Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Những triệu chứng hạ đường huyết nào sau đây được cho là triệu chứng thần kinh

giao cảm, lựa chọn nào sau đây là phù hợp nhất:

Bồn chồn, lo lắng, da tái nhợt, ngủ gà, lơ mơ

Đói bụng, da tái nhợt, vã mồ hôi, cáu gắt tức giận và mất tập trung

Bồn chồn, lo lắng, da tái nhợt, vã mồ hôi tay chân

Đói bụng, yếu mệt, hoa mắt chóng mặt, cáu gắt tức giận và nói lắp

Theo hướng dẫn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ về phân độ hạ đường huyết
gồm hạ đường huyết nhẹ, trung bình và nặng. Xử trí hạ đường huyết tùy thuộc vào
tình trạng tri giác, mức đường trong máu đo được và dự đoán về diễn tiến lâm sàng,
Lựa chọn nào sau đây là phù hợp:

Hạ đường huyết mức độ trung bình là khi ĐH < 54 mg/dl, bệnh nhân có triệu chứng của thần
kinh giao cảm và thần kinh trung ương, cần phải điều trị khẩn cấp bằng glucagon tiêm bắp.

Hạ đường huyết mức độ trung bình là khi ĐH < 54 mg/dl, bệnh nhân chỉ có triệu chứng của thần
kinh giao cảm và còn tỉnh táo, tiếp xúc được

Hạ đường huyết mức độ trung bình là khi ĐH < 54 mg/dl, bệnh nhân vẫn còn đủ tỉnh táo hợp tác
điều trị và tự pha sữa hoặc pha nước đường để uống với liều đậm đặc hơn so với hạ đường
huyết nhẹ.

Hạ đường huyết mức độ trung bình là khi ĐH < 54 mg/dl có triệu chứng của thần kinh giao cảm
và trung ương như đau đầu, cáu gắt và mất tập trung

Nhóm thuốc Sulfonylureas trong điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 có tác dụng kích
thích tụy tiết insulin do đó giảm đường huyết, rất được các bác sĩ ưa thích lựa chọn
hàng đầu vì giá thành rẻ, hoạt lực gây hạ đường huyết mạnh, lựa chọn nào sau đây là
phù hợp nhất:

Thuốc được chuyển hóa ở gan và thải qua thận, nên được uống sau các bữa ăn trong ngày

Thuốc có thể gây tăng cân, giúp kiểm soát tốt đường huyết nhưng lại làm tăng nguy cơ hạ
đường huyết
Thuốc được chuyển hóa ở gan nên dùng an toàn cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
mà không cần giảm liều

Thuốc chống chỉ định ở phụ nữ có thai, cho con bú, nên cho uống sau bữa ăn sáng để tránh gây
hạ đường huyết vào cuối buổi ăn trưa

Bệnh nhân nam 48 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp thành dưới. Khám thực thể ghi nhận
tần số tim 74l/phút, huyết áp 90/60 mmHg. Nghe tim không có âm thổi. Áp lực tĩnh
mạch cảnh là 16 cmH2O. Phổi trong , không nghe ran. Hãy chọn lựa điều trị phù hợp
của tình trạng huyết áp thấp này.

Bolus tĩnh mạch nước muối đẳng trương.

Truyền Norepinephrine

Truyền tĩnh mạch furosemide.

Truyền nước muối đẳng trương và sau đó truyển dobutamin nếu huyết áp vẫn còn thấp

Bệnh nhân nam, béo phì, 53 tuổi nhập viện vì hội chứng vành cấp.Tiền sử ghi nhận bị
đái tháo đường type , tăng huyết áp và hút thuốc lá 35 gói.năm. Bệnh nhân được
chụp mạch vành cho thấy bệnh một nhánh mạch vành và đã được can thiệp mạch
vành . Xét nghiệm bilan mở máu ghi nhận cholesterol toàn phần là 168 mg/dL (4.35
mmol/L); LDL cholesterol là 90 mg/dL (2.33 mmol/L); HDL cholesterol level là 32
mg/dL (0.83 mmol/L); và triglyceride là 230 mg/dL (2.6 mmol/L), Mục tiêu điều trị
LDL cholesterol tối thiểu phải dưới bao nhiêu trên bệnh nhân này?

70 mg/dL (1.8 mmol/L)

130 mg/dL (3.37 mmol/L)

100 mg/dL (2.59 mmol/L)

90 mg/dL (2.33 mmol/L)


Thời gian tối ưu cho tái tưới máu bằng tiêu sợi huyết kể từ thời điểm chẩn đoán nhồi
máu cơ tim cấp ST chênh lên bằng điện tim theo khuyến cáo ESC 2017 là trong vòng;

20 phút

120 phút

30 phút

90 phút

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp thành sau giờ thứ 18, Killip I. M:70l/phút. HA :
110/70mmHg, Bệnh nhân được điều trị với: enoxaparine, aspirine, clopidogrel,
atorvastatine, atenolol. Thuốc nào dưới đây nên cho bệnh nhân dùng thêm:

Metoprolol

Diltiazem

Lisinopril

Prasugrel

Bệnh nhân nam 35 tuổi, đã được chẩn đoán hen 10 năm, khám và điều trị liên tục với
budesonide + formoterol 200/4.5 µg sáng 1 liều chiều 1 liều hít đường miệng được 3
tháng. Trong tháng vừa qua, bệnh nhân có khoảng 4 cơn khó thở ban ngày, sử dụng
salbutamol hít khoảng 4 lần, không có cơn khó thở ban đêm. Bệnh nhân chưa phải
nhập viện lần nào vì khó thở. Ngoài cơn khó thở bệnh nhân vẫn làm việc và sinh hoạt
bình thường. Bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ nào Điều trị tiếp theo phù hợp

Giảm 50% liều thuốc trên trong 3 tháng

Tăng gấp đôi liều thuốc trên

Tiếp tục liều thuốc trên 3 tháng sau tái khám

Ngưng thuốc hít mỗi ngày, sử dụng salbutamol hít 2 liều khi khó thở
Xử trí cơn hen đe dọa tính mạng (ác tính)

Không cần sử dụng đồng vận beta 2 giao cảm tác dụng ngắn

Sử dụng corticosteroid phun khí dung qua nội khí quản

Chỉ sử dụng kháng sinh khi có tổn thương dạng phế nang trên x – quang phổi

Đặt nội khí quản và cho bệnh nhân nằm ở khoa hồi sức tích cực

Xử trí cơn hen nặng:

Bắt buộc sử dụng kháng cholinergic phun khí dung

Sử dụng kháng sinh ngay khi nhập viện

Duy trì SpO2 trong khoảng 93% - 95%

Corticosteroid uống

You might also like