Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

Tên chuyên đề: “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh THCS trong phần Nói và
nghe ở bộ môn Ngữ văn theo Chương trình GDPT 2018.”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngƣời xƣa có câu:“Lời nói gói vàng” còn trong “Sức mạnh của ngôn từ”, Shin Dohyeon
từng khẳng định: Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn nếu thấu hiểu được
ẩn ý và cách xử sự khéo léo và linh hoạt ngôn từ trong giao tiếp”. Điều đó cho thấy năng lực
giao tiếp là một năng lực không thể thiếu của con ngƣời trong xã hội hiện đại, cần đƣợc hình
thành và phát triển cho HS.
Đối với môn Ngữ văn, kĩ năng nói đƣợc đánh giá là phần quan trọng trong việc hình thành và
phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh theo yêu cầu của Chƣơng trình GDPT 2018. Các tiết Nói
và nghe đƣợc coi là tiết học quan trọng giúp HS có cơ hội rèn luyện năng lực giao tiếp nhiều
nhất, hiệu quả nhất. Qua tiết học, HS không chỉ đƣợc rèn kĩ năng nói đúng, nói logic, diễn
cảm, thuyết phục, tự tin mà còn biết lắng nghe, cảm thụ và đánh giá bài nói. Nhờ tiết nói và
nghe mà có thể giúp HS làm tăng vốn từ tiếng Việt, chủ động, linh hoạt hơn trong giao
tiếp.Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận học sinh trung học còn hạn chế về kĩ năng nói. Dễ
thấy nhất là việc học sinh ngại nói, có tâm lí ngƣợng ngùng, dè dặt vì sợ nói sai, không có đủ
thông tin để diễn đạt. Học sinh không tự tin, chủ động và linh hoạt trong các tiết luyện nói.
Qua thực tế giảng dạy, một số giáo viên chú trọng rèn luyện kĩ năng viết mà chƣa thực sự
chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh.
Tìm hiểu việc thực hiện Chƣơng trình GDPT 2018 từ năm học 2021-2022 đến nay và
thực tế giảng dạy tiết Nói và nghe môn Ngữ văn ở các trƣờng THCS trên địa bàn Bảo Lâm,
chúng tôi nhận thấy cần thiết có các biện pháp để rèn luyện kĩ năng nói cho các em học sinh
và đó là lí do chúng tôi đi đến quyết định lựa chọn chuyên đề:“Một số biện pháp rèn kĩ năng
nói cho học sinh THCS trong phần Nói và nghe ở bộ môn Ngữ văn theo Chương trình GDPT
2018.”
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Điểm khác biệt lớn nhất của Chƣơng trình GDPT 2018 so với 2006 là sự chuyển hƣớng
hoàn toàn từ việc coi trọng truyền đạt kiến thức sang chú trọng phát triển phẩm chất năng lực
ngƣời học. Vì thế môn Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông đƣợc thiết kế theo các mạch
chính tƣơng ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe, lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp
(đọc, viết, nói, nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của
chƣơng trình, bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học.
Chƣơng trình cũng quy định rõ thời lƣợng dành cho hoạt động nói và nghe là 10% số tiết của
năm học. Mục tiêu của giai đoạn THCS là giúp HS sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp
hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và
phát triển năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ; bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm để học sinh phát

1
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

triển về tâm hồn, nhân cách.

Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tƣ tƣởng chủ đạo của chiến lƣợc
dạy học môn Ngữ văn ở cấc cấp học phổ thông hiện nay. Ở các nƣớc trên thế giới cũng rất coi
trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao tiếp là một căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt
động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho ngƣời học. Nếu nhƣ nghe và đọc là
hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan
trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần đƣợc rèn luyện và phát triển trong nhà
trƣờng. Nói là hoạt động sử dụng ngôn ngữ cùng các yếu tố kèm theo nhằm truyền đạt một thông
tin nào đó tới ngƣời nghe. Từ xƣa đến nay, ngôn ngữ - tiếng nói đã góp phần quan trọng trong
giao tiếp, trao đổi thông tin, biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng
trong biểu lộ văn hóa, tính cách con ngƣời. SGK Ngữ văn THCS bộ sách Chân trời sáng tạo đã
chú trọng hơn tới việc hình thành và phát triển bốn kỹ năng này cho học sinh. Đây là một điểm
mới nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả trong dạy học phát triển năng lực và phẩm chất ngƣời
học. Đó cũng là yêu cầu mới đòi hỏi ngƣời giáo viên không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi
để tìm ra phƣơng pháp giảng dạy phù hợp nhằm phát huy khả năng Nghe -nói -đọc- viết của học
sinh. Ngƣời giáo viên phải phát huy đƣợc tính tích cực trong học tập cho học sinh thông qua việc
luyện nói chính là cách để các em rèn luyện ngôn ngữ, cách diễn đạt trƣớc tập thể và trƣớc đám
đông tạo nên tâm thế tự tin cho các em, hình thành, phát triển nhân cách, tƣ tƣởng và tâm hồn
con ngƣời.

II. THỰC TRẠNG


1. THUẬN LỢI
- Trƣớc khi triển khai chƣơng trình GDPT 2018, GV đã đƣợc tập huấn và trang bị đầy đủ về
Chƣơng trình tổng thể; chƣơng trình GDPT môn Ngữ văn; đổi mới về PP, KT dạy học và kiểm
tra đánh giá; xây dựng KH giáo dục và KHDH bộ môn, KH bài dạy; xây dựng, khai thác và sử
dụng học liệu số, ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Ngay khi chƣơng trình GDPT 2018 đƣợc triển khai thực hiện, BGH các trƣờng đã quan tâm,
xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng GV để ai cũng đƣợc tiếp cận, bồi dƣỡng và thực hành. Đặc
biệt, tổ chuyên môn tiến hành tổ chức các chuyên đề, các tiết NCBH…để GV cùng thảo luận, trao
đổi, rút kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng giờ dạy.
- Đây là năm thứ ba nhà trƣờng thực hiện giảng dạy theo chƣơng trình giáo dục phổ thông
mới 2018. Đó cũng là một thuận lợi lớn để ngƣời giáo viên tích lũy kinh nghiệm, tìm tòi giải
pháp thực hiện chuyên đề này. Tập thể giáo viên và học sinh nhiệt huyết, năng động, tự tin và
mạnh dạn khám phá, thực hiện nhiều sáng tạo mới trong dạy và học.
2. KHÓ KHĂN
2.1 Khó khăn về phía học sinh:
- Trƣờng là trung tâm của Huyện, số lƣợng học sinh mỗi lớp học đông trong khi phòng học cũ
đƣợc xây từ nhiều năm trƣớc có diện tích chật hẹp, nên phần nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng, trật
tự tổ chức và quản lý học sinh.

2
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

- Trƣờng có nhiều học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đa số các em còn có tâm lí e dè,
ngại nói hoặc không tự tin khi nói trƣớc đông ngƣời. Không những thế ngoài giờ học, các em
quen nói tự do, còn trong giờ tập nói, các em phải trả lời, phải suy nghĩ, trình bày lời nói của
mình dƣới sự giám sát của giáo viên.
- Học sinh phát âm chƣa tốt, nói sai nhiều, do ảnh hƣởng của từ ngữ địa phƣơng. Khi trả lời học
sinh có thói quen lặp lại từ, diễn đạt vụng về, thiếu mạch lạc, tác phong chƣa mạnh dạn, không
dựa vào đề cƣơng để nói mà thƣờng là đọc. Dù là học sinh có thuộc bài nhƣng cách thức trình
bày chƣa tạo đƣợc sự lôi cuốn, hấp dẫn.
2.2 Khó khăn về phía giáo viên
- Do thời lƣợng ít nên một số GV chƣa quan tâm đúng mức đến tiết nói và nghe, chỉ hƣớng
dẫn đơn giản, phân nhóm đại diện trình bày nên nhiều HS không có cơ hội đƣợc nói
- Một số GV đã sử dụng biện pháp dạy học tích cực (phƣơng pháp, kĩ thuật) nhƣng vẫn chƣa
sinh động nên chƣa khơi gợi đƣợc sự hứng thú, tích cực để học sinh muốn đƣợc tham gia nói.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN


Để hoàn thành những định hƣớng đã đề ra, dựa trên thực tế giảng dạy, chúng tôi xin
trình bày những biện pháp chính đã áp dụng cụ thể trong những bài học sau:
Kế hoạch giảng dạy Ngữ văn 6,7,8 ở mỗi chủ đề đều có tiết Nói và nghe sau mỗi tiết
học văn bản và thực hành tiếng Việt. Ví dụ cụ thể ở học kì I lớp 8, Bài 1: Gương mặt thân yêu -
Tiết 24,25: Nói và nghe: Nghe và tóm tắt đƣợc nội dung thuyết trình của ngƣời khác. Bài 3: Sự
sống thiêng liêng : Tiết 40,41 Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ….. Giáo viên cho
HS thảo luận tìm ra những chủ đề và lựa chọn chủ đề phù hợp, có tính thực tế cao với học sinh. Khi đã
chọn đƣợc đề phù hợp rồi, giáo viên phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tƣợng học sinh (có thể
phân theo dãy bàn, tổ, nhóm) để học sinh chuẩn bị kĩ lƣỡng, tránh đối phó qua loa, đại khái.
Trong sách GK đã hƣớng dẫn rất kỹ các bƣớc chuẩn bị và đã có thêm hai tiết trƣớc để viết nội
dung trình bày ý kiến, đây là một thuận lợi lớn cho tiết học tiếp theo. Giáo viên giao cho mỗi tổ
một nhiệm vụ: trình bày về một vấn đề nhƣ: Bảo vệ môi trƣờng, thuốc lá điện tử, Bạo lực học
đƣờng… để các em có sự chuẩn bị trƣớc tự tin và chủ động hơn. Cụ thể ngƣời giáo viên có thể
áp dụng những giải pháp sau:
1. Giáo viên cần nắm vững nguyên tắc dạy học tiết nói và nghe
Một số nguyên tắc căn bản giúp tiết nói và nghe đạt hiệu quả:
Nguyên tắc 1: đảm bảo 100% HS đều đƣợc tham gia nói và nghe
Để 100% HS đều đƣợc tham gia vào việc nói và nghe, GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho
ngƣời nói và nghe. Ngƣời nói cần trình bày bài nói của mình và nhận những phản hồi và giải
đáp phản hồi (nếu có) từ ngƣời nghe. Ngƣời nghe lắng nghe và phản hồi ý kiến về bài nói của
bạn: cả tích cực và hạn chế (theo tiêu chí đánh giá).
Nguyên tắc 2: Áp dụng chiến lƣợc nói và nghe
- Các chiến lƣợc nói là mô tả lại vấn đề, thuyết trình, tranh luận, tạo lời thoại trong kịch.

3
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

- Các chiến lƣợc nghe: nghe và phản hồi thông tin dự đoán, nghe và sửa lỗi sai, nghe và
trả lời câu hỏi, nghe và tóm tắt nội dung văn bản.
Nguyên tắc 3: Hƣớng dẫn cụ thể HS cách nói và nghe
- Người nói: cần xác định đƣợc:
+ Đối tƣợng: Ai nghe?
+ Mục đích: Nói để làm gì?
+ Nội dung: Nói cái gì?
+ Cách nói: Nói nhƣ thế nào?
- Người nghe:
+ Tập trung để chú ý đến thái độ, cử chỉ, điệu bộ của ngƣời nói khi nghe.
+ Cách ghi chép: ghi chép vắn tắt lại những gì đã nghe, những gì cần trao đổi…
+ Cách phản hồi: dùng kĩ thuật 3-2-1 (3 điều khen-2 điều hỏi-1 điều góp ý) theo bảng
tiêu chí đánh giá.
Nguyên tắc 4: Đa dạng hóa các hoạt động tổ chức dạy học
GV tạo hứng thú và hiệu quả cho tiết nói và nghe thông qua việc đa dạng hóa các hoạt
động tổ chức nhƣ: cá nhân, cặp đôi, nhóm,…

2. Hƣớng dẫn việc HS chuẩn bị bài ở nhà:


2.1. Nội dung:
Muốn một giờ nói và nghe đạt kết quả tốt, ngoài việc hƣớng dẫn cho học sinh đi đúng yêu
cầu của một giờ luyện tập trên lớp thì việc cho các em chuẩn bị bài ở nhà cũng rất quan trọng.
Việc này quyết định phần lớn đến sự thành công của tiết Nói và nghe
2.2. Quy trình thực hiện:
Bước 1: Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn kĩ càng về các yêu cầu của
phần nói của tiết học sẽ thực hiện :
- Xác định đề tài (Nói cái gì ?)
- Xác định đối tƣợng giao tiếp (Nói với ai ?)
- Xác định mục đích giao tiếp (Nói để làm gì ?)
- Cách thức giao tiếp (Nói cho thuyết phục ngƣời nghe)
- Nói cho có hiệu quả (Phải thu thập, lựa chọn điều cần nói)
- Tạo tâm thế vững vàng khi nói : Tự tin, mạnh dạn
- Tác phong tự nhiên, giọng rõ ràng, truyền cảm đến ngƣời nghe.
- Yêu cầu tập thể lớp chú ý lắng nghe, theo dõi ghi chép, nhận xét
Bước 2: HS chuẩn bị, tập luyện ở nhà

4
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

Khuyến khích học sinh tự tập luyện nói trƣớc gƣơng, kết hợp ngôn ngữ và cả các ngôn ngữ
ngoài giọng nói nhƣ hình thể, động tác, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…hoặc nói cho ngƣời thân, bạn
bè nhận xét để học sinh kịp thời sửa chữa khắc phục những hạn chế trong hoạt động nói.
Bước 3: GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
Đầu giờ học, GV kiểm tra sơ bộ việc chuẩn bị ở nhà của học sinh và có những nhận xét, động
viên khuyến khích với những cá nhân, nhóm để các em hứng thú với phần nói tiếp sau.
3. Dùng sơ đồ tƣ duy
3.1. Nội dung:
Chúng ta đều biết việc sử dụng sơ đồ tƣ duy nhƣ một công cụ hữu ích giúp ta có thể tạo
nên một bức tranh, hệ thống hóa các kiến thức và các mối liên quan trong bài học cho học sinh.
Không những mang lại cho các em phƣơng pháp học tập đúng đắn nhƣ một công cụ hỗ trợ việc
học tập trở nên dễ nhớ, dễ hiểu hơn mà còn giúp các em có thói quen tự kích thích tƣ duy, suy
luận logic óc tƣởng tƣợng và khả năng sáng tạo. Các em sẽ dùng bản đồ tƣ duy để khái quát chủ
đề bài nói theo một mạch ý rõ ràng, khoa học, tránh sự trùng lặp ý, thiếu ý khi nói.
3.2. Quy trình thực hiện:
Bước 1: GV lựa chọn chủ đề nói để vẽ sơ đồ tư duy.
Bước 2. HS vẽ sơ đồ tư duy
Việc này thƣờng để HS thực hiện ở nhà vì thời lƣợng tiết học ít, không đủ để HS vừa thực hiện
vẽ sơ đồ tƣ duy vừa trình bày bài nói.
Bước 3: HS nói dựa trên sơ đồ tư duy
HS nói đầy đủ, chi tiết các nội dung cần nói mặc dù ở sơ đồ tƣ duy chỉ khái quát mạch kiến thức
chung ngắn gọn. Muốn đƣợc nhƣ thế, học sinh phải nhớ đƣợc nội dung cần nói và cũng cần có
sự chuẩn bị chu đáo.
Ví dụ :
Bƣớc 1: Xác định vấn đề cần nghị luận
Trƣớc tiên bạn cần xác định đƣợc đề tài của văn bản cần nghị luận. Hãy trả lời cho câu hỏi: Ai?
Cái gì? Vấn đề gì? Ví dụ các đề tài tƣ tƣởng đạo lý nhƣ: sống đẹp, thành công, thất bại, vƣợt lên
chính mình, đoàn kết, hạnh phúc, cho và nhận… các đề tài hiện tƣợng xã hội ví dụ nhƣ: tai nạn
giao thông, cây xanh, môi trƣờng, bạo lực học đƣờng…

Từ đề tài, bạn xác định tiếp chủ đề của văn bản. Chú ý thái độ, cách đánh giá của văn bản đó
đối với đề tài đặt ra từ đó ngƣời viết sẽ có quan điểm riêng của mình.

5
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

Lựa chọn một hình ảnh trung tâm của sơ đồ phù hợp, bạn đã ngay lập tức có định hƣớng rõ ràng
về vấn đề cần nghị luận.

Bƣớc 2: Hình thành luận điểm


Từ hình ảnh đó, não phải sẽ lập tức đƣợc huy động và liên tƣởng đến các hình ảnh tƣơng tự trong
cuộc sống từng gặp phải; não trái đồng thời phân tích và chia tách các luận điểm, luận cứ cần
thiết.

Bƣớc 3: Phát triển dẫn chứng và hoàn thiện lời văn


Có thể tiếp tục phát triển sơ đồ bằng nhánh dẫn chứng phục vụ cho từng luận điểm hoặc luận cứ.

6
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

Nhờ sơ đồ tƣ duy hệ thống dẫn chứng của bài viết đƣợc sắp xếp theo trình tự hợp lý, không mắc
phải lỗi viết lan man, dàn trải, lủng củng.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin
4.1. Nội dung:
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo nên một điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá
trình dạy và học. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không còn là vấn đề xa lạ nhƣng
việc phát huy hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rèn kĩ năng nói cho học
sinh thì không phải giáo viên nào cũng đã áp dụng.
Ví dụ: Khi học sinh nói chủ đề về môi trƣờng, các em có thể chụp hình, quay video về
thực trạng vấn đề đang diễn ra tại các địa phƣơng, khu vực, hoặc những việc làm của con ngƣời
với mong muốn nỗ lực cải thiện môi trƣờng thiên nhiên ngày càng tốt đẹp hơn để ngƣời nghe có
cái nhìn cụ thể hơn về hiện tƣợng đang đƣợc đề cập.
4.2.Cách thức ứng dụng:
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu chuẩn bị ở nhà: Thông qua các trang mạng xã hội
nhƣ Zalo, Messenger…giáo viên và học sinh dễ dàng kết nối và tƣơng tác trực tiếp với nhau.
Giáo viên có thể dễ dàng hƣớng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu của bài luyện nói, học sinh cũng
có thể gửi phần chuẩn bị của mình để giáo viên nhận xét, góp ý để học sinh hoàn thiện bài nói.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong khi nói: Để bài nói của mình sinh động, có sức thu hút
ngƣời nghe, các em có thể sử dụng thêm những số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, các video…minh họa
khi cần thiết. Các số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, video có thể do các em tự thu thập, tự vẽ, tự chụp,
tự quay hay khai thác trên mạng Internet đều có thể sử dụng làm cho bài nói có tính trực quan và
tăng thêm sức hấp dẫn, thuyết phục.

5. Minh họa bài nói bằng hoạt cảnh


5.1. Nội dung:
Việc dựng hoạt cảnh sẽ tạo độ hấp dẫn trong bài nói của học sinh. Đa số học sinh sẽ thấy
đƣợc tác dụng trực quan, sinh động, độ thu hút và tính thực tế, gần gũi dễ ghi nhớ của đại đa số
học sinh, tránh nhàm chán và tăng tinh thần đoàn kết tập thể, khả năng sáng tạo và biểu diễn của
học sinh. Tuy nhiên, cần có mức độ và phƣơng pháp biểu diễn phù hợp khéo léo để không làm
“loãng” bài nói vì phần hoạt cảnh chỉ là minh hoa (kịch câm) hỗ trợ làm rõ cho nội dung bài nói.
5.2. Quy trình thực hiện:
Bước 1: GV lựa chọn tình huống cần xây dựng hoạt cảnh
Gv lựa chọn hoạt cảnh phù hợp với chủ đề bài nói, chỉ chọn những chủ đề thật phù hợp. GV
hƣớng dẫn và phân công cụ thể cho các nhóm các nhiệm vụ viết bài, xây dựng kịch bản, diễn
viên, ngƣời chịu trách nhiệm chính.

7
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

Ví dụ: Trong bài nói về các sự việc, hiện tƣợng trong đời sống nhƣ bạo lực học đƣờng, thuốc lá
điện tử…GV có thể yêu cầu HS xây dựng hoạt cảnh phụ họa cho bài nói thêm sinh động
Bước 2: HS tập luyện
Để theo dõi, nắm bắt khả năng tập luyện của các em, GV sẽ chọn một khoảng thời gian phù hợp
để hƣớng dẫn, tổ chức. Khi HS đã định hình đƣợc nhiệm vụ của mình thì các em có thể tự tập
luyện ở nhà .
Bước 3: HS diễn minh họa trong tiết học
HS sẽ thực hiện các vị trí của mình trong tiết học, những HS khác quan sát, theo dõi để nhận xét,
góp ý.
Bước 4: GV và HS nhận xét, đánh giá
- Các ý kiến nhận xét nhận xét tập trung vào thái độ, biểu cảm của các bạn tham gia trong hoạt
cảnh đã tự nhiên, thể hiện đúng vai của mình chƣa.
- Giữa ngƣời nói và phần minh họa có hài hòa, trùng khớp chƣa, có tạo đƣợc sự hấp dẫn cho
phần nói hay không.

5.3. Một lƣu ý:


Không phải bài nói và nghe nào giáo viên cũng sử dụng biện pháp dựng hoạt cảnh. Sử dụng
biện pháp này, học sinh cần có nhiều thời gian để luyện tập, giáo viên phải giao việc sớm hơn,
lựa chọn nhóm học sinh có khả năng diễn xuất và các em phải có những yếu tố thuận lợi khi tập
luyện nhƣ nhà ở gần nhau, có thời gian để tập luyện cùng nhau…

6. Học sinh đóng vai


6.1 Nội dung
Đóng vai là PPDH trong đó ngƣời học thực hiện những tình huống hành động đƣợc mô
phỏng (theo các vai) về một chủ đề gắn với thực tiễn, thƣờng mang tính chất trò chơi, trong
đó các tình huống, các vấn đề hoặc xung đột đƣợc thể hiện. Đóng vai trong tiết Nói và nghe
tạo một không khí học tập theo kiểu “ học mà chơi, chơi mà học” giúp HS thoải mái, nhẹ
nhàng lĩnh hội kiến thức. Phƣơng pháp này không chỉ luyện đƣợc nói của ngƣời trình bày mà
còn luyện đƣợc kĩ năng nghe - nói của ngƣời nghe thông qua phản hồi (nhận xét, đánh giá).
Ở PP đóng vai, việc “diễn” không phải là phần chính của phƣơng pháp này mà điều quan
trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Tóm lại PP đóng vai là một trong những PPDH tích cực, đem lại hiệu quả trong tiết nói
và nghe. PPDH này, HS sẽ hóa thân vào một vai “giả định” trong một tình huống hành động
cụ thể để hành động, trình bày suy nghĩ, cảm nhận từ chỗ đứng, góc nhìn của vai mà họ đảm
nhận.
Ví dụ: HS hóa thân làm một hƣớng dẫn viên du lịch để kể lại một trải nghiệm cùng gia
đình đi tham quan, vào vai chú lính cứu hỏa trong kể lại trải nghiệm của bản thân , hoặc
đóng vai một nhân vật trong một truyện cổ tích/truyền thuyết đƣợc chuyển thể thành tiểu
phẩm…

8
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

6.2. Quy trình thực hiện


Bước 1: GV lựa chọn tình huống và cung cấp thông tin về vai diễn
- GV xác định đề tài, lựa chọn các tình huống và các vai hoặc GV linh hoạt để HS tự lựa
chọn tình huống cho bản thân sao cho phù hợp với yêu cầu của bài/chủ đề bài nói và nghe.
GV cần phân tích đặc điểm của HS và môi trƣờng nói và nghe để xây dựng tình huống sao
cho sát với thực tế, tạo hứng thú và phù hợp với khả năng của HS.
- GV thông tin cho HS về đề tài, tình huống và các vai, quy định rõ thời gian chuẩn bị,
thời gian thực hiện của mỗi vai, xác định mục đích thực hiện.
Bước 2: HS làm quen và tập đóng vai
- HS làm quen với tình huống và vai đƣợc đảm nhận. GV tổ chức cho HS tự phân vai,
chọn vai (nếu hoạt động nhóm) trên tinh thần tự nguyện. HS làm quen với vai của mình, có
thể sử dụng thêm mô tả vai, thảo luận về tính cách, cách thức thực hiện vai…
- HS tập đóng vai, chú ý đến việc nói, việc kết hợp các phƣơng tiện phi ngôn ngữ để thể
hiện vai diễn.
- HS (đặc biệt những HS/nhóm HS không tham gia đóng vai) đƣợc hƣớng dẫn nghe để
xác định các tiêu chí quan sát, nhận xét, góp ý cho vai diễn.
Bước 3: HS đóng vai
HS diễn vai do mình đảm nhận và những HS khác không trực tiếp tham gia đóng vai sẽ
thực hiện việc quan sát. Chú ý cho HS bám sát với nguyên tắc 3 của tiết nói và nghe về yêu
cầu của ngƣời nói và nghe.
Bước 4: GV và HS thảo luận, đánh giá và rút ra kết luận
- HS tự tách mình ra khỏi vai diễn, tự đánh giá về kết quả trình diễn của bản thân, về vai
diễn và cảm nhận của mình.
- Ngƣời nghe nhận xét về tiến trình đóng vai.
- Toàn lớp thảo luận, đánh giá về hoạt động đóng vai.
- Rút ra kinh nghiệm, kiến thức, thông điệp từ hoạt động.
6.3. Một số lƣu ý khi thực hiện phƣơng pháp này trong tiết nói và nghe
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề nói và nghe, phù hợp lứa tuổi, trình độ
HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
- Tình huống nên để mở, không cho trƣớc “kịch bản”, lời thoại (trừ những trƣờng hợp
chủ ý muốn dùng lời thoại sẵn).
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm/cá nhân HS chuẩn bị đóng vai.
- Nên khích lệ những HS nhút nhát cùng tham gia, GV không làm thay mà có thể hƣớng
dẫn, gợi ý nếu HS chƣa thực hiện đƣợc.
- Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai .
-Trong quá trình tổ chức cho HS đóng vai, không chỉ HS đảm nhận các vai diễn mới
trải nghiệm học tập mà GV nên tổ chức hoạt động để những HS không thực hiện
đóng vai vẫn có thể tham gia tích cực và hoạt động học tập để phát triển phẩm chất,

9
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

năng lực nhƣ: minh họa cho bạn đóng vai, hỗ trợ phƣơng tiện, đạo cụ; nhận xét, đánh
giá việc đóng vai của bạn… Ví dụ: Trong tiết nói và nghe: “Kể lại một truyện cổ
tích bằng lời một nhân vật”
Bước 1: GV lựa chọn tình huống và cung cấp thông tin về vai diễn
- GV giao cho HS kể lại truyện cổ tích mà HS thích bằng phƣơng pháp đóng vai.
- GV dự kiến và thông tin về các vai diễn
- GV thông tin cho HS về không gian, thời gian để HS lên KH cho việc đóng vai.
Bước 2: HS làm quen và tập đóng vai
- GV lựa chọn vai diễn trong nhóm hoặc để HS tự nhận/phân vai diễn cho nhau đóng
vai ngƣời anh, ngƣời em, chim đại bàng…
- HS tập luyện đóng vai nhân vật của mình. GV hỗ trợ HS trong quá trình tập luyện về
biểu cảm, phong thái… cho phù hợp với nhân vật và khuyến khích HS kết hợp các phƣơng
tiện hỗ trợ khác.
- GV hƣớng dẫn các HS khác nghe, quan sát để định hƣớng các tiêu chí nhận xét, đánh
giá về việc HS đóng vai các nhân vật ngƣời anh, ngƣời em, chim đại bàng.
Bước 3: HS đóng vai
HS diễn vai do mình đảm nhận. HS khác quan sát, ghi chép để chuẩn bị cho việc phản
hồi, nhận xét, đánh giá (theo tiêu chí) đối với các nhân vật ngƣời anh, ngƣời em, chim đại
bàng.
Bước 4: GV và HS thảo luận, đánh giá và rút ra kết luận
- GV có thể để nhân vật ngƣời anh, ngƣời em, chim đại bàng tự đánh giá về kết quả trình
diễn của bản thân, về vai diễn và cảm nhận của mình.
- Ngƣời nghe phản hồi, nhận xét về tiến trình đóng vai của một hoặc tất cả các nhân
vật đóng vai.
- Toàn lớp thảo luận nhóm, đánh giá về hoạt động đóng vai.
- GV tổng hợp ý kiến nhận xét của HS sau đó GV nhận xét, đánh giá về việc đóng vai
của nhân vật ngƣời anh, ngƣời em…Sau đó, rút ra kinh nghiệm, kiến thức, thông điệp từ hoạt
động đóng vai ấy.
C. KẾT LUẬN
1. Về phạm vi áp dụng
Chuyên đề: “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh THCS trong phần Nói
và nghe ở bộ môn Ngữ văn theo Chương trình GDPT 2018.” có thể áp dụng cho mọi khối
lớp không chỉ trong giờ dạy nói và nghe mà còn áp dụng đƣợc trong các tiết dạy đọc hiểu
văn bản, không chỉ ở các trƣờng trên địa bàn huyện Bảo Lâm mà còn các trƣờng khác trong
toàn tỉnh vì chuyên đề đảm bảo yêu cầu của chƣơng trình GDPT 2018. Đó là phát triển giáo
dục toàn diện theo các phẩm chất và năng lực của HS (bao gồm cả năng lực chung và năng
lực đặc thù bộ môn Ngữ văn).

10
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

2. Bài học kinh nghiệm


*Đối với giáo viên: Để thực hiện đƣợc chuyên đề: “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói
cho học sinh THCS trong phần Nói và nghe ở bộ môn Ngữ văn theo Chương trình GDPT
2018.”, GV phải nắm đƣợc nguyên tắc chung về đổi mới của Chƣơng trình GDPT, phải định
hƣớng đƣợc các khâu chuẩn bị cho HS. Với mỗi lớp học, bài học khác nhau thì GV cần linh hoạt
vận dụng các biện pháp, hình thức, KTDH, cách tổ chức các hoạt động nói và nghe để mang lại
hiệu quả.
* Đối với nhà trường: Hằng năm, tổ chức các hội thi kể chuyện, tổ chức các hoạt động
ngoại khóa… để các em có cơ hội thể hiện bản thân mình. Nhà trƣờng cần tạo điều kiện về cơ sở
vật chất để phục vụ công tác giảng dạy cũng nhƣ việc rèn luyện các em một cách chủ động.
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Bảo Lâm: Tăng cƣờng thêm các buổi ngoại khóa,
chuyên đề về giờ dạy Nói và nghe để các GV có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau.
Lộc Thắng, ngày 02 tháng 12 năm
2023
Nhóm bộ môn Ngữ văn

11
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

MỤC LỤC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………Trang 1

B. NỘI DUNG……………………………………………………………… . Trang 1


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN………………………………………………………… . Trang 1

II. THỰC TRẠNG…………………………………………………………… Trang 2


1. Thuận lợi ………………………………………………………….. Trang 2
2. Khó khăn ………………………………………………………… ..Trang 2

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN…………………………………… Trang 3

1.Giáo viên cần nắm vững nguyên tắc dạy học tiết Nói và nghe ………
2. Hƣớng dẫn việc HS chuẩn bị bài ở nhà…………………………. Trang 4
3. Dùng sơ đồ tƣ duy………………………………………………… Trang 5
4. Ứng dụng công nghệ thông tin…………………………………….Trang 7

5. Minh họa bài nói bằng hoạt cảnh………………………………….Trang 7

6. Học sinh đóng vai…………………………………………………………Trang 8

C. KẾT LUẬN………………………………………………………………… Trang 10

1. Về phạm vi áp dụng ……………………………………………….Trang 10


2. Bài học kinh nghiệm………………………………………………..Trang 11

12
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

UBND HUYỆN BẢO LÂM


PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN BẢO LÂM

CHUYÊN ĐỀ CẤP HUYỆN


MÔN: NGỮ VĂN

Tên chuyên đề:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO


HỌC SINH THCS TRONG PHẦN NÓI VÀ NGHE Ở
BỘ MÔN NGỮ VĂN THEO CHƢƠNG TRÌNH GDPT
2018.”

Thực hiện chuyên đề : Nhóm bộ môn Ngữ văn.


Đơn vị: Trƣờng THCS Trần Phú.

13
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

Bảo Lâm, tháng 12 năm 2023

14
TRƢỜNG THCS TRẦN PHÚ TỔ VĂN- NGHỆ THUẬT

15

You might also like