Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐH NGOẠI NGỮ, ĐHQGHN ÔN TẬP

TRƯỜNG THCS NGOẠI NGỮ


MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút

Họ tên: …………………………………
Lớp: ……………………………………
A.ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hành các yêu cầu bên dưới:

Nón lá là hình ảnh thân thuộc của người phụ nữ Việt Nam tuy mộc mạc, mong manh, lam lũ nhưng không kém
phần duyên dáng. Không chỉ là vật che mưa, che nắng, chiếc nón lá chứa đựng kho tàng lịch sử của nền văn minh lúa
nước của người Việt. Nguồn gốc của chiếc nón lá là câu chuyện kể về một người phụ nữ cao lớn, bà luôn đội một chiếc
nón làm từ chiếc lá hình tròn. Bất cứ nơi nào người xuất hiện, những đám mây tan biến nhanh và thời tiết trở nên thuận
lợi. Sau khi dạy người dân trồng lúa và những loại cây lương thực, vị nữ thần này biến mất. Người Việt biết ơn và đã xây
dựng một ngôi đền để tưởng nhớ công ơn của nữ thần.
Người Việt xưa đã cố gắng tạo một mô hình chiếc nón tương tự của nữ thần bằng cách xâu những lá cọ lại với
nhau và bây giờ nó được gọi là nón lá. Hình ảnh nón lá đã trở nên quá gần gũi và thân thuộc với người nông dân trên
những cánh đồng.
Nón lá được làm từ những nguyên liệu đơn giản và sẵn có như lá cọ, lá nón, tre, … Nhưng qua bàn tay khéo léo
của những nghệ nhân, chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng của nhiều làng nghề truyền thống. Làng Chương là làng
nghề làm nón nổi tiếng trong nhiều thế kỷ qua. Ngoài ra, nón bài thơ là một sản phẩm nón lá nổi tiếng ở Huế khi có hình
vẽ phong cảnh và lời thơ.
Nón lá có nhiều biến thể từ phiên bản ban đầu sau khi xuất hiện lần đầu tiên hơn 3.000 năm trước. Nhiều loại
nón phổ biến như nón ba tầm hay nón quai thao có hình dạng phẳng và tròn, đường kính khoảng 1 mét, với dây đeo ở
cằm. Nón quai thao là một phụ kiện quan trọng của phụ nữ nông thôn vào những dịp lễ hội hay chùa chiền. Ngày xưa,
người ta phân loại theo mức độ của chủ sở hữu, Có một số loại nón dành riêng cho người cao tuổi; những người giàu có
và quan lại. Mỗi loại có hình dạng riêng và kiểu cách đặc biệt; đôi khi nón lá cũng khác nhau theo từng vùng miền…
(Trích Nón lá – nét đặc trưng của người Việt, Thanh Huyền, review.siu.edu.vn)
I.Chọn phương án đúng (2.0 điểm)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm

Câu 2: Nguồn gốc của chiếc nón lá được thể hiện qua văn bản là gì?

A. Từ thời đất nước ta biết làm nông nghiệp


B. Từ câu chuyện kể về một người phụ nữ
C. Từ lần xuất hiện đầu tiên hơn 3.000 năm trước
D. Từ khi đất nước độc lập, nhân dân có ruộng đất canh tác

Câu 3: Theo văn bản, loại nón nào được sử dụng trong các dịp lễ hội, chùa chiền?

A. Nón lá bình thường


B. Nón ba tầm
C. Nón quai thao
D. Nón bài thơ

Câu 4: Từ văn bản, vì sao chiếc nón lá trở thành biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam?

A. Nón lá là một hình ảnh thân thuộc, dung dị, gần gũi, gắn liền với đời sống hàng ngày của người phụ nữ Việt.
B. Nón lá là một hình ảnh thân thuộc mang nhiều nét đẹp duyên dáng, uyển chuyển tuy mộc mạc và giản dị.
C. Nón lá là một hình ảnh đặc sắc thường xuất hiện trong những dịp lễ hội quan trọng và giúp tôn vinh phụ nữ.
D. Nón lá là một hình ảnh xuất hiện từ ngàn xưa, gắn với nhiều giá trị lịch sử, cội nguồn, đánh dấu sự phát triển.

II.Thực hành bài tập (3.0 điểm)

Câu 5: (3.0 điểm) Ngoài hình ảnh chiếc nón lá duyên dáng, thân thuộc mang giá trị truyền thống của người người phụ nữ
Việt Nam, tà áo dài cũng được coi là biểu tượng đẹp thể hiện được nét thanh lịch, nữ tính của người phụ nữ Việt. Bằng
một đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu giới thiệu về hình ảnh đó.

B. VIẾT (5.0 điểm) Chọn một trong hai đề bài sau và thực hành triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh:

Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về quan điểm: Trong thời đại công nghệ 4.0, các giá trị hiện đại sẽ thay thế các giá trị
truyền thống.

Đề 2: Trình bày quan điểm của em về ý kiến: “Thời gian là vị bác sĩ giỏi nhưng lại là người trang điểm tồi.” (Khuyết
danh)

----Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm----

(Không sử dụng tài liệu)

---Hết---

You might also like