung:

Gồm 5 gian, dài 16,30m, rộng 8,60m, kết cấu mái theo kiểu "tàu đao lá mái", 4 hàng chân cột,
các bộ vì kết cấu theo kiểu giá chiêng. Hiện tại, xung quanh toà này đã được xây tường bao. Ba gian
chính mở cửa bức bàn, cửa sổ chấn song con tiện, một số bộ phận kiến trúc có chạm khắc, mang
phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII.

10. Phủ thờ:

Gồm 5 gian, dài 16,50m, rộng 9m, có kết cấu kiến trúc cơ bản giống nhà trung, nhưng ở góc
toà nhà này, người ta làm kẻ suốt chạy từ đầu cột trốn đến đầu cột quân ra ngoài, 2 kẻ góc trong tòa
này mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII.

11. Hậu đường:

Gồm 13 gian, kết cấu gỗ, mái lợp ngói mũi. Trong đó, 7 gian là nơi thờ Mẫu, 3 gian bên phải
và 3 gian bên trái là tăng phòng, hiện vẫn còn một bộ vì được kết cấu theo kiểu giá chiêng, mang
phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII.

12. Toà Tổ đệ Nhất:


Gồm 5 gian, là nơi thờ Thiền sư Chuyết Chuyết. Tòa này dường như biệt lập với các kiến
trúc chính của chùa; phía sau có tháp Báo Nghiêm, phía trước là giếng đá.

13. Tháp Bảo Nghiêm:

Tháp Báo Nghiêm giống như cây bút khổng lồ, có 5 tầng với một phần đỉnh xây bằng đá
xanh. Xung quanh tháp được trang trí hoa văn sinh động và độc đáo. Tầng dưới cùng của tháp có 13
bức chạm đá, chủ yếu là hình các con thú. Tháp là sự kết hợp điêu luyện của tài nghệ ghép đá với
nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người nghệ nhân xưa.

14. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có hệ thống tháp, gồm tháp Tôn Đức, tháp Tâm
Hoa, tháp Ni Châu, tháp Mộ và một số công trình phụ trợ khác…

Hệ thống hiện vật có giá trị:


 Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tai có chiều cao tới 7.3m, chiều ngang là 2.1m.

Tượng gồm có 11 đầu, 42 tay lớn và 789 tay dáng


ngắn. Pho tượng này được mệnh danh là một kiệt
tác độc nhất vô nhị, thể hiện rõ nét triết lý của
Phật - Đưa linh hồn vào vật vô tri, vô giác.

 Cửu Phẩm liên hoa:

Trong Tích thiện am đặt Cửu phẩm liên hoa hay còn gọi là “Cối kinh”, đây là kiểu kiến trúc
tiêu biểu của phái Mật Tông (bắt nguồn từ Tây Tạng, Trung Quốc). Cửu phẩm liên hoa là tháp gỗ 8
mặt, cao 7,8m, xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen, thể hiện 9 kiếp tu của đức Thích Ca Mâu Ni. Chín tầng
Cối kinh tạc tượng Phật, hoa lá, chim muông, tập trung chủ đề khuyến thiện trừ ác, giới thiệu hành
trang các vị tổ Thiền tông, các đại sư, các cấp độ thăng hoa trên đường lên cõi Niết bàn. Du khách có
thể vừa tụng niệm một lời cầu ước và tự mình quay Cối kinh.

Người xưa tin rằng, mỗi một vòng xoay của Cối kinh tương đương với 3.542.400 lần tụng
niệm và phật pháp sẽ mau chóng được chứng quả (lời cầu nguyện sẽ thành hiện thực). Hiện nay, ở
Việt Nam chỉ còn ba cây Cửu phẩm liên hoa ở ba ngôi chùa thuộc dòng Trúc Lâm: Bút Tháp (Bắc
Ninh) chùa Phẩm và chùa Giám (Hải Dương).

 Hệ thống các bức tượng thờ các vị La Hán, chư Phật, Phật tử, Bồ tát,…

 Các phù điêu khắc quanh chùa Bút Tháp:

You might also like