Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Câu 1.

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN,
gắn với nền văn hóa nào dưới đây?
A. Văn hóa Óc Eo.
B. Văn hóa Đông Sơn.
C. Văn hóa Sa Huỳnh.
D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 2. Loại hình nhà ở phổ biến của người Việt cổ là
A. nhà tranh vách đất.
B. nhà mái bằng xây từ gạch.
C. nhà trệt xây từ gạch.
D. nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.
Câu 3. Người Việt cổ không có phong tục nào dưới đây?
A. Ăn trầu.
B. Xăm mình.
C. Làm bánh chưng, bánh dày.
D. Lì xì cho trẻ em vào dịp Tết.
Câu 4. Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ III TCN.
C. Thế kỉ I.
D. Thế kỉ V.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng bộ máy nhà nước thời
Văn Lang?
A. Đứng đầu đất nước là Vua Hùng.
B. Lạc tướng đứng đầu các bộ.
C. Cả nước được chia làm 30 bộ.
D. Bồ chính cai quản các chiềng, chạ.
Câu 7. Văn minh Chăm-pa được hình thành tại khu vực nào của Việt
Nam hiện nay?
A. Bồng bằng Bắc Bộ.
B. Tây Bắc.
C. Nam Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Câu 8. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở tiếp thu
A. chữ Hán của Trung Quốc.
B. chữ Phạn của Ấn Độ.
C. chữ Nôm của Đại Việt.
D. chữ La-tinh của La Mã.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện
tự nhiên dẫn đến sự hình thành của văn minh Chăm-pa?
A. Địa hình đan xen cao nguyên với đồng bằng.
B. Đường bờ biển dài thuận lợi cho giao lưu kinh tế.
C. Có nhiều cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn.
D. Nguồn cung cấp nước dồi dào từ hệ thống sông Hồng.
Câu 10. Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự
chủ của quốc gia Đại Việt, với kinh đô chủ yếu là
A. Thăng Long (Hà Nội).
B. Phú Xuân (Huế).
C. Hoa Lư (Ninh Bình).
D. Thiên Trường (Nam Định).
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành
và phát triển của nền văn minh Đại Việt?
A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
C. Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa.
D. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài.
Câu 12. Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Câu 13. Luật pháp của các triều đại phong kiến Đại Việt không đề cao
vấn đề nào dưới đây?
A. Tính dân tộc và chủ quyền quốc gia.
B. Tính tự trị của các làng xã, châu, huyện.
C. Quyền lực của vua, quyền lợi của quý tộc, quan lại.
D. Quyền lợi của nhân dân (trong đó có quyền lợi của phụ nữ).
Câu 14. Ở Đại Việt, thời phát triển, tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn
đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội?
A. Yêu nước, thương dân.
B. Yêu chuộng hòa bình.
C. Tương thân tương ái.
D. Nhân nghĩa, đoàn kết.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế
của nền văn minh Đại Việt?
A. Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.
B. Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn kém phát triển.
C. Góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình.
D. Đời sống tinh thần cư dân còn nhiều yếu tố tâm linh.
Câu 16. Trong lịch sử Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc được hình
thành trước hết từ cơ sở nào?
A. Quá trình chinh phục thiên nhiên.
B. Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
C. Quá trình giao lưu văn hoá với bên ngoài.
D. Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.

Câu 17. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là
A. văn minh Đại Việt.
B. văn minh sông Mã.
C. văn minh Việt Nam.
D. văn minh sông Hồng.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các tín ngưỡng
của người Việt cổ?
A. Thờ Thiên Chúa.
B. Thờ các vị thần tự nhiên.
C. Thờ cúng tổ tiên.
D. Thờ các vị thủ lĩnh.
Câu 19. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ III TCN.
C. Thế kỉ I.
D. Thế kỉ V.
Câu 20. Nội dung nào sau đây mô tả đúng về nhà nước Văn Lang?
A. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
B. Kinh đô đóng tại vùng Phong Khê.
C. Chưa có quân đội và chữ viết.
D. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
Câu 21. Văn minh Chăm-pa có nhiều mối liên hệ gần gũi với nền văn
hóa nào dưới đây?
A. Văn hóa Sa Huỳnh.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Đông Sơn.
D. Văn hóa Phùng Nguyên.
Câu 22. Những tôn giáo nào của Ấn Độ được cư dân Chăm-pa sùng mộ?
A. Nho giáo và Đạo giáo.
B. Phật giáo và Hồi giáo.
C. Hin-đu giáo và Phật giáo.
D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
Câu 23. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện
tự nhiên dẫn đến sự hình thành nền văn minh Phù Nam?
A. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
B. Địa hình cao, khan hiếm nguồn nước ngọt.
C. Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào.
D. Giáp biển, có nhiều nơi cho thuyền neo đậu.
Câu 24. Văn minh Đại Việt còn được gọi là
A. văn minh sông Hồng.
B. văn minh Việt cổ.
C. văn minh Thăng Long.
D. văn minh sông Mã.
Câu 25. Thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt chấm dứt khi
A. vua Bảo Đại thoái vị (1945), chế độ quân chủ ở Việt Nam sụp đổ.
B. thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam.
C. nhà Minh xâm lược và thiết lập ách cai trị, đô hộ ở Đại Ngu.
D. nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945).
Câu 26. Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. bộc lộ những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Câu 27. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Lê sơ?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Câu 28. Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào
dưới đây để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp?
A. Khuyến khích nhân dân khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích canh
tác.
B. Lập các chức quan quản lí, giám sát, khuyến khích sản xuất nông
nghiệp.
C. Cho phép nhân dân tùy ý bỏ ruộng hoang nếu không có nhu cầu canh
tác.
D. Vận động nhân dân tham gia đắp đê, phòng lụt trên quy mô lớn.
Câu 29. Văn minh Đại Việt có ưu điểm gì?
A. Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm trong đời sống văn hóa tinh thần.
C. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.
D. Góp phần tạo ra tính năng động, sáng tạo của các cá nhân và xã hội.
Câu 30. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn
minh Đại Việt?
A. Thể hiện sức sáng tạo, sự lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.
B. Tạo nên sức mạnh dân tộc trọng các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
C. Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy thành tựu của văn minh Việt
cổ.
D. Có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn minh
Trung Hoa.
Câu 31. Ở thời kì cổ - trung đại, các vương triều đã thực hiện nhiều
chính sách nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc, ngoại trừ việc
A. đoàn kết các tầng lớp nhân dân.
B. đề cao sự hòa thuận trong nội bộ triều đình.
C. đoàn kết các tộc người trong cộng đồng quốc gia.
D. đề cao tính tự trị, biệt lập giữa các dân tộc, vùng miền.
Câu 32. Từ thế kỉ XI - XV, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.

Câu 33. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên khu vực nào
của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Câu 34. Nội dung nào sau đây mô tả không đúng về nhà nước Âu Lạc?
A. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
B. Kinh đô đóng tại vùng Phong Khê.
C. Lãnh thổ thu hẹp hơn so với Văn Lang.
D. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
Câu 35. Trong các thế kỉ XVI - XVII, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Câu 36. Nhận xét nào sau đây đúng về các chính sách dân tộc của Đảng
và nhà nước Việt Nam?
A. Mang tính toàn diện, khai thác mọi tiềm năng của đất nước.
B. Mang tính cụ thể, chỉ được triển khai trên một lĩnh vực nhất định.
C. Triển khai trên diện rộng nhưng thiếu trọng tâm và trọng điểm.
D. Thiếu tính sáng tạo, chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.
Câu 37. Trong lịch sử Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc được hình
thành trước hết từ cơ sở nào?
A. Quá trình chinh phục thiên nhiên.
B. Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
C. Quá trình giao lưu văn hoá với bên ngoài.
D. Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.
Câu 38. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tổ chức bộ
máy nhà nước của Đại Việt thời phong kiến?
A. Tổ chức theo thể chế quân chủ lập hiến.
B. Không ngừng được củng cố, hoàn thiện.
C. Vai trò quản lí của nhà nước ngày càng chặt chẽ.
D. Tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế.

You might also like