Điều Trị Liệt VII Ngoại Biên - Đã Tối Giản

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

1

2
3
LIỆT VII NGOẠI BIÊN
NHẤT ĐĂNG CƯ SĨ

4
TỔNG QUAN
Liệt VII ngoại biên là một bệnh thường gặp trên lâm sàng.

Có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào, nhưng có tỷ lệ cao
hơn ở người đái tháo đường và phụ nữ mang thai.

Các đề tài nghiên cứu cho thấy phương pháp y học cổ truyền có
hiệu quả ưu việt và an toàn hơn so với y học hiện đại.

5
BIỂU HIỆN CƠ BẢN
1. Mờ hoặc mất nếp nhăn trán.
2. Dấu hiệu Charles Bell (+).
3. Mờ hoặc mất rãnh mũi má.
4. Miệng (nhân trung) méo sang bên lành.
5. Ăn uống rơi vãi ở bên liệt.
6. Không thổi lửa, huýt sáo được.

6
BIỂU HIỆN CẦN LƯU Ý
1. Khô mắt, giảm tiết dịch mũi và tuyến nước
bọt.
2. Tê bì hoặc dị cảm ½ mặt bên liệt.
3. Mất vị giác 2/3 trước lưỡi, nửa cùng bên
với bên liệt.
4. Ù tai (Có thể xuất hiện đau nhức vùng sau
tai 2-3 ngày trước khi biểu hiện rõ).

Dấu hiệu 2 và 3 có thể xuất hiện đơn độc hoặc là tiền triệu báo trước của việc
mắc liệt VII ngoại biên.

7
PHÂN BIỆT
LIỆT VII NGOẠI BIÊN LIỆT VII TRUNG ƯƠNG
Nguyên nhân Lạnh, bệnh của tai, chấn thương vỡ Tai biến mạch máu não, u não, áp xe não
xương đá, viêm nhiễm, khối u chèn ép

Vị trí tổn thương Từ nhân trở xuống Trên nhân


Vị trí liệt Liệt ½ mặt cùng bên tổn thương Liệt ¼ mặt dưới đối bên tổn thương
Charles Bell (+) (-)
Liệt ½ người Có thể đi kèm liệt ½ người đối bên Thường đi kèm liệt ½ người cùng bên
Tiến triển và tiên lượng Có thể khỏi hoặc để lại di chứng, nếu Có thể khỏi hoặc để lại di chứng, nhưng
nặng có thể chuyển sang liệt cứng không tiến triển co cứng các cơ

8
PHÂN BIỆT

9
NGUYÊN NHÂN
1. Do lạnh. (chênh lệch nhiệt độ đột ngột)
2. Do nhiễm trùng (viêm tai giữa, xương chũm, Virus Herpes simplex loại 1,
Varicella – zoster…)
3. Do chấn thương (phẫu thuật) vùng đầu mặt, nhổ răng.
4. Khác (u vùng đầu mặt, bệnh tự miễn, thuốc, bẩm sinh…)

Nên làm điện cơ để đánh giá mức độ tổn thương làm giảm dẫn truyền thần
kinh – giảm trên 60% so với bên lành. (đặc biệt trên những bệnh nhân mắc
bệnh thời gian dài điều trị nhiều nơi không hoặc kém hiệu quả)

10
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH
Bao gồm 4 giai đoạn:
- Cấp: trong vòng 1 tuần sau khởi phát.
- Bán cấp: 1-3 tuần sau khởi phát.
- Phục hồi: 3 tuần đến 6 tháng.
- Di chứng: sau 6 tháng.

+ Khoảng 80% người bệnh hồi phục trong vài tuần hay vài tháng (1 tuần tự khỏi?)
+ Nhiều bệnh nhân trong 1 tháng đầu tiên càng điều trị càng nặng (càng muộn càng kém).
+ Có tài liệu báo cáo tổn thương thần kinh ngoại biên sau 9 tháng không còn khả năng hồi phục.
11
Nguyên tắc điều trị bằng y học hiện đại
Thuốc Khuyến cáo Liều dùng
Corticosteroid Bắt đầu càng sớm càng tốt Prednisone 60mg/ngày trong
sau khi xuất hiện triệu 5 ngày đầu và sau đó giảm
chứng (<72 giờ). 10mg/ngày trong 5 ngày tiếp
theo. Liều duy nhất hàng
ngày vào buổi sáng.
Kháng Virus Dùng kết hợp với Acyclovir 800mg x 5 lần/ngày
corticosteroid trong trường trong 10 ngày hoặc
hợp liệt nặng hoặc hội Valacyclovir 1000mg x 3
chứng Ramsay – Hunt. lần/ngày trong 5-7 ngày.
Vit 3B
12
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO YHCT
Thường thấy trong giáo trình tại VN:
1. Phong hàn phạm kinh lạc (Do lạnh).
2. Phong nhiệt phạm kinh lạc (Nhiễm trùng).
3. Khí trệ huyết ứ kinh lạc (Sang chấn).

13
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO YHCT
1. Biện chứng theo nguyên nhân gây bệnh: Phong hàn tập lạc; Phong nhiệt
tập biểu; Phong đàm trở lạc.
2. Biện chứng theo kinh lạc: Kinh thiếu dương (giao giữa dương minh và
thái dương); Kinh dương minh (Đa khí đa huyết, trị uỷ độc cử dương minh);
Mạch đốc (dương mạch chi hải).
3. Biện chứng theo khí huyết: Khí hư huyết ứ (khí hư thì huyết hành không
thông, trở trệ kinh lạc); Khí huyết bất túc.
4. Biện chứng theo tạng phủ: Tỳ Vị là hậu thiên chi bản, nguồn sinh hoá của
khí huyết; Can Đởm nền thể chất dương thịnh, ngoại tà nhập lý theo dương
hoá nhiệt, nhập kinh can đởm hoá thành thấp nhiệt.

14
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH THEO YHCT
1. Giai đoạn cấp tính
Giai đoạn cấp tính là phát bệnh trong vòng 2 tuần.
Trong giai đoạn này nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của tây y, bao gồm kháng virus,
dinh dưỡng thần kinh, kháng viêm… Trong trường hợp không chống chỉ định, nên trong
3 ngày đầu tiên khi phát bệnh, sử dụng corticoid càng sớm càng tốt, đồng thời tuân thủ
quy tắc giảm lượng dần dần, từ đó bảo vệ thần kinh, giảm thiểu biến chứng, tránh để lại
hậu di chứng.
Thực chất trong giai đoạn cấp này, bệnh nhân cho dù không châm cứu thì cũng xuất
hiện triệu chứng mắt lệch mồm méo nặng thêm. Thế nên trên nền quy chuẩn điều trị
tây y cơ sở, bệnh nhân cần được tiến hành châm sớm nhất có thể, khi chọn huyệt nên ít
mà tinh, thủ pháp cần nhẹ nhàng. Trị lấy sơ phong, tán hàn, hoạt huyết, thông lạc làm
chủ, đồng thời căn cứ theo tính chất bệnh tà chọn huyệt, phong nhiệt lấy Đại chuỳ
(Khúc trì?) ; phong hàn lấy Phong trì, Hợp cốc; can phong nội động lấy Thái xung.
15
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH THEO YHCT
2. Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn hồi phục từ sau phát bệnh 2 tuần đến 3 tháng, chứng trạng mắt lệch
mồm méo vào giai đoạn ổn định, lâm sàng thường biểu hiện cơ mặt giãn lỏng
không co. Sau thời kỳ cấp tính chính tà tương tranh, tà khí dần đi, chính khí hao
tổn, kinh khí bất lợi, mạch lạc không thông, kinh cân thất dụng, cơ nhục vùng
mặt không được nuôi dưỡng, yếu liệt bất dụng, nên thấy giãn lỏng không co.
Trong giai đoạn này, cần hoạt huyết hoá ứ đồng thời bồi bổ tỳ vị, nuôi dưỡng
cân cơ. Nên sử dụng điện châm sóng đoạn tục để kích thích cơ mặt kéo nâng;
đồng thời căn cứ định khu công năng vỏ não bên lành và bên bệnh tiến hành thủ
pháp đầu châm. Giai đoạn này nếu xuất hiện tình trạng chính hư tà luyến, chọn
thêm Túc tam lý, Quan nguyên bổ ích hậu thiên chi bản.

16
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH THEO YHCT
3. Giai đoạn hậu di chứng
Giai đoạn hậu di chứng là sau 3 tháng phát bệnh mắt lệch mồm méo vẫn chưa
hoàn toàn hồi phục. Nếu giai đoạn này bệnh nhân vẫn chưa có biểu hiện hậu di
chứng như co rút cơ mặt thứ phát, co kéo ngược về bên liệt, co giật cơ… thì
phương án điều trị vẫn như giai đoạn hồi phục. Do điều trị lâu ngày không hiệu
quả gây ảnh hưởng thẩm mĩ và khó chịu cho bệnh nhân, có thể xuất hiện
những đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm hay hội chứng nước mắt cá sấu…
Lâm sàng cần hết chú trọng điều thần cho bệnh nhân, <Linh khu – Cửu châm
thập nhị nguyên> nói: “Trị bất điều thần, đó là sai sót của người thầy thuốc”. Có
thể dùng thủ pháp đầu châm tăng cường tại huyệt Bách hội, Ninh thần (trung
điểm giữa Bách hội và Thần đình) nhằm hồi phục khí huyết, an thần chỉ kính.

17
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH THEO YHCT
3. Giai đoạn hậu di chứng
<Linh khu – Quan châm> nói: “Cự thích giả, trái lấy phải, phải lấy trái”. <Tố vấn –
Liêu thích luận> nói: “Tà khách ở kinh, trái thịnh thì phải bệnh, phải thịnh thì trái
bệnh, cũng có trường hợp luân chuyển, trái bệnh chưa hết mà mạch phải bệnh
trước, bệnh nhân đó, phải dùng Cự thích, phải trúng đúng kinh, không phải lạc
mạch”.
Giai đoạn hậu di chứng do bệnh tình kéo dài không khỏi, hao tổn âm huyết, dễ gây
hư phong nội động, huyết không vinh lạc, cân mạch thất dưỡng. Khi đó tiếp tục
châm vào các huyệt vùng mặt bên bệnh, sợ càng làm tổn khí thương huyết, sẽ
làm cho chứng trạng cơ mặt co rút càng thêm nghiêm trọng, do đó sử dụng
phương pháp Cự thích các huyệt bên lành kết hợp lấy huyệt thuộc kinh ở xa, thể
hiện tác dụng quan trọng của kinh lạc biện chứng trong điều trị giai đoạn này.

18
NGUYÊN TẮC
Nếu có viêm nhiễm thì phải hết viêm nhiễm mới bắt đầu hồi
phục.
Nếu do sang chấn đứt dây thần kinh thì chỉ có thể ngoại khoa
can thiệp, còn nếu chỉ do xung huyết chèn ép thì sau khi huyết
khối tan đi sẽ hồi phục hoàn toàn.
Nên ghi nhớ mốc bao Myelin của thần kinh ngoại biên bắt đầu
hồi phục sau 1 tháng.

19
PHƯƠNG PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC
1. DAY HUYỆT Ế PHONG
Trường hợp bệnh nhân khoé miệng xệ xuống, mí
mắt nhắm không kín, trước khi tiến hành châm kim
nên xoa ấn huyệt Ế phong (dùng bụng ngón tay ấn
điểm 3-5 phút), lực ấn từ nhẹ đến mạnh tạo ra cảm
giác tê tức, vùng tai xung huyết là tốt nhất. Sau khi
ấn xong dặn bệnh nhân lập tức chủ động tiến hành
vận động các cơ biểu cảm yếu liệt, một số bệnh
nhân sau khi xoa ấn lập tức xuất hiện nếp nhăn trán
và khoé miệng nhấc lên, so với trước khi ấn cải thiện
rõ rệt.

20
2. CHÂM KÍCH THÍCH XUYÊN SỌ
Nên châm Bách hội vì nó đứng đầu các huyệt,
đồng thời xuyên suốt trong quá trình điều trị ở
tất cả các giai đoạn. Dùng thủ pháp châm lặp
lại qua sọ, yêu cầu cần đạt tần suất vê kim 200
lần/phút, thời gian từ 3-5 phút, kèm kết hợp
thủ pháp mổ cò, đảm bảo kích thích đủ thời
gian, tần suất và cường độ. Huyệt có tác dụng
điều chỉnh 2 chiều co và giãn cơ, một số bệnh
nhân sau khi thao tác xong lập tức cảm thấy cơ
vùng mặt đỡ co cứng hoặc cơ hoạt động có cải
thiện.

21
3. ĐẦU CHÂM
Kích thích 2/5 dưới vùng trung khu vận động hoặc cảm giác.

22
4. CHÂM THEO CHÍNH KINH
- Các huyệt thường dùng: Tình minh, Toản trúc, Dương bạch, Ngư yêu, Ty trúc
không, Đồng tử liêu, Thái dương, Nghênh hương, Địa thương, Giáp xa, Nhân trung,
Thừa tương, Hạ quan, Quyền liêu, Ế phong.
- Các huyệt bổ sung: Tứ bạch, Khiên chính, Khẩu hoà liêu, Bách hội, Thần đình.
- Huyệt ở xa: Hợp cốc đối bên (diện khẩu hợp cốc thu hoặc cả 2 bên), Thái xung 2
bên, Túc tam lý 2 bên, Tam âm giao 2 bên.

Hoạt huyết thêm Huyết hải.


Yếu liệt thêm Túc tam lý, Thượng cự hư (Trị uỷ độc cử dương minh).
Có dấu hiệu co cơ châm tả Dương lăng tuyền (Hội của cân)

23
4. CHÂM THEO CHÍNH KINH
HUYỆT KHIÊN CHÍNH
Vị trí: trước dái tai 0,5 -1 thốn.
Giải phẫu: trong cơ nhai cắn, dưới da có ống
tuyến mang tai; có phân nhánh động, tĩnh
mạch cơ cắn; phân bố có phân nhánh thần
kinh tai lớn, nhánh má thần kinh mặt, thần
kinh cơ cắn.

HUYỆT TAM DƯƠNG LẠC


Giao của 3 đường kinh dương, đo từ Ngoại
quan lên 2 thốn.
24
HUYỆT KHIÊN CHÍNH

25
4. CHÂM THEO CHÍNH KINH

26
5. CỰ THÍCH
Kinh khí tuần hành trong 12 đường kinh mạch, như vòng không mối, khí huyết
trên dưới thông suốt với nhau, cũng có thể hỗ thông trái phải, là cơ sở lý luận
của pháp Cự thích. Giai đoạn hậu di chứng chính khí hư suy, không nên tiếp tục
châm cục bộ bên liệt, châm kinh mạch và các huyệt tương ứng bên lành, như
Hạ quan, Nghênh hương, kết nối khí huyết toàn thân, phục hồi hư tổn, đạt
được tác dụng điều hoà âm dương, cải thiện co rút của mí mắt, khoé miệng.

Châm bên lành các huyệt: Toản trúc – Tình minh, Dương bạch – Ngư yêu, Ty
trúc không (Đồng tử liêu) – Thái dương, Địa thương – Giáp xa.
Gia giảm: Hợp cốc 2 bên, Huyết hải 2 bên, Túc tam lý, Thượng cự hư cùng bên.

27
6. ĐIỆN CHÂM
Giai đoạn cấp tính đã có thể sử dụng điện châm điều trị, nhưng cường độ điện cần
nhỏ. Dùng sóng đoạn tục nối huyệt Dương bạch và Toản trúc, Nghênh hương và Địa
thương, quan sát mức độ co rút của cơ mặt bên bệnh, đồng thời tăng dần cường độ
thật chậm, khiến cho khoé miệng và cơ trán bên liệt co rút nhẹ, khoé miệng hơi nâng
lên là được. Thời kỳ hồi phục, chọn huyệt và loại sóng vẫn như cấp tính, cường độ lấy
ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân làm chuẩn. Giai đoạn hậu di chứng do phát sinh cơ
mặt co rút, dùng thủ pháp đầu châm lặp lại xuyên sọ huyệt Suất cốc thấu Giác tôn,
đồng thời nối điện châm xuyên vùng 1/5 dưới định khu vận động (sóng liên tục, tần
số <30Hz), mỗi lần lưu kim 30~40 phút, có thể giảm bớt chứng trạng lặp đi lặp lại như
cơ mặt co rút, co ngược bên liệt…
Theo quan điểm cá nhân thì nên mắc theo nhóm cơ nhằm mục đích rõ ràng: Dương
bạch – Ngư yêu, Nghênh hương – Địa thương, Nhân trung (Thừa tương) – Giáp xa, Giáp
xa – Hạ quan, Địa thương – Khiên chính.

28
Cơ nhục bị bệnh Chứng trạng lâm sàng Biện cơ chọn huyệt

Cơ chẩm trán Nhăn trán khó khăn, mờ hoặc mất nếp nhăn trán Dương bạch

Cơ cau mày Cau mày khó khăn Ấn đường

Cơ vòng mi vùng ổ mắt, mí mắt Nháy mắt, nhắm mắt khó khăn Ngư yêu hoặc Thượng minh, Thừa khấp

Cơ vòng mi vùng tuyến lệ Chảy nước mắt không ngừng Tình minh

CÁC
Cơ mũi, cơ nâng môi trên Mờ hoặc mất rãnh mũi má, môi trên xệ xuống Nghênh hương

Cơ vòng môi Ngậm miệng lộ răng *Liệt mặt I

NHÓM Cơ cười Góc miệng co vào trong hơn so với bên lành Địa thương

CƠ: Cơ trán, cơ nâng góc miệng Góc miệng xệ xuống so với bên lành Quyền liêu, Địa thương xuyên Cự liêu

Cơ hạ góc miệng, cơ hạ môi dưới Góc miệng nhếch lên so với bên lành **Liệt mặt II, Liệt mặt I xuyên Thừa tương

Cơ mút, cơ cắn Nhai cắn, hút mút khó khăn và góc miệng rò nước Giáp xa xuyên Địa thương

Cơ vòng môi, cơ nâng môi trên Rãnh Nhân trung vẹo lệch Thủy câu xuyên Khẩu hòa liêu

Cơ cằm Vùng cằm vẹo lệch Thừa tương xuyên Giáp thừa tương

29
7. THUỶ CHÂM
Sau khi dây thần kinh bị tổn thương thời gian dài không hồi phục, nếu sử dụng các huyệt ở xa đạt
đến vùng cơ mặt tổn thương, thông qua giải phẫu nên lựa chọn những huyệt Ế phong, Thái
dương, Quyền liêu, Địa thương làm điểm tiêm, sau khi châm cứu thường quy có thể tiêm các
thuốc dinh dưỡng thần kinh vào vị trí đó.

30
8. PHÓNG HUYẾT – MAI HOA CHÂM (GIÁC HƠI)
Ngoài ra, chích máu trong miệng hiệu quả càng nhanh. Cho bệnh nhân há miệng, phía trong
miệng nơi hợp lại của môi trong có 1 đường thẳng màu trắng, có người không, không cứ châm
vài kim phía môi trong hợp lại là được. Nên châm bên bệnh, nhưng theo đánh giá châm 2 bên
hiệu quả đều như nhau. Nếu châm luân phiên 2 bên, thì cách 3 ngày châm 1 lần, nếu chỉ châm 1
bên, thì 5-7 ngày châm 1 lần.
Khi méo mồm, gốc tai thường hay đau, do chèn ép vào dây thần kinh, nếu không biết hoặc
không dám phóng huyết trong mồm, có thể chích máu huyệt Nhĩ tiêm hoặc lưng tai (nên chọn
huyệt Ế phong, có thể kèm giác hơi). Phóng huyết điều trị méo mồm là phương pháp đặc hiệu
nhất, rất nhiều người không dùng hào châm, chỉ chích máu 2-3 lần đã khỏi. (Phương pháp này
khá hay nếu để dùng cho trẻ nhỏ 1-2 tuổi vẫn được, không cần lưu kim hay châm cục bộ rất
tiện).
Nếu chích thì nên dùng nước muối sinh lý pha loãng với cồn betadin để xúc miệng sát khuẩn
cho bệnh nhân, trường hợp máu chảy nhiều có thể để hết máu ứ ở lạc máu, rồi dùng bông cồn
betadin để cầm máu sẽ hiệu quả và an toàn hơn

31
9. CỨU NGẢI
Ngoài ra phương pháp dùng điếu ngải cứu huyệt Địa thương,
Giáp xa khiến cục bộ có cảm giác ấm nóng cũng đạt hiệu quả tốt
ÔN CHÂM nên sờ tay xem kim có nóng không.
Hạn chế do khói và thiếu nhân lực làm việc.
- Phương pháp nhiệt mẫn cứu.

CHIẾU ĐÈN trung tần (tránh dùng hồng ngoại).

32
10. ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT
Lâm sàng lựa chọn các huyệt trong Đổng thị kỳ huyệt:
1. Chích máu khoang miệng đặc biệt hiệu quả.
2. Trắc tam lý, Trắc hạ tam lý.
3. Hạ tuyền, Trung tuyền.
4. Nhất trọng, Nhị trọng.
5. Linh cốt.
Huyệt đặc hiệu 12 đường kinh: Thượng cự hư, Túc tam lý đảo mã. Hợp cốc, Thái xung.
Đổng lão điều trị khẩu nhãn oa tà thường dùng nhất là 3 trọng hoặc 9 lý (đều bên lành), có lúc dùng Trắc
tam lý, Trắc hạ tam lý, hiệu quả cũng không tệ. (Chích máu tứ hoa ngoại nếu có, Phong thị, Tứ mã).
Trắc tam lý, Trắc hạ tam lý là châm hướng về phía kinh dương minh, khoảng đến vị trí của huyệt Thượng
cự hư, Túc tam lý. Vương Duy Kiệt phát triển thành 2 kim đặc hiệu méo mồm, gọi tắt “Oai 2 châm”.

33
10. ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT
<Linh khu – Kinh cân> nói: “Túc chi dương minh… cân cấp tắc
khẩu tự vi tịch”. Do đó Vương thị dùng Thượng cự hư, Túc tam
lý làm trị liệu đầu tay, 2 huyệt đều nằm trên kinh vị, vòng quang
ngoài miệng có kinh vị và đại trường, Thượng cự hư là hạ hợp
huyệt của đại trường, thấu qua đại trường thông với can, không
những có thể trị kinh đại trường còn trị được kinh can. Do kinh
can đi bên trong miệng 1 vòng, Thái xung cũng là 1 huyệt đặc
hiệu để trị méo mồm, <Bách chứng phú> nói: “Thái xung tả môi
méo để nhanh khỏi”. Như vậy Vương thị dùng pháp trị Thái xung
của cổ nhân, nhưng sử dụng là Thượng cự hư và Túc tam lý.

34
10. ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT
Nguyên tắc sử dụng 2 huyệt trên:
1. Độ sâu: cần châm sâu đến khoảng 2 thốn. Bí mật không truyền của châm cứu là độ
sâu, Túc tam lý châm đến thiên bộ 5 phân – 1 thốn trị đau đùi chân. Châm đến nhân bộ
1-1,5 thốn, trị bệnh ruột bụng dưới. Châm 1,5-2 thốn trị bệnh dạ dày, tim phổi, là châm
đặc hiệu trị bệnh tim khí suyễn… Châm đến địa bô trên 2 thốn, trị bệnh đầu mặt, méo
mồm, châm đến 2-2,5 thốn càng tốt.
2. Hướng kim: cần châm ngược góc 45 độ. Kinh túc dương minh từ đầu đến chân,
hướng kim cần đi từ dưới chéo lên trên 45 độ. Do là góc châm nghiêng, độ sau ở trong
cả tầng cơ, vào kim được 2,5 thốn, thực tế độ sâu chỉ khoảng 2 thốn.
3. Lưu kim: ít nhất là 60 phút, lưu kim đến 90 phút càng tốt. Do vòng tuần hoàn là
khoảng 30 phút, nếu lưu kim trên 60 phút, bệnh nhân có thể thấy miệng môi có cảm
giác kéo động. Nếu lưu đủ 90 phút, thế là tốt nhất, có thể trong 4-5 lần khỏi hoàn toàn.

35
10. ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT
Nguyên tắc sử dụng 2 huyệt trên:
4. Châm pháp: dùng động khí châm pháp, cần vận động vùng bị bệnh, có thể cho bệnh
nhân nhai kéo cao su, nếu lần đầu không có kẹo, hướng dẫn bệnh nhân cắn không, lần 2
thì nhai, liên tục vài ngày, rất nhanh thấy miệng cải thiện.
5. Tiến độ: bệnh nhân huýt sáo được là đỡ hơn 1 nửa, sau đó mắt nhắm kín hoàn toàn,
thế là hồi phục tốt. Có lúc bệnh nhân mắt còn hở thì nhớ “Diện khẩu Hợp cốc thu”, lúc
này châm huyệt Hợp cốc bên đối diện, 1 bên vê kim, 1 bên nói bệnh nhân nhắm mắt,
rất nhanh bệnh nhân sẽ nhắm kín.
6. Tần suất: châm càng sớm càng tốt, thường mới bị châm liên tục trong 6 ngày là khỏi,
tốt thì khoảng 4 ngày, nếu 1 tuần châm 2 lần, thì cần 8-10 lần, 4-5 tuần mới khỏi, thế
nên châm liên tục hiệu quả hơn.

36
11. KHÁC
- NHĨ CHÂM.
- CẤY CHỈ.
- CHÂM CỨU BÌNH HOÀNH.
- CẬN TAM CHÂM.
- HOẢ CHÂM: Ngoài ra với bệnh nhân lâu ngày, thể khó điều trị, có thể dùng hoả
châm các huyệt vùng mặt để điều trị.
Chú ý: trong 7 ngày đầu khi châm các huyệt vùng mặt không nên châm sâu,
tránh dẫn ngoại tà vào sâu trong, ảnh hưởng đến hồi phục. Tình trạng bệnh
vượt quá 7 ngày, có thể châm sâu dần để tăng kích thích. Những ngày đầu cũng
chú ý dùng điện châm, tránh gây cường độ cao, gây co rút các cơ vùng mặt.
37
12. TỰ XOA BÓP
1. Thả lỏng, quan sát kỹ mặt mình trước gương.
2. Xoa bóp nhẹ nhàng 1 vòng các cơ quanh mặt khoảng 5 vòng.
3. Day huyệt Ế phong phía sau tai trong vòng 3 phút.
4. Mờ hoặc mất nếp nhăn trán
- Tập nhấc lông mày, nhăn trán. (có thể dùng tay hỗ trợ nếu cần)
- Tập cau mày.
5. Mắt nhắm không kín.
- Nhìn xuống dưới, mát xa nhẹ mí mắt cho nhắm kín 150-200 lần.
- Lấy tay đối diện còn lại kéo lên dọc hết cung lông mày để thư giãn cơ.
- Thay phiên mở to mắt và nhẹ nhàng đóng lại.

38
12. TỰ XOA BÓP
6. Mờ hoặc mất rãnh mũi má
- Tập nhăn mũi (có thể dùng tay hỗ trợ nếu cần).
- Phồng má và thổi hơi ra từ từ, làm 10 lần.
7. Miệng méo sang bên
- Để 2 ngón tay và vuốt sang bên liệt khoảng 150-200 lần.
- Mở miệng cười lộ răng ra, sau đó thả lỏng (có thể dùng tay hỗ trợ nếu cần)
- Chu môi nhẹ nhàng để thư giãn.
- Thử nâng khoé mỗi từng bên một.
- Tập phát âm các âm : B, P, U, I, A.

39
HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
TỰ XOA BÓP TẬP LUYỆN

40
DÙNG THUỐC
1. KHIÊN CHÍNH TÁN
Xuất xứ: <Dương thị gia tàng phương – Chư phong – Trúng phong phương>.
Phương: Bạch phụ tử, Bạch cương tàm, Toàn yết (bỏ độc, lượng bằng nhau,
cùng dùng sống). Các vị trên tán bột, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần, hoà cùng
rượu nóng, uống bất kỳ lúc nào; cũng có thể sắc thuốc uống ngày 2 lần.
Tễ lượng thường dùng: Bạch phụ tử 10g, Bạch cương tàm 10g, Toàn yết 3-
10g.
Công dụng: Khứ phong hoá đàm chỉ kính.
Chủ trị trúng phong kinh lạc vùng đầu mặt, gây ra mắt lệch mồm méo.

41
DÙNG THUỐC
2. TỪ THỊ DIỆN THAN PHƯƠNG
Phương: Hoàng kỳ sống 30g, Đương quy 20g, Bạch thược 30g, Cam
thảo 10g, Toàn yết 3-8g, Ngô công 1-2 con (bỏ đầu chân).
Trong bài Hoàng kỳ bổ khí cố biểu là quân dược. Đương quy bổ huyết
hoạt huyết, phối hợp với Hoàng kỳ thành Đương quy bổ huyết thang,
có tác dụng dưỡng huyết bổ huyết; Bạch thược vị chua nhu can, cùng
Đương quy để dưỡng huyết hoạt lạc, là thần dược. Ngô công, Toàn
yết khu phong thông lạc giải kính, là tá dược. Cam thảo hoà trung
hoãn cấp, điều hoà chư dược, đồng thời hoãn giải độc tính của nhóm
thuốc côn trùng, làm sứ dược.
42
DÙNG THUỐC
3. Ôn đởm thang + Thiên ma tứ trùng ẩm gia giảm.
Thiên ma 20g, Cương tàm 30g, Toàn yết 6g, Địa long 10g, Ngô
công (bỏ đầu chân) 1 con, Trần bì 10g, Pháp bán hạ 10g, Trúc
nhự 10g, Chỉ thực 10g, Phục linh 15g, Cam thảo 10g, Cúc hoa
10g. 20 thang, sắc thuốc uống.

43
DÙNG THUỐC
CÁC BÀI THUỐC KHÁC TỪ CHỨNG GIA GIẢM:
- Quế chi thang.
- Đại tần giao thang.
- Bổ dương hoàn ngũ thang.
- Tứ vật đào hồng thang.
- Bát trân thang.
- Ngọc bình phong tán.

Nếu có viêm nên gia giảm thêm các vị: Kim ngân hoa 10g, Bồ công anh 20g, Thổ phục linh 30g, Ké
đầu ngựa 12g.
Đưa thuốc lên đầu mặt nên dùng Xuyên khung 12g, Hồng hoa 3-10g.

44
TÓM TẮT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU
- Tiến hành châm càng sớm hiệu quả càng tốt.
- Nhiều phương pháp kết hợp thì hiệu quả tốt hơn phương pháp đơn lẻ hay truyền thống.
- Châm theo giai đoạn phù hợp hiệu quả cao hơn châm thường quy.
- Châm Cự thích bên đối diện hiệu quả hơn châm bên liệt (cả giai đoạn cấp và hồi phục, chủ đạo
trong giai đoạn hậu di chứng).
- Châm theo giai đoạn Cự thích khi cấp, sau đó châm bên liệt khi hồi phục hiệu quả hơn châm Cự
thích hay truyền thống trong 2 giai đoạn.
- Cách dùng Corticoid: Prednisone Acetate 30 mg/d, chia sáng trưa tối uống 3 lần; ngày thứ 6 đổi
thành 20mg/d, chia sáng trưa uống 2 lần; ngày thứ 8, thứ 9 10mg/d, ngày thứ 10 5mg/d, sáng
dậy uống 1 lần, tổng cộng dùng thuốc 10 ngày.
- Đa số một liệu trình kéo dài từ 5-10 ngày, làm liên tục từ 3-4 liệu trình hoặc có thể nghỉ giãn
cách giữa mỗi liệu trình 2 ngày. Tổng thời gian khoảng 1 tháng, các kết quả đề tài đều đạt trên
90%.

45
DẶN DÒ BỆNH NHÂN
- Chăm chỉ tập luyện.
- Giữ ấm, tránh gió quạt, điều hoà,
- Nên đeo kính đi ra ngoài, thường xuyên nhỏ mắt bằng nước
muối sinh lý.
- Nên đeo khẩu trang, vệ sinh răng miệng sạch sẽ (do cơ cắn
yếu gây tồn đọng thức ăn).
- Tránh ăn đồ cay nóng, sống lạnh.
- Tình chí thư thái, ngủ nghỉ điều độ.
46
TIÊN LƯỢNG
1. Dựa vào thủ pháp
Sau khi tác động Bách hội, lập tức cải thiện triệu chứng thì dự hậu tốt; Xoa
ấn vùng huyệt Ế phong, nếu vùng tai xung huyết, cơ vận động cải thiện thì
dự hậu tốt; khi sử dụng điện châm, khoé miệng và cơ trán bên liệt nhấc lên,
thì dự hậu tốt.
2. Theo bộ vị tổn thương
Bộ vị tổn thương càng cao hiệu quả càng kém. Nếu xuất hiện các triệu chứng
lâm sàng như mụn nhọt vùng ống tai ngoài, giảm vị giác vùng 2/3 trước lưỡi,
thính giác kích thích, các tuyến phân tiết gặp trở ngại… các triệu chứng càng
nhiều thì tiên lượng càng kém, tỉ lệ lưu lại hậu di chứng càng cao.

47
TIÊN LƯỢNG
3. Loại bệnh
Loại liệt dây VII dần tiến triển: nếu như các chứng trạng mắt lệch
mồm méo giai đoạn cấp tính ngày càng nghiêm trọng, trong vòng 1
tuần liệt hoàn toàn, thì tiên lượng kém, thời gian điều trị kéo dài;
Loại liệt VII đột ngột: giai đoạn cấp tính vừa phát bệnh đã liệt cơ mặt
rất nặng, thậm chí hoàn toàn, thì tiên lượng không tốt; Loại liệt VII
ổn định: lâm sàng biểu hiện nhẹ nông, vẫn bảo tồn được một phần
công năng thần kinh mặt, chứng trạng ổn định, cơ mặt bên liệt
không có dấu hiệu tăng dần, quá trình bệnh ngắn, tiên lượng tốt.

48
DÙNG MÁY ĐIỆN ĐÁNH GIÁ:
Giáo sư Trương Nhân căn cứ kết cấu giải phẫu thần kinh mặt, tổng kết ra một phương
pháp đơn giản phân biệt liệt mặt khó trị, tức lựa chọn 4 huyệt Khiên chính, Toản trúc,
Tứ bạch, Giáp thừa tương bên bệnh, phân biệt dùng hào châm kích cỡ 0,25mmx40mm
châm vào, trong đó huyệt Khiên chính châm thẳng, khiến cảm giác châm lan đến vùng
mặt má; Toản trúc hướng xuống châm ngang (về phía Tình minh); Tứ bạch châm thẳng;
Giáp thừa tương châm nghiêng về phía huyệt Giáp xa, châm sâu khoảng 15-25mm.
Dùng máy điện châm G6805, một đầu nối với huyệt Khiên chính, đầu còn lại lần lượt nối
với 3 huyệt trên, dùng sóng thưa dày, tần số 2Hz/100Hz, cường độ tăng mạnh dần,
quan sát vùng cơ xung quanh các huyệt có xuất hiện máy động đồng bộ không, nếu
theo tần số điện châm xuất hiện co cơ rõ ràng có quy luật, đa số trong thời gian ngắn có
thể dễ dàng hồi phục, thường sẽ không phát triển thành liệt mặt khó trị; nếu người
bệnh cảm thấy điện kích thích nhưng cơ cục bộ không thấy máy động hoặc co cơ cực kỳ
yếu ớt, thường sẽ khó hồi phục, dễ phát triển thành liệt mặt khó trị, cần phải chú ý hơn,
tránh bỏ lỡ thời kỳ tốt nhất để điều trị.

49
CA LÂM SÀNG 1

50
CA LÂM SÀNG 1
Bệnh nhân nữ ngoài 30, mang thai tháng thứ 7, trước khi phát bệnh có cảm giác đau
nhức vùng sau xương chũm khoảng 2-3 ngày, trưa ngày thứ 3 đi làm thì xuất hiện mắt
trái nhắm không kín miệng méo sang phải. Đi khám tây y bác sĩ không dám xử lý nên
"giới thiệu" sang yhct điều trị. Viện yhct yêu cầu phải ký giấy cam đoan tự chịu trách
nhiệm vì mang thai tuần muộn. Bệnh nhân đành tìm đến 2 phòng khám yhct để điều trị,
được 3 tuần triệu chứng không cải thiện và có xu hướng nặng lên. Trong đó có 1 phòng
khám điện châm vùng mặt và châm cả huyệt Hợp cốc 10 ngày.
Đến phòng khám mình do có học viên giới thiệu trong tình trạng, mắt trái khi cố nhắm
hở hơn nửa con ngươi, miệng lệch sang phải nhìn rõ cả khi thả lỏng, nhe răng méo
nhiều, ăn uống có rơi vãi. Ngoài ra bệnh nhân khô mắt, đau nửa đầu, ù tai nghe thấy
mạch đập trước tai, mất vị giác 2/3 trước lưỡi trái, ăn ngủ kém.
Với tiền sử như trên mình khám và tư vấn cho bệnh nhân có thể điều trị ổn trong vòng
2 tháng.

51
CA LÂM SÀNG 1
Xoa bóp vùng mặt + Phương pháp châm: Chính kinh, Cự thích (châm bên lành), Đầu
châm.
Huyệt thường dùng: Bách hội, 1/3 dưới trung khu vận động mặt, Toản trúc xuyên Tình
minh, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Thái dương, Nghênh hương,
Nhân trung, Địa thương xuyên Giáp xa, Thừa tương và Ế phong. Ngoài ra tuỳ bắt mạch
mà gia giảm huyệt. Không châm Hợp cốc, không dùng điện, châm lượng kim tối thiểu
do bệnh nhân rất sợ đau và đang mang thai.
Hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống, nhỏ mắt, đeo kính và khẩu trang, tập luyện mát
xa mắt và miệng.
Sau 1 tuần điều trị bệnh nhân mắt gần kín hết, không còn khô mắt, miệng thả lỏng
không còn méo, nhe răng còn lệch, ăn uống không rơi vãi, đỡ đau đầu, hết ù tai, vị giác
cải thiện ăn ngon miệng hơn, ngủ tốt hơn.

52
CA LÂM SÀNG 2
Thứ 2 vừa có duyên bốc phét với mấy
bạn trẻ y5 về điều trị liệt VII ngoại biên
trên lâm sàng. Sáng nay có bệnh nhân
nữ, 70 tuổi, liệt VII 20 ngày vào điều trị.
Rút kim châm luôn Cự thích bên lành,
kèm Bách hội, đầu châm 1/3 dưới vận
động, Hợp cốc, Huyết hải, Túc tam lý,
Nội đình. Lưu kim 20 phút, 7 phút vê 1
lần, rút kim xong bệnh nhân cải thiện
như hình.

53
CA LÂM SÀNG 3
Bệnh nhân nam 64 tuổi, do covid làm trễ thời
gian điều trị. Đã điều trị tại một trung tâm y tế
tuyến quận hơn 1 tháng nhưng cải thiện rất ít.
Nhập viện vào giai đoạn 2 tháng với tình trạng
mắt nhắm không kín, hở 50% con ngươi,
miệng méo sang (P).
Điện cơ thấy giảm nặng biên độ vận động của
dây TK VII ngoại biên bên (T).
Kết luận: tổn thương sợi trục dây TK VII
ngoại biên bên (T).

54
55
56
CẢM ƠN VÌ ĐÃ
LẮNG NGHE!
57

You might also like