Tai sao có tên Sông Nhật Bản XUA NAY (SO 552) T6-2023.pdf)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

KH ÁM PH Á

KỶ NIỆM 50 NĂM QUAN HỆ VIỆT - NHẬT 1973-2023


TẠI SAO CÓTÊN SÔNG NHẬT BẢN?
TRONG PHẦN TRƯỚC, CHÚNG TÔI ĐÃ GIỚI
THIỆU TỔNG HỢP CỦA KIM YONG GON
(1943) VỀ NHỮNG DÒNG NGƯỜI NHẬT
ĐẾN CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á NÓI CHUNG.
RIÊNG ĐỐI VỚI VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA,
TÌNH TRẠNG NÀY CÓ GÌ KHÁC BIỆT SO VỚI
TỔNG HỢP TRÊN KHÔNG? HỌ ĐẾN VƯƠNG
QUỐC NÀY TỪ KHI NÀO? BẰNG CÁCH NÀO?
NHIỀU TÀI LIỆU CHO THẤY CÒN CÓ NHIỀU
NGƯỜI NHẬT ĐẾN CAMPUCHIA TỪ CÁC NƠI
KHÁC, THUỘC CÁC THÀNH PHẦN KHÁC, VỚI
NHỮNG ĐỘNG CƠ KHÁC, TRONG NHỮNG
ĐỢT KHÁC NHAU TRƯỚC NĂM 1636, MÀ
CHÚNG TÔI SẼ ĐIỂM LẠI SAU ĐÂY.

Bản sao sơ đồ Angkor Wat. (Péri N., 1923b)

TRẦN THANH ÁI Nhật đi trên thuyền Hà Lan đã đến Angkor Wat và đã vẽ sơ


đồ khá chi tiết về khuôn viên của đền đài ở đó theo lệnh
3. NHỮNG DÒNG NGƯỜI NHẬT
ĐẾN CAMPUCHIA TRƯỚC NĂM 1636 của Mạc phủ.
Bên cạnh đó còn một số phát hiện khác gây không
3.1. Người Nhật hành hương đến Angkor Wat ⁽¹⁾ ít ngạc nhiên. Vào những năm 1930, ba học giả là GS.
Tiến sĩ Itō Chuta là học giả đầu tiên xác định bản sao Katsumi Kuroita, Seiichi Iwao và Sennosuke Odaka dẫn
được lưu trữ trong thư viện của lãnh chúa Tokugawa đầu nhóm nghiên cứu thực địa tại Angkor Wat và đã có báo
Mitsukuni 徳川光圀 vùng Mito (Nhật) chính là sơ đồ đền cáo về các phát hiện. Gần đây, vào tháng 2 năm 1958, Junzo
Angkor Wat. Năm 1911, trong một lần tham khảo tài liệu ở Shimizu đã làm một nghiên cứu chi tiết hơn về Angkor Wat
thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ ở Hà Nội, ông đã gặp sơ đồ (Ishizawa Y. 2015, tr. 48). Nhóm đã phát hiện ra 11 đoạn văn
đền Angkor Wat và chợt nhớ ra là trong thư viện của lãnh bằng tiếng Nhật viết trên các cột đá của di tích Angkor Wat,
chúa Mito ở Nhật cũng có lưu trữ một sơ đồ có hình dáng được xác định trong khoảng thời gian từ 1612 đến 1632.
giống như vậy, nhưng không có thông tin nào cho biết đó Ngoài những đoạn văn không còn đọc được nên không xác
là sơ đồ gì. Khi trở về Nhật, ông khảo sát kỹ càng và đi đến định được thời gian, các dữ liệu còn lại cho thấy là người
kết luận đó là sơ đồ của Angkor Wat (Péri N. 1923b, tr. 119). Nhật đã đến viếng Angkor Wat ít nhất bốn lần trong giai
Điều khiến mọi người rất đỗi ngạc nhiên là tại sao người đoạn này, cụ thể là vào ngày 14 tháng thứ 7 của năm 1612,
Nhật lại có sơ đồ của Angkor Wat? Trên mặt sau của tấm sơ ngày 20 tháng thứ nhất của năm 1632, ngày 15 tháng thứ 10
đồ này, người ta thấy một bài ghi chú do Fujiwara Tadayori của năm 1632 và một lần khác không rõ ngày của tháng 1
thực hiện năm 1772 cho biết là viên thông ngôn Shimano năm 1632 (Ishizawa Y., 2015, tr. 50).
Kenryō 島野兼良 của lãnh địa Nagasaki được Mạc phủ Đoạn văn viết năm 1612 ghi địa danh Sakai, Nhật Bản
Daiyū-in 大猷院 tức Tokugawa Iyemitsu cử đi Jetavana cho phép các nhà nghiên cứu nghĩ rằng họ là một nhóm
ở xứ Magadha thuộc vùng Trung Ấn để tìm hiểu (Péri N, thương nhân đến từ Sakai ở Osaka. Còn văn bản đầu năm
1923b, tr. 120). Tại sao trong phần ghi chú viết là đi viếng 1632 cho biết là Morimoto Ukondayu Kazufusa làm việc cho
Jetavana (祇园精舍 Kỳ Viên tịnh xá) ở Trung Ấn mà học dòng họ Matsura ở Hirado đã đến Campuchia vào khoảng
giả Itō Chuta lại xác định đó là Angkor Wat? Sự nhầm lẫn cuối năm 1631 và tháng 1 năm 1632, và dường như đi trên
này đã được các nhà nghiên cứu đưa ra cách giải thích mà thuyền buôn của Matsura (Ishizawa Y., 2015, tr. 51). Qua
chúng tôi cho là thỏa đáng, và tới nay chưa thấy có học giả đoạn văn còn rõ nét nhất do Morimoto Ukondayu Kazufu-
nào phản bác. Liên quan đến sự kiện này, chúng tôi chỉ chú sa viết, người ta biết là ông này đã đến đó vào tháng 1 năm
ý đến chi tiết là từ năm 1623, là năm Tokugawa Iyemitsu 1632 sau một cuộc hải hành dài để làm lễ dâng bốn tượng
được phong tướng quân, đến năm 1636 là năm Mạc phủ Phật Thích Ca mong cho linh hồn cha ông được yên nghỉ,
ban lệnh cấm người Nhật xuất nhập cảnh, có đoàn người và để cầu nguyện cho mẹ ông được trường thọ (Harris I.

46 SỐ 552 THÁNG 6 NĂM 2023


2005, tr. 35). Lúc ấy người Hà Lan cũng đã tới lui Campuchia nhiều lần
Trong số các phát hiện trên đây, không có dữ liệu nào cho để thăm dò thị trường: năm 1617, khi nhà truyền giáo Pero
biết số lượng người tham gia các đợt hành hương, cũng Marques đến Campuchia thì thấy họ đã ở đó và đã tạo được
như về lộ trình đến Angkor Wat của họ, ngoài chi tiết về ấn tượng tốt với các quan lại (Loureiro V. 2005, tr. 202-203).
phương tiện di chuyển trong ghi chú của Fujiwara Tadayori Vì thế chuyến đi hành hương của người Nhật trên thuyền
năm 1772: “Về chuyến đi của Kenryō, bằng con thuyền Hà của người Hà Lan vào năm 1632 hoàn toàn có thể thực hiện
Lan chẳng những người ta đi Ấn Độ không khó khăn gì, mà trên lộ trình ngược dòng sông Mêkong, rồi men theo Biển
còn có thể đi vòng quanh trái đất. Và ngay năm ấy, Kenryō Hồ để đến nơi tiện nhất cho việc đi đường bộ.
lên một con thuyền Hà Lan đi Trung Ấn và đến Jetavana” Một số chi tiết khác cũng cho thấy là việc N. Péri suy ra lộ
(Péri N. 1923b, tr. 120). Thế nhưng N. Péri lại dựa vào truyện trình của Kenryō bằng cách dựa trên truyện kể của Tokubei
kể⁽²⁾ của Tenjiku Tokubei 天竺徳兵衛 mà lập luận là nếu là không xác đáng. Như nhận xét của N. Péri, trí nhớ của
theo đường mà Châu Đạt Quan đã đến Campuchia vào thế người đã 96 tuổi, thậm chí nhỏ hơn mươi năm như một
kỷ XIII, tức ngược dòng sông Mêkong, thì phải băng rừng số nghi vấn, không còn đủ chính xác nên truyện kể ông có
rậm hiểm trở, còn ở Xiêm thì đã có một cộng đồng người một số lẫn lộn và sai sót rõ rệt, hơn nữa, các bản sao chép
Nhật rất năng động. Từ đó N. Péri suy luận là thuyền Hà bằng tay thường mắc nhiều lỗi khác nhau (Péri N. 1923b, tr.
Lan đi Angkor Wat qua ngả nước Xiêm: “Từ Hòn Khoai, 112). Vả lại, theo truyện kể của Tokubei mà N. Péri đã trích
hành trình đi chếch về hướng tây bắc và đến Banchaupya dịch một số đoạn, khi Tokubei đặt chân đến Xiêm lần đầu
nước Xiêm. Ở đó họ đã gặp một Jetavana” (Péri N. 1923b, vào năm Hinoto no U (Đinh Mão 1627) thì ông mới được 15
tr. 125). Suy luận này có vẻ hợp lý khi mà quan hệ giữa tuổi, rồi về Nhật vào năm Tatsu (Mậu Thìn 1628), và lần thứ
Ayutthaya và Campuchia còn tốt đẹp, nhưng sau khi Xiêm hai khởi hành lúc ông 19 tuổi, và về Nhật lúc 21 tuổi, nghĩa
thất bại trong các trận xua quân đánh phá Campuchia vào là từ 1631 đến 1633, lúc ấy đại thần Yamada ở Xiêm không
các năm 1620-1621 thì e rằng đường đi đến Angkor Wat qua còn nữa. Liệu một người khoảng 90 tuổi có thể còn nhớ
ngã Xiêm không còn dễ dàng nữa. Hơn nữa, công thần rành mạch về những việc mình đã chứng kiến và đã làm lúc
người Nhật Yamada Nagamasa trong triều đình Xiêm chỉ 15 – 20 tuổi được không? Liệu có thể xảy ra chuyện Tokubei
có thế lực lớn trong giai đoạn vua Songtham còn ngự trên và đoàn hành hương hơn 330 người (lần đầu tối đa 297
ngai vàng đến năm 1628; sau đó thì ông bị thất sủng, bị đưa người) lại thản nhiên đến Xiêm bình an trong khi tất cả
đi làm tổng trấn Ligor trên bán đảo Mã Lai, và bị ám hại người Nhật trên đất Xiêm lũ lượt ra đi, hay không? Bằng
năm 1630. Thế là người Nhật ở Ayutthaya bị nghi kỵ, xua chứng rõ nhất cho thấy ghi chép của Tokubei có nhầm lẫn
đuổi, thậm chí bị cướp phá, tàn sát, nên đất Xiêm không là Jan Jossten được người Hà Lan xác định là chết năm
còn an bình cho người Nhật nữa, như sẽ nói ở phần sau. Vả 1623, nên không thể đi cùng Tokubei đến Xiêm được.
lại, người Nhật đã đến Campuchia khá lâu trước năm 1632, Trên đây chỉ là suy luận dựa trên việc phân tích tình hình
và thậm chí cũng đã có nhiều người Nhật định cư tại vùng lúc bấy giờ để phản biện N. Péri, và vì chưa có bằng chứng
đất ven sông Tonlé Sap, đoạn từ Phnom Penh đến Pinhalu, chắc chắn nào chỉ ra lộ trình của các đoàn hành hương
là đường thủy dẫn đến Angkor Wat trước khi đi đường bộ đi Angkor Wat, nên chúng tôi thiên về khả năng là họ đã
một đoạn không xa lắm. Vì thế con đường đi Angkor Wat ngược sông Mêkong. Điều đó có nghĩa là giữa người Hà
qua ngả nước Xiêm vốn đã xa xôi hiểm trở, lại không gần Lan và người Nhật cùng xuất hiện trên đất Campuchia với
đường thủy quan trọng nào, nay lại bị xua đuổi, nên người mối quan hệ khăng khít trên nhiều phương diện, và đây là
Nhật có thể đã ngược sông Cửu Long để đi Angkor Wat. chi tiết góp phần hé lộ bối cảnh mà người Hà Lan đã gọi
một nhánh sông Mêkong là sông Nhật Bản.
3.2. Làn sóng người Nhật từ Xiêm qua Campuchia
Người Nhật bắt đầu đổ xô đến Xiêm vào những năm
cuối của thế kỷ XVI. Dưới thời vua Songtham tức

Chân dung Yamada Nagamasa (1590-1630). Đội quân tình nguyện của Yamada Nagamasa (tranh Khuyết danh).
Public Domain Nguồn: Shizuoka Sengen Shrine

SỐ 552 THÁNG 6 NĂM 2023 47


Bìa sách Naukeurige beschri-
jvinge van het koningrijck Siam
của J. van Vliet (1692) Ban Yipun (Nihonmachi, tức Làng Nhật) ở Thái Lan

Intharacha III (1611-1628) người Nhật ở Xiêm rất đông, và rút về Campuchia” (van Vliet J., 1938, tr. 142).
đứng đầu là Yamada Nagamasa (1578-1630), được cử làm Đợt di dân của người Nhật từ Xiêm qua Campuchia sau
thủ lĩnh năm 1621 (Takekoshi Y., 1930, tr. 490). Ông đã tập khi Yamada Nagamasa bị sát hại năm 1630 là đợt di chuyển
hợp được nhiều đồng hương trong đó có nhiều samurai rầm rộ nhất và đông đảo nhất, trên 300 chiếc thuyền
lập nên một đội quân thiện chiến nổi tiếng trong vùng. (Takekoshi Y. 1930, tr. 494), mà lộ trình chủ yếu có lẽ là các
Nhờ khả năng quân sự của mình, ông đã giúp vua Xiêm nhánh sông Mêkong, vì vào mùa khô sông Pontiamas tức
giành được nhiều thắng lợi quan trọng, và được trọng đãi, Giang Thành không đi lại được, như Alexander Hamilton
mà đỉnh cao sự nghiệp của ông là được phong làm nhiếp đã khảo sát năm 1720 (Hamilton A. 1727, tr. 196). Vài năm
chính và tổng chỉ huy quân đội. Theo nhận xét của một nhà sau biến cố trên, người Xiêm mới thấy là vai trò của người
nghiên cứu: Nhật không thể thiếu được trong việc buôn bán với nước
“Có rất nhiều người phiêu lưu Nhật cư trú ở Xiêm vào Nhật, nên nhà vua ra sức vỗ về họ quay lại, nhưng không
thời này [1615], và việc đầu tiên mà Nagamasa làm đó là có kết quả. Theo X. Galland, vào cuối thế kỷ XVII ở kinh đô
tuyển chọn mấy trăm đồng hương và sung họ vào quân Ayutthaya chỉ còn một tá người Nhật sinh sống, họ không
đội Xiêm. Thêm nữa, ông lập nên một đội quân gồm hơn có vai trò gì trong nền chính trị hay thương mại của người
10.000 người, có nhiều đầu đàn liều lĩnh, sẵn sàng cho mọi Xiêm cả (Galland X. 2007, tr. 32).
nhiệm vụ, rồi tổ chức và trang bị cho họ theo kiểu người Vì thế trong giai đoạn này, Campuchia là nơi mà nhiều
Nhật, rồi sung họ vào đội quân hiện hữu của Xiêm” (James người Nhật đổ xô tìm đến, hoặc là để định cư vĩnh viễn
J.M. 1879, tr.200-201). hoặc để dừng chân tạm thời trước khi trở về nước Nhật.
Khi thấy được trọng dụng, người Nhật đổ xô về Mãi đến cuối thế kỷ XVIII người ta vẫn còn nhận ra sự
Ayutthaya lập nghiệp, tạo thành khu phố Nhật, mà hiện diện của họ ở Campuchia: trong một bức thư gửi ông
người Xiêm gọi là ban jipun (Ishii Y., 1971, tr. 162). Theo Y. Steiner đề ngày 6 tháng 7 năm 1778, nhà truyền giáo Faulet
Takekoshi, vào năm 1619 có đến 8.000 người Nhật trên đất cho biết cộng đồng người Nhật vẫn còn ở đó, và gần như
Xiêm, nhưng theo Y. Ishii thì con số này bị thổi phồng quá không còn ai theo đạo Thiên Chúa nữa (Launay A. 1925, tr.
đáng, và vào lúc đông nhất thì số người Nhật ở trong các 68). Và có lẽ cũng không lấy gì làm ngạc nhiên khi ngay từ
ban jipun cũng chỉ khoảng 1.000 đến 1.500 người mà thôi cuối thế kỷ XIX, khá lâu trước khi nhiều công trình nghiên
(Ishii Y., 1971, tr. 162). cứu về quan hệ giữa Nhật và các nước Đông Dương được
Sau cái chết của vua Song Tham năm 1628, Yamada công bố, G. Dumoutier đã nhận xét trong tham luận đọc
Nagamasa mất dần thế lực dưới triều đại vua kế vị Prasat tại Tokyo, rằng người Campuchia có hình thể rất giống với
Thong; ông thường bất đồng ý kiến với Hoàng hậu, và cuối người Nhật (Dumoutier G. 1892, tr. 18-19).
cùng bị đầu độc năm 1630⁽³⁾. Sau khi Yamada Nagamasa 3.3. Người Nhật rời Đàng Trong đến Campuchia
chết, vị vua mới bèn ra mật lệnh đốt khu dân cư người Kể từ khi Mạc phủ ra lệnh cấm đạo thì Hội An trở thành
Nhật ở Ayutthaya. Hành động này khiến người Nhật ồ ạt đi nơi thu hút các tín đồ Thiên Chúa giáo Nhật. Tuy nhiên,
lánh nạn ở Campuchia hoặc trở về Nhật vào tháng 9 năm vì nhiều lý do, dần dần chúa Nguyễn có những biện pháp
1630 (Cheng Wei-chung, 2013 tr. 104). Jeremie van Vliet một khắt khe khiến không ít giáo dân gồm cả người Nhật phải
nhân chứng cùng thời người Hà Lan trong ghi chép năm rời Hội An đi lánh nạn ở nơi khác, trong đó có Campuchia.
1647 đã tường thuật lại giai đoạn đen tối của người Nhật Theo ghi chép của Cardim, năm 1629, nhà truyền giáo
ở Xiêm như sau: “Khi thấy có ít thuận lợi nếu ở lại Ligoor Busom (tức Buzomi) và các tùy tùng bị trục xuất khỏi Đàng
[nay là Nakhon Si Thammarat] và nghĩ rằng vua Xiêm sẽ Trong, họ bèn đi xuống Chiêm Thành, rồi từ Chiêm Thành
sớm tấn công họ bằng các lực lượng của vương quốc vì đi Campuchia (Cardim Fr. 1645, tr. 181). Theo G. Dumoutier,
không muốn chứa chấp họ nữa, nên họ bèn rời bỏ thị trấn năm 1634 vua nước An Nam có lệnh cấm đạo khiến nhiều

48 SỐ 552 THÁNG 6 NĂM 2023


người bị giết hại và bị xua đuổi, còn giáo dân người Nhật ở “có nhiều người Nhật sống” (Murdoch J. 1903, tr. 691). Bên
Hội An lúc bấy giờ nếu muốn ở lại thì chỉ có cách duy nhất cạnh đó cũng có một số tác giả đưa ra các con số khá cụ thể,
là bỏ đạo (Dumoutier G. 1892, tr. 22). nhưng lại rất khác nhau: trong một bài viết⁽⁴⁾ năm 1998, Y.
Ngoài ra vụ nổi loạn thất bại của hoàng tử Nguyễn Phước Ishizawa cho rằng tại đây có lúc có đến 1.500 người Nhật
Anh năm 1635 cũng đã khiến 7 nhà truyền giáo bị trục xuất làm ăn sinh sống (Ribeiro M., 2001, tr. 73); nhưng sau đó
vì một số giáo dân Nhật đã tiếp tay cho những kẻ nổi loạn cũng chính Y. Ishizawa lại viết một cách tổng quát rằng mỗi
(Trần Anh Q. 2018). Về việc này, Đại Nam thực lục chỉ ghi cộng đồng người Nhật trong vùng Đông Nam Á có khoảng
ngắn gọn: “Bấy giờ cai đội bộ binh là Dương Sơn (…) cùng 7.000 người (Ishizawa Y. 2015, tr. 51). Ngược lại, Iwao
Tôn Thất Tuyên đem quân theo đường tắt, đánh thẳng vào Seiichi, tác giả công trình Zoku nanyō Nihon machi no
Quảng Nam. Dương Sơn đến trước, xông vào dinh bắt kenkyū nghiên cứu về các khu phố Nhật ở Đông Nam Á
được quyển sổ đồng tâm [hướng thuận] (…). Anh nằm rạp được xuất bản lần đầu năm 1940 thì cho rằng chỉ có 350
xuống sân kêu van. Chúa còn không nỡ giết. Khê và các người Nhật ở Campuchia mà thôi (dẫn lại từ Clulow A.
tướng đều xin rằng: ‘Anh phản nghịch, tội rất lớn. Phải xử 2013, tr. 343).
theo phép nước để răn bọn loạn tặc’. Chúa bèn theo lời, Gần đây, ngành khảo cổ học đã cung cấp một số thông tin
sai Khê theo sổ đồng tâm mà bắt giết hết” (Quốc sử quán, quan trọng liên quan đến những vết tích của người Nhật
tập 1, 2002, tr. 53). Liên quan đến cuộc nổi loạn này, tài liệu từng sinh sống ở làng Ponhea Lueu (nhiều tài liệu khác
Dagh Register năm 1636 của công ty Đông Ấn Hà Lan ghi viết là Pinhalu) cách Phnom Penh 25 km về hướng Bắc.
như sau: ngày 6 tháng 3 năm 1636 hai chiếc thuyền Grol GS. Hiroshi Sugiyama, trưởng nhóm khai quật, cho biết có
và Warmont cập bến Đà Nẵng thì nhận được tin hoàng tử khoảng 100 người Nhật đã định cư ở đó trong khoảng thời
Anh được một số người Nhật hỗ trợ dấy binh chống lại tân gian từ 1601 đến 1635. Theo ông, cộng đồng người Nhật này
vương. Theo lời kể của các thương nhân Nhật và Trung chủ yếu là hoạt động kinh doanh và tôn giáo (báo The Japan
Hoa, hàng ngàn quân nổi loạn bị giết chết, khiến hoàng Times ngày 16 tháng 2 năm 2008).
tử Anh phải bỏ chạy, tìm đường trốn sang Campuchia,
nhưng bị bắt lại (Cadière L. 1906, tr. 146). Có lẽ số lượng 5. VỊ THẾ CỦA NGƯỜI NHẬT TRÊN ĐẤT CAMPUCHIA
người Nhật dính líu đến vụ này trốn thoát sang Campu- Trong số người nước ngoài làm ăn và sinh sống trên đất
chia không lớn lắm, vì năm 1642 vẫn còn có khoảng 40 – 50 Campuchia trong giai đoạn trước 1636, có lẽ người Nhật
người Nhật sống ở đó, như báo cáo của một kiều dân Nhật có vai trò nổi bật nhất trong hoạt động kinh tế và nhất là
tên Fransisco sống ở Hội An (Li Tana & Reid A., 1993, tr. 31). có quan hệ mật thiết với triều đình nước sở tại mà một số
người phương Tây đương thời đã nhận ra. Hai yếu tố sau
4. VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI NHẬT
ĐẾN CAMPUCHIA đây đã gắn kết họ với người Hà Lan trong giai đoạn này.
5.1. Uy tín của người Nhật ở Campuchia
Trong bản tường trình của Hagenaar viết năm 1637 có Mặc dù đầu thế kỷ XVII vua Campuchia đã có lần phàn
một đoạn trích dẫn bản mô tả vương quốc Campuchia nàn với Mạc phủ về những hành vi tàn bạo của những
nhưng không ghi xuất xứ, có lẽ là do các đoàn đi trước đó người Nhật dọc theo hải trình nằm trong vương quốc này,
biên soạn, trong đó có đoạn nói về cộng đồng người Nhật nhưng nhìn chung trong thập niên 1630, họ nhận được
ở Buomping, tức Phnom Penh ngày nay, cũng như vai trò nhiều ân sủng của nhà vua, vì đã có công giúp vua dẹp
quan trọng của họ đối với nhà vua: loạn. Vì thế họ là một thế lực quan trọng và rất có uy tín ở
“… người Nhật Bản gồm khoảng 70-80 gia đình sinh sống Campuchia, khiến các sắc dân khác nể sợ, kể cả người
ở đây, họ như những thảo khấu không dám trở về quê Trung Hoa hay người Mã Lai (Hildreth R., 1860, tr. 567-
hương. Trong tâm trí của nhà vua [Campuchia] thì họ rất 568). Hagenaar còn ghi là khi đến Phnom Penh, ông cũng
tốt, bởi vì khi vị hoàng tử trưởng nổi dậy chống nhà vua để phải nhờ shabandar (quan tào vụ) người Nhật làm cầu nối
đoạt ngôi báu, họ đã sát cánh cùng nhà vua và đã quả cảm để tiếp cận với triều đình Campuchia cũng như thuê người
chiến đấu vì nhà vua.” (Hagenaar H. 1706, tr. 286) phục vụ cho thương điếm.
Có lẽ các đồng đội của Hagenaar đã gặp các rōnin, những Nhà nghiên cứu người Nhật Y. Takekoshi cho biết cụ thể
lãng nhân xuất thân từ samurai không còn chốn dung hơn nhận xét của Hagenaar với những chi tiết như sau:
thân sau nhiều biến cố ở Nhật, nên đi tứ phương để tìm “Vào năm 1637 ở Campuchia có khoảng 60 – 70 gia đình
kế sinh nhai. Theo số liệu của nhà nghiên cứu người Nhật người Nhật sinh sống, và những kiều dân này rất có thế
Y. Ishizawa, trong nửa đầu thế kỷ XVII có khoảng 71.200 lực, đủ mạnh để hỗ trợ nhà nước dẹp loạn lạc trong nước.
người Nhật lên thuyền Nhật vượt biển, và nếu tính luôn Vì thế mà Hoàng gia Campuchia đã đặt nhiều niềm tin ở
cả những người đi trên thuyền nước ngoài thì có khoảng người Nhật; người Malacca và Trung Hoa rất kính nể họ.
100.000 người qua nhiều địa điểm khác nhau ở Đông Nam Người Nhật ở đây đi buôn trên những chiếc thuyền thuê
Á (Ribeiro M. 2001, tr. 67). Nhưng chỉ có một số ít ở lại định của người Trung Hoa, và mặc dù ảnh hưởng của những
cư tại hơn 19 địa điểm của các nước trong khu vực, trong đồng bào của họ trên nước Xiêm láng giềng lúc thì rất to
đó có Campuchia. Nhưng về số lượng người định cư tại lớn, lúc thì gần như lụi tàn, người Nhật ở Campuchia
vương quốc này thì thông tin không được rõ ràng: L. Pagés trừ một ít ngoại lệ dường như được mọi người yêu mến
cho biết là vào năm 1617 có “một số lượng lớn người Nhật và kính trọng, từ dân bản xứ cho đến các kiều dân khác”
ngoại đạo” sinh sống ở Campuchia (Pagés L. 1869, tr. 383), (Takekoshi Y. 1930, tr. 498-499).
hoặc như J. Murdoch nói là vào năm 1625 ở Campuchia Để có uy tín như thế, có lẽ là nhờ các rōnin vừa tận tụy,

SỐ 552 THÁNG 6 NĂM 2023 49


lại có kỹ năng quân sự, rất gan dạ, kỷ luật, và bản tính quyết nào đó, là sông Nhật Bản, còn người Bồ Đào Nha và Tây
liệt, gặp thời thế nhiễu nhương lúc bấy giờ ở Campuchia, Ban Nha đến trước họ thì không.
nên họ có cơ hội lập công. Nhờ họ mà kiều dân Nhật được
6. VÌ SAOCÓ TÊN GỌI SÔNG NHẬT BẢN ?
dễ dàng làm ăn, đồng thời được kiêng nể. Nhà nghiên cứu
Ishizawa Yoshiaki cho biết như sau: “Sự hiện diện của các Trong tổng số hơn 19 địa điểm có người Nhật cư trú
chỉ huy xuất thân từ lãng nhân có lẽ đã góp phần to lớn trong vùng Đông Nam Á ngoài các tên như Ban Yipun hay
vào việc hỗ trợ cộng đồng kiều dân Nhật ở nước ngoài Dilao… để chỉ khu phố mà người Nhật đã từng sinh sống,
triển khai nhiều hoạt động khác với người bản xứ, và tạo không có nơi nào có địa danh mang tên Nhật Bản để chỉ
được tiếng tăm, nhất là trong lĩnh vực quân sự” (dẫn lại từ những nơi không có dấu vết của người Nhật sinh sống,
Ribeiro M., 2001, tr. 55). như sông Nhật Bản, cồn Nhật Bản, giồng Nhựt Bổn, xứ
5.2. Quan hệ giữa Hà Lan và người Nhật ở Nhựt Bổn, rạch Nhựt Bổn cả. Sau khi đã điểm qua những
Campuchia sự kiện kể trên, người ta nhận thấy rằng trong thập niên
Như đã nói, trong những năm trước 1636, nước Nhật 1630 đã từng có nhiều đợt di chuyển dồn dập của người
chỉ còn cho phép nước phương Tây duy nhất là Hà Lan Nhật đến Campuchia tìm nơi lánh nạn. Thế mà đợt di
đến Nhật buôn bán, nên người Nhật ở Campuchia đương dân quan trọng nhất của người Nhật là sau khi Yamada
nhiên trở thành đầu mối giúp người Hà Lan thu gom Nagamasa bị sát hại; họ rời nước Xiêm trong khoảng
hàng hóa chở sang Nhật Bản. Đây cũng chính là thời kỳ thời gian từ năm 1630 - 1632 qua Campuchia trên 300
mà người Hà Lan chiếm ưu thế về hàng hải trong vùng chiếc thuyền, mà lộ trình chủ yếu có lẽ là các nhánh sông
biển Viễn Đông, và bắt đầu thâm nhập vào Campuchia Mêkong. Tuy nhiên các ghi nhận về dân số thời ấy cho thấy
để tìm nguồn hàng bản địa, trong khi người Tây Ban Nha là chỉ có một số ít trong dòng người này đã ở lại Campuchia
và Bồ Đào Nha mất dần ảnh hưởng, vì hai nước này ngày lâu dài, còn phần lớn còn lại đã quay về Nhật trước khi có
càng phải thu hẹp địa bàn buôn bán. Trong thời kỳ này, lệnh cấm của Mạc Phủ; một số khác thì đi nơi khác. Việc
người Nhật ở Campuchia cũng rất năng động, đặc biệt là di chuyền của họ tạo thành những làn sóng tàu thuyền tấp
trong các mối quan hệ với triều đình của vương quốc này nập gây ấn tượng mạnh cho những người chứng kiến, đặc
(Sotheavi Nhim 2016, tr. 95). Nhật ký Hagenaar có ghi biệt là đối với những người mới đến như Hà Lan. Và cũng
nhiều chi tiết chứng nhận điều này: “Văn phòng của chúng chỉ 4 năm sau, tên gọi Sông Nhật Bản xuất hiện trong nhật
tôi chỉ là một ngôi nhà nghèo nàn làm bằng tre dễ bắt lửa và ký của Galen.
dễ bị trộm. Viên shabandar [quan tào vụ] của người Nhật Từ những dữ liệu trên, chúng tôi nêu ra cách giải thích
Bản đến chúc mừng chúng tôi về chuyến viếng thăm, trao mà chúng tôi cho là gần với các dữ liệu lịch sử hơn, là chính
tặng phẩm vật và buổi trưa hai viên quan nampra⁽⁵⁾ trong dòng người Nhật từ nước Xiêm đổ xô về Campuchia qua
triều lại đến, dẫn theo một phiên dịch người Bồ Đào Nha” ngã sông Mêkong vào những năm 1630-1632, trong đó một
(Hagenaar H. 1706, tr. 263). số ở lại và số khác lần lượt trở về Nhật, trong bối cảnh giao
Thái độ của Hà Lan đối với người Nhật cũng rất mềm dịch thương mại của Nhật với công ty VOC Hà Lan đang
mỏng, thậm chí kiêng nể, vì không muốn gặp rắc rối trong phát triển, là các yếu tố chủ yếu khiến người Hà Lan với tư
mậu dịch: “Năm 1635, nhiều khó khăn mới có nguy cơ xuất cách là người chứng kiến, đã gọi một nhánh sông Mêkong
hiện nhưng đã được giải quyết kịp thời. Ngày 13 tháng 7 là sông Nhật Bản. Cách giải thích này chắc chắn là chưa thể
trong vùng biển Macassar, người Hà Lan đã bắt giữ một hoàn chỉnh, vì nó được xây dựng trên những tư liệu mà
chiếc thuyền của người Nhật định cư tại Campuchia. chúng tôi có được hiện nay, vì thế có thể nó sẽ không còn
Họ phản đối quyết liệt việc tịch thu chiếc thuyền và hàng đúng nữa khi các nhà nghiên cứu sau này tiếp cận được
hóa gồm cánh kiến trắng (benjoin), đồ sứ và cánh kiến đỏ nhiều dữ liệu mới hơn.
(gomme-laque). Để công việc suôn sẻ, người Hà Lan quyết
KẾT LUẬN
định trả lại chiếc thuyền cho sở hữu chủ” (Buch 2, tr.198).
Tinh thần thân thiện này đã thể hiện rõ ràng trong huấn Tóm lại, tên gọi Sông Nhật Bản mà người Hà Lan đã sử
thị của đại sứ Công ty Đông Ấn Hà Lan gửi cho trưởng chi dụng xuất phát từ việc chứng kiến dòng người Nhật lũ
nhánh Phnom Penh van der Hagen, đề ngày 6 tháng 11 năm lượt đi trên nhánh sông Tiền để đến Campuchia lánh nạn
1638 trước khi rời Campuchia: “Trưởng chi nhánh sẽ phải vào những năm 1630. Trong số những đoàn người đó, đáng
cố gắng sống hòa thuận với người Nhật là những người có kể nhất là đoàn 300 chiếc thuyền rời bỏ đất Xiêm để trốn
thế lực có thể giúp được nhiều việc hệ trọng cho Công ty” tránh sự tàn sát của người kế nhiệm vua Song Tham mất
(Buch 2, tr. 206). năm 1628. Đây cũng là lúc công ty VOC của Hà Lan bắt đầu
Những sự việc trên đây chứng tỏ rằng người Hà Lan mở rộng địa bàn buôn bán trước sự thất thế của người Bồ
đã nhận ra thế và lực của người Nhật Bản trên đất Cam- Đào Nha. Vì thế đất Campuchia là nơi hội ngộ lịch sử của
puchia thời bấy giờ, và với những ưu đãi thời tỏa quốc, cường quốc châu Âu đang lớn mạnh là Hà Lan, với những
đương nhiên là họ đã trở thành đối tác chính của nhau ở thần dân của một vương quốc đang có nhiều biến động,
Campuchia. Có lẽ đó cũng chính là lời giải thích cho câu khiến dân chúng phải vượt trùng dương tìm đất sống.
hỏi tại sao người Hà Lan có sự quan tâm đặc biệt đến Nhưng trong khi tên sông Nhật Bản được người
người Nhật, đến độ họ gọi dòng sông mà người Nhật đã phương Tây truyền lại đời sau, còn các tên cồn Nhật Bản,
xuất hiện một cách ấn tượng trong một bối cảnh đặc biệt giồng Nhựt Bổn, xứ Nhựt Bổn, rạch Nhựt Bổn chắc chắn

50 SỐ 552 THÁNG 6 NĂM 2023


là tên gọi thuần túy do người Việt tạo ra khi chứng kiến 3. Clulow A. 2013. Like Lambs in Japan and Devils outside their Land:
dòng người Nhật ngược xuôi trên sông Tiền. Tuy nhiên để Diplomacy, Violence, and Japanese Merchants. Tạp chí Southeast Asia
Journal of World History, Volume 24, Number 2, June 2013.
xác định bối cảnh liên quan đến các tên gọi này, cần phải 4. Dumoutier G. 1892. L’Indochine et ses anciennes relations avec le
tìm hiểu kỹ hơn nữa thời gian mà người Việt xuất hiện Japon. Trong tạp chí Revue Francaise du Japon. Tokyo.
ở vùng Cửa Đại (sông Tiền), cũng như các chuyến ngược 5. Galland X. 2007. Les samouraïs d’Ayutthaya (suite). Tạp chí Gavroche
xuôi của họ trên sông Cửu Long. Từ khi nhà nghiên cứu số 152, tháng 5/2007, Bangkok.
người Nhật liên lạc với Phan Khôi năm 1930, đến nay chắc Hagenaar H., 1706. Voiage aux Indes Orientales. Trong quyển 5 bộ
Recueil des voiages qui ont servi à l’établissement et aux progress de la
hẳn rằng giới khoa học nước bạn đã biên soạn nhiều tài Compagnie des Indes Orientales formée dans les Provinces Unies des Païs-
liệu về vấn đề này, nhưng tiếc là chúng ta không thể lần ra bas. Amsterdam: Etienne Roger, Libraire.
manh mối về nhà nghiên cứu Nhật ấy để có thêm thông tin 6. Hamilton A. 1727. The new Account of the East Indies. Edinburgh: John
từ phía họ, cũng như không đọc được Niên biểu sự đi lại Mosman.
của thuyền mà GS. Kikuchi Seiichi đã nhắc đến trong một 7. Harris I. 2005. Cambodian Budhism History and Practice. Honolulu:
University of Hawai‘i Press.
bài viết hơn hai mươi năm trước⁽⁶⁾. 8. Hildreth R. 1860. Japan and the Japanese. Boston: Bradley, Dayton &
Co.
9. Ishii Y. (Ed.), 1998. The Junk Trade from Southeast Asia. Translations from
( Còn tiếp kỳ sau) the Tôsen Fusetsu-gaki, 1674-1723. Singapore: Institute of Southeast
Asian Studies.
CHÚ THÍCH 10. Ishizawa Y. 2015. The World’s Oldest Plan of Angkor Vat: the Japanese
so-called Jetavana, an Illustrated Plan of the Seventeenth Century.
1. Tác giả N. Péri (1923b) viết là Ankor Vat, bên cạnh nhiều tài liệu đầu Udaya, Journal of Khmer Studies, N°13, Septembre 2015.
thế kỷ XX viết là Angkor Vat. Tuy nhiên để tiện việc cập nhật thông tin, 11. James J. M. 1879. A Short Narrative of Foreign Travel of Modern
chúng tôi sẽ sử dụng cách viết phổ biến hiện nay là Angkor Wat. Japanese Adventurers. Tạp chí Transaction of the Asiatic Society of Japan,
Vol. VII, Part III.
2. Truyện kể này tựa là Tenjiku Tokubei monogatari 天竺徳兵衛渡海物語 12. Launay A. 1925. Histoire de la Mission en Cochinchine, Documents
(Thiên Trúc Đức Binh Vệ độ hải vật ngữ) được cho là đã viết ra vào năm historiques III (1771-1823). Paris: Maisonneuve Frères, Éditeurs.
1707 lúc ông đã 96 tuổi để dâng lên tổng trấn Nagasaki, nhưng cũng 13. Li Tana & Reid A. 1993 (eds.). Southern Vietnam under the Nguyễn.
có chi tiết cho thấy là ông đã viết trước năm 1695. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies.
Truyện kể này tựa là Tenjiku Tokubei monogatari 天竺徳兵衛渡海物語 14. Loureiro V. 2005. The Jesuits in Cambodia: a look upon Cambodian
(Thiên Trúc Đức Binh Vệ độ hải vật ngữ) được cho là đã viết ra vào năm religiousness (2nd half of the 16th century to the 1st quarter of the 18th
1707 lúc ông đã 96 tuổi để dâng lên tổng trấn Nagasaki, nhưng cũng century). Bulletin of Portuguese - Japanese Studies, vol. 10-11, june-de-
có chi tiết cho thấy là ông đã viết trước năm 1695. cember, 2005.
3. Theo tài liệu của Murdoch xuất bản năm 1903 thì Yamada chết năm 15. Murdoch J. 1903. A History of Japan during the Century of Early Foreign
1633 (tr. 691), trong khi nhiều tài liệu ngày nay cho là 1630. Intercourse (1542-1651). Kobe: Office of the Chronicle.
4. Tựa là“Les quartiers japonais dans l’Asie du Sud-Est au XVIIème siècle”, 16. Pagés L., 1869. Histoire de la Religion chrétienne au Japon, Tome 1.
in trong sách Guerre et Paix en Asie du Sud-Est (Nxb Harmattan, Paris Paris: Charles Douniol Libraire-Editeur.
1998) do Nguyên Thế Anh chủ biên. Rất tiếc là chúng tôi chưa có tài liệu 17. Péri N. 1923b. Appendice. Trong tạp chí Bulletin de l’Ecole française
này. d’Extrême-Orient, Tome 23 (1923).
5. Theo giải thích của George Psalmanazar trong quyển The Modern Part 18. Quốc sử Quán triều Nguyễn, 2002. Đại Nam thực lục, tập 1. Hà Nội:
of an Universal History Vol. 6 (1781, tr. 396) thì nampra là bậc quý tộc thứ Nxb Giáo dục.
ba trong xã hội Campuchia thời ấy. 19. Ribeiro M., 2001. The Japanese Diaspora in the Seventeenth Centu-
6. Bài“Sự hình thành và phát triển khu phố Hội An (Qua tự liệu: văn ry. According to Jesuit Sources. Bulletin of Portuguese - Japanese Studies,
bia, thư tịch và khảo cổ học)”, trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 năm N0 3, december, 2001, Universidade Nova de Lisboa Lisboa, Portugal.
2001. 20. Sotheavi Nhim 2016. Factors that Led to the Change of the Khmer
Capitals from the 15th to 17th century. Tạp chí Renaissance Culturelle du
Cambodge 29, Sophia University.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21. Takekoshi Y. 1930. The Economic Aspects of the History of the
Civilization of Japan, Vol. 1. London: George Allen & Unwin Ltd.
1. Cadière L. 1906. Deuxième partie: luttes avec les Trinh. Tạp chí Bulletin 22. Trân Q. Anh 2018. The Historiography of the Jesuits in Vietnam:
de l’Ecole française d’Extrême-Orient, Tome 6. 1615–1773 and 1957–2007. Trong Jesuit Historiography Online. Truy cập
2. Cardim Fr. 1645. Relation de la province du Iapon. Tournay: Imprimerie ngày 18 tháng 6 năm 2019 tại địa chỉ http://dx.doi.org/10.1163/2468-
d’Adrien Qvinqvé. 7723_jho_COM_210470
Cheng Wei-chung, 2013. War Trade and Piracy in the China Seas 1622- van Vliet J., 1938. Historical Account of Siam in the 17th Century. Tạp chí
1683. Leiden & Boston: Brill. Journal of the Siam Society, Vol. 30 (2).

THÔNG BÁO Tạp chí Xưa và Nay và Công ty Lạc Việt xin thông báo
Độc giả của tạp chí Xưa và Nay muốn đọc trực tuyến tạp chí ( bản ebook có thể xem trên các thiết
bị máy tính , ipad , điện thoại ... ) xin vui lòng làm theo các hướng dẫn sau :
1 . Truy cập vào website http://sachbaohay.com/
2 . Chọn mục Hướng dẫn mua hàng và thực hiện theo các bước tại đây để tải tài liệu về đọc
Trân trọng giới thiệu
(Nếu gặp trở ngại về việc mua sản phẩm, liên lạc với chúng tôi: Công ty Lạc Việt, địa chỉ 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P8 quận
Phú Nhuận. TP.HCM - Việt Nam. ĐT: (84) 28 . 3844.2477 - (84) 28 . 3845.3333 Email: ecommerce@lacviet.com.vn)
X&N

SỐ 552 THÁNG 6 NĂM 2023 51

You might also like