ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TẬP VĂN BẢN THÔNG TIN 2 GỬI HS

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TẬP VĂN BẢN THÔNG TIN 2

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
KHAI MẠC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG BẠCH ĐẰNG 2023
Thứ tư, ngày 26/04/2023 - 07:58
Tối 25/4, tại đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà (phường Yên Giang), Ủy ban nhân dân thị
xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã khai mạc Lễ hội truyền thống Bạch Đằng 2023, kỷ niệm 1085
năm, 1042 năm và 735 năm Chiến thắng Bạch Đằng.
Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các đại biểu và du khách đã cùng ôn lại những chiến
công oanh liệt của các bậc tiền nhân trong công cuộc chống giặc ngoại xâm trên dòng Bạch Đằng Giang
lịch sử. Nơi đây, đã diễn ra 3 trận thủy chiến hào hùng của dân tộc ta. Đó là trận thủy chiến chống quân
Nam Hán năm 938 dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền; trận chiến chống quân Tống năm 981 của vua Lê
Đại Hành và chống quân Nguyên Mông năm 1288 với sự chỉ huy của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn.
Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2023 là dịp để tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa và giá trị lịch
sử hào hùng của đại thắng Bạch Đằng trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi
đất nước của dân tộc Việt Nam. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử
của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói chung và thị xã Quảng Yên nói
riêng.
Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2023 diễn ra từ ngày 25 đến 28/4 (tức ngày 6-9/3 âm lịch).
Từ ngày 26/4 sẽ diễn ra nhiều nghi lễ quan trọng như: Rước tượng Đức Thánh Trần theo nghi lễ truyền
thống từ Đền Trần Hưng Đạo về Đình Yên Giang và ngược lại; lễ tế yết Đình Yên Giang, lễ tế chính
hội, cùng nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa thể thao sôi động khác.
( Theo Quang Thọ, báo Nhân dân)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? văn bản thông tin
Nội dung chính được đề cập trong phần sa pô (đoạn văn in đậm) của văn bản là gì?
Đề cập đến vấn đề thời gian, địa điểm diễn ra lễ khai mạc Lễ hội truyền thống Bạch Đằng
2023, kỷ niệm 1085 năm, 1042 năm và 735 năm Chiến thắng Bạch Đằng.
Câu 2. Sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra những trận thủy chiến hào hùng nào của dân tộc ta?
Sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra 3 trận thủy chiến hào hùng của dân tộc ta:
- Đó là trận thủy chiến chống quân Nam Hán năm 938 dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền
- Trận chiến chống quân Tống năm 981 của vua Lê Đại Hành
- Chống quân Nguyên Mông năm 1288 với sự chỉ huy của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Câu 3. Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin gì?
Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về: khai mạc lễ hội truyền thống Bạch Đằng 2023
Câu 4. Trong văn bản, thái độ, tình cảm của người viết như thế nào?
Khi thông tin lễ hội truyền thống Bạch Đằng, người viết đã bày tỏ thái độ, tình cảm:
- Lòng tôn kính đối với bậc tiền nhân trong công cuộc chống giặc ngoại xâm trên dòng Bạch Đằng
Giang lịch sử.
- Tự hào về một lễ hội có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần của người dân…
Câu 5. Từ nội dung văn bản trên, anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của các lễ hội trong đời sống tinh thần
của người Việt Nam?
Lễ hội có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam:
+ Thể hiện tình yêu nước, niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc
+ Giá trị hướng về cội nguồn, sự tri ân đối với tổ tiên, với các anh hùng đã có công dựng nước và giữ
nước.
+ Góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú, tạo môi trường sinh hoạt cộng
đồng gắn kết..
+ Giáo dục truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm cho thế hệ hôm nay và
mai au
II. Phần Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật ông Cần trong
trích đoạn truyện ngắn sau:
Người lái đò ở bến đò làng tôi là ông lão Cần. Ông sống chỉ có một mình. Mẹ tôi kể rằng vợ và
con ông đã chết hết trong một trận càn của giăc Pháp, còn ông thì tham gia Cách Mạng từ trước ngày
cướp chính quyền, thường xuyên chở đò đưa cán bộ du kích đi lại hoạt động bí mật ở vùng này.
(…) Lũ trẻ trong làng chúng tôi thường rủ nhau ra bến sông chơi, và những lúc ông Cần không
bận chở khách, ông cho cả bọn lên đò và chở đi một vòng, sang bờ bên kia sau đó lại vòng về bờ bên
này. Những chuyến đi như vậy làm chúng tôi vô cùng thích thú. Thảng hoặc những đêm trăng sáng mà
không vướng chuyện bài vở hoặc những đêm hè, lũ chúng tôi lại kéo nhau lên đò nghe ông Cần kể
chuyện, từ chuyện cổ tích cô nàng công chúa, hoàng tử và các ông vua tài giỏi đến những chuyện đánh
Tây, đánh Nhật. Chuyện nào ông cũng kể thiệt là hay, thật là hấp dẫn làm cả bọn trẻ chúng tôi đều phải
tròn mắt, dõng tai và há mồm như nuốt lấy từng lời kể của ông. Hình ảnh ông Cần và con đò đã thân
thiết và gắn bó không thể nào thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của lũ trẻ chúng tôi.
Thế mà sáng nay, tôi đang mơ màng, say sưa trong giấc ngủ, thì mẹ tôi lay tôi dậy. Mẹ tôi nói
nhanh:
- Ra bờ sông, chỗ bến đò mau.
Rồi mẹ tôi vội vã đi. Tôi chưa hiểu chuyện gì song cũng lật đật chạy theo. Từ xa, tôi thấy mọi
người xúm đông xúm đỏ quanh một vật gì mà tôi cũng chưa thấy rõ. Khi chạy đến tận nơi tôi mới biết đó
là một chiếc quan tài. Mẹ tôi suốt dọc đường đi thì im lặng giờ mới quay sang tôi nói nhỏ
- Đây là quan tài ông Cần…
Tôi bàng hoàng cả người. Thật vậy sao? Chiều qua lúc đi học về tôi còn thấy ông chở đò kia mà,
lẽ nào…!
Qua lời mọi người bàn tán, xì xào, tôi mới hiểu rõ. Đêm qua các anh công an trong xã đuổi bắt
một tên cướp chạy qua đây. Khi chạy tới sông này hắn đã dùng súng ngắn uy hiếp ông Cần buộc phải
chở hắn qua sông. Trước họng súng lăm lăm ông Cần đã khôn khéo giả vờ đồng ý song ông cố tình ghim
con đò đi thật chậm để các anh công an và du kích đuổi kịp. Khi hiểu ra điều đó, trước lúc bị các anh
công an bẻ tay đưa vào còng, tên cướp như con thú điên đã kịp giương súng bắn vào ngực ông Cần…
Tôi vừa nghe lọt câu chuyện thì các bác, các chú trong ủy ban xã cùng các anh công an du kích
đã tập trung đưa chiếc quan tài của ông Cần về ủy ban xã để làm lễ truy điệu cho ông cụ. Không hiểu từ
lúc nào, tất cả lũ trẻ trong làng đều không thiếu một đứa. Chúng tôi theo bước dân làng tiến về ủy ban
xã. Riêng tôi, tôi còn cố nán lại sau và bước tới phía bến sông, nơi bây giờ chỉ có độc một con đò của
ông Cần cắm sào đứng đó. Con đò hằng ngày quen thuộc, thân thiết mà sao lúc này tôi thấy nó lẻ loi, cô
đơn quá đỗi vì thiếu bóng dáng ông Cần. Mắt tôi chợt nhòe đi và có cái gì dâng lên nghèn nghẹn ở nơi cổ
họng. Bất giác tôi bật lên tiếng gọi khẽ: “Ông ơi…!!!”
(Ông Cần - Bùi Anh Tôn, dẫn theo https://buianhton.com/thu-gian/)
* Chú thích: “Thảng hoặc”: thỉnh thoảng
* Tác giả Bùi Anh Tôn: sinh ngày 1 tháng 5 năm 1962, quê Thái Bình, là chuyên viên Sở Giáo dục -
Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng nhập ngũ (1984-1985) làm công tác văn hóa, văn nghệ thuộc
Cục Chính trị Binh đoàn Tây Nguyên. Từ 1987, ông dạy âm nhạc và tham gia viết giáo trình, tài liệu
giảng dạy âm nhạc cho ngành giáo dục, đồng thời học và tốt nghiệp Đại học Sáng tác Âm nhạc tại Nhạc
viện Thành phố Hồ Chí Minh. Các sáng tác của ông rất chân thực tự nhiên. Ông Cần là một trong những
truyện ngắn tiêu biểu của tác giả.
1. MĐ: Khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích, vấn đề nghị luận, ấn tượng của bản thân
2. TĐ:
a. KQ
b.Phân tích, đánh giá nhân vật ông Cần
* Hoàn cảnh sống: “Sống chỉ có một mình”, “Vợ con ông đã chết hết trong một trận càn của giặc
Pháp”; Nghề nghiệp: làm nghề lái đò ở bến đò làng cuộc đời nhiều đau thương mất mát.
* Phẩm chất của ông Cần
+ Giàu tình yêu nước: có nhiều đóng góp cho cách mạng, cho quê hương đất nước: “tham gia Cách
mạng từ trước ngày cướp chính quyền”….
+ Nhân hậu, giàu tình thương đối với trẻ em: Lấy đò chở bọn trẻ đi chơi, kể chuyện cho lũ trẻ nghe
“từ chuyện cổ tích … đến những chuyện đánh Tây, đánh Nhật”…
+ Dũng cảm, khôn khéo: Ông Cần đã rất can đảm khi cố tình trì hoãn thời gian, hỗ trợ đắc lực để chính
quyền bắt cướp, dù ông phải hi sinh tính mạng đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu, sẵn sàng hi sinh bản
thân.
* Tình cảm dân làng dành cho ông Cần:
- Những đứa trẻ yêu quí, gắn bó với ông
- Dân làng kính trọng ông: tất cả mọi người đều tập trung tiễn đưa ông.
- Cuối bài, nhân vật tôi gọi khẽ “Ông ơi”: xem ông như người thân ruột thịt trong gia đình mình chứ
không phải là người xa lạ.
c. Đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật
- Cốt truyện: đơn giản, ít tình tiết sự kiện nhưng gợi sự xúc động.
- Tình huống truyện: gay cấn, nhân vật được đặt vào tình thế phải lựa chọn, giúp khắc họa rõ nhân vật
và làm nổi bật chủ đề.
- Ngôi kể: Chuyện được kể từ ngôi thứ nhất qua nhân vật “tôi” là một cậu bé khiến câu chuyện chân
thực đồng thời giúp nhân vật bộc lộ được cảm xúc, tâm trạng một cách trực tiếp.
- Lời kể: có sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời kể và lời tả…khiến cho câu chuyện
trở nên sinh động.
3. KĐ: Vai trò, ý nghĩa nhân vật:
- Làm nổi bật chủ đề: Ca ngợi nhân vật ông Cần, một con người bình dị nhưng có nhiều phẩm chất
cao đẹp, biết vượt qua mất mát để sống có ích cho đời. Bộc lộ tình cảm yêu quí, kính trọng, xem ông
như người thân trong gia đình mình của nhân vật “tôi”.
- Góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm, tên tuổi của tác giả

ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TẬP VĂN BẢN THÔNG TIN 3


Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Tưng bừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội diễn ra từ 1-10 đến 10-10-2010. Trong những ngày Đại lễ, người
dân Thủ đô và các du khách thập phương được đắm chìm trong không khí linh thiêng, hào hoa của đất
Thăng Long xưa, đồng thời cảm nhận nét hiện đại, mạnh mẽ của Hà Nội ngày nay.
Ngày khai mạc được tổ chức trọng thể vào sáng 1-10-2010 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ và đường Đinh Tiên
Hoàng, xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Ngày khai mạc mở màn cho trên 50 hoạt động khác nhau trong 10 ngày Đại lễ. Có thể kể tới các hoạt động
văn hoá nghệ thuật như: “Đêm Hồ Gươm lung linh và trình diễn áo dài truyền thống”, biểu diễn các điệu múa
cổ Thăng Long - Hà Nội, biểu diễn Âm nhạc của các nghệ sỹ nổi tiếng Việt Nam, biểu diễn của các đoàn nghệ
thuật quốc tế tại các sân khấu ngoài trời, Chương trình Lễ hội đường phố của Tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại
Quảng trường Cách mạng Tháng Tám…
Hoạt động trưng bày hiện vật lịch sử 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng
Long, số 9 và 18 Hoàng Diệu khai mạc ngày 2-10. Kế tiếp đó, trong 10 ngày Đại lễ có nhiều triển lãm như:
Triển lãm các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam, Triển lãm và Liên hoan thư
pháp Thăng Long - Hà Nội tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Triển lãm Những tấm lòng với Thăng Long Hà Nội
tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị …
Trong dịp Đại lễ còn có Liên hoan ẩm thực Hà thành tại Công viên nước Hồ Tây, Liên hoan nghệ thuật Diều
- Hà Nội tại Quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội tại
Thiên đường Bảo Sơn…
Nhiều công trình trọng điểm chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng sẽ được khánh thành trong dịp
này. Tổ chức Kỷ lục Guinness đã trao Bằng chứng nhận “Bức tranh gắn gốm lớn nhất thế giới” cho “Con
đường gốm sứ”.
Các Bộ ngành, địa phương cũng tưng bừng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
như: Liên hoan Xiếc, Múa rối quốc tế, Triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế; Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua
Hùng và triển lãm ảnh về "Các vùng kinh đô"... tại Phú Thọ; Lễ hội Cố đô Hoa Lư tại Ninh Bình; Lễ hội Làng
Sen tại Nghệ An; Festival Tây Sơn - Bình Định và Liên hoan Võ cổ truyền Quốc tế tại Bình Định... Bên cạnh đó,
hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng được tổ chức tại một số địa điểm ở nước ngoài.
Sự kiện quan trọng trong dịp Đại lễ là Lễ Mít tinh, Diễu binh, Diễu hành diễn ra sáng 10-10 tại Quảng
trường Ba Đình. Đây là chương trình mít tinh, diễu binh diễu hành cấp quốc gia quy mô lớn nhất từ trước tới
nay với sự tham gia của 31.000 người.
Khép lại 10 ngày Đại lễ, Đêm hội văn hoá nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Sân vận
động Quốc gia Mỹ Đình là đêm nghệ thuật hoành tráng được chốt lại bằng màn bắn pháo hoa nghệ thuật.
(Theo thegioidisan.vn)
Câu 1. Nội dung chính được đề cập trong phần sa pô (đoạn văn in đậm) của văn bản là gì?
Thời gian diễn ra và không khí nổi bật của những ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội
Câu 2. Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Trong dịp Đại lễ còn có Liên hoan ẩm thực Hà thành tại Công viên nước Hồ Tây, Liên hoan nghệ thuật
Diều - Hà Nội tại Quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long - Hà
Nội tại Thiên đường Bảo Sơn…
Liệt kê: Liên hoan ẩm thực Hà thành tại Công viên nước Hồ Tây, Liên hoan nghệ thuật Diều - Hà Nội tại
Quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội tại Thiên
đường Bảo Sơn…
Câu 3. Chỉ ra những hoạt động trong dịp Đại lễ cho thấy sự tri ân của nhân dân ta đối với tổ tiên.
Những hoạt động trong dịp Đại lễ cho thấy sự tri ân của nhân dân ta đối với tổ tiên.
- Tại Hà Nội:
+ Hoạt động trưng bày hiện vật lịch sử 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
+ Tổ chức các triển lãm: Triển lãm các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam, Triển
lãm Những tấm lòng với Thăng Long – Hà Nội tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt – Xô,…
+ Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành diễn ra sáng 10 – 10 tại Quảng trường Ba Đình.
- Tại các Bộ, Ngành, địa phương:
+ Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng và triển lãm ảnh về “Các vùng kinh đô” tại Phú Thọ
- Tại nước ngoài: Hoạt động kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội cũng được tổ chức tại một số địa điểm ở
nước ngoài.
Câu 4. Theo anh/ chị, đất nước ta tổ chức đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nhằm những mục đích gì?
Sau đây là gợi ý:
- Giới thiệu về một Hà Nội hào hoa, thanh lịch; một Hà Nội đậm dấu ấn văn hóa với một chiều dài lịch sử 1.000
năm.
- Giới thiệu và nâng cao tầm vóc của Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung ở khu vực và trên toàn thế
giới.
- Tôn vinh những giá trị văn hóa - lịch sử của riêng Thủ đô và những giá trị văn hóa - lịch sử chung của đất
nước.
- Thể hiện tình cảm biết ơn, kính trọng, ngợi ca công lao to lớn của thế hệ cha ông
- Biểu thị tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam đối với các thế hệ cha ông,
- Giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, bồi dưỡng tình yêu nước, niềm tự hào về đất nước cho
thế hệ hôm nay và mai sau.
Câu 5. Qua sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hãy viết đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của
anh/chị về ý nghĩa nét đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Sau đây là gợi ý:
- Uống nước nhớ nguồn là một giá trị đạo đức truyền thống quý báu, được hình thành và phát triển từ lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. "Uống nước nhớ nguồn" đã dạy cho con người hiểu rõ hơn về
lòng biết ơn, về sự báo đáp với những người đã có công lao giúp đỡ mình. Câu tục ngữ mang đậm tính nhân văn
và chúng ta là những người thế hệ sau nên có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp đó
bằng những hành động thiết thực:
+ Biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ trước để lại bằng những tình cảm tốt đẹp nhất.
+ Cố gắng học tập, lao động để có cuộc sống tốt đẹp và xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn; gây dựng
một tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau.
+ Có những hành động thiết thực để tưởng nhớ, khắc ghi công lao của ông cha.
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), phân tích, đánh giá nhân vật Thận trong đoạn trích sau
NHÀNH MAI
(Lược đoạn mở đầu: Lượng cùng tiểu đội lính pháo binh về làng Đằng đóng quân trong những ngày đầu
kháng chiến. Họ xin ở nhờ nhà một bà cụ nghèo. Nhà chỉ có hai mẹ con, cô con gái là du kích, tên Thận…)
Chúng tôi đóng quân trong làng, cấu trúc trận địa phòng ngự xong thì giặc tràn tới. Chúng từ các làng
mạn trên thị xã tiến xuống. Tiếng súng cối nổ từ sáng sớm. Trên mé đường cái, xe cộ, súng ống, lính Tây, lính
ngụy bắt đầu dàn đội hình chuẩn bị tiến vào làng. Trong bữa cơm liên hoan, quân dân ở sân đình, các cụ phụ lão
cùng ban chỉ huy bộ đội đã chỉ tay về hướng địch mà thề sống chết có nhau. Đơn vị chúng tôi hôm đó phòng ngự
cố thủ. Gần hai trăm đồng bào không chịu tản cư, cương quyết ở lại cùng bộ đội đánh giặc. Đội du kích xã bám
sát bên từng hố chiến đấu của chúng tôi. Gần chiều, các làng xung quanh trông thấy lửa bốc lên từ lũy tre làng
Đằng. Địch đã chiếm được nửa làng. Tôi bị thương nặng. Địch xung phong vào lối ngõ nhà Thận, nhà tôi ở. Lúc
trông thấy những bóng áo trắng của lính Tây lấp ló sau cái ngõ trống, tôi bảo Thận: “Cô quay lại phía sau xem
đồng bào còn ai thì dắt xuống hầm, mau!”. Thận không nghe. Cô chỉ có một thanh mã tấu, liền vứt thanh mã tấu
xuống, nhặt lấy cây tiểu liên của tôi bắn chết một tên địch rồi cõng tôi lui về phía sau. Đêm ấy, đơn vị chúng tôi
phá vòng vây thoát ra ngoài. Trừ một số du kích ở lại bám sát địch, nhân dân lại gồng gánh ra đi theo bộ đội.
Một hàng cáng thương binh từ sân đình theo con ngòi sau làng lặng lẽ tiến ra bờ sông Thong. Tôi nằm trên chiếc
võng bà mẹ Thận thường hay nằm. Người cáng tôi đêm ấy chẳng phải ai khác lại chính là Thận. Năm năm rồi,
lúc nào tôi cũng như trông thấy một mép khăn mỏ quạ bay lất phất trên cái cổ cao rám nắng, và thanh mã tấu in
hằn xuống một bên vai áo nâu cứ đánh lách cách bên thanh đòn khiêng.
[…] Đêm ấy trời chưa lạnh lắm. Không có sóng nhưng tôi vẫn nghe tiếng róc rách dưới lưng. Bầu trời đỏ
lửa, nhưng vẫn đầy sao. Mỗi vì sao như những con mắt nhấp nháy nhìn chúng tôi. Thận đỡ tôi nằm trên tấm ván
lát mạn đò. Giữa trời sao khuya, một đôi mắt đen và to khẽ chớp. Tim tôi đập rộn lên trong cái chớp mắt ấy.
Thận cẩn thận gài lại mép chăn cho tôi rồi cúi xuống, sát hơn: “Anh chóng lành để trở về giết thật nhiều giặc nhé
– Anh đừng quên em!” Tôi thò tay ra ngoài mép chăn nắm chặt lấy bàn tay ram ráp bụi cát và ấm áp. Thận nhẹ
nhàng xô đò ra. Tôi nằm dưới đò, nghe tiếng sóng Thong vỗ nhè nhẹ và nhìn theo cái bóng bé nhỏ của cô du
kích đi khuất trong những vạt lúa đang trỗ. Tôi phỏng đoán sáng ngày mai địch lại tiếp tục càn lớn.
(Lược một đoạn: Nhân vật tôi kể lại lần về làng Đằng tìm gia đình Thận. Nhà Thận bị giặc đốt, chưa kịp
dựng lại. Hai mẹ con đi nơi khác.Cây mai bị địch chặt ngày nào đã mọc lại, mập mạp, tươi tốt, hoa nở làm ấm
một góc sân. Nhân vật tôi viết lại mấy chữ rồi gài vào gốc cây mai với hi vọng một ngày Thận sẽ về và nhận
được tin mình. Cuối cùng nhân vật tôi cũng tìm được Thận.)
[….] Chúng tôi gặp nhau quá đột ngột. Cổ tôi như bị nghẹn. Dưới ánh sao lờ mờ, tôi khao khát ngắm
khuôn mặt Thận và để cho tình yêu giấu kín bấy lâu tự nó trào lên trong lòng mình. Chúng tôi đều mừng và xúc
động không nói nên lời … Thận châm một ngọn đèn nhỏ. Bên ánh đèn, tôi thấy khuôn ngực Thận phập phồng.
Tôi biết Thận đang xúc động. Tôi thương Thận quá! Mới mấy năm mà trông Thận gầy và già đi nhiều. Đôi mắt
ngày xưa trong sáng bây giờ đã thâm quầng, hằn lên những nét lo nghĩ. Gương mặt trái xoan hiền hậu cũng trở
nên rắn rỏi và cương nghị…
(Trích Nhành mai, Nguyễn Minh Châu*, Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, 2006, tr 14)
Chú thích:
* Nguyễn Minh Châu, có tên khai sinh là Nguyễn Thí, sau này đi học được cha mẹ đổi thành Nguyễn
Minh Châu. Ông sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An.
Nguyễn Minh Châu là một ngòi bút có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học Việt Nam vào giai đoạn chiến
tranh và thời kỳ đổi mới. Là một nhà văn nhạy bén với sự thay đổi của thời đại, đặc biệt là thời kỳ chiến tranh.
Mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều mang tính nhân văn rất cao. Ông là người đi tiên phong trong phong
trào mở đường cho công cuộc đổi mới văn học, luôn đi tìm sự thật và viết lên những góc khuất trong đời sống
mang đến nhiều dư âm cho bạn đọc.
“Nhành mai” là một trong bảy truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu in trong tập truyện đầu tay
“Những vùng trời khác nhau” - 1970. Tập truyện đã bộc lộ một số đặc điểm trong bút pháp của Nguyễn Minh
Châu là sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng: nhành mai, mảnh trăng (Mảnh trăng cuối rừng), dòng suối
(Suối nguồn)…
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), phân tích, đánh giá nhân vật Thận trong đoạn trích sau
NHÀNH MAI
1. Mở đoạn
- Giới thiệu: tác giả Nguyễn Minh Châu và đoạn trích “Nhành mai”
- Nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần chiến đấu gan dạ, quả cảm, sát cánh cùng đồng đội của nhân vật Thận
trong của đoạn trích “Nhành mai”.
2. Thân đoạn:
a. Hoặc khái quát vị trí, hoàn cảnh xuất hiện nhân vật
b. Phân tích, đánh giá về nhân vật Thận trong đoạn trích:
- Ngoại hình: đẹp, giản dị, nhanh nhẹn, khỏe mạnh
- Tính cách:
+ Giàu lòng yêu nước, căm thù giặc: yêu quê hương, đất nước mãnh liệt, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì
Tổ quốc
+ Tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường: Kiên quyết ở lại cầm vũ khí giết giặc và cứu thương binh
và giải vây cho các chiến sĩ.
+ Yêu thương đồng đội:
++ xót xa khi đồng đội bị thương.
++ Chăm sóc tận tình, chu đáo cho nhân vật Lượng khi anh bị thương.
++ An ủi, động viên, tạo niềm tin cho nhân vật Lượng.
+ Có tình yêu thầm kín nhưng tha thiết, đẹp đẽ, thủy chung với Lượng.
=> Hình ảnh nhân vật Thận là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ, rất đáng trân trọng, ngợi ca, biết ơn. (Có thể liên hệ, so sánh với 1 số nhân vật khác ở tác phẩm
khác).
c. Nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật:
Đoạn trích mang những đặc trưng của thể loại truyện ngắn: cốt truyện đơn giản; tình huống bất ngờ; chi
tiết đặc sắc; xây dựng hình ảnh con người trong chiến tranh; giọng văn trữ tình trầm lắng, ấm áp; ngôn
ngữ giản dị giàu hình ảnh. Khẳng định tài năng viết truyện của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
3. Kết đoạn: (Ý nghĩa, vai trò của nhân vật)
-Làm nổi bật chủ đề của đoạn trích: ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh vì tự do đất nước của thế
hệ trẻ Việt Nam, là bài ca về vẻ đẹp con người và tình người trong kháng chiến.
- Góp phần khẳng định “Nhành mai” là tác phẩm giàu giá trị nhân văn, nhân đạo, Nguyễn Minh Châu là
nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo
Câu 2: Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của anh, chị về thói vô trách nhiệm của các cá nhân trong xã
hội hiện nay.
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thói vô trách nhiệm của các cá nhân trong xã hội hiện nay.
II. Thân bài:
1. Nêu quan điểm của bản thân:
* Giải thích khái niệm:
- Vô trách nhiệm là thái độ không nhiệt tình, không quan tâm, làm không triệt để tới bất cứ một vấn đề
gì đó thuộc phạm vi quản lí của bản thân.
* Biểu hiện của thói vô trách nhiệm
- Không quan tâm, thờ ơ với mọi người xung quanh
- Có lối sống buông thả, tới đâu hay tới đó
- Luôn thờ ơ với công việc, không có ý thức khi làm việc
- Luôn cho rằng mình đúng, luôn chối bỏ những điều mình làm sai, không chịu nhận lỗi sửa sai
2. Tác hại, hậu quả của thói vô trách nhiệm
- Tạo ra những sản phẩm không hoàn thiện, tạo ra những nhân cách không hoàn hảo.
- Chất lượng công việc không cao.
- Làm cho đạo đức của con người dần đi xuống
- Mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng xa cách
- Kìm hãm sự phát triển của đất nước
3. Nguyên nhân:
- Chủ quan: Bản thân sống không có mục tiêu, lý tưởng, ích kỷ, lười biếng, bảo thủ
- Khách quan:
+ GĐ: Sống ích kỷ ít quan tâm đến nhau
+ Nhà trường: Chưa phát huy hết vai trò định hướng, giáo dục hs biết sống có trách nhiệm
+ XH: Chưa có chế tài xử lý đối với cá nhân vô trách nhiệm
4. Giải pháp:
- Bản thân:
+ Làm việc có kế hoạch và hoàn thành theo đúng chỉ tiêu và thời gian.
+ Lưu tâm tới tất cả những gì thuộc trách nhiệm sở hữu của bản thân
+ Rèn luyện để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội; biết quan tâm chia sẻ
với tất cả mọi người
- Gia đình:Hình thành lối sống yêu thương, quan tâm, chia sẻ, có trách nhiệm
- Nhà trường: Giáo dục lối sống có trách nhiệm, hình thành tinh thần hợp tác trong học tập, công việc
- Xã hội: có chế tài xử lý đối với những cá nhân vô trách nhiệm...
5. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Vô trách nhiệm là một thói xấu
- Hành động: + Phê phán những cá nhân vô trách nhiệm;
+ Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc và trong cuộc sống
III. Kết bài
- Bản thân mỗi người cần nhận thức rõ về tác hại của thói vô trách nhiệm để không mắc phải
- Góp phần hình thành xã hội tốt đẹp, văn minh

You might also like