Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


BÀI TẬP
ĐẠI HỌC CUỐI
QUỐC KỲ
GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA
HỌC TÀI CHÍNH
PHẦN: – NGÂN BỔ
KỸ NĂNG HÀNG
TRỢ


Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Việt Hà


TS. Trịnh Hoàng Phương
Sinh viên: Vũ Thị Huyền Linh
Mã sinh viên: 22050498
Mã lớp học phần: BSA203017

BÀI TẬP CUỐI KỲ


Ha Noi, 7/2024
NỘI DUNG
CÂU 1: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
1.1. Khái niệm
Theo từ điển Hán Việt, thuyết trình được hiểu là “trình bày một vấn đề nào đó một
cách thuyết phục”. Bản chất của quá trình thuyết trình chính là quá trình giao tiếp bằng
ngôn ngữ lời nói và phi lời nói giữa người thuyết trình và người nghe.
Kỹ năng thuyết trình: là khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng khác nhau
như giao tiếp, thuyết phục, phản biện, sử dụng ngôn từ, sử dụng phi ngôn ngữ,… cần
thiết vào quá trình trình bày, để diễn đạt vấn đề, giúp người khác dễ dàng hiểu được
nội dung muốn trình bày.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, kỹ năng thuyết trình được coi là một trong những
kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong công việc và học tập. Không chỉ những người
diễn thuyết chuyên nghiệp hay các giảng viên đại học mới cần thành thạo kỹ năng này,
mà hầu hết mọi người lao động trong các lĩnh vực khác nhau như bán hàng, tiếp thị, tư
vấn, ngân hàng, dự án, đào tạo, kinh doanh và tất cả các doanh nhân đều cần sử dụng
kỹ năng thuyết trình. Thuyết trình không chỉ đơn thuần là việc trình bày thông tin, mà
còn bao gồm việc tổ chức nội dung một cách có logic, hấp dẫn và dễ hiểu. Kỹ năng này
cũng mang lại nhiều cơ hội hơn để tạo ra những tác động tích cực trong kinh doanh và
các lĩnh vực khác trong cuộc sống của mỗi người.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong học tập và công
việc. Độ thu hút của bài thuyết trình tăng lên tương ứng với mức độ thành thạo của kỹ
năng thuyết trình. Người thuyết trình giỏi là những người nhận ra được những yếu tố
tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả của bài thuyết trình của mình. Họ có thể
điều chỉnh phương pháp thuyết trình để truyền đạt thông tin, ý tưởng và cảm xúc một
cách rõ ràng, thuyết phục và truyền cảm hứng nhất đến người nghe.

1.2. Phân loại

Dựa vào từng mục đích của người nói, chúng ta có thể phân loại thuyết trình thành 3
loại: Thuyết trình để thông báo; Thuyết trình để thuyết phục; Thuyết trình để giải trí.

 Thuyết trình để thông báo: Một bài phát biểu đầy đủ thông tin cung cấp thông
tin thực tế, ví dụ rõ ràng và có tài liệu hỗ trợ; ngoài ra, còn nhằm mục đích phát triển ý
tưởng, hoặc chỉ ra cách thức hoạt động hoặc giải pháp. Để đạt được mục đích bài
thuyết trình cần cân bằng nội dung và phần thảo luận
 Thuyết trình để thuyết phục: Một bài phát biểu thuyết phục nhằm mục đích
ảnh hưởng đến khán giả, thay đổi thái độ của họ, thuyết phục họ về một điểm cụ thể
hoặc thúc đẩy họ hành động
 Thuyết trình để giải trí: Một bài phát biểu giải trí sử dụng nhiều kỹ thuật như
hài hước, giai thoại, ví dụ và trích dẫn, đôi khi với một chủ đề cụ thể, để khán giả tận
hưởng nó. Là một diễn giả, bạn có thể quyết định kết hợp thông tin hoặc thuyết phục
các yếu tố với giải trí

Việc phân loại thuyết trình theo mục đích giúp người nói dễ dàng chuẩn bị và cấu trúc
hóa bài thuyết trình sao cho phù hợp và hiệu quả nhất đối với đối tượng tham dự và
mục đích sử dụng.

You might also like