Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Ca lâm sàng 4:

Bệnh nhân chán ăn, sút cân, mất ngủ thường xuyên
Bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng, táo bón liên tục
Da xám, môi tím, luôn cảm thấy ngứa ngáy dưới da (hoặc da mẩn đỏ)
Suy giảm chức năng tình dục
Hãy phân tích và chuẩn đoán ma túy bị ngộ độc. Từ đó anh/chị hãy cho biết nguồn gốc, nguy cơ dung nạp
và gây nghiện, tác động của ma túy đó lên cơ thể, cách xử trí, điều trị, phương pháp phân tích, ứng dụng
trong y học ( nếu có)?
I. PHÂN TÍCH & CHUẨN ĐOÁN CA LÂM SÀNG (3 Slide)
- Bệnh nhân chán ăn, sút cân, mất ngủ thường xuyên
=> biểu hiện ngộ độc ma túy nhóm opioid lâu dài, tác dụng mạnh vào hệ thần kinh trung ương, nghi ngờ
dùng morphin quá liều

- Bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng, táo bón liên tục
=> “táo bón” triệu chứng phân biệt của nghiện morphin
Morphin làm giảm nhu động ruột, làm giảm tiết các dịch ngoại tiết ( dịch mật, tụy, dịch ruột...) và làm tăng
hấp thu nước, điện giải qua thành ruột, do đó gây táo bón
=> Cơ thể giảm sản xuất morphin nội sinh. Sự thiếu hụt morphin nội sinh làm người dùng phải lệ thuộc
vào morphin ngoại lai, đó là nghiện thuốc=> khả năng đề kháng kém=>nhiễm trùng

- Da xám, môi tím, luôn cảm thấy ngứa ngáy dưới da (hoặc da mẩn đỏ)
=>do ảnh hưởng của tế bào mast mà da “mẩn đỏ,ngứa ngáy”;
=> “da xám, môi tím” là do morphin tác dụng lên chuyển hóa làm giảm oxy hoá, giảm dự trữ base, gây tích
lũy acid trong máu

- Suy giảm chức năng tình dục


=> nhóm thuốc opioid(morphin) tác động lên vùng dưới đồi - tuyến yên ức chế phóng thích gonadotropin
(GnRH) nên giảm sản xuất luteinizing(LH). Và kết quả là ức chế sản xuất testosteron, nên gây ra RLCNTD
ở nam giới

=> Chuẩn đóan xác định bệnh nhân ngộ độc Morphin giai đoạn nghiện(mạn tính)
https://bvnguyentriphuong.com.vn
II. Phân loại nhóm opioid: https://youtu.be/Sye3f1enaVc?si=nkr6YMbxBE7xP6FB (chèn
video từ phút 00 đến 1:30p)
III. Nguồn gốc
https://vi.wikipedia.org/wiki/Morphin
- Morphine là 1 ma túy bán tổng hợp thuộc nhóm opioid
- Năm 1803-1805: Morphine lần đầu tiên được Friedrich Sertürner phân lập
- Sertürner ban đầu đặt tên chất morphium theo tên của vị thần trong giấc mơ Hy
Lạp, Morpheus, vì chất này có xu hướng gây ngủ
- Năm 1827: Merck Group bắt đầu tiếp thị nó
- năm 1853 – 1855: Morphine được sử dụng rộng rãi hơn sau khi phát minh ra ống tiêm dưới
da
- năm 2013, khoảng 523 tấn morphine đã được sản xuất :Khoảng 45 tấn đã được sử dụng trực
tiếp để giảm đau (tăng 4 lần trong 20 năm ), Khoảng 70 phần trăm morphine được sử dụng để
tạo ra các loại thuốc phiện khác như hydromorphone, oxymorphone và heroin. Nó nằm trong
Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới.
- năm 2017, đây là loại thuốc được kê toa phổ biến thứ 155 ở Hoa Kỳ, với hơn bốn triệu đơn
thuốc
- Morphine( C17H19NO3) đc chiết xuất từ nhựa cây thuốc phiện là chủ yếu, các bộ phận khác
hàm lượng thấp

- Chiết xuất morphin từ nhựa thuốc phiện (slide chỉ viết tên pp)

(https://duoclieu.edu.vn/cay-thuoc-phien/)

Theo phương pháp của Thiboumery: Chiết nhựa thuốc phiện bằng nước nóng. Rót dịch chiết vào sữa vôi
nóng, calci morphinat tan trong nước vôi thừa, còn tạp chất thì tủa xuống. Lọc, đun sôi dịch lọc và thêm
amoni clorid sẽ có morphin base tủa xuống. Rửa tủa bằng nước, rồi hòa tan trong acid HCl sẽ có morphin
hydroclorid, sau cho kết tinh lại nhiều lấn sẽ thu được morphin hydroclorid tinh khiết.

Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác. Hiện nay người ta còn dùng các nhựa trao đổi ion, morphin gắn vào
nhựa anion có tính kiềm mạnh (anioit), sau đó đem ngâm tách bằng acid loãng.

Chiết từ quả khô chưa chích nhựa:

Theo phương pháp Kabay: Lấy quả thuốc phiện khô có đoạn cuống 10 – 12cm xay nhỏ. Chiết bột dược
liệu bằng nước nóng, cô dịch chiết thành cao đặc, chiết lại bằng cồn, cất thu hồi dung môi và tủa morphin
bằng amoni sulfat ở môi trường kiềm có benzen. Lấy riêng tủa morphin. Có một số alcaloid khác như
codein, narcotin và thebain… hòa tan trong benzen. Tách lớp benzen rồi lần lượt làm kết tủa để lấy riêng
codein, narcotin và thebain bằng cách tạo muối thích hợp.

Ngoài ra người ta còn phân lập morphin và các alcaloid phụ bằng phương pháp trao đổi ion.
- Tính chất vật lý
+ Vị rất đắng và điểm chảy ở 102oC
+ Ít tan trong nước, tan trong rượu, benzen, acid acetic.
+ Trong ether tan ở thể vô định hình, không tan ở thể kết tinh.
- Các dạng thường gặp
+dạng muối hydroclorid,ở thể này tan trong ethanol, tan trong nước.
+dạng muối sulfat,nitrat,acetat,lactat,maconat đều dễ tan trong nước.
- Tác dụng dược lý
Tác dụng ức chế trung tâm giảm ho mạnh, giảm đau kém.
- Cấu trúc hóa học

+Có chức amin bậc 3 mang tính base


+Là chất lưỡng tính có thể cho và nhận proton=> cần chọn pH thích hợp sao cho morphin tồn tại ở dạng
phân tử là chủ yếu để tăng hiệu suất khi chiết
+Có một chức rượu bậc 2 dễ bị oxy hóa thành cetob,tạo dẫn xuất dihydromorphonon(dilaudid)
+Có một liên kết đôi dễ bị hydro hóa tạo dẫn xuất dihydromorphin
IV. Nguy cơ dung nạp và gây nghiện
1. Nguy cơ dung nạp:
- Độc tính cấp tính:
Liều ngộ độc trầm trọng 0,05-0,06g/ lần
Liều gây tử vong 0,1-0,15 g
- Mãn tính: lệ thuộc thuốc (nghiện)
Người nghiện:
● Có thể sử dụng liều gấp 10-15 lần liều trị liệu hay cao hơn để đạt cảm giác mong muốn
● Khi không tiếp tục dùng thuốc sẽ có hội chứng thiếu thuốc xảy ra khoảng 6 – 12 giờ sau liều thuốc
cuối như:
Ngáp, ớn lạnh, chảy nước mắt nước mũi, run rẩy, vật vã, sốt, giãn đồng tử, nôn ói, tiêu chảy, cô giật
2. NGUY CƠ GÂY NGHIỆN

● Morphin gây nghiện rất nghiêm trọng. Nghiện có thể phát sinh ngay sau 1 tuần tiêm lặp lại liều
điều trị.
●Sự quen thuốc cũng phát triển, người bệnh đau nhiều, cần điều trị lâu dài, thường cần liều tăng
dần mới khống chế được đau.
●Với liều điều trị ( 10 – 20 mg/24 h ), morphine gây cảm giác lâng lâng dễ chịu, thanh thản, khoan
khoái, thư giãn nên dễ dẫn tới sảng khoái, dễ gây nghiện.

- yếu tố làm tăng nguy cơ nghiện : lạm dụng morphin trong giảm đau, tự ý sử dụng mà ko có chỉ dẫn của
bác sĩ, dùng quá liều,..
- nguy cơ phát triển :
- - con đường dung nạp: Nó có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng hoặc tiêm vào cơ bắp, tiêm
dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm vào khoảng trống xung quanh tủy sống hoặc trực tràng
V. Tác động của ma túy lên cơ thể

- Đặc điểm tác dụng của morphine: td chọn lọc với tb tktw , đặc biệt là trung tâm đau / tác động ức
chế hay kích thích thay đổi theo cơ quan, theo loài
- Cơ chế tác động: -
- Receptor muy (μ): có ở não, tủy sống
- μ1 cho đáp ứng giảm đau
- μ2 suy hô hấp, tiêu hoá, co đồng tử, khoan khoái
- - Receptor kappa (k): có ở não, tủy sống cho đáp ứng giảm đau, suy hô hấp kém hơn μ, co
- đồng tử, an thần
- - Receptor delfa ( δ ): có ở não, tác dụng giảm đau của opioid
https://yhoccongdong.com/thongtin
1. Tác động
Lên con người: *Tác dụng trên TKTW
● Giảm đau :mạnh (tăng ngưỡng nhân cảm giác đau, giảm đáp ứng phản xạ đau), chọn lọc( ức chế
trung tâm đau trong khi trung tâm vỏ não hoạt động bình thường ) , vị trí tác dụng chủ yếu trên
trung tâm tk ,
cơ chế giảm đau : kích thích recepter , ,  ; ứng chế trước synap (giảm dẫn truyền), ức chế sau
synap (giảm tác dụng chất P)
● An thần – Gây ngủ : liều thấp hơn liều giảm đau  tạo sử lắng dịu, yên tĩnh ở bệnh nhân
gây ngủ ở người bình thường
liều cao: gây mê, mất tri giác
● Trên tâm thần : sảng khoái, tăng trí tưởng tượng, cảm giác phù du, thoát tục

*Trên hô hấp
● Ở liều điều trị ít ảnh hưởng trên hô hấp
● Liều cao ức chế trung tâm hô hấp ở hành tủy, làm trung tâm này giảm nhạy cảm với CO2 nên cả
tần số và biên độ hô hấp đều giảm
● Morphin gây suy hô hấp tỷ lệ với liều dùng
● Morphin và dẫn xuất (codein) ức chế phản xạ ho do tác động lên trung tâm ho ở hành tủy
TÁC DỤNG TRÊN VÙNG DƯỚI ĐỒI: làm giảm thân nhiệt , liều cao kéo dài (tăng thân nhiệt)
TÁC DỤNG NỘI TIẾT
- Morphin là giảm LH, FSH, ACTH, TSH
- Kích thích phóng thích ADH
CO ĐỒNG TỬ: kích thích trung tâm dây tk III,
Ngộ độc: đồng tử co nhỏ như đầu đinh ghim
TÁC DỤNG GÂY BUỒN NÔN, NÔN : kích thích trung tâm nôn ở sàn não thất IV
*TÁC DỤNG NGOẠI BIÊN
Trên tim mạch:
- Liều điều trị: không ảnh hưởng trên tim mạch
- Liều cao gây suy yếu cơ tim và hạ huyết áp
Trên da: Ở liều điều trị, morphin gây giãn mạch da, ngứa
Trên sự tiết dịch: giảm sự tiết dịch trừ mồ hôi
Trên cơ trơn
- Chậm làm trống dạ dày, chậm nhu động ruột gây táo bón
- Co thắt cơ Oddi, co cơ vòng môn vị
- Co thắt cơ vòng bang quang  bí tiểu
- co thắt cơ trơn khí phế quản  khó thở / hen
 Trên chuyển hóa:
- Giảm oxy
- Giảm dự trữ kiềm, tăng tích lũy acid trong máu
- Phù, móng tay, môi tím
 Phản xạ tủy: tăng phản xạ tủy
 Liên quan giữ cấu trúc và tác dụng

Hai nhóm ảnh hưởng nhiều đến tác dụng của morphin là:

Nhóm phenol ở vị trí 3: tác dụng giảm đau gây nghiện sẽ giảm đi khi alkyl hóa nhóm này, ví dụ codein
(methyl morphin). Ngược lại, tác dụng của morphin sẽ được tăng cường nếu nhóm phenol ở vị trí 3 bị hóa
ester, như acetyl morphin (acetyl hóa).

Công thức:

Nhóm rượu ở vị trí 6: tác dụng giảm đau vỡ độc tính sẽ tăng lan nhưng thời gian tác dụng lại giảm đi khi
nhóm này bị khử H để cho nhóm ceton (hydro morphin) hay bị hóa ester, hóa ether.
Tác dụng giảm đau vỡ gây nghiện sẽ tăng mạnh khi cả 2 nhóm phenol vỡ rượu đều bị acetyl hóa, ví dụ
heroin (diacetyl morphin).
VI. Các sử trí, điều trị
1. Xử trí

Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc cấp morphin phải dựa vào tình trạng bệnh nhân lúc được đưa
vào bệnh viện.

Đầu tiên phải đảm bảo thông khí cho bệnh nhân bằng thở oxy, hô hấp nhân tạo...

Truyền dịch để giữ vững huyết áp, nếu bệnh nhân hôn mê phải cho thở máy.
Giải độc bằng naloxon (thuốc đối kháng với morphin). Tiêm tĩnh mạch naloxon 1 mL = 0,4
mg cho cả người lớn và trẻ em, có thể cho liều ban đầu 2 mg nếu ngộ độc nặng. Hai - ba
phút sau bệnh nhân không tỉnh, dùng thêm 0,4 mg (có thể tới 4 liều), sau đó dùng naloxon
qua đường tiêm bắp. Tổng liều naloxon có thể tới 10 - 20 mg/ 24 giờ.
Trong xử trí ngộ độc cấp morphin nên dùng naloxon qua đường truyền tĩnh mạch liên tục
để dự phòng suy hô hấp trở lại vì naloxon có thời gian bán thải ngắn.
2. Điều trị

Cai nghiện morphin

Người nghiện cần được cách ly, kết hợp giữa lao động chân tay với tâm l ý liệu pháp và
dùng thuốc. Trong thực tế, dù đã cai được cũng dễ bị nghiện lại.
Một số phương pháp cai nghiện bằng thuốc phổ biến hiện nay
- Phương pháp đối kháng ma tuý:
Dùng các chất đối kháng morphine như naloxo và naltrexon là những chất đối kháng thực sự cạnh tranh
đẩy ma tuý ra khỏi cơ thể (receptor) làm mất tác dụng của morphine. Vì vậy người có sử dụng ma tuý cũng
không thấy thích thú nữa. Naltrexon uống đều đặn trong ngày từ 2 đến 3 tháng hoặc lâu hơn.
-Ưu điểm : làm cho người nghiện có cảm giác chán ghét chất ma túy, thậm chí sợ ma túy.
- Nhược điểm: gây nên trạng thái bứt rứt khó chịu

Phương pháp thay thế:


- Là phương pháp thay thế chất ma tuý (thuốc phiện hoặc các dẫn xuất của thuốc phiện) bằng methadone.
Thật ra Methadone là một dạng thuốc phiện tổng hợp có tác dụng dược lý giống như thuốc phiện, dung nạp
chéo với thuốc phiện và ác chế phẩm của thuốc phiện. Thời gian bán huỷ 24 giờ nên chỉ cần uống một lần
trong ngày là đủ. Người nghiện vẫn có thể làm việc bình thường.

- Ưu điểm: Pha chế dưới dạng xirô uống được hấp thụ hoàn toàn bằng đường tiêu hoá,
không cần tiêm chích, do đó giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B… việc sử dụng dễ
dàng, người bệnh không còn thèm nhớ đến ma tuý trước đây, chỉ cần giảm liều từ từ rồi cai
hẳn…

- Việc điều trị bằng methadon được chia làm 2 giai đoạn:

Điều trị tấn công: liều thường dùng từ 10 - 40 mg/ngày (không quá 120 mg/ngày), kéo dài
3 - 5 ngày, sau đó bắt đầu giảm liều từng đợt, mỗi đợt giảm 5 mg.

Điều trị duy trì: kéo dài từ 9 - 12 tháng, sau đó giảm dần liều rồi ngừng hẳn. Hiện nay, đang
dùng thử levomethadyl aceta t (L - a - acetylmethadon) trong cai nghiện heroin vì thuốc có
thời gian tác dụng rất dài, 3 ngày mới cần uống 1 lần.
Phương pháp dùng thuốc hướng thần: Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Các thuốc
an thần chủ yếu là giảm lo âu: Benzodiazpine (diazpam, sedusen…); thuốc an thần kinh (lovomepromazin,
haloperidol) và các thuốc chống trầm cảm (Imipramine hoặc Amitriptyline), liều lượng sử dụng tuỳ thuộc
từng người nghiện, có tác dụng cắt cơn từ 7-10 ngày.
- Ưu điểm: Giảm cơn vật vã và đau đớn nhanh.
- Nhược điểm: Phải có sự tham gia của các bác sỹ chuyên khoa tâm thần để xử lý kịp thời các biến chứng.
- Dùng các chất không gây nghiện để cắt cơn nghiện: Người nghiện ma túy là những người bị nhiễm
độc bởi ma túy. Họ có thể có các biểu hiện phản ứng ở hệ tiêu hóa như: nôn mửa, ỉa chảy, co thắt dạ
dày... nên các nhà y học dùng các thuốc để điều trị các phản ứng này. Ví dụ như có thể dùng các loại
thuốc atropin, scopolamin. Những người nghiện bị trạng thái thao thức không ngủ được thì dùng
lorazepam. Ngoài ra, người ta còn có thể dùng Seduxen là loại thuốc an thần giúp người cai nghiện trấn

tĩnh được.

Điều trị triệu chứng: chống bồn chồn, vật vã bằng benzodiazepin hay thuốc an thần kinh. Chống đau
bằng các thuốc giảm đau phi steroid (aspirin, paracetamol). Dùng loperamid (là opioid ít tác dụng trên
thần kinh trung ương) để chống tiêu chảy. Chống nôn, chống mất ngủ... .

Điều trị bằng clonidin: tại vùng nhân lục (locus ceruleus) có nhiều nơron của noradrena lin, các nơron
này bình thường bị các opioid tác động trên các receptor muy ức chế. Khi cai thuốc, các nơron
noradrenalin được thoát ức chế, gây nên các triệu chứng cường giao cảm, vì thế sẽ rất hiệu quả nếu
dùng clonidin, thuốc cường a2 adrenergic trước synap, có tác dụng làm giảm tiết noradrenalin.
Clonidin thường được dùng 0,1 mg/ lần, mỗi ngày 2 lần (tối đa 0,4 mg/ngày), trong 3- 4 tuần. Ngoài ra
có thể dùng các thuốc đối kháng với morphin như naloxon, naltrexon

http://pcmt.ubdt.gov.vn/2013-12-10/298e810042221daca1aead3851e382e8-cema.htm
https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/phong-chong-toi-pham-xam-hai-tre-em/cac-bien-phap-dieu-tri-nghien-ma-
tuy-pho-bien-hien-nay-1407.html
Phác đồ điều trị cho các bệnh nhận cai nghiện tại cơ sở chữa bệnh
1. Tiếp nhận : nói rõ với bệnh nhân và người nhà về phương pháp cai nghiện , làm hồ sơ và các xét
nghiệm liên quan
2. Điều trị cắt cơn , giải độc : Thực hiện các biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu, giúp cho người nghiện bớt
lo âu, làm giảm hội chứng cai. Thực hiện từ 10 - 20 ngày, sau đó tổ chức xét nghiệm, nếu kết quả
xét nghiệm là âm tính chuyển sang giai đoạn tiếp, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì tiếp tục
điều trị.
3. Giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách: tổ chức các lớp điều trị tâm lý tập thể/cá nhân và tổ chức
các hoạt động tập thể như tập thể dục rèn luyện sức khỏe. Những hoạt động trị liệu trên được lặp lại
hàng ngày.
4. Lao dộng trị liệu, chuẩn bị hòa nhập cộng đồng chống tái nghiện: dạy nghề , tạo việc làm cho người
nghiện . Kiểm tra tổng quát sức khỏe cho công tác chuẩn bị tái hòa nhận cộng đồng
(Thời gian cho giai đoạn 3+4 từ 12 tháng đến 18 tháng.)
5. Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng: thoi dõi khi người nghiện ra khỏi cơ sở.
https://vbpl.vn/boyte/Pages/vbpq-print.aspx?ItemID=6504

VII. Phương pháp phân tích


https://daihocduochanoi.com/kiem-nghiem-morphin/
+ Xử lý mẫu:
Do tính chất lưỡng tính nên morphin và dẫn xuất không chiết được bằng ether hoặc cloroform ở môi
trương kiềm NaOH. Mẫu thử được kiềm hoá bằng cách bão hoà natri hydrocarbonat và chiết bằng một
trong các hỗn hợp dung môi: cloroform-ethyl acetat-ethanol (3:1:1), cloroform-íopropanol (3:1),
cloroform-butanol(9:1 hoặc 7:3), cloroform-ethanol(9:1). Để xác định morphin, nước tiểu được coi là mẫu
thử ttoots nhất. Morphin trong nước tiểu khoảng một nửa ở dạng tự do nửa còn lại ở dạng liên kết với acid
glucuronic. Để xác định morphin toàn phần cần phuỷ phân bằng cách đun với acid hydrocloric.
*Các phản ứng định tính:
-Với thuốc thử chung của alcaloid: lấy cặn khô của dịch chiết, acid hoá bằng một, hai giọt acid acetic 2%.
Thêm các thuốc thử chung sẽ cho màu hoặc tủa khác nhau.
-Sắc ký lớp mỏng: dùng nhiều hệ dung môi để phân biệt các alcaloid của nhựa opi và một số chất tương tự

thường gặp.
-Quan phổ hấp thụ UV: nói chung phương pháp này kém nhạy với morphin và dẫn xuất.
+Phương pháp phát hiện nhanh: https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%AFc_k%C3%AD_l%E1%BB
%9Bp_m%E1%BB%8Fng
Do morphin là chất không chuyển hoá, nên dù dùng morphin, heroin hay opioid khác thì cơ thể vẫn bài
tiết ra morphin đường nước tiểu. Khi nồng độ morphin tăng cao bất thường, vượt ngưỡng 300ng/ml thì
người sử dụng bị coi là đã lạm dụng hoặc bị nghiện morphin,heroin, opioid.
Khi kít thử phát hiện sử dụng chất gây nghiện mop trong nước tiểu là xét nghiệm sắc ký miễn dịch dựa
vào nguyên lý của phản ứng cạnh tranh. Thuốc hiện diện trong mẫu nước tiểu cạnh tranh với liên hợp thuốc
ỏ những vị trí gắn kết kháng thể. Trong quá trình xét nghiệm, mẫu nước tiểu thấm lên trên dọc theo màng
thấm kít thử nhờ mao dẫn. Morphim nếu có mặt trong nước tiểu với nồng độ thấp hơn 300 ng/ml , sẽ
không thể bão hoà các vị trí gắn kết của những phần tử phủ kháng thể trên kit thử. Những phần tử này sẽ bị
bắt giữu sau đó bởi liên hợp morphin bất động và hình thành vạch màu trên vùng kết quả. Vạch màu không
được hình thành trên vùng kết quả nếu nồng độ morphin trên 300ng/ml vì nó bão hoà được các vị trí gắn
kết của kháng thể kháng morphin. Nhằm mục đích kiểm tra quy trình thao tác xét nghiệm, một vạch màu
luôn luôn xuất hiện tại vừng chứng (gọi là vạch chứng) để chứng tỏ rằng lượng mẫu đã đủ và lớp màng đã
thấm tốt.
Kỹ thuật này chỉ cung cấp kết quả phân tích ban đầu. Cần phải làm thêm các phương pháp hoá học khác,
đặc hiệu hơn để khẳng định kết quả (phương pháp sắc ký khí/sắc ký khối phổ GC/ MS). Nên xem xét lại
lâm sàng và quyết định chuyên môn khi phát hiện thuốc gây nghiện, đặc biệt khi kết quả xét nghiệm dương
tính.
Cần chú ý không sử dụng kit thử đã hết hạn sử dụng. Kit thử phải được giữ trong túi hàn kín cho đến khi
sử dụng ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh (2-30 độ C).
Để kit thử và mẫu nước tiểu ở nhiệt độ phòng (15-30 độ C) trước khi làm xét nghiệm. Tiến hành như
sau:
-Lấy kit thử ra khỏi túi đựng sản phẩm và sử dụng kit thử càng nhanh càng tốt. Đê đạt kết quả tốt nhất, toàn
bộ quá trình xét nghiệm phải được hoàn thành trong vòng một giừo kể từ khi mở túi đựng sản phẩm.
Nhúng que thử theo chiều mũi tên hướng xuống mẫu nước tiểu, ít nhất 10-15 giây. Không nhúng quá
vạch MAX trên que thử.
Đặt que thử trên mặt phẳng nằm ngang, không thấm nước, bắt đầu tính thời gian và đợi vạch đỏ xuất hiện
. Nên đọc kết quả trong vòng 5-10 phút, không đọc kết quả sau 10 phút.
Kết quả âm tính khi xuất hiện hai vạch đổ rõ rệt ( một ở vùng chứng gọi là vạch chứng C, vạch kia ở
vùng kết quả gọi là vạch kết quả T). Kết quả âm tính nghĩa là nồng độ morphin dưới ngưỡng phát hiện
(300ng/ml). Lưu ý: Độ đậm màu của vạch kết quả (T) có thể khác nhau ở tuỳ nồng độ của morphin có
trong mẫu bệnh phẩm. Tuy nhiên, bất kỳ vạch mờ nào ở vùng kết quả cũng đều được coi là âm tính.
Kết quả dương tính khi chỉ xuất hiện một vạch chứng (C ), không thấy xuất hiện vạch kết quả (T) dù
đậm hay mờ. Kết quả dương tính nghĩa là nồng độ morphin vượt ngưỡng phát hiện (300ng/ml). Ngưỡng
dương tính này được tổ chức SAMHSA (USA) đề xuất.
Kết quả không có giá trị khi không thấy xuất hiện vạch chứng (C ). Nguyên nhân thường gặp là do lượng
mẫu bệnh phẩm không đủ hoặc thao tác xét nghiệm sai. Làm lại xét nghiệm bằng kít thử mới khác.
*Các phương pháp định lượng morphin:
Có thể dùng một trong số các phương pháp sau để định lượng morphin:
+ Phản ứng màu:

- Tạo sản phẩm màu azoic với acid sulfanilic và natri nitrit cho màu hồng.
- Nitroso hoá nhóm chức phenol (ở vị trí octo) bằng NaNO2 trong môi trường HCL trạo ra
nitrosomorphin. Kiềm hoá bằng amoniac để chuyển sang dạng hỗ biến có màu hồng, rồi đo quang ở
445nm
- Khử phenol với acid iodic (KIO3+H2SO4) sẽ giải phóng iod, chiết bằng cloroform. Thêm amoniac
tạo màu vàng xám bền vững.
- Các phản ứng tạo màu trên có độ nhạy khoảng 10 µg và khá đặc hiệu với morphin.
+ Chiết cặp ion: một số acid màu như heliantin với tropeoln 00 có thể tạo cặp ion với morphin,
codein, heroin, dilaudid, demerol ở ph tối ưu khoảng 5. Chiết bằng dung môi cloroform hoặc benzen.
Phương pháp này có độ nhậy cao có thể đạt đén 0,5 µg nhưng không đặc hiệu.

+ Tạo dẫn chất có huỳnh quang: oxy hoá morphin thành pseudomorphin bằng kali fericyanid ở môi
trường đệm PH 8,5. Dùng bước sóng kích thích 250 nm, đo cường độ huỳnh quang của
pseudomorrphin ở 440 nm. Khi bước sóng kích thích ổn định ở 250 nm, phổ huỳnh quang chỉ có một
đỉnh duy nhất ở 440 nm. Mặt khác ở 250 nm mẫu trắng cũng ít cản trở nhất
III. ỨNG DỤNG Y HỌC
- ứng dụng
Giảm đau: cơn đau dữ dội, cấp tính hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác (do ung
thư, đau sỏi thận, đau sau phần phẫu thuật và sau chấn thương, đau trong nhòi máu cơ tim )

- - Phù phổi cấp thể nhẹ và vừa: morphin giúp an thần và giãn mạch

- - Thuốc tiền mê trong phẩu thuật: 0,1-0,2 mg/kg (thường phối hợp với atropine hay scopolamine)

- - Phối hợp với thuốc khác để gây mê


HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG VỚI MORPHINE KẾT HỢP
BUPIVACAINE SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI, TRỰC TRÀNG (TẠP CHÍ Y DƯỢC
HỌC CẦN THƠ – SỐ 27/2020)
- mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê tủy sống với morphine kết hợp bupivacaine
sau phẫu thuật nội soi cắt đại, trực tràng. 2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của gây tê tủy
sống với morphine kết hợp bupivacaine sau phẫu thuật nội soi cắt đại, trực tràng.
- Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi cắt đại, trực tràng và đồng ý
tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 11/2018-01/2020. 2.2.
Phương pháp nghiên cứu : Bệnh nhân được gây tê tủy sống với 0,3mg morphine tủy sống kết hợp
5mg bupivacaine trước khi gây mê nội khí quản.
- Các tác dụng không mong muốn - Ghi nhận các tác dụng phụ bao gồm: buồn nôn và nôn, suy hô
hấp, ngứa.
- KẾT LUẬN Liều 0,3mg morphine tủy sống sau phẫu thuật nội soi cắt đại, trực tràng trong 24 giờ có
hiệu giảm đau khi nghỉ đạt 97,7%. Hiệu quả giảm đau khi vận động nhẹ đạt 93,1% với VAS ≤ 3. Có
13,8% bệnh nhân không cần thêm thuốc giảm đau trong 48 giờ sau mổ. Tỉ lệ tác dụng phụ không
cao, tác dụng phụ chủ yếu là buồn nôn và nôn 5,7%; suy hô hấp 2,3%; ngứa 1,1%.

You might also like