Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ÔN TẬP HKII (8) – KHỐI 10 Họ và tên: ………………………………………

Câu 1: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh
A. HCl. B. H2SO4. C. HNO3. D. HF.
Câu 2: Số oxi hóa thường gặp của đơn chất và hợp chất của lưu huỳnh là
A. 0, +2, + 4, +6. B. +1, +2, +4, +6. C. +2, 0, +4, +6. D. -2, 0, +4, +6.
Câu 3: Đun hỗn hợp gồm 5,6 g bột sắt (Fe) và 3,2 g lưu huỳnh (S) đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn
màu đen A. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HCl thu được một dung dịch muối B và V lít (đktc) khí C. Khí C
và V lần lượt là:
A. H2 và 2,24 lít. B. H2S và 2,24 lít.
C. SO2 và 22,4 lít. D. SO2 và 2,24 lít.
Câu 4: Dãy axit được sắp xếp đúng theo tính axit tăng dần là
A. HBr, HI, HF, HCl. B. HI, HBr, HCl, HF. C. HCl, HBr, HI, HF. D. HF, HCl, HBr, HI.
Câu 5: Trong các phản ứng sau, phản ứng trong đó H2S không phải là chất khử
A. 2H2S + O2 → 2S + 2H2O. B. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O.
C. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. D. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 6,5 g kẽm bằng dung dịch axit H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của
V là
A. 11,2 lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 22,4 lít.
Câu 7: Cho 200ml dung dịch Na2SO4 0,5M vào 300ml dung dịch BaCl2 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch
A và m gam kết tủa BaSO4. Giá trị m là
A. 23,3 gam. B. 34,95 gam. C. 11,65 gam. D. 46,6 gam.
Câu 8: Cho phản ứng hóa học sau: Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO.
Clo đóng vai trò
A. Chất khử. B. Không là chất khử, không là chất oxi hóa.
C. Vừa chất khử vừa là chất oxi hóa. D. Chất oxi hóa.
Câu 9: Nhận xét nào đúng khi nói về tính oxi hóa của Halogen
A. Flo là nguyên tố có tính oxi hóa yếu nhất. B. Tính oxi hóa giảm dần từ F2 > Cl2 > Br2 > I2.
C. Tính oxi hóa tăng dần từ F2 < Cl2 < Br2 < I2. D. Iốt là nguyên tố có tính oxi hóa mạnh nhất.
Câu 10: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là
A. + 4. B. +8. C. +6. D. +2.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất Halogen (F2, Cl2, Br2, I2)
A. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Ở điều kiện thường là những chất khí. D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 12: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
A. HCl. B. NaOH. C. NaNO3. D. NaCl.
Câu 13: Để nhận biết muối clorua người ta dùng dung dịch muối
A. NaOH. B. NaNO3. C. HF. D. AgNO3.
Câu 14: Hai nguyên tố Oxi và Lưu huỳnh thuộc nhóm nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn
A. VIIIA. B. VIIA. C. VIA. D. VA.
Câu 15: Cấu hình electron lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tử Clo
A. 4s24p5. B. 2s22p5. C. 3s23p5. D. 2s12p6.
Câu 16: Tính chất hóa học đặc trưng nào sau đây là của nguyên tố lưu huỳnh
A. có tính khử. B. có tính oxi hóa.
C. có tính oxi hóa và tính khử. D. có tính oxi hóa, không có tính khử.
Câu 17: Nhóm Halogen là các nguyên tố thuộc nhóm
A. VIIA. B. VIA. C. VIIIA. D. VA.
Câu 18: Tính chất hóa học đặc trưng của Oxi là
A. Tính khử mạnh. B. Không có tính khử và oxi hóa.
C. Tính khử và oxi hóa. D. Tính oxi hóa mạnh.
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, khí Clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất
A. HCl. B. NaCl. C. KClO3. D. MnO2.
Câu 20: Cho phản ứng hóa học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
A. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa. B. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. D. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.
Câu 21: Cho 8 gam hỗn hợp bột kim loại Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 5,6 lít khí
H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
A. 22,75 gam. B. 24,45 gam. C. 25,75 gam. D. 22,25 gam.
Câu 22: Dẫn toàn bộ 3,36 lit khí SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch
A. Dung dịch A chứa:
A. Na2SO3 B. Na2SO3 và NaHSO3
C. NaOH & Na2SO3 D. NaHSO3 và SO2 dư
Câu 23: Cho 14,5g hỗn hợp Mg, Fe, Zn tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc).
Cô cạn dung dịch sau phản ứng được khối lượng muối khan tạo ra là:
A. 34,3 g B. 43,3 g C. 33,4 g D. 33,8 g
Câu 24: Đốt hoàn toàn 2,7g Al trong khí Cl2. Có bao nhiêu gam AlCl3 tạo thành?
A. 15,20 B. 15,05 C. 13,30 D.13,35
Câu 25: Chất khí độc gây ô nhiễm môi trường và là nguyên nhân chính tạo ra mưa axit:
A.CO2 B. H2S C. SO2 D. O3
Câu 26: Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 3 dung dịch H2SO4 đặc, Ba(OH)2, HCl là:
A. Cu B. SO2 C. Quỳ tím D. O2
Câu 27: Khí hiđro clorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với chất nào sau
đây?
A. NaOH. B. H2SO4 đặc. C. H2SO4 loãng. D. H2O.
Câu 28: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H2O (k) ⇌ CO2 (k) + H2 (k) H < 0
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H 2; (4) tăng áp suất
chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là :
A. (1), (4), (5) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (4)
Câu 29: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. HCl. B. BaCl2. C. KNO3. D. NaOH.
Câu 30: Chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị không cực?
A. O2. B. SO2. C. H2S. D. Al2S3.
Câu 31: Cho phương trình hoá học: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Vai trò của SO2 là
A. chất oxi hoá. B. không là chất khử và cũng không là chất oxi hoá.
C. chất khử. D. vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
Câu 32: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 10,8. B. 2,70. C. 8,10. D. 5,40.
Câu 33: Kim loại không phản ứng được với axit H2SO4 đặc, nguội là
A. Ag. B. Cu. C. Mg. D. Al.
Câu 34: Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc nóng: S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là
A. 1 : 3. B. 3 : 1. C. 2 : 1. D. 1 : 2.
Câu 35: Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16) là
A. 1s22s22p6. B. 3s23p4. C. 2s22p6. D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 36: Cho dãy các kim loại: Na, Mg. Fe, Zn, Cu, Ag, Hg. Số kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 37: Số oxi hoá của S trong SO2, H2S, H2SO4, H2S2O7 lần lượt là
A. -2. +6, +4, +6. B. +6, +6, -2, +4. C. +4, -2, +6, +6. D. +6, -2, +4, +6.
Câu 38: Dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là
A. NaOH. B. H2SO4. C. Na2SO4. D. NaCl.
Câu 39: Cho dãy các chất: NaOH, NaCl, NaNO3, Na2SO4. Chất trong dãy phản ứng được với dung dịch BaCl2
A. Na2SO4. B. NaOH. C. NaNO3. D. NaCl.
Câu 40: Cho phản ứng hoá học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất
các chất phản ứng?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử.

You might also like