Lý thuyết hệ sinh thái của Bronfenbrenner

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

LÝ THUYẾT HỆ SINH THÁI CỦA BRONFENBRENNER

I. Nội dung cốt lõi của thuyết


Lý thuyết hệ thống sinh thái giải thích sự phát triển của con người bị ảnh hưởng như thế
nào bởi các hệ thống môi trường khác nhau. Từ những nghiên cứu và thực nghiệm của
mình, tác giả đưa ra kết luận: “Sự phát triển của một cá nhân sẽ chịu sự tác động bởi
mọi thứ xảy ra xung quanh trong môi trường sống của cá nhân đó”.
Có bốn loại hệ thống môi trường có liên quan với nhau trong lý thuyết kinh điển của
Bronfenbrenner về lý thuyết hệ thống sinh thái đó là hệ thống vi mô - Microsystems, hệ
tương tác - mesosystem, hệ ngoại vi - exosystem, hệ vĩ mô - macrosystem. Các cấp độ
này bao gồm từ các môi trường gần, quy mô nhỏ, trong đó các cá nhân tương tác trực
tiếp đến các môi trường xa hơn, lớn hơn và ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của
trẻ. Các cấp độ khác nhau trong lý thuyết hệ thống sinh thái thường được trình bày bằng
biểu đồ dưới dạng chuỗi bốn hệ thống lồng vào nhau xung quanh một cá thể tiêu điểm
như một tập hợp các vòng tròn đồng tâm.
1. Hệ thống vi mô- microsystems (quan trọng nhất)
- Hệ thống vi mô được xem là cấp độ gần nhất của môi trường, bao gồm các mối quan
hệ tác động và tương tác trực tiếp đến trẻ (Mối quan hệ gia đình bao gồm cha mẹ, anh
chị em, nhóm bạn thân hay hàng xóm láng giềng).
- Chính mỗi cá nhân trong hệ thống vĩ mô này có sự tác động lẫn nhau. Trong nhiều
nghiên cứu của mình, Bronfenbrenner tập trung nhiều nhất vào hệ vi mô vi tầm quan
trọng đặc biệt của nó cũng như tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của mỗi trẻ.
Xuất phát từ môi trường đầu tiên này trẻ dần được tiếp cận trải nghiệm ở các môi trường
rộng hơn.
- Để hiểu hơn về hệ thống vi mô ta phải luôn nhớ rằng mọi mối quan hệ đều là 2 chiều
và tác động trực tiếp đến trẻ.
- Ví dụ: Cha mẹ được xem là người thầy đầu tiên của con cái, vì thế những hành vi của
phụ huynh sẽ tác động trực tiếp đến con cái. Chẳng hạn như phụ huynh cãi nhau sẽ để
lại vết thương tâm lý trực tiếp trong lòng trẻ. Ngược lại những hành vi, quan điểm, thái
độ của trẻ cũng sẽ tác động đến phản ứng của phụ huynh.
2. Hệ thống tương tác (trung gian) - mesosystem
- Là sự tương tác và kết nối giữa các yếu tố khác nhau trong môi trường trực tiếp của trẻ
em. (vi mô - vi mô - cá nhân)
- Hệ thống tương tác cũng tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, ở hệ thống này
phụ huynh và thầy cô được xem là các yếu tố quan trọng tác động qua lại lẫn nhau và
trực tiếp ảnh hưởng lên trẻ. Điểm mẫu chốt là những gì xảy ra trong hệ thống vi mô này
ảnh hưởng đến những gì xảy ra trong một hệ thống vi mô khác.
- Người học tham gia học tập trong một cộng đồng như nhóm học, lớp học. Ở đó, hình
thành môi trường hợp tác cộng đồng cùng với những quy định, thể chế, văn hóa ứng xử,
giao tiếp. Thêm vào đó, đứa trẻ liên hệ những kinh nghiệm thu được ở trường với những
kinh nghiệm trong gia đình và rút ra sự so sánh giữa thầy, cô giáo với cha mẹ, giữa
những bạn bè ở trường mới và bạn hàng xóm của nó và giữa gia đình lớn, như giữa các
anh chị ruột và các anh chị em họ.
- Ví dụ: Sự tác động giữa gia đình và nhà trường là hai yếu tố tác động qua lại lẫn nhau
và tác động lên trẻ. Khi họp phụ huynh mà giáo viên nói với mẹ rằng trẻ rất lười học và
nghịch phá thì trẻ có thể sẽ bị mẹ trách móc và mẹ cũng sẽ sát sao, nghiêm khắc giám
sát việc học tại nhà của con.
3. Hệ thống ngoại vi - exosystem
- Bao gồm các liên kết giữa các môi trường xã hội ảnh hưởng gián tiếp (không liên quan
trực tiếp) đến sự phát triển của trẻ nhưng vẫn có thể tác động đến cuộc sống trẻ thông
qua vi mô và trung mô.
- Các trải nghiệm trong các thiết lập xã hội mà mỗi đứa trẻ không tham gia trực tiếp vào
môi trường này nhưng nó có ảnh hưởng đến các cá nhân (Người lớn - các thành viên
trong gia đình trẻ) trong bối cảnh gần gũi với trẻ. Ví dụ như trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi mức
thu nhập, sự thăng tiến của cha mẹ ở nơi làm việc hoặc khi cha mẹ bị mất việc, căng
thẳng bởi công việc nên không có đủ thời gian chăm sóc con. Tất cả những điều trên
đều tác động có lợi hoặc hại đến sự phát triển của trẻ. Đó là những ảnh hưởng của hệ
ngoại vi đến sự phát triển không chỉ đối với trẻ mà còn tác động đến Hệ thống vĩ mô có
thể tác động tích cực hệ vi mô.
- Ví dụ: Khi ở công ty Cha thường xuyên bị giám đốc la mắng và coi thường ở nơi làm
việc, thì khi về nhà người cha có thể “giận cá chém thớt” lên con cái. Những điều đó
tác động và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
4. Hệ thống vĩ mô - macrosystem
- Hệ thống vĩ mô là hệ thống ngoài cùng của môi trường, tập hợp niềm tin, giá trị và
chuẩn mực bao trùm, phản ánh trong các tổ chức văn hóa, tôn giáo, chính trị và kinh tế
của xã hội. Hệ thống vĩ mô không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân trẻ và còn ảnh hưởng đến
sự phát triển bên trong và giữa các hệ hệ thống khác.
- Khi xem xét những tác động khác nhau đối với sự phát triển của một đứa trẻ khi lớn
lên trong khu vực kinh tế đang hoặc kém phát triển so với một đứa trẻ lớn lên trong vùng
kinh tế tốt hơn hoặc những tác động khác nhau về điều kiện chăm sóc và giáo dục ở
nông thôn thành thị sẽ dẫn đến nhận thức và hành vi khác nhau của những đứa trẻ.
- Hệ thống sinh thái có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Ví dụ: như việc nhà nước mở rộng chính sách xây thêm xây sân chơi, thư viện ở nơi trẻ
sống hay Bộ giáo dục cải cách sách mới, nạn phân biệt chủng tộc, hay chiến tranh giữa
các nước... ảnh hưởng tích/ tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
5. Hệ thống thời gian - Chronosystem
- Là sự sắp xếp các sự kiện của môi trường và các thay đổi đặc biệt trong đời sống của
trẻ; các tác động bởi thời gian và các giai đoạn phát triển then chốt - các điều kiện lịch
sử - xã hội.
- Hệ thời gian được xem xét gắn liền với quá trình phát triển của trẻ từ lúc đi học mầm
non đến tiểu học, trung học… Ở đây, các bước chuyển biến ở mỗi giai đoạn là vô cùng
quan trọng.
- Khi những chuyện biến và những sự kiện diễn ra theo thời gian sẽ tác động đến sự phát
triển không chỉ về thể chất và nhận thức mà còn cả về cảm xúc của trẻ. - Các quá trình
gần xảy ra trong một thời gian và địa điểm cụ thể trong bối cảnh lịch sử cụ thể thời gian
được hiểu ở các cấp độ khác nhau của hệ thống sinh thái.
- Thời gian vi mô đề cập đến các giai đoạn cụ thể trong các quá trình gần (ví dụ như tiếp
xúc theo từng phút từng giờ). Thời gian được khái quát hóa ở cấp độ vĩ mô được hiểu
như một hệ thống sinh thái thứ năm đó là hệ thời gian và có liên quan đến những thay
đổi lịch sử trong xã hội qua nhiều thế hệ.
=> Tóm lại cấu trúc trong hệ thống sinh thái của Bronfenbrenner là sự phát triển của
những đường tròn đồng tâm gồm năm lớp bao quanh chúng có mối quan hệ mật thiết
với nhau và đều tập trung vào đối tượng chính là trẻ em.

II. Ứng dụng trong giáo dục


- Ứng dụng lý thuyết hệ sinh thái trong giáo dục phục hồi chức năng vận động cho trẻ
khuyết tật trí tuệ và bị bại não, trong giáo dục phòng chống ngược đãi trẻ khuyết tật trí
tuệ và trong giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trí tuệ. Cụ thể, lấy trẻ làm trung tâm
tức là tập trung vào hệ vi mô sau đó lần lượt xem xét những tác động của các hệ lớn hơn
và mối quan hệ của chúng với sự phát triển của xã hội hoặc thay đổi của trẻ khuyết tật
trí tuệ.
- Thông qua các hệ thống sinh thái khác nhau, lý thuyết hệ sinh thái chứng minh sự ảnh
hưởng lẫn nhau của các môi trường đối với sự phát triển của trẻ. Nhận thức về bối cảnh
mà trẻ đang sinh sống có thể giúp GV nhận thấy với sự thay đổi của trẻ trong cách hành
động tương tác với các môi trường và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, những bạn nhỏ có
hành vi bạo lực học đường có thể là nạn nhân của những hành vi bạo lực gia đình.
- Ngoài việc chú ý đến sự hành động của trẻ trong các môi trường khác nhau cũng như
cần quan sát sự tương tác giữa các môi trường và trẻ tham gia. Đồng thời xây dựng mối
quan hệ tốt với những người xung quanh có tương tác với trẻ: hàng xóm, họ hàng thân
thích, bạn bè xung quanh trẻ thuộc hệ vi mô và có ảnh hưởng đến trẻ. Hơn thế, mối quan
hệ giữa ba thành tốt gia đình - nhà trường - xã hội luôn có ảnh hưởng mật thiết với trẻ,
cần có sự phối hợp với các đối tượng này để có thống nhất được những nội dung, phương
pháp GD trẻ phù hợp, tránh gây mâu thuẫn và cản trở quá trình phát triển nhận thức của
trẻ.
- Giáo viên có thể xây dựng nhóm, câu lạc bộ cha mẹ, người chăm sóc trẻ có tư vấn của
các chuyên gia giáo dục: Trẻ em học tập thông qua quá trình chơi, tương tác và giao tiếp
với bạn bè và những người xung quanh trẻ, việc cha mẹ, người chăm sóc trẻ tạo ra các
nhóm, câu lạc bộ để trẻ được sinh hoạt, giao lưu chính là tạo điều kiện cho trẻ phát triển
nhân cách. Việc xây dựng nhóm và các CLB này cần có sự đồng nhất về quan điểm GD
của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và nên có sự tư vấn của các chuyên gia GD để việc giao
lưu tương tác của các thành viên được diễn ra tốt hơn.
- Bên cạnh môi trường học tập, nhà trường cần tạo điều kiện cho trẻ được chăm sóc y
tế. Lĩnh vực y tế cũng là một trong những thành tố của hệ vi mô. Sức khỏe của trẻ chắc
chắn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ, vì vậy cha mẹ hay người
chăm sóc trẻ nên chuẩn bị các điều kiện chăm sóc y tế cho trẻ.
- Thời đại 4.0 hiện nay tạo điều kiện cho con người có thể truy cập các kiến thức, văn
hóa đa dạng từ thế giới, chính vì vậy trẻ cần có sự chuẩn bị về mặt nền tảng (tiếng Anh,
tư duy phản biện…) thật tốt để có thể tiếp cận với những thông tin mới. Từ đó kịp thời
xác định nội dung học tập cho trẻ (Ứng dụng từ hệ vĩ mô). Sau đại dịch Covid - 19, rất
nhiều trẻ em độ tuổi đến trường phải nghỉ học, điều này dẫn đến nhiều trẻ bị chậm phát
triển về giao tiếp, đây chính là ví dụ điển hình nhất cho sự ảnh hưởng của thời đại. Vì
thế các nhà GD, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần có các dự đoán trước các biến động để
có phản ứng phù hợp để hỗ trợ trẻ phát triển nhân cách.
III. Phê phán đối với thuyết
Trong những năm gần đây, các học giả có nhiều phản biện về cách trình bày mô
hình hệ sinh thái của Bronfenbrenner. Trong mô hình hệ thống sinh thái, các hệ thống
khác nhau được biểu diễn dưới dạng sắp xếp lồng vào nhau, mỗi hệ thống nằm trong
một hệ thống tiếp theo. Tuy nhiên, lồng vào nhau như vậy có thể không phải là cách
chính xác để hình thành mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các hệ thống khác nhau. Ví
dụ, các hoạt động ngoài trường học đại diện cho một hệ thống nhỏ, và chính sách xung
quanh việc phân bổ tài trợ cho các hoạt động ngoài trường học cũng là một hệ thống
nhỏ. Ngược lại, cách tiếp cận hệ thống mạng sẽ khái quát đây là hai hệ thống riêng biệt,
phát sinh trong các bối cảnh riêng biệt (một hệ thống có chứa chủ thể và một hệ thống
không) ảnh hưởng lẫn nhau thông qua các mô hình tương tác xã hội giữa các cá nhân
trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hai hệ thống. Cách tiếp cận hệ thống mạng được lập
luận để thể hiện chính xác hơn mối quan hệ phức tạp giữa các môi trường sinh thái của
các cá thể.
Lý thuyết của Bronfenbrenner có thể bị phê phán về chỗ nó không chú ý đúng mức
đến những nhu cầu tâm lý cá nhân của trẻ em, giống như công trình của Bandura.
Lấy ví dụ những trải nghiệm của trẻ em mất cha mẹ qua ly hôn, hay đặc biệt hơn, những
em mất cha hoặc mẹ thông qua cái chết và thấy mình đi vào một giai đoạn đau buồn.
Trong khi Bandura tập trung vào sự tự-lo của cá nhân đứa trẻ và mẫu học tập xung quanh
nó tạo nên sức bật và những cơ chế đương đầu đối phó với nghịch cảnh, thì
Bronfenbrenner tập trung vào lý lẽ rằng những sự kiện đau buồn vốn xảy ra trong tất cả
các nền văn hoá và trong tất cả các xã hội và do đó, các hệ thống xã hội và kinh tế hiện
tại có trách nhiệm nâng đỡ đứa trẻ.
So sánh:

Bandura Bronfenbrenner

Giống - Đều thừa nhận ảnh hưởng của môi trường xã hội đến hành vi và hoạt
động học tập của con trẻ em
- Coi tương tác xã hội giữa trẻ em và người khác là trung tâm tâm của hoạt
động học tập và sự phát triển nhận thức
- Cùng thấy được vai trò của văn hóa đối với giáo dục và rèn luyện của trẻ
em
- Đều không xem xét sự phát triển của trẻ em dưới hình thức các giai đoạn

Khác - Nhấn mạnh sự phát triển nhận thức xã Nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng
hội của trẻ em, đặc biệt là yếu tố động của môi trường xã hội rộng lớn
cơ, sự tự quyết của trẻ em trong quá bao gồm thể chế chính trị, giá
trình phát triển nhận thức của mình; trị văn hóa, luật pháp, tình
- Nhấn mạnh việc học tập thông qua trạng kinh tế...
quan sát người khác.

You might also like