22050498_Vũ Thị Huyền Linh LSĐ (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

z

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


ĐẠI QUỐC
ĐẠI HỌC HỌC KINH TẾ NỘI
GIA HÀ
KHOA ĐẠI
TÀI HỌC
CHÍNH – NGÂN
KINH TẾ HÀNG
  – 
KHOA TÀI CHÍNH  HÀNG
NGÂN


BÀI TẬP GIỮA KỲ


CHỦ ĐỀ GIỮA KỲ
LỊCH LỊCH
MÔN: SỬ ĐẢNG CỘNGCỘNG
SỬ ĐẢNG SẢN VIỆT
SẢN NAM
VIỆT
NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Minh Thế

Đề bài: Sinh viên:hãy phân tích tại Vũ


"Anh/chị sao Thị Huyền
sau Cách Linh
mạng Tháng Tám
Mã Đảng
năm 1945, sinh viên: 22050498
lại chủ trương “Hòa để tiến”? Nêu những giá trị
Mã của
và ý nghĩa lớp học
chủ phần:
trương này đốiHIS1001
với cách mạng Việt Nam giai
đoạn 1945-1946?"

Ha Noi, 5/2024
Ha Noi, 5/2024
MỤC LỤC
Đề bài: "Anh/chị hãy phân tích tại sao sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng
lại chủ trương “Hòa để tiến”? Nêu những giá trị và ý nghĩa của chủ trương này đối
với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1946?"

BÀI LÀM
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử và
thời đại của dân tộc, đã đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam,
giúp đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân và phát xít. Điều này mở ra một kỷ
nguyên mới và đặt ra nhiều thách thức cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn từ bên
trong và bên ngoài. Trong bối cảnh này, chủ trương "Hòa để tiến" được Đảng Cộng sản
Việt Nam đưa ra nhằm duy trì ổn định và chuẩn bị cho các bước tiếp theo trong quá trình
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ trương này không chỉ là một chiến lược tạm thời mà
còn thể hiện sự khéo léo và linh hoạt của Đảng trong việc đối phó với tình hình phức tạp
sau chiến tranh.
Bài tiểu luận dưới đây nhằm phân tích lý do sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng
ta lựa chọn chủ trương “Hòa để tiến” và những giá trị và ý nghĩa của chủ trương này đối
với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1946.
1. Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Sau ngày tuyên bố độc lập, lịch sử nước Việt Nam bước sang một chặng đường mới với
nhiều thuận lợi căn bản và khó khăn chồng chất.
 Về thuận lợi:
 Quốc tế:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã trở thành tâm điểm của chủ nghĩa xã
hội. Nhiều quốc gia ở Đông và Trung Âu, nhờ sự ủng hộ và hỗ trợ của Liên Xô, đã chọn
lựa con đường phát triển theo hình thức xã hội chủ nghĩa. Phong trào giải phóng dân tộc
tại các quốc gia thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh đã trỗi dậy mạnh mẽ.
 Trong nước:
Việt Nam đã giành được độc lập và tự do; nhân dân Việt Nam, từ trạng thái nô lệ và
bị áp bức, đã trở thành chủ nhân của một chế độ dân chủ mới. Đảng Cộng sản đã trở
thành Đảng lãnh đạo cách mạng trên toàn quốc. Đặc biệt, việc xây dựng hệ thống chính
quyền cách mạng, với sự tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, ra sức phục vụ lợi
ích của Tổ quốc và nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Quân đội quốc gia và lực lượng công an, hệ
thống luật pháp của chính quyền cách mạng được khẩn trương xây dựng và phát huy vai
trò đối với cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng chế độ mới.
 Về khó khăn:
 Quốc tế:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới bước vào giai đoạn tái thiết và định hình lại
trật tự quốc tế mới. Các cường quốc như Mỹ, Liên Xô, và Anh có những toan tính riêng
trong việc phân chia ảnh hưởng toàn cầu. Đông Dương, trong đó có Việt Nam, trở thành
một vùng tranh chấp giữa các lực lượng quốc tế. Sự xuất hiện của Chiến tranh Lạnh giữa
hai khối tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đã tạo ra một bối cảnh quốc tế đầy phức
tạp và khó lường. Sự cạnh tranh giữa các cường quốc lớn trên thế giới đã tạo ra những áp
lực và cơ hội cho các quốc gia vừa giành được độc lập như Việt Nam. Cách mạng ba
nước Đông Dương nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng phải đương đầu với nhiều
bất lợi, khó khăn, thử thách hết sức to lớn và rất nghiêm trọng.
 Trong nước:
Nước ta đang đứng trước tình thế vô cùng khó khăn: vừa giành độc lập non trẻ, thù
trong giặc ngoài, tiềm lực kinh tế, quân sự còn yếu. Hệ thống chính quyền cách mạng
mới được thiết lập, còn rất non trẻ, thiếu kinh nghiệm, yếu kém về nhiều mặt; hậu quả
của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản
một nền kinh tế tế suy đồi, công nghiệp đổ vỡ, nông nghiệp bị tổn thất, và một phần lớn
đất đai bị bỏ hoang; nền tài chính, ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng; các hủ tục lạc
hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại, phần lớn nhân dân thất học, mù chữ,
nạn đói cuối năm 1944, đầu năm 1945 làm 2 triệu người dân chết đói.
Thách thức lớn nhất, nghiêm trọng nhất lúc này là âm mưu quay trở lại thống trị Việt
Nam một lần nữa của thực dân Pháp. Sau khi phát-xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh,
thực dân Pháp bám gót 1 vạn quân Anh vào miền Nam Việt Nam tước vũ khí quân Nhật,
trở lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Được sự hậu thuẫn của quân đội Anh, ngày
2/9/1945 quân Pháp đã cho nổ súng cướp đi sinh mạng của hàng chục người khi đồng
bào ta mít tinh mừng ngày độc lập ở Sài Gòn. Đến ngày 23/9/1945, Pháp chính thức tiến
công vào Sài Gòn, mở cuộc xâm lược lần thứ hai.
Ở Bắc vĩ tuyến 16, từ cuối tháng 8/1945, hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch
(Trung Hoa dân quốc) kéo 130 vào Việt Nam dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹ với danh
nghĩa quân đội Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, kéo theo là lực lượng tay sai Việt
Quốc, Việt Cách chống phá cách mạng ráo riết. Trong khi đó, trên đất nước Việt Nam
vẫn còn 6 vạn quân Nhật chưa được giải giáp.
 Tình hình đó đã đặt nền độc lập và chính quyền cách mạng non trẻ của Việt
Nam trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối phó với nạn đói,
nạn dốt và thù trong, giặc ngoài.
Đứng trước tình hình đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt, bình tĩnh xử lý
tình thế vô cùng phức tạp và khó khăn ấy, đề ra đường lối đấu tranh cụ thể. Trên cơ sở
phân tích âm mưu thủ đoạn của chúng đối với cách mạng Việt Nam, Đảng ta xác định:
quân Tưởng tìm mọi cách để tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh,
lật đổ chính quyền cách mạng. Song kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân
Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy, Đảng đã quyết định
thực hiện sách lược “Hòa để tiến” để chia rẽ, cô lập kẻ thù, giữ vững chính quyền, bảo vệ
thành quả cách mạng và đưa đất nước vượt qua khó khăn.

You might also like