Loi binh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

NỘI DUNG PHỤ ĐỀ SLIDE FILM PHỤC VỤ HỘI NGHỊ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN 2015

TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP

(Lấy 1 đoạn đầu của film giới thiệu về ACV vừa thực hiện)

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được thành lập ngày 08/02/2012 theo
Quyết định của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở hợp nhất 3 Tổng công ty: Tổng công ty
Cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung và Tổng công ty
Cảng hàng không miền Nam.

ACV hiện đang quản lý và khai thác 22 Cảng hàng không trên cả nước trong đó có 09 Cảng
hàng không quốc tế (Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Bài, Cát Bi, Vinh, Cam Ranh,
Cần Thơ, Phú Quốc) và 14 Cảng hàng không nội địa.

Việc hợp nhất 3 Tổng công ty đã tạo sức mạnh to lớn cho Tổng công ty Cảng hàng không
Việt Nam về nguồn nhân lực và nguồn vốn để thực hiện thắng lợi mục tiêu:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống Cảng hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Phát triển thành doanh nghiệp vững mạnh trong trong ngành hàng không khu vực và
thế giới.
- Đảm bảo an ninh an toàn và hoạt động bay luôn thông suốt tại các cảng hàng không.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Phát triển bền vững và chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế.

(Đưa hình ảnh kiến trúc tổng thể của các Cảng hàng không trực thuộc: Tân Sơn Nhất, Nội
Bài, Đà Nẵng, Phú Bài, Phú Quốc, Vinh, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Tuy Hòa…).

I. Hiện đại hoá hạ tầng cảng hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế

(Lấy 1 đoạn film vừa thực hiện về hình ảnh hạ tầng cảng hàng không hiện đại, đẹp, tiện nghi,
tạo thoải mái cho hành khách)

Những năm qua, thực hiện chủ trương của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty
Cảng hàng không Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, trí tuệ, thực hiện tốt chiến lược công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hạ tầng hệ thống cảng hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế trong
điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

ACV đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của
Chính phủ và vốn vay ODA, ACV đã đầu tư hàng chục dự án với tổng số vốn hơn 30.000 tỷ
đồng (chủ yếu trích từ nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty) để phát triển, hiện
đại hóa hạ tầng các cảng hàng không, trong đó có nhiều dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia, có
ý nghĩa quyết định trong chiến lược phát triển của đất nước.

(Hình ảnh về Nhà ga quốc tế - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, công suất 10 triệu hành
khách/năm)

Dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách quốc tế - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất do Tổng
công ty Cảng hàng không Miền Nam (nay là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) triển
khai đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 7/2007.
Dự án xây dựng Nhà ga quốc tế - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất là dự án đạt tất cả các tiêu chí
đánh giá và là một trong những dự án vay vốn ODA Nhật bản có hiệu quả cao nhất tại Việt
Nam.

Dự án được hoàn thành và đưa vào khai thác đúng tiến độ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao,
đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng trưởng của ngành hàng không, góp phần tích cực vào việc phát
triển kinh tế xã hội, du lịch, đầu tư của TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Việc đưa vào khai thác Nhà ga quốc tế mới, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã có thêm 25 hãng
hàng không quốc tế thiết lập đường bay đến TP.HCM, nâng tổng số hãng hàng không quốc tế
từ 29 hãng lên 54 hãng; số lượt hạ cất cánh tăng từ 170 chuyến/ngày lên trung bình 480
chuyến/ngày (ngày cao điểm 627 chuyến/ngày); thời gian làm thủ tục cho hành khách được
rút ngắn từ khoảng 60 phút xuống chỉ còn 20 phút.

Năm 2014, Nhà ga quốc nội – cảng HKQT Tân Sơn Nhất được cải tạo và mở rộng, nâng
công suất lên 15 triệu hành khách/năm, với nhiều tiện nghi cao cấp đã giải quyết tình trạng
quá tải của nhà ga trong thời gian cao điểm, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ hành
khách.

(Hình ảnh nhà ga quốc nội rộng rãi hơn, với nhiều tiện nghi cao cấp phục vụ hành khách)

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất hiện là Cảng hàng không nhộn nhịp và có sản lượng hành khách
cao nhất cả nước và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng từ 10-15%/năm.

Năm 2014, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đạt sản lượng trên 22,1 triệu lượt hành khách, trong
đó có trên 9,1 triệu lượt khách quốc tế và 13 triệu lượt khách trong nước.

Dự án xây dựng Nhà ga hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất đạt hiệu quả kinh tế rất cao, không
chỉ giúp TCT thu hồi nhanh vốn đầu tư mà còn tạo nguồn tích lũy chính yếu trong khi ngân
sách nhà nước bị hạn chế để triển khai các dự án hiện đại hóa cơ sở hạ tầng các Cảng hàng
không khác như: Cảng HKQT Cần Thơ, Cảng HKQT Phú Quốc, Cảng hàng không Buôn Ma
Thuột, Cảng hàng không Liên Khương, Cảng hàng không Vinh và Nhà ga hành khách T2-
Cảng HKQT Nội Bài.

(Hình ảnh Cần Thơ, Buôn Ma Thuột, Liên Khương và dừng lại về dự án Cảng HKQT
Phú Quốc)

Cảng HKQT Phú Quốc là Cảng HKQT đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư bằng 100% nguồn
vốn của doanh nghiệp (trước đây là Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam, nay là Tổng
công ty Cảng hàng không Việt Nam). Được khánh thành và đưa vào khai thác từ ngày
15/12/2012, với cơ sở hạ tầng hiện đại, công nghệ hàng không tiên tiến.

(Hình ảnh về Cảng HKQT Phú Quốc)

Cảng HKQT Phú Quốc đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay hiện đại như Boeing 777, Boeing
747 - 400 và tương đương. Từ khi đưa vào hoạt động đến nay, Cảng HKQT Phú Quốc luôn
duy trì tốc độ phát triển cao. Năm 2014, Cảng HKQT Phú Quốc đã đạt sản lượng trên 1 triệu
hành khách, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, đầu tư của huyện đảo Phú
Quốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực phía nam Tổ quốc.

(Hình ảnh về Cảng HKQT Nội Bài hiện đại, tiện nghi cao cấp)

Nhà ga hành khách T2 – Cảng HKQT Nội Bài là nhà ga có qui mô lớn và hiện đại nhất Việt
Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 900 triệu USD, được khánh thành vào ngày 04/01/2015.
Nhà ga quốc tế T2 được thiết kế hiện đại, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, được đầu tư
trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, công nghệ hàng không tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, cung
cấp nhiều tiện nghi cao cấp cho hành khách, công suất phục vụ 10 triệu hành khách/năm và
có khả năng mở rộng lên 15 triệu hành khách/năm, giải quyết vấn đề quá tải và nâng cao chất
lượng phục vụ của CHK QT Nội bài, xứng tầm cảng hàng không cửa ngõ Thủ đô Hà Nội.

(Hình ảnh về Nhà khách VIP A, hiện đại, tiện nghi cao cấp, sang trọng)

Nhà khách VIP A - Cảng HQT Nội Bài được khánh thành vào ngày 04/01/2015. Đây là công
trình hiện đại, đầy đủ tiện nghi, đảm bảo sự trang trọng khi đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp
cao của Việt Nam đi thăm các nước, cũng như đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của các
nước khi đến thăm Việt Nam theo đúng nghi thức ngoại giao quốc tế.

(Hình ảnh về Cảng hàng không Vinh khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của
hành khách)

Nhà ga hành khách – Cảng hàng không Vinh được Tổng công ty đầu tư xây dựng và đưa vào
khai thác từ ngày 31/01/2015. Đây là công trình biểu tượng của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An, với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có khả năng đáp ứng 1.000 hành khách giờ
cao điểm, công suất khai thác 3 triệu hành khách/năm.

(Hình ảnh 3D thiết kế về các nhà ga hành khách Cát Bi, Phù Cát, Thọ Xuân…)

Cũng bằng nguồn vốn của tổng công ty, hiện nay ACV đã và đang triển khai nhiều dự án lớn
như:

Dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hàng khách – Cảng HKQT Cát Bi (công suất 4 triệu hành
khách/năm, dự kiến hòan thành trong Quý II/2016); dự án đầu tư xây dựng Khu hàng không
dân dụng - Cảng hàng không Thọ Xuân (có công suất thiết kế 1,2 triệu hành khách/năm, có
khả năng mở rộng nâng lên 2 triệu hành khách/năm, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác
trong tháng 01/2016);

(Hình ảnh 3D thiết kế về các nhà ga hành khách Cát Bi)

Dự án đầu tư xây dựng Khu hàng không dân dụng – Cảng hàng không Phù Cát (công suất
thiết kế 1,5 triệu hành khách/năm, có khả năng mở rộng để nâng công suất lên 2,4 triệu hành
khách/năm, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác trước Tết Nguyên đán 2016);

(Hình ảnh 3D thiết kế về các nhà ga hành khách Phù Cát)

Dự án kéo dài, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đậu máy bay, cải tạo nhà ga hành
khách - Cảng hàng không Pleiku sẽ đưa vào khai thác tháng 9/2015, đáp ứng khả năng phục
vụ các máy bay Airbus 321, 320, Boing 737.

(Hình ảnh thi công đường cất hạ cánh – Cảng hàng không Pleiku)

ACV cũng tăng cường đầu tư hệ thống thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác (ILS) trong điều kiện
thời tiết xấu và tầm nhìn hạn chế; hệ thống đèn đường cất hạ cánh, hệ thống quan trắc tự động
tại các cảng hàng không. Đến nay, tất cả các cảng hàng không cấp 1, cấp 2 của Tổng công ty
đều đảm bảo đầy đủ điều kiện để khai thác trong vòng 10 đến 15 năm tới.

(Hình ảnh hệ thống đèn hiệu hàng không, hệ thống thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS)

Kết quả đầu tư, hiện đại hóa trong thời gian qua đã làm thay đổi diện mạo các cảng hàng
không và tăng năng lực khai thác của các cảng hàng không từ 40 triệu hành khách lên 90 triệu
hành khách/năm, khắc phục tình trạng xuống cấp và quá tải trong thời gian cao điểm, các dịp
lễ, tết.
(Biểu đồ năng lực khai thác của các Cảng hàng không từ 40 triệu hành khách/năm lên 90
triệu hành khách/năm)

Các dự án của ACV đã và đang đầu tư đều thực hiện đúng quy hoạch, hòan thành đúng tiến
độ đề ra, đảm bảo chất lượng theo thiết kế, khi đưa vào sử dụng đều phát huy ngay hiệu quả,
phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

II. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay và hoạt động bay tại các cảng
hàng không trong mọi tình huống

(Hình ảnh lực lượng an ninh hàng không đang tập luyện; hệ thống máy soi chiếu an ninh
hàng hóa, hành lý, cổng từ, kiểm tra soi chiếu, hệ thống hạ cánh chính xác ILS, hệ thống cứu
hỏa...)

Đảm bảo an ninh an toàn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt của Tổng công ty Cảng
hàng không Việt Nam. Để làm được điều đó, trong suốt thời gian qua, ACV đã triển khai
nhiều biện pháp như:

Đầu tư trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ hiện đại theo tiêu của ICAO và FAA, nhằm tăng
cường công tác đảm bảo an ninh an toàn như: Hệ thống máy soi kiểm tra an ninh, cổng từ, vũ
khí, công cụ hỗ trợ, hệ thống camera giám sát tại các cảng hàng không, đảm bảo việc kiểm
tra, giám sát an ninh chặt chẽ.

((Hình ảnh lực lượng an ninh hàng không đang tập luyện; hệ thống máy soi chiếu an ninh
hàng hóa, hành lý, cổng từ, kiểm tra soi chiếu, hệ thống hạ cánh chính xác ILS, hệ thống cứu
hỏa...)

III. Nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh

(Hình ảnh nhộn nhịp của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng)

Tổng công ty luôn chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ hành
khách.

Dịch vụ hàng không và phi hàng không được mở rộng và nâng cao chất lượng. Công ty cổ
phần phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS), Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) tiếp
tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh; dịch vụ phi hàng không của Công ty SASCO và
các cảng hàng không ngày càng phong phú, đa dạng với chất lượng, giá cả hợp lý, đáp ứng
yêu cầu của hành khách.

(Hình ảnh hoạt động của SASCO, SAGS, HGS)

Các cảng hàng không được đầu tư nâng cấp, lắp đặt trang thiết bị mới, đạt tiêu chuẩn quốc tế,
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật phục vụ các loại máy bay hiện đại; nhà ga hành khách được hiện
đại hóa, khang trang, cung cấp nhiều tiện nghi cao cấp cho hành khách, từ đó tạo cơ sở thu
hút các hãng hàng không đến khai thác và giúp lượng hành khách ngày càng tăng.

Các khu vực chờ lên máy bay và khu vực làm thủ tục đều được sử dụng một cách hiệu quả,
bố trí đầy đủ ghế ngồi chờ cho hành khách, các quầy làm thủ tục check-in được sắp xếp với
số lượng và vị trí hợp lý, tạo không gian thông thoáng, tạo sự tiện lợi cho hành khách đi và
đến sân bay. Hầu hết các nhà ga đều phủ sóng wi-fi, cung cấp nước uống miễn phí, bố trí
thêm nhiều xe đẩy hành lý đáp ứng nhu cầu sử dụng của hành khách.

(Hình ảnh thể hiện chất lượng dịch vụ được nâng cao: Khu Check-in thông thoáng hơn,
phòng chờ rộng rãi, nhà khách VIP, hành khách sử dụng wi-fi, tra cứu thông tin, uống nước
miễn phí, khu vực chờ xe taxi tại Tân Sơn Nhất…)
Tổng công ty đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực.
Hằng năm, Tổng công ty đầu tư hàng chục tỷ đồng để tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện
về chuyên môn, nghiệp vụ cho hàng ngàn lượt CBCNV và cử cán bộ đi đào tạo ở các trường
trong và ngoài nước. Hiện nay, Tổng công ty có đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn
cao, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, phục vụ tận tâm và trách nhiệm, từng bước đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế.

(Hình ảnh huấn luyện của lực lượng an ninh Cảng HKQT Tân Sơn Nhất)

Năm 2014, sản lượng hành khách thông qua Cảng của Tổng công ty đạt trên 50,8 triệu lượt
hành khách, tăng 15,1% so với năm 2013; vận chuyển 869.651 tấn hàng hóa – bưu kiện, tăng
14,3%; phục vụ 371.256 lượt chuyến cất hạ cánh, tăng 13,1%.

(Biểu đồ so sánh sản lượng hành khách, vận chuyển hàng hóa, số chuyến bay cất hạ cánh
năm 2014 so với năm 2013)

Trong 3 năm qua (từ 2012 đến 2014):

- Tổng công ty đã phục vụ trên 132,608 triệu lượt hành khách, tăng trung bình
12,3%/năm;
- Phục vụ an tòan tuyệt đối cho trên 1,006 triệu lượt chuyến bay, tăng trung bình
8,3%/năm;
- Vận chuyển trên 2,284 triệu tấn hàng hóa – bưu kiện, tăng trung bình 12%/năm;
- Tổng doanh thu đạt 34.569 tỷ đồng, tăng trung bình 16%/năm;
- Lợi nhuận trước thuế đạt 4.630 tỷ đồng, tăng trung bình 17%/năm;
- Nộp ngân sách nhà nước 4.626 tỷ đồng, tăng trung bình 40%/năm;
- Vốn chủ sở hữu Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tăng từ
14.805 tỷ đồng (khi hợp nhất năm 2012) lên 19.833 tỷ đồng (năm 2014), tăng
33,96%.

(Biểu đồ so sánh sản lượng hành khách, vận chuyển hàng hóa, số chuyến bay cất hạ cánh,
tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, vốn chủ sở hữu giữa năm 2014 so với
năm 2012)

Các cảng hàng không có sản lượng lớn như: Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, năm 2014 Cảng
HKQT Tân Sơn Nhất đã phục vụ trên 22 triệu lượt hành khách. Cảng HKQT Nội Bài đạt trên
14 triệu hành khách năm; Cảng HKQT Đà Nẵng đạt 5 triệu hành khách/năm.

Một số cảng hàng không có tốc độ tăng trưởng hành khách rất cao như: Cảng HKQT Cam
Ranh, năm 2014, đạt trên 2 triệu lượt khách, tăng 36,7% so với năm 2013; Cảng hàng không
Vinh đạt 1,2 triệu lượt khách, tăng 33,2%; Cảng HKQT Phú Quốc đạt trên 1 triệu lượt khách,
tăng 46,4%.

(Biểu đồ thể hiện sản lượng của ACV trong năm 2014, trong đó có sản lượng của các Cảng
HK: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, và tốc độ tăng của các Cảng HK: Cam Ranh, Vinh và
Phú Quốc – như trong phim về ACV)

IV. Tổ chức nhiều phong trào thi đua, tích cực tham gia các hoạt động xã hội cộng
đồng

TCT đã đẩy mạnh phong trào xây dựng văn hóa công sở, văn hóa trong giao tiếp với khách
hàng, thực hiện phong trào “4 xin” – (xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép), “4 luôn” –
(luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ), tạo ấn tượng và hành ảnh thân
thiện trong lòng hành khách, đặc biệt đối với khách quốc tế khi đến Việt Nam.
(Hình ảnh về phong trào 4 xin, 4 luôn)
Đoàn thanh niên các CHK thường xuyên tổ chức phong trào “Thanh niên tình nguyện tham
gia hỗ trợ đơn vị dịp cao điểm”, bổ sung lực lượng tại các khu vực đông khách như khu vực
check-in, soi chiếu an ninh... để hướng dẫn hành khách, giúp đỡ người già, người khuyết tật,
phụ nữ mang thai, hành khách có con nhỏ.
(Hình ảnh về phong trào Thanh niên tình nguyện, tham gia hỗ trợ đơn vị trong thời gian cao
điểm)

Tổng công ty là đơn vị tích cực tham gia các hoạt động xã hội công đồng. Hàng năm, Tổng
công ty và các đơn vị thành viên đã chi nhiều tỷ đồng để chăm sóc các Mẹ Việt Nam anh
hùng, chăm lo các đối tượng chính sách, người nghèo, học sinh vùng sâu vùng xa có hoàn
cảnh khó khăn, chăm lo các đơn vị bộ đội nơi biên giới hải đảo…

(Hình ảnh về các hoạt động xã hội, cộng đồng)

V. Tự tin hội nhập

Theo đánh giá của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trong giai đoạn từ nay đến
2030, Việt Nam sẽ là quốc gia đứng thứ 3 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng
không dân dụng nhanh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Dự báo, đến năm 2030 lượng khách hàng không thông qua khu vực TP.Hồ Chí Minh sẽ đạt
trên 50 triệu khách/năm, đến năm 2045 sẽ đạt khoảng 75-80 triệu khách/năm và tiếp tục tăng
trưởng nhưng năm tiếp theo.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, ACV đang nỗ lực triển khai
lập dự án khả thi xây dựng Cảng HKQT Long Thành. Cảng HKQT Long Thành sẽ là cảng
hàng không đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), là
cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung
tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.

(Hình ảnh phim 3D về cảng HKQT Long Thành)

ACV đã đề ra chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020. Theo đó, ACV tiếp tục chiến lược
đầu tư, phát triển hoàn chỉnh hệ thống cảng hàng không trong cả nước theo hướng hiện đại,
đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an ninh an toàn; tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, phát triển các loại hình dịch vụ hàng không và phi hàng không chất lượng cao, phục
vụ tốt nhu cầu của hành khách, đảm bảo Tổng công ty phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững,
chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế.

Phấn đấu đến năm 2020, ACV sẽ phục vụ 95 triệu hành khách, tăng bình quân 12%/năm; vận
chuyển đạt 1,5 triệu tấn hàng hóa – bưu kiện, tăng bình quân 10%/năm; số chuyến bay hạ cất
cánh đạt 550.000 lần/chuyến, tăng bình quân 7%/năm.

(Biểu đồ về một số chỉ tiêu đến năm 2020 của ACV)

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV tiếp tục phát triển nhanh và bền vững,
luôn là địa chỉ an toàn, thân thiện, tin cậy đối với hành khách trong nước và quốc tế khi
đi đến các cảng hàng không của Việt Nam.

You might also like