Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

z

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


Bài tập giữa kì


Môn: Lịch sử Đảng
Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Minh Thế

z Sinh viên: Nguyễn Thanh Phúc Thọ

Mã sinh viên: 22050610

Khoa: Tài chính - Ngân Hàng

Mã học phần: HIS1001 10

Ha Noi, 5/2024
z

Đề bài :

Đề bài: "Anh/chị hãy phân tích tại sao sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng lại chủ trương “Hòa
để tiến”? Nêu những giá trị và ý nghĩa của chủ trương này đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-
1946?"

1
x

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin trân thành cảm ơn giảng viên ThS. Phạm Minh Thế đã tận
tình trong việc truyền đạt kiến thức bộ môn cho sinh viên chúng em, đồng thời
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và định hướng giúp em hoàn thành tốt bài tập giữa kì
này bằng tất cả khả năng của mình.

Trong bài phân tích có tham khảo nhiều nguồn tài liệu để thực hiện. Mặc dù đã có
rất nhiều nỗ lực, cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do hạn chế về kiến thức
cũng như thời gian nghiên cứu, trong bài phân tích còn nhiều thiếu sót, sinh viên
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ giảng viên cũng như người đọc để
có thể bổ sung và làm tốt hơn trong những lần nghiên cứu sau.

Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc thầy sức khỏe, thành công trên con đường
sự nghiệp giảng dạy của mình!

Người làm bài tập

Nguyễn Thanh Phúc


Thọ

2
Mục Lục
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................
Lời Mở Đầu.......................................................................................................................
Phần 1: Tình hình trong nước ta sau cách mạng Tháng Tám năm 1945............................
Phần 2: Chủ trương “ Hòa để tiến”....................................................................................
Phần 3: Giá trị và ý nghĩa của chủ trương “Hòa để tiến”.................................................10
Tài Liệu Tham Khảo........................................................................................................11

3
Lời Mở Đầu
Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là một trong những thắng lợi bước
ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam, giải phóng dân tộc ta khỏi áp bức đô hộ của
chủ nghĩa thực dân và phát xít. Sự kiện đó không chỉ là cột mốc đánh dấu cho sự
chuyển biến của một chương mới của đất nước ta mà còn đưa ra những thách thức
và những cơ hội mới cho Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như toàn bộ dân tộc Việt
Nam

Sau khi Cách mạng thành công, nước ta giành được độc lập nhưng còn đó là nền
độc lập còn bị đe dọa bởi bè lũ bán nước cũng như thực dân đế quốc, thêm vào đó
những khó khăn mà nền độc lập non trẻ còn phải trải qua. Trong tình hình đó, chủ
trương “ Hòa để tiến” được Đảng ta đề ra nhằm duy trì sự ổn định và sẵn sàng cho
các bước tiếp theo trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thông qua bài tiểu luận này em sẽ phân tích sâu hơn lý do vì sao Đảng ta lại lựa
chọn chủ trương “Hòa để tiến”, về cách thức cũng như những giá trị và ý nghĩa của
chủ trương đem lại cho Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945. Bài tiểu
luận của em chia làm 3 phần :

Phần 1 : Tình hình trong nước ta sau cách mạng Tháng Tám năm 1945

Phần 2: Chủ trương “ Hòa để tiến”

Phần 3: Giá trị lịch sử và ý nghĩa của Chủ trương “ Hòa để tiến”

4
Phần 1: Tình hình trong nước ta sau cách mạng Tháng Tám năm 1945
Sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta giành được độc
lập bước sang một chặng đường mới với nhiều thuận lợi nhưng đầy dẫy những
khó khăn chồng chất.

 Về thuận lợi:

Thuận lợi thứ nhất là về quốc tế, khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, cục
diện thế giới và khu vực có ảnh hưởng mạnh mẽ tới Việt Nam. Đặc biệt hơn
Liên Xô trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, nhiều nước ở
Đông,Trung Âu được ủng hộ và giúp đỡ từ Liên Xô đã lựa chọn theo chủ nghĩa
xã hội. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới được tăng cường hơn

Thuận lợi thứ hai là Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, nhân dân
ta không còn chịu cảnh áp bực bóc lột từ ách thực dân, từ đó trở thành chủ nhân
của chế độ mới (chế độ dân chủ mới). Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quyển lãnh
đạo cách mạng của cả nước. Đặc biệt, việc hình thành hệ thống chính quyền
cách mạng từ cấp Trung Ương đến cơ sở, ra sức phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc
và nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là biểu tượng của nền tự do, độc lập, là trung
tâm của khối đại đoàn kết dân tộc. Quân đội quốc gia và lực lượng công an, hệ
thống luật pháp của chính quyền cách mạng được khẩn trương xây dựng và phát
huy vai trò đối vối cuộc đấu tranh chốhg thù trong, giặc ngoài, xây dựng chế độ
mới.

 Về khó khăn:

Trên thế giói, phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại hệ thống
thuộc địa thế giới”, ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng thế giói, trong

5
đó có cách mạng Việt Nam. Do lợi ích cục bộ của mình, các nưóc lốn không có
nưốc nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế
quốc, bị bao vây cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cách mạng ba nước
Đông Dương nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng phải đương đầu với
nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách hết sức to lớn và rất nghiêm trọng.

Ở trong nước, hệ thống chính quyền mới được thành lập vậy nên còn rất non trẻ,
thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt, hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề.
Nền kinh tế xơ xác, tiêu điều, công nghiệp đình đốn, nông nghiệp bị hoang hóa,
một nửa ruộng nước ta bị bỏ hoang, nền tài chính, ngân khố kiệt quệ. 95% dân
số mù chữ, thất học, nạn đói cuối năm 1944 và đầu nằm 1945 làm 2 triệu người
chết đói. Thách thức lớn nhất, nghiêm trọng nhất lúc này là âm mưu quay trở lại
thống trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp. Ngày 2/9/1945, quân Pháp
đã trắng trợn gây hấn, cho nổ súng vào những người tham gia cuộc míttinh
mừng ngày độc lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn

Tình hình đó đã đặt nền độc lập và chính quyền cách mạng Việt Nam non trẻ
vào thế “Ngàn cân treo sợ tóc” cùng lúc phải đối mặt với nạn đói, nạn dốt và thù
trong giặc ngoài.

6
Phần 2: Chủ trương “ Hòa để tiến”
 Lý do thành lập chủ trương “Hòa để tiến”
- Đối Nội:

+ Đảng ta đặt nhiệm vụ chống giặc đói đẩy lùi giặc dốt là nhiệm vụ cấp bách
cần được giải quyết vì 95% dân ta mù chữ tại thời điểm đó và có tới tận 2 triệu
người chết đói sau nạn đói năm 1945

+ Thành lập ra một chính phủ mới, chính phủ chính thức, lập ra hiến pháp để
có thể động viên tinh thần nhân dân tham gia cách mạng trong cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, kiên trì và chuẩn bị kháng chiến lâu dài
- Đối Ngoại:

+ Thiết lập những mối quan hệ có ích cho cách mạng. Trong bối cảnh quốc tế
phức tạp, có được sự ủng hộ từ các nước khác, đặc biệt là những quốc gia xã hội
chủ nghĩa còn là tiền đề cho sự bền vững của nền độc lập của dân tộc

+ Tránh những xung đột không đáng có với Pháp cũng như các nước để quốc để
tránh thiệt hại về người, của cải, vững vàng xây dựng kháng chiến lâu dài

 Các Biện pháp thực hiện chủ trương “Hòa để tiến”

Sau khi chính quyền cách mạng chính thức ra đời, cả nước chúng ta đối mặt với
một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió và thách thức. Hình ảnh của kẻ thù, từ bên
trong và bên ngoài, ngày càng trở nên đáng lo ngại và phức tạp hơn, khiến cho
bước đường vừa mới bắt đầu của chúng ta trở nên gian nan hơn bao giờ hết.

Đứng trước tình cảnh “Ngàn cân treo sợi tóc” Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
đã bình tĩnh và sáng suốt để xử lí nghịch cảnh phức tạp bằng những đường lối
đấu tranh cụ thể như sau:

7
Đề ra thực dân Pháp là mục tiêu đe dọa lớn nhất tới nền độc lập dân tộc, cần tập
trung nỗ lực từ vũ trang cho đến chính trị để đối phó với chúng. Đối với sự áp
lực to lớn từ quân Tưởng, Bác và Đảng đã đề ra chiến lược “ Hoa- Việt thân
thiện” nhằm giảm bớt áp lực quân số từ tưởng và tránh những rủi ro đấu tranh
không đáng có bằng việc nhượng bộ lại cho chúng một số các quyền lợi về kinh
tế. Đồng thời, Đảng ta vẫn đề ra rằng sẽ sẵn sàng đối mặt và đánh trả đối với
quân Tưởng nếu chúng có động thái nào liên quan đến nền độc lập của dân tộc

Ngày 6/3/1946 Hiệp định sơ bộ Pháp- Việt được kí kết cho phép quân đội Pháp
ra Bắc thay thế quân Trung Hoa giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản. Pháp hứa
sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân. Ngược lại, Chính
phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do
trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị
viện, quân đội và tài chính riêng. Việc kí kết hiệp định Hồ Chủ Tịch đã biết sẽ
dẫn đến một cuộc xung đột lớn, nhưng đó cũng chính là lí do cho người ấn định
được khoảng thời gian để tập trung dáo diết chuẩn bị cho kháng chiến về sau

Trong thời gian hòa hoãn, Nhà nước ta đã đẩy mạnh các hoạt động đối nội,
chống giặc dốt, xóa mù chữ cho nhân dân bằng việc đưa ra chỉ thị “Bình Dân
Học Vụ” cho tất cả mọi người học chữ quốc ngữ. Chống giặc đói, nạn đói bằng
cách áp dụng những chính sách bãi bỏ thuế thân và nhiều loại thuế vô lý phải
nộp cho nhà nước, tăng gia sản xuất cho nhân dân, lập hũ gạo tiết kiệm , chia đất
hoang cho dân làm nông

Xây dựng lại bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đảm bảo được
xây dựng để chỉ đạo thông suốt. Lan rộng đi hết khắp các khu vực trong nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “Hồ Chí Minh chỉ rõ: “các cơ quan của Chính
phủ từ toàn quốc đến các làng, đểu là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc

8
chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưối quyền
thống trị của Pháp, Nhật” . Yêu cầu tất cả các lãnh đạo phải bỏ những thói hư tật
xấu như: cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo,…

Không chỉ có mặt kinh tế và văn hóa, lực lượng vũ trang và chính trị cũng được
tăng cường, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và các tổ chức quần chúng. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền chính trị cho quần chúng nhân dân, nhằm nâng cao
tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân.

Song hành cùng với những chính sách đổi nội, Đảng ta còn đẩy mạnh những
chính sách đối ngoại, thiết lập những mối quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ và công
nhận của quốc tế đối với nền độc lập của nước ta. Các đoàn đại biểu được cử đi
nhiều nước đặc biệt các nước với nền chủ nghĩa xã hội kêu gọi sự giúp đỡ.
Không chỉ thế, đảng ta còn dùng chính sách mềm mỏng nhưng thắt chặt để đàm
phán với thực dân Anh và quân Tưởng để đẩy mạnh tập trung vào xây dựng nền
quốc phòng vững chắc.

Nhờ có khoảng thời gian hòa hoãn, nước ta cố định lại được bộ máy nhà nước,
sửa chữa những thiếu sót về kinh tế, văn hóa và chính trị. Đây cũng là thời điểm
then chốt để đưa ra những chiến lược quan trọng, nâng cao sức mạnh về vũ trang
và quân đội. Những nỗ lực đấy đã trở thành một tấm phòng thủ kiên cố cho cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giành lại nền độc lập tự do cho đất nước

9
Phần 3: Giá trị và ý nghĩa của chủ trương “Hòa để tiến”
 Giá trị

Chủ trương “Hòa để tiến” đã giúp nước ta củng cố nền độc lập chính quyền cách
mạng, giúp chính quyền non chẻ có thể giải quyết những khó khăn cả về đối nội
lẫn đối ngoại.

Thêm vào đó, cho ta có thêm thời gian xây dựng lực lượng vũ trang chính trị, sự
đoàn kết đồng lòng của quân và dân ta. Cuối cùng, đây cũng như gỡ được nút
thắt giúp nhân dân ta đồng lòng đấu tranh kháng chiến toàn dân với thực dân
Pháp trong suốt giai đoạn từ sau năm 1945 đến 1954

 Ý Nghĩa

Thông qua chủ trương “Hòa để tiến” đã thể hiện được sự tài tình, linh hoạt trong
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đã hòa hoãn tránh được những cuộc
xung đột không cần thiết. Đưa ra những bài học cho con cháu đời sau rằng Ngoại
giao chính là chìa khóa dẫn ta tới chiến thắng, giải phóng dân tộc. Thêm vào đó
ta thấy được bước đi sáng suốt của Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh

10
Tài Liệu Tham Khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB

Chính trị quốc gia - Sự thật, 2021.

2. Tư Liệu tham khảo về Việt Nam sau cách mạng tháng 8 năm
1945:https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch
%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a

11
12

You might also like