Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ THI MÔN VẬT LÝ LỚP 10

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
(Đề thi gồm 06 câu in trong 03 trang)

Bài 1. (5 điểm - Cơ học chất điểm)


Một vật nhỏ khối lượng m được phóng trên mặt nghiêng nhẵn của
nêm có cùng khối lượng (trong quá trình chuyển động vật luôn
tiếp xúc với mặt nghiêng của nêm). Nêm đặt trên một mặt bàn
v0
nằm ngang không ma sát. Vận tốc ban đầu của vật bằng v 0 và lập
một góc 450 với cạnh của nêm. Biết góc nhị diện của nêm cũng 450 450
bằng 450 (hình vẽ), gia tốc rơi tự do là g .
a. Tìm phản lực do nêm tác dụng lên vật.
b. Sau bao lâu vật quay trở lại độ cao ban đầu.
c. Vận tốc của vật tại điểm cao nhất của quỹ đạo.
d. Tính bán kính cong của quỹ đạo tại điểm cao nhất.
Giả thiết chuyển động tịnh tiến của nêm chỉ được phép theo hướng vuông góc với cạnh của nó.
Bài 2. (4 điểm - Cơ vật rắn)
Một quả cầu đặc đồng chất khối lượng m, bán kính R đang quay với
0
tốc độ góc  0 . Trục quay đi qua tâm quả cầu và lập với phương

thẳng đứng  . Vận tốc ban đầu của tâm quả cầu bằng không. Đặt
nhẹ quả cầu lên mặt bàn nằm ngang. Hãy xác định vận tốc của tâm
quả cầu và động năng của quả cầu tại thời điểm nó ngừng trượt trên
mặt bàn. Bỏ qua ma sát lăn.
Áp dụng số: m = 1kg ; R = 10cm; 0 = 10rad / s;  = 120 .

Bài 3. Chọn một trong hai bài (Cơ học thiên thể hoặc cơ học chất lưu)
1. (4 điểm - Cơ học thiên thể): Hoàng tử Bé (nhân vật trong tiểu thuyết) sống trên tiểu hành tinh hình cầu
có tên B-612. Khối lượng riêng hành tinh là 5200kg / m3 . Hoàng tử nhận thấy rằng nếu ánh ta bước nhanh
hơn thì cảm thấy mình nhẹ hơn. Khi đi với vận tốc 2 m/s thì thấy mình ở trạng thái không trọng lượng và
bắt đầu quay xung quanh tiểu hành tinh đó như vệ tinh.
a. Giả sử tiểu hành tinh đó không quay. Hãy xác định bán kính của nó.
b. Xác định vận tốc vũ trụ cấp II đối với tiểu hành tinh đó.
c. Giả sử tiểu hành tinh quay xung quanh trục của nó và một ngày có 12 giờ. Xác định vận tốc chạy tối
thiểu của tiểu Hoàng tử bé để quay xung quanh tiểu hành tinh.

1
2. (4 điểm - Cơ học chất lưu)
Một học sinh tự lắp ráp mô hình tuabin nước như sau: Nước từ
thùng lớn chảy ra qua lỗ nhỏ diện tích S=1cm2 ở sát đáy thùng đập
vào cánh của tuabin. Trục quay của tuabin có sợi day mảnh nhẹ quấn
quanh và vắt qua ròng rọc, đầu còn lại buộc vào vật nhỏ m. Thiết bị
này có thể nâng vật m=100g với vận tốc nào đó như hình vẽ.
a. Xác định hiệu suất của mô hình nói trên, lấy độ cao nước trong
thùng là H=0,2m và vân tốc nâng vật nặng là v1=2cm/s
b. Sau khi làm song thí nghiệm thứ nhất, đóng khóa K và nút kín lỗ A ở nắp thùng rồi đem phơi nắng để
thùng nóng lên đáng kể. Bây giờ mở khóa K thì thấy mô hình hoạt động mạnh hẳn lên, cụ thể vật nặng
được nâng lên với vân tốc v2=5cm/s. Vẫn coi mức nước trong thùng là H=0,2m, hiệu suất mô hình vẫn như
trước. Hãy xác định áp suất trong thùng thay đổi bao nhiêu. Cho khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3,
g=10m/s2.
Bài 4. (4 điểm – Nhiệt học) Sự thay đổi áp suất của hệ xi lanh mở
Dưới pittông của một xi lanh hình trụ chứa một lượng không khí. Ở thành của xi
lanh có hai van: van hút khí K1 và van thoát khí K2 . Van hút khí K1 mở khi độ
chênh lệch áp suất của không khí ở ngoài so với trong xi lanh vượt quá ∆1=0,2po
(po là áp suất khí quyển). Van thoát khí K2 mở khi độ chênh lệch áp suất của
không khí bên trong so với bên ngoài xi lanh vượt quá ∆2=0,4po. Pittông thực p0 , T0
hiện nhiều lần chuyển động lên xuống rất chậm, sao cho thể tích không khí
trong xi lanh thay đổi trong phạm vi Vo đến 2Vo. Nhiệt độ của hệ không đổi và K1 K1
bằng To. Sau nhiều lần cho pittông chuyển động lên xuống ổn định. Hãy:
a. Xác định giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của lượng không khí trong xi lanh (tính
theo p0 , V0 , T0 ).
b. Biểu diễn quá trình diễn ra của không khí trong xi lanh ở sơ đồ p-V.
c. Trả lời hai câu hỏi của bài toán nếu ∆1=0,4po còn ∆2=0,2po.
Bài 5. (3 điểm - Phương án thực hành) Đo hệ số nhớt
Biết lực cản tác dụng lên vật hình cầu chuyển động trong chất lỏng được tính theo biểu
thức fC = 6 Rv (  là hệ số ma sát nhớt, R và v tương ứng là bán kính và vận tốc của
vật.
Cho các dụng cụ:
- Một ống thủy tinh dài có vạch chia độ dài, chứa đầy dầu ăn có khối lượng riêng 1 đã biết;
- Nước tinh khiết có khối lượng riêng  2 đã biết;
- Ống nhỏ giọt (xilanh);
- Cân, cốc thủy tinh và đồng hồ bấm giây.
a. Trình bày cơ sở lí thuyết xác định hệ số nhớt của dầu ăn.
b. Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, thiết kế biểu bảng cần thiết để ghi số liệu.
c. Nêu những chú ý hạn chế sai số.
---------------- Hết--------------

You might also like