Tên Sông Nhật Bản XUA NAY T-5( SỐ 551-2023)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HỒ S Ơ

KỶ NIỆM 50 NĂM QUAN HỆ VIỆT - NHẬT 1973-2023


TẠI SAO CÓ TÊN SÔNG NHẬT BẢN?(*)
TRẦN THANH ÁI của từ ngữ (arbitraire) mà 100 năm sau F. de Saussure đã

N
lý thuyết hóa khi phân tích mối liên quan giữa cái biểu
hư đã trình bày, tên gọi Sông Nhật Bản được đạt (signifiant) và cái được biểu đạt (signifié). Tuy nhiên,
Galen ghi trong nhật ký vào năm 1636 (Muller Pinkerton đã không kịp nhận ra rằng mọi việc đều có
xuất bản lần đầu năm 1917), và nhất là nhờ bản nguồn gốc của nó, kể cả trong các tên gọi, chỉ có điều là ký
tường trình chuyến đi của Hagenaar năm 1637 ức của nhân loại không đủ sức để ghi nhớ tất cả. Cũng có
(xuất bản lần đầu năm 1706) mà sau đó tên gọi này được thể có cả trường hợp mà ký ức cộng đồng vẫn còn lưu giữ
lan truyền rộng rãi trên thế giới. Tại sao người Hà Lan lại thông tin về một sự vật nào đó, nhưng dưới mắt người đời
gọi như thế? Tại sao họ không gọi bằng một cái tên khác, sau thì các thông tin đó lại có vẻ phi lý. Trong trường hợp
chẳng hạn như “sông Trung Hoa” vì vào thời ấy người Hoa tên gọi Sông Nhật Bản, nếu đó là kết quả của sự ngẫu hứng
đã có mặt đông đúc ở Campuchia? Cách gọi này liên quan cá nhân thì chắc chắn nó sẽ nhanh chóng rơi vào quên
như thế nào đến sự hiện diện của người Nhật ở trong lãng, chứ không thể được lan truyền rộng rãi trong giới
vùng? Chắc hẳn là sự xuất hiện của người Nhật đã tạo ra hàng hải phương Tây trong hơn hai thế kỷ được. Vì trong
một dấu ấn đặc biệt nào đó thì mới khiến người Hà Lan gọi tên gọi này có một từ chỉ một đất nước là Nhật Bản, nên
tên như thế. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách người ta có quyền thắc mắc tại sao người Hà Lan không
giải thích, nhưng dường như không có lý giải nào đứng gọi sông này là “sông Trung Hoa” vì thời ấy người Trung
vững trước những dữ liệu liên quan đến sự hiện diện của Hoa ở Campuchia đã rất đông đúc, và nhất là họ chi phối
người Nhật ở Campuchia được lần lượt công bố trong thế phần lớn hoạt động ngoại thương của Campuchia. Trong
kỷ XX. Chúng tôi gọi đó là những giả thuyết vì những ý số những tác giả quan tâm đến nguồn gốc của tên gọi này,
tưởng ấy chưa được chứng minh hoặc không có chứng dường như không có ai tán thành ý kiến của Pinkerton:
cứ nào thuyết phục được người đọc. Trước khi khảo sát thật vậy, khi nhắc đến con sông ấy họ thường nhắc tới sự
nguồn gốc tên gọi này, chúng tôi sẽ tập hợp các giả thuyết xuất hiện của người Nhật ở trong khu vực, mặc dù chứng
liên quan đến nguồn gốc của tên gọi Sông Nhật Bản, kế đến cứ mà họ đưa ra còn rất mơ hồ, không đủ sức thuyết phục.
chúng tôi tìm hiểu xem người Nhật đã đến Campuchia lúc 1.2. Do nhiều tàu thuyền người Nhật đi lại trên sông
nào, và như thế nào. Vì tên gọi Sông Nhật Bản xuất hiện này
được ghi nhận sớm nhất vào năm 1636 trong nhật ký của Nhiều tài liệu phương Tây thường gắn tên gọi Sông
Galen, nên chúng tôi chỉ khảo sát sự hiện diện của người Nhật Bản với việc tàu thuyền người Nhật thường đi lại.
Nhật trên đất Campuchia trước năm 1636 mà thôi, để tìm Trong một đoạn nói về sông Mêkong, C. Malte-Brun đã viết
xem trong giai đoạn này có những yếu tố nào có thể tác “…dòng sông mà người ta đặt tên là sông Nhật bản, bởi vì
động đến cách gọi tên này. tàu thuyền người Nhật thường đi lại trên sông này” (1813,
tr. 210). Tác giả người Anh J. Hingston Tuckey cũng có cách
1. CÁC GIẢ THUYẾT
VỀ NGUỒN GỐC TÊN GỌI giải thích tương tự như vậy:
SÔNG NHẬT BẢN “[Sông Cambodia hay Mey-kong] chảy ra biển qua ba
cửa chính ở vĩ độ 100. Nhánh sông ở phía Tây được gọi là
Điểm qua các tài liệu tham khảo, chúng tôi đã ghi nhận Bransaab hay Matsiam, và là nhánh sông rộng nhất; cửa
được một số ý kiến sau đây liên quan đến nguồn gốc của sông của nó bị một cồn cát ngầm sâu từ 14 đến 18 feet vào
tên gọi Sông Nhật Bản. Các tác giả này hoặc là dựa vào quan mùa nước lớn nằm chắn ngang. Thành phố Cambodia, mà
sát thực địa, hoặc chỉ dùng phép suy luận rồi nêu ra ý tưởng dân chúng ở đây gọi là Elnook, nằm cách cửa sông 80 dặm
chớ không dùng dữ liệu khách quan để chứng minh, vì thế lớn, và chỉ có một con đường và một ngôi chùa. Nhánh thứ
chúng cần được kiểm chứng lại. hai được gọi là Nhánh Nhật Bản từ việc khi xưa nhiều tàu
1.1. Tên gọi này xuất phát từ sự tùy tiện thuyền người Nhật xuôi ngược qua đây.” (Hingston Tuckey
Nhà nghiên cứu người Anh J. Pinkerton, tác giả nhiều J. 1815, tr. 239)
bộ sách về địa lý thế giới, cho rằng đó là cách gọi tên xuất Tuy nhiên vào thế kỷ XIX dường như không có ai trong
phát từ sự ngẫu hứng phi lý (nguyên văn tiếng Anh là số những người đưa ra cách giải thích này cho biết thông
“absurd caprice”), với hàm ý rằng không hề có mối liên hệ tin chi tiết hơn về các chuyến đi ấy: người Nhật lui tới trên
nào giữa dòng sông này với Nhật Bản cả: “Campuchia nằm sông Cửu Long để làm gì? Điểm đến của họ là ở đâu? Họ
giữa các dãy núi ở phía Đông và Tây, và được bồi đắp bởi có điểm gì nổi bật hơn so với những người nước ngoài
sông Maykaung hay Makon, một dòng sông lớn, gần cửa khác khiến tên của dân tộc họ được chọn? Đến năm 1919,
sông được gọi một cách ngẩu hứng phi lý là Sông Nhật A. Cabaton cho biết thêm vài chi tiết liên quan đến lộ trình
Bản” (Pinkerton J. 1804, tr. 176). của họ:
Có lẽ ở đây Pinkerton đã mơ hồ nhận ra đặc tính võ đoán “nó được mang tên ấy là vì người Nhật đã dùng nhánh

40 SỐ 551 THÁNG 5 NĂM 2023


sông ấy để đi Campuchia, và ngày nay tàu bè của Công 1856, ông đã viết như sau:
ty vận tải đường sông Nam kỳ Messageries Fluviales de “Vào thời cấm đạo ở Nhật Bản, nhiều tín đồ chạy trốn
Cochinchine vẫn còn đi Phnom Penh bằng nhánh sông ấy, khỏi đất nước đau thương này đến định cư trong những
vì đó là nhánh dễ đi nhất.” (Cabaton A. 1919, tr. 608) vương quốc lân cận. Một số đi về Campuchia: tên Sông
Giả thuyết này được nhiều tác giả sử dụng để giải thích Nhật Bản được đặt cho một trong những nhánh sông
tên gọi con sông, vì qua cái nhìn ban đầu nó có vẻ hợp lý. Mêkong đã xác nhận sự kiện này.” (Bouillevaux C.E., 1858,
Tuy nhiên, có nhiều chi tiết lịch sử khiến người ta không tr. 217)
thể dễ dãi chấp nhận cách giải thích sơ sài của giả thuyết Cùng hướng suy nghĩ với C.E. Bouillevaux, A. Cabaton
này. Đúng là sông Tiền vẫn là tuyến đường huyết mạch của cung cấp thêm vài chi tiết: “Nó mang tên ấy là vì có một
tàu thuyền đến Phnom Penh ít nhất là cho đến hết thời kỳ cộng đồng người Nhật theo đạo Thiên Chúa bị xua đuổi
Pháp thuộc, như A. Pouyanne đã giới thiệu trong tài liệu khỏi quê hương vì tôn giáo, và đến định cư trên hữu ngạn
xuất bản năm 1908 (Pouyanne A. 1908, tr. 9). Tuy nhiên, sông Mêkong, gần Phnom Penh” (Cabaton A. 1919, tr. 608).
nếu nói như C. Malte-Brun và các tác giả cùng quan điểm Tuy nhiên, hai tác giả này không đưa ra bằng chứng nào để
với ông hóa ra là các đội thuyền của các nước khác như chứng minh việc người Nhật theo đạo Thiên Chúa lánh
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Trung Hoa, Hà Lan… thời ấy đã nạn ở Phnom Penh là lý do khiến người Hà Lan gọi tên
không dùng nhánh sông này để đi đến kinh đô của vương con sông ở đó là Sông Nhật Bản. Vì thế cách giải thích này
quốc Campuchia hay sao! Thật vậy, khi khảo sát tình hình cũng vẫn chỉ là giả thuyết mà thôi, thậm chí giả thuyết này
vương quốc Campuchia vào những năm cuối thế kỷ XVI có nhiều điều không phù hợp với các sự kiện lịch sử đã
và đầu thế kỷ XVII, chúng ta thấy người Bồ Đào Nha và được kiểm nhận.
Tây Ban Nha đã đặt chân đến đó trước người Hà Lan, và Thật vậy, những người tỵ nạn này không thể gây ấn
nhất là người Nhật cũng không phải là cộng đồng lớn tượng cho người Hà Lan được với số lượng không lớn
nhất ở Campuchia. Nhiều ghi chép của các nhà truyền giáo như nhiều tài liệu đã tiết lộ. Khi tổng hợp tài liệu do các
châu Âu cho biết ngay vào năm 1596, khi người Tây Ban nhà truyền giáo dòng Tên (Jesuits) biên soạn, M. Ribeiro
Nha đến Churdumuco tức Phnom Penh ngày nay, họ đã cho biết rằng ở Campuchia đã từng có hai khu dân cư
phải đương đầu với sự chống cự của 3.000 thương nhân Nhật, một ở Phnom Penh (từ năm 1614) và một ở Pinhalu
người Chương Châu⁽¹⁾ (Phúc Kiến), vì những người này (từ năm 1618), và vào năm 1615 có một nhà thờ với khoảng
không muốn mất nguồn cung cấp hàng hóa bản địa về tay 70 giáo dân, trên tổng số Nhật kiều sinh sống ở Campuchia
người Tây Ban Nha (Quiroga de San Antonio G., 1914, tr. khoảng 1.500 người theo ước tính của Y. Ishizawa (Ribeiro
116). Người Nhật tuy cũng xuất hiện rất sớm ở các kinh đô M. 2001, tr. 73). Mặt khác, theo L. Pagés, năm 1617, một sư
của Campuchia, nhưng số lượng không đông như người huynh người Nhật và một linh mục người Bồ Đào Nha
Trung Hoa: theo Iwao Seiichi là 350 người (Clulow A. 2013, được phái đi truyền đạo ở Campuchia; ở đó họ gặp một
tr. 343), còn theo Yoshiaki Ishizawa là 1.500 người (Ribeiro số lượng lớn người Nhật ngoại đạo sinh sống. Nhưng vì
M. 2001, tr. 73). Hơn thế nữa, người Trung Hoa gần như là bị nhà vua nước này dọa giết nên hai người đã theo một
chi phối toàn bộ các tuyến giao thương: có đến 98% thậm chiếc thuyền Macao mà trốn thoát (Pagés L. 1869, tr. 383).
chí 100% thuyền viên là người Trung Hoa trên các thương Các dữ liệu này cho thấy cách lý giải tên gọi Sông Nhật Bản
thuyền của Campuchia và Xiêm, kể cả các thương thuyền của Bouillevaux dựa vào sự hiện diện của cộng đồng giáo
của triều đình hai nước này, nên người Nhật gọi chung là dân Nhật là rất khiên cưỡng.
tōsen, tức Đường thuyền, thuyền của người Trung Hoa Cũng với cách lý giải tương tự như Bouillevaux, nhà
(Ishii Y. 1998, tr. 3). Điều đó cho phép suy luận rằng mật độ nghiên cứu S. Lewitz đã viết như sau trong bài khảo cứu về
xuất hiện của thương nhân Trung Hoa trên sông Mêkong
rất lớn so với người Nhật.
Tóm lại giả thuyết này vấp phải hai câu hỏi không dễ trả
lời như sau:
+ Tại sao người Trung Hoa không gây ấn tượng cho
người Hà Lan dù cộng đồng kiều dân của họ ở Phnom
Penh đông gấp nhiều lần người Nhật?
+ Tại sao người Hà Lan có ấn tượng mạnh với người
Nhật đến độ họ gán tên họ cho một dòng sông, còn người
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đến trước họ thì không?
Nếu trả lời được hai câu hỏi này, có thể chúng ta sẽ phát
họa ra được một giả thuyết khác khả dĩ hơn trong việc tìm
hiểu nguồn gốc của tên gọi Sông Nhật Bản.
1.3. Do giáo dân Nhật đến Campuchia lánh nạn
Nhà truyền giáo C.-E. Bouillevaux cho rằng vì có nhiều
giáo dân Nhật đến định cư ở đó để trốn tránh chính sách Bìa sách Voyage
cấm đạo Thiên Chúa của chính quyền Mạc phủ ở Nhật nên dans l’Indo-Chine
mới có tên gọi Sông Nhật Bản: trong quyển du ký nói về 1848-1856 của C.-E.
chuyến đi qua các nước Đông Dương từ năm 1848 đến Bouillevaux (1858)

SỐ 551 THÁNG 5 NĂM 2023 41


Hội truyền
giáo tại Pinha-
lu, Campuchia
(Sabatier vẽ
theo ghi chép
của Mouhot).
Nguồn: Tour
du Monde,
2e semestre
1863.

địa danh ở Campuchia: “Các tên Japansche Rivier hay rivière ĐI RA NƯỚC NGOÀI
japonaise chắc chắn là do người châu Âu theo đạo Thiên
Chúa đặt ra, vì xúc động trước số phận của những đồng Năm 1601, niên hiệu Khánh Trường (Keichō) năm thứ
đạo người Nhật, trong khi người Campuchia ít xúc động 6, bang giao giữa Nhật và Campuchia được đánh dấu bằng
hơn luôn gọi dòng nước này là Sông Bassac, Tonlé Bassac” việc hai bên trao đổi thư từ chính thức và tặng vật. Sau
(Lewitz S., 1967, tr. 422). Khi viết câu này, Lewitz cho thấy là năm 1627 không hiểu vì lý do gì mà quan hệ ngoại giao bị
gián đoạn, “nhưng khi các sứ thần tới, họ vẫn thực hiện
các nghi thức tôn kính sanpai 参拝 [tham bái]” (Ravina N.
ông chỉ dựa trên sự tưởng tượng mà thôi, vì ông không hề
biết rằng chẳng phải “người châu Âu theo đạo Thiên Chúa”
đặt ra cái tên ấy, mà ngược lại, chính người Hà Lan theo 2015, tr. 278). Thật vậy, nhiều tài liệu phương Tây đã xác
đạo cải cách một thời bị sự trừng phạt của Giáo hội La Mã, nhận là người Nhật có mặt khá sớm ở Campuchia: năm
chính họ đã khai sinh ra tên gọi Sông Nhật Bản. Ngoài ra, 1604 nhà truyền giáo G. Quiroga de San Antonio xuất bản
Lewitz là một trong số vài tác giả hiếm hoi(²⁾ cho rằng Sông một bản tường trình trong đó đã nói về người Nhật ở đó,
Nhật Bản là sông Bassac, tức sông Hậu! với nhận xét là họ và người Trung Hoa cũng giống như
1.4. Tên gọi xuất phát từ một cộng đồng người Nhật người Do Thái, họ không bao giờ đến những nơi cằn cỗi,
Năm 1860, trong quyển Japan and the Japanese, mà chỉ đến nơi có nguồn lợi phong phú. Sự hiện diện của
R. Hildreth cho rằng dòng sông mang tên ấy là do ngay ở họ được xem như là chỉ dấu để nhận ra những vùng đất có
đó có một cộng đồng người Nhật sinh sống vào thời ấy nhiều tiềm năng (Quiroga de San Antonio G. 1914, tr. 208).
(Hildreth R, 1860, tr. 568). Giả thuyết này gần giống với giả 2.1. Những dòng người Nhật đi ra nước ngoài
thuyết của Bouillevaux đưa ra hai năm trước đó, nhưng Về thành phần người Nhật đi ra nước ngoài, mà chủ yếu
R. Hildreth không đặt trọng tâm vào sự hiện diện của các là Đông Nam Á, trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XVI và
tín đồ Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, đành rằng đây là một đầu thế kỷ XVII, Kim Yong-gon (1943) đã tổng hợp thành
cộng đồng dân cư đông đúc nếu ước tính của Y. Ishizawa ba loại: thứ nhất là các thương nhân từ Nagasaki hay
là đúng, nhưng như đã nói bên trên, so với người Trung Kyodo, hoặc từ Sakai, thứ hai là các tín đồ Thiên Chúa
Hoa thì họ vẫn còn quá ít, nên giả thuyết này chưa đủ sức giáo đi trốn tránh sự đàn áp của Mạc phủ Edo vào đầu thế
thuyết phục để giải thích sự vượt trội của ảnh hưởng của kỷ XVII, và cuối cùng là các rōnin (lãng nhân), đa phần là
người Nhật Bản đối với người Trung Hoa. Hơn nữa, R. những chiến binh samurai người Kyushu không có việc
Hildreth cũng đã không nói gì về việc chính người Hà Lan làm khi trở về từ hai cuộc xâm lăng Hàn Quốc vào các năm
là tác giả của tên gọi ấy, khiến độc giả có thể nhầm tưởng 1592 và 1597 (dẫn lại từ Hung-Guk Cho, 2000, tr. 79).
đó là tên mà các cường quốc phương Tây thống nhất sử 2.1.1. Làn sóng thương nhân Nhật
dụng để gọi nhánh sông Mêkong vào nửa đầu thế kỷ XVII. Theo một phụ lục của bài viết của A.-J.-C. Geerts, sách
Cách giải thích này chẳng những không làm sáng tỏ vấn Ko-kon-sen-kuwa-kagami được biên soạn ở Nhật vào thế
đề, mà trái lại, nó làm cho việc truy tìm nguồn gốc tên gọi kỷ XVII cho biết rằng ngay từ năm 1434 người Nhật đã
càng thêm mờ mịt, vì đã bỏ qua yếu tố vô cùng quan trọng, đến buôn bán thường xuyên ở vùng đất mà sau này được
là người Hà Lan. gọi là Đông Dương (Geerts A.-J.C. 1882, tr. 45) nhưng tác
Trước khi thử đưa ra cách giải thích khác về nguồn gốc giả không cho biết chính xác nước nào, do đó không có
tên gọi Sông Nhật Bản, chúng tôi tập hợp các dữ liệu liên gì chắc chắn là Campuchia đã có quan hệ thương mại với
quan đến sự có mặt của người Nhật trên đất Campuchia Nhật từ năm ấy. Nhưng vào cuối thế kỷ XVI thì có nhiều
trước năm 1636, là năm xuất hiện sớm nhất của tên gọi bằng chứng về mối giao thương giữa hai dân tộc: M. Oka
dựa vào tài liệu của T. Kage cho biết: “Ōtomo Yoshishige
大友義鎮 lãnh chúa tỉnh Bungo, chẳng những cử tàu
Sông Nhật Bản được tìm thấy trong nhật ký của Galen.
2. NGƯỜI NHẬT thuyền đi Trung Hoa mà còn thiết lập buôn bán mật thiết

42 SỐ 551 THÁNG 5 NĂM 2023


và quan hệ ngoại giao với Campuchia” (Oka M. 2018, tr. Nhật đã có mặt ở các nước Đông Nam Á. Đó là những
165). Cũng theo tác giả này, trong thời gian trị vì của vua wakō, hay theo cách gọi của người Trung Hoa là wokou (
Satha (1570s–1595s), Campuchia trở nên thịnh vượng nhờ 倭寇 nụy khấu, oa khấu) dùng để chỉ những cướp biển,
buôn bán với các nước trong vùng qua các thương cảng những thương nhân buôn bán lén lút với các nước trong
trên sông Tonle Sap. Trước năm 1579, Ōtomo Yoshishige đã khu vực, và những rōnin (浪人 lãng nhân⁽³⁾), là các samurai
cử một đoàn sứ giả đến Campuchia mang đến nhiều lễ vật không còn nơi dung thân sau thất bại trong cuộc xâm lược
trong đó có cả mỹ nữ (Oka M. 2018, tr. 165-166). Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và các cuộc chiến tương tàn giữa các
các tài liệu về giai đoạn này không cho biết rõ hơn về các lãnh chúa Nhật; họ đi khắp nơi để đầu quân cho các vua
hoạt động của người Nhật ở Campuchia, khiến chúng ta chúa trong khu vực (Péri N., 1923, tr. 6). Vào những thập
khó hình dung ra mức độ sinh hoạt nhộn nhịp của họ đến niên đầu của thế kỷ XVII, các chiến binh Nhật tìm được
đâu, ngoài việc nó cho phép ta suy luận là người Nhật đã việc làm ở Xiêm do các đời vua kế tiếp nhau chiêu mộ lập
ngược dòng sông Mêkong để lên kinh đô của Campuchia các đội quân đánh thuê người Nhật, ở Philippines để giúp
thời ấy. người Tây Ban Nha đàn áp cuộc nổi dậy của người Trung
Năm 1604, G. Quiroga de San Antonio khi ghi lại sự kiện Hoa, cũng như hỗ trợ các lực lượng địa phương chống lại
quân Tây Ban Nha hai lần đổ bộ lên đất Campuchia vào các cuộc xâm lược tiềm tàng của nước Xiêm láng giềng
những năm 1596 và 1598, đã cho biết có vài mươi người (Clulow A. 2019, tr. 77). Họ được giới cầm quyền của các
Nhật làm lính đánh thuê trong đội quân Tây Ban Nha, và nước Đông Nam Á ưa thích và dành cho nhiều kính phục
nhiều người Nhật khác đang có mặt tại Chordemuco, tức vì kỹ năng quân sự và tinh thần quả cảm, đặc biệt là khi các
Phnom Penh ngày nay (Quiroga de San Antonio G. 1914, tr. vua chúa phải luôn đối phó với thù trong giặc ngoài. Nói
142). Sự hiện diện của họ được khắc họa qua tính cách kiêu như trưởng đại diện của công ty Đông Ấn Hà Lan VOC tại
hãnh, không dễ khuất phục khiến các dân tộc khác phải e Nhật Bản, họ là những con cừu trên quê hương họ, nhưng
dè, nể nang, thậm chí khiếp sợ. lại là quỷ dữ một khi đi ra nước ngoài (Clulow A., 2013, tr.
Trong thời kỳ châu ấn thuyền, thuyền buôn đi lại giữa 347). Vì thế, họ cũng để lại ấn tượng xấu cho cư dân dọc
Nhật và Campuchia ngày càng nhộn nhịp; N. Péri cho biết theo tuyến đường hàng hải thuộc lãnh thổ Campuchia thời
như sau: đó, bao gồm cả hai bờ sông Mê kong. Trong thư gửi Mạc
“Lãnh chúa quan trọng nhất là Shimazu Mutsu no phủ năm 1610, vua Campuchia viết: “Dân của quý quốc thật
kami Iyehisa 嶋津陸奥守家久, là lãnh chúa của vùng là tàn bạo và hung hăn. Họ đến đây buôn bán nhưng chẳng
Kagoshima. Ông có quan hệ với Campuchia từ rất sớm. mấy chốc hành xử trái ngược với mục đích này, và trút cơn
Ngay từ năm 1604 ông đã được cấp 3 châu ấn trạng (shuin- điên cuồng lên dọc theo bờ. Kết quả là đã làm gián đoạn
jo, tức giấy phép xuất nhập khẩu của Mạc phủ) mà 2 để đi việc thông thương hàng hải và hủy hoại sự thịnh vượng
Campuchia và 1 đi Xiêm” (Péri N. 1923, tr. 51). của các cảng của Campuchia” (Clulow A. 2013, tr. 347). Tuy
Iwao Seiichi, tác giả công trình Shuinsen bōekishi no ken- nhiên chính quyền Mạc phủ tỏ ra không dung tha những
kyū (Nghiên cứu lịch sử mậu dịch thời châu ấn thuyền) hành động hung hăng như vậy: sách Gaiban Tsūsho (Ngoại
được xem là nghiên cứu kinh điển về mảng đề tài này; ông phiên thông thư) chép lại bức thư năm 1610 của Mạc phủ
cho biết là từ năm 1604 đến 1635 số lượng tàu thuyền Nhật Tokugawa Ieyasu phúc đáp vua Campuchia như sau:
đến Campuchia là 44 chiếc, đứng hàng thứ tư trong số “Đầu tiên, thương nhân đến từ nước tôi đi nhiều nơi
9 trung tâm mua bán trong vùng, sau Đàng Trong, Xiêm trên quý quốc cũng như ở Đàng Ngoài và Chiêm Thành. Ở
và Lữ Tống (Philippines) (Clulow A. 2019, tr. 228). Họ đi đó họ trở nên hung hăng và tàn bạo. Tôi đã nhận được tin
về phương Nam trên những chiếc thuyền có trọng tải từ báo rằng họ đã gây ra nhiều tổn thất khủng khiếp và không
70 đến 600 tấn, khởi hành khi gió mùa Đông Bắc bắt đầu có ngày nào yên bình ở những nơi đó… Hơn nữa, chúng
thổi, và trở về Nhật khi có gió mùa Tây Nam. Trong quan tôi cũng nghe rằng họ đang lẩn trốn [ở trong vùng này]…
hệ mậu dịch đó, một số thương nhân đã ở lại các nước sở và khi có điều kiện thuận lợi họ phạm tội ác và gây ra nhiều
tại, và ở nhiều nơi họ sống quay quần với nhau, dần dần đau khổ cho dân chúng trong vùng. Các vụ tấn công của họ
hình thành những cộng đồng kiều dân, mà họ thường gọi thì cực kỳ nghiêm trọng. Xin quý quốc cứ trừng phạt họ
là nihon machi (khu phố Nhật). Như đã nói bên trên, ở ngay lập tức theo luật pháp của quý quốc. Không cần phải
Campuchia có 2 khu phố như thế, một ở Pinhalu và một ở nương tay chút nào trong chuyện này.” (Clulow A, 2013, tr.
Phnom Penh (Ribeiro M. 2001, tr. 73). Những cộng đồng di 343)
dân này tồn tại nhờ vào việc giao thương với nước Nhật, Ngoài ra, lằn ranh giữa thương nhân và lính đánh thuê
và khi chính sách tỏa quốc (sakoku) được ban hành thì chỉ cũng không phải luôn luôn rạch ròi trong cộng đồng người
năm bảy chục năm sau đó các cộng đồng ấy dần dần biến Nhật ở hải ngoại: thương nhân có thể thành lính đánh
mất (Ribeiro M 2001, tr. 56). Riêng đối với tàu thuyền Hà thuê, và sau đó khi không còn ai thuê mướn thì họ sẽ lại
Lan và Trung Hoa, vì được Mạc phủ cho phép cập cảng là thương nhân. A. Clulow cho biết, “ở Campuchia, việc
nước Nhật, nhưng với nhiều hạn chế khắt khe, nên họ vẫn chiêu mộ những người lính này bắt nguồn từ các cuộc
tiếp tục đến Campuchia để mua các mặt hàng quen thuộc khủng hoảng, nhưng một khi tình hình đã lắng dịu thì họ
như da nai, ngà voi, gỗ vang (sappan). sẽ trở về với công việc kinh doanh” (Clulow A. 2019, tr. 79).
2.1.2. Nụy khấu và Lãng nhân 2.1.3. Làn sóng giáo dân Nhật đi lánh nạn
Những ghi chép của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Di dân vì lý do tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong
xác nhận rằng từ cuối thế kỷ XVI nhiều tàu thuyền người làn sóng di cư của người Nhật ra nước ngoài. Chính sách

SỐ 551 THÁNG 5 NĂM 2023 43


cấm đạo ở Nhật Bản bắt đầu từ cuối thế kỷ XVI và bùng các nhà truyền giáo xưng tội. Thật vậy, theo ghi nhận của
phát mạnh từ năm 1614 dẫn đến nhiều vụ giết hại giáo dân, A. de Rhodes, sau năm 1614 nhiều giáo dân Nhật lấy cớ giao
làm cho làn sóng di dân ra nước ngoài trở nên ồ ạt. Như dịch thương mại đã đến đó gặp các linh mục người Nhật
đã trình bày bên trên, Campuchia là một trong những làm các nghi thức tôn giáo:
nước có quan hệ thương mại thường xuyên với Nhật “…sau lệnh cấm đạo năm 1614 nhiều tín đồ Thiên Chúa
Bản. Vì thế khi xảy ra nhiều vụ giết hại giáo dân ở Nhật thì giáo Nhật đi thành từng đoàn rất đông trên ba bốn chiếc
Campuchia cũng là một trong những điểm đến mà người thuyền đầy người đến đây vào mùa chay và ba bốn dịp khác
Nhật hướng tới trên đường đi lánh nạn. Thật vậy, trong trong năm viện cớ buôn bán, để xưng tội với các linh mục
bản tường trình năm 1645, nhà truyền giáo Fr. Cardim cho dòng Tên biết tiếng Nhật, và nhận lễ ban thánh thể. Họ đã
biết vào những năm 1610, người Nhật đã đến ẩn náo trong làm như thế trong suốt gần 10 năm với sự mãn nguyện tột
vương quốc Campuchia để trốn tránh sự đàn áp của Mạc độ và sự an ủi về tâm linh.” (Rhodes A. de, 1651, tr. 57-58)
phủ, và vì thế năm 1617 linh mục Pierre Marquez được Ma Khoảng thời gian 1617-1618, lại có thêm một số nhà truyền
Cao cử đến đó để chăm sóc phần hồn cho họ (Cardim Fr. giáo nước ngoài bị trục xuất và bị hành hình, nhưng dường
1645, tr. 181). như giáo dân Nhật vẫn chưa cảm thấy tính mạng bị đe dọa,
Tuy máu của các nhà truyền giáo và giáo dân đã đổ từ nên chưa thấy có hiện tượng bỏ nước ra đi dồn dập. Tuy
mấy thập niên đầu thế kỷ XVII nhưng cũng chưa gây ra nỗi nhiên, tình hình ngày càng tồi tệ, do chính quyền Mạc phủ
kinh hoàng trên nước Nhật, và cũng không có tài liệu nào ban hành nhiều quy định khắc khe hơn nhằm mục đích
cho biết có làn sóng người Nhật ồ ạt bỏ xứ ra đi trong giai loại trừ đạo Thiên Chúa ra khỏi nước Nhật. Ban đầu họ
đoạn này hay không. Thậm chí trong đợt đàn áp mạnh từ chỉ dùng các biện pháp đơn giản để ép buộc giáo dân bỏ
năm 1614 đến 1622 có hàng trăm người bị hành hình (Boxer đạo, nhưng dần về sau họ áp dụng nhiều biện pháp ngày
1967, tr. 334), nhưng ngay cả trong suốt thời gian đó nhiều càng khắt khe, trong đó có việc nghiêm cấm dân chúng đi
giáo dân vẫn đi đi về về giữa Nhật Bản và Đại Việt để gặp ra nước ngoài. Theo tường thuật của Reyr Gysbertz, một
đại diện thương mại của Hà Lan tại Nagasaki lúc bấy giờ,
các cuộc bức hại người dân Nhật theo đạo Thiên Chúa
bắt đầu khốc liệt từ cuối năm 1622: đến đầu năm 1623, 130
người gồm đàn ông, đàn bà và trẻ con tại Nagasaki bị xử
chém và thiêu xác về tội che giấu các nhà truyền giáo nước
ngoài, hoặc không tố giác những gia đình che giấu các nhà
truyền giáo. Ít lâu sau đó thêm 100 người khác bị hành
quyết. Tháng 1 năm 1624 ở kinh đô Iedo 128 người cũng bị
thiêu sống vì đã chứa chấp một nhà truyền giáo, ở Firando
36 người bị dìm xuống biển vì không chịu bỏ đạo. Tháng
7 năm 1628, quan chức ở Arima dùng cực hình tàn khốc
nhất để tra tấn 348 giáo dân để họ bỏ đạo, tháng 9 cùng
Thương năm tại Nagasaki có 25 người bị hành hình. Reyr Gysbertz
mại Nhật kết thúc bản tường trình bằng một ghi nhận: “Năm 1626
Bản thế kỷ khi chúng tôi tới Nagasaki, thành phố có 40.000 giáo dân,
XVII

THÔNG BÁO Tạp chí Xưa và Nay và Công ty Lạc Việt xin thông báo
Độc giả của tạp chí Xưa và Nay muốn đọc trực tuyến tạp chí ( bản ebook có thể xem trên các thiết
bị máy tính , ipad , điện thoại ... ) xin vui lòng làm theo các hướng dẫn sau :
1 . Truy cập vào website http://sachbaohay.com/
2 . Chọn mục Hướng dẫn mua hàng và thực hiện theo các bước tại đây để tải tài liệu về đọc
Trân trọng giới thiệu
(Nếu gặp trở ngại về việc mua sản phẩm, liên lạc với chúng tôi: Công ty Lạc Việt, địa chỉ 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P8 quận
Phú Nhuận. TP.HCM - Việt Nam. ĐT: (84) 28 . 3844.2477 - (84) 28 . 3845.3333 Email: ecommerce@lacviet.com.vn)
X&N

TIN BUỒN
Được tin PGS. TS Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1946, tại Hà Nội. Nguyên phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG-HCM, cộng tác viên thân thiết của tạp chí Xưa và Nay vừa từ trần ngày 20/05/2023 (nhằm ngày 2/4 năm Quý Mão)- hưởng
thọ 78 tuổi.
Ban Biên tập tạp chí Xưa và Nay xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và quý quyến.
Được tin cụ ông Thái Nhân Hòa, bí danh Hai Ngọc, sinh năm 1930, tại Quảng Nam. Nguyên Giám đốc Bảo tàng cách mạng
Tp-HCM, nguyên Trưởng cơ quan đại diện tạp chí Xưa và Nay tại Tp-HCM, nguyên Phó tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử
Việt Nam - huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, vừa từ trần ngày 7/5/2023 (nhằm ngày 18/3 năm Quý Mão) – hưởng thọ 94 tuổi.
Ban Biên tập tạp chí Xưa và Nay xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và quý quyến.

44 SỐ 551 THÁNG 5 NĂM 2023


còn bây giờ, vào năm 1629 không còn một người nào.” siècle. Tạp chí Tijdschrift van het Koninklijk Nederlandsch Aardrijkskundig
(Reyr Gysbertz 1664, tr. 47). Sự giảm sút này chỉ có thể là do Genootschap số 36. Leiden: Brill.
5. Cardim Fr. 1645. Relation de la province du Iapon. Tournay: Imprimerie
giáo dân bỏ đạo, và do họ bỏ nước ra đi để tìm nơi an bình. d’Adrien Qvinqvé.
Và chắc hẳn là sự ra đi của người Nhật đã khiến Mạc phủ 6. Clulow A. 2013. Like Lambs in Japan and Devils outside their Land:
ban hành chỉ dụ năm 1636(4) nghiêm cấm người Nhật đi Diplomacy, Violence, and Japanese Merchants. Tạp chí Southeast Asia
ra nước ngoài với hình phạt nghiêm khắc nhất. Journal of World History, Volume 24, Number 2, June 2013.
L. Pagés cho biết, theo điều tra của các nhà truyền giáo 7. Clulow A. 2019. Amboina, 1623. Fear and Conspiracy on the Edge of
Empire. New York: Columbia University Press.
ở Macao thực hiện vào năm 1640, một số lượng lớn tín 8. Geerts A.-J.-C. 1882. Voyage du yacht hollandais Grol du Japon au
đồ Thiên Chúa giáo người Nhật đã đi tị nạn ở Xiêm, Hội Tonquin. Tạp chí Excursions et Reconnaissances, số 13, năm 1882.
An, Campuchia và Đàng Ngoài (Pagés L. 1869, tr. 865). 9. Hagenaar H., 1706. Voiage aux Indes Orientales. Trong quyển 5 bộ
Thế mà ở Xiêm thì sau cái chết của Yamada Nagamasa Recueil des voiages qui ont servi à l’établissement et aux progress de la
năm 1630 người Nhật không còn được ưu ái nữa, và thậm Compagnie des Indes Orientales formée dans les Provinces Unies des Païs-
bas. Amsterdam: Etienne Roger, Libraire.
chí đến đầu năm 1633 thì bị xua đuổi, đàn áp sau cuộc nổi 10. Hildreth R. 1860. Japan and the Japanese. Boston: Bradley, Dayton
dậy ở thuộc quốc Ligor. Vì thế Campuchia và các quần & Co.
đảo trong vùng Đông Nam Á trở thành điểm đến ít nguy 11. Hingston Tuckey J., 1815. Maritime geography and statistics or A
hiểm nhất đối với người Nhật. Nhà du hành người Anh Description of the Ocean and its Coasts, Maritime Commerce, Navigation,
P. Mundy cho biết ngày 16 tháng 6 năm 1637, khi đi thuyền từ Vol.3. London: Black Parry & Co.
12. Hung-Guk Cho, 2000. The Trade between China, Japan, Korea and
Malacca đến Macao, lúc ngang qua vùng biển Đông, ông Southeast Asia in the 14th Century through the 17th Century Period.
gặp một thuyền mành người Nhật đi từ Campuchia. Họ Tạp chí International Area Review, Volume 3, Number 2, Winter 2000.
nói là sáu năm trước họ bị buộc phải rời bỏ đất nước đến 13. Ishii, Y. (Ed.), 1998. The Junk Trade from Southeast Asia. Translations
đây sinh sống vì hoàng đế nước Nhật điên cuồng chống lại from the Tôsen Fusetsu-gaki, 1674-1723. Singapore: Institute of South-
tín đồ Thiên Chúa giáo, nên buộc họ phải trốn chạy, nếu east Asian Studies.
14. Ishizawa Y. 2015. The World’s Oldest Plan of Angkor Vat: the Japa-
không muốn bỏ đạo hay là chết (Mundy P., 1919, tr.154). nese so-called Jetavana, an Illustrated Plan of the Seventeenth Century.
Udaya, Journal of Khmer Studies, N°13, Septembre 2015.
Còn tiếp kỳ sau 15. Kaempfer E., 1999. Kaempfer’s Japan: Tokugawa culture observed
(Beatrice M. Bodart-Bailey chủ biên, dịch và chú giải). Hawaii: University
of Hawai‘i Press
CHÚ THÍCH 16. Lewitz S., 1967. La toponymie khmère. Trong tạp chí Bulletin de
l’École française d’Extrême-Orient, số 53-2 năm 1967.
(*) Để tiện theo dõi, xin mời độc giả đọc bài“Lần theo dấu chân người 17. Malte-Brun C., 1813. Précis de la géographie universelle, Tome 4, Paris:
Nhật trong lưu vực sông Cửu Long”của cùng tác giả, đã đăng trên tạp Chez Fr. Buisson Libraire-Editeur.
chí Xưa & Nay số tháng 10 và 11 năm 2022. 18. Mundy P., 1919. The Travels of Peter Mundy, in Europe and Asia, 1608-
(1) Nguyên văn tiếng Tây Ban Nha là Chincheos (Quiroga de San Anto- 1667, Vol. III Part I. London: The Hakluyt Society.
nio G., 1604, Ch 2, §6) tức Changchow hay Zhangzhou. 19. Murduch J, 1903. A History of Japan. Kobe: Office of the Chronicle.
(2) Trong bài trước, chúng tôi đã chỉ ra rằng năm 1914, A. Cabaton gọi 20. Oka M., 2018. The Nanban and Shuinsen Trade in Sixteenth and
sông Bassac là sông Nhật Bản, nhưng trong bài viết năm 1919, chính Seventeenth-Century Japan. Trong M. Perez Garcia & L. de Sousa
ông lại nói rõ rằng sông Nhật Bản là sông Tiền đổ ra biển Đông qua (Eds) 2018. Global History and New Polycentric Approaches. Singapore:
nhánh sông Cửa Tiểu. Vì thế chúng tôi cho rằng trong bài viết sau ông Palgrave Macmillan.
đã điều chỉnh lại nhận thức của ông cho phù hợp với tài liệu. Có lẽ 21. Pagés L., 1869. Histoire de la Religion chrétienne au Japon, Tome 1.
Lewitz chỉ tham khảo bài viết năm 1914 của Cabaton mà không đọc Paris: Charles Douniol Libraire-Editeur.
được bài viết năm 1919.
(3) Một số tài liệu cũng viết là 牢人 (lao nhân), như Luke S. Roberts
22. Péri N. 1923. Essai sur les relations du Japon et de l’Indochine aux
XVIe et XVIIe siècles. Tạp chí Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient.
(2012), G. Groemer (2016), Floris van Swet (2019), A. Lushchenko (2020) Tome 23.
hay tự điển online https://www.japandict.com/牢人. Tuy không hoàn 23. Pinkerton J. 1804. Modern Geography, Tome 2. Philadelphia: John
toàn đồng nghĩa, nhưng cả hai đã được dùng để chỉ những người Conrad & Co.
Nhật không còn chủ soái, phải đi khắp nơi kiếm sống. 24. Pouyanne A., 1908. Étude sur les voies d’eau de la Cochinchine. Saigon:
(4) Theo cách ghi của người Nhật là năm Kanei 13 (寛永), nhưng E. Imprimerie Commerciale Marcellin Rey.
Kaempfer quy ra là 1637, còn Beatrice M. Bodart-Bailey đã đính chính 25. Quiroga de San Antonio G. 1914. Brève et Véridique Relation des
lại là 1636 (Kaempfer E. 1999, tr. 479). Nhiều tài liệu ghi là 1637, có lẽ là événements du Cambodge (bản tiếng Pháp của A. Cabaton). Paris:
do tham khảo E. Kaempfer. Ernest Leroux Editeur.
26. Ravina M., 2015. Tokugawa, Romanov, and Khmer: The Politics of
Trade and Diplomacy in Eighteenth Century East Asia. Tạp chí Journal of
World History, June 2015, Vol. 26, No. 2.
27. Reyr Gysbertz, 1664. Récit de la persécution des Chrétiens du Japon.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong M. Thevenot, Relations de divers voyages curieux, Seconde Partie.
Paris: Chez Sebastien Cramoisy & Sebastien Mabre Cramoisy.
1. Bouillevaux C.-E., 1858. Voyage dans l’Indochine 1848-1856. Paris: 28. Rhodes A. de, 1651. Histoire dv Royavme de Tvnqvin & des Grands Pro-
Librairie de Victor Palmé. grez qve la Predication de l’Evangile y a faits en la conuer ion des Infidelles.
2. Boxer C.R. 1967. The Christian Century in Japan 1549-1650 (xuất bản Lyon: Chez Iean Baptiste Devenet.
lần 2 có sửa chữa). Berkeley and Los Angeles: University of California 29. Ribeiro M., 2001. The Japanese Diaspora in the Seventeenth Centu-
Press. ry. According to Jesuit Sources. Bulletin of Portuguese - Japanese Studies,
3. Cabaton A. 1914. Les Hollandais au Cambodge au XVIe siècle. Trong núm. 3, december, 2001, Universidade Nova de Lisboa Lisboa, Portugal.
tạp chí Revue de l’histoire des colonies francaises, số 2(1914) 30. van Swet Floris, 2019. Finding a Place: Rōnin Identity in the Tokugawa
4. Cabaton A. 1919. Les Hollandais au Cambodge et au Laos au XVIIe Period. Luận án tiến sĩ sử học, bảo vệ tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ).

SỐ 551 THÁNG 5 NĂM 2023 45

You might also like