Chương 3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

CHƯƠNG 3

GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG


- Kiến thức: Sinh viên cần nắm và hiểu rõ các kiến thức cơ bản: Công thức chung
của tư bản và mâu thuẫn của nó. Hàng hoá sức lao động, điều kiện sức lao động trở thành
hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động. Bản chất của tư bản. Tư bản bất biến
và tư bản khả biến. Quy luật sản xuất giá trị thặng dư. Bản chất và các hình thức cơ bản
của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản. Thực chất, động cơ, các nhân tố cơ bản của tích luỹ
tư bản. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản. Tái sản xuất tư bản xã hội và khủng hoảng
kinh tế. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.
- Kỹ năng: Sau khi nghiên cứu, học tập chương III sinh viên có khả năng vận dụng
các kiến thức đã học để giải thích được một số vấn đề kinh tế thị trường nói chung hiện
nay và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hình thành và phát
triển (một bước) năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa
các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể về kinh tế chính trị, xã hội. Phát triển kĩ năng lập
luận, thuyết trình trước công chúng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng ý nghĩa của
chương này trong việc vận dụng hiểu biết vào nhìn nhận, hiểu biết, chấp hành đường lối,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kinh tế hiện nay. Từ đó củng cố
niềm tin vào đường lối kinh tế của Đảng, Nhà nước ta. Tăng cường tính chủ động, tự tin,
bản lĩnh cho sinh viên, vận dụng một cách sáng tạo vào việc học tập, nghiên cứu và ứng
dụng thực tiễn.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. LÝ LUẬN CỦA C. MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Lý luận giá trị thặng dư của C. Mác được trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Tư
bản” có nội dung vô cùng rộng lớn, bao gồm sự luận giải khoa học sâu sắc về những điều
kiện căn bản để hình thành, các quy luật vận động, xu hướng phát triển của nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa, biểu hiện trong toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất, trong
đó những vấn đề quan trọng hàng đầu là nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư.
1.1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
1.1.1. Công thức chung của tư bản

1
Sự vận động của tiền thông thường (tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn H-T-H
(hàng-tiền-hàng) và tiền là tư bản (tiền trong lưu thông tư bản T-H-T’ (tiền-hàng-tiền).
So sánh H-T-H và T-H-T
Giống nhau:
+ Đều chứa đựng nhân tố vật như nhau là T, H
+ Cả hai đều bao hàm 2 giai đoạn, hành vi vừa đối lập vừa thống nhất với nhau là
giữa mua và bán; tiền và hàng; người mua và người bán
Khác nhau về chất giữa H - T - H và T – H - T’
● Lưu thông hàng hoá giản đơn bắt đầu bằng việc bán (H - T) và kết thúc bằng việc
mua (T - H’). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình đều là hàng hoá, còn tiền chỉ
đóng vai trò trung gian.
● Lưu thông của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T - H) và kết thúc bằng việc bán (H
- T’). Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hoá chỉ đóng
vai trò trung gian; tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra trước rồi sau
đó thu về.
+ Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu,
nên các hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau.
+ Mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn
nữa giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động
trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động
đầy đủ của tư bản phải là T - H - T', trong đó T’ = T + ΔT. Số tiền trội hơn so với số tiền
ứng ra (ΔT), C.Mác gọi là giá trị thặng dư, ký hiệu là m. Số tiền ứng ra ban đầu chuyển
hoá thành tư bản.
Đối với nhà tư bản, khi tham gia lưu thông hàng hóa, trước hết họ phải có một lượng
tiền đủ lớn để đưa vào lưu thông, vì thế lưu thông của tư bản vận động theo công thức T –
H – T’. Như vậy, với mục đích là T tức là giá trị, thì công thức lưu thông của tư bản phải
là: T – H – T’. Trong đó T’ = T + ∆T và ∆T phải là một số dương thì lưu thông mới có ý
nghĩa.
∆T không thể do lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) sinh ra, vì nếu xét tất
cả các trường hợp trong lưu thông như trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì giá trị
(∆T) không sinh thêm khi xét trên phạm vi xã hội, khi đó giá trị chỉ được phân phối lại giữa
các chủ thể tham gia lưu thông
Để có được giá trị thặng dư mà vẫn tuân thủ các quy luật khách quan của nền kinh
tế hàng hóa, đặc biệt là quy luật giá trị, thì trên thị trường cần xuất hiện phổ biến một loại

2
hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt là tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động.
1.1.2. Hàng hóa sức lao động
Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực và kinh nghiệm sản xuất tồn tại trong cơ thể
một con người, đó là khả năng lao động sản xuất của một con người. Sức lao động được
sử dụng trong quá trình sản xuất gọi là lao động.
Sức lao động không phải lúc nào cũng là hàng hóa, nó chỉ trở thành hàng hóa khi
có các điều kiện sau :
Một là, người lao động được tự do về thân thể
Hai là, người lao động không có tư liệu sản xuất và không có của cải
Khi sức lao động là hàng hóa thì nó cũng có giá trị sử dụng và giá trị như những
hàng hóa thông thường khác, tuy nhiên nó cũng có những mặt khác biệt với hàng hóa thông
thường.
- Xét về giá trị, giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Nhưng giá
trị đó không được đo lường trực tiếp mà được đo lường gián tiếp thông qua lượng
giá trị của tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động,
những chi phí để đào tạo người lao động và nó còn mang yếu tố lịch sử và tinh
thần.
- Xét về giá trị sử dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng
là để thỏa mãn nhu cầu của người mua, ở đây là nhà tư bản (người sử dụng sức
lao động) mua về để sử dụng trong quá trình sản suất với mục đích thu được giá
trị lớn hơn.
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt, khi sử dụng, nó tạo
ra lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị của chính nó. Đây chính là chìa khóa để chỉ rõ
∆T của nhà tư bản do đâu mà có.
1.1.3. Sự sản xuất giá trị thặng dư
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra giá trị sử dụng
với quá trình tạo ra giá trị và làm tăng giá trị.
Trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, người lao động làm việc dưới sự quản lý của
nhà tư bản, sản phẩm do người lao động làm ra nhưng thuộc sở hữu của nhà tư bản, chính
vì vậy nhà tư bản mới chiếm đoạt được phần thặng dư do người lao động làm thuê tạo ra.
Ví dụ về nhà tư bản sản xuất sợi :

3
Để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải ứng ra số tiền là 30USD để mua 30kg bông, hao
mòn máy móc kéo 30kg bông thành sợi là 3USD, mua sức lao động để sử dụng trong 1
ngày làm việc (8 giờ) là 10USD. Như vậy, nhà tư bản đã ứng ra 43USD.
Giả định trong 4 giờ công nhân bằng lao động cụ thể đã biến 30kg bông thành sợi, qua
đó giá trị của bông (30USD) và hao mòn máy móc (3USD) chuyển vào giá trị của sợi bằng
lao động trừu tượng tạo ra 10USD. Như vậy, giá trị của 30kg sợi là 43USD.
Nếu nhà tư bản dừng sản xuất ở điểm này, nhà tư bản không có được giá trị thặng dư,
vì ứng ra 43USD bán sợi đúng giá trị được 43USD.
Nhưng nhà tư bản mua sức lao động sử dụng trong 8 giờ chứ không phải 4 giờ. Nhà
tư bản tiếp tục sản xuất, công nhân phải làm việc 4 giờ nữa, cũng như 4 giờ đầu công nhân
tạo ra được 30kg sợi có giá trị 43USD nhưng nhà tư bản chỉ phải ứng ra 30USD mua bông
và 3USD hao mòn máy móc
Kết thúc ngày lao động công nhân tạo ra 60kg sợi có tổng giá trị 43USD + 43USD =
86USD, Nhà tư bản ứng ra 60USD + 6USD + 10USD = 76USD. Nhà tư bản đã thu được
giá trị thặng dư là 86USD – 76USD = 10USD
Rút ra kết luận:
- Giá trị sản phẩm sản xuẩt ra gồm 2 phần: giá trị cũ là giá trị của những TLSX được
lao động cụ thể bảo toàn chuyển vào sản phẩm mới; giá trị mới là giá trị do lao động trừu
tượng của công nhân tạo ra kết tinh trong sản phẩm mới.
- Ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: thời gian
lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư.
Thời gian lao động tất yếu là khoảng thời gian công nhân tạo ra được một lượng giá
trị bằng với giá trị của bản thân nó.
Thời gian lao động thặng dư là khoảng thời gian công nhân tạo ra được lượng giá
trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
- Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị H-SLĐ do công nhân
làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt.
Như vậy, giá trị thặng dư (ký hiệu là m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức
lao động do người lao động làm thuê tạo ra, nhưng thuộc về nhà tư bản
1.1.4. Tư bản bất biến và tư bản khả biến
- Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất mà giá trị được
lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào sản
phẩm, tức là lượng giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất gọi là tư bản
bất biến (ký hiệu là C)

4
Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng là điều kiện cần thiết để quá trình
tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra, không có tư liệu sản xuất, không có quá trình tổ chức
kinh doanh sẽ không có quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Mặt khác, trình độ phát triển
kỹ thuật của tư liệu sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lao động, do đó ảnh hưởng đến việc
tạo ra nhiều hay ít giá trị thặng dư
- Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động không tái hiện ra,
nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức là biến đổi
về số lượng trong quá trình sản xuất gọi là tư bản khả biến (ký hiệu là V)
- Nếu ta gọi G là giá trị hàng hóa thì trong chủ nghĩa tư bản G có các
thành phần sau : G = c + (v + m). Trong đó, (v + m) là giá trị mới do lao động
sống tạo ra, c là giá trị của tư liệu sản xuất được lao động sống chuyển vào.
- Ý nghĩa công thức G = c + (v + m): cho thấy nguồn gốc của giá trị thặng dư là do
TBKB tức là do SLĐ của công nhân làm thuê tạo ra.
1.1.5. Tiền công
Thông qua việc bán sức lao động, người lao động nhận được một khoản tiền, khoản
tiền đó gọi là tiền công.
Tiền công chính là giá cả của hàng hóa sức lao động. Tiền công của người lao động
chính là do lao động của họ tạo ra (người lao động tự trả lương cho mình). Nhưng biểu
hiện ra như là người mua sức lao động trả cho người lao động làm thuê, sở dĩ như vậy là
do người lao động làm thuê không sở hữu sản phẩm và chỉ nhận được tiền công sau khi đã
lao động trong một thời gian nhất định thông qua sổ sách của người mua sức lao động, điều
này cũng dẫn đến sự lầm tưởng tiền công là giá cả của lao động
Có hai cách trả công cho người lao động đó là trả theo thời gian lao động (giờ, ngày,
tuần, hay tháng) và trả công theo sản phẩm hoàn thành.
Có hai loại tiền công là tiền công danh nghĩa (số lượng tiền công tính bằng tiền) và
tiền công thực tế (số lượng tư liệu sinh hoạt và dich vụ mua được bằng tiền công danh
nghĩa). Người lao động quan tâm là tiền công thực tế.
1.1.6. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản
- Tuần hoàn tư bản : là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới
ba hình thái, thực hiện ba chức năng và quay về hình thái ban đầu có mang theo giá trị
thặng dư.
Mô hình của tuần hoàn tư bản là : SLĐ
T–H< … SX… H’ – T’
TLSX

5
Qua tuần hoàn tư bản ta thấy để có được giá trị thặng dư, người kinh doanh phải làm
cho đồng vốn của mình vận động không ngừng, phải kết hợp các yếu tố bên trong (chuẩn
bị các yếu tố sản xuất, tổ chức, sắp xếp, …) với các yếu tố bên ngoài (thị trường mua, thị
trường bán…) tạo được môi trường thuận lợi và hiệu quả.
Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản dùng tiền để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
Chức năng giai đoạn này là biến tư bản tiền tệ thành hàng hóa dưới dạng tư liệu sản xuất
và sức lao động để đưa vào sản xuất. Chức năng giai đoạn này là biến tư bản tiền tệ thành
hàng hoá dưới dạng tư liệu sản xuất và sức lao động (giai đoạn lưu tthông I).
Giai đoạn thứ hai: Nhà tư bản tiêu dùng những hàng hóa đã mua, tức là tiến hành sản
xuất. Trong quá trình sản xuất, công nhân hao phí sức lao động, tạo ra giá trị mới, còn
nguyên liệu được chế biến, máy móc hao mòn thì giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển
dịch vào sản phẩm mới. Quá trình sản xuất kết thúc, lao động của công nhân làm thuê đã
tạo ra những hàng hóa mới mà giá trị của nó lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất mà nhà tư
bản đã mua lúc ban đầu (giai đoạn sản xuất).
Giai đoạn thứ ba: Nhà TB trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hóa
của nhà TB được chuyển hóa thành T. Kết thúc giai đoạn ba, TB hàng hóa chuyển hóa
thành TB tiền tệ. Đến đây mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại
hình thái ban đầu trong tay chủ của nó, nhưng với số lượng lớn hơn trước. Số tiền bán hàng
hóa đó, nhà tư bản lại đem dùng vào việc mua tư liệu sản xuất và sức lao động cần thiết để
tiếp tục sản xuất và toàn bộ quá trình trên được lặp (giai đoạn lưu thông 2).
Đến đây, mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái
ban đầu nhưng với số lượng lớn hơn trước. Tổng hợp quá trình vận động của tư bản công
nghiệp trong cả ba giai đoạn ta có sơ đồ trên. Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là
người bán hàng. Kết thúc giai đoạn này, tư bản hàng hoá chuyển thành tư bản tiền tệ.
Khái niệm tuần hoàn của tư bản: là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần
lượt mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không
những được bảo tồn, mà còn tăng lên.
- Chu chuyển tư bản : là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định
kỳ, thường xuyên lặp lại và đổi mới theo thời gian
Chu chuyển tư bản được đo lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển
tư bản
Thời gian chu chuyển tư bản là khoảng thời gian tư bản được ứng ra dưới một hình
thái và quay trở về hình thái đó có mang theo giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển tư bản
bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông

6
Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản
xuất gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất.
Thời gian lưu thông: là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông.
Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo ra điều kiện cho giá trị
thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
Tốc độ chu chuyển tư bản là số vòng chu chuyển của tư bản trong 1 năm hay số lần
mà tư bản ứng ra dưới một hình thái rồi trở về hình thái đó có mang theo giá trị thặng dư
trong 1 năm tuần hoàn.
Nếu ký hiệu Số vòng chu chuyển là n, thời gian của 1 năm là CH, thời gian chu
chuyển là ch thì tốc độ chu chuyển tư bản là :
CH
n =
ch
Nếu xét theo phương thức chu chuyển của giá trị tư bản sản xuất vào giá trị sản
phẩm, tư bản được phân thành tư bản cố định và tư bản lưu động.
- Tư bản cố định : là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư
liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ
chuyển dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, sau nhiều năm nhiều chu kỳ giá trị
của nó mới chuyển hết.
Do đặc điểm sử dụng nhiều năm nên tư bản cố định bị hao mòn. Có hai loại hao
mòn là : Hao mòn hữu hình (mất mát về giá trị sử dụng và giá trị) do quá trình sử dụng và
do tác động của tự nhiên. Hao mòn vô hình (mất giá trị) do tác động của tiến bộ khoa học
kỹ thuật, xuất hiện thế hệ tư liệu lao động mới có công suất, năng suất cao hơn. Đặc điểm
tư TBCĐ: Thời gian chu chuyển dài, tốc độ chu chuyển chậm.
- Tư bản lưu động : là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái
sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển ngay
một lần và toàn bộ vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
TBLĐ gồm: Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và sức lao động. Đặc điểm: Thời gian
chu chuyển ngắn, tốc độ chu chuyển nhanh hơn TBCĐ
Ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động:
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động
được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước;
+ Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến làm cho tỉ suất giá trị thặng
dư trong năm tăng lên.

7
Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng
trong tổ chức sản xuất và kinh doanh, giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các biện pháp
đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, sử dụng tư bản có hiệu quả nhất, tăng được khối
lượng giá trị thặng dư …
1.2. Bản chất của giá trị thặng dư
1.2.1. Phạm trù giá trị thặng dư
- Nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư ta thấy, giá trị thặng dư là kết quả lao
động không công của người lao động làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy
giá trị thặng dư là một phạm trù riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nó phản
ánh quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với người công nhân, của giai cấp tư sản đối với
giai cấp công nhân, nó mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp. Quan hệ bóc lột
này không phải là dùng bạo lực để tước đoạt mà nó tuân theo các quy luật kinh tế, vẫn thực
hiện sự trao đổi ngang giá.
Trong bất cứ xã hội nào, phần thặng dư là rất quan trọng, nó là cơ sở để mở rộng sản
xuất, phát triển khoa học, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của xã hội, củng cố quốc
phòng an ninh, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội …
Mục đích của nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không những
chỉ dừng lại ở mức có được giá trị thặng dư, mà quan trọng là phải thu được nhiều giá trị
thặng dư, do đó cần có thức đo để đo lường giá trị thặng dư về lượng. C.Mác đã sử dụng
tỷ suất và khối lượng giá trị thặng để đo lường giá trị thặng dư.
1.2.2. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
- Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả
biến cần thiết để tạo ra giá trị thặng dư đó.
Nếu gọi m’là tỷ suất giá trị thặng dư ; m là giá trị thặng dư ; v là tư bản khả biến cần
thiết để tạo ra m.
𝑚
Ta có công thức : 𝑚′ = . 100%
𝑣

Tỷ suất giá trị thặng dư còn được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa thời gian lao động
thặng dư (t’) và thời gian lao động tất yếu (t)
𝑡′
Công thức : 𝑚′ = . 100%
𝑡
- Khối lượng giá trị thặng dư : là số lượng giá trị thặng dư được tính
bằng tiền mà nhà tư bản thu được trong một thời gian nhất định
Nếu gọi M là khối lượng giá trị thặng dư, V là tổng tư bản khả biến
Ta có công thức : M = m’. V
8
1.3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa
1.3.1. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động
vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, thời gian lao động tất
yếu và giá trị sức lao động không thay đổi.
Ví dụ : Nếu ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao
động thặng dư là 4 giờ, thì :
4
𝑚′ = . 100% = 100%
4
Giả định nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, thời gian lao động tất
yếu không đổi (4 giờ) thì thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, thì :
6
𝑚′ = . 100% = 150%
4
Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua sức lao động tìm mọi cách kéo dài ngày lao
động hoặc tăng cường độ lao động (tăng cường độ lao động có tác dụng giống như kéo dài
ngày lao động). Tuy nhiên, ngày lao động bị giới hạn về tự nhiên (thời gian trong một ngày,
tâm sinh lý của người lao động) và giới hạn về mặt xã hội (phong trào đấu tranh của công
nhân). Tăng cường độ lao động bị giới hạn ở khả năng chịu đựng của con người về mặt
sinh học.
Tóm lại, ngày lao động luôn phải lớn hơn thời gian lao động tất yếu và không thể
vượt qua giới hạn thể chất và tinh thần của người lao động.
Biện pháp: Kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động, cắt xén tiền công.
Điều kiện áp dụng: LLSX chưa phát triển cao, trình độ KHKT chưa đạt đến mức có
thể giảm thời gian lao động tất yếu. Do đó, đây là phương pháp phổ biến trong giai đoạn
đầu của nền sản xuất TBCN.
Hạn chế của phương pháp này: T bị khống chế chỉ có 24h/ngày; công nhân bị giới
hạn về thể chất và tinh thần; phương pháp này dễ bị công nhân nhận ra và đấu tranh giảm
giờ làm việc.
1.3.2. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao
động tất yếu, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động
không đổi thậm chí rút ngắn.

9
Ví dụ : Ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ
là thời gian lao động thặng dư thì m’= 100%. Nếu thời gian lao động tất yếu giảm còn 2
giờ, thì thời gian thặng dư là 6 giờ khi đó m’= 300%.
Thời gian lao động tất yếu giảm, có nghĩa là người lao động cần ít thời gian lao động
hơn trước nhưng có thể tạo ra được lượng giá trị mới ngang bằng giá trị sức lao động hay
nói cách khác giá trị sức lao động đã giảm một cách tương đối so với tổng giá trị mới mà
người lao động tạo ra trong ngày. Để có được điều đó cần phải giảm giá trị các tư liệu sinh
hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, điều này chỉ có thể có được khi năng
suất lao động xã hội tăng lên.
Điều kiện áp dụng: LLSX phải phát triển, KHKT phát triển đến trình độ nhất định
để tăng năng xuất lao động.
So sánh m tương đối và m tuyệt đối:
Giống nhau:
- Cả hai đều là 1 bộ phận của giá trị mới được tạo ra ngoài giá trị SLĐ
- Đều cần độ dài ngày lao động, cường độ lao động, NXLĐ đạt đến mức độ
Khác nhau:
m tuyệt đối m tương đối
- Thu được do kéo dài ngày lao động hoặc - Thu được do rút ngắn thời gian lao động
tăng cường độ lao động tất yếu
- Dễ nhận biết, có hạn chế - Tinh vi, kín đáo
- Áp dụng trong điều kiện LLSX thấp kém - LLSX , KHKT phát triển cao
Trong nền kinh tế, việc tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở một hoặc vài xí
nghiệp riêng lẻ, hàng hóa do các xí nghiệp này sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị
xã hội, do đó những xí nghiệp này sẽ thu được giá trị thặng dư vượt trội so với các xí nghiệp
khác. Phần giá trị thặng dư vượt trội đó gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần m của TB cá biệt thu được thấp hơn mức m bình
thường của xã hội nhờ hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội.
So sánh m sỉêu ngạch và m tương đối
- Dựa trên cơ sở tăng NSLĐ cá biệt; chỉ là hình thức biến tướng của m tương đối.
Khác nhau ở chỗ: m tương đối dựa vào NXLĐ XH, m siêu ngạch dựa vào tăng năng xuất
LĐ cá biệt.

10
- Xét trong phạm vi một xí nghiệp sự xuất hiện của m siêu ngạch là tạm thời, vì cạnh
tranh sẽ dễ mất đi ở xí nghiệp này và xuất hiện ở xí nghiệp khác. Xét trên phạm vi toàn xã
hội là thường xuyên tồn tại. Vì vậy chạy theo m siêu ngạch đã trở thành động lực mạnh mẽ
thúc đẩy các nhà TB không ngừng cải tiến quản lý, áp dụng KHKT vào sản xuất, tăng năng
xuất lao động.
Xét từng trường hợp giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng
xét toàn bộ xã hội thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức
cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Do chạy theo giá trị thặng dư siêu ngạch dẫn đến
năng suất lao động của xã hội tăng, hình thành giá trị thặng dư tương đối, thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của
giá thị thặng dư tương đối.
Trong thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế thị trường trên thế giới, giai cấp các nhà tư
bản đã thực hiện những cuộc cách mạng lớn về sản xuất để không ngừng nâng cao năng
suất lao động. Đó là cách mạng về tổ chức, quản lý lao động thông qua thực hiện hiệp tác
giản đơn, cách mạng về sức lao động thông qua thực hiện hiệp tác có phân công và cách
mạng về tư liệu lao động thông qua sự hình thành phát triển của nền đại công nghiệp.
Sự hình thành và phát triển của nền đại công nghiệp thông qua cách mạng công nghiệp
đã mở ra những điều kiện mới cho phát triển khoa học và công nghệ thức đẩy sản xuất nói
chung và sản xuất giá trị thặng dư phát triển nhanh. Cùng với toàn cầu hóa kinh tế khoa
học và công nghệ ngày càng trở thành nhân tố quan trọng của sản xuất giá trị thặng dư
trong nền kinh tế thị trường trên thế giới hiện nay.
2. TÍCH LŨY TƯ BẢN
2.1. Bản chất của tích lũy tư bản
Quá trình sản xuất của xã hội là một quá trình liên tục, luôn được lặp đi lặp lại và
không ngừng đổi mới. Hiện tượng đó được gọi là tái sản xuất.
Nếu quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ thì gọi là tái sản xuất giản
đơn. Trong quá trình này toàn bộ thặng dư được tiêu dùng cho cá nhân không đầu tư trở lại
sản xuất.
Nếu quá trình tái sản xuất được lặp lại nhưng với quy mô và trình độ tăng lên thì gọi
là tái sản xuất mở rộng. Để có tái sản xuất mở rộng phần thặng dư phải được trích ra để
đầu tư trở lại mở rộng sản xuất.
Trong chủ nghĩa tư bản với động lực là giá trị thặng dư và tác động của cạnh tranh,
tái sản xuất mở rộng là mô hình tái sản xuất đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Để có tái sản

11
xuất mở rộng, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá
nhân mà biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.
Quá trình biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất
gọi là tích lũy tư bản, hay tích lũy tư bản là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
Như vậy, nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy tư bản,
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng
mở rộng sự thống trị đó. Giai cấp tư sản ngày càng giầu có, sự giầu có đó do giai cấp những
người lao động làm thuê tạo ra.
2.2. Những nhân tố góp phần làm tăng quy mô tích lũy
Thứ nhất, nếu khối lượng giá trị thặng dư không đổi, quy mô tích do tỷ lệ phân chia
khối lượng giá trị thặng dư thành tích lũy và tiêu dùng của nhà tư bản. Nó thể hiện mối
quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Điều này lý giải vì sao các nhà tư bản luôn
tiết kiệm tiêu dùng cá nhân.
Thứ hai, nếu tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tích lũy và tiêu dùng không đổi
thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được.
Ta biết M = m’. V, vì thế quy mô tích lũy do m’và V quyết định. Điều này lý giải vì sao
các nhà tư bản không ngừng tìm cách nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư (kéo dài ngày lao
động, tăng cường độ lao động, tăng năng suất lao động, tăng ca kíp, cắt xén tiền công của
công nhân), mở rộng quy mô, tăng tư bản ứng trước để bóc lột nhiều công nhân hơn
Thứ ba, năng suất lao động xã hội. Khi năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ làm
giảm giá trị hàng hóa tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, dẫn đến hai hệ quả cho tích lũy.
(1) Nếu nhà tư bản có khối lượng giá trị tặng dư không đổi, nhà tư bản
vẫn có thể tiêu dùng khối lượng của cải như trước nhưng có nhiều thặng dư hơn
trước để tích lũy.
(2) Vẫn một lượng giá trị thặng dư tích lũy như trước nhà tư bản có thể
mua được nhiều tư liệu sản xuất và sức lao động hơn
Thứ tư, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, nâng cao sự chênh lệch giữa tư bản sử
dụng và tư bản tiêu dùng qua đó sử dụng được lao động quá khứ như lực lượng tự nhiên
phục vụ không công và sử dụng quỹ khấu hao để mở rộng sản xuất.
+ Máy móc, trong quá trình hoạt động chúng mất dần giá trị nhưng vẫn có tác dụng
như khi còn đủ giá trị, nếu không kể đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm
thì chúng phục vụ không công chẳng khác gì lao động thặng dư bị nhà TB chiếm đoạt.
+ Kỹ thuật càng hiện đại, chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng
lớn thì sự phục vụ không công của tư liệu lao động ngày càng lớn. Xem bảng minh họa:

12
Thế Giá Năng lực Khấu Chênh lệch tư Khả năng tích luỹ so với
hệ trị sản xuất hao bản sử dụng thế hệ máy 1
máy máy sản trong và tư bản tiêu
(triệu phẩm một sản dùng (USD)
USD) (triệu phẩm
chiếc) (USD)
I 10 1 10 9.999.990

II 14 2 7 13.999.993 2tr SP x (10 – 7) = 6tr USD

III 18 3 6 17.999.994 3tr SP x (10 – 6) = 12tr USD

2.3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản


Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Cấu tạo của tư bản có thể được xem xét về mặt hiện vật và mặt giá trị.
Nếu xem xét về mặt hiện vật, cấu tạo của tư bản gồm tư liệu sản xuất và sức lao động.
Tỷ lệ giữa số tư liệu sản xuất và số sức lao động do trình độ kỹ thuật của sản xuất quyết
định. Tỷ lệ này được gọi là cấu tạo kỹ thuật. Ví dụ: 1000 kw điện/1 công nhân, 5 máy dệt/1
công nhân.
Nếu xem xét về mặt giá trị thì cấu tạo của sản tư bản gồm tư bản bất biến và tư bản
khả biến. Tỷ lệ giữa tư bản bất biến c và tư bản khả biến v được gọi là cấu tạo giá trị (c/v).
Ví dụ: C: 12.000 USD, V: 2000 USD thì cấu tạo giá trị là 5/1
-Giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị luôn có quan hệ tác động qua lại với
nhau, trong đó cấu tạo kỹ thuật quyết định cấu tạo giá trị và cấu tạo giá trị phản
ánh cấu tạo kỹ thuật. C.Mác đưa ra phạm trù cấu tạo hữu cơ để chỉ mối quan hệ
giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị.
Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay
đổi của cấu tạo kỹ thuật. (Ký hiệu C/V)
Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa cấu tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng lên cùng với
quá trình tích lũy tư bản. Điều đó có nghĩa là cùng với sự gia tăng của nền sản xuất, sẽ có
một số người lao động bị thất nghiệp do máy móc thay thế.
Thứ hai, Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng
dư, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản. Tích tụ tư bản cũng đồng thời làm tăng quy

13
mô tư bản xã hội, nó phản ánh quan hệ kinh tế - xã hội giữa người công nhân và nhà tư
bản, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt do hợp nhất các tư bản cá
biệt thành một tư bản cá biệt lớn hơn. Tập trung tư bản không làm tăng quy mô của tư bản
xã hội, nó phản ánh quan hệ giữa các nhà tư bản, là sự phân phối lại tư bản giữa các nhà tư
bản.
Tích tụ và tập trung tư bản có sự tác động tương hỗ với nhau và đều góp phần tạo tiền
đề để đẩy nhanh tích lũy.
Thứ ba, Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê. Bần cùng hóa là
tích lũy sự giầu có về phía giai cấp tư sản, đồng thời tích lũy sự nghèo khổ về phía những
người lao động làm thuê. Bần cùng hóa thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hóa tương
đối và bần cùng hóa tuyệt đối.
3. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
3.1. Lợi nhuận
3.1.1. Chi phí sản xuất
Trong nền kinh tế hàng hóa giản đơn, để sản xuất hàng hóa người sản xuất phải chi phí
lao động, song trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nhà tư bản không cần trực
tiếp lao động mà vẫn có hàng hóa và thu được giá trị hàng hóa. Đối với nhà tư bản quan
trọng là có thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng hóa đã được thực hiện, từ
đó hình thành khái niệm chi phí sản xuất.
Khái niệm chi phí sản xuất:
Ví dụ: Giả định rằng, để sản xuất hàng hóa nhà tư bản phải đầu tư khối lượng tư bản có
giá trị là 1000 000 USD, được chia thành các phần:
Tư bản cố định – 500 000 USD với thời gian chu chuyển 10 năm;
Tư bản lưu động bất biến – 400 000 USD với thời gian chu chuyển 1 năm;
Tư bản khả biến – 100 000 USD với thời gian chu chuyển 1 năm;
Tỷ suất giá trị thặng dư – 100%
Thì giá trị hàng hóa được tạo ra là:
450 000c + 100 000v + 100 000m = 650 000
Nếu trong giá trị 650 000 USD trừ đi 100 000 USD là giá trị thặng dư thì chỉ còn lại
550 000 USD. Phần giá trị ấy của hàng hóa, bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã
tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng, - chỉ bù lại số chi phí mà bản thân

14
nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa; đối với hắn, phần giá trị ấy của hàng hóa là chi
phí sản xuất của hàng hóa.
Các khái niệm
+ Lao động vật hoá: (lao động quá khứ, kí hiệu c) là lao động được kết tinh và vật
hoá trong công cụ lao động, nguyên, nhiên, vật liệu.
+ Lao động sống: (lao động tạo ra giá trị mới v + m) là lao động hiện tại của người
sản xuất hàng hoá,
+ Chi phí sản xuất tư bản: là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và
giá cả sức lao động để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản.
- Công thức chi phí sản xuất TB
+ Công thức chi phí LĐXH (CT1): W = c + v + m (G là giá trị H)
+ Công thức chi phí sản xuất TB (CT2): K = c + v (K là chi phí sxTB)
So sánh CT1 và CT2:
- Về chất W phản ánh đầy đủ hao phí LĐXH cần thiết để sản xuất H, K chỉ phản
ánh hao phí TB của nhà TB.
- Về lượng K<W, khi bán H, nhà TB sẽ thu về một số tiền lớn hơn so với chi phí
sản xuất, số lớn hơn ấy gọi là lợi nhuận.
3.1.2. Lợi nhuận
- Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + (v
+ m) sẽ biểu hiện thành G = k + m
Như thế giá trị thặng dư được coi là kết quả của chi phí sản xuất, khi đó giá trị thặng
dư gọi là lợi nhuận (ký hiệu là p) và giá trị hàng hóa sẽ là G = k + p
Vậy, lợi nhuận là giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản
ứng trước, hay nói cách khác lợi nhuận là hình thái biểu hiện ra bên ngoài của giá trị
thặng dư trong nền kinh tế thị trường.
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một
khoản chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hóa theo giá trị và trừ đi chi phí sản xuất nhà
tư bản sẽ thu được số chênh lệch, số chênh lệch này chính là lợi nhuận (tức là p = G – k).
Như vậy, trong thực tế lợi nhuận là số chênh lệch giữa giá bán hàng hóa so với chi phí sản
xuất.
Do p = G – k, nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa với giá cao hơn chi phí sản xuất
là đã có lợi nhuận.
Bản chất của lợi nhuận (p)là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư (m), nó phản
sánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
15
Lợi nhuận là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường. Số lượng lợi nhuận nói nên quy mô của hiệu quả kinh doanh, thể
hiện hiệu quả kinh tế và là mục tiêu hướng tới của các nhà tư bản.
Chú ý: Khác nhau giữa m và p:
- Khi nói m là hàm ý so sánh nó với v, m được tạo ra ngay trong sx
- khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v), p chỉ có trong lưu thông
- p và m thường không bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, tuỳ thuộc vào
giá cả bán hàng hoá do quan hệ cung-cầu quy định.
- Xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng số p luôn ngang bằng tổng số m
3.1.3. Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị
của tư bản ứng trước (ký hiệu là p’)
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận :
𝑀
𝑝′ = . 100%
𝐶+𝑉
Tỷ suất lợi nhuận thường được tính theo năm (tỷ suất lợi nhuận năm).

𝑝
𝑝𝑛ă𝑚 = . 100%
𝐶+𝑉
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức độ hiệu quả kinh doanh (mức doanh lợi đầu tư), là
động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh trong kinh tế thị trường. Để có thể làm
giầu nhanh các nhà tư bản cần tìm ra cách thức để có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận
Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư. Có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận
Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi
nhuận. Do đó để tăng tỷ suất lợi nhuận trước hết cần áp dụng tất cả các biện pháp làm tăng
tỷ suất giá trị thặng dư. Trước đây, do nhận thức không đầy đủ về các phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư, đã hình thành quan niệm phổ biến rằng, trong thời kỳ quá độ lên
CNXH và trong CNXH không nên áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt
đối vì nó bất công, trái với bản chất của xã hội mới, hoặc nếu áp dụng thì chỉ nên chú trọng
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Quan niệm đó đã không thấy được rằng,
sự hình thành và phát triển của các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cũng chính là
phương pháp phát triển của sản xuất xã hội nói chung, trong các phương pháp này cũng có
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong CNTB, mà trong xây dựng xã hội mới
cũng cần phải kế thừa, vận dụng.

16
Thực tiễn phát triển kinh tế ngày nay ở nước ta cho thấy, cả ba yếu tố là thời gian lao
động, cường độ lao động và năng suất lao động đều quan trọng, cần được sử dụng phù hợp
để nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế
quốc tế.
Thứ hai, cấu tạo hữu cơ của tư bản. c/v tác động tới chi phí sản xuất nên tác động tới
lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Dưới tác động của tích lũy tư bản trong điều kiện cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận cao,
sức sản xuất của lao động ngày càng được nâng cao thể hiện sự gia tăng không ngừng của
cấu tạo hữu cơ tư bản. Tuy nhiên sự gia tăng không ngừng của cấu tạo hữu tư bản lại có
tác động trái ngược với mục tiêu của kinh doanh TBCN, từ đó đã phản ánh ngày càng rõ
giới hạn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản. Có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận
năm
Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến. Có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi nhuận.
Vì tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ giữa lợi nhuận và tư bản ứng ra, cho nên tiết kiệm tư bản, trong
đó có tư bản bất biến, rõ ràng có tác động tới tăng tỷ suất lợi nhuận.
3.1.5. Lợi nhuận bình quân
Trong nền sản xuất, các ngành kinh doanh khác nhau, do điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ
thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành cũng khác nhau.
Mục đích của sản xuất kinh doanh là thu được lợi nhuận nhiều nhất, vì thế những người
hoạt động trong các ngành có tỷ xuất lợi nhuận thấp sẽ thu hẹp sản xuất dịch chuyển vốn
đầu tư sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Sự di chuyển vốn giữa các ngành dẫn đến ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, sản xuất được
mở rộng, lượng cung hàng hóa của ngành tăng, giá cả hạ, tỷ suất lợi nhuận giảm. Ngành
có tỷ suất lợi nhuận thấp, sản xuất thu hẹp, lượng cung hàng hóa của ngành giảm, giá cả
hàng hóa tăng, tỷ suất lợi nhuận tăng. Quá trình dịch chuyển vốn giữa cách ngành chỉ tạm
dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận của các ngành đều xấp xỉ bằng nhau, tức là hình thành tỷ suất
lợi nhuận bình quân (ký hiệu 𝑝̅ ′ )
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lợi nhuận của xã hội và
tổng tư bản ứng trước của xã hội. Nó là số bình quân gia quyền của các tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân được tính như sau :
∑𝑃
𝑝̅ ′ = . 100%
∑(𝐶 + 𝑉)

17
trong đó,  m là tổng giá trị m của cả xã hội,  (c  v) là tổng tư bản xã hội.
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, các nhà tư bản đầu tư kinh doanh bất cứ
ngành nào cũng đều mong muốn thu được lợi nhuận tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Lợi nhuận đó gọi là lợi nhuận bình quân (ký hiệu 𝑃̅ )
Nếu ký hiệu K là tư bản ứng trước thì 𝑃̅ = K. 𝑝̅ ′ , trong đó K là tư bản ứng trước
của từng ngành; p ’ là tỉ xuất lợi nhuận bình quân của ngành).
Bản chất: Nguồn gốc của p cũng chính là m, nhưng là m đã được phân phối lại thích
ứng với số TB đầu tư vào các ngành. (đối với xã hội:  p =  m ).
Khi lợi nhuận bình quân trở thành quy luật phổ biến chi phối các hoạt động kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường, thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất.
Giá cả sản xuất được tính như sau: GCSX = K + 𝑃̅
Giá cả sản xuất là giá cả bù đắp được chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận bình
quân
Điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân, giá cả sản
xuất là : tư bản và sức lao động tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận bình quân trở thành căn cứ cho các doanh
nghiệp lựa chọn ngành nghề, phương án sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.
3.1.6. Lợi nhuận thương nghiệp
Nguồn gốc của tư bản thương nghiệp.
- Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó tồn tại trên cơ sở lưu
thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.
- Trước chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận của tư bản thương nghiệp chủ yếu là do mua
rẻ, bán đắt.
- Trong nền kinh tế hàng hóa nói chung và trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa nói riêng, do phân công lao động xã hội, xuất hiện một bộ phận chuyên môn hóa việc
kinh doanh hàng hóa. Bộ phận này gọi là tư bản thương nghiệp.
Như vậy, tư bản thương nghiệp là tư bản làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa từ sản
xuất đến tiêu dùng.
Vai trò tư bản thương nghiệp:
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá nên lượng tư bản ứng
vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhận
chức năng này.

18
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá, người sản xuất có thể
tập trung thời gian chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế,
tăng giá trị thặng dư.
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá sẽ rút ngắn thời gian lưu
thông, tăng nhanh chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng
năm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó nó làm cho mâu thuẫn của sản xuất hàng hóa ngày càng
thêm sâu sắc vì nó tách rời (tương đối) sản xuất với tiêu dùng thúc đẩy nguy cơ khủng
hoảng kinh tế.
Kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp cũng thu được lợi nhuận.
Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản chính là một phần
của giá trị thặng dư, mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp, do nhà tư
bản thương nghiệp đã giúp tư bản sản xuất lưu thông hàng hóa.
VD: Tư bản công nghiệp ứng ra 900 để sản xuất hàng hoá với cấu tạo hữu cơ là 4/1,
tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, tư bản cố định hao mòn hết trong một năm thì tổng giá trị
180
hàng hoá là 720c + 180v +180m = 1080; Tỷ suất lợi nhuận là 100% = 20%. Để lưu
900
thông được số hàng hoá trên, giả định tư bản công nghiệp phải ứng thêm 100 nữa, tỷ suất
180
lợi nhuận chỉ còn là 100% = 18%. Nếu việc ứng 100 này không phải là tư bản công
900 100
nghiệp mà tư bản thương nghiệp ứng ra, thì nó cũng được hưởng một lợi nhuận tương ứng
với 100 tư bản là 18. Vậy tư bản công nghiệp phải bán hàng hoá cho tư bản thương nghiệp
với giá thấp hơn giá trị 720c + 180v + (180m – 18m) = 1062. Còn tư bản thương nghiệp sẽ
bán hàng hoá theo đúng giá trị, tức là 1080 để thu được lợi nhuận thương nghiệp là 18.
Cách thức hình thành lợi nhuận thương nghiệp là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa
cho tư bản thương nghiệp với giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp), nhà
tư bản bán hàng hóa cao hơn giá bán buôn công nghiệp (giá bán buôn thương nghiệp hoặc
giá bán lẻ), giá này không nhất thiết phải bằng giá trị hàng hóa.
Như vậy, với biểu hiện là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua làm cho người ta
nhầm tưởng lợi nhuận thương nghiệp do mua bán tạo ra. Nhưng thực chất lợi nhuận thương
nghiệp là một phần của giá trị thặng dư.
3.2. Lợi tức

19
Trong nền kinh tế thị trường, luôn xuất hiện hiện tượng có chủ thể có tiền tạm thời
nhàn rỗi, có chủ thể lại rất cần tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh từ đó hình thành quan
hệ cho vay và đi vay.
Thực chất của quan hệ cho vay và đi vay vốn tiền tệ là người có tiền (người sở hữu
tiền tệ) nhường quyền sử dụng tiền tệ cho người đi vay trong một thời gian nhất định để có
được phần lời gọi là lợi tức (ký hiệu lợi tức là Z).
Người đi vay sử dụng vốn tiền tệ vay được vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu
được lợi nhuận, trích một phần trong lợi nhuận thu được do vốn đi vay đem lại, trả lợi tức
cho người cho vay.
Như vậy, lợi tức là một phần của lợi nhuận mà người đi vay phải trả cho người cho
vay về quyền sở hữu để được quyền sử dụng vốn tiền tệ trong một thời gian nhất định.
Thực chất của lợi tức là một phần của giá trị thặng dư mà người đi vay đã thu được
thông qua sử dụng tiền vay.
Tiền tệ cho vay là một hàng hóa đặc biệt :
Thứ nhất, quyền sở hữu tách rời khỏi quyền sử dụng trong thời gian cho vay, người
bán không mất quyền sở hữu, người mua chỉ được quyền sử dụng.
Thứ hai, Sau khi sử dụng, tư bản cho vay giá trị sử dụng và giá trị không mất đi mà
được bảo tồn. Không những thế giá trị còn tăng thêm (có thêm lợi tức)
Thứ ba, giá cả của tư bản cho vay là lợi tức, nó không do giá trị quyết định và thấp
hơn nhiều so với giá trị của nó. Nó do giá trị sử dụng của tư bản cho vay (khả năng thu lợi
nhuận) quyết định.
Thứ tư, tư bản cho vay vận động theo công thức T – T’, tạo ra ảo tưởng tiền đẻ ra
tiền che đậy nguồn gốc của lợi tức.
Lợi tức (ký hiệu là z) là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay trả
cho tư bản cho vay ngoài số tiền vay.
Người cho vay và người đi vay thoả thuận với nhau về tỷ suất lợi tức.
Tỷ suất lợi tức (ký hiệu Z’) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tư bản cho vay
Nếu gọi vốn cho vay là VCV, thì công thức xác định lợi tức như sau :
Z
𝑍′ = . 100%
𝑉𝐶𝑉
Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận mà người đi vay có khả năng thu
được và tình hình cung cầu về vốn vay.
Trong điều kiện quan hệ tín dụng ngày càng phát triển, nền kinh tế thị trường thúc
đẩy hình thành các công ty cổ phần. Các công ty này phát hành các loại cổ phiếu và trái
phiếu, người mua cổ phiếu và trái phiếu đều được hưởng lợi tức. Tuy nhiên, có sự khác

20
nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu, cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu công ty theo tỷ lệ vốn
góp của người mua, trái phiếu ghi nhận khoản nợ của công ty đối với người mua trái phiếu.
Các loại cổ phiếu và trái phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán. Sự phát
triển của sản xuất, kinh doanh và khoa học công nghệ, thị trường chứng khoán ngày càng
phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện để chủ thể của tư bản tiền tệ có thể dịch chuyển đầu tư
một cách linh hoạt và hiệu quả, góp phần huy động nguồn tiền tệ trong xã hội để đầu tư
phát triển sản xuất.
3.3. Địa tô tư bản chủ nghĩa
Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp.
- Thông qua cải cách, dần dần chuyển kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh
theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
- Hai là, thông qua cách mạng dân chủ tư sản, xoá bỏ kinh tế địa chủ phong kiến,
phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Đặc điểm nổi bật chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất và độc quyền kinh doanh ruộng
đất.
Cả hai loại độc quyền ruộng đất nói trên ngăn cản tự do cạnh tranh trong nông nghiệp.
Về quan hệ xã hội đối với ruộng đất trong chủ nghĩa tư bản bao gồm ba giai cấp: địa chủ
(độc quyền sở hữu ruộng đất), tư bản kinh doanh nông nghiệp (độc quyền kinh doanh ruộng
đất) và giai cấp công nhân nông nghiệp.
Trong nông nghiệp, tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất. Chủ nghĩa tư bản
vẫn duy trì chế độ tư hữu về ruộng đất, vì thế muốn kinh doanh trong nông nghiệp thì người
kinh doanh phải đi thuê ruộng đất và phải trả tiền thuê đất. Tiền thuê đất được gọi là địa tô
(ký hiệu R).
Do độc quyền sở hữu ruộng đất, dẫn đến độc quyền kinh doanh ruộng đất, vì thế
kinh doanh trong nông nghiệp sẽ thu được thặng dư siêu ngạch so với công nghiệp và các
ngành khác. Trong điều kiện cạnh tranh tự do người kinh doanh ruộng đất cũng chỉ thu
được lợi nhuận bình quân, phần thặng dư siêu ngạch phải trả cho chủ sở hữu ruộng đất
dưới hình thức giá thuê đất (địa tô).
Như vậy địa tô là một phần của giá trị thặng dư nằm ngoài lợi nhuận bình quân mà
người kinh doanh ruộng đất phải trả cho địa chủ về quyền sở hữu ruộng đất để được quyền
kinh doanh ruộng đất trong một thời gian nhất định.
Biểu hiện quan hệ bóc lột của nhà TB đối với lao động làm thuê, đồng thời còn biểu
hiện mối quan hệ giữa nhà TB và địa chủ trong việc phân chia m
Địa tô trong nông nghiệp có hai hình thức cơ bản là địa tô tuyệt đối và địa tô chênh
lệch.
21
- Địa tô tuyệt đối là địa tô ngang bằng với địa tô trên ruộng đất xấu nhất, nó là phần
lợi nhuận siêu ngạch nằm ngoài lợi nhuận bình quân, dù kinh doanh trên ruộng tốt hay
xấu đều phải trả tiền thuê đất cho địa chủ. Sở dĩ có địa tô tuyệt đối vì cấu tạo hữu cơ trong
nông nghiệp thấp hơn cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp.
Ví dụ: Có hai tư bản trong nông nghiệp và trong công nghiệp đều là 100, cấu tạo hữu
cơ trong nông nghiệp là 3/2, cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp là 4/1. Giả sử m’=100%, thì
giá trị sản phẩm và giá trị thặng dư sản xuất ra trong từng lĩnh vực sẽ là: Trong công nghiệp
80c + 20v + 20m = 120; Trong nông nghiệp 60c + 40v + 40m = 140. Giá trị thặng dư dôi
ra trong nông nghiệp so với trong công nghiệp là 20. Số chênh lệch này không bị bình quân
hóa mà chuyển hóa thành địa tô tuyệt đối.
-Địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch thu được trên ruộng đất tốt, trung
bình và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Sở dĩ có địa tô chênh lệch vì chế độ độc
quyền kinh doanh ruộng đất và giá cả nông sản phẩm được tính theo giá cả sản
xuất trên ruộng đất xấu nhất. Địa tô chênh lệch có hai loại :
+ Địa tô chênh lệch 1 là lợi nhuận siêu ngạch thu được trên ruộng đất có độ mầu
mỡ tự nhiên tốt, trung bình hoặc vị trí địa lý thuận lợi (phần này phải nộp cho chủ sở hữu
ruộng đất, được tính trong giá thuê đất).
+ Địa tô chênh lệch 2 là lợi nhuận siêu ngạch thu được do đầu tư cải tạo đất của
người kinh doanh (phần này trong thời hạn hợp đồng người kinh doanh ruộng đất được
hưởng, hết thời hạn chủ ruộng đất sẽ đưa vào địa tô chênh lệch 1).
Giá cả hàng hóa nông phẩm được hình thành trên cơ sở điều kiện sản xuất xấu nhất
(ruộng xấu)chứ không phải ở điều kiện trung bình như trong công nghiệp. Vì thế, canh tác
trên đất tốt và trung bình sẽ có lợi nhuận p siêu ngạch.
Địa tô chênh lệch có hai loại là địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.
Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự
nhiên thuận lợi. (Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiên trung bình, tốt và có vị trí gần nơi tiêu
thụ hay gần đường giao thông).
Ví dụ 1, Địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên
trung bình và tốt (giả sử có P’ = 20%).
Loại Tư P’ Sản Giá cả SX cá biệt Giá cả SX chung Địa tô
ruộng bản lượng chênh lệch
đầu (tạ) Của Của tổng Của Của tổng
tư 1 tạ sản 1 tạ sản phẩm
phẩm

22
Tốt 100 20 6 20 120 30 180 60

Trung 100 20 5 24 120 30 150 30


bình
Xấu 100 20 4 30 120 30 120 0

Ví dụ 2, Địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có vị trí thuận lợi như
gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông.
Vị trí Tư P Sản Chi Tổng Giá cả Giá cả sản Địa tô
ruộng bản lượng phí giá cả SX cá xuất chung chênh
đất đầu (tạ) vận sản biệt lệch
Của Của
tư chuyển xuất 1tạ
1 tạ tổng
cá biệt
SP
Gần thị 100 20 5 0 120 24 27 135 15
trường
Xa thị 100 20 5 15 135 27 27 135 0
trường
Địa tô chênh lệch II là loại địa tô thu được nhờ thâm canh năng suất, là kết quả của
tư bản đầu tư thêm trên cùng đơn vị diện tích.
Ví dụ 3, Cần chú ý rằng, năng suất của lần đầu tư thêm phải lớn hơn năng suất của
lần đầu tư trờn ruộng xấu, thỡ khi đó mới có được lợi nhuận siêu ngạch.
Loại Lần Tư P Sản Giá cả Giá cả sản xuất Địa tô
ruộng đầu tư bản lượng sản xuất chung chênh lệch
đầu tư (tạ) cá biệt 1tạ Tổng
sản
1tạ
lượng
Cùng Thứ 1 100 20 4 30 30 120 0
một
thửa Thứ 2 100 20 6 20 30 180 60
ruộng
Thứ 3 100 20 8 15 30 240 120

Ngoài hai hình thức địa tô cơ bản trên, còn có nhiều hình thức địa tô khác như địa
tô độc quyền, địa tô xây dựng, địa tô hầm mỏ.

23
Địa tô là cơ sở để tính giá cả ruộng đất khi đem bán, bán ruộng đất là bán quyền thu
địa tô trên mảnh đất đó. Về nguyên lý giá cả ruộng đất ngang bằng với số tiền nếu gửi vào
ngân hàng sẽ thu được lợi tức ngang bằng với mức địa tô trên đất đó.
Công thức :
R
𝐺𝑖á 𝑐ả 𝑟𝑢ộ𝑛𝑔 đấ𝑡 =
𝑍 ′ 𝑛ℎậ𝑛 𝑔ử𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔
Lý luận địa tô đã vạch rõ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông
nghiệp, đồng thời là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách kinh tế liên quan đến đất
đai để kết hợp hài hòa các lợi ích.
TÓM TẮT CHƯƠNG
Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, vừa có
điểm giống với kinh tế hàng hóa về yếu tố, chủ thể, quan hệ kinh tế, vừa khác về mục đích
biểu hiện thông qua phạm trù giá trị thặng dư.
Điều kiện căn bản để hình thành nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng như
sự vận động, phát triển của kinh tế thị trường là sức lao động phải trở thành hàng hóa phổ
biến. Sức lao động là hàng hóa đặc biệt, là điều kiện quan trọng của sản xuất giá trị thặng
dư.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là lao
động thặng dư của công nhân làm thuê. Bản chất kinh tế - xã hội của giá trị thặng dư là
quan hệ giai cấp giữa công nhân làm thuê và các nhà tư bản. Tư bản với tư cách là quan hệ
sản xuất thống trị trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa biểu hiện ra dưới nhiều
hình thức : tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động.
Giá trị thặng dư được đo lường bằng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Các
phương pháp cơ bản để gia tăng giá trị thặng dư bao gồm phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư tuyết đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Tư bản duy trì sự tồn tại và phát triển thông qua quá trình tích lũy tư bản. Quy mô
tích lũy tư bản chịu ảnh hưởng của các nhân tố như tỷ suất giá trị thặng dư, năng suất lao
động, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng, quy mô tư bản ứng trước.
Tích lũy tư bản dẫn tới gia tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản, thúc đẩy tich tụ và tập trung tư
bản, phân hóa thu nhập trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Giá trị thặng dư có biểu hiện cụ thể thông qua các hình thái lợi nhuận, lợi tức, địa
tô. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận bình quân có vai trò điều tiết
lợi nhuận, giá cả sản xuất có vai trò điều tiết giá cả thị trường.
Lợi ích kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là động lực của các hoạt động kinh
tế. Về bản chất, lợi ích kinh tế là quan hệ xã hội, mang tính lịch sử. Ảnh hưởng đến lợi ích

24
kinh tế có nhiều nhân tố, quan trọng nhất là : lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, chính
sách nhà nước, mức độ hội nhập quốc tế…
Trong cơ chế thị trường, các chủ thể kinh tế quan hệ với nhau, xuất phát từ quan hệ
lợi ích. Đó là quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động ; quan hệ lợi
ích giữa những người sử dụng lao động ; quan hệ lợi ích giữa những người lao động… Các
quan hệ lợi ích đó là biểu hiện của quan hệ sâu xa hơn, quan hệ lợi ích giữa các cá nhân -
lợi ích nhóm - lợi ích xã hội. Bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế là yêu cầu khách quan để
phát triển và nhà nước là chủ thể chính trong giải quyết vấn đề này.
NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Trình bày công thức chung của tư bản? Mâu thuẫn trong công thức chung của tư
bản? Hàng hóa sức lao động và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động là gì?
2. Tại sao nói hàng hóa SLĐ là hàng hóa đặc biệt? là chìa khoá để giải quyết mâu
thuẫn của công thức chung TB? thị trường lao động ở nước ta hiện nay có đặc điểm gì?
3. Tại sao nói nhà TB bóc lột lao động dưới hình thức giá trị thặng dư? Trong nền
KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay quan hệ lao động như thế nào?
4. Tại sao tiền công là giá cả của hàng hóa SLĐ chứ không phải là lao động? Liên
hệ thực tế nước ta?
5. Phân biệt sự khác nhau giữa TBBB và TBKB? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong CNTB?
6. Tích lũy tư bản chủ nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản?
7. Phân tích nội dung cơ bản của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán? Liên
hệ hiểu biết của bản thân về vấn đề này ở VN?
8. Hãy cho biết nguồn gốc, bản chất lợi nhuận thương nghiệp? Tại sao nói lợi nhuận
thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
2. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1974.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000.
4. Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin (dành cho sinh viên đại học, cao đẳng, khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh ), Nxb chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội – 2018.
5. Tài liệu tham khảo: Giáo trình môn Kinh tế chính trị học Mác-Lênin do Bộ Giáo
dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.

25
6. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016.

26

You might also like