Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nguyên tắc quản lý các mối quan hệ

2.1.Tại sao phải quản lý các mối quan hệ


-Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm thông qua phản hồi
của các bên quan tâm liên quan (ý 1, 4)
Ví dụ: các doanh nghiệp thường xuyên khảo sát sự hài lòng của khách hàng về chất lượng
dịch vụ, sản phẩm nhằm cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu. Sự phản hồi của cộng đồng
dân cư xung quanh và truyền thông ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
-Hài hòa lợi ích giữa các bên hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (ý 3)
Ví dụ: trong ngày 21 tháng 2 năm 2022, trong bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính về khái quát quá trình phòng chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội của Việt
Nam năm 2021 và định hướng cho giai đoạn kế tiếp cần có sự phối hợp hài hòa giữa hiệu quả
chính sách, các chuỗi cung ứng, tiếp cận theo hướng toàn cầu, đoàn kết quốc tế và phát huy
khối đại đoàn kết dân tộc. Cùng lúc đó tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước, các đối tác tiếp tục hỗ trợ Việt Nam với câu nói nổi tiếng của Thủ tướng “Lợi ích hài
hòa, rủi ro chia sẻ”.
-Đảm bảo chuỗi cung ứng duy trì mang lại sản phẩm và dịch vụ ổn định. (ý 2 nhưng sửa lại)
Ví dụ: sữa TH true milk để duy trì được chuỗi cung ứng của mình cần có sự phối hợp giữa các
bên như sau:
.Nhà cung cấp: đảm bảo độ dinh dưỡng trong sữa từ 70000 con bò sữa về độ tươi, độ acid, chỉ
tiêu vi sinh, hàm lượng kim loại nặng từ sữa bò và đảm bảo thức ăn cho bò với 150 tỷ đồng
ngô sinh khối mỗi năm.
.Nhà sản xuất: phân phối trực tiếp sản phẩm TH qua chuỗi cửa hàng bán buôn, bán lẻ, các cửa
hàng tiện lợi, siêu thị, tiệm tạp hóa, … đồng thời cũng xây dựng chuỗi hệ thống phân phối độc
quyền các sản phẩm của TH là TH True Mart do đặc thù hạn sử dụng thấp của sữa và dễ đến
tay người tiêu dùng hơn.
.Khách hàng: là đầu cuối của chuỗi cung ứng, các chính sách của TH hướng đến các tệp
khách hàng cố định như gia đình có trẻ nhỏ, người trẻ nhằm đảm bảo lượng sản phẩm của TH
luôn được tiêu thụ.
2.2.Giải pháp thực hiện nguyên tắc quản lý các mối quan hệ
-Xác định rõ các bên quan tâm liên quan và thứ tự ưu tiên cho từng đối tượng (gộp ý 1 và một
phần ý 2 của anh Hòa)
Ví dụ: các bên quan tâm liên quan trong nội bộ như nhân viên, lãnh đạo ưu tiên thực hiện mục
tiêu phát triển doanh nghiệp phát triển cùng chiến lược cụ thể và lương thưởng là hệ quả theo
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với bên quan tâm liên quan bên ngoài như pháp luật, khách hàng và các tổ chức, để phát
triển bền vững cần ưu tiên đáp ứng nhu cầu của khách hàng và luôn tuân thủ quy định pháp
luật. Đảm bảo các vấn đề môi trường và nhân đạo nhằm tạo môi trường lành mạnh để doanh
nghiệp phát triển và gia tăng giá trị xã hội cho sản phẩm-hài hòa các tổ chức phi chính trị, các
tổ chức quốc tế.
-Thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. (một phần ý 2 và 5)
Ví dụ: trong công ty Boeing năm 2020, bên công đoàn đại diện cho nhóm lao động của công
ty đàm phán với công ty về các vấn đề an ninh công việc, lương thưởng. Sau cùng cả hai đã
đạt được thỏa thuận giúp tạo lập môi trường làm việc ổn định cho người lao động, về phía
công ty đã tiếp tục giữ chân được nhân viên của mình và ngăn được một cuộc đình công.
Tại Hàn Quốc, dự án khôi phục dòng suối Cheonggyecheon là một minh họa về sự đồng lợi
đã mang lại thành công. Do ô nhiễm, năm 1958 chính quyền Seoul đã phủ bêtông dòng suối
Cheonggyecheon. Một đường trên cao dài 5,6 km, rộng 16 m được xây dựng vào năm 1976.
Như một quy luật tất yếu, giải pháp đi ngược thiên nhiên gây ra rất nhiều vấn đề nan giải cho
trung tâm Seoul. Tháng 7/2003, thị trưởng Seoul Lee Myung-Bak (sau này trở thành tổng
thống Hàn Quốc), đã có quyết định mang tính lịch sử, dỡ bỏ đường cao tốc trên cao và khôi
phục dòng suối. Dự án ban đầu bị phản đối bởi người dân và các doanh nghiệp. Chính quyền
Seoul lúc đó đã có nhiều chính sách như lập nhóm nguyên cứu, tham vấn và lắng nghe ý kiến
công chúng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng với giá đền bù hợp lý, tổ chức
đào tạo nghề lại, tạo các cơ hội kinh doanh khác ở nơi mới cho doanh nghiệp. Kết quả là dự
án được hoàn thành sau 26 tháng, với tổng chi phí 323 triệu USD, tương đương với trị giá
ngày nay là 17.000 tỷ đồng nếu tính tỷ lệ trượt giá là 4%/năm. Dự án đã thành công trong việc
cải tạo vẻ đẹp đô thị, xây dựng hệ thống đường bộ hành thân thiện môi trường, và thiết lập
được "vành đai văn hóa Cheonggyechoen", đáp ứng mục tiêu biến Seul thành thành phố "bền
vững, đáng sống, và toàn cầu". Về mặt kinh tế con suối này thu hút hơn 25 triệu du khách mỗi
năm, mang lại giá trị tương đương 20.000 tỷ won.
-Thiết lập được các hoạt động thúc đẩy hợp tác giữa các bên (ý 6)
Ví dụ: Việt Nam là một thành viên của Liên hợp quốc, để thể hiện thiện chí và làm sâu sắc
mối quan hệ hợp tác, Việt Nam đã tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa như:
Trong năm 2023, Việt Nam đã thúc đẩy hợp tác đa phương và sự gắn kết với các lĩnh vực hợp
tác chuyên môn của UNESCO, đã kỷ niệm 50 năm Công ước di sản thế giới, kỷ niệm 20 năm
Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và tổ chức Hội nghị quốc tế về phát huy vai trò
danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam dự kiến vào tháng 7/2023, với
mục tiêu biến các danh hiệu UNESCO thành trợ lực cho phát triển bền vững và nguồn cảm
hứng cho tương lai. Việt Nam tham gia đầy đủ và tích cực vào các Công ước của UNESCO
như: Công ước UNESCO về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới; Công ước
UNESCO 2003 về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; Công ước 1970 về các biện pháp cấm
buôn bán, xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa; Công ước
UNESCO 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa; Chương trình Ký ức
thế giới; Công ước UNESCO về phòng chống doping trong thể thao…

You might also like