Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DUYÊN HẢI

BÁO CÁO
THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI

Họ và tên :

Ngày sinh:

Nghề : Công tác xã hội

Lớp : SC24-CTXH02

Cơ sở thực tập: Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng

người có công số 2 Hà Nội

Năm 2024

0
MỤC LỤC

1
CÁC TỪ VIẾT TẮT

NVXH : Nhân viên xã hội


TC : Thân chủ
CTXH : Công tác xã hội

2
LỜI MỞ ĐẦU

Để củng cố và bổ sung kiến thức cũng như nắm vững quy trình của ngành
công tác xã hội. Và tìm hiểu rõ hơn thực tế về chuyên môn công tác xã hội cá
nhân. Đồng thời hiểu biết thêm về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhân
viên công tác xã hội, từ đó hình thành ý thức đạo đức nghề nghiệp thúc đẩy quá
trình tự rèn luyện theo yêu cầu của nghề nghiệp này. Qua đó, nắm chắc hơn và
biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn để phân tích, đánh
giá, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong công việc từ đó hình thành kỹ năng
nghề nghiệp.
Chính vì thế nên đợt thực tập này rất quan trọng và nó sẽ đưa lại cho em
nhiều bài học thực tế trong công tác xã hội cá nhân và nhóm. Bản báo cáo cho
em cũng như các thầy cô trong khoa nhìn lại quá trình làm việc của em. Để từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm cho những lần thực tập lần sau và trong công
tác chuyên môn sau này. Đợt thực tập tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 này là
cơ hội cũng như thách thức để tôi nỗ lực rèn luyện và cũng cố kiến thức của bản
thân mình. Qua đó tìm tòi và học hỏi kiến thức mới ngoài sách vở, góp phần
nâng cao nhận thức của bản thân mình về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt
cũng như khả năng tham gia vào tiến trình ra quyết định, lập kế hoạch trợ giúp
cho thân chủ của mình. Những gì tiếp thu được trong quá trình thực tập sẽ là
hành trang giúp tôi nắm vững được kiến thức chuyên môn và công việc sau này.
Để có được những kết quả như vậy tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị
Ngọc Linh, giảng viên đã hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, quan tâm giúp đỡ tôi,
cảm ơn chú Lê Minh Đức – Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội và cô An Thị
Hòa – kiểm huấn viên cùng các anh chị làm việc tại trung tâm đã tạo điều kiện
tốt nhất, giúp đỡ tôi trong đợt thực tập cũng như giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài
báo cáo này. Qua thực tập tôi cảm thông cho những hoàn cảnh của các cụ tại
trung tâm, nếu không có đợt thực tập này tôi sẽ không có cơ hội xây đắp những
lỗ hổng kiến thức của mình. Các cụ tuy có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt
thòi nhưng bù lại các cụ có tấm lòng yêu thương nhau và đây là điểm đã ghi lại
3
sâu sắc trong lòng tôi. Tuy vậy, trong quá trình thực tập ngoài một số thuận lợi,
tôi đã gặp không ít khó khăn nhất định và nó đã phần nào hạn chế đến quá trình
thực tập.
Thời gian thực tập kết thúc và tôi nhận thấy mình đã có nhiều cố gắng để
hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại cơ sở và yêu cầu liên quan đến môn học: Công
tác xã hội với cá nhân
Theo yêu cầu môn học cứ mỗi tuần tối thiểu ba buổi để làm việc với các
cụ nhưng tôi đã tận dụng hết những thời gian có thể để đến cơ sở và tiến hành
thực tập. Trong hai tháng là những nỗ lực của tôi và đã thu được kết quả. Tôi xin
gửi báo cáo thực tập phần nội dung cụ thể ở trang đính kèm.
Do kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế vì vậy trong bài
không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong quý thầy cô cho tôi những ý kiến
đóng góp để những bài báo cáo thực tập về sau của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

4
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH

I. LỊCH SỬ THÀNH LẬP CƠ SỞ


Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội thực hiện
chức năng nhiệm vụ nuôi dưỡng các Mẹ VNAH, thân nhân liệt sỹ và người có
công với cách mạng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Tổ chức điều dưỡng luân
phiên người có công với cách mạng theo kế hoạch của Sở Lao động - TB & XH
Hà Nội.
Với chức năng nhiệm vụ được giao. Trong quá trình tổ chức thực hiện
nhiệm vụ, Trung tâm có những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi
+ Trung tâm luôn được sự quan tâm của Bộ Lao động - TB & XH, UBND
thành phố, Sở Lao động - TB & XH Hà Nội tạo điều kiện đầu tư cho đơn vị xây
dựng, sửa chữa hiện đại hóa cơ sở vật chất, để từng bước đáp ứng được yêu cầu
chăm sóc, nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.
+ Trong thực hiện nhiệm vụ, Ban chi ủy, Ban giám đốc Trung tâm luôn
bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, huyện
ủy Ứng Hòa để cụ thể hóa các kế hoạch, chương trình…của cấp trên thành kế
hoạch, chương trình cụ thể của đơn vị; phát huy được sức mạnh, đoàn kết của
tập thể đơn vị để xây dựng đơn vị tiên tiến, trong sạch, vững mạnh; phối kết hợp
chặt chẽ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện trong
công tác tiếp nhận NCC đảm báo đúng đối tượng, đủ chỉ tiêu; kết hợp chặt chẽ
với Công an và chính quyền xã Viên An trong trong công tác bảo đảm trật tự an
toàn xã hội.
- Khó khăn:
NCC đến nuôi dưỡng, điều dưỡng nhiều người tuổi cao, sức khoẻ yếu,
bệnh tật đa dạng, khả năng tự phục vụ rất hạn chế nên mức độ phục vụ của cán
bộ, VC & NLĐ ngày càng phức tạp.

5
Từ những thuận lợi, khó khăn trên, trong năm 2023, tập thể CB,VC
&NLĐ Trung tâm đã có nỗ lực, phấn đấu thực hiện hoàn thành tốt các mặt công tác
sau:

6
II. CƠ CẤU LÃNH ĐẠO VÀ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CƠ SỞ
1. Cơ cấu lãnh đạo của cơ sở
Hiện nay, Trung tâm có 46 CB,VC và NLĐ (trong đó viên chức: 23
người, HĐLĐ theo NĐ 111/2022/NĐ-CP là 23 người). Cơ cấu bộ máy làm việc
gồm: Ban giám đốc và 3 phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Để thực hiện hoàn thành tốt chương trình công tác năm 2023, ngay từ đầu
năm Trung tâm đã tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức và NLĐ thảo luận, xây
dựng, hoàn thiện và đưa vào thực hiện: Quy chế dân chủ, quy chế làm việc, quy
chế chi tiêu nội bộ, quy chế phối hợp; Kế hoạch nuôi dưỡng, điều dưỡng người
có công; kế hoạch phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng
phí…và các quy định nội bộ, từ đó mọi hoạt động của đơn vị được đi vào nền
nếp, cán bộ, nhân viên đều chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy chế, quy định đã
đề ra.
Thường xuyên thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, quán triệt
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước và các văn
bản có liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị; Các quy định về chuẩn mực đạo đức,
lối sống; văn bản về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí; duy trì thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đối mới lề lối,
phong cách làm việc . . .
Thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của CCVC, NLĐ trong các cơ
quan thuộc thành phố Hà Nội theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày
25/01/2017 và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội
theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND thành phố Hà
Nội.
Thực hiện đánh giá cán bộ, viên chức, người lao động theo Quyết định số
1841-QĐ/TU ngày 24/10/2021 của Ban thường vụ Thành ủy ban hành Quy định
đánh giá, xếp loại hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động
hợp đồng trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội; Quyết định số 1000/QĐ-
SLĐTBXH ngày 29/11/2021 về việc Ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp
7
loại hằng tháng đối với công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc tại cơ
quan Sở và các đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội;
công văn số 373/SLĐTBXH-VP ngày 24/1/2022 của Sở về việc Triển khai thực
hiện Đánh giá, xếp loại hằng tháng đối với CBCCVC trên hệ thống phần mềm;
công văn số 674/LĐTBXH-VP ngày 16/2/2022 của Sở về việc Triển khai thực
hiện Đánh giá, xếp loại hằng tháng đối với CBCCVC trên hệ thống phần mềm -
tháng 01/2022.
Được sự nhất trí của Sở LĐTBXH tại công văn số 112/SLĐTBXH-VP
ngày 10/01/2023 về việc Thôi việc theo nguyện vọng, đơn vị đã hoàn thiện thủ
tục cho 01 LĐHĐ nghỉ thôi việc theo nguyện vọng từ tháng 01/2023. Được sự
nhất trí của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm đã ký HĐLĐ theo
Nghị định 111/2022/NĐ-CP đối với 01 nhân viên vào làm việc tại phòng Nuôi
dưỡng từ tháng 9/2023.
Tiếp tục tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức và người lao động tự đi học
để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhiều đồng chí đã hoàn thành các chương
trình đào tạo Thạc sĩ, Cử nhân đại học, cử nhân cao đẳng. Hiện nay, đơn vị có
03 đồng chí có trình độ thạc sĩ; 18 đồng chí có trình độ Đại học, số còn lại đều
có trình độ Cao đẳng, trung cấp và nghề. Năm 2023, cử 03 đ/c học lớp Trung
cấp lý luận chính trị. Cử cán bộ, nhân viên tham gia đầy đủ các hội nghị tập
huấn, trao đổi nghiệp vụ công tác do Sở triệu tập.
2. Sơ đồ tổ chức của cơ sở
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY
TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG VÀ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG

8
Ban giám đốc

Phòng tổ chức
Phòng quản trị Phòng y tế
hành chính

Đối tượng

Người già

3. Công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công


Tiếp tục thực hiện có hiệu quả tiêu chí: Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng,
điều dưỡng NCC, NCC nuôi dưỡng, điều dưỡng tại đơn vị luôn được chăm sóc,
phục vụ chu đáo, tận tình; coi đối tượng như người thân của mình.
3.1. Công tác nuôi dưỡng
-. Năm 2023, đơn vị thực hiện nuôi dưỡng 40 người, trong quá trình nuôi
dưỡng 02 đối tượng do tuổi các sức yếu đã qua đời. Hiện nay đơn vị đang nuôi
dưỡng 38 người. Trong đó: Mẹ liệt sỹ: 02 người; vợ liệt sỹ 25 người; con liệt sỹ
07 người; hưu trí: 04 người.
3.1.1. Chế độ nuôi dưỡng
NCC đang nuôi dưỡng tại đơn vị hiện hưởng hai mức trợ cấp hàng tháng
gồm: Tuất một liệt sĩ: 1.624.000đ/tháng và tuất liệt sĩ hưởng định xuất nuôi
dưỡng là 2.923.000đ/tháng.
Thực hiện Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của
HĐND thành phố Hà Nội quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ người có
công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng của thành phố
Hà Nội, mỗi đối tượng được hỗ trợ tiền ăn là 3.000.000đ/tháng. Căn cứ mức hỗ
trợ của thành phố, từ ngày 01/1/2023, đơn vị tổ chức thực hiện chế độ ăn cho đối
tượng là 3.000.000đ/tháng chia đều cho số ngày trong tháng. Thực hiện ăn bệnh
lý, ăn kiêng, thường xuyên thay đổi các món ăn hợp khẩu vị với NCC.
3.1.2. Về nhà ở và chăm sóc sức khoẻ
9
Đơn vị bố trí ở 02 người/1 phòng, được sắp xếp ở theo nhóm để đối
tượng thuận tiện trong sinh hoạt và việc chăm sóc, phục vụ của nhân viên.
Thực hiện chăm sóc, phục vụ chu đáo NCC trên tất các các lĩnh vực: Ăn
ngủ, thăm hỏi, kiểm tra, khám sức khoẻ, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, tập
luyện các thiết bị phục hồi chức năng, hướng dẫn tập thể dục dưỡng sinh, lao
động trị liệu, vui chơi giải trí…phân công cán bộ, nhân viên y tế đưa và phục vụ
chu đáo NCC đi khám và điều trị bệnh tại các bệnh viện.
3.1.3. Công tác quản lý người có công
Phân công cán bộ quản lý hồ sơ, quản lý con người. NCC có sức khoẻ yếu
hoặc trí tuệ bị giảm sút không tự chủ được trong việc quản lý tiền và tài sản cá
nhân, đơn vị phân công cán bộ, nhân viên mở sổ theo dõi quản lý thu, chi cho
NCC có sự giám sát của lãnh đạo phòng Y tế - Điều dưỡng, lãnh đạo đơn vị và
hội đồng NCC.
Khi người có công qua đời,phối kết hợp với Ban phục vụ lễ tang TP Hà
Nội, gia đình, địa phương tổ chức tang lễ theo di nguyện của NCC. Hoàn thiện
các thủ tục thanh toán chế độ mai tang phí cho gia đình NCC đủ, kịp thời, đúng
quy định
3.1.4. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng NCC
Với tiêu chí: Nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ NCC tại Trung tâm,
CB, VC & NLĐ Trung tâm đã luôn nỗ lực, phấn đấu tâm huyết, tận tình với
nhiệm vụ, gần gũi, chăm sóc, coi NCC như người thân của chính mình.
Người có công Nuôi dưỡng tại Trung tâm, luôn được chăm sóc chu đáo
về sức khỏe, vật chất và tinh thần. Họ đã luôn coi Trung tâm là nhà, CB, VC &
NLĐ là người thân.Họ luôn có tinh thần, trách nhiệm xây dựng và yên tâm nuôi
dưỡng suốt đời tại đơn vị.
4. Công tác điều dưỡng Người có công
Thực hiện hướng dẫn số 199/HD-SLĐTBXH ngày 17/01/2023 của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn thực hiện chế độ điều
dưỡng phục hồi sức khoẻ đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt
sĩ năm 2023. Đơn vị đã có công văn số 41/TTNCC-TC ngày 15/02/2023 về việc
10
Triển khai kế hoạch điều dưỡng NCC năm 2023 gửi báo cáo Sở LĐTBXH và
các quận huyện Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Oai, Hà Đông, Ba Vì và các cơ
sở điều dưỡng có liên quan. Xây dựng kế hoạch, thống nhất về số lượng, thời
gian và địa điểm tiếp nhận, bàn giao NCC đi điều dưỡng tập chung.
Trong công tác tiếp nhận và bàn giao, Trung tâm kiểm tra sức khoẻ và tiếp
nhận các đại biểu NCC tại phòng LĐ-TBXH các quận, huyện, đảm bảo đúng thời
gian quy định.
Các đại biểu về đến Trung tâm được đơn vị tổ chức họp mặt, phổ biến về
chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NCC được đi điều dưỡng và
các nội quy, quy định,các hoạt động phục vụ NCC của Trung tâm trong quá
trình điều dưỡng.
Căn cứ vào nguyện vọng của NCC và ý kiến đề nghị của phòng Lao động
TB & XH các quận, huyện, để thay đổi môi trường và không khí cho Người có
công đi điều dưỡng. Trung tâm đã liên hệ với các cơ sở điều dưỡng ngoài thành
phố nằm ở các khu khu du lịch, thắng cảnh như: Khách sạn Bộ Tài chính, Trung
tâm điều dưỡng NCC Bộ Lao động -TB & XH (Sầm Sơn, Thanh Hóa)... Xây
dựng kế hoạch, thống nhất thời gian tổ chức đưa người có công đi điều dưỡng.
4.1. Về thời gian và chế độ điều dưỡng
* Về thời gian điều dưỡng:
Thực hiện điều dưỡng tại đơn vị: 6 ngày/ đợt (không tính thời gian đi về về).
Điều dưỡng tại các cơ sở ngoài thành phố: 5 ngày/ đợt (không tính thời
gian đi và về).
* Về chế độ và tiêu chuẩn điều dưỡng:
Thực hiện theo Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của
Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có
công với cách mạng; Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính
phủ Quy định mức hưởng trợ cấp, trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người
có công với cách mạng; Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022
của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về việc Quy định một số chính sách
đặc thù hỗ trợ người có công với cách mạng của Thành phố Hà Nội. Hướng dẫn
11
số 199/HD-SLĐTBXH ngày 17/01/2023 của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội về việc Hướng dẫn thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khoẻ đối với
người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ năm 2023.
4.2. Nhà ở phục vụ điều dưỡng: Đơn vị có 140 giường phục vụ công tác điều
dưỡng, bố trí, sắp xếp 03 người/phòng, các phòng nghỉ đều có tiện nghi, trang
thiết bị hiện đại tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày của NCC.
4.3. Kết quả thực hiện công tác điều dưỡng luân phiên NCC:
Năm 2023, Trung tâm đã tiếp nhận và tổ chức thực hiện điều dưỡng từ
ngày 01/3 đến ngày 23/10/2023 được 3.071/3.094 lượt người, đạt 99,26% kế
hoạch cả năm (theo kế hoạch đã được Sở điều chỉnh).
Hầu hết người có công điều dưỡng tại Trung tâm đều phấn khởi, vui vẻ,
tin tưởng vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
Nước. Họ đã có những lời ca, tiếng hát, vần thơ và những dòng lưu bút bày tỏ
những tình cảm tốt đẹp ca ngợi về thái độ phục vụ, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên
Trung tâm.
5. Những hoạt động phục vụ công tác nuôi dưỡng và điều dưỡng
5.1. Công tác phục vụ và chăm sóc sức khoẻ
Đặc điểm của NCC đến nuôi dưỡng & điều dưỡng, nhiều người tuổi cao,
sức khoẻ yếu, bệnh tật đa dạng cần phải có người giúp đỡ và phục vụ trên tất cả
các lĩnh vực, để chăm sóc, phục vụ NCC, đơn vị bố trí cán bộ, nhân viên thay
nhau thường trực và làm việc 24/24h, đảm bảo 100% NCC được phục vụ kịp
thời, chu đáo.
Duy trì việc thăm khám sức khoẻ, điều trị bằng các phương pháp đông,
tây y kết hợp phục vụ việc uống thuốc sắc đông y hàng ngày, massage chân
thuốc Bắc, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, tập luyện các thiết bị phục hồi chức
năng, xông hơi, masage, tắm sục…; Phối kết hợp với Công ty cổ phần quốc tế
Thăng Long, Công ty trợ thính Châu Âu tổ chức tư vấn sức khỏe, tư vấn trợ
thính; tư vấn sử dụng sữa và các sản phẩm dinh dưỡng cho NCC.

12
Đối với NCC phải đi điều trị bệnh tại các bệnh viện, đơn vị phân công cán
bộ, nhân viên y tế thay nhau phục vụ NCC 24/24 h trong suốt thời gian NCC điều
trị tại bệnh viện.
Đơn vị luôn duy trì thực hiện tốt các công tác phòng, chống bệnh, công tác
vện sinh an toàn thực phẩm.
Tuy công tác chăm sóc, phục vụ NCC rất khó khăn và phức tạp, nhưng
CB, VC, NLĐ Trung tâm vẫn yên tâm thực hiện toàn thành tốt và hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được phân công.
5.2. Về lĩnh vực nấu ăn:
Nhân viên nấu ăn Trung tâm đều có trình độ kỹ thuật nấu ăn, có kinh
nghiệm trong công tác phục vụ ăn uống cho người NCC. Thường xuyên thay đổi
các món ăn hợp khẩu vị với NCC, thực hiện nấu ăn theo bệnh lý, ăn kiêng.
Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm chất lượng, có xuất xứ rõ ràng, an
toàn trong ăn uống, trình bày món ăn đẹp mắt, hương vị hấp dẫn để NCC ăn
ngon, ăn đủ, ăn hết tiêu chuẩn, đảm bảo định lượng dinh dưỡng.
5.3. Các hoạt động chăm sóc tinh thần
Trung tâm có hội trường là nơi tổ chức họp mặt, chia tay, giao lưu văn
hóa, văn nghệ với NCC, trong đó có phòng đọc tài liệu, sách, báo; phòng hát
karaoke. 01 bể bơi có mái che. 01 nhà tập đa năng trong đó có: Sân cầu lông sàn
gỗ, bàn bia, bóng bàn và nhiều thiết bị tập. 01 khu vật lý trị liệu có bể tắm sục,
xông hơi, massage chân thuốc bắc phục vụ NCC hàng ngày.
Ngoài ra mỗi đợt điều dưỡng đơn vị đều tổ chức cho NCC: Xem biểu diễn
xiếc nghệ thuật do Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội biểu diễn. Các
chương trình vui chơi có thưởng như: giải bóng bàn, cầu lông, cờ tướng, bóng
chuyền. Tổ chức các chuyến tham quan du lịch tại các địa điểm danh lam, thắng
cảnh trên địa bàn TP Hà Nội.
Kết thúc đợt điều dưỡng, Trung tâm tổ chức hội nghị họp mặt chia tay, trao
đổi rút kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, phục vụ NCC; tặng quà, tặng ảnh
lưu niệm cho các đại biểu và tổ chức, giao lưu văn hoá văn nghệ giữa cán bộ,
nhân viên và người có công.
13
14
PHẦN 2: BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI CÁ NHÂN
I. LÝ DO CHỌN THÂN CHỦ
Bước tiếp cận thân chủ được tiến hành khá thuận lợi. Sau khi được phân
công theo nhóm làm việc và thảo luận với kiểm huấn viên, tôi bắt đầu tìm đối
tượng và tiếp cận đối tượng. Lựa chọn bà V là hết sức ngẫu nhiên khi tôi và các
cụ khác đang nói chuyện với nhau ở ghế đá của sân Trung tâm, trong lúc bà
đang quét dọn vệ sinh tôi đến bắt chuyện và làm quen với bà, hai bà cháu cùng
quét dọn và nói chuyện vui vẻ. Sau đó tôi nhiều lần tiếp cận với bà và thu thập
thông tin, chính lần đầu tiếp cận này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi bắt đầu
cho quá trình tìm hiểu đối tượng.
II. TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚP
1. Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề
1.1. Hồ sơ xã hội của thân chủ
Thông tin cá nhân thân chủ
- Họ và tên thân chủ: Chí Thị V
- Giới tính: Nữ
- Sinh năm: 1940
- Quê quán: Huyện Hoài Đức – Hà Nội
- Chỗ ở hiện tại: Nhà B4 – TT nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2

Sau một thời gian tiếp xúc và tìm hiểu về bà V tôi có thể tóm tắt về hoàn
cảnh của bà V như sau:
Bà V mất bố mẹ từ nhỏ hoàn cảnh gia đình rất khó khăn thiếu thốn cả về
vật chất lẫn tình thương yêu đùm bọc của bố mẹ, đến khi bà lấy chồng được một
thời gian sống với nhau được 3 năm thì chồng bà bị bệnh mà qua đời khi đó ông
mới có 27 tuổi. Ông bà có với nhau 2 người con một trai và một gái, gia đình
của bà đã khó khăn nay lại mất đi người trụ cột trong gia đình khiến bà càng
thêm vất vả gồng mình hơn nữa để nuôi hai con khôn lớn, do hoàn cảnh đất
nước chiến tranh cậu con trai lớn đi bộ đội và hy sinh, cô con gái ở với bà thì lớn
phát hiện chậm phát triển. Bà một phần cũng vì các con nên bà cũng không đi
bước nữa mà ở vậy nuôi con. Do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, con cái của bà
không thể nuôi dưỡng được mẹ, theo chế độ chính sách nhà nước bà Trung tâm
15
nuôi dưỡng người có công số 2 để sống và chăm sóc. Bà vào Trung tâm từ tháng
6 năm 2000 cho đến nay bà cũng đã quen dần với môi trường trong Trung tâm
thỉnh thoảng bà cũng về thăm con của mình.
1.2. Vấn đề của thân chủ
Thông qua trò chuyện với bà V, có thể xác định được những vấn đề bà
đang gặp phải chủ yếu là:
Bà cảm thấy buồn, cô đơn, nhiều thời điểm bà mong ước được về nhà sống
cùng với con và họ hàng thân thích ở quê.
Kinh tế gia đình nhà bà có phần khó khăn thiếu thốn.
Bà thiếu thốn về mặt tình cảm rất cần được giao tiếp với người khác được
chia sẻ tâm sự với mọi người xung quanh.
2. Thu thập thông tin về thân chủ
Quá trình thu thập thông tin được tiến hành ngay từ bước tiếp cận thân chủ,
thông qua trò chuyện với thân chủ,tham khảo ý kiến và trao đổi với Kiểm huấn
viên và nhân viên hộ lý cùng với việc sử dụng kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu
hỏi. Những thông tin thu được gồm:
Thông tin về cá nhân thân chủ ( tuổi, sức khỏe, tính cách, sở thích, địa chỉ,
tiểu sử, nguyện vọng….).
Tuổi : 84 tuổi
Sức khỏe: không ổn định do tuổi già hay mắc các bệnh xương khớp đau nhức.
Tính cách: hiền lành, chịu khó, tốt bụng hay giúp đỡ mọi người xung quanh
nhưng khá khép kín hay lủi thủi một mình.
Sở thích: thích được quan tâm, chăm sóc và yêu thương.
Nguyện vọng: muốn được về thăm gia đình con cháu.
Thông tin về gia đình (hoàn cảnh gia đình, sự quan tâm của gia đình tới
thân chủ, nguyện vọng của gia đình).
+ Có gia đình và có hai người con một trai và một gái.
+ Hoàn cảnh kinh tế gia đình hai con đều khó khăn.
+ Gia đình người con trai vẫn quan tâm và thăm hỏi thân chủ còn người
con gái do ở quá xa nên không về thăm mẹ thường xuyên được.
Ngoài ra nhiều thông tin về những tâm sự của bà V, cảm nhận của bà về
cuộc sống và con người ở Trung tâm cũng đã được thu thập.

16
Đánh giá và xác định vấn đề
Trên cơ sở những thông tin mà em thu thập được, em tiến hành xác định
vấn đề mà bà V đang gặp phải thông qua các công cụ sau:
a. Sơ đồ phả hệ

Bố Bố
Mẹ Mẹ

Anh
V Chồng
trai

Con Con
trai gái

Biểu đồ gia đình bà V


Chú thích:
: Nam : Nam đã chết

C
: Nữ : Nữ đã chết

: Kết hôn V : Thân chủ

: Quan hệ thân thiết


: Quan hệ một chiều
: Quan hệ xa cách
Nhận xét: Như vậy, trong sơ đồ phả hệ trên ta có thể nhận thấy bà V có mối
quan hệ thân thiết với người con gái của mình, người con gái thì chỉ có quan hệ
thân thiết với mẹ, nhưng vì sự phát triển không được bình thường, cô không có
điều kiện chăm sóc mẹ. Bà V nhiều năm sống cô đơn k lấy chồng, bà luôn mong
nhớ người con trai là liệt sĩ đã hy sinh chưa tìm được mộ.

17
Cây vấn đề

Bà buồn, cô đơn, thiếu thốn


về mặt tình cảm,mong ước
được về nhà sống cùng con
gái và mong tìm được mộ của
con

Tuổi cao sức


khỏe không Bạn bè Không có
ổn định, gia không thể người hiểu
đình ít vào vào thăm và chia sẻ
thăm, quan thường vui buồn.
tâm, chăm xuyên.
sóc.

Con gái Bạn bè


không có già yếu Bà V
khả năng mất gần chưa thích
Bị bệnh Ít người
nuôi hết và do nghi môi
xương Tuổi cao trò
dưỡng bà, đường xá trường
khớp, đau sức yếu. chuyện và
không xa xôi sống
lưng. quan tâm
thường phải phụ trong
xuyên vào thuộc vào Trung tâm
thăm. TT

Nhận xét: Qua sơ đồ ta thấy được có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề của
thân chủ:
Ta thấy vì con cái của thân chủ còn phải lo cho cuộc sống mưu sinh và
bạn bè của thân chủ đã già yếu và có những người đã mất nên ít khi có người
vào thăm, ít người để tâm sự, trò chuyện nên luôn trong tình trạng cô đơn.Thân
chủ khó giao tiếp với những người xung quanh nên tình trạng đó ngày càng trầm
trọng hơn.
Bên cạnh đó sức khỏe và tâm sinh lý thường có nhiều biến đổi và rối loạn
của tuổi già cũng như sống trong môi trường tập thể không hợp nhau là lẽ tất
yếu vì thế nó đã ảnh hưởng lớn tới tình trạng hiện tại của thân chủ.

18
b. Sơ đồ sinh thái
Chú thích:
: Quan hệ hai chiều
: Quan hệ một chiều
: Quan hệ xa cách

Cộng đồng

Các cụ
Gia đình cùng
phòng

Bà V

Cán bộ,
Bạn bè nhân viên
Trung tâm

Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy được cán bộ công nhân viên và các cụ cùng
phòng có sự tương tác hai chiều vì nhân viên y tế và hộ lý thường xuyên tiếp
xúc và chăm lo sức khỏe sinh hoạt cho bà V và các cụ cùng phòng cùng ăn uống
sinh hoạt trong môi trường Trung tâm, gia đình và cộng đồng chỉ có quan hệ
một chiều, cộng đồng thì thỉnh thoảng có các mạnh thường quân hay các cơ
quan tổ chức đoàn thể vào tình nguyện và làm từ thiện hoặc ủng hộ về mặt vật
chất cho bà và các cụ trong Trung tâm mà thôi còn gia đình cũng chỉ thỉnh
thoảng mới vào thăm, trò chuyện với bà. Đối với bạn bè thì bà có mối quan hệ
xa cách vì họ cũng đã mất gần hết và không còn giữ liên lạc nữa.

19
c. Điểm mạnh, hạn chế
Các cụ cùng
Thân chủ Gia đình Trung tâm
phòng
Điểm mạnh
Thân thiện, hiền Là chỗ dựa tinh Quan tâm chăm sóc Các cụ cùng
lành, luôn hay thần cho bà. tận tình chu đáo về phòng quan
giúp đỡ mọi đời sống vật chất cơ tâm, chăm sóc
người khi họ bản và sức khỏe cũng giúp đỡ lẫn
cần, luôn yêu như những sinh hoạt nhau.
thương con thường ngày.
cháu, trí nhớ của
bà rất tốt mặc dù
tuổi đã cao.
Điểm yếu
Tuổi cao già yếu Không thể thường Chỉ quan tâm đến mặt Đôi khi có sự
sức khỏe không xuyên chăm sóc, vật chất chưa chú ý tranh cãi, cãi
nhiều về mặt tinh vã những
ổn định, mất sức nuôi dưỡng cho
thần tình cảm. chuyện nhỏ
lao động, tự ti về bà vì ở xa và vì
Các cán bộ còn phải nhặt do họ
bản thân hay có công việc mưu quan tâm chăm sóc
chưa tìm thấy
những suy nghĩ sinh để sống nên đến các cụ khác nên
sự tương đồng
tiêu cực. Bà lo không có thời không thể quán xuyến ở nhau.
hết tất cả mọi việc.
lắng cho con gái gian thăm bà.
ở quê, lo lắng
cho việc chưa
tìm được phần
mộ của con.

20
3. Lập kế hoạch thực hiện

Người
Thời
STT Mục tiêu Hoạt động thực Kết quả
gian
hiện
1 Chăm sóc Buổi sáng: cùng bà Thân Cả Xây dựng được lòng
giúp đỡ xuống nhặt rau cùng chủ. ngày tin tạo sự tin tưởng,
bà trong các nhân viên nhà bế, Nhân giúp bà đỡ đi được
những đi lấy nước nóng cho viên những công việc vặt
sinh hoạt bà, giúp bà lau quét CTXH hàng ngày.
thường phòng.
ngày. Buổi trưa: đi lấy cơm
cho bà và thu dọn bữa
ăn nhắc nhở bà uống
thuốc đúng giờ
Chiều: đưa bà ra xem
tivi ngoài sảnh hay đọc
sách báo cho bà nghe,
trò chuyện tâm sự
cùng với bà hoặc đi lấy
nước tắm cho bà rồi đi
lấy cơm.
2 Tạo lập Cùng các cụ khác Thân Từ Giúp thân chủ và các
mối quan trong phòng trò chủ. 9h- cụ hiểu nhau và có sự
hệ tốt với chuyện và giúp họ hiểu Nhân 10h30 gắn kết với nhau. Nâng
mọi thân chủ, cùng chia sẻ viên sáng cao sức khỏe cho bà ở
người và ý kiến với thân chủ.CTXH và thời điểm hiện tại, giúp
chăm sóc Khuyến khích các cụ Bạn chiều bà khỏe hơn, bà được
bà về vấn kể chuyện vui, mọi bè 2h tiếp xúc nhiều hơn nữa
đề sức người lắng nghe và cùng đến với dịch vụ y tế và có
21
khỏe góp ý kiến.Nhắc bà phòng. 4h thêm nhiều những kiến
nhằm cải uống thuốc đúng giờ, Từ thức cũng như những
thiện sức ăn uống đủ bữa đưa cụ ngày hiểu biết về vấn đề tự
khỏe hiện xuống phòng y tế lấy 01/4 chăm sóc sức khỏe cho
tại. thuốc về xương khớp. đến bản thân mình.
Đọc những bài thuốc 21/4/
hay trên sách báo cho 2024
bà nghe để bà hiểu hơn
về bệnh của mình.
3 Giúp thân Tiến hành tham vấn Thân Từ Giúp thân chủ hiểu
chủ lấy cho thân chủ. chủ. 23/4 hơn về vấn đề của
lại sự cân Tổ chức ra các hoạt Nhân đến mình, cải thiện tâm lý
bằng ổn động tập thể dục viên 30/4/ tìm được niềm vui
định tâm chung vào buổi sáng CTXH 2024 trong cuộc sống vơi
lý, mở hoặc chiều, hay làm Các cụ bớt những nỗi buồn.
lòng và những công việc nhẹ trong Thân chủ dần cởi mở,
suy nghĩ nhàng như tưới cây, Trung hòa đồng bắt chuyện
tích cực nhặt cỏ chăm sóc cây tâm. với mọi người xung
lạc quan cối với các cụ khác, quanh Trung tâm và
hơn. cùng làm việc và trò không buồn rầu như
chuyện. trước đây. Hai cụ cùng
phòng hiểu rõ hơn về
thân chủ, có sự liên kết
mối quan hệ gắn bó,
quý trọng nhau hơn
nữa.
4 Giúp thân Cùng thân chủ làm Nhân Từ Tinh thần thoải mái
chủ cùng việc giúp đỡ cho mọi viên 1/5 thân chủ dần mở lòng
hòa người hoặc trong thời CTXH đến không còn nghĩ tiêu
đồng,ổn gian rảnh thì sẽ đọc Thân 8/5/ cực nữa có sự giao tiếp
22
định tinh sách, báo, đọc thơ hay chủ. 2024 với mọi người trong
thần bớt đưa bà ra cùng xem ti Các cụ Trung tâm và ngoài
sự cô vi với mọi người, trò trong Trung tâm nhiều hơn
đơn. chuyện cùng mọi Trung trước. Giúp cho tinh
người ở ghế đá ngoài tâm và thần bà vui vẻ lạc quan
sân Trung tâm hoặc ngoài hơn trước. Gắn kết các
xin phép cùng bà ra Trung cụ trong Trung tâm trở
ngoài Trung tâm để đi tâm. nên hiểu nhau hơn
dạo làm quen, nói đoàn kết giúp đỡ gắn
chuyện với các bà kết nhau hơn. Bà có
khác ngoài Trung tâm thêm được những
cho có không khí thoải người bạn khác ngoài
mái. Trung tâm để có thể
trò chuyện.

Như vậy, NVXH có thể thấy được các nguồn lực hỗ trợ trong tiến trình giải
quyết vấn đề là nhân viên CTXH, thân chủ cùng với các cán bộ công nhân viên
trong Trung tâm và các cụ cùng phòng hoặc có thể các cụ khác trong Trung tâm
và ngoài Trung tâm.

23
4. Thực hiện kế hoạch
Người
Thời
STT Hoạt động thực Kết quả
gian
hiện
1 Được kiểm huấn viên dẫn Kiểm Ngày Nhân viên xã hội biết được
đi giới thiệu tất cả các dãy huấn 16/3/ thông tin tổng quát của
nhà trong Trung tâm và các viên. 2016
thân chủ và vấn đề của
phòng của các cụ. Nhân Nhân
thân chủ.
viên xã hội bước đầu làm viên
quen với bà và trò chuyện. CTXH. Đánh giá và hiểu đúng
hoàn cảnh của thân chủ.
Bước đầu đã được thân
chủ chấp nhận nhưng vẫn
còn e ngại vì sự có mặt
của nhân viên xã hội. Dần
dần tôi cũng đã thiết lập
được mối quan hệ gắn bó
thân thiết và xây dựng
được lòng tin đối với thân
chủ của mình.
2 Chăm sóc giúp đỡ bà trong Thân Những Bà đã có sự cải thiện vui
cuộc sống sinh hoạt thường chủ. buổi vẻ hơn trước sự giúp đỡ
ngày: Nhân đến của nhân viên xã hội và
+ Nhân viên xã hội giúp bà viên Trung ngày càng trở nên thân
và các anh chị hộ lý lấy CTXH. tâm. thiết cởi mở, thân thiện với
nước nóng cho các cụ, lau Các cụ nhân viên xã hội. Thân
dọn các phòng, lau sàn nhà trong chủ thoải mái tin tưởng
và các cửa, cùng bà xuống Trung nhân viên xã hội. Tinh
nhà bếp phụ giúp nhân viên tâm. thần sức khỏe của thân chủ
nhặt rau làm cơm trưa cho Hộ lý. thoải mái hơn không suy
các cụ, lấy thuốc và lấy nghĩ viển vông tiêu cực.

24
cơm, nhắc nhở bà uống
thuốc, ăn uống đúng giờ
không được bỏ bữa.
+ Nhân viên xã hội đọc
báo, đọc thơ hoặc hát cho
bà nghe không thì đưa bà ra
xem tivi hay đi dạo vòng
quanh Trung tâm hít thở
không khí.
3 Giúp đỡ bà có được tinh Thân Từ Thân chủ mở lòng chia sẻ
thần ổn định vui vẻ lạc chủ. 21/4 thông tin cho nhân viên xã
quan: Nhân đến hội:
+ Nhân viên xã hội tham viên 8/5/ + Thân chủ cảm thấy
vấn cho thân chủ lắng nghe CTXH. 2024 buồn, cô đơn nhớ con
những gì mà thân chủ tâm Các cụ cháu, tủi thân cho số phận
sự chia sẻ hay những mong và mọi kém may mắn của mình
muốn, suy nghĩ của thân người hay suy nghĩ đến những
chủ. Từ đó nhân viên xã trong vấn đề tiêu cực lắm lúc bà
hội đánh giá, phân tích trung chỉ muốn chết đi để đoàn
được vấn đề tâm lý của tâm. tụ cùng chồng và bố mẹ bà
thân chủ đang gặp phải. mong có sự đoàn tụ và
+ Tổ chức các buổi tập thể cảm thấy thanh thản hơn
dục dưỡng sinh nâng cao khi phải sống cuộc sống
sức khỏe cho bà và các cụ hiện tại.
trong Trung tâm, tổ chức + Thân chủ cảm thấy tự ti
buổi đọc báo, đọc những về bản thân, tủi thân với
bài thuốc hay về sức khỏe cuộc sống bất hạnh của
của người già hay có thể mình.
ngâm thơ cùng các cụ, + Lúc đầu bà còn e ngại,
cùng bà và các cụ hát rụt rè chưa muốn chia sẻ
25
những ca khúc cách mạng tâm sự của mình nhưng
thời chinh chiến ngày xưa, sau một thời gian tiếp xúc
giúp bà cùng mọi người và nói chuyện nên có sự
làm công việc nhặt cỏ, tưới hòa đồng cởi mở với nhân
cây chăm sóc cây hoa trong viên xã hội hơn trước.
khuôn viên của Trung tâm Thân chủ dần dần mở lòng
có thể vừa làm vừa trò mình, thích các hoạt động
chuyện vui vẻ thoải mái do nhân viên xã hội tổ
tinh thần. chức, mong được tham gia
các hoạt động nhiều hơn
nữa, bà cảm thấy vui vẻ và
hào hứng hơn.
+ Qua các hoạt động bổ
ích đó bà và các cụ trở nên
thân thiết đoàn kết với
nhau hơn trước.
+ Thân chủ thích giúp đỡ
mọi người xung quanh
như phơi phóng quần áo,
chăn chiếu và gấp chăn
chiếu quét dọn vệ sinh hộ
các bà khác và các anh chị
hộ lý.
+ Bà cũng đã hòa hợp với
mọi người xung quanh,
chia sẻ được cảm xúc của
mình với mọi người, tìm
được bạn bè với mình có
cùng sở thích không cảm
thấy cô đơn nữa.
26
4 Trung tâm bảo trợ xã hội 3: Nhân Từ Nhận được sự trao đổi nói
+ Nhân viên xã hội gặp và viên 11/5 chuyện nhiệt tình của hai
trao đổi nói chuyện cùng CTXH. đến cô, được cung cấp thêm
với cô Hòa và cô Thanh Các cán 13/5/ những thông tin bổ ích
trực tiếp chăm sóc và quản bộ công 2024. khác về các dịch vụ, kiến
lý các cụ, để tìm hiểu thêm nhân thức sức khỏe cho người
các chính sách chăm sóc, viên già và các chính sách chế
ưu đãi đối với người già Trung độ ưu đãi cho các cụ trong
Trong trung tâm. tâm. Trung tâm.
+ Tìm hiểu khai thác thông + Quan tâm và giúp đỡ
tin trao đổi về tình hình sức nhiệt tình đối với nhân
khỏe của bà. viên xã hội và bà.

27
5. Lượng giá

Nội dung Trước khi can thiệp Sau khi can thiệp
Vấn đề tâm lý Thân chủ hay buồn Thân chủ suy nghĩ tích cực hơn vui
và suy nghĩ tiêu cực , vẻ hòa đồng hơn và có sự giao tiếp
ít giao tiếp với mọi nhiều hơn với mọi người xung
người xung quanh. quanh.

Vấn đề suy nghĩ Thân chủ sống nội Thân chủ và nhân viên xã lập kế
buồn bã và cô tâm, ít giao lưu trò hoạch cho bản thân của thân chủ và
đơn. chuyện hay giải trí hướng dẫn thân chủ thực hiện kế
cùng với mọi người hoạch đó.
trong Trung tâm.
Vấn đề thân chủ Thân chủ cảm thấy tự Thân chủ mở lòng cởi mở
ít tiếp xúc, trò ti về bản thân, luôn với mọi người với những
chuyện cùng với cảm tưởng như mọi suy nghĩ tích cực lạc quan hơn, bắt
mọi người. người khinh thường đầu dần bỏ tính mặc cảm tự ti và trò
và coi thường mình. chuyện chia sẻ cùng với mọi người
nhiều hơn.

Nhận xét:
Trong những ngày làm việc với thân chủ nhìn chung thân chủ có những
chuyển biến về mặt tâm lý không còn bi quan như trước, thân chủ có được niềm
tin trong cuộc sống và có chiều hướng tích cực trong cuộc sống, không còn mặc
cảm tự ti, tinh thần thoải mái hơn sống vui vẻ hơn trước đây.
Về các con của thân chủ đã thường xuyên đến thăm, chăm sóc bà đó là
niềm động lực rất lớn đối với thân chủ.
Tuy thân chủ đã có sự thay đổi nhưng vẫn có một phần nào đó còn mặc
cảm tự ti còn đối với người con gái thì do điều kiện không cho phép nên không

28
thể thường xuyên về nước thăm mẹ được, vì thế thân chủ hiện tại tuy có hướng
tiến triển nhưng chưa thật sự là hoàn toàn.
6. Kết thúc
Người già được nuôi dưỡng tại Trung bảo trợ xã hội 3 – Tây Mỗ - Từ Liêm
– Hà Nội là những đối tượng thiếu hụt về nhiều nhu cầu, trong đó nhu cầu về đời
sống tinh thần tình cảm là một vấn đề ít được quan tâm đáp ứng.
Thực trạng về đáp ứng nhu cầu tình cảm của người già tại Trung tâm còn
rất nhiều khó khăn và trở ngại xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan. Do
đó, muốn nâng cao đời sống tình cảm cho người già cần có sự phối kết hợp của
nhiều tổ chức và cá nhân trong xã hội. Đặc biệt sự can thiệp trợ giúp của công
tác xã hội là một hoạt động quan trọng và rất cần thiết, nhằm mục tiêu hỗ trợ
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giúp nâng cao đời sống tình cảm cho người già.
Qua đó cho thấy khả năng can thiệp và vai trò hỗ trợ nhằm nâng cao đời
sống tình cảm cho người già được nuôi dưỡng tại Trung tâm là tiềm lực lớn.
 Những thay đổi của bản thân qua đợt thực tập:
Trong thời gian thực tập tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 bản thân e đã có
điều kiện thực hành các kiến thức, kỹ năng đã được học tại trường, từ lý thuyết
đi vào thực tiễn là hết sức khó khăn. Tuy nhiên bản thân em đã làm được một số
yêu cầu như sau:
Kỹ năng giao tiếp, vấn đáp, lập kế hoạch … các kỹ năng cụ thể trong các
buổi làm việc và kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng thấu cảm việc áp
dụng các kỹ năng này được thực hiện trong tất cả các bước của tiến trình công
việc.
Tuy nhiên các bước đầu bằng cách khoa học, trên cơ sở tôn trọng thân chủ
và thực sự mong muốn thân chủ thay đổi nên bản thân em đã cùng làm việc, kết
nối nguồn lực và kết quả là phần nào giải quyết được một số nguyên nhân gây ra
vấn đề của thân chủ. Biết cách gây dựng niềm tin, thân thiện với thân chủ. Tạo
dựng được bầu không khí phù hợp, dễ đồng cảm với thân chủ.
 Những mặt hạn chế bản thân chưa thực hiện được:

29
Do thời gian có hạn một tuần chỉ được ba buổi làm việc, do bản thân chưa
có kinh nghiệm trong thực tế cũng như chịu áp lực tâm lý của việc thực tập nên
bản thân còn mắc phải nhiều thiếu xót như: chưa thực hiện được hết các nội
dung trong kế hoạch đề ra, trong từng buổi làm việc đôi khi còn chưa đi vào nội
dung chính của vấn đề, sử dụng các kỹ năng còn lúng túng chưa áp dụng được
nhiều vào thực tế. Việc sử dụng kỹ năng tham vấn còn chưa đạt hiệu quả,
khuyên nhiều hơn là tham vấn vì thế đôi khi vi phạm vào nguyên tắc, cùng thân
chủ giải quyết vấn đề. Trong việc huy động nguồn lực còn gặp nhiều lúng túng.
Qua thời gian thực tập em đã rút ra nhiều bài học cho bản thân: trong thực
tế còn có rất nhiều những mảnh đời những hoàn cảnh khó khăn mà họ chưa có
thể giải quyết được từ đó là một cán bộ và là người nhân viên công tác xã hội
tương lai cần phải tạo điều kiện giúp đỡ họ có cuộc sống tốt hơn trong cuộc
sống.

30
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...........................................................................................................

Xác nhận của đơn vị thực tập

31
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DUYÊN HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Học viên:........................................................................................................................

Ngày tháng năm sinh:....................................................................................................

Nơi sinh:........................................................................................................................

Nhận xét của giáo viên:


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Điểm bằng số:..............................................................................................................

Điểm bằng chữ:...........................................................................................................

Hải Phòng, ngày tháng năm………


GIÁO VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)

32

You might also like