Do an Ethylbenzene

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

PHẦN I: TỔNG QUAN

1. Etylbenzen:
Etyl benzen là hợp chất H-C thơm, công thức phân tử là: C6H5C2H5.
Công thức cấu tạo:

Hình 1. Cấu trúc phân tử của etylbenzen.

1.1. Tính chất vật lý của Etylbenzen:


Etylbenzen là chất lỏng dễ cháy nên phải được tồn trữ và vận chuyển trong các
thùng chứa bằng thép và được kiểm soát bởi các quy định phù hợp của các cơ quan
hữu quan. Là chất lỏng dễ cháy cao, nhiệt độ chớp cháy 15-20 vì vậy phải xử ký nhiệt
độ môi trường xung quang, tránh xa ánh nắng mặt trời trực tiếp và các nguồn nhiệt.
Etylbenzen có thể tích tụ tĩnh điện nên phải chú ý đến các biện pháp chống lại
tĩnh xã (tia lữa gây nguy hiểm).
Ở điều kiện bình thường, etylbenzen là một chất lỏng trong suốt, không màu,
có mùi thơm đặc trưng, tương đối độc hại khi uống phải, hít thở và hấp phụ qua da,
gây kích ứng nhẹ cho da và mắt.
Bảng 1. Một số thông số vật lý đặc trưng của etylbenzen [1]

Thông số Đơn vị Giá trị

Khối lượng phân tử đvC 106.17

Tỷ trọng ở 20oC 0.867


o
Nhiệt độ nóng chảy C -94.9
o
Nhiệt độ sôi C 136.2
Giới hạn nổ trong không khí % thể tích
Dưới 0.99
Trên 6,7
o
Nhiệt độ chớp cháy cốc kín C 15

Tỷ trọng hơi (không khí = 1) 3.7

Giới hạn tiếp xúc (ppm; giờ) 100;8

1.2. Tính chất hóa học của Etylbenzen:


Phản ứng quan trọng nhất của Etylbenzen là để hydro hóa tạo thành styren:
Phản ứng tiến hành ở nhiệt độ cao 600-6600C trên xúc tác K/ oxit sắt. Hơi dùng
để pha loãng. Phương diện thương mại độ chọn lọc của styren trong khoảng 89-96%
với độ chuyển hóa từ 65-70%.

Bên cạnh phản ứng chính còn có các phản ứng phụ gồm: dealkyl hóa
etylbenzen thành benzen và toluen
Một phản ứng quan trọng khác là phản ứng oxy hóa etylbezen bằng không khí
tạo thành hydro peroxit C6H5CH(OOH)CH3. Phản ứng tiến hành trong pha lỏng,
không yêu cầu xúc tác. Tuy nhiên, hydroperoxit là một chất không bền, dễ phân hủy ở
nhiệt độ cao do đó phải tối thiểu hóa nhiệt độ để giảm tỷ lệ phân hủy. Sự hình thành
sản phẩm phụ sẽ giảm nếu nhiệt độ được duy trì thấp trong thời gian phản ứng.
hydroperoxit sẽ phản ứng với C3H6 tạo thành styren vào propylene oxide.
Etylbezen có thể dealkyl hóa dưới tác dụng của xúc tác hoặc nhiệt tạo thành
benzen.
Ngoài ra, etylbenzen còn trải qua một số phản ứng đặc trưng khác của các hợp
chất thơm.
1.3. Ứng dụng của etylbenzen:
Khoảng 99% etylbenzen sử dụng trong hóa dầu để sản xuất stiren ( sản xuất
loại nhựa phổ biến là polystiren), khoảng 95% etylbenzen thu được từ quá trình alkyl
hóa benzen với etylen và 5% thu được từ phân đoạn C8 của quá trình reforming xúc
tác.
Thêm vào xăng như một chất chống kích nổ để giảm tiếng nổ của động cơ và
tăng chỉ số octan.
Được sử dụng để bơm vào lòng đất để thu hồi khí tự nhiên.
Sản xuất thuốc trừ sâu, cellulose acetat, cao su tổng hợp, sơn và mực.
1.4. Chỉ tiêu kĩ thuật của Etylbenzen thương phẩm:
Do etylbenzen sản xuất ra được sử dụng chủ yếu để tổng hợp styren, do đó, các
yêu cầu về thông kỹ thuật được áp dụng cho etylbenzen nhằm đảm bảo etylbenzen
thu được có thể đưa vào sản xuất styren. Nếu độ tinh khiết của etylbenzen không đạt
yêu cầu có thể gây cản trở đến quá trình thực hiện phản ứng sản xuất styren, đó sẽ
ảnh hưởng đến độ tinh khiết của sản phẩm styren:
 Hợp chất chứa nguyên tử halogen làm mất hoạt tính xúc tác của phản
ứng dehydro hóa và còn có khả năng gây ăn mòn thiết bị phản ứng. Thường thì
các phân tử clo hữu cơ có mặt là do lẫn trong sản phẩm etylbenzen từ quá trình
alkyl hóa với xúc tác AlCl3, …
 Dietylbenzen nếu có mặt trong nguyên liệu etylbenzen sẽ bị dehydro
hóa để tạo ra sản phẩm là divinylbenzen. Divinylbenzen sinh ra có khả năng tạo
liên kết ngang giữa các phân tử polyme làm cho chúng không thể bị hòa tan và
làm giảm chất lượng sản phẩm, do đó trong nguyên liệu etylbenzen người ta có
quy định hàm lượng dietylbenzen phải nhỏ hơn 10 ppm. Thì mới được đưa vào
sản xuất styren.
 Các tạp chất chứa trong etylbenzen có thể gây ảnh hưởng đến độ tinh
khiết của styren là các cấu tử có khoảng nhiệt độ sôi nằm giữa nhiệt độ sôi của
etylbenzen và styren: xylen, propylbenzen, và etyltoluen. Hàm lượng các chất này
trong etylbenzen được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu về độ tinh khiết cho styren.
 Một số các chỉ tiêu kỹ thuật được dùng để đánh giá chất lượng của
etylbenzen thương phẩm (cho các nhà máy sản xuất etylbenzen ở Mỹ).
Bảng 2. Một số thông số kỹ thuật đánh giá chất lượng của etylbenzen thương
phẩm
Thông số Giá trị

Độ tinh khiết của sản phẩm ≥ 99.5% wt

Hàm lượng benzen 0.05- 0.3% wt

Hàm lượng toluen 0.1- 0.3 %wt

Hàm lượng hợp chất 0.05%wt, max


nonaromatics

Hàm lượng propylbenzen 0.02% wt, max

Hàm lượng dietylbenzen 10 mg/kg, max

Hàm lượng hợp chất chứa Cl- 1-3 mg/kg, max

Hàm lượng lưu huỳnh hữu cơ 4 mg/kg, max

Tỷ trọng ở 15oC 0.869- 0.872

APHA colour 15, max

(APHA-American Public Health Association, là một loại chỉ số màu, được sử


dụng để đánh giá độ tinh khiết của sản phẩm, chỉ số này được xác định theo tiêu chuẩn
ASTM D1209).
1.5. Quá trình tồn trữ và vận chuyển Etylbenzen:
Etylbenzen là chất lỏng dễ bắt cháy, nó được chứa và vận chuyển bằng các
container bằng thép và được quy định rõ ràng, cụ thể bằng các quy định pháp luận về
lượng etylbenzen có thể vận chuyển để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
Các loại chất chữa cháy dạng bọt, CO2, hóa chất khô, halon, và nước (dạng
sương) đều có thể sử dụng để dập lửa cháy gây ra bởi etylbenzen
Chế độ thông gió hợp lý cũng rất cần thiết khi vận chuyển và tồn trữ
etylbenzen.
Để đảm bảo an toàn khi cần phải tiếp xúc với etylbenzen, người tiếp xúc nên
mang bao tay và kính an toàn, hạn chế không để etylbenzen tiếp xúc trực tiếp với da.
Trong quá trình tồn trữ, cần tránh không để etylbenzen gần với nhiệt, lửa, các chất
mồi lửa, chất giàu oxy,…
1.6. Thị trường Etylbenzen:
a) Thị trường sản xuất:
Quy mô thị trường Ethylbenzen ước tính đạt 34,95 triệu tấn vào năm 2024 và dự
kiến sẽ đạt 40,56 triệu tấn vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3,03%
trong giai đoạn dự báo (2024-2029).

b) Thị trường tiêu thụ:

Đông Bắc Á là khu vực chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp ethylbenzen,
chiếm hơn một nửa công suất và mức tiêu thụ toàn cầu. Trung Quốc đại lục là động
lực chính ở Đông Bắc Á, chiếm khoảng 2/3 công suất khu vực và gần 60% nhu cầu
khu vực tính đến năm 2021. Trung Quốc đại lục cũng sẽ là thị trường phát triển nhanh
nhất về ethylbenzen trong 5 năm tới. Nhu cầu ethylbenzen toàn cầu được dự đoán sẽ
tăng ở mức 2–3% mỗi năm trong giai đoạn dự báo.
2. Phương pháp alkyl hóa sản xuất Etylbenzen:
- Khái niệm: Alkyl hóa là quá trình đưa nhóm alkyl vào phân tử hợp chất hữu
cơ hoặc vô cơ. Phản ứng này có thể được phân loại theo dạng liên kết tạo thành
hoặc nhóm alkyl đưa vào phân tử hợp chất.
Hiện nay hầu hết etylbenzen sản xuất trong thương mại đều từ quá trình alkyl
hóa benzen bằng etylen. Sự sản xuất etylbenzen tiêu thụ 50% lượng benzen trên thế
giới. Quá trình alkyl hóa này được tiến hành chủ yếu theo 2 phương pháp:
- Tiến hành trong pha lỏng với xúc tác AlCl3.
- Tiến hành trong pha hơi với xúc tác rắn tầng cố định.

2.1. Alkyl hóa pha lỏng:


Quá trình alkyl hóa benzen với etylbenzen là phản ứng tỏa nhiệt mạnh, phản ứng
diễn ra với tốc độ nhanh và sản phẩm thu được phần lớn là etylbenzen khi có mặt xúc
tác axit AlCl3 hoặc axit khác như AlBr3, FeCl3, ZnCl4, BF3. Quá trình này sử dụng
C2H5Cl hoặc HCl như chất khơi mào phản ứng( trợ xúc tác) nhằm mục đích giảm
lượng AlCl3.
C2H4 + HCl + AlCl3 → C2H5+ + AlCl4-
C6H6 + C2H5+ + AlCl4- → C6H6-C2H5+-AlCl4-
C6H6-C2H5+-AlCl4- → C6H5-C2H5 + AlCl3 + HCl
Cần hạn chế sự có mặt của H2O vì gây ăn mòn thiết bị, gây giảm hoạt tính của
xúc tác axit bởi quá trình pha loãng axit.

2.2. Alkyl hóa pha hơi:


Alkyl hóa pha hơi được thử nghiệm từ đầu những năm 1940 nhưng không thể
cạnh tranh với công nghệ pha lỏng sử dụng xúc tác AlCl 3. Sau nhiều cải tiến thì công
nghệ pha hơi cho độ chọn lọc cao, độ chuyển hóa cao hơn, không gây ăn mòn thiết bị,
sản phẩm alkyl hóa không cần tiếp tục xử lý lắng rượu kiềm và nước để loại bỏ vết
AlCl3 hoặc BF3.

2.3. Quá trình Alkyl hóa trên xúc tác Zeolite trong pha lỏng:
Công nghệ pha lỏng sử dụng xúc tác Zeolite bắt đầu được thương mại hóa từ
năm 1990, nhà máy đầu tiên vận hành bởi Nippon SM của Nhật, dựa trên công nghệ
của hãng ABB Lummus Global and Unocal. Công nghệ này sử dụng xúc tác Zeolite Y
và gần đây hơn là β Zeolite siêu ổn định. Công nghệ EB trên pha lỏng, EBMax của
Mobil-Badger, dựa trên xúc tác Mobil MCM-22, được đưa vào hoạt động lần đầu ở
Chiba Styrene Monomer Corp, Nhật. Có tất cả 12 nhà máy sử dụng công nghệ xúc tác
Zeolite trong pha lỏng được đưa vào vận hành cuối năm 1999. Mặc dù có nhiều điểm
khác biệt giữa 2 công nghệ nhưng cả hai đều có ưu điểm là vốn đầu tư thấp, chất
lượng sản phẩm tốt hơn so với những công nghệ ra đời trước đó (công nghệ pha hơi
của Mobil-Badger).

2.4. Công nghệ sử dụng Zeolite pha hỗn hợp:


Công nghệ sản xuất ethylbenzene trong pha hỗn hợp được đưa ra bởi CDTech,
là công ty liên hợp của ABB Lummus Global và Chemical Research and Licensing.
Nhà máy đầu tiên ra đời vào năm 1994 và tới năm 1999 ba phân xưởng đã đi vào vận
hành. Đặc trưng của công nghệ này là thiết bị phản ứng alkyl hóa chứa xúc tác
Zeolite. Khí ethylene và benzene lỏng vào tháp chưng. Do nguyên liệu vào là ethylene
trong pha hơi, công nghệ này sử dụng ethylene loãng sản xuất từ quá trình chưng cất
của cracking hơi nước.

2.5. Quá trình chưng tách từ hỗn hợp C8:


Ít hơn 1% ethylbenzene được sản xuất từ quá trình này, thường kết hợp với sản
xuất Xylene từ sản phẩm của quá trình reforming. Dù công nghệ hấp phụ đã phát
triển, chủ yếu vẫn là công nghệ EBEX của UOP. Sản xuất ethylbenzene từ nguồn này
tiến hành phần lớn bằng chưng cất. Do quá trình tách rất khó khăn, công nghệ tiến
hành chưng trong khoảng hẹp ( siêu chưng phân đoạn ). Công nghệ đầu tiên của hãng
Cosden Oil and Chemical Company ra đời năm 1957, liên kết với Badger Company.
Quá trình tách yêu cầu 3 tháp chưng , mỗi tháp hơn 100 đĩa. Nhiều nhà máy được xây
dựng ở Mỹ, châu Âu và Nhật trong năm 1960. Tuy nhiên do vốn đầu tư và giá năng
lượng tăng khiến phương pháp này không có tính cạnh tranh.
3. Hóa học của quá trình:
3.1. Cơ chế và điều kiện của quá trình:
a) Xúc tác:
Tùy thuộc vào tác nhân Alkyl hóa mà có thể sử dụng các xúc tác khác nhau.
Các tác nhân alkyl hóa hydrocacbon thơm sử dụng chủ yếu trong công nghiệp là các
dẫn xuất clo và olefin. Rượu ít được sử dụng cho quá trình alkyl hóa hydrocacbon
thơm vì có khả năng alkyl hóa kém hơn.
- Khi tác nhân là các dẫn xuất clo: xúc tác hữu hiệu nhất là các acid phi proton,
phổ biến nhất là AlCl3. Hỗn hợp phản ứng trong pha lỏng khi alkyl hóa với xúc tác
AlCl3 bao gồm 2 pha: phức xúc tác và lớp hydrocacbon.
- Khi tác nhân là olefin: thường dùng xúc tác là AlCl3; ngoài ra có thể dùng
a.H2SO4, HF, H3PO4 trên chất mang, aluminosilicat, zeolit...
Trong đó:
* Khi xúc tác là a.H2SO4 hoặc HF: quá trình ở pha lỏng
- T = 10 ÷ 40oC
- P = 0,1 ÷ 1 MPa
* Khi xúc tác là a.H3PO4 rắn: quá trình ở pha khí
- T =225 ÷ 275oC
- P = 2 ÷ 6 Mpa
* Khi xúc tác là aluminosilicat, zeolit: quá trình ở pha lỏng hoặc pha khí
- T = 200 ÷ 400oC
- P = 2 ÷ 6 Mpa
AlCl3 ở trạng thái rắn hầu như không tan trong hydrocacbon và xúc tác rất yếu
cho phản ứng. Tuy nhiên theo mức độ hình thành HCl, AlCl 3 bắt đầu chuyển qua trạng
thái lỏng có màu sậm. Chất lỏng này mặc dù không tan trong hydrocacbon nhưng có
hoạt tính rất lớn và do đó tốc độ phản ứng sẽ tăng lên. Trạng thái hoạt động của AlCl 3
có thể chuẩn bị bằng cách sục khí HCl qua hệ huyền phù của AlCl 3 trong
hydrocacbon, khi đó sẽ hình thành phức của AlCl3 và HCl với 1 đến 6 phân tử
hydrocacbon thơm, trong đó một phân tử này nằm ở trạng thái cấu trúc đặc biệt mang
điện tích dương (phức ) còn các phân tử còn lại hình thành lớp solvat:

Nhằm đạt được vận tốc alkyl hóa cao ngay từ thời điểm bắt đầu phản ứng, phức
này thường được chuẩn bị trước rồi sau đó đưa vào hệ phản ứng.
b) Cơ chế phản ứng:
- Khi tác nhân là dẫn xuất Clo RCl:
Xúc tác AlCl3 sẽ hoạt hóa Cl tạo ra phức phân cực mạnh (phức σ) và hình thành
cacbocation
- Khi tác nhân là olefin:
Xúc tác AlCl3 sẽ kết hợp với chất đồng xúc tác là HCl để tạo ra cacbocation
CH2 = CH2 + HCl + AlCl3 ↔ CH3 - CH2 + + AlCl4
- Trong trường hợp này cấu tạo của nhóm alkyl trong sản phẩm được xác định
theo nguyên tắc về sự tạo thành cacbocation bền vững nhất ở giai đoạn trung gian (bậc
III > bậc II > bậc I).
- Khi tác nhân là olefin: xúc tác dị thể
Zeol-O-H+ + CH2=CH2 → CH3-CH2+ + Zeol-O-

CH3 - CH2+ + Zeol-O- + C6H6 → + Zeol-O-H+

c) Các phản ứng phụ xảy ra:


Các phản ứng phụ có thể xảy ra trong quá trình alkyl hóa hydrocacbon
thơm
- Alkyl hóa nối tiếp
- Nhựa hóa
- Phân hủy các nhóm alkyl
- Polyme hóa olefin
3.2. Các công nghệ sản xuất Etylbenzen:
3.2.1. Công nghệ alkyl hóa pha lỏng sử dụng xúc tác AlCl3:
Công nghệ pha lỏng sử dụng xúc tác AlCl 3 sản xuất khoảng 85% tổng sản lượng
etylbenzen trên thế giới [1].
Điều kiện vận hành
 Xúc tác: hệ xúc tác chủ yếu được sử dụng trong công nghệ này là hệ
AlCl3/HCl, tuy nhiên, để giảm nguy cơ ăn mòn thiết bị, người ta thường sử dụng chất
khơi mào là etylenclorua: AlCl3/C2H5Cl. Trên thực tế, xúc tác thường được chuẩn bị ở
dạng phức “đỏ”, ít hòa tan trong hydrocacbon: 25- 30% AlCl 3 + 45- 50% khối lượng
benzen/etylbenzen+ 25% hydrocacbon phân tử lượng lớn.
 Điều kiện công nghệ
 Thế hệ công nghệ đầu tiên: P= 0.15 MPa, 80- 110oC, tách nhiệt bằng bay
hơi benzen.
 Thế hệ công nghệ thứ hai: P= 1 MPa, 160- 180oC, tách nhiệt bằng tuần
hoàn sản phẩm làm lạnh ngoài.
 Tỷ lệ nguyên liệu benzen/etylen = 2-2.5.
 Thành phần dòng sản phẩm: 41- 43% etylbenzen, 38-40% benzen, 12-
14% dietylbenzen, 2-3% trietylbenzen, 1.5-2% polyetylbenzen, 1.5-2 %
các loại khác.
 Công nghệ sử dụng xúc tác trong pha lỏng còn có một nhược điểm, đó là quá
trình khử xúc tác hòa tan trong sản phẩm. CdF Chimie đã tìm ra biện pháp để thu hồi
triệt để hơn AlCl3 bằng cách trộn pha hữu cơ với amonia thay cho NaOH [2]
 Công nghệ Mosanto cải tiến:
Hình 2. Công nghệ alkyl hóa pha lỏng Mosanto cải tiến với xúc tác AlCl3
(a): thiết bị làm khô benzen
(b): thiết bị phản ứng alkyl hóa
(c): thùng chuẩn bị xúc tác
(d): thiết bị phản ứng chuyển nhóm alkyl
(e): thiết bị xả nhanh
(f): thiết bị rửa khí thu hồi benzen
(g): thiết bị lắng
(h): hệ thống trung hòa xúc tác
Thuyết minh:
Dòng benzen mới và benzen tuần hoàn sau khi qua tháp làm khô (a), thiết bị rửa
khí thu hồi benzen (f) thì được đưa vào thiết bị phản ứng. Dòng etylen cùng với
etylenclorua được đưa vào thiết bị thiết bị phản ứng. Trên đỉnh tháp, người ta có đưa
thêm dòng khí N2 vào, có tác dụng điều chỉnh áp suất trong thiết bị phản ứng.
Dòng sản phẩm sau phản ứng, một phần được đưa lên tháp tách khí (f), phần còn
lại tiếp tục đi vào thiết bị phản ứng chuyển nhóm alkyl (d), cùng với polyetylbenzen
tiếp tục phản ứng với bezen để sinh ra etylbenzen. Đi sang tháp xả nhanh e, khí được
tách ra khỏi dòng sản phẩm có thành phần chủ yếu là N2, dòng sản phẩm đi ra ở đáy
tiếp tục sang thiết bị lắng (g), hệ thống trung hòa xúc tác (h) bằng dung dịch ammonia.
Cuối cùng ta thu được sản phẩm etylbenzen có độ tinh khiết cao.
Ưu điểm: hạn chế được lượng xúc tác AlCl3 cần phải sử dụng, do đó giảm thiểu
được sự ăn mòn, tiết kiệm được chi phí xử lý xúc tác sau phản ứng. Hãng này tìm ra
được rằng, khi tăng nhiệt độ, và điều chỉnh lượng etylen thêm vào, sẽ giảm được
lượng AlCl3, do đó sẽ giảm bớt sự phức tạp trong quá trình phân tách xúc tác sau phản
ứng.
3.2.2. Công nghệ alkyl hóa pha lỏng sử dụng xúc tác rắn mang trên chất
mang:
 Nguyên liệu: khí cracking (etylen chiếm khoảng 8-10% thể tích)
 Xúc tác: BF3/Al2O3
 Điều kiện công nghệ:
 Thiết bị alkyl hóa: thiết bị đoạn nhiệt, nhiệt độ dòng vào 120-130
o
C, P= 3.5MPa, đệm xúc tác Al2O3 cố định, BF3 đưa vào cùng
dòng nguyên liệu benzen.
 Thiết bị chuyển nhóm alkyl: thiết bị đoạn nhiệt, T= 200- 210oC,
P= 3.5MPa.
 Công nghệ Alkar
 Sơ đồ công nghệ:

Hình 3. Công nghệ alkyl hóa pha lỏng Alkar UOP sản xuất etylbenzen

Thuyết minh:
Hai dòng nguyên liệu benzen (đã được trộn với BF3) và dòng khí chứa etylen đi
vào thiết bị phản ứng, phản ứng xảy ra trong pha lỏng, trên lớp xúc tác cố định
AlCl3.
Độ chuyển hóa của phản ứng giới hạn từ 25-30%, để tránh tỏa nhiệt lớn, hạn chế
tạo ra nhiều sản phẩm phụ. Nhiệt của phản ứng cũng được tách ra nhờ quá trình
tuần hoàn, làm lạnh bên ngoài.
Tại thiết bị tuần hoàn benzen, pha nhẹ giàu benzen và BF 3 đi ra ở đỉnh tháp , được
ngưng tụ và sau đó được tuần hoàn trở lại thiết bị phản ứng (bao gồm cả thiết bị
alkyl hóa và thiết bị chuyển nhóm alkyl).
Dòng sản phẩm đi ra ở đáy tháp này được đưa sang tháp chưng cất để tách sản
phẩm. Dòng sản phẩm nặng chứa các cấu tử polyetylbenzen đi ra ở đáy tháp được
đưa đến thiết bị chuyển nhóm alkyl để phản ứng với benzen và tạo etylbenzen.
3.2.3. Công nghệ sử dụng xúc tác zeolit trong pha lỏng:
Công nghệ alkyl hóa thực hiện trong pha lỏng trên xúc tác zeolit bắt đầu được
thương mại hóa năm 1990, nhà máy đầu tiên được xây dựng ở Nippon SM tại Oita,
Nhật Bản, và được đăng kí bản quyền bởi hãng ABB Lummus Global và Unocal.
Công nghệ này sử dụng loại xúc tác zeolit Y siêu ổn định, và gần đây hơn là xúc tác
zeolit beta. Một công nghệ alkyl hóa khác cũng cho phép sản xuất etylbenzen trong
pha lỏng, đó là công nghệ EBMax được phát triển bởi hãng Mobil-Badger dựa trên
xúc tác của hãng Mobil: MCM-22. Nhà máy sử dụng công nghệ này được xây dựng
đầu tiên ở Chiba Styrene Monomer Corp, Nhật Bản. Đến cuối năm 1999, có tất cả 12
nhà máy alkyl hóa benzen bằng etylen được xây dựng sử dụng công nghệ alkyl hóa
trong pha lỏng [2]. Tuy đã đạt được những ưu điểm nổi bật từ hai công nghệ alkyl hóa
trong pha lỏng, xong công nghệ alkyl hóa trong pha hơi của hãng Mobil/Badger ra
đời, cho phép sử dụng nguyên liệu etylen có độ tinh khiết thấp đã cho phép tiết kiệm
hơn về chi phí đầu tư, và lại thu được sản phẩm có chất lượng cao hơn so với những
công nghệ đi trước, sử dụng etylen tinh khiết làm nguyên liệu.
 Công nghệ Lummus/UOP EBOne
Hình 4: Sơ đồ công nghệ Lummus/UOP EBOne quá trình alkyl hóa benzen bằng
etylen
(1): thiết bị phản ứng alkyl hóa
(2): thiết bị phản ứng chuyển nhóm alkyl
(3): tháp chưng tách benzen
(4): tháp chưng tách sản phẩm etylbenzen
(5): tháp chưng tách sản phẩm polyetylbenzen.
Thuyết minh:
Trong công nghệ Lummus/UOP EBOne, quá trình alkyl hóa benzen bằng
etylen được thực hiện trong pha lỏng, trên xúc tác zeolit của hãng UOP. Nguyên liệu
etylen có độ tinh khiết từ 70-100% có thể làm nguyên liệu cho quá trình.
Benzen và etylen phản ứng với nhau trên xúc tác zeolit trong thiết bị xúc tác cố
định. Bên trong thiết bị phản ứng, người ta đổ xúc tác thành nhiều tầng, etylen được
chia thành nhiều dòng và đưa vào thiết bị tại mỗi tầng xúc tác, etylen đi lên, tiếp xúc
và phản ứng với benzen. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh, do đó, việc chia xúc tác thành
nhiều tầng không chỉ giúp cho quá trình phân bố tác nhân phản ứng được đều hơn,
tăng sự tiếp xúc trên bề mặt xúc tác mà còn có tác dụng tách nhiệt của phản ứng, tránh
tích nhiệt cục bộ.
Benzen chưa phản ứng được thu hồi từ dòng sản phẩm đỉnh của tháp số 3, dòng
sản phẩm etylbenzen cũng được thu hồi từ dòng sản phẩm đỉnh của tháp số 4.
Sản phẩm phụ, polyetylbenzen được tách ra khỏi sản phẩm chính và được thu
hồi từ dòng sản phẩm đỉnh của tháp số 5 và được tuần hoàn lại thiết bị phản ứng số 2
để thực hiện phản ứng chuyển nhóm alkyl với benzen và sinh ra etylbenzen, dòng sản
phẩm đáy của tháp 5 thường là phần cặn nặng, có thể được sử dụng làm nhiên liệu
đốt.
Xúc tác sử dụng trong công nghệ này là xúc tác zeolit, do đó hạn chế được tối
đa sự ăn mòn thiết bị. quá trình vận hành ở điều kiện êm dịu, nên cho phép thiết bị
trong quá trình có thể chế tạo bằng thép cacbon. Thời gian làm việc của xúc tác có thể
kéo dài từ 2-6 năm, sau đó, xúc tác có thể được tái sinh hoàn toàn.
Sản phẩm chính etylbenzen thu được có độ tinh khiết cao (≥ 99,9 %wt) nên rất
thích hợp để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất styren, hàm lượng xylen lẫn trong sản
phẩm nhỏ hơn 10ppm. Hiệu suất chung của quá trình là khoảng 99.7%.

 Công nghệ Mobil badger EBMax

Hình 5: sơ đồ công nghệ alkyl hóa pha lỏng Mobil Badger EBMax sản xuất
etylbenzen

Thuyết minh:
Công nghệ Badger EBMax sản xuất etylbenzen từ nguyên liệu benzen và etylen
tinh khiết hoặc etylen/etan trên loại xúc tác đặc biệt của ExxonMobil cho cả hai quá
trình alkyl hóa và chuyển hóa nhóm alkyl. Công nghệ này có thể được sử dụng để xây
dựng lên phân xưởng sản xuất etylbenzen hoặc được dùng để nâng cấp công nghệ cũ:
công nghệ pha hơi, hay chuyển từ công nghệ sử dụng xúc tác AlCl 3 sang xúc tác
zeolit.
Thiết bị phản ứng alkyl hóa (1) và thiết bị phản ứng chuyển hóa nhóm alkyl (2)
có trúc rỗng, bên trong là lớp xúc tác cố định.
Phản ứng có thể được thực hiện trong pha lỏng hoặc pha hỗn hợp lỏng hơi,
etylen phản ứng với benzen trong thiết bị alkyl hóa (1) tạo ra etylbenzen và một lượng
nhỏ poly etylbenzen. Trong thiết chuyển hóa alkyl 2, polyetylbenzen được phản ứng
với benzen để tạo ra etylbenzen trên xúc tác chuyển nhóm alkyl của ExxonMobil.
Dòng sản phẩm ra khỏi thiết bị 1, 2 được đưa vào tháp benzen (3) để thu hồi benzen
chưa phản ứng.
Nguyên liệu benzen mới, cùng với một lượng nhỏ dòng đi lên từ tháp 3 được đưa
vào tháp 4 là tháp light column để loại bỏ các tạp chất nhẹ, dòng sản phẩm ra ở đáy
tháp 4 được đưa trở lại tháp 3
Dòng benzen mới và một lượng nhỏ dòng hơi đi lên từ tháp thu hồi benzen đi
vào làm nguyên liệu cho tháp 4 để loại bỏ các tạp chất. sản phẩm đáy ra khỏi tháp này
được tuần hoàn trở lại tháp tháp tách benzen (3). Dòng sản phẩm đáy ra khỏi (3) được
đưa vào tháp thách etylbenzen (5) để tách sản phẩm etylbenzen. Dòng ra ở đáy tháp 5
chứa chủ yếu là các polyetylbenzen, được đưa vào tháp 6 để tách các hợp chất
diphenyl ra khỏi các polyetylbenzen, sau đó, polyetylbenzen được đựa trở lại tháp 2
để thực hiện phản ứng chuyển nhóm alkyl với benzen, sản phẩm nặng ra khỏi đáy tháp
6 có thể được sử dụng làm nhiên liệu đốt.
Xúc tác: thời gian làm việc của xúc tác cho quá trình alkyl hóa và chuyển nhóm
alkyl là 4 năm. Các thiết bị của quá trình có thể làm toàn bộ bằng thép cacbon. Vốn
đầu tư của quá trình được giảm khi xúc tác có hoạt tính và độ chọn lọc cao, và có khả
năng xúc tác cho cả 2 quá trình alkyl hóa và chuyển nhóm alkyl để vận hành ở điều
kiện dư ít benzen.
Chất lượng sản phẩm
 Độ tinh khiết của sản phẩm 99.95- 99.99% wt
 Hàm lượng C8+ C9 < 100 ppm.
3.2.4. Công nghệ alkyl hóa pha hơi:
a) Công nghệ Mobilbadger:
Hình 6: Công nghệ alkyl hóa pha hơi Mobil-Badger sản xuất etylbenzen
(a): thiết bị gia nhiệt sơ bộ
(b): thiết bị phản ứng alkyl hóa
(c): tháp thu hồi benzen
(d): tháp thu hồi etylbenzen
(e): tháp thu hồi poly etylbenzen
(f): thiết bị phản ứng thứ cấp
(g): tháp ổn định.
 Xúc tác: zeolit ZSM-5 của hãng Mobil.
 Thiết bị alkyl hóa vận hành trong điều kiện T= 350- 450 oC, P= 1- 3
MPa.
Thuyết minh:
Công nghệ alkyl hóa bezen trong pha hơi, trên xúc tác zeolit có thể vận hành với
dòng nguyên liệu etylen có độ tinh khiết thấp, đặc biệt có thể sử dụng dòng sản phẩm
khí của quá trình FCC.
Nguyên liệu etylen được đựa vào thiết bị alkyl hóa tại mỗi tầng xúc tác, tiếp xúc
và phản ứng với benzen đưa sang từ tháp thu hồi benzen (c).
Dòng sản phẩm ra khỏi thiết bị phản ứng alkyl hóa tiếp tục được đưa sang các
tháp tách benzen, etylbenzen, polyetylbenzen. Benzen chưa tham gia phản ứng được
tách ra ở tháp chưng tách benzen (c), sau đó được tuần hoàn trở lại thiết bị phản ứng.
Etylbenzen được lấy ra từ đỉnh của tháp chưng tách etylbenzen thứ hai (d), dòng sản
phẩm đi ra từ đáy của tháp này chứa chủ yếu là các polyetylbenzen và các cặn nặng
khác như diphenylmetan, diphenyletan, tiếp tục được đưa sang tháp chứng thứ 3 (e) để
thu hồi polyetylbenzen và đưa sang thiết bị phản ứng thứ cấp (f) để thực hiện phản
ứng chuyển nhóm alkyl với benzen. Trong tháp này, ở điều kiện áp suất thấp hơn,
nhiệt độ cao hơn (so với thiết bị alkyl hóa) các hợp chất alkylbenzen có mạnh nhánh
dài bị cắt mách alkyl, các polyalkyl benzen thì tham gia phản ứng chuyển nhóm để
sinh ra etylbenzen.
Thời gian làm việc của xúc tác kéo dài từ 18- 24 tháng, phụ thuộc vào điều kiện
vận hành. Sau khoảng thời gian này, xúc tác bị mất hoạt tính do sự tạo thành cốc bám
trên bề mặt xúc tác, quá trình tái sinh xúc tác có thể kéo dài khoảng 36h.
b) Công nghệ CD Tech pha hỗn hợp:

Hình 7: Sơ đồ công nghệ alkyl hóa pha hỗn hợp CDtech sản xuất etylbenzen

Thuyết minh:
Thiết bị alkyl hóa (1) vận hành như một tháp chưng. Phản ứng alkyl hóa và quá
trình chưng cất cùng xảy ra bên trong tháp với sự có mặt của xúc tác zeolit. Etylen và
benzen chưa phản ứng ra khỏi đỉnh tháp được ngưng tụ và làm nguyên liệu cho thiết
bị phản ứng 2, thiết bị này cũng được đổ xúc tác zeolit. Dòng ra khỏi đáy thiết bị 1
gồm có etylbenzen, polyetylbenzen và cặn nặng (flux oil).
Polyetylbenzen được tách ra và đưa trở lại thiết bị phản ứng 3 để thực hiện phản
ứng chuyển hóa alkyl với benzen tạo ra etylbenzen trên xúc tác zeolit. Thiết bị phản
ứng được thiết kế vận hành liên tục trong vòng từ 3 đến 6 tháng, ở điều kiện nhiệt độ
thấp, do đó cho phép thiết kế bằng các thiết bị bằng vật liệu thép cacbon.
Ưu điểm của công nghệ: cho phép sản xuất ra etylbenzen có độ tinh khiết cao
bằng phản ứng alkyl hóa benzen với tác nhân etylen sử dụng công nghệ chưng cất xúc
tác (CD). Thiết bị phản ứng CD có cấu trúc đặc biệt, bên trong đổ lớp xúc tác zeolit,
có thể sử dụng nguyên liệu etylen độ tinh khiết từ 10-100% [5] do đó cho phép tiết
kiệm được chi phí đầu tư.
Năng suất và chất lượng sản phẩm: cả hai quá trình alkyl hóa và chuyển hóa
nhóm alkyl đều có độ chọn lọc cao, tạo ít sản phẩm phụ, etylbenzen thu được có độ
tinh khiết trên 99.9%wt [5], rất thích hợp làm nguyên liệu sản xuất styren. Xylen lẫn
trong sản phẩm có hàm lượng thấp (<10 ppm [5]). Hiệu suất chung của quá trình thể
đạt được 99.7% [5].

4. So sánh và lựa chọn công nghệ:


4.1. So sánh các công nghệ:
Công nghệ alkyl hóa benzen bằng etylen thực hiện trong pha lỏng, sử dụng xúc
tác AlCl3 tuy ra đời sớm nhất và đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận,
song với những hạn chế không thể khắc phục được của nó, thì trong các nhà máy hiện
đại ngày nay, công nghệ này đã trở thành lạc hậu và không còn được lựa chọn nữa, mà
thay vào đó là công nghệ alkyl hóa trong pha hơi hoặc pha lỏng nhưng với xúc tác
zeolit.
Một số nhược điểm của công nghệ alkyl hóa trong pha lỏng sử dụng xúc tác
AlCl3:
 Xúc tác có khả năng gây ăn mòn thiết bị cao, do đó vật liệu được sử dụng để
chế tạo thiết bị phản ứng cũng như các thiết bị phụ trợ liên quan đến xúc tác
đều phải sử dụng loại vật liệu không bị ăn mòn.
 Nguyên liệu cho quá trình alkyl hóa trên xúc tác AlCl3 cần phải được tách nước
đến giới hạn cho phép do nước còn lẫn trong nguyên liệu có thể gây phân hủy
xúc tác và ăn mòn thiết bị.
 Xúc tác và tác nhân phản ứng là đồng pha lỏng, do đó cần có thêm bước trung
hòa xúc tác để tách bỏ hoàn toàn xúc tác ra khỏi sản phẩm sau phản ứng, do đó
sơ đồ công nghệ cồng kềnh.
 Do xúc tác không thể tái sinh để tái sử dụng nên cần phải có thêm bước xử lý
xúc tác để hạn chế những ảnh hưởng của nó đến môi trường…
Ngày nay, khi một nhà máy sản xuất etylbenzen mới được xây dựng thì công
nghệ sản xuất trong pha hơi, hoặc pha lỏng trên xúc tác zeolit thường được quan tâm
đến đầu tiên, do tính kinh tế và tối ưu về chất lượng sản phẩm của nó.
Tuy nhiên, giữa công nghệ pha hơi và pha lỏng cũng có những điểm khác biệt
 Trong công nghệ alkyl hóa trong pha hơi, thiết bị phản ứng thường vận hành ở
điều kiện nhiệt độ cao hơn so với pha lỏng (400-450 oC), ở nhiệt độ đó, xúc tác
dễ bị mất hoạt tính hơn do cốc bám hoặc bị phân hủy nhiệt.
 Phản ứng alkyl hóa trong pha lỏng, etylen thường phản ứng hết, do đó hạn chế
sử dụng thiết bị thu hồi khi sau phản ứng nên tiết kiệm được chi phí đầu tư.
 Nếu hiệu suất sản phẩm etylbenzen thu được trong alkyl hóa pha lỏng là
khoảng 99.7% thì hiệu suất etylbenzen trong alkyl hóa pha hơi chỉ là 98% [14].
 Sản phẩm thu được của quá trình alkyl hóa trong pha lỏng có độ tinh khiết
99.95% [14], và không lẫn xylen do đó rất thích hợp làm nguyên liêu sản xuất
styren.
Để lựa chọn được công nghệ phù hợp, các nhà sản xuất không chỉ quan tâm đến
chất lượng sản phẩm tạo ra, mà các yếu tố về hiệu quả, chi phí đầu tư ban đầu,
cũng như chi phí vận hành trong quá trình sản xuất cũng rất được chú ý.
Dưới đây là bảng so sánh chi phí sản xuất của một số công nghệ tiêu biểu:

Bảng 3. Chi phí sản xuất của một số công nghệ sản xuất etylbenzen[5]

Công nghệ Công nghệ Công nghệ


CDTech EBMax/Mobil- EBOne
Badger Lummus-UOP

Năng suất của quá 99.7% 99.7%


trình

Độ tinh khiết của ≥ 99.9 99.95- 99.99%


etylbenzen, %wt

Hàm lượng tạp ≤ 10 ≤ 100 ≤ 10


chất trong sản (xylen) (C8 + C9) (xylen)
phẩm, ppm

Vốn đầu tư, US$ (ISBL Gulf


(500,000 tpy, ISBL 17 Coast, US
Gulf Coast) $/mtpy)
triệu $
30-45

Nguyên liệu(tính trên một tấn sản phẩm etylbenzen

Etylen, kg 265 265 265

Benzen, kg 738 739 738


Điện, kWh 20

Nước làm lạnh,m3 3

Hơi nước , mton 1.3 Hơi cao áp tiêu thụ 980 kg


(xuất khẩu) Sản xuất hơi nước áp suất
thấp và áp suất trung bình:
1390 kg

Dầu nóng, 106kcal 0.6

Bảng 4. Thị phần của một số hãng sản xuất etylbenzen trên thế giới [5]

Badger Licensing Lummus Technology Lummus/Cdtech/Lummus


LLC & UOP LLC technology and Chemical
Research & Licensing

Hãng Badger đã Trên thế giới, công Trên thế giới, hiện nay có
được cấp bản nghệ EBOne của khoảng 4 nhà máy vận
quyền cho 47 công hãng này đã được lựa hành sản xuất với công
nghệ sản xuất chọn cho hơn 35 dự suất từ 140,000 – 850,000
etylbenzen sử án, và trong số đó có tấn sản phẩm mỗi năm.
dụng xúc tác 22 nhà máy hiện
zeolit, với tổng đang vận hành. Năng
năng suất sản suất sản phẩm đạt từ
phẩm đạt khoảng 65,000 đến 1,250,000
22 triệu tấn mỗi tấn mỗi năm.
năm, và đã vượt
quá khoảng 17
triệu tấn mỗi năm
so với năng suất
đăng kí bản quyền.

4.2. Lựa chọn công nghệ:


Từ những ưu nhược điểm phân tích ở trên, em lựa chọn công nghệ alkyl hóa
trong pha lỏng với một số đặc điểm sau.
 Công nghệ thuộc bản quyền của hãng UOP & ABB Lummus Global
 Thị phần trên thế giới: hiện tại có 16 nhà máy sản xuất etylbenzen đang sử
dụng công nghệ này [14].
 Nguyên liệu: etylen và benzen
 Chất lượng sản phẩm: etylbenzen thu được có độ tinh khiết 99.95%wt.
 Xúc tác: zeolit
 Vật liệu chế tạo thiết bị: thép cacbon
Những nỗ lực được thực hiện nhằm hạn chế tối đa sự tạo thành sản phẩm phụ
bằng cách thay đổi điều kiện phản ứng Tpư < 270oC phù hợp với điều kiện làm việc của
xúc tác zeolit. Quá trình dựa trên công nghệ được phát triển bởi hãng UOP & ABB
Lummus Global.

5. Nguyên liệu của quá trình:


5.1. Benzen:
5.1.1. Tính chất vật lý của benzen:
Benzen (C6H6) là một chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong
nước. Benzen hòa tan được nhiều chất như: dầu ăn, cao su, nến, iot… và nhiều dung
môi hữu cơ khác. Benzen độc và dể cháy.C6H6 có khối lượng riêng bằng 0,8786
kg/m3, nóng chảy ở 5,5°C, sôi ở 80,1°C.
5.1.2. Tính chất hóa học của benzen:
Benzen là một hidrocacbon mạch vòng có công thức phân tử là C6H6 và phân tử
khối bằng 78 g/mol. Trong công thức cấu tạo của benzen, 6 nguyên tử C liên kết với
nhau tạo nên cấu trúc phân tử vòng 6 cạnh. Trong phân tử C6H6 có 3 liên kết đơn xen
kẻ 3 liên kết đôi.
Hình 8. Cấu trúc phân tử của benzen.
Benzen có những phản ứng hóa học đặc trưng như phản ứng cháy, phản ứng thế,
phản ứng cộng. Benzen vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng nhưng phản ứng
cộng xảy ra khó hơn so với C2H4 và C2H2.
Phản ứng cháy của benzen:
2C6H6 + 15O2 (t°) → 12CO2 + 6H2O
Phản ứng thế của benzen:
C6H6 + Br2 (t°, Bột Fe) → C6H5Br (không màu) + HBr
Phản ứng cộng của benzen:
C6H6 + 3H2 (t°, Ni) → C6H12
5.1.3. Nguồn cung cấp nguyên liệu benzen:
Benzen và các chất đồng đẳng của nó như toluen, xylen có thể được tìm thấy trong
dầu thô nhưng với một lượng rất nhỏ, do đó, nếu chỉ sử dụng các quá trình phân tách
vật lý để thu hồi chúng từ nguồn này sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong công nghiệp, nguồn cung cấp benzen cũng như các đồng đẳng của nó như
toluen và xylen chủ yếu là từ sản phẩm của quá trình reforming xúc tác naphtha. Một
nguồn cung cấp BTX quan trọng khác là từ quá trình cracking xúc tác, trong đó, các
phân đoạn dầu thô ít có giá trị và phần cặn nặng được phân hủy trong điều kiện có xúc
tác tạo thành các cấu tử hydrocacbon nhẹ. Naphta sản phẩm có trị số octan cao nhờ
các phản ứng thơm hóa xảy ra cùng với phản ứng chính cracking.
Một quá trình mới khác cũng được xem như một nguồn cung cấp BTX quan
trọng, đó là quá trình Cyclar. Nguyên liệu của quá trình này là khí dầu mỏ hóa lỏng có
thành phần chủ yếu là C3 , C4 . Xúc tác cho quá trình là dạng zeolit có khả năng xúc
tiến phản ứng dehydro hóa nguyên liệu, polyme hóa sản phẩm mới hình thành để tạo
nên các oligome không no, và tiếp tục dehydro vòng hóa các oligome này tạo thành
các hydrocacbon thơm. Hiệu suất benzen thu được từ quá trình này thường lớn hơn
quá trình reforming xúc tác.
Quá trình steam cracking naphtha chủ yếu nhằm sản xuất ra etylen, nhưng cũng là
một nguồn cung cấp đáng kể các hydrocacbon thơm, đặc biệt là benzen có trong sản
phẩm lỏng của công nghệ này. Các hydrocacbon thơm này được sinh ra từ các phản
ứng cộng 3 đóng vòng etylen mới hình thành và dehydro vòng hóa xảy ra trong quá
trình steam cracking.
Hydrocacbon thơm cũng có thể thu được từ nguồn không phải dầu mỏ, thực tế,
khoảng 10% lượng hydrocacbon thơm tiêu thụ trên thế giới ngày nay được sản xuất từ
than đá. Đây được xem là nguồn cung cấp benzen và các sản phẩm thế benzen khác
chủ yếu từ trước năm 1940. Các hydrocacbon thơm hình thành thực chất là sản phẩm
phụ của quá trình cốc hóa than đá ở nhiệt độ cao.
5.1.4. Quá trình tồn chứa và vận chuyển benzen:
Benzen là chất dễ bắt cháy, dễ bay hơi và có tính độc, do đó quá trình tồn trữ và
vận chuyển benzen cần phải tuần theo quy định nghiêm ngặt.
Nhãn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các con tàu chở benzen. Các
hãng ở Mỹ như: OSHA, EPA, DOT, NIOSH,… có quy định rõ về điều này.
Các quy định về cách vận chuyển và đóng tàu được cập nhật sửa đổi và ban bố
hàng năm tại CFR. Các nước khác cũng có những điều luật quy định và quy trình kỹ
thuật đảm bảo an toàn khá giống so với Mỹ. Mặc dù, các quy định đặc biệt phải được
áp dụng cho các cơ sở sản xuất, phòng thí nghiệm kiểm tra, khu vực tồn trữ, quá trình
tháo dỡ hàng, vận chuyển benzen, quy định an toàn được áp dụng như với một chất
lỏng hoặc khí dễ bắt cháy và độc khác.
Benzen được bảo quản , tồn trữ và vận chuyển trong các thùng hoặc bể chứa
bằng thép. Điều kiện thông gió thích hợp rất cần thiết trong quá trình bảo quản
benzen.
Do benzen có tính độc, nên những người công nhân khi phải làm việc tiếp xúc
với benzen, thì cần phải sử dụng đồ bảo hộ để tránh benzen tiếp xúc trực tiếp lên da,
hay hít phải khói có chứa benzen. Trong quá trình tháo, nạp xăng cũng cần phải cẩn
thận do benzen là chất dễ bay hơi. Khi xảy ra sự cố cháy do benzen có thể dùng CO2
hoặc các hóa chất có khả năng chữa cháy khác để dập lửa.
5.2. Etylen:
5.2.1. Tính chất vật lý của etylen:
Etylen là một chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và ít tan
trong nước nhưng tan nhiều trong ete và nhiều dung môi hữu cơ. Etylen nhẹ hơn
không khí, tỉ khối dC2H4/kk = 28/29.
5.2.2. Tính chất hóa học của etylen:
Etylen có công thức phân tử là C2H4. Nguyên tử khối của C2H4 bằng 28 g/mol.
Trong phân tử C2H4, mỗi nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử H. Hai nguyên tử C
liên kết với nhau bằng một liên kết đôi. Trong liên kết đôi giữa C=C, có 1 liên kết kém
bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
Hình 9. Cấu trúc phân tử của etylen
Etylen có những phản ứng hóa học đặc trưng như phản ứng cháy, phản ứng
cộng và phản ứng trùng hợp.
Phản ứng cháy của etylen:
C2H4 + 3O2 (t°) → 2CO2 + 2H2O
Phản ứng cộng của etylen:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
C2H4 + H2 → C2H6
C2H4 + HBr → C2H5Br
Phản ứng trùng hợp của etylen:
nCH2 = CH2 → ( -CH2 - CH2-) n
Ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp xuất, xúc tác), các phân tử C 2H4 có thể kết
hợp với nhau tạo thành phân tử có kích thước và phân tử khối lớn hơn, gọi là
polyetylen. Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng hợp. Polyetylen là chất rắn,
không tan trong nước, không độc. Polyetylen là nguyên liệu quan trọng trong ngành
công nghiệp chất dẻo.
Phản ứng tác dụng với KMnO4:
3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H5(OH)2 + 2KOH + 2MnO2
Phản ứng thế với Cl2, Br2 ở nhiệt độ cao:
CH2=CH2 + Cl2 → CH2=CHCl + HCl
5.2.3. Nguồn cung cấp nguyên liệu etylen:
Etylen chủ yếu được sản xuất từ quá trình cracking hơi nước (steam cracking)
với nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau: từ các hydrocacbon khác nhau như etan,
propan, butan, naphta, khí hóa lỏng (LPG) và gasoil. Tùy thuộc vào điều kiện của
từng nước mà nguyên liệu sử dụng để sản xuất etylen là khác nhau, ví dụ, ở Mỹ do
nhu cầu sử dụng naphta cho quá trình reforming xúc tác sản xuất xăng và do có nguồn
khí tự nhiên dồi dào, nên etan là nguồn nguyên liệu chính được dùng cho quá trình
cracking hơi sản xuất etylen (52% etylen được sản xuất từ etan, 22% từ gasoiil, 5% từ
naphta, còn lại từ các nguồn nguyên liệu khác). Trong khi đó ở Nhật và Tây Âu lại sử
dụng phân đoạn naphta thu được từ quá trình chưng cất dầu thô cho mục đích này
(71% etylen sản xuất từ naphta, 11% từ gasoil, 11% từ LPG, còn lại từ sản phẩm
cracking etan).
Các nguồn sản xuất etylen khác bao gồm: dehydrat hóa rượu etylic (Ấn Độ,
Brazin, Thụy Điển, Trung Quốc), cracking các sản phẩm thu được từ quá trình khí hóa
than (Nam Phi) và chuyển hóa rượu metylic (hãng UOP/Mobil – Mỹ).
5.2.4. Quá trình bảo quản vận chuyển etylen:
Một lượng lớn etylen sản xuất ra được tiêu thụ tại các cơ sở có công suất nhỏ, do
đó yêu cầu thiết bị tồn chứa và vận chuyển nhỏ. Do cấu trúc hạ tầng của các nhà máy
hóa dầu phức tạp, mà tại Mỹ và Châu Âu, các hệ thống ống dẫn và các hang chứa
dưới lòng đất (pressurized underground caverns) được phát triển. Các đường ống này
có ưu điểm là đàn hồi và có thể cung cấp etylen liên tục.
Một số hệ thống đường ống sau thường được sử dụng [2]:
 United States: Texas – Louisiana
 Canada: Fort Saskatchewan – Sarnia
 Great Britain: Grangemouth – Carrington
 Sevenside – Fawley
 Europe: Northwest Europe (Frankfurt – Gelsenkirchen and
Brussels – Rotterdam areas) and Spain
 Former Soviet: Nizhnekamsk – Salavat and Ấngk – Zima
Ở trong các đường ống, etylen thường có áp suất từ 4 – 100 MPa [2]. Nếu áp
suất của etylen thấp hơn giá trị tới hạn thì nhiệt độ của nó phải duy trì ở nhiệt độ trên
4oC để tránh etylen bị hóa lỏng. Nếu có mặt nước trong ống, hydrate có thể tạo thành
ở điều kiện T< 15oC, áp suất thường và có thể làm tắc đường ống, thiết bị.
Etylen cũng có thể vận chuyển bằng tàu, thuyền, ôtô, và xe tải.
Etylen được tồn chứa ở dưới lòng đất ở điều kiện áp suất cao bằng đường ống
hoặc bể chứa (10 MPa, [2]) và trong các bể chứa được làm lạnh bền ngoài. Gần đây,
người ta có sử dụng phương pháp nén và hóa lỏng hơi, cho phép tồn chứa etylen ở
dạng lỏng, giảm áp suất trong bể chứa xuống còn 7- 70 kPa [2].

PHẦN II: THIẾT KẾ THEO CÔNG NGHỆ ĐÃ CHỌN


a.Cơ sở hóa học của quá trình
Etylbenzen được sinh ra trong phản ứng alkyl hóa benzen bằng etylen trên xúc
tác zeolit. Phản ứng alkyl hóa liên tiếp cũng xảy ra với mức độ thấp tạo ra
dietylbenzen
Benzen + etylen  etylbenzen
Etylbenzen + etylen  dietylbenzen
b.Mô tả quá trình

Hình 7. Sơ đồ công nghệ alkyl hóa trong pha lỏng của hãng UOP & ABB Lummus
Global
(H-1) thiết bị gia nhiệt
(R-1) thiết bị phản ứng alkyl hóa
(C-1) thiết bị làm lạnh
(L-1) tháp tách khí sau phản ứng
(T-1) tháp chưng tách benzen
(T-2) tháp chưng tách sản phẩm etylbenzen
Benzen được alkyl hóa bằng etylen để tạo ra sản phẩm benzen alkylat. Hỗn hợp
sau phản ứng được đưa vào tháp chưng cất để thu hồi benzen (T-1) và tách lấy sản
phẩm etylbenzen có độ tinh khiết cao (T-2). Do quá trình tạo ra sản phẩm etylbenzen
có hiệu suất cao nên không cần sử dụng thiết bị chuyển nhóm alkyl và không cần tuần
hoàn lại dietylbenzen.
Phản ứng alkyl hóa được thực hiện ở pha lỏng trong thiết bị phản ứng dạng ống
chùm, với xúc tác zeolit đặt trong các ống, thiết bị vận hành ở chế độ đoạn nhiệt.
Nguyên liệu etylen (có thể còn lẫn etan) được trộn với benzen theo tỷ lệ xác định,
được gia nhiệt đến nhiệt độ phản ứng rồi đi vào thiết bị alkyl hóa. Hỗn hợp sản phẩm
sau khi đi vào thiết bị làm lạnh sang thiết bị tách khí, khí etan lẫn trong nguyên liệu
etylen được tách ra ở đỉnh tháp, ra ở đáy tháp là hỗn hợp sản phẩm lỏng, tiếp tục đi
sang tháp chưng tách benzen. Tại tháp này, benzen đi ra ở đỉnh tháp được tuần hoàn
trở lại tháp phản ứng. Dòng đi ra ở đáy tháp chứa etylbenzen, dietylbenzen và một
lượng nhỏ benzen tiếp tục sang tháp chưng tách sản phẩm etylbenzen (T-2). Sản phẩm
etylbenzen được lấy ra ở đỉnh T-2 có độ tinh khiết cao, có thể sử dụng trực tiếp làm
nguyên liệu sản xuất styren.

You might also like