Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

4.

Hoán dụ
a.Khái niệm
– Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm khác có
quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b.Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
Vd:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Vd:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
(Nguyễn Bính)
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Vd:
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Vd:
Có nhớ chăng gió rét thành Pa-ri
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá?
(Chế Lan Viên)

5. Điệp ngữ.
a. Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hoặc một cụm từ nhằm nhấn mạnh
vấn đề cần biểu đạt, giúp cho cảm xúc và ý nghĩa của câu văn, câu thơ thêm sức gợi hình, gợi cảm,
giúp câu có nhịp điệu.
b. Các loại điệp
b.1. Điệp từ/ điệp ngữ (cụm từ)
- Điệp từ/ngữ nối tiếp: là điệp lại các từ, các cụm từ nối tiếp nhau.
Ví dụ :
Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
Xong đoạn đường này các em làm đâu
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.

Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều


Những con đường như tình yêu mới mẻ
Ðất rất hồng và người rất trẻ
Nhưng chẳng thấy em, cô gái ở Thạch Nhọn Thạch Kim.
( “Gửi em, cô thanh niên xung phong” - Phạm Tiến Duật)

- Điệp từ/ngữ cách quãng: là cách mà các từ, cụm từ điệp không nối tiếp mà cách quãng với nhau. Có
thể gọi đơn giản là điệp từ/ điệp ngữ
Ví dụ 1:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
=>Cụm từ "Nhớ sao" là điệp ngữ cách quãng 1 câu thơ.

Ví dụ 2:
Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
(Ca dao)
=> Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau để nói lên tình
cảm của tác giả dành cho cô bán rượu.
Ví dụ 3:
“Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa
chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

=> Điệp từ “Tre” nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và “giữ” lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Đây là phép
điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và hành động kiên cường, bất khuất của người anh
hùng “tre”.

- Điệp từ/ ngữ chuyển tiếp (điệp từ/ngữ vòng): là từ, cụm từ đứng cuối câu trước trở thành từ ngữ đứng
đầu câu sau. Điệp từ vòng tròn còn gọi là điệp từ chuyển tiếp.
Ví dụ 1:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
* Lưu ý: Điệp từ, ngữ khác với cách nói, cách viết lặp do nghèo nàn về vốn từ, do không nắm chắc cú
pháp nên nói và viết lặp, đó là một trong những lỗi cơ bản về câu.

b.2. Điệp cấu trúc: là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ
nhất định và vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu;
đồng thời bổ sung và phát triển cho ý hoàn chỉnh; tạo cho toàn câu văn, câu thơ một vẻ đẹp hài hòa,
cân đối.
Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
b.3.Điệp phụ âm đầu: là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại cùng một phụ
âm đầu nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.
Ví dụ 1:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
b.4. Điệp vần: là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có
phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.

Ví dụ:
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
Anh đi, nghe tiếng đàn xuân ấy
Ca ngàn năm: Ba Lan, Ba Lan...
(Em ơi… Ba Lan… – Tố Hữu)
b.5.Điệp thanh: là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những
thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu
cảm của câu thơ.
Ví dụ:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
( Nhị hồ - Xuân Diệu)

6. Liệt kê: là sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc
hơn những khía cạnh khác nhau của đối tượng
Vd:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm,
khoét núi, ngủ hầm,
mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)

7. Chơi chữ.
a.Khái niệm.
– Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị.

b.Một số kiểu chơi chữ thường gặp:


* Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ
-Vd1:
Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
(Hồ Xuân Hương)
(Các từ dùng trong bài đều là họ nhà cóc: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc).

* Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa:


Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
* Dùng lối nói lái: Nói lái có nghĩa là nói ngược, là cách chơi chữ được sử dụng rất nhiều trong giới
trẻ hiện nay. Các từ thường nói lái trong giao tiếp như: Bí mật – > bật mí, hiện đại – > hại điện, đầu
tiên – > tiền đâu…
Vd1:
Mang theo một cái phong bì
Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.

* Dùng từ đồng âm:


- Vd1:
Con ngựa đá con ngựa đá.
*Lối chơi chữ bằng cách dùng các từ cùng trường nghĩa

Ví dụ: Kiến đậu cành cam bò quấn quýt. Ngựa về làng Bưởi chạy lanh chanh.
Cách chơi chữ dùng các từ có cùng trường nghĩa gồm: Cam, quýt, bưởi chanh là các loài quả cùng họ
với nhau.

* Dùng lối nói trại (gần âm).


-Vd
Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông
Nó bảo nhau rằng ấy ái uông…
(Hồ Xuân Hương)
c. Các lối chơi chữ: Văn thơ trào phúng, ca dao, chèo cổ (vai hề) thường sử dụng nhiều lối chơi chữ
rất độc đáo.

You might also like