Bùng cháy cùng thầy NAP - Ngày số 14

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

“Ngày đó là một trận quyết chiến nhưng chắc chắn sẽ thêm một lần Vinh Quang”

14 NGÀY BÙNG CHÁY CÙNG THẦY NAP

NGÀY THỨ: 14
Ca sáng (5h15’):
Ca trưa (11h30): Bài tập trọng điểm – Phần 4
Ca chiều (18h00): Bài tập trọng điểm – Phần 5

Thay đổi tư duy 1 Bứt phá thành công


DẠNG BÀI TẬP TRỌNG ĐIỂM – PHẦN 4
[Ca trưa: 11h30]
NAP 1: Khi trồng mía, ngoài vôi và phân chuồng, người nông dân còn bón cả phân hoá học cho
đất. Để đạt năng suất từ 90 – 100 tấn/1 ha ở mỗi vụ mía tơ, cần bón cho mỗi hecta đất 230,4 kg nitơ;
91,12 kg P2O5; 216 kg K2O. Các loại phân hoá học mà người nông dân sử dụng là ure (độ dinh
dưỡng 46%); phân lân nung chảy (90% Ca3(PO4)2); NPK 15-5-27. Các tạp chất còn lại không chứa
các nguyên tố N, P, K. Tổng khối lượng phân bón người nông dân đã sử dụng cho 8 ha đất là
A. 9212,8 kg. B. 9312,0 kg. C. 8593,6 kg. D. 8972,0 kg.
NAP 2: Một loại phân bón tổng hợp trên bao bì ghi tỷ lệ NPK là 20-20-15. Biết rằng nhà máy sản
xuất loại phân bón này bằng cách trộn 3 loại hoá chất Ca(NO3)2; KH2PO4 và KNO3; các tạp chất
khác không chứa các nguyên tố N, P, K. Tỷ lệ mol giữa 2 muối KH2PO4 và KNO3 trong loại phân
trên có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,8. B. 7,5. C. 0,9. D. 1,3.
NAP 3: Sau khi phân tích thổ nhưỡng vùng đất trồng lạc (đậu phộng) của một tỉnh X, chuyên gia
nông nghiệp khuyến nghị bà con nông dân cần bón bổ sung 40 kg N, 45 kg P và 66 kg K cho mỗi
ha. Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (13 – 13 – 13) trộn với phân kali
KCl (độ dinh dưỡng 60%) và một loại supephotphat (độ dinh dưỡng 17%). Theo khuyến nghị trên,
tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 1 ha gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 547 kg. B. 574 kg. C. 745 kg. D. 754 kg.
NAP 4: Gia đình thầy Phong có mảnh đất sau khi thu hoạch hoa quả cần bón lại cho đất 20kg nitơ;
3 kg photpho và 6,5 kg kali. Thầy Phong dùng ba loại phân với giá thành theo bảng dưới:
NPK (20-10-10) Kali (60%) Đạm (46%)
Giá (vnđ/1kg) 13000 25000 19000
Số tiền gia đình thầy Phong phải bỏ ra để mua phân bón gần nhất với
A. 1,2 triệu đồng. B. 1,0 triệu đồng. C. 0,9 triệu đồng. D. 1,5 triệu đồng.
NAP 5: Mỗi hecta đất trồng lúa, người nông dân cần cung cấp 100kg N; 60kg P2O5 và 50kg K2O.
Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (20-20-15) trộn với phân kali KCl (độ
dinh dưỡng 60%) và ure (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 1 hecta
(1 hecta = 10.000 m2) đất gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 395 kg. B. 410 kg. C. 454 kg. D. 369 kg.
NAP 6: Bình “gas” sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan
với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Khi được đốt cháy hoàn toàn một mol propan tỏa ra lượng nhiệt là
2220 kJ và một mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Để đun một lít nước (D = 1,00 g/ml) từ 250C
lên 1000C cầm m gam gas, biết rằng muốn nâng một gam nước lên 1,00C cần tiêu tốn hết 4,18 J (giả
thiết chỉ có 80% lượng nhiệt đốt cháy từ khí gas dùng để tăng nhiệt của nước). Giá trị của m gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,0. B. 8,0. C. 5,0. D. 12,0.

Thay đổi tư duy 2 Bứt phá thành công


NAP 7: Mức phạt nồng độ cồn theo quy định của Chính phủ đối với xe máy hiện nay:
Mức phạt Nồng độ cồn Mức tiền Phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 mg/100 Phạt tiền từ 2 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 10
1
ml máu đến 3 triệu đồng. tháng đến 12 tháng.
Vượt quá 50 mg đến 80 Phạt tiền từ 4 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 16
2
mg/100 ml máu đến 5 triệu đồng. tháng đến 18 tháng.
Vượt quá 80 mg/100 ml Phạt tiền từ 6 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 22
3
máu đến 8 triệu đồng. tháng đến 24 tháng.
Để có thể ước lượng một cách tương đối nồng độ cồn trong máu từ đó điều chỉnh lượng rượu, bia
uống. Một nhà khoa học người Thụy Điển Eric P. Widmark đề xuất từ công thức tính nồng độ cồn
trong máu như sau: C = 𝟏,𝟎𝟓𝟔.𝐀/𝟏𝟎.𝐖.𝐫
Trong đó: C là nồng độ cồn trong máu (g/100ml), A là khối lượng rượu nguyên chất đã uống (g), W
là trọng lượng cơ thể (kg), r là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 đối với nam giới và r =
0,6 với nữ giới), khối lượng riêng của ancol etylic là 0,79 g/ml. Nếu một người đàn ông nặng 60kg,
uống 2 lon Bia (660ml Bia 5°) sau đó điều khiển xe máy thì nồng độ cồn trong 100ml máu là bao
nhiêu mg và có thể bị sử phạt theo mức nào?
A. 75,55 mg – Mức 3. B. 82,97 mg – Mức 3.
C. 65,55 mg – Mức 2. D. 35,82 mg – Mức 1.
NAP 8: Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Theo luật định, hàm
lượng etanol trong máu người lái xe không vượt quá 0,02% theo khối lượng. Để xác định hàm
lượng etanol trong máu của người lái xe cần chuẩn độ bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit. Khi đó
Cr+6 bị khử thành Cr+3, etanol (C2H5OH) bị oxi hóa thành axetandehit (CH3CHO).
2 6 1 3
3C2 H5OH + K 2 Cr 2 O7 + 8H  
 3C2 H 4O + 2Cr + 2K  + 7H 2O
Khi chuẩn độ 25 gam huyết tương máu của một lái xe A cần dùng 20 ml dung dịch K 2Cr2O7 0,01M.
Hàm lượng ethanol trong máu của lái xe A là
A. 0,11%. B. 0,06%. C. 0,02%. D. 0,22%.
NAP 9: Một mẫu cồn X (thành phần chính là C2H5OH) có lẫn metanol (CH3OH). Đốt cháy 46,032
gam cồn X tỏa ra nhiệt lượng 1370,716 kJ. Biết rằng:
- Đốt cháy hoàn toàn 1 mol metanol toả ra lượng nhiệt là 716 kJ và 1 mol etanol toả ra lượng nhiệt
là 1370 kJ.
- Hàm lượng metanol trong rượu uống quy định là không được lớn hơn 100 mg trên 1 lít rượu tính
theo độ rượu etanol 100 độ, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml.
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Mẫu cồn X không được dùng để pha chế làm rượu uống.
B. Cho lượng cồn X trên tác dụng với Na dư thu được 11,312 lít khí H2 (đktc).
C. Phần trăm khối lượng của metanol trong X là 0,68%.
D. Phần trăm khối lượng của metanol trong X là 0,66%.
NAP 10: HCl là một chất được phát hiện trong dịch vị dạ dày có nồng độ 0,0001 – 0,001 mol/l và độ
pH duy trì ở mức 3 – 4 đối với người bình thường. Nếu thiếu HCl trong dạ dày thì thức ăn không
chuyển hóa được lâu dần gây suy nhược cơ thể, nếu dư lâu ngày HCl sẽ phá hùy đường ruột gây

Thay đổi tư duy 3 Bứt phá thành công


viêm loét dạ dày. Khi cơ thể dư HCl, người ta cần uống thuốc giảm đau dạ dày (có tên gọi là thuốc
muối - tên khác là baking soda). Giả sử dịch vị dạ dày người bệnh chứa 1,5 lít dung dịch hỗn hợp
thức ăn lỏng, trong đó chứa 0,09125 gam HCl. Nếu khả năng tiêu thụ baking soda của cơ thể người
bệnh là 65% thì khối lượng baking soda người đó cần đưa vào cơ thể để duy trì độ pH trong dạ
dày ở mức 3 là?
A. 0,129 gam. B. 1,113 gam. C. 1,213 gam. D. 0,161 gam.
NAP 11: Một bình gas sử dụng trong hộ gia đình X có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan
và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là
2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí gas
của hộ gia đình X là 10000 kJ/ngày và sau 45 ngày gia đình X dùng hết bình gas trên. Hiệu suất sử
dụng nhiệt của hộ gia đình X là
A. 62,50%. B. 37,70%. C. 75,64%. D. 67,3%.
NAP 12: Xăng sinh học E5 chứa 5% etanol về thể tích (d = 0,8g/ml), còn lại là xăng truyền thống, giả
thiết xăng truyền thống chỉ chứa hai ankan là C8H18 và C9H20 (có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3; d =
0,7g/ml). Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol tỏa ra lượng nhiệt là 1365 kJ, 1 mol C8H18 tỏa ra
lượng nhiệt là 5072 kJ và 1 mol C9H20 tỏa ra nhiệt lượng là 6119 kJ. Trung bình, một chiếc xe máy di
chuyển được 1 km thì cần một nhiệt lượng chuyển thành công cơ học có độ lớn là 212 kJ. Nếu xe
máy đó đã sử dụng hết 5 lít xăng E5 ở trên thi quãng đường xe di chuyển được là (biết hiệu suất sử
dụng nhiên liệu của động cơ là 30%)
A. 242 km. B. 225 km. C. 217 km. D. 232 km.

----------------- HẾT -----------------

Thay đổi tư duy 4 Bứt phá thành công


DẠNG BÀI TẬP TRỌNG ĐIỂM – PHẦN 5
[Ca chiều: 18h00]
NAP 1: Điện phân dung dịch X gồm các chất Cu(NO3)2, CuSO4 và x gam NaCl với điện cực trơ, có
màng ngăn, cường độ dòng điện không đổi 5A. Lượng khí và kim loại thu được trong quá trình
điện phân theo thời gian như sau:
Thời gian điện phân (giây) t t + 7720 t + 15440
Lượng khí thoát ra (mol) a a + 0,3 4a
Lượng kim loại bám vào catot (gam) b b + 6,4 19,2
Biết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của x là
A. 35,1. B. 58,5. C. 23,4. D. 46,8.
NAP 2: Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu
suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi nước) với cường độ
dòng điện không đổi. Kết quả của thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Khối lượng dung dịch
Thời gian (s) Khối lượng catot tăng Anot
giảm
t1 = 1544 m (gam) Một khí duy nhất 5,4 (gam)
t2 = 4632 3m (gam) Hỗn hợp khí 15,1 (gam)
t 4,5m (gam) Hỗn hợp khí 20,71 (gam)
Giá trị của t là
A. 7720. B. 8685. C. 11580. D. 8106.
NAP 3: Hòa tan hỗn hợp gồm A gồm x gam CuSO4
và y gam NaCl vào nước thu được dung dịch Z. Tiến
hành điện phân Z với điện cực trơ, màng ngăn xốp,
dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí
thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời
gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên.
Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay
hơi của nước. Giá trị của tổng (x + y) là
A. 20,68. B. 18,43. C. 20,86. D. 18,34.
NAP 4: Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có
màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%, cường độ dòng điện 5A). Khối lượng Al 2O3 bị hòa
tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở đồ thị sau:

Biết (x + y + z) = 1,74. Tại thời điểm t (giây) thu được tổng số mol khí ở hai điện cực là 1,25 mol. Giá
trị của t là
A. 28950. B. 27020. C. 24125. D. 19300.
Thay đổi tư duy 5 Bứt phá thành công
NAP 5: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong thời gian t giờ với cường độ
dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung
dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp
kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A. 0,8. B. 1,0. C. 0,3. D. 1,2.
NAP 6: Dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3). Điện phân X (điện cực trơ,
màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện không đổi 1,34A. Sau thời gian
t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) và hỗn hợp khí Z (có tỉ khối hơi so với H 2 bằng
14,35). Dung dịch Y phản ứng tối đa với 2,55 gam Al2O3. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của t là.
A. 4. B. 7. C. 6. D. 5.
NAP 7: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5) với điện cực trơ,
màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch Y và
hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t
giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh
ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là.
A. 4825. B. 2895. C. 3860. D. 5790.
NAP 8: Điện phân 600 ml dung dịch X chứa NaCl 0,5M và CuSO4 a mol/l (điện cực trơ, màng ngăn
xốp) thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 24,25 gam so với khối lượng dung dịch X thì ngừng
điện phân. Nhúng thanh sắt nặng 150 gam vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, làm khô cân được 151,36 gam (giả thiết toàn bộ kim loại tạo
thành đều bám hết vào thanh sắt và không có sản phẩm khử của S +6 sinh ra). Biết hiệu suất điện
phân 100%. Giá trị của a là
A. 1,20. B. 1,50. C. 1,00. D. 0,75.
----------------- HẾT -----------------

Thay đổi tư duy 6 Bứt phá thành công

You might also like