BỘ 5 ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2025

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025

ĐỀ PHÁT TRIỂN SỐ 01 Bài thi: NGỮ VĂN


(Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên thí sinh: ..............................................................................


Số báo danh: .......................................................................................
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
Có một câu nói là: “Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”. Ý tưởng
nhiều vô kể. Nhiều người có được ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng
thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này
khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, bảo sẽ thất bại, hay bàn lùi.
Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả.”
Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi
mãi thì thành đường thôi”. Nếu không đi thì đường ở đâu mà có.
Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là: “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi
trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay trở lại. Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi,
tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước thì học đi
đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực
hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên.
Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để
phát triển khả năng hành động không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay mở công ty. Chỉ
cần bắt đầu từng bước nhỏ một.
Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên".
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2018, tr.115)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Vấn đề nghị luận được đề cập trong văn bản là gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Làm bất cứ
điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay trở lại. Thay vì chần chừ,
đắn đo, sợ hãi, tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích.
Câu 4. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
trong các trường hợp sau:
- Nhiều người có được ý tưởng rất tốt nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành
hiện thực.
- Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên.
Câu 5. Nêu suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của người viết trong câu văn: Việc thiếu sót
năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bức thư ngắn
(khoảng 200 chữ) gửi các bạn trẻ cùng trang lứa với chủ đề: Hãy làm gì đó, đừng ngồi yên.

1
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích hình tượng nhân vật Dung trong văn
bản sau:
(Tóm lược một đoạn: Dung sinh ra trong một gia đình trước kia danh giá nhưng giờ sa
sút, nghèo khổ. Vì đã đông con, nên khi Dung ra đời, cả bố mẹ đều đối với nàng rất lãnh đạm,
thờ ơ. Dung lớn lên trong sự hờ hững, lạnh nhạt ấy của gia đình. Rồi Dung bị mẹ gả bán cho
nhà người ta để lấy mấy trăm đồng bạc)
Về đến nhà chồng, Dung mới biết chồng là một anh học trò lớp nhì, vừa lẫn thẩn vừa
ngu đần. Nàng đã bé mà chồng nàng lại còn bé choắt hơn. Nhưng bà mẹ chồng với các em
chồng nàng thì to lớn ác nghiệt lắm.
Qua ngày nhị hỉ, Dung đã tháo bỏ đôi vòng trả mẹ chồng, ăn mặc nâu sồng như khi
còn ở nhà, rồi theo các em chồng ra đồng làm ruộng. Nhà chồng nàng giàu, nhưng bà mẹ
chồng rất keo kiệt, không chịu nuôi người làm mà bắt con dâu làm.
Khốn nạn cho Dung từ bé đến nay không phải làm công việc gì nặng nhọc, bây giờ
phải tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày. Đã thế lại không có người an ủi.
Chồng nàng thì cả ngày thả diều, chả biết cái gì mà cũng không dám cãi lại bà cụ. Còn hai em
chồng nàng thì ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm.
Những lúc Dung cực nhọc quá, ngồi khóc thì bà mẹ chồng lại đay nghiến:
- Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi không có người ăn chơi, không có
người cả ngày ôm lấy chồng đâu.
Rồi bà kể thêm:
- Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy
không đâu. Dung chỉ khóc, không dám nói gì. Nàng đã viết ba bốn lá thư về kể nỗi khổ sở của
nàng, nhưng
không thấy cha mẹ ở nhà trả lời.
Một hôm tình cờ cả nhà đi vắng, Dung vội ăn cắp mấy đồng bạc trinh lẻn ra ga lấy vé
tàu về quê. Đến nơi, mẹ nàng ngạc nhiên hỏi:
- Kìa, con về bao giờ thế? Đi có một mình thôi à?
Dung sợ hãi không dám nói rằng trốn về, phải tìm cớ nói dối. Nhưng đến chiều tối, nàng
lo sợ quá, biết rằng thế nào ngày mai mẹ chồng nàng cũng xuống tìm. Nàng đánh bạo kể hết
sự tình đầu cho cha mẹ nghe, những nỗi hành hạ nàng phải chịu, và xin cho phép nàng ở lại
nhà.
Cha nàng hút một điếu thuốc trong cái ống điếu khảm bạc, rồi trầm ngâm như nghĩ
ngợi. Còn mẹ nàng thì đùng đùng nổi giận mắng lấy mắng để:
- Lấy chồng mà còn đòi ở nhà. Sao cô ngu thế. Cô phải biết cô làm ăn thế đã thấm vào
đâu mà phải kể. Ngày trước tôi về nhà này còn khó nhọc bằng mười chứ chả được như cô bây
giờ đâu, cô ạ.
Sớm mai, bà mẹ chồng Dung xuống. Vừa thấy thông gia, bà đã nói mát:
- Nhà tôi không có phúc nuôi nổi dâu ấy. Thôi thì con bà lại xin trả bà chứ không dám
giữ. Mẹ Dung cãi lại:
- Ô hay, sao bà ăn nói lạ. Bây giờ nó đã là dâu con bà, tôi không biết đến. Mặc bà
muốn xử thế nào thì xử. Chỉ biết nó không phải là con tôi nữa mà thôi.
Bà nọ nhường bà kia, rút cục Dung được lệnh của mẹ phải sửa soạn để đi với mẹ chồng.

2
Bị khổ quá, nàng không khóc được nữa. Nàng không còn hy vọng gì ở nhà cha mẹ nữa.
Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng phải sẽ chịu, Dung thấy lạnh người
đi như bị sốt. Nàng hoa mắt lên, đầu óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ.
Nàng không nhớ rõ gì. Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Như trong một giấc
mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy giòng nước chảy. Trí nàng sắc lại khi ước lạnh đập
vào mặt,
nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối kéo đến che lấp cả.
Bỗng nàng mơ màng nghe thấy tiếng nhiều người, tiếng gọi tên nàng, một làn nước
nóng đi vào cổ. Dung ú ớ cựa mình muốn trả lời.
- Tỉnh rồi, tỉnh rồi, không lo sợ gì nữa. Bây giờ chỉ đắp chăn cho ấm rồi sắc nước gừng
đặc cho uống là khỏi.
Dung dần dần nhớ lại. Khi nàng mở mắt nhìn, thấy mình nằm trong buồng, người u già
cầm cây đèn con đứng đầu giường nhìn nàng mỉm cười một cách buồn rầu:
- Cô đã tỉnh hẳn chưa? Dung gật:
- Tỉnh rồi.
Một lát, nàng lại hỏi:
- Tôi làm sao thế nhỉ… Bà cả đâu u? Bà ấy về chưa? U già để tay lên trán Dung, không
trả lời câu hỏi:
- Cô hãy còn mệt. Ngủ đi.
Hai hôm sau, Dung mạnh khỏe hẳn. Bà mẹ chồng vẫn chờ nàng, hỏi có vẻ gay gắt thêm:
- Cô định tự tử để gieo cái tiếng xấu cho tôi à? Nhưng đời nào, trời có mắt chứ đã dễ mà
chết được.
Thế bây giờ cô định thế nào? Định ở hay định về? Dung buồn bã trả lời:
- Con xin về.
Khi theo bà ra ga, Dung thấy người hai bên đường nhìn nàng bàn tán thì thào. Nàng biết
người ta tò mò chú ý đến nàng.
Trông thấy dòng sông chảy xa xa, Dung ngậm ngùi nghĩ đến cái chết của mình. Lần này
về nhà chồng, nàng mới hẳn là chết đuối, chết không còn mong có ai cứu vớt nàng được nữa.
Dung thấy một cảm giác chán nản và lạnh lẽo. Khi bà cả lần ruột tương gọi nàng lại đưa
tiền lấy vé, Dung phải vội quay mặt đi để giấu mấy giọt nước mắt.
(Hai lần chết, Thạch Lam, in trong tập Gió đầu mùa, NXB Đời nay, Hà Nội, 1937)
---------------------- HẾT ----------------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025
ĐỀ PHÁT TRIỂN SỐ 02 Bài thi: NGỮ VĂN
(Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên thí sinh: ..............................................................................


Số báo danh: .......................................................................................
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại
cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho
là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là
nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.
Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ
hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục.
Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng
mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận
lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng
có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì
nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở
tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp.
Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội,
được xã hội thừa nhận.
(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ; Ngữ văn 9, tập 2, tr.11-12)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản?
Câu 3. Theo tác giả, mấu chốt của thành đạt là ở đâu?
Câu 4. Thông điệp mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên là gì?
Câu 5. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của ý chí,
nghị lực đối với sự thành công của mỗi người.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “bà cô tôi” trong đoạn văn
sau:
Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ
vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom
vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói
thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại
học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà,
một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười
lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được
tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng
nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”…
[…]

4
Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học
tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học
thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai
biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây
giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một
gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao
giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống,
một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun
trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”
(Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải,
tập III, NXB Văn học, 1996)
Câu 2. (4,0 điểm)
Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm
hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại
gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận
phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, sở thích phiêu lưu trải
nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm
sáu mươi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già
đi khi để tâm hồn mình héo hon. [...]
(Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr.68,
NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2017)
Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Hãy trình bày suy nghĩ của bản thân
qua một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ).
---------------------- HẾT ----------------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

5
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025
ĐỀ PHÁT TRIỂN SỐ 03 Bài thi: NGỮ VĂN
(Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên thí sinh: ..............................................................................


Số báo danh: .......................................................................................
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
Marie Curie (tên khai sinh là Marya (Manya) Salomee Sklodowska) ra đời ngày
7/11/1867 tại Warsaw, Ba Lan.
Là con út trong gia đình có 5 người con, bà có 3 chị gái và 1 anh trai. Cha mẹ bà -
Wladislaw và Bronislava - là những nhà giáo dục tiên phong khi đảm bảo rằng con gái được
giáo dục ngang bằng như con trai. Gia đình bà có hoàn cảnh khá khó khăn, cha mẹ bà để lại
cho các con chẳng gì ngoài vốn kiến thức và tinh thần học tập.
Mẹ của Curie qua đời vì bệnh lao vào năm 1878. Trong cuốn sách của Barbara
Goldsmith "Ám ảnh thiên tài: Thế giới bên trong của Marie Curie", tác giả lưu ý rằng cái chết
của mẹ có ảnh hưởng sâu sắc đến bà, thúc đẩy một cuộc chiến kéo dài cả cuộc đời với căn
bệnh trầm cảm và định hình quan điểm của bà về tôn giáo. Curie là một nhà vô thần sẽ không
bao giờ "tin vào lòng nhân từ của chúa", Goldsmith viết.
Năm 1883, ở tuổi 15, bà hoàn thành chương trình giáo dục trung học, là thủ khoa tốt
nghiệp của lớp. Curie và chị gái của bà, Bronya, đều mong muốn theo đuổi con đường học
vấn cao hơn, nhưng Đại học Warsaw không chấp nhận phụ nữ.
Để có được nền giáo dục như mong muốn, họ phải rời khỏi đất nước. Năm 17 tuổi, Curie
trở thành một nữ gia sư để lo tiền cho chị gái mình theo học tại trường y ở Paris. Bà tiếp tục
tự học và cuối cùng lên đường đến Paris vào tháng 11 năm 1891.
Khi Curie vào học tại Đại học Sorbonne danh giá ở Paris, bà được đánh giá là một sinh
viên tập trung, siêng năng và luôn đứng đầu lớp. Như bằng chứng tài năng của mình, bà đã
được trao Học bổng Alexandrovitch dành cho sinh viên Ba Lan du học.
Học bổng đã giúp Curie chi trả cho các lớp học cần thiết để hoàn thành song bằng về vật
lý và khoa học toán học vào năm 1894.
(Trích Marie Curie: Nhà bác học nữ duy nhất giành hai giải Nobel, hoilhpn.org.vn, 3-10-
2022)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Xác định hai phương tiện liên kết các câu trong đoạn trích trên.
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Câu 4. Vì sao có thể nói đoạn trích liên quan và có ý nghĩa trong việc giáo dục giới?
Câu 5. Qua đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân? Vì sao?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về chủ đề: Giá trị của bản thân.
Câu 2. (4,0 điểm)
6
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn văn sau:
- Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng, Thơ Việt Nam 1945-1975,
NXB Văn học, Hà Nội, 1985, tr.212-213)
- Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu..
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về, mình mẹ lặng im.
Đất nước tôi
Từ thuở còn nằm nôi
Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa
Lao xao trưa hè một giọng ca dao

Xin hát về Người, đất nước ơi!


Xin hát về Mẹ, Tổ quốc ơi!
Suốt đời lam lũ
Thương lũy tre làng bãi dâu, bến nước
Yêu trọn tình đời, muối mặn gừng cay
(Tạ Hữu Yên, Đất nước, Tuyển tập Tạ Hữu Yên, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006)
---------------------- HẾT ----------------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

7
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025
ĐỀ PHÁT TRIỂN SỐ 04 Bài thi: NGỮ VĂN
(Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên thí sinh: ..............................................................................


Số báo danh: .......................................................................................

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)


Đọc văn bản sau:
Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại
đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan
ra nhè nhẹ. Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé
lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuống lên cho
Việt ăn... Nhưng mấy giọt mưa lất phất trên cổ làm Việt choàng tỉnh hẳn. Một sự vắng lặng
như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân. Việt có một mình ở đây
thôi ư? Câu hỏi bật ra trong đầu Việt rồi dội lại trong từng chân lông kẻ tóc. Cái cảm giác một
mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất, trong đêm thứ hai này, khi Việt cảm thấy
không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo đến rất nhanh rồi cũng
vụt tan biến đi rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng
động nhỏ của ban đêm. Việt muốn chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh
sáng ban ngày, gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân
chị Chiến, nhưng chân tay không nhấc lên được. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy
Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi
hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông", cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở
nhà, Việt nằm thở dốc...
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai... Việt
ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lăng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen
thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận.
Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất
hỏi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở
đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm... chắc là một
xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em
mình lại hiện ra... Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công
mỗi lần anh động viên Việt tiến lên... Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng,
ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú
hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta
đang nổ rộ...
Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt
cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự
sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn
ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang
bắt đầu xung phong…
(Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi, Truyện và Ký, NXB Văn học giải phóng, 1978)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên là gì?
Câu 2: Câu văn: “Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó.” là lời của ai?

8
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu “Súng lớn và súng nhỏ quyện vào
nhau như tiếng môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi”.
Câu 4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt?
Câu 5. Thông điệp mà anh/chị rút ra từ văn bản và hiểu biết của bản thân.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích hiệu quả của việc đặt điểm nhìn vào nhân vật
Việt trong đoạn trích trên.
Câu 2. (4 điểm)
Nhà văn V. Huy-gô từng nói: “Trên đời này, chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục
đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.
Anh/Chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 chữ) trình bày ý kiến của mình về câu
nói trên.
---------------------- HẾT ----------------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

9
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025
ĐỀ PHÁT TRIỂN SỐ 05 Bài thi: NGỮ VĂN
(Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên thí sinh: ..............................................................................


Số báo danh: .......................................................................................

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)


Đọc văn bản sau:
(1) ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một chương trình kết hợp
với AI để tương tác với con người, do công ty OpenAI phát triển. ChatGPT sở hữu nhiều chức
năng khác nhau, bao gồm trả lời câu hỏi, giải phương trình toán học, viết văn bản, bài luận,
làm thơ, soạn nhạc, thiết kế, gỡ lỗi và sửa mã trong lập trình, dịch giữa các ngôn ngữ, tạo bản
tóm tắt văn bản. Thậm chí có thể tạo ra các ý tưởng sơ khai về chiến lược kinh doanh hay lên
kế hoạch cho một hoạt động cụ thể.
Công ty OpenAI đã ra mắt bản nâng cấp GPT-4, với hệ thống này, người dùng có thể
nhập liệu bằng hình ảnh kèm câu lệnh và nhận được kết quả mong muốn. GPT-4 còn có thể
linh hoạt xử lý giữa hình ảnh và văn bản trong cùng một câu lệnh.
Trong lĩnh vực giáo dục, ChatGPT giúp công việc của giáo viên, học sinh, sinh viên trở
nên thuận lợi, dễ dàng hơn, đặc biệt là góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
ChatGPT giúp giáo viên giải phóng khỏi một số công việc, tập trung vào thay đổi cách thức
dạy học từ truyền đạt nội dung là chủ yếu sang phát triển năng lực sáng tạo của người học và
thúc đẩy học tập theo hướng cá thể hóa. Chẳng hạn, sử dụng ChatGPT để tạo tình huống
trong giảng dạy hay giao bài tập cho học sinh.
ChatGPT giúp học sinh, sinh viên mạnh dạn hơn trong học tập, đưa ra các câu hỏi và
tranh luận. Khi tiếp xúc trực tiếp với thầy cô, học sinh thường e ngại, không dám hỏi hoặc rất
ít hỏi, còn với ChatGPT người học có thể hỏi mọi câu hỏi. Điều này đồng nghĩa với ChatGPT
đi đúng với bản chất của giáo dục hiện đại. Việc khuyến khích sử dụng ChatGPT một cách có
trách nhiệm cũng như việc hình thành năng lực số, tận dụng công cụ số là cách thức để giáo
viên, học sinh, sinh viên phát triển bản thân, phục vụ việc học tập và phát triển nghề nghiệp.
(2) Tuy nhiên, ChatGPT còn bộc lộ nhiều hạn chế và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu sử dụng
nó một cách vô trách nhiệm và thiếu đạo đức. Trước hết, độ chính xác không đồng đều về dữ
kiện thực tế của ChatGPT, trong nhiều trường hợp nội dung hồi đáp bị sai lệch, bởi thông tin
đưa ra dựa trên dữ liệu tổng hợp từ nguồn internet có thể không chính xác. Hơn nữa, kho dữ
liệu hiện tại mà ChatGPT sử dụng chỉ mới được cập nhật đến năm 2021.
Chẳng hạn, liên quan tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, ChatGPT trả lời: “Anh ta
được biết đến như một trong những người tiên tiến trong việc tắt đèn tại Việt Nam trong thập
niên 20... Ngô Tất Tố tin rằng tắt đèn là một hoạt động nhỏ nhưng có tác dụng lớn trong việc
bảo vệ môi trường”. Ðây có thể xem là một ví dụ điển hình cho thấy những lỗ hổng rất lớn của
ChatGPT trong quá trình thu thập thông tin để trả lời câu hỏi của người dùng.
Với khả năng tạo ra các đoạn văn, bài thơ, bài tiểu luận khá mạch lạc chỉ trong thời gian
ngắn, xuất hiện những lo ngại về nguy cơ phụ thuộc của người học vào ChatGPT, dẫn đến
hạn chế về tư duy phản biện cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề. ChatGPT có thể “tiếp tay”
cho việc gian lận học thuật và nguy cơ xói mòn trí tuệ người học. Một khảo sát đầu tháng
1/2023 với 1.000 sinh viên đại học do tạp chí trực tuyến Intelligent thực hiện cho thấy 30% đã

10
sử dụng ChatGPT trong các bài tập viết. Đây là con số báo động về sự phụ thuộc của sinh
viên với công cụ này.
Mặc dù cho đến nay, OpenAI đã có một số biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa mọi người yêu
cầu ChatGPT tạo mã phần mềm độc hại, nhưng vẫn có kẽ hở khiến giáo viên, học sinh, sinh
viên có thể bị mất cắp dữ liệu một cách nhanh chóng. ChatGPT tạo ra một phần mềm độc hại
có thể đánh cắp dữ liệu người khác mà không bị phát hiện chỉ trong thời gian rất ngắn (vài
giờ). Sau khi nắm giữ dữ liệu, nó có thể chia dữ liệu thành các phần nhỏ hơn và ẩn các phần
đó trong các hình ảnh khác trên thiết bị. Những hình ảnh được tải lên thư mục Google Drive
và rất khó bị phát hiện.
Giáo viên, học sinh, sinh viên, công chức hoạt động trong ngành giáo dục sử dụng
ChatGPT, nếu không cảnh giác có thể bị kẻ xấu lợi dụng để lan truyền tin sai sự thật. Vừa qua,
một số đối tượng chống phá, thù địch đã và đang triệt để khai thác hạn chế của ChatGPT,
đăng tải trên các diễn đàn, trang mạng xã hội hòng xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, chống
phá Ðảng, Nhà nước. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần
bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
(Nguyễn Nhâm, Để ChatGPT thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, vov.vn, 25-4-2023)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Văn bản cho thấy hai khía cạnh nào của ChatGPT?
Câu 3. Xác định tên gọi và tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn:
ChatGPT sở hữu nhiều chức năng khác nhau, bao gồm trả lời câu hỏi, giải phương trình toán
học, viết văn bản, bài luận, làm thơ, soạn nhạc, thiết kế, gỡ lỗi và sửa mã trong lập trình, dịch
giữa các ngôn ngữ, tạo bản tóm tắt văn bản.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Với khả năng tạo ra các đoạn văn, bài thơ, bài tiểu
luận khá mạch lạc chỉ trong thời gian ngắn, xuất hiện những lo ngại về nguy cơ phụ thuộc của
người học vào ChatGPT, dẫn đến hạn chế về tư duy phản biện cũng như kỹ năng giải quyết
vấn đề? Vì sao?
Câu 5. Qua văn bản, anh/chị có giải pháp gì để sử dụng hiệu quat ChatGPT?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
- Con ơi, trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Mẹ ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc cứ khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều.
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
(Phùng Quán, Lời mẹ dặn, thivien.net)
Từ ý thơ và kết hợp với trải nghiệm của bản thân, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ) bàn về vấn đề: Tuổi trẻ và lòng trung thực.
11
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) làm rõ cảm xúc của chủ thể trữ tình trong văn
bản sau:
Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây

Anh yêu em như anh yêu đất nước


Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.
(Nhớ, Nguyễn Đình Thi, Tuyển tác phẩm văn học,
Nhà in Bộ LĐTBXH, 2001)
---------------------- HẾT ----------------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

12

You might also like