Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 118

HÓA PHÂN TÍCH 2

KHÓA 2022
(HK2 năm học 2023 – 2024)

ThS. Lê Thị Huỳnh Mai


Email: lthmai@hcmus.edu.vn
Bộ môn Hóa Phân tích – B27 – Cơ sở Nguyễn Văn Cừ 1
PHỔ NGUYÊN TỬ
(Atomic Spectroscopy)
Phân tích quang phổ có nhiều ứng dụng trong thực tế - được phân loại
dựa trên đối tượng được phân tích

NGUYÊN TỬ PHÂN TỬ TINH THỂ HẠT NHÂN

Phổ nguyên tử Phổ phân tử Phân tích tia X Cộng hưởng từ


•AAS •UV-VIS hạt nhân (NMR)
•MP-AES •UV-VIS-NIR
•ICP-OES •FTIR
•ICP-MS •Fluorescence

3
PHỔ NGUYÊN TỬ
Các hướng phân tích
Phổ điện từ Khối phổ
Hấp thu nguyên tử
• Ngọn lửa
• Lò Graphite
• Tạo hơi hydride
• Hóa hơi lạnh
Phát xạ nguyên tử
• MP-AES
• ICP-MS
• ICP-OES
• Huỳnh quang tia X (XRF)
Nhiễu xạ
• Nhiễu xạ tia X (XRD)
4
1. PHÂN TÍCH PHỔ NGUYÊN TỬ

q Phát xạ nguyên tử

(atomic emission)

q Hấp thu nguyên tử

(atomic absorption)

q Huỳnh quang nguyên tử

(atomic fluorescence)
2. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA PHỔ NGUYÊN TỬ
q Bước sóng của bức xạ phát ra đặc trưng cho từng
nguyên tố
q Một nguyên tố có nhiều bước chuyển dời điện tử giữa
các mức năng lượng trong nguyên tử/ion
à có nhiều bước sóng

q Điều kiện tiên quyết


Năng lượng nhiệt đủ lớn à Bẻ gãy các liên kết hóa học
à Nguyên tử/Ion nguyên tử tự do
6
2. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA PHỔ NGUYÊN TỬ

Phổ phát xạ của một số nguyên tố


7
3. QUÁ TRÌNH PHÁT XẠ NGUYÊN TỬ

qKích hoạt các nguyên tử/ion nguyên tử trong môi trường có năng lượng, nhiệt độ cao
• Các nguồn năng lượng: hồ quang điện, ngọn lửa, plasma

qTrạng thái kích hoạt không bền → tự trở về trạng thái cơ bản + năng lượng bức xạ điện từ
qPhổ phát xạ (AES, ICP-OES): đo cường độ bức xạ phát ra tại các bước sóng đặc trưng
• Đặc trưng à phân tích định tính
• Ổn định àphân tích định lượng
8
4. QUÁ TRÌNH HẤP THU NGUYÊN TỬ

qNguyên tử ở trạng thái cơ bản được chiếu 1 chùm bức xạ đặc trưng, nguyên tử hấp thu
năng lượng chuyển sang trạng thái kích hoạt

qAAS: đo sự suy giảm cường độ bức xạ à độ hấp thu (A)

qA~mật độ hơi đơn nguyên tử ~ nồng độ (trong một chừng mực nhất định) à định lượng

qDùng một nguồn bức xạ đặc biệt cung cấp bức xạ ở một bước sóng đặc trưng à
định lượng chọn lọc một nguyên tố (khi có mặt các nguyên tố khác)
9
Energy level diagram for the outer
electrons of an element describes
atomic spectroscopy process

10
11
Giản đồ các mức năng lượng của Na và các
vạch phổ phát xạ tương ứng với các bước
chuyển điện tử khi nguyên tử Na kích hoạt ở
các mức năng lượng khác nhau chuyển về
các mức năng lượng thấp hơn

12
5. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA PHỔ NGUYÊN TỬ

13
5. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA PHỔ NGUYÊN TỬ

14
5. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA PHỔ NGUYÊN TỬ

15
CÁC HỆ
QUANG PHỔ
NGUYÊN TỬ

16
CẤU TẠO HỆ THỐNG PHỔ NGUYÊN TỬ
qNguồn bức xạ (light source)
• Đèn cathode rỗng (HCL-hollow cathode lamp)
• Đèn phóng điện phi cực (EDL-electroless discharge lamp)
• Đèn Xenon
qThiết bị phân tách quang phổ
• Bộ đơn sắc (monochromator)
• Bộ đa sắc (polychromator)
qThiết bị ghi bức xạ (detector)
• Nhân quang điện (PMT – photomultiplier)
• CCD (charge – coupled device)
• SCD (segmented charge-coupled device)
17
1. NGUỒN BỨC XẠ (LIGHT SOURCES)
q Nguồn bức xạ cung cấp bức xạ có năng lượng phù hợp với chuyển dời quang học
cho nguyên tố cần đo
• Nguồn bức xạ vạch: cung cấp bức xạ vạch, đặc trưng
• Nguồn bức xạ liên tục: cung cấp bức xạ liên tục

q Các nguồn bức xạ vạch thông dụng nhất


• Đèn cathode rỗng (Hollow Cathode Lamp - HCL)
• Đèn phóng điện phi cực (Electrodeless Discharge Lamp - EDL).
• Mỗi nguyên tố có một đèn phát bức xạ chuyên biệt cho nguyên tố đó

q Nguồn bức xạ liên tục


• Đèn D2: cung cấp bức xạ liên tục dùng để hiệu chỉnh nền
• Đèn Xenon: cung cấp bức xạ liên tục thay cho các đèn HCL/EDL truyền thống
18
a. Đèn cathod rỗng (Hollow Cathode Lamp HCL)
Chức năng
ü HCL là nguồn phát bức xạ vạch rất mạnh, đuợc dùng cho hầu hết các nguyên tố
xác định bằng AAS
ü Đèn đơn nguyên tố/đèn đa nguyên tố

Getter spot Anode

Pyrex Electrical
envelope Cathode contacts

19
a. Đèn cathod rỗng (Hollow Cathode Lamp HCL)
Cấu tạo
ü Cathode của đèn thường là 1 ống hình trụ, rỗng, làm bằng chính kim loại có độ tinh
khiết cao của một nguyên tố hay một hợp kim của một số nguyên tố cần xác định.
ü Anode bằng tungsten
ü Anode và cathode được đặt trong ống thủy tinh hình trụ, hàn kín và chứa Ne hay Ar áp
suất thấp
ü Cửa sổ đèn truyền suốt với các bức xạ có ích phát ra từ đèn (thủy tinh 300 – 860 nm;
thạch anh 190 – 86o nm)

20
a. Đèn cathod rỗng (Hollow Cathode Lamp HCL)
Vận hành
ü Điện 1 chiều, thế 300V
ü Dòng đèn 2÷40 mA
ü Áp thế
• Ion hóa Ar à Ar+ chạy về cathode, e- chạy về anode
• Ar+ đập vào cathode đánh bật một số nguyên tử kim loại à hơi nguyên tử
• Một số nguyên tử kim loại đập vào Ar+ và e- à kích hoạt
• Nguyên tử kích hoạt phát xạ. Hơi nguyên tử đọng vào thành ống, cathode

21
a. Đèn cathod rỗng (Hollow Cathode Lamp HCL)
Đặc tính
ü Có tuổi thọ nhất định (~ 5000 mAh)
ü Dòng nuôi đèn càng cao
• Phát xạ càng mạnhà ít nhiễu nền hơn nhưng tuổi thọ ngắn hơn
• Vạch phổ bành rộng hơn à độ nhạy kém hơn, khoảng tuyến tính hẹp hơn

Hiện tượng tự hấp thu và bành rộng vạch phổ phát xạ khi tăng cường độ dòng đèn cathode rỗng
22
a. Đèn cathod rỗng (Hollow Cathode Lamp HCL)
Đặc tính
Getter spot Anode
ü Theo thời gian sử dụng, đèn yếu dần:
• Khí trơ trong đèn mất dần (do hấp phụ vào thân đèn)
• Cathode bị ăn mòn

Pyrex Electrical
envelope Cathode contacts

ü Đèn đơn nguyên tố cho độ nhạy, độ bền, độ ổn định tốt hơn đèn đa nguyên tố
ü Đèn có cathode làm từ các nguyên tố dễ bay hơi mau hỏng (tuổi thọ kém) hơn so
với các nguyên tố khó bay hơi

23
a. Đèn cathod rỗng (Hollow Cathode Lamp HCL)
Quy cách sử dụng
ü Dòng đèn: chỉnh dòng nuôi đèn dựa trên năng lượng đến detector (Energy/Perkin
Elmer, thế EHT/Varian)
• Đèn mới: dòng nuôi đèn 60-70% dòng khuyến cáo (recommended current)
• Đèn cũ: đối chiếu energy hay EHT, có thể dùng dòng nuôi đèn tối đa (maximum current
như khuyến cáo)
• Cần kết quả phân tích có độ ổn định cao: sử dụng dòng đèn cao (có thể đến tối đa)
• Không cần kết quả phân tích có độ ổn định cao: chỉ cần dùng dòng đèn thấp (kéo dài tuổi
thọ của đèn)

24
Phổ phát xạ từ đèn cathode rỗng Ni
Vạch cộng hưởng Ni: λ = 232.0 nm 25
a. Đèn cathod rỗng (Hollow Cathode Lamp HCL)
Các thông số trên đèn cần quan tâm
• Tên nguyên tố
• Bước sóng
• Bề rộng khe
• Dòng đèn khuyến nghị
• Dòng đèn cực đại
• Khí trơ nạp trong đèn

26
27
28
b. Đèn phóng điện phi cực (EDL)
Chức năng
ü Các nguyên tố dễ bay hơi: đèn HCL cho cường độ thấp, tuổi
thọ ngắn

ü ‘‘EDL’’: cho cường độ cao hơn, tín hiệu phát xạ ổn định hơn

ü Hiện nay EDL thường có trên máy Perkin Elmer - PE

• Lựa chọn ưu tiên cho các nguyên tố dễ bay hơi: As, Se, Cd, Sn,
P, Hg, ...

29
b. Đèn phóng điện phi cực (EDL)
Cấu tạo/vận hành
ü Lượng nhỏ kim loại hay muối của các nguyên tố cần phân tích đặt trong 1 bầu thạch
anh hàn kín.
ü Bầu thạch anh đặt trong một bộ phát cao tần.
ü Bộ phát cao tần truyền năng lượng cao tần làm bay hơi, kích hoạt các nguyên tử
trong bầu thạch anh à phổ phát xạ.
ü Cơ chế kích hoạt và phát xạ tương tự như phát xạ trong ICP

30
b. Đèn phóng điện phi cực (EDL)
Đặc tính
ü Hiệu quả của EDL (so với HCL)
§ Cường độ bức xạ rất cao
• Giới hạn phát hiện thấp hơn
• Khoảng tuyến tính tốt hơn
• Độ chính xác tốt hơn
§ Tuổi thọ cao hơn đèn HCL
§ Thời gian warm-up của EDL lâu, > 30 phút
ü EDL hiện có cho các nguyên tố Sb, As, Bi, Cd, Cs, Ge, Pb, Hg, P, K, Rb, Se, Te, Tl, Sn, Zn

31
c. Nguồn phát liên tục
Chức năng
ü Nguồn phát phổ liên tục, cung cấp mọi bức xạ nguyên tử cho mọi nguyên tố cần đo.
ü Cung cấp các bức xạ ngoài phạm vi hoạt động của HCL/EDL: các nguyên tố phi kim
(S, P) hay phổ các ion phân tử.
ü Chỉ với 1 đèn Xe, thay thế cho các đèn HCL và đèn EDL

32
c. Nguồn phát liên tục – Đèn Xe cao áp
Cấu tạo

ü Bầu thạch anh chứa Xe (17 bar lúc nguội)

ü Hai điện cực: hợp kim Thorium-Tungsten


(thorated tungsten)

33
c. Nguồn phát liên tục – Đèn Xe cao áp
Vận hành
ü Điện 1 chiều (DC)

ü Thế 24 V, dòng 15 A, công suất 300 W

ü Làm nguội bằng nước

ü Cơ chế phát xạ: hotspot

34
c. Nguồn phát liên tục – Đèn Xe cao áp
Đặc tính
ü Áp suất đèn lúc nóng: 68 bar
ü Nhiệt độ plasma: 10 000 K
ü Phổ phát xạ: liên tục, cường độ cao

35
2. BỘ PHẬN NGUYÊN TỬ HOÁ
Chức năng chuyển hóa dạng tồn tại của nguyên tố trong mẫu về trạng thái nguyên tử

Light beam
Atomization Free atoms + energy
Vaporization
-
Liquid melt
Compound +
decomposition
Solid
Desolvation
Aerosol - energy
Mixing

+E -E
Nebulization
M0 M+ M0
Droplet Ground Excited Ground
Solution precipitation state state state

Nguyên tử hóa ngọn lửa


Nguyên tử hóa bằng lò graphite
Tạo hơi hydride 36
Hóa hơi lạnh
3. HỆ THỐNG PHÂN TÁCH QUANG PHỔ
ü Cung cấp cho detector chùm bức xạ đơn sắc (có độ phân giải đủ cao) từ nguồn bức xạ
đặc trưng (đèn HCL/EDL) hoặc nguồn bức xạ không đặc trưng (đèn Xe)
ü Cường độ chùm bức xạ phải đủ lớn (hiệu suất detector) tại bước sóng cần đo
ü Độ phân giải phù hợp với độ phức tạp của chùm bức xạ qua hệ phân tách quang phổ
• AAS dùng nguồn phát phổ vạch, đặc trưng (HCL/EDL): phổ phát xạ đơn giản à không cần độ
phân giải cao

• AAS dùng nguồn phát phổ liên tục (đèn Xe) à cần độ phân giải rất cao

• ICP: phổ phát xạ rất phức tạp à cần độ phân giải cao

37
3. HỆ THỐNG PHÂN TÁCH QUANG PHỔ

ü Khe
ü Gương phản xạ
ü Cách tử

38
3. HỆ THỐNG PHÂN TÁCH QUANG PHỔ
a. Khe
ü Khe vào: giới hạn kích thước chùm bức xạ vào hệ quang học
ü Khe ra: giới hạn khoảng bước sóng đến detector à spectral bandpass
§ Hệ polychromator: không có khe ra

ü Bề rộng: khe vào = khe ra

b. Gương phản xạ
ü Gương phẳng: phản xạ
ü Gương cầu
§ Phản xạ
§ Hội tụ/chuẩn trực
39
3. HỆ THỐNG PHÂN TÁCH QUANG PHỔ
q Cách tử Echellete
ü Mặt cách tử: 600 – 6000 rãnh/mm, phổ biến nhất: 1200 – 2400 rãnh/mm

ü Mặt thoải/mặt dốc: nhiễu xạ ở mặt thoải à hiệu suất tối đa

ü Bậc nhiễu xạ làm việc: bậc 1

ü Góc nghiêng (blaze angle) nhỏ: 10o – 35o

40
3. HỆ THỐNG PHÂN TÁCH QUANG PHỔ
q Cách tử Echellete
ü 𝑛𝜆 = 𝑑(sin 𝑖 ± sin 𝑟)
§ n: bậc nhiễu xạ
§ d: khoảng cách giữa 2 rãnh kế nhau (mm)
§ i: góc tia bức xạ tới (so với pháp tuyến cách tử)
§ r: góc tia nhiễu xa
§ λ: bước sóng bị nhiễu xạ (nm)
ü Hiệu suất nhiễu xạ tối ưu ở bậc nhiễu xạ 1: tùy theo góc nghiêng γ (blazed angle),
thường γ = r à λ tương ứng có hiệu suất tốt nhất.
ü Dấu +: tia tới và tia nhiễu xạ nằm cùng bên của pháp tuyến cách tử
ü Dấu -: tia tới và tia nhiễu xạ nằm 2 bên của pháp tuyến cách tử
41
3. HỆ THỐNG PHÂN TÁCH QUANG PHỔ
q Cách tử Echellete
$
ü Năng suất phân giải: R !á# = = 𝑛𝑁
%$
• dλ: khoảng cách 2 vạch phổ liên tiếp nhau
• λ: trung bình bước sóng của 2 vạch phổ khảo sát
• n: bậc nhiễu xạ
• N: tổng số rãnh trên cách tử
ü Công thức tính Rmáy = nN là công thức tính trên lý thuyết (thiết kế/chế tạo cách tử
là lý tưởng)

42
3. HỆ THỐNG PHÂN TÁCH QUANG PHỔ
q Cách tử Echelle
ü Mặt cách tử: 30 – 300 rãnh/mm
ü Mặt thoải/mặt dốc: nhiễu xạ ở mặt dốc
ü Cần dùng lăng kính để tách các bậc nhiễu xạ
- θ: blaze angle- góc nghiêng
ü Bậc nhiễu xạ làm việc: bậc 20 ÷ 120
ü Góc nghiêng (blaze angle) lớn: 60 – 80o

43
4. DETECTOR
Chức năng
ü Chuyển quang năng (photon) sang điện năng (e-)
ü Khuếch đại tín hiệu điện
Nhân quang điện (PMT – photomultiplier)
ü Detector đơn kênh, chỉ đo tuần tự (sequential)
ü Photoemissive cathode: hiệu ứng quang điện, photon à e-
ü Dynode: 1 e- đập vào dynode phát xạ 2 - 4 e- à khuếch đại e-
ü Anode: e- à dòng điện
ü 1 photon à 106 e-
ü Thế nuôi detector: 900 – 1100 V

44
4. DETECTOR

45
4. DETECTOR

46
Độ nhạy của các loại vật liệu chế tạo photocathode khác nhau
4. DETECTOR
Detector bán dẫn (CCD – charge-coupled device)
ü Detector đa kênh
ü Cho phép đo đồng thời (simultaneous)
ü Khoảng làm việc: 160 – 785 nm

47
4. DETECTOR
Nhiễu và tỷ số tín hiệu/nhiễu
ü S/N là thước đo hiệu năng của hệ thống

ü Tỷ lệ với giới hạn phát hiện (LOD – limit of detection)

ü S/N = 3

ü S/N càng lớn càng tốt

48
1 chùm tia 2 chùm tia
Thiết kế đơn giản Thiết kế phức tạp à đắt
Bức xạ đến detector được bảo toàn Bức xạ đến detector mất 50 %
à tăng ‘noise’
Tín hiệu bất ổn theo thời gian Bù trừ tức thời bất ổn theo thời gian
à Kém tin cậy à Tín hiệu ổn định

49
QUÁ TRÌNH
NGUYÊN TỬ HÓA

50
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
1. Các phương pháp nguyên tử hóa thông dụng

Phương pháp nguyên tử hóa Nhiệt độ (oC) Loại quang phổ Tên/ký hiệu

Plasma ghép cảm ứng cao tần 6000 – 8000 Phát xạ ICP-AES hay ICP-OES
Hấp thu AAS
Ngọn lửa 1700 – 3150 Phát xạ AES
Huỳnh quang AFS

Nhiệt điện 1200 – 3000 Hấp thu Electrothermal AAS

Arc-source emission
Hồ quang điện 3000 – 8000 Phát xạ
spectroscopy
51
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
2. Quá trình hình thành nguyên tử/ion nguyên tử
q Quá trình chuyển mẫu
ü Sự chuyển mẫu liên tục – Phun sương (mẫu lỏng, hơi)
§ Hạt sương mịn (d < 10 μm)
§ Phun đều đặn
§ Hiệu suất ổn định
§ Ít phụ thuộc vào tính chất vật lý của dung dịch mẫu (độ nhớt,
tỷ trọng, sức căng bề mặt)
ü Sự chuyển mẫu gián đoạn – Không phun sương
§ Mẫu dạng lỏng, bùn sệt, hoặc rắn

52
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
2. Quá trình hình thành nguyên tử/ion nguyên tử
q Quá trình nguyên tử hóa trong hệ chuyển mẫu liên tục
ü Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
§ Cấu trúc hệ thống phun sương à kích cỡ hạt sương, hiệu suất phun sương
§ Thành phần dung dịch mẫu à hiệu suất phun, kích cỡ hạt aerosol rắn
§ Nhiệt độ plasma:
• Thấp: sự bay hơi, hình thành phân tử
• Cao: hình thành ion
§ Phản ứng hóa học trong plasma

53
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
3. Phổ hấp thu nguyên tử
ü Phổ hấp thu nguyên tử dựa trên 4 kỹ thuật nguyên tử hóa khác nhau: ngọn lửa,
lò graphite (nhiệt điện), hệ tạo hơi hydride và hệ hóa hơi lạnh.
ü Các thiết bị trên máy phổ nguyên tử là giống nhau
a. Sơ đồ hệ thống

54
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
3. Phổ hấp thu nguyên tử
b. Sự kích hoạt/vạch phổ hấp thu/vạch cộng hưởng
Vạch cộng hưởng: vạch nhạy nhất trong AAS, xuất hiện khi
nguyên tử chuyển từ mức cơ bản lên mức kích thích gần nhất

55
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
3. Phổ hấp thu nguyên tử
b. Sự kích hoạt/vạch phổ hấp thu

56
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
3. Phổ hấp thu nguyên tử
𝐈𝐨
c. Nguyên lý Độ hấp thu: 𝐀 = 𝐥𝐠 𝐈
= 𝐊𝐂
ü Phân tích đơn nguyên tố § C: mật độ hơi nguyên tử trong atomizer
ü Định luật hấp thu Lambert Beer § K: hằng số phụ thuộc vào đặc tính của
nguyên tố/thiết bị đo

57
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
3. Phổ hấp thu nguyên tử
c. Nguyên lý
ü Định luật hấp thu Lambert Beer
𝐈𝐨
§ Độ hấp thu: 𝐀 = 𝐥𝐠 𝐈 = 𝐊𝐂

§ Phương pháp đường chuẩn


• Tuyến tính: y = a + bx trong khoảng
(1÷1000)LOD
• Có thể dùng đường phi tuyến y = a+bx+cx2
• Tính toán đường chuẩn bằng Excel hay
Statgraphic
58
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
3. Phổ hấp thu nguyên tử
c. Nguyên lý
ü Định luật hấp thu Lambert Beer
𝐈𝐨
§ Độ hấp thu: 𝐀 = 𝐥𝐠 𝐈
= 𝐊𝐂

§ Phương pháp thêm chuẩn


• Mẫu chịu nhiễu nền à kết quả sai
• Chỉ dùng đoạn tuyến tinh
• Lượng thêm: 0; 0.5Cx; Cx và 2Cx
• Tính toán ngoại suy bằng Excel

59
CÁC KỸ THUẬT NGUYÊN TỬ HÓA

60
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG NGỌN LỬA

Khí nhiên liệu Khí oxy hóa Nhiệt độ (oC) Vận tốc cháy (cm.s-1) Ứng dụng

Acetylene (C2H2) Không khí 2100 – 2400 158 – 266 Nguyên tố dễ nguyên tử hóa

Acetylene (C2H2) Nitrous oxide (N2O) 2600 – 2800 285 Nguyên tố chịu nhiệt61
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG NGỌN LỬA
qPhạm vi ứng dụng

62
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG NGỌN LỬA
qBộ phận nguyên tử hóa
§ Bộ phun sương
§ Khí hỗ trợ phun sương
§ Hỗn hợp khí cháy
§ Bộ lọc sương
§ Đầu đốt

63
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG NGỌN LỬA

64
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG NGỌN LỬA
ü Nebulizer – Bộ phận phun sương
§ Hợp kim Pt hay tantanlum: bền
§ Lưu lượng phun sương điều chỉnh được
§ Oring chịu acid hoặc dung môi hữu cơ
§ Dùng hiệu ứng “venturi” đưa mẫu vào hệ thống
§ Dòng dung dịch bị vỡ thành các hạt sol lỏng

65
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG NGỌN LỬA
Venturi Effect

Sự phân bố kích thước hạt sol


sau phun sương

66
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG NGỌN LỬA
ü Đầu đốt
§ Làm bằng thép không rỉ hay titanium
§ Được gắn cố định vào buồng phun
mẫu và được giữ bằng cáp thép
§ Hình dạng thích hợp cho từng loại
ngọn lửa và mẫu:
• Đầu đốt nhiệt độ thấp (C2H2/kk)
• Đầu đốt nhiệt độ cao (C2H2/N2O)

67
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG NGỌN LỬA

ü Ngọn lửa C2H2/không khí: các nguyên tố dễ nguyên tử hóa

ü Ngọn lửa C2H2/N2O các nguyên tố chịu nhiệt

Khí nhiên liệu Khí oxy hóa Nhiệt độ (oC) Vận tốc cháy (cm.s-1) Ứng dụng

Acetylene (C2H2) Không khí 2100 – 2400 158 – 266 Nguyên tố dễ nguyên tử hóa

Acetylene (C2H2) Nitrous oxide (N2O) 2600 – 2800 285 Nguyên tố chịu nhiệt 68
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG NGỌN LỬA

Các quá trình biến đổi của chất phân tích trong bộ phận nguyên tử hóa mẫu bằng kỹ thuật ngọn 69
lửa
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG NGỌN LỬA
qCác yếu tố ảnh hưởng quá trình nguyên tử hóa
ü Nhiệt độ ngọn lửa
ü Sự oxi hóa/khử của môi trường nguyên tử hóa
Thành phần ngọn lửa hydrocarbon
§ Các phân tử khí: O2, N2, CO2, CO, H2O, C2H2, H2
§ Các mảnh phân tử, nguyên tử, gốc tự do: CH3CH, CHO, CH, CH2, CH3,
C2H, C2, C3, C5, H, O, OH, HO2, NH, CN, NO
§ Các ion: CHO+, C2O2H+, C3H3+, NO+, CO+, OH+, H2O+, H3O+, H5O2+, H7O3+

ü Bản chất của chất phân tích và thành phần nền mẫu

70
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG NGỌN LỬA
qCác đặc trưng của kỹ thuật nguyên tử hóa ngọn lửa
§ Phân tích được khoảng gần 70 nguyên tố

§ Giới hạn phát hiện: ppb ÷ ppm (tùy nguyên tố)


à kém nhạy

§ Dạng mẫu: lỏng, TDS thấp (< 2 %)


§ Nạp mẫu liên tục (4 – 6 mL/phút)
§ Tốn nhiều mẫu (5 – 10 mL/nguyên tố)

§ Năng suất phân tích tương đối kém

§ Dễ vận hành, không cần kỹ năng cao


71
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG LÒ GRAPHITE
q Cấu tạo lò graphite

72
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG LÒ GRAPHITE
qHoạt động lò graphite
§ Nguồn cấp công suất lớn 220V; 3,5 − 7,5 KVA
§ Nguồn đốt lò graphite: DC; 50 − 600 A; 12V

73
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG LÒ GRAPHITE
qHoạt động lò graphite

74
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG LÒ GRAPHITE
q Đo tín hiệu hấp thu trên lò graphite
§ Dạng tín hiệu: peak (transient signal)
§ Chiều cao peak (A)
§ Diện tích peak (A.s)

75
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG LÒ GRAPHITE
q Các đặc trưng của kỹ thuật nguyên tử hóa lò graphite
§ Phân tích được khoảng gần 50 nguyên tố
§ Giới hạn phát hiện: ppt ÷ ppb (tùy nguyên tố)
à rất nhạy

§ Nạp mẫu gián đoạn (5 ÷ 20 μL/lần)

§ Tốn rất ít mẫu (20 ÷ 100 μL/nguyên tố)


§ Dạng mẫu: lỏng, rắn, TDS cao (~20%)
§ Nhiễu nền rất lớn à hiệu chỉnh nền
§ Năng suất tương đối kém
§ Khó tối ưu/vận hành, cần kỹ năng cao 76
NGUYÊN TỬ HÓA BẰNG LÒ GRAPHITE
qỨng dụng của lò graphite
§ Là chọn lựa hiển nhiên cho phân tích vết/siêu vết
kim loại
§ Đối với hầu hết các kim loại: µg/L à lý tưởng
cho các ứng dụng phân tích mẫu môi trường

§ Có thể phân tích các mẫu có nền rất phức tạp


như nền sinh học hay địa chất
§ Chỉ cần lượng mẫu rất nhỏ (μL) à phân tích
mẫu bệnh phẩm (clinical samples)

77
TẠO HYDRIDE VÀ NGUYÊN TỬ HÓA HYDRIDE
q Tính chất của các hydride
Các hydride dễ bay hơi sử dụng cho AAS
Hydride Tnóng chảy Độ tan trong nước
Nguyên tố Tsôi (oC)
Công thức Tên (oC) (μg/mL)
As AsH3 Arsine -116.3 -62.4 696
Bi BiH3 Bismuthine -67 16.8 -
Ge GeH4 Germane -164.8 -88.1 Không tan
Pb PbH4 Plumbane -135 -13 -
Sb SbH3 Stibine -88 -18.4 4100
Se SeH2 Selenium hydride -65.7 -41.3 37 700-68 000
Sn SnH4 Stannane -146 -52.5 -
Te TeH2 Tellurium hydride -51 -4 Tan nhiều
78
TẠO HYDRIDE VÀ NGUYÊN TỬ HÓA HYDRIDE
q Quá trình hình thành hydride
§ Phản ứng tạo hydride
NaBH4 + 3H2O + H+ → H3BO3 + 8H* (1)
Am+ + (m+n)H* → AHn + mH+ (2)

§ pH < 1: NaBH4 phân hủy hoàn toàn theo (1). H* mới sinh tạo hydride theo (2)
• NaBH4 phân hủy chậm trong môi trường kiềm. Độ kiềm càng cao và bảo quản càng
lạnh thì sự phân hủy càng chậm
• Các chất không tan hay sự thô ráp của thành bình chứa xúc tiến sự phân hủy

§ Tốc độ bay hơi của các hydride khỏi pha lỏng tùy thuộc vào nồng độ chất phân
79
tích, tốc độ khuấy trộn và sục khí
TẠO HYDRIDE VÀ NGUYÊN TỬ HÓA HYDRIDE
q Cơ chế nguyên tử hóa hydride ở nhiệt độ thấp
§ Cơ chế gốc tự do
§ Độ nhạy tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ gốc tự do
• H2 D 2H*

• H* + O2 D OH* + O*

• O* + H2 D OH* + H*

• OH* + H2 D H2O + H*

• SeH2 + H* D SeH + H2
• SeH + H* D Se + H2

80
TẠO HYDRIDE VÀ NGUYÊN TỬ HÓA HYDRIDE
q Các đặc trưng của kỹ thuật tạo/nguyên tử hóa hydride
• Nguyễn tử hóa trong ống thạch anh, nhiệt độ thấp (700 – 900 0C)
• Phân tích được 8 nguyên tố: As, Sb, Bi, Se, Te, Ge, Sn và Pb
• Giới hạn phát hiện: ppt ÷ ppb (tùy nguyên tố) à rất nhạy
• Dạng mẫu trước khi tạo hydride: lỏng, TDS có thể rất cao (20%)
• Dạng mẫu trước khi nguyên tử hóa: hydride dạng hơi
• Rất ít nhiễu nền à phân tích được mẫu phức tạp
• Nạp mẫu gián đoạn hoặc liên tục
• Tốn nhiều mẫu (5-10 mL/nguyên tố)
• Dễ vận hành, không cần kỹ năng cao
81
KỸ THUẬT HÓA HƠI LẠNH
Phân tích thủy ngân

82
KỸ THUẬT HÓA HƠI LẠNH
qQuá trình nguyên tử hóa
ü Chất khử Sn(II): SnCl2 hoặc SnSO4
§ Sn2+ + Hg2+ à Sn4+ + Hgo
§ Phản ứng này chỉ diễn ra tốt/nhanh với các dạng
thủy ngân nên tồn tại dạng phức kém bền

ü Chất khử NaBH4


§ NaBH4 + H+ + H2O + Hg(II) à H3BO3 + Na+ + Hgo
§ Hầu hết các dạng Hg hòa tan đều có thể phản ứng
nhanh với NaBH4

ü Hgo sinh ra được khí mang (N2, Ar hay không khí)


lôi cuốn đến cell đo 83
KỸ THUẬT HÓA HƠI LẠNH
qCác đặc trưng của kỹ thuật hóa hơi lạnh
§ Nguyên tử hóa ở nhiệt độ thường
§ Phân tích được chỉ 1 nguyên tố: Hg
§ Nguyên tử hóa hóa học: khử Hg(II) à Hgo bằng hóa chất
§ Giới hạn phát hiện: ppt ÷ ppb à rất nhạy
§ Dạng mẫu trước khi tạo Hgo: lỏng, TDS có thể rất cao (20%)
§ Rất ít nhiễu nền à phân tích được mẫu phức tạp
§ Nạp mẫu gián đoạn hoặc liên tục.
§ Có thể làm giàu mẫu: tăng độ nhạy, giảm nhiễu nền
§ Dễ vận hành, không cần kỹ năng cao 84
TẠO HYDRIDE VÀ NGUYÊN TỬ HÓA HYDRIDE
HÓA HƠI LẠNH
Đưa mẫu gián đoạn Đưa mẫu liên tục

1,6

1,2

Abs
0,8

0,4

Thời gian (s)


0 85
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
3. Phổ hấp thu nguyên tử
f. Tương quan giữa các kỹ thuật nguyên tử hóa
q Giới hạn phát hiện của một số nguyên tố trong AAS (ng/mL)
Ntố F AAS GF AAS HG AAS Ntố F AAS GF AAS HG AAS
Ag 20 0.07 Hg 5000 7.5 0.468
Al 1200 0.5 Mn 30 0.1
As 1500 0.85 0.02 Mo 100 0.45
Au 250 0.55 Ni 40 0.65
Bi 200 0.75 0.02 Pb 80 0.5
Ca 100 0.04 Sb 350 1.9 0.02
Cd 20 0.0175 Se 400 1.25 0.02
Co 100 0.3 Sn 2000 0.5
Cr 40 0.15 Te 300 0.75 0.02
Cu 30 0.2 Tl 200 0.35
Fe 40 0.25 Zn 10 0.005 86
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử

87
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
üPhổ phát xạ nguyên tử dựa trên các kỹ thuật nguyên tử hóa/kích hoạt phát xạ khác
nhau: ngọn lửa, hồ quang điện và ICP
üPhần khác biệt căn bản trên máy phổ phát xạ là hệ thống phân tách quang phổ
(monochromator/polychromator)
a. Sơ đồ hệ thống

88
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
q Các kỹ thuật
üPhát xạ ngọn lửa: năng lượng thấp, ổn định → phổ phát xạ đơn giản, cường độ thấp

üPhát xạ hồ quang và tia điện: năng lượng cao, kém ổn định → phổ phát xạ phức tạp

üPhát xạ dựa trên plasma: năng lượng cao, ổn định → phổ phát xạ phức tạp, cường độ cao

89
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
b. Sự kích hoạt/vạch phổ phát xạ

ü Năng lượng nguyên tử hóa: nhiệt


ü Năng lượng kích hoạt: nhiệt
ü Quá trình kích hoạt: không chọn lọc
ü Kích hoạt:
§ Va chạm không đàn hồi giữa các hạt năng lượng cao trong
plasma (e-, ion) với nguyên tử/ion năng lượng thấp.
§ Nguyên tử/ion nhận năng lượng à chuyển trạng thái kích hoạt
(e- chuyển lên mức năng lượng cao hơn)
ü Giảm hoạt: điện tử ở mức năng lượng cao trở về mức thấp
hơn, giải phóng năng lượng dạng bức xạ 90
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
b. Sự kích hoạt/vạch phổ phát xạ

91
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
c. Nguyên lý

üPhân tích đơn/đa nguyên tố


üCường độ phát xạ 𝐈 = 𝐊𝐂
§ C: mật độ nguyên tử/ion ở trạng thái
kích hoạt trong plasma;
§ K: hằng số phụ thuộc vào đặc tính của
nguyên tố/thiết bị đo và nhiệt độ

92
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
d. Phổ phát xạ nguyên tử ngọn lửa
ü Đặc tính
§ Nguyên tử hóa và kích hoạt bằng ngọn lửa nhiệt độ thấp
à phù hợp cho các kim loại kiềm (Li, Na, K)/kiềm thổ (Ca)
§ Độ nhạy tương đối thấp (ppm)
§ Phổ phát xạ đơn giản
à độ phân giải của hệ thống tách phổ không cần cao

93
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
d. Phổ phát xạ nguyên tử ngọn lửa
ü Thiết bị:
§ Máy quang kế ngọn lửa chuyên dùng chỉ dành đo phát xạ K, Na, Li và Ca
• Dùng ngọn lửa propane/kk, nhiệt độ 1800 oC, chỉ kích hoạt và phát xạ vài vạch các
nguyên tố K, Na, Li và Ca.
• Phổ phát xạ rất đơn giản à chỉ cần dùng kính lọc
§ Tích hợp mode đo AES trên máy quang phổ hấp thu nguyên tử thông thường
§ Phân tích đơn nguyên tố

94
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
d. Phổ phát xạ nguyên tử ngọn lửa
ü Thiết bị:
§ Tích hợp mode đo AES trên máy quang phổ hấp thu nguyên tử thông thường
o Dùng ngọn lửa C2H2/kk, nhiệt độ 2300 oC, kích hoạt và phát xạ các vạch cộng hưởng
các nguyên tố K, Na, Li và Ca.
o Phổ phát xạ khá đơn giản à hệ cách tử máy AAS đủ sức phân giải các phổ vạch này

95
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
d. Phổ phát xạ nguyên tử ngọn lửa
ü Minh họa thiết bị AAS khi hoạt động ở mode F-AAS và F-AES:
§ (a) Không chiếu bức xạ qua ngọn lửa, các vạch phổ phát xạ của Na từ ngọn lửa sáng
trên nền đen.
§ (b) Chiếu chùm bức xạ ánh sáng trắng (đa sắc) qua ngọn lửa, nguyên tử Na trong
ngọn lửa hấp thu các bức xạ đặc trưng, thể hiện các vạch tối trên nền sáng (phổ liên
tục).

96
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
d. Phổ phát xạ ghép cặp cảm ứng cao tần ICP-OES
ü Đặc tính/chức năng
§ Nguyên tử hóa và kích hoạt bằng plasma Ar ghép cặp cảm ứng cao tần à dung
cho hầu hết các nguyên tố trong bảng phân loại tuần hoàn.
§ Độ nhạy cao, giới hạn phát hiện thấp (ppb÷ppm)
§ Phổ phát xạ rất phức tạp à độ phân giải của hệ thống tách phổ cần rất cao
§ Phân tích đa nguyên tố

97
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
d. Phổ phát xạ ghép cặp cảm ứng cao tần ICP-OES

ü Nguồn phóng điện ICP : cấu tạo


§ Torch thạch anh gồm 3 ống đồng tâm
§ Cuộn cảm bằng ống đồng rỗng: 3-4 vòng
§ Nguồn phát cao tần RF: 27.12 hoặc 40.68 MHz
§ Nguồn phát electron khơi mào

98
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
d. Phổ phát xạ ghép cặp cảm ứng cao tần ICP-OES

ü Nguồn phóng điện ICP : hoạt động


§ (A): Ar chạy xoắn ốc trong ống ngoài của torch
§ (B): nguồn RF hoạt động, cấp 1 điện từ trường mạnh
§ (C): Bộ mồi phát electron
§ (D): electron gia tốc trong điện từ trường, va chạm
và ion hóa Ar: Ar + è à Ar+ + 2è
§ Phản ứng dây chuyền sinh ra plasma

99
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
d. Phổ phát xạ ghép cặp cảm ứng cao tần ICP-OES

ü Nguồn phóng điện ICP : đặc tính


§ Plasma trắng, sáng, hình giot nước
§ Vùng cảm ứng-IR (induction region) nóng nhất, Ar phát xạ.
§ Vùng gia nhiệt sơ bộ-PHZ (preheating zone): mẫu desolvate, hóa hơi,
nguyên tử hóa.
§ Vùng bức xạ-IRZ: kích hoạt, ion hóa mẫu, phat xạ Ar còn mạnh.
§ Vùng phân tích-NAZ (normal analytical zone): kich hoạt, ion hóa; đo tại
vùng này

100
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
d. Phổ phát xạ ghép cặp cảm ứng cao tần ICP-OES
ü Sự nguyên tử hóa/ion hóa/kích hoạt trong plasma
§ Thế ion hóa thứ I (IP1) của Ar: 15.7 eV à plasma nhiệt độ cao
6000÷10000 K.
§ Nguyên tử hóa hầu hết các nguyên tố
§ Ion hóa
o hầu hết các nguyên tố có IP1 <8eV
o một phần các nguyên tố có IP1 >8eV
o Không ion hóa đáng kể các nguyên tố có IP>15eV (như
F, Ne, He)
§ Kích hoạt/phát xạ hầu hết các nguyên tố/ion

101
NGUYÊN TỬ HÓA TRONG PHỔ NGUYÊN TỬ
4. Phổ phát xạ nguyên tử
d. Phổ phát xạ ghép cặp cảm ứng cao tần ICP-OES
üHệ quang phổ cho ICP-OES
§ Cách tử Echelle (polychromator)
o Dùng bức xạ nhiễu xạ bậc cao
o Độ phân giải rất cao (λ/Δλ = 110 000)

§ Detector bán dẫn dạng mảng CCD/SCD


o Ghi đồng thời nhiều bước sóng

102
Atomic Spectroscopy Techniques
AAS MP-AES ICP-OES ICP-MS
FAAS GFAAS SQ QQQ
Detection 100’s 10’s-100’s ppb – 10’s 100’s
<ppt <ppt
Limits ppb ppt ppb ppt-ppb

Sequential
(*MS/MS for difficult
Measurement Sequential
Sequential Sequential Sequential Simultaneous interference
mode (MS)
problems)

Maximum 100-200 50-100 300-500 2000-2500 750-1000 500-750


samples/day (~6 elements) (~2 elements) (~10 elements) (50+ elements) (~50 elements) (~50 elements)

Working
3–4 2–3 4–5 7–8 10 – 11 9
dynamic range

Operator skill
Low Mid Low Mid High Highest
required
103
PHÂN TÍCH PHỔ NGUYÊN TỬ
q Các đại lượng và đơn vị dùng trong phổ nguyên tử
§ Dung dịch mẫu – Sample solution: dung dịch đem đi xác định (định danh, định lượng)
phân tích.
§ Dung dịch trữ - Stock solution
- Dung dịch chứa chất phân tích nồng độ cao: 1 000 hoặc 10 000 μg/mL
- Pha chế bằng cách hòa tan chất phân tích rất tinh khiết dạng kim loại hoặc hợp chất
trong dung môi phù hợp
- Có bán trên thị trường
- Có thời hạn sử dụng

104
PHÂN TÍCH PHỔ NGUYÊN TỬ
q Các đại lượng và đơn vị dùng trong phổ nguyên tử
§ Dung dịch chuẩn/quy chiếu – Standard solution/Reference solution:
o Dung dịch chất phân tích ở nồng độ phù hợp đã biết trước
o Pha loãng dung dịch trữ trong dung môi
§ Mẫu trắng chỉnh máy: thường là dung môi tinh khiết để chỉnh 0 cho máy
§ Mẫu thử trắng
- Không chứa chất phân tích
- Chứa các chất dung trong xử lý mẫu
- Kiểm tra nhiễm bẩn của hóa chất ban đầu hoặc do quá trình xử mẫu

105
VD. Chuẩn bị dung dịch chuẩn
a. Dung dịch chuẩn Fe 1000 μg/mL được chuẩn bị bằng cách cân
Chuẩn lưu một lượng muối (Fe(H3NCH2CH2NH3))(SO4)2 (FM = 382.15) và
trữ
hòa tan bằng nước cất và H2SO4 trong bình định mức 1L sao

Chuẩn cho nồng độ H2SO4 là 1M. Hãy tính toán khối lượng muối và
trung gian
trình bày cách chuẩn bị dung dịch trên.
b. Từ dung dịch chuẩn Fe 1000 μg/mL PTN chuẩn bị dung dịch
Chuẩn làm
việc chuẩn trung gian Fe 10 μg/mL. Từ dung dịch chuẩn trung gian
hãy chuẩn bị dãy các dung dịch chuẩn dưới đây:

C!"#ẩ% ∗ V&'&() Bình 0 1 2 3 4 5


C=
V*Đ, Nồng độ
0 0.1 0.2 0.5 1.0 2.0
(μg/mL)
106
PHÂN TÍCH PHỔ NGUYÊN TỬ
q Các đại lượng và đơn vị dùng trong phổ nguyên tử
§ Đường chuẩn phân tích – analytical/cabliration curve:
biểu diễn hàm số phân tích – sự tương quan của tín hiệu
đo và nồng độ chất phân tích có trong dung dịch chuẩn
§ Độ nhạy – sensitivity của thiết bị hay phép đo cho thấy sự
thay đổi tín hiệu đo đối với sự thay đổi nhỏ của nồng độ
chất phân tích
§ Độ chọn lọc – selectivity: mức độ phương pháp phân tích
hoặc hệ thống có thể phát hiện và xác định hàm lượng
chất cần phân tích trong khi xuất hiện các chất khác
107
PHÂN TÍCH PHỔ NGUYÊN TỬ
q Các đại lượng và đơn vị dùng trong phổ nguyên tử
§ Giới hạn phát hiện – Detection Limits: giá trị nồng độ thấp nhất của chất phân tích
là thiết bị hoặc phương pháp có thể phát hiện được.
§ Giới hạn định lượng – Quantitation Limits: nồng độ thấp nhất có thể định lượng
được với độ chính xác yêu cầu
§ Khoảng làm việc – Working range: khoảng nồng độ của chất phân tích mà thiết bị
cho tín hiệu tốt
§ Khoảng tuyến tính – Linearity range: khoảng nồng độ của chất phân tích mà
phương pháp phân tích cho kết quả tín hiệu tỷ lệ thuận với nồng độ chất phân tích
(R2 > 0.995)
108
QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG F-AAS
1. Chuẩn bị các thông tin về nguyên tố cần phân tích
a. Tra thông tin từ ‘cookbook’ của máy F-AAS để xác định

ü Nguyên tố cần đo
ü Bước sóng
ü Bề rộng khe đo
ü Độ nhạy
ü Khoảng tuyến tính/làm việc
ü Kiểu ngọn lửa
ü Điều kiện ngọn lửa
ü Các loại nhiễu và cách khắc phục.
ü Quy cách pha đường chuẩn 109
QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG F-AAS
1. Chuẩn bị các thông tin về nguyên tố cần phân tích
a. Tra thông tin từ ‘cookbook’ của máy F-AAS để xác định

ü Nguyên tố cần đo
ü Bước sóng
ü Bề rộng khe đo
ü Độ nhạy
ü Khoảng tuyến tính/làm việc
ü Kiểu ngọn lửa
ü Điều kiện ngọn lửa
ü Các loại nhiễu và cách khắc phục.
ü Quy cách pha đường chuẩn 110
QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG F-AAS
1. Chuẩn bị các thông tin về nguyên tố cần phân tích
b. Chọn các điều kiện phân tích
ü Nguyên tố cần đo: Mn
ü Bước sóng: 279.5 nm
ü Bề rộng khe đo: 0.2 nm
ü Độ nhạy (kiểm tra): 1.1 ppm (Shimadzu); 2.5 ppm (Perkin Elmer)
ü Khoảng tuyến tính/làm việc: 0÷3ppm (Shimadzu); 0÷2ppm (Perkin Elmer)
ü Kiểu ngọn lửa: C2H2/air
ü Điều kiện ngọn lửa: oxidizing
ü Các loại nhiễu và cách khắc phục: Si; khắc phục bằng CaCl2 0.1% (Shimadzu) hay
0.2% (Perkin Elmer)
ü Quy cách pha đường chuẩn: 7 điểm 111
QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG F-AAS
1. Chuẩn bị các thông tin về nguyên tố cần phân tích
c. Chuẩn bị hóa chất/dụng cụ

ü Dung dịch chuẩn (stock solution)


ü Acid
ü Chất loai trừ nhiễu
ü Nước cất tinh khiết
ü Mẫu phân tích
ü Dụng cụ pha: bình định mức, pipet…
ü Dụng cụ chứa (sạch, dán nhãn)

112
QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG F-AAS
2. Đo máy
a. Quy trình đo
üBật máy AAS
üMở hệ thống phần mềm điều khiển
üSoạn phương pháp (method) cho nguyên tố cần đo: nguyên tố, bước sóng, bề rộng
khe đo, điều kiện ngọn lửa (tỷ lệ fuel/oxidant), hiệu chỉnh nền...
üLắp đèn HCL hay EDL vào tháp, mở đèn (chỉnh cường độ dòng nuôi đèn thích hợp theo
energy hay EHT phù hợp hay theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Chờ đèn ổn định. (tùy
đèn mới hay cũ HCL: 5-10 phút, EDL: >30 phút).
üHiệu chỉnh vị trí đèn (trái-phải, cao-thấp, tới-lui, xoay) để có energy cực đại hay EHT cực
tiểu.
113
QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG F-AAS
2. Đo máy
a. Quy trình đo
üHiệu chỉnh vị trí đầu đốt sao cho ngọn lửa nằm ở trung tâm chùm bức xạ (dùng một
tấm card để chỉnh)
- Chỉnh theo chiều ngang: theo A cực đại. (phải có tấm card)
- Chỉnh thẳng hàng (xoay): A cực tiểu (phải có tấm card)
- Chỉnh theo chiều cao: phải bật ngọn lửa lên, phun mẫu trắng, Auto Zero, phun mẫu chuẩn có nồng độ
bằng với ”sensitivity check: cho A = 0.200): phần này thực hiện sau.
üBật máy nén khí
üMở bình acetylene (vặn mở theo chiều ngược kim đồng hồ), kiểm tra áp suất acetylen
trong bình (P > 3 atm hay 45 psi), mở đồng hồ phụ cho acetylene vào máy (P ≈ 1 atm).

114
QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG F-AAS
2. Đo máy
a. Quy trình đo
üChuẩn bị sẳn sàng mẫu trắng (HNO3 0.5% hay HCl 0.5%), các dung dịch chuẩn gồm dung dịch
chỉnh máy có nồng độ tương ứng với A = 0.200.
- Nồng độ các dung dịch chuẩn có thể tham khảo trong cookbook (dựa trên cơ sở dung dịch
kiểm tra độ nhạy A = 0.200 và khoảng tuyến tính đi kèm tại bước sóng đã chọn.
üTham khảo điều kiện ngọn lửa (oxyhóa hay khử) trong cookbook của máy.
üBật ngọn lửa và điều chỉnh tỷ lệ, lưu lượng các khí theo khuyến cáo.
üPhun dung dịch mẫu trắng, chỉnh ”autozero”.
üPhun dung dịch chỉnh máy (có nồng độ tương ứng với A = 0.200, nồng độ này ghi trong
cookbook).

115
QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG F-AAS
2. Đo máy
a. Quy trình đo
üChỉnh chiều cao đầu đốt để có A cao nhất (chú ý phải chỉnh autozero với mẫu trắng mỗi khi
thay đổi chiều cao).

§ Mỗi nguyên tố có một chiều cao đầu đốt tối ưu nhưng sai lệch nhau không nhiều, khi tiến
hành đo nhiều mẫu với nhiều nguyên tố khác nhau thì việc chỉnh chiều cao tối ưu cho mỗi
nguyên tố sẽ tốn thời gian,người ta thường cố định một chiều cao duy nhất cho mọi
nguyên tố, chấp nhận độ nhạy kém hơn tối ưu vài chục %.
üChỉnh tỷ lệ fuel/oxidant: phun dung dịch mẫu trắng, ”autozero”, phun dung dịch chỉnh máy,
thay đổi lưu lượng và tỷ lệ khí để có A cao nhất. (luôn đo mẫu trắng mỗi khi thay đổi tỷ lệ hay
lưu lượng các khí.
116
QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG F-AAS
2. Đo máy
a. Quy trình đo
üChỉnh tốc độ hút mẫu/phun sương trên nebulizer để có độ hấp thu A cao nhất và ngọn lửa
thuần nhất hợp lý.
ü Nếu Athực tế ≤ 70% Akhuyến cáo à phải kiểm tra lại nồng độ dung dịch trữ (stock solution), cách pha
chuẩn, điệu kiện vận hành (vị trí đầu đốt), tỷ lệ fuel/air..
ü ”Autozero”, phun các dung dịch chuẩn từ thấp tới cao.
ü Phun dung dịch mẫu trắng, ”autozero”, phun dung dịch mẫu thật.
ü Kết thúc thí nghiệm:
- Phun dung dịch nước cất trong vài phút để rửa sạch hệ thống nguyên tử hóa.
- Tắt ngọn lửa, khóa các van khí acetylene, xả bơm khí nén, xả nước ngưng tụ trong bơm.
- Xả khí dư trên đường ống dẫn khí (kích hoạt chức năng ”bleed gas” trong phần mềm).
- Tắt đèn HCL
- Thoát khỏi phần mềm, tắt hệ thống thông gió.
117
Câu 1. Tại sao nói bước sóng của bức xạ phát ra đặc trưng cho từng nguyên tố.

Câu 2. Tín hiệu thu được trong kỹ thuật nguyên tử hoá lò graphite ở dạng peak
và có thể lấy giá trị theo chiều cao hoặc diện tích. Điều này có ý nghĩa gì trong
thực tế?

Câu 3. Để định lượng sắt trong hợp kim đồng một phân tích viên đã thực hiện
quy trình sau: Cân 0.100 g mẫu, hoà tan trong HNO3 và định mức thành 100 mL.
Mẫu sau định mức được pha loãng 10 lần và đo trên hệ thống phổ hấp thu
nguyên tử ngọn lửa F – AAS thu được nồng độ 1.02 µg/mL. Tính nồng độ phần
trăm của sắt trong mẫu.
118

You might also like