Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 130

HOÀNG TUẤN

GS- TS Y KHOA

HỌC THUYẾT
TÂM THẬN
TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Tái bản lần thứ 2- có sửa chữa)

Bệnh viện 19-8

Nhà xuất bản y học

Hà Nội – 1995

0
LỜI NGƯỜI ĐÁNH MÁY BIÊN SOẠN

Xin chào quý độc giả, “Học thuyết Tâm Thận trong y học cổ
truyền” của GS.TS Hoàng Tuấn là một cuốn sách rất hay, có nhiều ý
nghĩa đối với người làm y. Cuốn sách bao gồm 2 phần chính: Phần đầu
nói về học thuyết Tâm Thận và Kinh dịch, phần sau nói về ứng dụng
của học thuyết Tâm thận trong y học cổ truyền. Mặc dù vậy không rõ
vì lý do gì, hiện nay số lượng cuốn sách này còn rất ít, chủ yếu đã
bị thất lạc. Tôi may mắn có được 1 cuốn của thầy Hoàng Tuấn, nhưng
do thời gian và quá trình bảo quản từ các thế hệ trước không được
tốt, cuốn sách đã bị xuống cấp rất nhiều và thất lạc 1 vài trang, may
mắn thay trong 1 lần lang thang hiệu sách cũ tôi lại gặp được 1
cuốn khác, tuy chỉ là cuốn sách đánh máy lại từ cuốn gốc nhưng nội
dung lại đầy đủ hơn cuốn gốc của tôi. Tuy vậy cuốn đánh máy này có
khá nhiều lỗi chính tả, và nhiều chỗ sử dụng từ chuyên ngành y
chưa chính xác (có thể do người đánh máy không hiểu ý nghĩa nên tự
sửa hoặc do lỗi từ vựng chính tả làm thay đổi ý nghĩa). Chính vì vậy
tôi xin mạn phép đánh máy lại cuốn sách này dựa trên 2 quyển sách
tôi đang có để làm tài liệu tham khảo cho các quý đồng nghiệp cũng
như các độc giả muốn tìm hiểu về y học cổ truyền. Trong quá trình
đánh máy không thể không có những sai sót, rất mong được sự phản
hồi của bạn đọc để có thể hoàn thiện bản đánh máy này. Xin chân
thành cảm ơn người thầy đáng kính GS.TS Hoàng Tuấn đã dày công viết
ra cuốn sách vô cùng ý nghĩa này!

Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ theo địa chỉ thư điện tử Email:
Truongdungmsc@gmail.com

Xin chân thành cảm ơn!

Người biên soạn

Trương Văn Dũng

1
HỌC THUYẾT TÂM THẬN
TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Y học cổ truyền Việt Nam cũng như y học cổ truyền Á


Đông sở dĩ có sức sống trải qua hang ngàn năm lịch sử để
tồn tại đến ngày nay là vì nó dựa trên một nền triết học
cổ đại uyên bác. Nó không phải là một nền y học đơn thuần
dựa trên kinh nghiệm mà còn có cả một hệ thống lý luận
chặt chẽ bảo vệ. Hệ thống đó rất khoa học và tiến bộ vì nó
dựa trên nền tảng duy vật là sự biến hóa không ngừng của
vật chất. Phương pháp luận của nó khách quan. Nó có tư duy
không kém phần logic, dựa trên sự thống nhất giữa con
người và ngoại cảnh, giưa môi trường và sinh vât (quan
niệm thiên nhân hợp nhất, con người là một vũ trụ nhỏ). Nó
không những đã quan sát kỹ các tác nhân tự nhiên tác
động đến sức khỏe con người ( phong, hàn, thử, thấp, táo,
hỏa) mà còn nghiên cứu rất sâu những yếu tố tâm lý xã hội
ảnh hưởng đến cá thể thông qua các yếu tố nội tại: vui
mừng, giận dữ, buồn phiền, sợ hãi, yêu ghét, ham muốn (hỷ,
nộ, bi, ưu, ái, ố, dục). Nó tìm hiểu rất chi tiết những biến
thiên của thời tiết, khí hậu tác động đến sức khỏe con
người thông qua thuyết “vận khí”. Nó đặt con người trước
những điều kiện của xã hội của thiên nhiên, của tình
trạng nuôi dưỡng và cả tình trạng di truyền huyết thống
(qua lý thuyết về tiên thiên và hậu thiên). Những lý thuyết
mới mẻ mà ngày nay ta đang nói đến nhiều như “thời sinh
học”, “thời dược liệu”, “thời bệnh học”, “thời châm cứu” hoặc
về môi trường và dinh dưỡng, về ngoại cảnh và sinh vật,
phải chăng đã được các học giả Á Đông phát hiện trước tiên
trong nền lý luận phong phú, siêu việt và không kém phần
kỳ lạ của người xưa.

2
Vì vậy, nghiên cứu Y học cổ truyền Việt Nam mà bỏ sót
phần nghiên cứu về lý thuyết đã tạo nên nền y học đo là
một thiếu sót lớn. Thiếu nó ta chỉ có thể nắm được phần
khảo sát các kinh nghiệm về được liệu, về bào chế một số
cây cỏ hoặc động vật, khoáng sản dùng làm thuốc mà không
nắm được toàn bộ vấn đề vốn là một kho tàng rất lớn và còn
ít người chú ý đến.Một trong những lý thuyết của nền y học
cổ xưa khá độc đáo và kỳ ảo là lý thuyết về “Tâm Thận”. Lý
thuyết này đã được các danh y thời Kim Nguyên như Lưu
Hoàn Tố (1120 – 1200) đề xướng và xây dựng lên hoạc thuyết
trị liệu “Giáng Tâm hỏa, ích Thận thủy”, cùng những bài
thuốc bổ thận nổi tiếng còn truyền tụng đến ngày nay.
Nhưng phải đến thời danh y Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791)
thuyết Tâm – Thận mới được nghiên cứu và bổ sung hoàn
chỉnh. Hải Thượng Lãn Ông đề xuất thuyết “ Mệnh môn “
trong lý thuyết “ Tâm Thận” làm cho lý thuyết này trở lên
chặt chẽ và uyên thâm. Cơ bản của lý thuyết “Tâm Thận” của
Hải Thượng Lãn Ông cũng dựa theo học thuyết về vũ trụ cổ
đại Á – Đông, về “Dịch lý” cùng với những mô hình “Tượng
số” cụ thể và kỳ ảo của nó. Với sự hiểu biết có hạn, chúng
tôi hy vọng cuốn sách nhỏ này cung cấp một vài khía cạnh
khảo sát sơ lược về một học thuyết y học cổ, may ra giúp
ích được đôi chút cho những bạn quan tâm.

3
XUẤT XỨ CỦA LÝ THUYẾT TÂM THẬN
Lý thuyết Tâm thận bắt nguồn từ học thuyết âm dương
ngũ hành trong nền y học cổ. Theo Hải Thượng Lãn Ông thì
con người cũng là một Thái cực như vũ trụ. Thái cực có âm
dương, âm dương biến hóa thành “ Ngũ hành bát quái”. Trong
tượng hình bát quái thì trục nam bắc là 2 quẻ ”Ly Khảm”,
tương ứng với con người là trục Tâm thận. Theo ngũ hành
thì tâm thuộc hỏa, thận thuộc thủy. Hỏa cũng là quẻ Ly,
phương vị là phía nam, thủy là quẻ Khảm, phương vị là phía
bắc trong Đồ Bát Quái. Vì vậy trục Tâm Thận cũng ứng với
trục Ly Khảm của Vũ trụ. Theo ông thì người ta nhờ khí của
trời đất để sinh ra, cũng đủ hình thái cực trong thân thể.
Riêng trong vùng thận, theo Hải Thượng Lãn Ông thì 2 quả
thận cũng hợp thành một đồ thái cực. Hai quả thận ấy đều
thuộc hành thủy nhưng bên tả thuộc về âm thủy, bên hữu
thuộc về dương thủy. Còn mệnh môn là một khái niệm trừu
thượng ở vào khe giữa 2 quả thận. Theo lý thuyết dịch học
cổ xưa thì vũ trụ trước khi thành hình chỉ có âm dương
chuyển hóa lẫn nhau, âm dương này được biểu diễn trong mô
hình thái cực cho dễ hiểu chứ thực ra là giai đoạn vô hình
hay giai đoạn tiên thiên (vũ trụ chưa hình thành, chưa có
hình thể). Vì vậy ta phải dùng trực giác và tư duy trừu
tượng để nhận thức vấn đề này.
Con người là một vũ trụ nhỏ cũng thế. Trước khi con
người hình thành chỉ có khí âm dương của cha mẹ. Đó là
giai đoạn tiên thiên, cũng như mô hình của vũ trụ, chỉ là
một thái cực nhỏ. Nguồn năng lượng đầu tiên chi phối trong
sự hình thành con người được Hải Thượng Lãn Ông đặt tên
là Mệnh môn, hay là cửa ngõ của sinh mệnh. Đây là một khái
niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể. Trừu tượng ở chỗ nó là một
khái niệm ảo, thuần túy lý thuyết, không có hình tượng
thực trong thực tế. Cụ thể là ở chỗ khái niệm đó lại được
khu trú trong vùng Thái cực đồ của 2 quả thận. Trong cuốn
“ Huyền Tẫn Phát Vi” Hải Thương đã định rõ vị trí: “Mệnh
Môn ngang với rốn và giáp với xương sống, tính từ trên

4
xuống dưới là đốt thứ 14 . Ta gọi là mệnh môn là vì lập
mệnh ở nơi ấy, mà 2 quả thận mở đóng như cánh cửa”.
Hai quả thận thuộc hành thủy, nhưng mệnh môn lại
thuộc hành hỏa. Hỏa đây là hỏa Tiên thiên, hỏa vô hình, gốc
cho chân dương, căn bản cho nguyên khí. Hoả của mệnh môn
còn gọi là Tướng hỏa, trong khi hỏa của Tâm là Quân hỏa.
Hỏa của mệnh môn vô hình là hỏa tiên thiên lại ở giữa
thủy hậu thiên của tạng thận, như vậy cái tiên thiên nằm ở
cái hậu thiên, hỏa tiên thiên là nguồn biến hóa của thủy.
Giai đoạn hậu thiên của vũ trụ (đã thành hình thể) là
giai đoạn của âm dương đã biến ra ngũ hành. Vì vậy học
thuyết Âm Dương Ngũ Hành là học thuyết bao quát cả 2 giai
đoạn của vũ trụ. Khi âm dương đã biến hóa ra ngũ hành thế
giới có hình thể thì hành thủy (nước) được sinh ra trước
tiên, cho nên ứng với số 1, âm dương đã sinh ra thủy thì
tiếp phải sinh ra cái đối lập nó, như vũ trụ đã có dương
phải có âm, cho nên hành hỏa sinh ra tiếp theo và ứng với
số 2. Tiếp đó hành mộc ứng với số 3, hành kim ứng với số 4
và hành thổ ứng với số 5. Năm hành cũng tương ứng với năm
hướng trong trời đất: Thủy bắc, Hỏa nam, Mộc đông, Kim tây
và Thổ ở trung tâm.
( Xem thêm phần khảo sát về Kinh Dịch ở các chương sau).
Cũng như vũ trụ có 5 hành thì con người cũng có 5
tạng. Con người bắt đầu hình thành từ tạng thận tương ứng
với hành thủy. Sau đó mới đến các tạng khác. Hải Thượng
Lãn Ông xây dựng lên thuyết Mệnh môn trong học thuyết
Tâm thận là dựa theo dịch học cổ. Theo Hải Thượng thì
thuyết Mệnh môn là của người Việt. Trong cuốn sách y học
cổ nhất của Trung Quốc là cuốn Nội Kinh không thấy 2 chữ
Mệnh môn, hai chữ đó xuất hiện trong bộ Nạn Kinh của
người Việt sau này
Quan sát phôi sinh học Hải Thượng viết “ Số trời là 1
(dương), cho nên quẻ Kiền trong kinh dịch là 3 vạch liền
(☰), khi người mới thụ thai thời “Mệnh môn hỏa” sinh trước, ở

5
trong rỗng mà có 1 cuống thẳng lên như hình nhị sen, tức
là rốn của trẻ em, mà nhị sen là 2 quả thận. Mệnh môn ở
khe âm thủy và dương thủy. Tượng của nó là 1 dương 2 âm
(☵) tức quẻ Khảm là hành Thủy. Thủy sinh hành Mộc thành
tạng Can, Mộc sinh hỏa thành tạng Tâm, hỏa sinh Thổ thành
tạng Tỳ, Thổ sinh Kim thành tạng Phế, ngũ tạng đã thành
mới sinh ra lục phủ, sau đến 4 chân tay và 100 đốt xương
Lại viết: “Hết thảy con trai con gái lúc giao hợp với
nhau thời hỏa hợp mà tích tụ lại, cho nên người sinh ra
lúc đầu có Mệnh môn hỏa. Như vậy Mệnh môn hỏa có tượng là
một vạch liền (vạch ở giữa quẻ khảm) là nguyên hỏa hay
nguyên dương, nguyên khí của con người. Mệnh môn hỏa chi
phối sự hình thành con người từ trong bào thai đến khi ra
đời , đến cả quá trình phát dục và tình trạng sức khỏe con
người đến già và đến chết. Con người khi chết là nguyên
khí mất, dương hỏa tuyệt. Hỏa đó là tiên thiên, hỏa vô hình
nằm trong tạng thận là tạng chủ trì về phần biến hóa của
thủy dịch trong cơ thể. Hỏa đó cũng là nguồn chi phối hỏa
hậu thiên mà tượng trưng cho hoạt động của hỏa này là
tạng tâm. Quan niệm về thủy hỏa trong con người là một
quan niệm lớn trong y học cổ truyền. Nếu nói theo ngôn ngữ
ngày nay thì đó là “Sự chuyển hóa về nước, cân bằng nội
môi và cân bằng năng lương trong cơ thể sinh vật”. Đó là 2
quá trình quan trọng chi phối mọi hoạt động sinh lý bình
thường cũng như sinh lý bệnh của cơ thể con người.
Vật thể hữu hình đại diện cho hoạt động của 2 quá
trình đó là hoạt động của tâm thận. Vậy học thuyết Tâm
Thận mà Lãn Ông xây dựng cùng với thuyết Mệnh môn hỏa là
học thuyết lý giải chủ yếu hai quá trình trên, dùng nó để
giải thích các quá trình sinh lý và bệnh lý bao quát nhất
dựa theo lý luận triết học cổ đại. Như chúng ta đã đề cập
đến, theo người xưa, tượng của dương là 1 vạch liền (—),
tượng tương ứng với số 1, tượng của âm là một vạch đứt (--)
tương ứng với số 2. Như vậy âm lại là chẵn (số 2) mà dương
lại là lẻ (số 1). Điều đó cũng thể hiện quan niệm nhất quán

6
“trong dương có âm, trong âm có dương”. “Tượng” và “Số” gắn
liền với khái niệm đầu tiên này. Cũng từ tượng đó mà các
danh y thời xưa đã xây dựng nên thuyết “Dương thường hữu
dư, âm thường bất túc” (Dương thường có dư, âm thường không
đủ) do chỗ là một vạch liền (dư) hay vạch đứt (không đủ). Từ
đó mà chủ trương “Bổ âm” hay “Tư âm giáng hỏa” trong vấn
đề điều trị, mục đích làm thăng bằng lại âm dương, thủy
hỏa, cụ thể là thăng bằng lại hai quá trình chuyển hóa
nước, điện giải và cân bằng năng lượng trong cơ thể. Trong
chương “Đạo dương thực, đạo âm hư” cuốn Y Hải Cầu Nguyên,
Hải Thượng viết: “Trời bọc ở ngoài quả đất nên khí dương
tóm lấy khí âm, theo quẻ vạch ra ở kinh dịch thì là quẻ Ly,
ở giữa rỗng (tức vạch đứt), con quẻ Khảm ở giữa đặc (tức
vạch liền), thế là thể của khí dương thực mà thể của khí âm
hư. Con trai con gái mới sinh đều bẩm chất thuần dương, con
trai 2x8 là 16 tuổi, con gái 2x7 là 14 tuổi, thời Thiên quý
mới đến, mọc răng khác để thay răng sữa, mọc tóc dài ra. Đến
khi con trai 8x8 là 64 tuổi, con gái 7x7 là 49 tuổi thời thiên
quý kiệt mà không sinh dục nữa, tính ra thời chỉ vài mươi
năm là âm tinh đã kiệt. Nội kinh có nói: “Đời người 40 tuổi
thời âm khí đã kém mất nửa phần. Như vậy chẳng phải là
khí dương thường thừa ra mà khí âm thường thiếu đi hay
sao”
Đến đây để hiểu sâu thuyết Tâm Thận chúng ta không
thể không khảo sát lĩnh vực chung nhất là lý thuyết Âm
dương ngũ hành và dịch lý là cơ sở của lý thuyết Tâm Thận
của Lãn Ông

7
LƯỢC KHẢO VỀ KINH DỊCH
Là một trong 5 cuốn sách cổ của Trung Quốc do nhà tư
tưởng sáng lập ra đạo Nho là Khổng Tử soạn. Khổng Tử sinh
vào năm 551 trước công nguyên trong một gia đình quan
chức nhỏ ở nước Lỗ thời Xuân Thu tên thật là Khâu, tên chữ
là Trọng Ni. Ông là bậc vua quan đương thời cổ đại, sinh
thời không được các bậc vua quan đương thời trọng dụng,
lúc về già mới mở trường dạy học và viết sách. Ông viết 5 bộ
sách nổi tiếng, sau trở thành 5 bộ kinh của đạo Nho gọi là
Ngũ Kinh.
Gồm:
1. Kinh Dịch:

Bàn về sự biến hóa của trời đất.


2. Kinh Thi

Là bộ sách sưu tầm những thơ ca dân gian đương thời,


phản ánh mọi mặt sinh hoạt và tập quán của nhân dân
Trung Quốc thời xưa.
3. Kinh Thư

Là bộ sách ghi chép những điển cáo của vua tôi Trung
Quốc cổ khuyên răn nhau, từ thời vua Nghiêu Thuấn đến
thời Đông Chu, nhằm phát biểu những quan niệm về đạo
lý, về chế độ, về luật pháp đương thời.
4. Kinh Lễ

Là bộ sách chép những lễ nghi, dùng lễ nhi để giáo dục ý


thức tôn ty trật tự trong xã hội phong kiến.
5. Kinh Xuân Thu

Là bộ sách chính do Khổng Tử làm ra. Đó là bộ sử biên


niên, chép việc nước Lỗ, từ Lỗ Ẩn Công đến Lễ Ai Công và
cả việc nhà Chu và các nước chư hầu. Đó là bộ sách phát
biểu những quan điểm chính trị của Khổng Tử.

8
Ngoài ra còn có Kinh Nhạc, nói về âm nhạc và phép tắc sử
dụng âm nhạc đương thời. Nhưng sau, về đời nhà Tầ, Tần
Thủy Hoàng đốt sách đạo Nho nên sách của Khổng Tử bị
mất, bị hủy. Các kinh trên sau này do môn đệ Khổng Tử
soạn lại. Riêng Kinh Nhạc thì không còn nữa, chỉ còn 1
thiên ghép trong bộ Kinh Lễ
I. NỘI DUNG KINH DỊCH

Quan niệm về Dịch vốn có từ thời trước Khổng Tử rất


lâu. Khổng Tử chỉ là người ghi chép, hệ thống hóa và giải
thích thêm, chứ không phải người khởi xướng lên “triết lý
về Dịch” Kinh Dịch của Khổng Tử soạn ra chỉ là một cuốn
sách mỏng mấy chục trang, cách hành văn theo lối cổ, ngắn
và có tính chất ngụ ngôn, nhiều ẩn ý khó hiểu, có thể lý
giải theo nhiều cách khác nhau. Suy nghĩ sâu thì nhiều
chỗ phát biểu có tính chất tư duy triết học và toán học
trừu tượng, lại pha lẫn với ngôn ngữ không được định
nghĩa thống nhất như ngôn ngữ toán học ngày nay, lẫn lộn
với những câu có ý nghĩa chính trị, đạo đức dạy đời. Vì vậy
nó rất khó hiểu
Nhiều danh từ cổ vốn mang nội dung định nghĩa triết
học sâu sắc, trải qua hàng ngàn năm đã biến thành những
danh từ để chỉ về thế giới thần linh thuộc phạm trù mê tín.
Do đó người ta dễ thành kiến và có thiên kiến xấu với
những từ này. Ví dụ từ “quỷ thần”, theo Chu Hy trong “Chu
dịch bản nghĩa” thì: “cái làm cho âm dương biến hóa gọi là
“Thần”, hoặc Thần để chỉ khí dương duỗi ra (động) để thành
muôn vật. Thần không thể tiêu đi chỉ làm cho vũ trụ biến
hóa”. Như vậy theo quan niệm ngày nay cái Thần ấy chính
là năng lượng . Động lực của sự biến hóa chỉ có năng lượng
mà thôi. Năng lượng không mất đi, không sinh ra, nó chỉ
thay đổi hình dạng. Còn “quỷ” là cái khí âm co lại (tĩnh),
trở về hay là nơi trở về của vạn vật”. Nơi trở vè của vạn
vật không có gì khác là các yếu tố ban đầu mà ngày nay
người ta gọi là các nguyên tử. Như vậy vạn vật khi sinh ra
là do “Thần”, khi chết trở về là “Quỷ”, hoàn toàn không có

9
một ý nghĩa gì là thế giới thần linh mê tín như đó đã trở
thành nghĩa thông tục ngày nay.
Cũng như thế, theo quan niệm dịch học của người xưa
thì cái mà vạn vật trở về gọi là “Quỷ” cũng có 2 phần âm và
dương: cái phần trong nhẹ thuộc dương bay lên là “hồn”, cái
phần đục nặng thuộc âm giáng xuống là “phách”.
Như vậy từ “hồn phách” hoàn toàn có nội dung triết
học về sự biến hóa của vật chất rất sâu sắc, không có tí gì
là thuộc thế giới thần linh như người đời sau đã ngộ nhận.
Đối chiếu với khoa học hiện đại rõ ràng là vật chất, kể cả
con người khi tiêu vong sẽ trở về 110 nguyên tố hóa học
ban đầu của vũ trụ (cái ấy gọi là quỷ). Các cơ thể sống, chết
đi dù có chôn xuống đất sâu thì phần của oxy tự do, nito,
CO2 (do bị phân hủy) cũng sẽ bay lên tan vào bầu khí quyển
(Hồn), còn phần nặng đục là những hợp chất vô cơ thì nằm
dưới đất (Phách). Rõ ràng các thuật ngữ đó chỉ là để phát
biểu quan niệm của người xưa về các chu trình biến hóa
lớn của vật chất y như ta hiểu về các chu trình biến hóa
của oxy, nito ngày nay. Các kết hợp những yếu tố ấy trong
bào thai để sinh vật sinh ra, trưởng thành và hoạt động,
được gọi là “Thần” chẳng có gì khác chính là năng lượng
(énergie). Năng lượng ấy tàng ẩn khắp trong không gian vũ
trụ bao la, trong hòn đá, cục đất, trong cây cỏ và con người,
trong hạt nhân nguyên tử. Khi vật chất tiêu hủy thì nó
lại trở về dạng ban đầu. Cái Thần hay là “năng lượng”
không mất đi đâu, nó chỉ thay đổi hình dạng mà thôi. Rõ
ràng những danh từ “Quỷ, Thần, Hồn, Phách” trong ngôn ngữ
cổ là những khái niệm triết học và vật lý học sâu sắc đã
bị biến nghĩa theo thời gian.
Còn vô số các từ cổ như “Nguyên, Trinh, Lợi, Hanh”,
“Vãng, Lai”, “Cát, Hung”, “Thường vô”, “Thường Hữu”… là những
khái niệm không thể xem qua mà võ đoán được, tốt nhất là
“cái gì ta chưa biết” thì không nên nói vội, nhất là không
nên bài bác quá sớm.

10
Nội dung Kinh Dịch gồm 12 thiên ngắn ( 2 thiên kinh
và 10 thiên truyện) bao quát những phần sau đây:
1. Phần diễn thuyết về Hà Đồ và Tiên thiên bát quái từ
thời vua Phục Hy (4477- 4363 TCN)
2. Phần diễn về Lạc thư và Cửu trù Hồng Phạm của vua Hạ
Vũ (2205- 2167 TCN). Hai phần này được ghi bằng chấm và
gạch vì đó là thời kỳ chưa có văn tự.
3. Phần ghi Thoán từ và Hậu thiên Bát quái của vua Văn
Vương nhà Chu (1144- 1142 TCN), là phần bắt đầu khi có
chữ viết.
4. Phần ghi Hào từ của Chu Công Đán là con Văn Vương bổ
sung. Đó là phần dịch từ có trước thời Khổng Tử.
5. Phần Thập Dực: là phần Khổng Tử viết thêm để cắt
nghĩa cho rõ các phần trên, gồm 10 truyện được ví như
10 cánh chim (Thập Dực), ý nói kinh dịch đến thời Chu
Công Đán là đã đủ hình hài, chỉ cần thêm cánh, thêm
lông là xong.

11
NỘI DUNG CỤ THỂ CÁC PHẦN
1. Hình Hà Đồ và Thiên thiên bát quái của vua Phục Hy

Tiên thiên bát quái

Theo truyền thuyết các hình trên là do vua Phục Hy (


4477- 4363 TCN) vạch ra, vua đã nhận thấy con Long mã xuất
hiện trên dòng sông Hoàng Hà, trên lưng nó có những chấm
như một bức hoạ đồ, ông liền phỏng theo và vẽ thành một
bức đồ gọi là “Hà Đồ”. Thực tế ngày nay ta thấy đó là ký
hiệu văn tự đầu tiên của Trung Quốc cổ để ghi 10 số đếm.
Yêu cầu ghi nhận số đếm là yêu cầu của tính toán đầu tiên
của con người thời cổ, đông cũng như tây. Ở đây số 10 được
chia ra 2 dãy 5 chấm đen đặt trên và dưới số 5 chính giữa.
Trên bức đồ đó có 5 số chẵn “2, 4, 6, 8 10” đều được ghi bằng
những chấm đen và 5 số lẻ “1, 3 ,5, 7, 9”được ghi bằng những
chấm trắng. Đen trắng tượng trưng cho sự chuyển hoá của
âm dương.
Vua lại lấy vạch ngang liền (—) để ký hiệu dương, vạch
ngang đứt để ký hiệu âm (- -). Như vậy số lẻ lại là dương (1
gạch) và số chẵn ( 2 gạch) lại là âm, tượng trưng cho trong
dương có âm, trong âm có dương. Mỗi gạch như thế gọi là 1
hào. Xếp lẫn lộn cứ 3 hào vào một tập hợp, ta sẽ tạo nên 8
tình huống duy nhất gọi là 8 quẻ ( bát quái). (Vì thời Thái
cổ chưa có chữ viết, người ta thường vẽ các hình thay chữ

12
vào vỏ cây rồi treo trước cổng nhà để đánh dấu cho mọi
người biết khi có việc sinh tử, nên mới gọi là quái - có
nghĩa là treo lên)

1. Quẻ Kiền ( 乾 ) là trời ( ☰ )


2. Quẻ Đoài ( 兑 ) là đòng bằng hay đồi ( ☱ )
3. Quẻ Ly ( 離 ) là lửa, là nóng (☲ )
4. Quẻ Chấn ( 震 ) là sấm ( ☳ )
5. Quẻ Tốn (巽 ) là gió ( ☴ )
6. Quẻ Khảm ( 坎 ) là nước ( ☵ )
7. Quẻ Cấn ( 艮 ) là núi ( ☶ )
8. Quẻ Khôn ( 坤 ) là đất (☷ )

Xếp theo trật tự như thế gọi là tiên thiên bát quái, tức
là 8 quẻ nguyên thuỷ do vua Phục Hy vạch ra. Nó có trục
Bắc Nam là 2 quẻ Kiền Khôn. Những quẻ dịch chỉ được vạch
ra như thế mà không có văn tự. Người xưa thường dựa vào
hình thái các quẻ mà tiên đoán cát hung, truyền miệng
nhau mà công nhận nội dung các quẻ. Chồng 2 quẻ lên nhau
ta lại có 64 trường hợp khác tuỳ theo thứ tự các hào gọi là
64 quẻ kép, mỗi quẻ có 6 hào, như quẻ Kiền ( ), quẻ Khôn ( ),
quẻ Chuân ( ), 3 gạch dưới là quẻ nội, 3 gạch trên là quẻ
ngoại. Mỗi quẻ có một tên riêng mang ý nghĩa riêng.
2. Hình lạc thư và Cửu trù Hồng phạm của vua Hạng Vũ

Cũng theo truyền thuyết, vua Hạ Vũ, người đã sống ở thế


kỷ 22 TCN (2205 – 2167), nhân đi chơi sông Lạc nhìn thấy một
con rùa vàng trên mai có những chấm và gạch bố trí như
một bức đồ đã gợi ý cho nhà vua nhiều ý kiến thực tiễn tốt.
Ngài cho rằng trời đã cho mình bức đồ thư trên mai con rùa
ở sông Lạc, mới đặt tên là Lạc Thư. Dựa theo đó ngài đã tính
toán ra phép khai thông 9 con sông lớn để chống lụt cho
dân. Ngài lại phỏng theo đó mà đặt ra 9 nội dung triết lý
để trị dân làm giường cột cho xã hội đương thời gọi là
“Cửu trù Hồng phạm” ( khuôn phép của 9 trù). Xem đó thì cũng
có thể đoán rằng người xưa đã dựa vào tượng số âm dương

13
bát quái để suy luận ra những phương pháp tính toán có
tác dụng thực tiễn trong việc chống lụt cho dân và ổn định
xã hôi nông nghiệp cổ sơ. Chín trù của Hạ Vũ gồm:
- Trù thứ 1 là thuận theo Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ ( Ngũ
hành).
- Trù thứ 2 là sử dụng thận trọng 5 việc lớn (Ngũ sự)
- Trù thứ 3 là tận tâm làm đúng chính sách (Bát chính)
- Trù thứ 4 là áp dụng 5 nguyên tắc trong thiên văn để
xác định 4 mùa (Ngũ kỷ)
- Trù thứ 5 là thuộc về nội tộc nhà vua (Hoàng cực)
- Trù thứ 6 là trau dồi 3 Đức (Tam Đức)
- Trù thứ 7 là sáng suốt lý giải những điều hồ nghi (Kê
nghi)
- Trù thứ 8 là suy nghĩ những triệu chứng của thời tiết
để biết thời vận (Thứ trưng)
- Trù thứ 9 là ban 5 điều phúc và doạ 6 điều hoạ (Ngũ
phúc, Lục cực)
Việc sắp xếp 9 con số trong hình Lạc Thư (đã bỏ số 10)
theo 8 hướng và số 5 ở chính giữa cũng nói lên sự phát
hiện ra tính biến hoá kỳ lạ của các con số. Nếu ta thay các
chấm và gạch trong hình Lạc thư bằng các con số ngày nay
thì ta thấy rõ ràng đây là một hình ma phương đơn giản có
tổng số mỗi hàng đều bằng 15. Vì vậy Hà đồ lạc thư chỉ là
phương pháp dùng hình tượng để tính toán thiên văn cho
nông nghiệp khi con người chưa có chữ viết y như dùng các
phương trình toán học ngày nay. Sự sắp xếp các chấm trong
Lạc thư khác Hà đồ ở chỗ chỉ còn 9 con số, con số 10 không
được dùng nữa. Có thể người xưa đã phát hiện ra các số
hàng đơn vị chỉ có 9, còn số 10 đã thuộc dãy số hàng chục.
Việc phân biệt được 9 số hàng đơn vị với dãy số hàng chục
trong thời đại con người chưa có chữ viết là một tiến bộ
rất lớn trong tư duy toán học của người xưa, mặc dù thời
đại đó chưa biết sử dụng con số 0 (Như ta đã biết việc phát
hiện và sử dụng con số 0 trong toán học là một bước tiến
nhảy vọt về văn hoá của con người. Ký hiệu số 0 được các

14
nhà học giả cổ Ấn Độ tìm ra đầu tiên. Người Ả Rập đã học
được của người Ấn Độ và truyền bá sáng Châu Âu sau này)

Lạc thư
Lạc thư là một ma phương

Cửu trù hồng phạm

3. Thoán tử và Hậu thiên bát quái


Là nội dung thứ 3 của Kinh dịch. Đây là phần phát
triển của vua Văn Vương nhà Chu, khi bị giam ngục Dữu Lý
(1144 – 1142 TCN). Ông đã thay đổi vị trí các quẻ dịch trong
mô hình Bát quái cổ và diễn giải thêm, đặt ra mô hình mới
gọi là Hậu thiên bát quái. Mô hình này theo trật tự sau:
Kiền (☰) là cha

Khảm (☵) là trung nam

Cấn (☶) là thiếu nam

Chấn (☳) là trưởng nam

Tốn (☴) là trưởng nữ

Ly (☲) là trung nữ

15
Khôn (☷) là mẹ

Đoài (☱) là thiếu nữ


Văn Vương sắp xếp 8 quẻ từ tám hiện tượng của vũ trụ
thành 8 ngôi vị của 1 gia đình gồm có cha, mẹ và 6 con 3
trai, 3 gái. Điều đó đã nói lên quan tâm của Văn Vương đối
với đời sống con người trong mối liên hệ giữa xã hội và
thiên nhiên.
Phần diễn giải thêm toàn ý các quẻ gọi là thoán từ,
nói rõ nội dung mục đích áp dụng những tình huống các quẻ
để giải thích các hiện tượng xã hội và nhân sự. Vì thế nó
có phần gán ghép các khía cạnh “tốt, xấu, hung, lành” trong
mỗi quẻ, làm cho dịch lý trở thành nguồn gốc phương pháp
tính toán để tiên đoán số mệnh, bói toán, đên phương pháp
tính số tử vi của Trần Đoàn sau này.
Nững người nghiên cứu phần Thoán từ và Hậu thiên bát
quái của Văn Vương sau này cho là Văn Vương đã mô hình
hoá một giai đoạn mới của sự biến hoá của Vũ trụ, từ vận
động vô hình sang thế giới hữu hình. Sự biến hoá của “Âm
dương bát quái” ra sự hình thành muôn vật trong trời đất.
4. Hào từ

Đây là phần bổ sung của Chu Công Đán - con Văn Vương.
Ông cắt nghĩa từng hào trong 64 quẻ, cho mỗi hào 1 ý nghĩa
ngắn gọn gắn sự cát hung cho từng hào gọi là hào từ.
Những lời giải thích của Văn Vương lẫn Chu Công Đán vốn
chỉ là những lời truyền miệng, nên vắn tắt và nhiều ý
nghĩa lơ lửng, khó hiểu. Có thể đó là một hình thức ngôn
ngữ toán học cổ đại không được định nghĩa thống nhất gây
nên cảm giác kỳ ảo cho chúng ta nghiên cứu ngày nay. Nội
dung 64 quẻ đều xoay quanh biến hoá của âm dương, cái lý
của tiêu trưởng, lành dữ, cái đạo của sự tiến hoá tồn vong
của muôn vật, rồi đem những lý lẽ ấy mà xem xét thịnh suy
hay dở của xã hội và con người, khuyên người ta thuận
theo Dịch và Quẻ. Tuy nhiên nhiều quẻ, nhiều hào mang tính

16
chất gán ghép những ý niệm chủ quan kèm lời giải thích
mập mờ nửa ngụ ngôn khó hiểu. Ví như quẻ Kiền có 6 hào
dương cả ( ) mỗi hào đều có tên riêng. Gạch dưới cùng gọi là
hào sơ cửu, gạch thứ 2 ( kể từ dưới lên) gọi là hào cửu nhị,
gạch thứ 3 là cửu tam, gạch thứ 4 là cửu tứ, gạch thứ 5 là
cửu ngũ, gạch trên cùng gọi là hào thượng cửu. Ở hào sơ
cửu thì viết: “ Tiềm long vật dụng” nghĩa là rồng chìm
trong nước không nên làm việc gì ( lấy “không nên làm” làm
nghĩa của hào). Đến hào cửu nhị thì viết: “Hiện long tại
điền, lợi kiến tại nhân” nghĩa là “Rồng hiện trên ruộng
nên ra mà gặp đại nhân, ý nói nên ra mà thi thố tài năng”
(lấy “thi thố tài năng” làm ý của hào). Các hào khác cũng
đều gán cho những ý nghĩa khác nhau tương tự
5. Thập Dực

Tức là phần Thoán truyện, do Khổng Tử soạn và bổ sung


để hoàn thành Kinh Dịch, Khổng Tử ví phần viết thêm của
ông như 10 cánh chim nên gọi là Thập Dực, ý nói Kinh Dịch
đến đây là hoàn tất và có thể bay bổng lên được. Phần này
bao gồm 10 truyện: Văn ngôn truyện, Tự quái truyện thượng,
Tự quái truyện hạ, Hệ từ thượng truyện, Hệ từ hạ truyện,
Thuyết quái truyện và Tập quái truyện.
Khổng Tử lại chia Kinh Dịch ra làm 2 phần gọi là thượng
kinh và hạ kinh, Thượng kinh thì lấy quẻ Kiền, quẻ Khôn
làm đầu, cho rằng trời đất là bản chất của âm dương, nguồn
gốc của vạn vật, Hạ kinh thì để quẻ Hàm, quẻ Hằng lên đầu,
vì cho rằng Hàm, Hằng là đầu mối của nam nữ, đạo của vợ
chồng , đạo của người từ đó mà ra. Do sắp xếp thứ tự các
quẻ khác nhau mà thời xưa các triều đại vua chúa có những
loại Dịch khác nhau. Theo sách Chu Lễ thì đời nhà Chu bên
Trung Quốc có quan Thái Bốc trông coi 3 loại Dịch:
- Liên Sơn Dịch là Dịch của nhà Hạ (2205 – 1776 TCN), lấy
quẻ Cấn là núi làm gốc. Tên của Dịch này có ý nghĩa
là “Mây từ núi bốc ra”. Nguồn gốc Dịch này có từ thời
vua Phục Hy (trên 44 thế kỷ TCN), khi mà cuộc sống của

17
con người thời Thái cổ còn phải dựa vào hang động
trong núi, nên lấy núi làm gốc.
- Quy tàng Dịch: Là dịch của nhà Thương (1778 – 1150 TCN)
lấy quẻ Khôn là đất làm chủ, với ý nghĩa đất là nguồn
gốc của muôn loài, mọi loài vật từ đất sinh ra rồi lại
quay về với đất. Nguồn gốc dịch này có từ thời vua
Thần Nông, khi mà nền nông nghiệp bắt đầu, con người
phải nhờ đất mà sống, vì vậy lấy đất làm chủ.
- Chu Dịch: là dịch của nhà Chu (550 –250 TCN) lấy quẻ càn
là trời và quẻ khôn là đất làm gốc, ngụ ý trời đất là
nguồn gốc biến hoá của âm dương. Dịch này có thể phát
sinh trong giai đoạn muộn sau này, khi con người đã
biết chú ý đến thiên văn lịch toán, nhận xét các hiện
tượng của trời đất để làm lịch, vì vậy lấy trời đất làm
gốc.
Nội dung kinh dịch do khổng tử soạn tóm lược vốn chỉ có
thế nhưng nội dung triết lý của nó lại có sức sống dai
dẳng, tồn tại đến hàng mấy ngàn năm sau và đã ảnh hưởng
đến nhiều ngành học như thiên văn, địa lý, y học, dược học,
toán lý, đến cả các ngành xã hội như quân sự, chính trị,
pháp luật, nghệ thuật...Như vậy rõ ràng nó không phải là
quan niệm của một vài người mà là vũ trụ quan thống nhất
của rất nhiều học giả từ cổ đại đến cận kim ở nhiều nước Á
Đông. Người Trung Quốc viết rất nhiều về Kinh dịch, vua
Khang Hy nhà Thanh đã cho sưu tầm các sách viết về dịch
lý từ thời nhà Chu đến đời nhà Thanh và đã tìm được tới
159 bộ gồm 1761 quyển của 158 tác giả đóng góp vào việc phát
triển nội dung của kinh dịch do 5 người đầu tiên xây dựng
nên là Phục Hy, Hạ Vũ, Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử. Các
nước Á Đông như Việt Nam, Nhật Bản cũng có nhiều học giả
viết là lý giải về kinh dịch như ta đã biết.
Dưới đây ta hãy xem nội dung triết lý Kinh Dịch là gì

II. NỘI DUNG TRIẾT LÝ KINH DỊCH

18
Trong thời đại viễn cổ khởi đầu của nền văn minh
nông nghiệp Á Đông, các dân tộc ở lưu vực sông Hoàng Hà
Trung Quốc và lưu vực sông Hồng Việt Nam đều có một yêu
cầu hàng đầu có tính chất sống còn phải tính được được
thời tiết trong năm để ấn định được thời vụ gieo trồng, dự
đoán được mưa nắng đề phòng hạn hán, chống lụt cho dân.
Do đó con người phải quan sát thiên văn, phải tìm ra
phương pháp tính được tháng năm làm lịch. Các học giả cổ
đại, tuy trình độ khoa học nói chung thời xưa còn thấp,
song về mặt uyên bác và thông minh của cá nhân thì không
phải ai cũng thua kém chúng ta ngày nay. Cách đây trên
bốn ngàn năm ông cha ta đã biết làm lịch theo chu kỳ mặt
trăng, tính rất đúng thời tiết các mùa trong năm, đoán
trước được nhật thực nguyệt thực. Điều đó chứng tỏ trình
độ về lịch toán của người xưa đã đạt đến mức độ khá cao,
mặc dầu ở thời kỳ đó con người chưa biết viết 10 con số
thành các phép tính như ngày nay.
Theo tài liệu cổ mới đây cho biết : 23 thế kỷ trước công
nguyên, vào thời Hùng Vương (tức là cách đây vào khoảng
bốn nghìn ba trăm năm), người Việt đã biết làm lịch. Lịch ấy
còn được ghi lại trên mặt trống đồng Hoàng Hạ. Thông qua
những kí hiệu kỷ hà học, những vòng tròn to, nhỏ, những
vành răng cưa, các đường tiếp tuyến, người ta có thể tính
ra được các thời kỳ đông chí, hạ chí, xuân phân, thu phân
để biết thời vụ gieo trồng. Nhà chép sử thời Tống Trung
Quốc là Kim Lý Trường đã ghi: “Năm 2353 TCN vua Nghiêu sai
chép lịch của thị tộc Việt thường đem khắc trên mai rùa”
Như vậy khởi đầu “dịch lý” chính là để quan sát quy
luật dịch chuyển của mặt trăng, mặt trời để tìm hiểu quy
luật của thời tiết và sau đó để làm lịch. Nó nhằm để phục
vụ lịch toán thời xưa. Theo nghĩa chiết tự chữ “dịch” Trung
Quốc (易) bao gồm hai chữ “nhật” (日) là mặt trời và “nguyệt”
(月) là mặt trăng, biểu hiện cho sự nghiên cứu chuyển dịch
không ngừng của 2 thiên thể này đối với thời tiết trong
năm. Từ việc quan sát thiên văn làm lịch phục vụ nông

19
nghiệp thời xưa, dịch lý phát triển thành qaun niệm của
người xưa về vũ trụ. Nghiên cứu kỹ, nó đồng nhất với vũ
trụ quan khoa học ngày nay.
Quan niệm về “Đạo” hay “Thái cực” và “Âm dương”
Người phát biểu quan niệm về “dịch” trước tiên là Lão
Tử, người đồng thời những thuộc thế hệ trước đối với Khổng
Tử. Lão Tử là người xây dựng nên lý thuyết triết học về
“Đạo” đầu tiên, nhằm giải thích những quan niệm của mình
về vũ trụ, thông qua nhận thức được những quy luật vận
động của vũ trụ mà khuyên con người nên hành động theo
Đạo, Lão Tử cho nguồn gốc của vũ trụ là “đạo”. Ông giải
thích: “có một vật do sự hỗn hợp mà thành; nó sinh ra trước
trời đất; vừa trống không vừa yên lặng, đứng yên một mình
mà không biến cải; trôi đi khắp nơi mà không thôi. Có thể
làm mẹ của thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, phải đặt
tên chữ cho nó là “Đạo”, gượng gọi nó là lớn” (Hữu vật hỗn
thành, tiên thiên địa sinh, tịch hề liêu hề, độc lập nhi bất
cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất
tri kỳ danh; tự chi viết đạo, cưỡng vi chi danh viết đại)
Đạo có ba đặc tính: trông không thấy, nghe không thấy,
nắm bắt không được. (Thị chi bất biến, thỉnh chi bất văn,
đoàn chi bất đắc). Lão Tử đặt tên cho 3 đặc tính ấy là “di”,
“hy”, “vi”. Di, hy, vi không thể tách rời mà chỉ là một. Lão Tử
còn đặt tên cho trạng thái đầu ấy là trạng thái “hoảng
hốt”, có nghĩa là trạng thái mập mờ, thấp thoáng không có
hình tượng. Ông viết: “Đạo là một vật chỉ có mập mờ nhưng ở
trong vẫn có hình tượng, mập mờ thấp thoáng ở trong vẫn có
vật thể” (Đạo chi vi vật, duy hoảng duy hốt, hốt hề hoảng
hề, kỳ trung hữu tượng, hoảng hề hốt hề, kỳ trung hữu vật).
Như vậy đạo là vô thủy, vô chung, không biết đâu là đầu, là
cuối. “Đón nó thì không thấy đầu, đi tho nó thì không thấy
cuối” nghênh chi bất kiến kỳ thủ, tùy chi bất kiến kỳ hậu).
Chỉ có biến động là thuộc tính của nó. Trong lòng cái
“Đạo” có tàng chứa 2 mặt đối kháng là “âm, dương”. Đó là
giường mối của trời đất và muôn vật.

20
Ta hãy tham khảo thêm một đoạn Trang Tử nói về đạo,
“Kìa đạo, có tình có tín, vô vi vô hình, có thể truyền mà
không tiếp thu, có thể biết được mà không thể thấy; từ cội
từ rễ, vốn tồn tại từ xưa khi chưa có trời đất, làm quỷ
thần thượng đế, sinh ra trời, sinh ra đất, đứng trước Thái
cực mà chẳng phải là cao, ở dưới lục cục mà chẳng phải là
sâu, sinh trước trời đất mà chẳng phải là lâu, dài hơn
Thượng cổ mà chẳng phải là già. Không ai biết bắt đầu từ
bao giờ, không a biết cuối cùng là khi nào…” (Đại Tông Sư)
Trong thiên “Trí bắc du” kể lại câu chuyện về đạo :
“Đông Quách Tử hỏi Trang Tử rằng:
- Cái gọi là đạo, ở chỗ nào?
Trang Tử nói:
- Không chỗ nào là nó không ở
Đông Quách Tử hỏi:
- Phải chỉ ra mới được.
Trang Tử nói:
- Ở con dế, con kiến!
- Sao mà thấp vậy?
- Ở cỏ ma!
- Sao lại thấp hơn nữa?
- Ở chĩnh sành!
- Sao lại càng quá tệ vậy?
- Ở cứt đái!...
Trang Tử tiếp:
- Lời hỏi của thầy vốn không đúng…Đạo cả là thế. Tiếng
nói cũng vậy. Đều, khắp, cùng. Ba tiếng ấy cái danh thì
khác, cái thực thì đồng, ý nói chỉ là một…Xem nó (Đạo)
thì không có hình, nghe nó thì không có tiếng, nói
theo tiếng nói loài người thì gọi nó là mờ mờ mịt mịt.
Vì thế đạo mà bàn được thì không gọi là đạo”.

21
Như vậy nội dung Trang Tử giải thích về đạo chẳng khác
gì cái ta quan niệm là “Trường năng lượng” theo vật lý
học hiện đại. Đạo cũng như trường năng lượng, nó sinh
ra vũ trụ, không trông thấy, không sờ thấy, nhưng nó có
mặt khắp nơi, biến hoá vô cùng. Nó là nguồn gốc của mọi
vật chất hữu hình, từ con kiến cỏ ma đến cái to tát khác,
từ cứt đái đến những cái cao sang. Đạo cũng như năng
lượng nó không phân sang hèn, to nhỏ, nó không sinh ra,
nó không mất đi, chỉ thay hình đổi dạng và biến hoá.
“Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh
ra vạn vật” (Đạo sinh ra nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh
tam, tam sinh vạn vật). Khổng Tử là người đầu tiên khảo
sát những tư tưởng về dịch lý của thời Thái cổ và soạn
ra Kinh Dịch. Ông không dùng chữ “Đạo” mà dùng từ “Thái
cực” để chỉ cái khởi thuỷ của vũ trụ. Ông viết: “Dịch hữu
Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng,
tứ tượng sinh bát quái” (Dịch hệ từ thượng). Lúc sinh
thời Khổng Tử là người rất sùng bái Lão Tử, Sử Ký Tư Mã
Thiên có chép chuyện Khổng Tử đến hỏi Lão Tử về lễ, khi
về Khổng Tử báo các đệ tử rằng: “Chim thì ta biết nó bay
được, cá thì ta biết nó lội được, thú thì ta biết nó chạy
được. Chạy, bay, lội ta đều có thể chăng lưới mà bắt được,
còn như con rồng thì ta không biết nó cưỡi gió, cưỡi mây
bay lên trời lúc nào. Hôm nay ta trông thấy Lão Tử như
con rồng vậy”
Theo quan niệm của người xưa thì “Thái cực” khí động
là dương, khí tĩnh là âm. Động cực sinh tĩnh, tĩnh cực
sinh động, cứ thế âm dương vận động biến hóa không
ngừng. Chính sự xung đột ấy là lý do tồn tại của âm
dương. Chúng tuy mâu thuẫn với nhau nhưng chúng lại
không thể không có nhau. “Tương phản nhi bất khả tương
vô” như lời giải thích của Quách Tượng sau này. Quy luật
tồn tại của vũ trụ cũng là quy luật tồn tại của con
người và xã hội, mà người xưa gọi bằng danh từ “thiên
hạ”. Thiên hạ cũng biến hóa theo âm dương, thời đại có

22
lúc suy, lúc thịnh, xã hội loài người cũng luôn luôn
thông qua mâu thuẫn mà tồn tại. Khó lòng mà có thể bác
bỏ một cách đơn giản học thuyết trên, khi mà ngày nay ta
lại đang sống trong một thời đại loài người bị phân hóa
làm 2 phe, hay là 2 cực, gọi là “thế giới lưỡng cực” và
chúng ta đang hằng ngày sống và tồn tại trong mối mâu
thuẫn lớn đó. Xã hội loài người xưa đã thế, nay vẫn diễn
ra như thế trên một bình diện mới hơn và rộng lớn hơn.
Lý thuyết “Thái cực, âm dương” đã phát biểu một cách
rất logic quan niệm của người xưa về quy luật mâu
thuẫn thống nhất của vũ trụ.
Hình tượng âm dương được biểu thị bằng một vòng tròn,
bên trong chia đôi thành 2 nửa đều nhau bằng một đường
cong hình chữ S, mỗi nửa đều có mang một nhân bên trong.
Đường cong tượng trưng cho sự biến hóa không ngừng.
Hai nhân tượng trưng cho ý nghĩa “trong dương có âm,
trong âm có dương”. Đó là biểu hiện của sự sinh hóa lẫn
nhau.

Chu Đôn Di (1017 – 1073) một học giả đời Tống dựa vào
quan niệm Lão Tử, gọi Thái cực và vô cực (abcence de
principe). Vì Thái cực là vô thủy, vô chung, không biết
đâu là đầu, đâu là cuối, không sinh cũng không diệt, nên
ông gọi là Vô cực. Theo ông, Vũ trụ khi không tự phát ra
(tự tại) là Vô cực, mà phát ra là Thái cực. Dương Hùng,
cũng là một nhà dịch học nổi tiếng thời Tống, thì lại gọi
Thái cực là “Thái huyền” (tức là cái huyền diệu vô cùng).
Vương Bật (226 – 249) trong khi chú giải về Kinh Dịch và

23
Đạo đức kinh diễn tả khái niệm Thái cực hay “đạo” bằng
khái niệm “hư vô” đạo chẳng phải là cái gì cả mà chỉ là
cái “Hư vô”, tồn tại từ “Hư vô” mà ra, rồi thông qua vận
động mà thành ra thế giới hữu hình.
Chu Hi (1130-1200), một nhà khảo sát khác về Kinh Dịch
cho rằng dùng danh từ vô cực dễ hiểu hơn vì nó cho ta
một khái niệm về một thế giới vô chất (immatérial) ban
đầu. Còn Âm dương, theo ông, là 2 thể cách (modalités) của
vô cực. Âm dương hoà thành một khối thống nhất nhưng
mâu thuẫn không thể phân chia trong nội bộ sự vật. Thái
cực khi ở trạng thái tĩnh là âm, ở trạng thái động là
dương, nó luôn luôn biến đổi để tồn tại.
Một ý nghĩa khác khá trọng yếu, gắn liền với quan
niệm về “dịch” là sự biến đổi không ngừng. Trong trời đất
không có cái gì là đứng yên. “Định tắc mâu thuẫn, luật
tắc biến hoá” (định là mâu thuẫn, luật là biến hoá). Do
biến hoá mà vạn vật sinh ra, vì vậy trong hệ từ thượng,
Kinh dịch viết: “ sinh sinh chi dịch”.
Theo Trịnh Huyền (127 – 199) thì “Dịch” có 3 nghĩa : biến
đổi (changeant), bất biến (immuable), và giản đơn (simple).
Ông giải thích: vũ trụ biến đổi tuân theo những nguyên
tắc cố định, cho nên “dịch” có nghĩa là biến đổi trong
khuôn khổ bất biến. Những nguyên tắc biến đổi đó lại rất
đơn giản cho nên “dịch” lại bao gồm ý nghĩa biến đổi
theo những nguyên lý đơn giản. Tuy nhiên, hiểu được cái
lý giản dị ấy thì cũng biết được cái lý của thiên hạ (Dị
giản nhi thiên hạ chi lý đắc hỹ - Hệ từ thượng).
Toàn bộ vũ trụ là một cuộc biến đổi không ngừng. Thông
qua biến đổi, vũ trụ từ cái “Thái cực vô hình” mà biến
hoá ra thế giới hữu hình và sinh ra muôn vật. Thật là lạ
lùng sau mấy chục thế kỷ kể từ khi có lý thuyết dịch
của Á Đông, đầu thế kỷ thứ 20 này nhà bác học lỗi lạc
người Đức là Eistein lại tìm ra công thức nổi tiếng về
sự biến hoá của vật chất từ vô hình sang hữu hình: đó

24
chính là phương trình “năng lượng chuyển thành khối
lượng”:

E=m.c2
Hay là “ Năng lượng = Khối lượng x bình phương tốc độ
ánh sáng”. Năng lượng là vô hình còn khối lượng là hữu
hình. Như vậy vật chất từ dạng vô hình có thể chuyển
sang hữu hình theo công thức m=E/c2 hoặc ngược lại, y
như quan niệm của người xưa đã phát biểu. Ngày nay
những phát hiện mới nhất trong vật lý hạt nhân về
những biến đổi của năng lượng “âm” sang năng lượng
“dương” hay ngược lại, sự phát hiện ra tính đối xứng của
vũ trụ, ra hạt và phản hạt cũng đều phù hợp một cách kỳ
lạ với những quan điểm biện chứng của người xưa. Phải
chăng, con người là một siêu phẩm của tạo hoá, nên do đó
mà tạo hoá lại phú cho một khả năng trực giác nhạy bén
ngay từ những thời đại mà con người chưa tìm ra chữ
viết? Những lý thuyết về toán học và về vật lý hiện đại
nhất nghiên cứu về thiên văn lại cũng đi đến kết luận
rằng: vũ trụ là vô cùng không biết vì sao nó có và cũng
không biết bao giờ nó kết thúc, bởi vì những khái niệm
về không gian và thời gian, đầu cuối, trước sau đều là
những khái niệm đồng nhất với vũ trụ. Những lý thuyết
mới mẻ hiện nay nhằm giải thích về tính biến hoá và sự
đồng nhất của vũ trụ, như lý thuyết về “sự tản xa của
các thiên hà” hay về “vũ trụ giãn nở” lý thuyết về
trường điện từ “trường thống nhất” hay “trường hấp dẫn”
đều có phần trùng hợp với quan niệm có tính bao quát
của các học giả cổ Á Đông về ”Thái cực và sự vận hoá của
âm dương”.
Ngày nay, nhất là từ năm 1960 đến nay, nhờ những kính
thiên văn vô tuyến cực mạnh, nhờ các vệ tinh nhân tạo
phóng vào không gian với những kỹ thuật quang phổ tối
tân, người ta đã khám phá ra những dữ kiện thiên văn mà
nhiều thế kỷ trước không chứng minh được.

25
Một chân lý đã được các nhà khoa học công nhận là: “vũ
trụ là thống nhất, nó chỉ là một”, điều mà các nhà triết
học cổ Á Đông đã nêu lên từ bao ngàn năm trước. Vũ trụ
là một, nó bắt đầu từ số 1. Theo quan niệm triết học cổ Á
Đông vũ trụ sơ thuỷ là cõi hư vô hay là vô cực (absence
de principe). Chính Lê nin trong “bút ký triết học” cũng
đã ghi: “cái một, đó là nguyên lý cổ xưa của Atom (nguyên
tử) (và chân không). Chân không được coi là nguồn gốc
của vận động không những với ý nghĩa chỗ bỏ trống mà
nó còn chứa đựng một tư tưởng sâu sắc hơn cho rằng
chính trong cái phủ định nói chung đã chưa đựng căn cứ
của sự sinh thành của sự tự vận động bất an”. Ngày nay
vật lý hiện đại phát hiện ra khởi thuỷ của vũ trụ là
một “vacuum” vật lý. Vacuum đó tương đương với thuật ngữ
“vô cực” của Á Đông. Năm 1970, dựa trên những thành tựu
to lớn về thiên văn, nhà vật lý vũ trụ là Omnes đã đề
xuất ra lý thuyết về sự hình thành vũ trụ nổi tiếng. Đó
là lý thuyết “Vụ nổ lớn” (Big Bang). Theo ông vũ trụ đã có
một thời kỳ có thời gian rất ngắn, lúc đó t= 10-43 giây, là
lúc có một đại lượng rải khắp không gian gọi là thời kỳ
“hỗn mang - lượng tử” (chaos quantique). Ở thời gian này
chỉ có bức xạ nhiệt nên có nhiệt độ rất cao, lên tới 1013
K và áp suất cực lớn. Nó không có gì cả (tức không có gì
là các nguyên tố vật chất ngày nay) nhưng lại có tất cả.
Từ đó phát sinh “vụ nổ lớn”. Không gian, thời gian và vũ
trụ xuất hiện đồng thời. Theo nhà thiên văn học Anh
John Gribbin thì thời kỳ bắt đầu “bùng nổ lớn” cách đây
đã 15 tỷ năm. Từ sự bùng nổ bức xạ nhiệt đó, vũ trụ diễn
biến bằng 2 cơ chế:
- Một là cơ chế chuyển pha, theo đó trong 10-5 giây đầu
là sự tách biệt các nuclon và phản nuclon.
- Hai là cơ chế kết dính (coalescence): sau thời gian nói
trên là tác động của lực căng bề mặt hình thành các
miền nuclon và các miền phản nuclon dãn nở dần. Sau
khoảng 1 triệu năm thì hình dạng vũ trụ đã giống

26
như ngày nay, chỉ khác là độ giãn nở. Như thế là vũ
trụ từ cõi hư vô biến hoá thành thế giới hữu hình như
ký thuyết cổ đã đề xuất.
Khi vũ trụ toả rộng ra và lạnh dần đi, vật chất cũng
được dàn mỏng dần cho đến khi những đám mây Hidro khổng
lồ bắt đầu tích tụ lại và cô lại từng vùng để hình thành
những vì sao và những dải thiên hà (Galaxy). Tổng số có
khoảng 1011 Galaxy và mỗi Galaxy chứa tới 10 tỷ thậm chí
100 tỷ ngôi sao. Các sao này luôn luôn được sinh ra, tồn
tại và mất đi theo thời gian. Các Galaxy này đã được hình
thành từ 10 tỷ năm về trước và chúng cứ tản xa nhau mãi,
so với cự ly lúc bạn đầu thì nay đã hơn 1000 lần, người ta
gọi là “sự tản xa của các thiên hà”. Như vậy sách dịch cổ
quan niệm vũ trụ là vô cùng, không biết đâu là giới hạn rõ
ràng phù hợp với khoa học ngày nay. Và những câu giải
thích về thế giới vật chất của đức Phật xưa “nhất biến
thiên, thiên biến vạn, vạn biến ức, ức biến hằng hà sa số,
biến tiểu thành đa, hoá vô vi hữu” rõ ràng là một chân lý.
Các Galaxy được xem như các viên gạch xây dựng nên vũ
trụ. Trong lòng các Galaxy lại có những miền đông đặc
tương đương với các nhân của chúng gọi là các Quasar, các
Quasar chỉ nhỏ bằng 1/100.000 của Galaxy nhưng lại có bức
xạ lớn gấp 10.000 lần Galaxy. Chúng ở cách xa chúng ta
hàng 10 tỷ năm ánh sáng. Những ngôi sao trong các Galaxy
ban đầu chỉ có Hidro là những nguyên tố chỉ gồm một hạt
nhân và một điện tử, hoặc một ít nguyên tố Heli (có 2 điện
tử). Còn tất cả các nguyên tố khác đều sinh ra từ những
phản ứng hạt nhân xảy ra bên trong lòng các ngôi sao đầu
tiên đó và chúng bị tung ra khắp vũ trụ khi các ngôi sao
đó bùng nổ.
Nhờ các phương pháp quang phổ phân tích ánh sáng bức xạ
từ các vì sao, người ta có thể biết nhiệt độ của vô số các
vì sao hiện nay còn nóng hàng trăm ngàn độ, trung bình là
100.000o, thấp nhất cũng còn 2000o. Mặt trời của chúng ta còn
6000o và đã được hình thành các đây trên 4,5 tỷ năm từ một

27
đám mây Hidro có chứa các nguyên tố khác như sắt , cacbon,
Oxy, Nito... Khi đám mây đó co lại để hình thành hệ mặt trời
thì một phần các vật chất đó đã tách ra để hình thành các
hành tinh trong hệ mặt trời. Quả đất của chúng ta cũng
được hình thành trong đám mây vật chất đó. Theo các
nguyên lý vật lý, các vật chất nặng thì tập trung ở phần
trong của trái đất, phần nhẹ bao quanh. Vỏ quả đất là lớp
tương đối nhẹ cho đến lớp khí quyển là nhẹ nhất. Vỏ quả
đất chỉ chứa có 6% sắt trong khi cả quả đất chứa 35% sắt.
Còn chất Silic chỉ chiếm 15% khối lượng trái đất lại có 28%
trong vỏ trái đất dưới dạng các Silicat. Còn khí quyển nhẹ
nhất thì bao gồm đến 4/5 là khí Nito và 1/5 là khí Oxy. Đó
là những chất tối cần thiết cho sự sống xuất hiện. Sự hình
thành các lớp của quả đất như thế đã hoàn thành cách đây
3,9 tỷ năm (sau khi hành tinh này xuất hiện 600 triệu năm)
(Y. Gribbin)
Như vậy triết học Á Đông phát biểu “cái thanh nhẹ bay
lên thành trời, cái đục nặng lắng xuống thành đất” (Chu
tử), là phù hợp với lý thuyết hình thành vũ trụ hiện đại.
Một khái niệm khác hết sức quan trọng và hết sức cơ
bản trong lý luận triết học cổ Á Đông là quan niệm thống
nhất giữa không gian và thời gian. Trong tư tưởng triết
học phương Tây mãi sau này nhờ những tiến bộ của vật lý
học người ta mới quan niệm không gian, thời gian và vật
chất là một. Bởi vì khái niệm vật chất là khái niệm tồn tại,
mà đã là tồn tại thì phải có không gian và thời gian.
Không tồn tại một phần tỷ giây nào thì cũng không thể có
không gian. Trong triết học cổ Á Đông, khái niệm vũ trụ đã
là một khái niệm gắn chặt với “Không, thời gian”.
Chu Hy định nghĩa Vũ trụ như sau: “Bốn phương, trên
dưới gọi là vũ, từ xưa đến nay gọi là trụ” (Tứ phương,
thượng hạ viết vũ, vãng cổ lai kim viết trụ). Như vậy rõ
ràng Vũ trụ là thống nhất với không thời gian, thống nhất
ngay từ trong định nghĩa tên gọi của nó.

28
Những nhà tư tưởng cổ đã nêu lên tính thống nhất giữa
vật chất không gian và thời gian một cách chính xác lạ
lùng ngay từ những thế kỷ xa xưa, khi mà tri thức khoa
học chưa hề bừng sáng trong trí óc con người. Cái gì đã làm
cho các nhà tư tưởng cổ đại Á Đông có thể tiếp thu được
những chân lý của vũ trụ tuyệt diệu như vậy. Phải chăng
cái gọi là “trực giác” của tiền nhân là một thứ trực giác
được trau dồi và tập luyện công phu qua các phép như “khí
công” “nhập thiền” hay “thanh tịnh vô vi” để cho trí tuệ
dứt bỏ được mọi tham vọng cá nhân, tạo ra được sự thông
suốt của trí tuệ cho trực giác phát huy (điều ta sẽ bàn
trong phần ứng dụng về phòng bệnh nâng cao tuổi thọ của
Y học cổ truyền sau này).

LÝ THUYẾT VỀ NGŨ HÀNH


Quan niệm về “Thái cực và âm dương” được bổ sung bằng
lý thuyết “ngũ hành”, làm thành một thuyết gọi là “Nhị,
Ngũ” tức là “Hai và Năm”, mang tính chất toán học rõ rệt.
Học thuyết “Nhị, Ngũ” bao trùm lên mọi quan niệm của người
xưa, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Sự
biến hoá của âm dương phát sinh ra ngũ hành là kim, mộc,
thuỷ, hoả, thổ, tức là biến hoá từ Thái cực vô hình sang thế
giới hữu hình và từ đó sinh ra muôn vật. Ngũ hành hợp lại
làm một là âm dương. Âm dương hợp lại là Thái cực. Thực
chất nó là mô hình rút gọn về sự tồn tại và biến hoá của
thế giới vật chất, thông qua một hệ gồm hai số nguyên tố
nhỏ nhất là 2 và 5. Lý thuyết ngũ hành dựa trên sự biến
hoá của con số 5 để giải thích sự vận động của vật chất.
Người xưa quan niệm rằng: thế giới quanh ta là do âm
dương biến hoá tạo thành 5 yếu tố vật chất cơ bản. Đó là
kim loại (kim), đất (thổ), nước (thuỷ), lửa (hoả) và sinh giới
(mộc). (Thực ra mộc không phải chỉ có nghĩa là gỗ, mà là lấy
mộc để tượng trưng cho thế giới thảo mộc hoặc suy rộng ra
là thế giới sự sống). Năm yếu tố đó cũng là năm chủng loại

29
vật chất tạo nên muôn vật. Chúng thông qua quy luật mâu
thuẫn thống nhất và mối tương tác 2 chiều là “tương sinh
và tương khắc” mà biến hoá điều hoà và chế ngự lẫn nhau
để tồn tại.
Bản thân sự biến hoá giữa chúng phải có tính hợp lý
và mang tính logic nhất định thì chúng mới tồn tại, nếu
không vũ trụ sẽ không thể có như ngày nay và sẽ không
thể tồn tại lâu dài.
Tại sao lại xây dựng một thế giới vật chất dựa trên 5
yếu tố chủng loại? Đó chỉ có thể là một bước tiến bộ trong
sự nhận thức thế giới thông qua những quy luật về sự biến
hoá kỳ lạ của các con số. Trước khi hình thành học thuyết
ngũ hành, nhiều triết gia thời cổ , phương Đông cũng như
phương Tây, đã đề xuất nhiều lý thuyết để giải thích thế
giới vật chất. Có người coi nguồn gốc vũ trụ là “lửa”
(Heraclit), người thì cho là “nước” (Quản Tử), người lại cho
nguồn gốc vũ trụ là “Không khí” (Anaximero), Empe’docle (483
– 423 TCN) cho rằng thế giới vật chất được xây dựng trên 4
yếu tố chính là: lửa, không khí, nước và đất. Bốn yếu tố này
sinh ra muôn vật. Aristot, nhà triết học cổ Hy Lạp phát
triển quan niệm 4 yếu tố, gắn thêm mỗi yếu tố bao hàm 2
tính chất
- Lửa thì vừa khô vừa nóng
- Không khí thì vừa nóng vừa ẩm
- Nước thì ẩm và lạnh
- Đất thì lạnh và khô

30
Lịch sử tư tưởng cổ đại Á Đông trước giai đoạn tìm ra
sự kỳ diệu của con số 5 cũng đã có một thời kỳ quan niệm có
4 yếu tố. Về phương hướng cũng chỉ quan niệm có 4 phương.
Đến khi ra đời thuyết ngũ hành thì mới thêm một phương ở
giữa là 5 phương. Lý thuyết Ngũ hành tiến bộ ở chỗ nhận
thức ra được mối liên hệ toán học giữa con số và những cái
có hình thể tạo thành thế giới xung quanh như: nước, đất,
lửa, kim loại, sinh giới. Nó phát hiện được sự thống nhất
của tính chất nhiều mặt của những hiện tượng tự nhiên, và
tính hệ thống cân đối của những con số và quan hệ của
chúng.
Ở phương Tây, 6 thế kỷ trước công nguyên, Pythagore và
các môn đệ của ông cũng đã phát hiện ra sự kỳ lạ về những
biến chuyển của các con số, đến nỗi ông cho rằng “con số là
yếu tố cấu tạo nên thế giới”. Theo ông vạn vật đều do diện
tích tổ chức ra, mà diện tích là do đường thẳng tạo thành,
còn đường thẳng thì lại điểm xây dựng nên. Bởi vậy thực
chất cuối cùng của vật chất là do điểm và con số, Ăng- ghen
nói “giống như con số vũ trụ phục tòng những quy luật
nhất định , do đó tính quy luật của vũ trụ lần đầu tiên
được phát biểu”. (Phép biện chứng của tự nhiên). Thật ra ngũ
hành chỉ 5 yếu tố vật chất tượng trưng cho muôn dạng của
thế giới vật chất trong vũ trụ. Năm yếu tố ấy là nền tảng
cho một quan niệm để giải thích nguồn gốc của tự nhiên. Ví

31
dụ “mộc“ tượng trưng cho thực vật, cũng đồng thời tượn
trưng cho sinh giới nói chung . Nó cũng tượng trưng cho sự
sinh trưởng của mùa xuân, cho màu xanh và phương đông.
Hỏa tượng trưng cho nhiệt lượng, cho sức nóng, cho mùa hè,
cho màu đỏ và cho phương nam. Tương tác của 5 yếu tố trong
ngũ hành là tương tác 2 chiều, người xưa gọi là “tương
sinh” và “tương khắc” hoặc nói theo ngôn ngữ sinh lý học
ngày nay là “hưng phấn” và “ức chế”. Tương sinh theo trật
tự “mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy,
thủy sinh mộc”. Tương khắc theo trật tự ngược lại “thủy
khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ
khắc thủy”. Trật tự đó là những kết quả của những quan
sát lâu dài của con người trong thực tiễn sản xuẩt đối với
tính năng của của 5 vật chất. Người xưa cho rằng, thế lực
của 5 vật chất đó bồi đắp và ức chế lẫn nhau, thay nhau
chiếm địa vị thống trị theo trật tự tương sinh, tương khắc.
Lý thuyết ngũ hành chứng tỏ nhận thức của người xưa
thông qua tư duy toán học, về khả năng tồn tại qua cơ chế
tự điều chỉnh của thế giới vật chất. Khả năng đó đã được
các nhà toán học cổ biểu diễn trong một mô hình rút gọn
của con số nguyên tố 5, lập thành một hệ tương tác tự động
giữa 5 chủng loại vật chất được coi là những vật chất cơ
bản: đó là hệ ngũ hành. Hệ đó có khả năng tự điều chỉnh để
tiến hóa và tồn tại.
Có thể do quan niệm “thiên nhân hợp nhất” (trời với
người là một ) người xưa đã phát hiện ra những quy luật
của con số đã chi phối sự phát sinh, phát triển của vũ trụ
cũng chi phối sự phát sinh phát triển của con người. Nếu
không tại sao trong con người cũng thể hiện những con số
2 và 5? Tại sao nếu con người và hầu như các động vật khác
đều có tính đối xứng nửa thân mình bên trái và bên phải?
Tại sao sinh vật lại có 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi mà không phải
là 1 hay 3. Rồi 2 tay, 2 chân, không thấy động vật nào có 3
chân cả. Mà nếu có thì sẽ là quái thai hay quái vật thật
sự, vì sự tồn tại của con số 3 ấy là rất khó khăn trong sự

32
chuyển động của sinh vật. Cũng như các ngón tay, ngón
chân tại sao là số 5? Ai sinh ra có 4 ngón hay 6 ngón ắt
người đó mắc một dị tật và thật không thể thuận lợi hơn 5
ngón. Trong khoa cổ sinh vật học người ta chứng minh
trong các thời kỳ lịch sử xa xôi của trái đất cũng đã từng
xuất hiện các sinh vật không theo các mô hình có khả năng
tự điều chỉnh để tồn tại nên đã bị đào thải qua thời gian.
Nghiên cứu trên mô hình Hà đồ cổ nó chỉ là một bảng
ghi 10 số đếm bằng các chấm đen trắng nhưng trật tự của
nó lại tàng ẩn những khái niệm sâu xa của người xưa. Chấm
đen là số âm (hay Ngẫu), chấm trắng là số dương (hay Cơ)
(xem hình vẽ) nhưng chúng được sắp xếp một cách rất kỳ
thú. Như thế các số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 lại là số dương. Các số
chẵn 2, 4, 6, 8, 10 là số âm. Các số dương thuộc số trời, các số
âm thuộc số đất (trời đất cũng là một cách gọi của âm dương
mà thôi). Người xưa quan niệm: 5 số đầu (1, 2, 3 ,4 ,5) là số
sinh của vũ trụ, còn 5 số sau ( 6, 7, 8 ,9,10) là 5 số thành của
vũ trụ. Năm số sinh thuộc giai đoạn vũ trụ chưa thành
hình (tiên thiên) hay giai đoạn vô hình, 5 số thành thuộc
giai đoạn vũ trụ đã thành hình (hậu thiên) hay là giai
đoạn hữu hình của vũ trụ. Cứ mỗi số sinh lại đi với một số
thành: 1 đi với 6, 2 đi với 7, 3 đi với 8, 4 đi với 9, 5 đi với 10.
Theo Chu Hy giải thích Kinh Dịch thì “Vũ trụ chỉ có 5, lấy
thêm đến 10 chỉ là để nhân đôi 5 hành lên đó thôi”. Mỗi số
trên Hà Đồ đều có một phương vị nhất định: 1, 6 ở Bắc; 2,7 ở
Nam; 3, 8 ở Đông; 4, 9 ở Tây; còn 5, 10 ở giữa .
Người xưa quan niệm “trời lấy số 1 biến sinh ra nước,
đất lấy số 6 hóa thành; đất lấy số 2 biến sinh ra hỏa, trời
lấy số 7 hóa thành; trời lấy số 3 biến sinh ra mộc, đất lấy
số 8 hóa thành; đất lấy số 4 biến sinh ra kim, trời lấy số 9
hóa thành; trời lấy số 5 biến sinh ra thổ, đất lấy số 10 hóa
thành. Đó còn gọi là các số tương hợp” (Chu Dịch bản nghĩa).
Ở đây nói “trời” là chỉ cái trong, nhẹ của dương, nói
“đất” là chỉ cái đục, nặng của âm (Khinh, thanh giả, thượng
phù nhi vi thiên; trọng, trọc giả hạ ngưng nhi vị địa).

33
Có thể trình bày mô hình sinh thành của vũ trụ và sự
xuất hiện 5 hành như sau (xem hình dưới).
Người xưa quan niệm sự biến hóa của vũ trụ chỉ phụ
thuộc vào 5 số đầu (5 số sinh) còn 4 số sau chẳng qua là do
các số nguyên tố đầu sinh ra: số 6 là do 2+2+2 mà thành, số 7
là do 3+2+2, số 8 là do 1+2+5, số 9 là do 1+3+5.
Như vậy người xưa còn kí hiệu:
Số 6: 6=2+2+2 đều là 3 số ngẫu (âm) nên là Lão âm
Số 7: 7=3+2+2 do một số cơ, hai số ngẫu (1 dương 2 âm) nên
gọi là thiếu dương.
Số 8: 8=1+2+5 do hai số cơ (dương), một số ngẫu (âm ) nên
gọi là thiếu âm.
Số 9: 9=1+3+5 đều là ba số cơ (dương) nên là Lão dương.
Kết quả 4 số trên ứng với 4 tượng, nó là số của tứ tượng, do
biến hóa của âm dương (lưỡng nghi) sinh ra. Còn tượng của 4
tượng ấy là các quẻ vạch:
(==) = Lão dương
(= =) = Lão âm
(. ) Thiếu âm
(=-=) = Thiếu dương

34
35
Trong các quẻ ấy vạch dương là trời, vạch âm là đất,
tượng trưng cho 2 tính chất âm dương của vũ trụ. Nếu thêm
vào một vạch nữa ta sẽ có tám quẻ 3 vạch tượng trưng cho
tam tài (trời, đất, người), ba yếu tố do vũ trụ tạo nên. Mỗi
quẻ ấy trong “Tiên thiên đồ” của người xưa có phương vị
nhất định, lấy trục bắc nam là 2 quẻ “Kiền Khôn”, là chính.
“Tiên thiên đồ” với trục Nam Bắc là 2 quẻ Kiền Khôn tượng
trưng cho vũ trụ quan của người xưa về thời kỳ sơ thuỷ
của vũ trụ, lúc vũ trụ chưa thành hình. Đến khi Văn Vương
sáng tạo ra “hậu thiên bát quái” mà người xưa cho là mô
hình khi vũ trụ đã thành hình thì vị trí các quẻ thay đổi
và “Hậu thiên đồ” lấy 2 quẻ Khảm (nước) Ly (lửa) làm trục
Bắc Nam và thứ tự các quẻ sắp xếp theo chiều thuận từ
trái sang phải hay từ Bắc đến Đông qua Nam sang Tây là:
Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Bốn quẻ Khảm, Ly,
Chấn, Đoài ở 4 phương vị chính: Bắc, Nam, Đông, Tây (hình vẽ
dưới). Như vậy mỗi quẻ có một phương vị nhất định.

Việc lấy trục nam bắc là Ly Khảm thay cho Càn Khôn của
người xưa có mục đích phục vụ việc làm lịch. Nó như cái
mốc để định rõ ngày đêm và để tính toán chu kỳ của quả
đất và mặt trăng.
Hồ Cự Nhân, một nhà Dịch lý cổ giải thích “nói Ly Khảm
tức là nói việc chia ngày đêm. Mặt trời mọc ở Chấn (phương
Đông) đến Ly là trung độ. Mặt trăng vùi ở Đoài (phương Tây)
đến Khảm là trung độ”. Như vậy trục Ly Khảm ở Nam Bắc và 2
quẻ Chấn Đoài ở Đông Tây chẳng những dùng để tính quỹ

36
đạo của quả đất đối với mặt trăng, mặt trời mà còn để tính
“Hối, Sóc, Huyền, Vọng” của các tháng, tính thời khắc trong
ngày và cả thời tiết trong năm. Đối chiếu 12 tháng trong
năm thì thời kỳ “Đông chí” ở vào thời gian của quẻ Khảm
Bắc, thời kỳ “Hạ chí “ ở vào thời gian của quẻ Ly Nam. Thời
kỳ ‘Xuân phân” ở vào thời gian của quẻ Chấn Đông, thời kỳ
“Thu phân” ở vào thời gian của quẻ Đoài Tây.
Sự sắp xếp ngũ hành trong “Hậu thiên đồ” này cũng
thay đổi cho phù hợp với tám quẻ. Để ứng với số 8, người
xưa để nguyên 2 hành “Thuỷ, Hoả” coi nó như 2 khí âm dương
không thể chia cắt, còn 3 hành kia là “Kim, Mộc, Thổ” đều
chia đôi thành âm dương (âm kim, dương kim, âm mộc, dương
mộc, âm thổ, dương thổ. Như vậy là phù hợp với 8 phương vị
của bát quái “Chấn, Tốn” là dương mộc và âm mộc chủ mùa
xuân, “Đoài, Kiền” là âm kim và dương kim, chủ mùa thu, “Ly
(Hoả) chủ mùa hạ, “Khảm (thuỷ)” chủ mùa đông, “Thổ” vượng tứ
quý, nên Khôn Thổ ở phương mùa hạ giao mùa thu là Tây
nam; Cấn Thổ ở chỗ mùa đông giao mùa xuân là Đông bắc.
Ngũ hành tương sinh tương khắc: Sự sắp xếp và phân
chia ngũ hành trong Hậu thiên đồ như trên là rất kỳ diệu.
Nó phù hợp với một mô hình có khả năng tự điều chỉnh để
tồn tại của vũ trụ qua tương tác hai chiều tương sinh,
tương khắc giữa các hành.
- Tương sinh thì: Mộc chủ mùa xuân, Mộc sinh hoá và
xuân tiến sang hè. Hoả chủ mùa hè đến lượt mình lại
sinh ra Thổ, Thổ vượng tứ quý và ở trung tâm, mùa hè
tiến đến giai đoạn trưởng hạ. Thổ lại sinh ra Kim và
mùa hè chuyển sang mùa thu qua giai đoạn trưởng hạ.
Kim đến lượt mình lại sinh ra Thuỷ chủ trì mùa Đông
rồi Thuỷ lại sinh Mộc và thời tiết lại bước sang mùa
xuân. Vòng tuần hoàn tương sinh vĩ đại của tạo hoá cứ
thế diễn ra.
- Còn tương khắc thì Thổ khắc Thuỷ (với hình tượng đất
có thể chế ngự được nước), Thuỷ khắc Hoả (với hình
tượng nước có thể dập tắt lửa), Hoả khắc Kim (lửa có

37
thể nung chảy sắt), Kim khắc Mộc (sắt có thể chặt được
gỗ), Mộc khắc Thổ (gỗ có thể đào được đất). Thổ vốn
chiếm vị trí ở giữa (Trung cung), nhưng ở Hậu thiên bát
quái người xưa chia Thổ ra làm 2 phương khác: Khôn
Thổ ra Tây Nam còn Cấn Thổ ra Đông Bắc để Thổ có thể
điều chỉnh cuộc vận hành sinh khắc của các hành Kim,
Hoả, Thuỷ, Mộc.
Như vậy Khôn Thổ ở Tây Nam có thể điều lý được Hoả Kim
tương khắc, Cấn Thổ ở Đông Bắc có thể điều lý được Thuỷ
Mộc tương sinh. Về mặt thời tiết thì “Thổ vượng tứ quý” nên
tháng trung độ giữa hè sang thu (là tháng 6) có thể dùng
thổ làm trung gian giữa Hoả và Kim, tháng trung độ
chuyển tiếp giữa đông sang xuân (là tháng 12) có thể dùng
Thổ là trung gian giữa Thuỷ và Mộc.
Như thế là đang tương khắc mà chuyển sang tương sinh,
đang tương sinh mà chuyển qua tương khắc là nhờ vai trò
hỗ trợ của Thổ. Đó là cái công dụng trong việc bố trí
phương vị của bát quái và ngũ hành phù hợp với 4 phương
tám hướng cùng tứ thời bát tiết của người xưa.
Như thế rõ ràng chúng ta thấy lý thuyết âm dương ngũ
hành thực ra chỉ là một mô hình toán học về khả năng tự
điều chỉnh của vũ trụ. Còn hình tượng về “bát quái” là mô
hình tám tình huống hay tám trường hợp có thể xảy ra với
những tập hợp ba hào một. Nó mang khái niệm sơ giản về lý
thuyết tập hợp. Cũng như hình Lạc thư đã trình bày trên là
một hình “ma trận” đơn giản. Điều đáng ngạc nhiên là thời
xưa những lý thuyết ấy lại được phổ biến thấu suốt đến
tận người dân không biết chữ ở mọi thôn xóm. Trong các
hình chạm trổ ở trên các đền chùa đến các bản điêu khắc
trang trí trên của buồng gia đình ở nông thôn thời xưa
đều thấy các mô hình âm dương bát quái. Ngày nay những
khái niệm về toán học cao cấp như trên dù là những khái
niệm đơn giản nhất, lại chỉ mới có một số ít quốc gia phát
triển là nghĩ đến việc đem nó vào nội dung giảng dạy ở
chương trình phổ thông cơ sở (cấp I và II). Chính thông qua

38
khả năng tư duy toán học trừu tượng, người xưa đã tìm ra
tính biến hoá kỳ lạ của các con số 2, 3, 5, 6, 8 và 12... Những
con số đã dùng trong cách tính lịch, thời tiết, ứng dụng nó
trong “can, chi”.
Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay, sau hàng chục thế
kỷ, khi mà các ngành khoa học cơ bản phát triển cao, khi
con người đã tiến sâu vào những lý thuyết vật lý hết sức
trừu tượng nhưng cũng hết sức cơ bản thì người ta lại
cũng thấy xuất hiện những con số cơ bản kỳ lạ đó. Tính
chất kỳ lạ đôi khi “ma quái” của các con số trên, không thể
lúc nào cũng giải thích được. Từ trước khoa học vốn đã biết
7 định luật “bảo toàn vật chất”, từ khi các nhà khoa học
tìm ra thuyết lượng tử, người ta lại thấy thêm một định
luật bảo toàn nữa chi phối năng lượng lượng tử, làm thành
8 định luật cơ bản chi phối thế giới vật chất từ vi mô đến
vĩ mô. Tại sao lại là 8 mà không phải là một con số khác?
Tại sao con số ấy cũng ngự trị trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hoá học của Mendeleev? Tại sao các con số thần
bí kể trên lại cùng chi phối các lớp quỹ đạo của những
điện tử quay chung quanh hạt nhân nguyên tử?
Tại sao Đức Phật tổ Thích ca Mầu ni lại cũng tự cho
mình là đắc đạo khi tìm ra con đường của 8 điều ngay
thẳng (bát chính đạo). Với ý nghĩa gì các học giả cổ khi
ứng dụng vào Y học cũng nêu ra “bát cương, bát pháp”. Bản
mật mã di truyền của sự sống, một khám phá vĩ đại của thế
kỉ 20 này cũng cho thấy: Mật mã cho từng acid amin cũng là
con số 3 (cứ 3 base quyết định 1 acid amin), một số nguyên
tố gần với số 5 chi phối. Chưa ai trả lời được những câu
hỏi tại sao đó. Chính những điều chưa giải thích được đó
là nguyên nhân dẫn đến những quan niệm thần bí về các
con số. Lý thuyết ngũ hành liên quan đến sự vận động biến
hoá của con số 5. Các học giả cổ đã phát hiện ra tính biến
động hợp lý của một mô hình gồm 5 trung tâm. Chúng ta có
khả năng điều chỉnh thông qua cơ chế tương tác 2 chiều
“tương sinh và tương khắc” để tồn tại và biến hoá không

39
ngừng. Không có khả năng đó, thế giới vật chất sẽ mất tính
logic nội tại và không thể tồn tại.
Ngoài mô hình 5 trung tâm, tính logic nội tại còn duy
trì được trong các mô hình cổ 3 trung tâm (tuy không ưu
việt bằng) mà các triết gia cổ Á Đông cũng đã bàn đến.
Người đại diện cho học thuyết về mô hình ba trung tâm là
Dương Hùng, sống vào thời Tây Hán (sinh vào khoảng năm 53
TCN). Ông đã viết cuốn “Thái Huyền” để lý giải về “ Thái cực
và âm dương” lấy sự biến hoá của 3 con số đầu làm gốc mọi
biến hoá của trời đất.
Thực ra lý thuyết về “Thái huyền” cũng như lý thuyết
về “Thái cực” đều là nhằm giải thích sự biến động của “âm
dương”, của “dịch lý”, mục đích đầu tiên là để phục vụ việc
làm lịch, tính được thời tiết trong năm. Để tính lịch, Dịch
dựa vào tám quẻ đơn và 64 quẻ kép và 384 hào (64x6 hào) làm
gốc, còn “Huyền” thì thay 8 quẻ đơn bằng 3 bộ, gồm 9 “thủ”,
mỗi thủ 3 “Tán”, cộng tất cả là 729 tán làm gốc. Cả hai
phương pháp tính toán đều dẫn đến kết quả là một vòng
thời tiết phải là 365 và ¼ ngày (tức là 1 năm), một chu kỳ
trăng tròn là 29,5 ngày. Thế là từ sự biến hoá của các con
số 1, 2, 3, 4, và 5 mà người xưa chẳng những đã thiết lập ra
các mô hình vũ trụ uyên bác mà còn tính ra lịch “âm dương“
một cách chính xác. Nếu tính theo dịch dựa vào 64 quẻ kép
thì lấy 24 hào của của 4 quẻ chính là Chấn, Ly, Đoài, Khảm
làm chủ 24 tiết khí trong năm, còn thừa 60 quẻ thì mỗi quẻ
là 6 ngày 7 phân, nhân ra là 365 và ¼ ngày. Thời tiết thì
lấy quẻ “Trung phu” đầu “Đông chí” làm mốc, đến hào
“Thượng cửu” quẻ “Di” là cuối tiết đại tuyết rồi tính hết
vòng lại trở lại
Nếu tính theo “Huyền” thì cứ 2 tán hợp làm một ngày (1
thuộc ban ngày, 1 thuộc ban đêm). Tính ra, 729 tán thì được
364,5 ngày, còn thiếu 1 ngày nên phải thêm 2 tán “cơ” và
“doanh” để cho thành 365,5 ngày. Như thế là dư ra ¼ ngày thì
sẽ trừ vào tháng nhuận. Huyền lấy tán “sơ nhất” của “thủ
trung” là lúc đầu “đông chí” tán “cơ” và “doanh” là cuối

40
tiết “Đại tuyết”. Hết vòng trở lại. Xem thế thì chúng ta thấy
lý thuyết về Thái huyền với mô hình 3 trung tâm (trời, đất,
và người) cũng là nhằm phục vụ yêu cầu trước tiên của
người xưa là để tính lịch. Dự kiến thời tiết để biết thời vụ
gieo trồng.
Vào đời nhà Tống lại có một học giả tinh thông dịch lý đã
áp dụng mô hình “âm dương, ngũ hành” và “bát quái” để xây
dựng nên phép tính toán nhằm dự đoán cát hung, may rủi và
vận hạn của đời người cũng như từng cá nhân: đó là Trần
Đoàn, ông là người đề xướng ra phương pháp “tượng số” và
tử vi. Sau Trần Đoàn có Thiệu Ung (1011-1077) đã viết cuốn
“Hoàng cực kinh thế” nổi tiếng, ông dựa theo nguyên lý
“Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng” đề
xương một mô hình 4 trung tâm là “nhật, nguyệt, tinh, thần”
(đối với mô hình vũ trụ) và “thuỷ, hoả, thổ, thạch” (nước, lửa,
đất, đá) cho địa thế, lấy số 4 làm gốc. Ông chia thời gian ra
làm 4 bậc: Nguyên (Nhật), Hội (Nguyệt), Vận (Tinh) và Tuế (thần)
để tính toán. Theo ông, Mỗi Nguyên (元) là một thời kỳ
chuyển vận của mặt trời (Nhật) gồm 129.600 năm. Mỗi hội (会)
là một thời kỳ biến hoá của mặt trăng (Nguyệt) bằng 1/12
nguyên, tức là 10.800 năm. Mỗi Vận (运) chu kỳ của một tinh
là 1/30 hội, tức là 360 năm. Mỗi thần bằng 1/12 vận, tức là 30
năm. Như vậy 1 Nguyên có tất cả 12 Hội, 360 vận, 4320 Thế. Đối
với vũ trụ thì 1 nguyên như 1 năm. Đó là khái niệm về đại
lượng thời gian để đo đạc khoảng không vũ trụ của người
xưa. Ông sắp xếp 12 Hội của một nguyên ứng vào 12 quẻ sau
đây:
Quẻ Phục (復) quản hội Tý ( ䷗)

Quẻ Lâm (臨) quản hội Sửu ( ䷒ )

Quẻ Thái (泰) quản hội Dần ( ䷊)

Quẻ Đại tráng (大壯) quản hội Mão ( ䷡)

Quẻ Quải (夬) quản hội Thìn ( ䷪)

Quẻ Kiền (乾) quản hội Tỵ ( ䷀ )

41
Quẻ Cấn (艮) quản hội Ngọ ( ䷳ )

Quẻ Độn (遯) quản hội Mùi ( ䷠)

Quẻ Bĩ (否) quản hội Thân ( ䷋ )

Quẻ Quán (觀) quản hội Dậu ( ䷓ )

Quẻ Bác (剝) quản hội Tuất ( ䷖ )

Quẻ Khôn (坤) quản hội Hợi ( ䷁ )

Dựa vào tượng của các quẻ trên, ông cho rằng: từ hội
Tý đến hội Tỵ thì “dương trưởng mà âm tiêu”, từ hội Ngọ đến
hội Hợi thì “âm trưởng mà dương tiêu”. Thiệu Ung dựa vào
“tượng” mà cho rằng : trời mở ra ở hội Tý, đất thành ở hội
Sửu, người sinh ra ở hội Dần. Từ đó tính đến đời vua Nghiêu
vua Thuấn bên Tàu là vào cuối hội Tỵ, thuộc vào hào “cửu
ngũ” quẻ Kiền (theo Minh Thiệu đời Nguyên thì năm Giáp Tý
là năm thứ 8 sau khi vua Hạ Vũ bên Tàu lên ngôi là bắt đầu
vào hội Ngọ, tính đến năm Giáp Tý năm Cảnh Định thứ nhất
đời vua Lý Anh Tông nhà Tống (năm 1260) đã bắt đầu vận thứ
11 hội Ngọ. Vậy đến năm 1260 là hết vận thứ 11, từ 1261 đến
1980 là vận thứ 12. Như vậy tính ra là chúng ta đang ở
đang ở những năm đầu vận thứ 13 hội Ngọ. Hết năm 1995,
chúng ta còn 6465 năm nữa là hết hội Ngọ). Như vậy là vào
giữa “nguyên”, chính là lúc “dương cực trưởng”, do đó ông
giải thích về đời vua Nghiêu, vua Thuấn là cực thịnh. Hết
hội Tỵ sang hội Ngọ là khởi đầu chu kỳ “dương tiêu âm
trưởng”, rồi dần dần đến hội Tuất là “bế vật”. Đến khi ấy
muôn vật sẽ không sinh ra nữa. Cho đến hội Hợi thì trời
đất chấm dứt một vòng vận khí, cái đã sinh ra sẽ mất đi,
một vòng tái sinh khác sẽ lại bắt đầu. Phải chăng Thiệu
Ung, người sinh ra trước chúng ta ngót ngàn năm đã có khả
năng toán học có thể tiên đoán rằng vũ trụ có tồn tại một
nghiệm số âm, như nghiệm số âm trong phương trình vũ trụ
của Einstein mà khoa học vật lý hiện đại còn đang nghi
ngờ. Nghiệm số đó là:

e = ± !𝒄𝟐𝒑𝟐 + 𝒎𝟐𝒄𝟒

42
Công nhận nghiệm số âm của phương trình này là công
nhận sự tồn tại của một thế giới “phản vật chất” và cái đó
đóng vai trò gì trong sự tuần hoàn của vũ trụ. Đó là vấn
đề còn đang làm đau đầu các nhà bác học ngày nay.

43
ẢNH HƯỞNG CỦA LÝ THUYẾT “DỊCH” TRONG NỀN
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Như chúng ta đã biết triết lý về dịch ảnh hưởng sâu
rộng đến rất nhiều ngành học từ cổ đại đến cận kim, từ
thiên văn lịch toán đến y học, dược học, từ lịch sử địa lý
đến quân sự chính trị. Người ta tính ra có tới 16 môn học
chịu ảnh hưởng của triết lý “dịch”. Môn học chịu ảnh hưởng
đặc biệt sâu sắc của dịch lý là y học cổ truyền. Cuốn sách
phát biểu đầu tiên những quan niệm về “dịch“ trong y học
cổ nhất của Trung Quốc. Cuốn sách này ghi ché những lời
của vua Hoàng đế hỏi Kỳ Bá (người được đời sau suy tôn là
thủy tổ của y học Trung Quốc) về Y học, tương truyền do các
Nho gia thời Chiến quốc, tiền Tần soạn ra. Các Y gia cổ đại
nổi tiếng như Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh đến
các danh y thời sau đều chịu ảnh hưởng của cuốn sách này.
Theo Dương Kế Châu, tác giả “Châm cứu Đại Thành” một nhà
châm cứu nổi tiếng thời Minh (1601), thì các bộ sách nổi
tiếng như bộ Giáp ất kinh của Hoàng Phủ Mật, bộ Thái tổ
của Dương Thương Thiện đều bắt nguồn từ cuốn Nội Kinh Tố
vấn , mà chỉ thay đổi chút ít. Theo ông thì “cũng lĩnh trị
pháp của y gia không thể vượt quá bộ sách này”.
Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của lý thuyết Âm dương
Ngũ hành trong nền y học cổ không thể không khảo sát
cuốn “Nội kinh tố vấn”.
I. ÁP DỤNG MÔ HÌNH ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ BÁT QUÁI TRONG Y HỌC
Xuất phát từ nhận thức rằng, con người cũng như sinh
giới nói chung, đều do những chất liệu từ quả đất hay suy
rộng ra từ vũ trụ mà ra, các danh y cổ đại đề xuất lý
thuyết “nhân thân tiểu thiên địa” (con người là một trời
đất nhỏ - tức vũ trụ nhỏ. Từ đó xuất phát quan niệm “thiên
nhân hợp nhất” (trời và người là một) để thống nhất con
người và vũ trụ. Lý thuyết “con người là một vũ trụ nhỏ”
chẳng phải là tư tưởng riêng của Y học cổ truyền Á Đông,

44
mà trong các nền Y học cổ Ai Cập, La Mã người ta cũng quan
niệm con người là một “vũ trụ nhỏ trong vũ trụ lớn” (Le
petit cosmos dans le grand cosmos). Xuất phát từ luận điểm
đó nên người xưa cho rằng những định luật chi phối vũ
trụ cũng đồng thời chi phối con người. Đó là cơ sở tư tưởng
của việc áp dụng lý thuyết âm dương ngũ hành vào trong y
học
1.Âm dương

Chương “Âm dương ứng tượng đại luận” trong cuốn Nội
Kinh tố vấn viết: “Hoàng đế nói: Âm dương là đạo của trời
đất, là giường mối của muôn vật, là cha mẹ của sự biến hóa,
là gốc ngọn của sự sinh sát, là cái kho chứa mọi sự thần
minh”. Lại viết “Thủy là âm, hỏa là dương, Dương là khí, âm
là vị (các thức ăn)… Vị làm thương hình, khí làm thương
tinh… âm vị tiết ra hạ khiếu, Dương khí tiết ra thượng
khiếu…” “Khi vị tân, cam (cay, ngọt) (của dược liệu), công
năng của nó chuyên về phát tán, thuộc Dương. Khi vị toan
khổ (chua, đắng) công năng của nó có thể dũng liệt thuốc
âm. Âm thắng thời dương sẽ mắc bệnh, Dương thắng thì âm sẽ
mắc bệnh. Dương thắng thời nhiệt, âm thắng thời hàn.”
- Phân biệt âm dương trong cơ thể con người , chương
“Kim quỹ chân ngôn luận” viết: “Trong con người thời:
ngoài là dương, trong là âm: Đối với thân thể thì sau
lưng là dương, trước bụng là âm; với phủ tạng thì tạng
là âm, phủ là dương. Can Tâm, Tỳ, Phế, Thận là 5 tạng
đều thuộc âm; đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng
quang, tam tiêu là sáu phủ đều thuộc dương”.
Tuy nhiên, như ta đã biết, âm dương là hai mặt đối xứng
của một nguyên lý thống nhất, là một khái niệm vô hình
trong sự biến hóa của muôn vật. Nó rất linh hoạt và có
tính tương tương đối, không cố định. Cùng một vật nếu so
sánh phần này là âm, so sánh với phần khác nó lại là
dương. Vì vậy chương “Kim Quỹ” sách trên lại viết: “Lưng
thuộc dương, tâm là dương ở trong phần dương… phế là là

45
âm ở trong phần dương. Bụng thuộc âm, tỳ là chi âm trong
phần âm” (Trên thân người thì phần trên là dương (ngực),
phần dưới là âm (bụng).
- Về thời gian thì ban ngày là dương, ban đêm là âm.
Nhưng theo dịch lý thời “trong dương có âm, trong âm
có dương”, cho nên ban ngày từ 6 giờ sáng đến 6 giờ
tối là dương, nhưng từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là
phần dương của dương, từ 12 giờ trưa đến 6 giờ tối là
phần âm của dương. Ban đêm là âm, nhưng từ 6 giờ tối
đến 12 giờ đêm là phần âm của âm, còn từ 12 giờ đêm
đến 6 giờ sáng hôm sau là phần dương của âm.
- Về 4 mùa chương “Mạch yếu tinh vi luận:” sách trên
viết: ”Từ đông chí đến 45 ngày (lập xuân) thì dương khí
lên dần, âm khí xuống dần, sau hạ chí 45 ngày (lập thu)
thì âm khí lên dần, dương khí xuống dần”. Như thế là
sự biến hóa của âm dương có tiêu có trưởng, âm trưởng
thì dương tiêu, âm tiêu thì dương trưởng, dương là
nóng, âm là lạn: nóng cực sinh lạnh, lạnh cực lại sinh
nóng, vòng tuần hoàn của khí hậu bốn mùa cứ thế mà
vận hành. Trái sự vận hành đó sẽ gây ra tai hại.
Sức khỏe của con người cũng thế, nó là một sự cân bằng
động của âm dương. Biến hóa nghịch thường, ắt sinh ra
bệnh. Dương khí thịnh thì phát sinh nhiệt chứng, âm khí
thịnh thì phát sinh hàn chứng, âm hư sinh nội nhiệt,,
dương hư sinh ngoại hàn, nhưng hàn cực sinh nhiệt, nhiệt
cực sinh hàn, đó là quy luật biến hóa của âm dương. Về
mạch thì “phù, hoạt” thuộc dương, “trầm, sáp” thuộc âm; trong
là dương, đục là âm.
Người xưa quan niệm trong mỗi con người cũng có một
“Thái cực”. Hải Thượng Lãn Ông , người đã lý giải nhiều
điều của Kinh Dịch đã viết: “Người ta nhờ khí của trời đất
mà sinh ra, cũng có đủ hình thái cực trong thân người. Vậy
phải để tâm suy xét. Sách Y quán có nói: “Tưởng tượng một
nét ngang trong cái vòng tròn mà thấy được đồ Thái cực
trong thân người”, lại viết: “Trời đất phôi thai ra muôn vật,

46
nào đẻ ra bọc, nào đẻ ra trứng, hóa ra khí, sinh ra hình,
sâu bọ và cỏ cây, có sống chết, có tri giác, tuy bẩm sinh
khác nhau nhưng đều có một Thái cực ở trong rồi mới hóa
sinh được. Huống chi thân người là “trời đất nhỏ” được toàn
thể của âm dương, đủ cả ngũ hành để hóa dục, lại chẳng có
một điểm Thái cực để làm căn bản phát sinh ra hay sao?”

Con người cũng như vạn vật hữu hình theo dịch học là
thuộc thế giới hậu thiên. “Trong tiên thiên đồ” thì trục
Nam Bắc là 2 quẻ Kiền Khôn. Còn trong “hậu thiên đồ” thì
trục Nam Bắc đã chuyển cho hai quẻ Ly Khảm (xem chương
khảo sát về kinh dịch). Vì vậy hình Thái cực trong con
người cũng theo trục Ly Khảm của Hậu thiên bát quái
Thái cực và 2 quẻ Ly Khảm trong thân người

Danh y Hải Thượng dựa vào đó mà xây dựng nên thuyết


“Tâm Thận” (ứng với 2 quẻ Ly Khảm) và phương pháp điều trị
dùng 2 bài Lục vị và Bát vị để bổ Thủy Hỏa làm gốc. Trong
thuật ngữ Y học cổ thì danh từ “Tiên thiên” là chỉ khí
huyết của cha mẹ khi con người mới được thụ thai chưa
thành hình. Còn danh từ “Hậu thiên” là để chỉ khi con
người đã hình thành được nuôi dưỡng bằng những chất liệu
tự nhiên khi đã snh ra (chỉ sự nuôi dưỡng). Vì vậy khi nói
đứa trẻ “Tiên thiên bất túc” có nghĩa là khi sinh ra đã ốm
yếu do khí huyết của cha mẹ không đủ (do già yếu hoặc do

47
bệnh tật), còn nói “Hậu thiên bất túc” là chỉ đứa trẻ ốm yếu
do sự nuôi dưỡng sau này.

Thái cực và 2 quẻ Ly Khảm trong thân người


Hải Thượng còn viết “Người bắt đầu thụ thai ở mạch
Nhâm, ở đốt sống thứ 7. Thai ở gữa rỗng, có một màn thẳng
như nhị sen, mầm ấy là cuống rốn, nhị sen là 2 thận. Ở giữa
2 thận là mệnh môn. Mệnh môn là của của sinh mệnh, là một
hào dương (thuộc về hỏa) đóng ở giữa hai hào âm (thuộc về
Thủy). Thủy sinh ra Mộc mới thành Can. Mộc sinh ra hỏa mới
thành Tâm, hỏa sinh ra Thổ mới thành Tỳ, Thổ sinh ra Kim
mới thành Phế. Năm tạng thành thì sáu phủ mới thành tiếp
theo. Chân tay đã đủ thì gân cốt mới hoàn toàn. Thận là
gốc của phủ tạng, căn bản của 12 kinh lạc, chủ chốt của sự
thu nạp khí, nguồn của tam tiêu. Thân người từ đó mà hình
thành”. Như thế là theo Hải Thượng thì tạng thận trong
phôi thai là tạng được hình thành trước, sau mới sinh ra
các tạng khác.

48
2. Ngũ hành – Lý thuyết về tạng tượng

Ngũ hành trong tự hiên đem ứng dụng vào con người,
các nhà y học cổ xây dựng nên thuyết “ngũ tạng” để hình
thành một mô hình tự điều chỉnh gồm 5 trung tâm chức năng
của cơ thể là: tâm, can, tỳ, phế, thận. Như vậy là mỗi tạng
của cơ thể tương ứng với một hành: tâm ứng với hành hỏa,
can ứng với hành mộc, tỳ ứng với hành thổ, phế ứng với
hành kim và thận ứng với hành thủy.
Cũng như các hành, mỗi tạng lại có một tượng và các số
tương ứng trong Hà đồ lạc thư. Như tạng tâm thuộc hành
hỏa tương ứng với quẻ Ly ( ☲ ), số của nó là 9 trong hậu
thiên đồ; tạng thận thuộc hành thủy, tương ứng với quẻ
khảm ( ☵ ), số của nó là số 1. Còn 3 hành khác đều chia đôi,
mỗi hành hợp với 2 quẻ cho đủ 8 quẻ (xem phần Hậu thiên
bát quái trong kinh dịch): tạng Can thuộc hành mộc tương
ứng với 2 quẻ Chấn, Tốn (dương mộc và âm mộc); số của nó là
3, 4; tạng tỳ thuộc hành thổ tương ứng với hai quẻ Cấn,
Khôn (dương thổ, âm thổ), số của nó là 2,5, tạng phế thuộc
hành kim tương ứng với hai quẻ Kiền, Đoài (dương kim và âm
kim), số của nó là số 6, 7.
Do nội dung ứng dụng này mà người xưa xây dựng nên
lý thuyết về “tạng tượng”. Nó mang ảnh hưởng rõ rệt của
quan niệm “tượng số” trong dịch học. Đây là một quan niệm

49
hết sức độc đáo của người xưa, có tầm tư duy trừu tượng rất
cao, do Lão Tử đè xuất và được các học giả kế tiếp phát
triển. “Dịch giả, tượng dã” có nghĩa là “dịch là tượng vậy”.
Theo nghĩa thông thường ngày nay thì “Tượng” là hình
tượng, là mô phỏng cái thực, là tương tự. Suy rộng ra thì
những hiểu biết của con người cũng chỉ là những sự mô
phỏng bắt chước những cái có thực, những hiện tượng tương
tự của vũ trụ, y như những quẻ những hào trong kinh dịch
vậy. Như quan niệm của Dịch đã chỉ rõ, mọi vật đều do âm
dương mà thành, còn tượng của âm dương chỉ là một vạch
đứt (âm) và một vạch liền (dương). Như vậy thì có thể dùng
sự sắp xếp của âm dương, thông qua các tượng của chúng để
biểu diễn mọi khả năng biến hóa hiện hữu của vật chất kể
cả trong con người. Đó cũng là ý nghĩa của thuyết tạng
tượng. Quẻ, hào chẳng qua cũng chỉ là những hình ảnh giả
định thay cho sự thật để mô hình hóa những tình huống có
thể xảy ra của trời đất. Nó chỉ có một ý nghĩa tượng trưng
để tìm hiểu quy luật của tạo hóa. Vì vậy Lão Tử viết trong
Đạo đức kinh: “Đại lượng vô hình” (chương 41) có ý nghĩa là
tượng lớn không có hình là như vậy. Vương Bật, một môn đệ
nổi danh của Lão học, cũng viết khi giải thích Chu dịch:
“Tượng giả giã xuất ý dã” (Tượng là để đề xuất (phát biểu) ý
nghĩ) và “Tận ý mạc nhược tượng” (nói hết ý không gì bằng
tượng). Như vậy người xưa dựa vào “tượng” để phát biểu hết
được cái ý của mình, dùng cái cụ thể để phát biểu cái phần
trừu tượng trong tư duy của mình. Từ đó ta suy ra quan
niệm về ngũ tạng theo y học cổ truyền là cốt để phát biểu
về mô hình tự điều chỉnh gồm 5 trung tâm chức năng theo
lý thuyết ngũ hành, như đã trình bày ở các phần trên.
Lý thuyết “âm dương ngũ hành” và “tạng tượng” trong
thực tế có khả năng cho ta một phương pháp luận nhất
quán, cho phép nhìn con người là một chỉnh thể thống nhất
khi khỏe mạnh cũng như khi ốm đau, không chia cắt con
người ra là nhiều khu vực riêng biệt để nghiên cứu bệnh
lý, như phương pháp của y học hiện nay. Không ai có thể

50
phủ nhận được những thành quả to lớn của nên y học hiện
đại trong việc bảo vệ sức khỏe con người, nhưng đứng trước
xu hướng phân ra nhiều chuyên khoa ngày một sâu, ngày
một nhỏ hẹp. Y học ngày nay bị chia cắt ra làm nhiều mảnh
nhỏ (médecine en miettes) làm cho người thầy thuốc có nguy
cơ bị thu hẹp tầm nhìn, quá lệch về phía bệnh thuộc chuyên
khoa sâu, thiếu cái nhìn của một quan niệm y học tổng quát
(médecine globale). Nhiều nhà y học có tiếng tăm trên thế
giới ngày nay đã lên tiếng trước nguy cơ trên và kiến
nghị những phương pháp giáo dục đào tạo y học mới có tính
chất tổng quát hơn, không chia cắt con người ra quá nhiều
mảnh nhỏ và bắt buộc các thầy thuốc càng đi vào chuyên
khoa sâu càng phải có kiến thức bao quát về y học và phải
có sức hiểu biết rộng. Cái mà ngày nay ta đang lo lắng
cũng chính là điều mà mà trong lý luận của nền y học cổ
đã đề cập đến theo tư tưởng “đại trị bất cát” (phép trị lớn
là không chia cắt).
Quán triệt nguyên lý nhất quán về con người nền Y
học cổ cũng hướng người thầy thuốc khi chẩn đoán và điều
trị bệnh vào những phân tích có tính chất tổng quát nhất:
cơ thể con người tồn tại có âm, có dương: sinh lý con người
có khí có huyết; bản chất có hàn có nhiệt; bệnh lý có hư có
thực; tiến triển có biểu có lý. Âm dương, biểu lý, hàn nhiệt,
hư thực là những khái niệm rất tổng quát và rất trọng yếu
của y học cổ truyền Việt Nam. Nó cho phép người thầy thuốc
khái quát được tình trạng người bệnh và bệnh tình trước
mắt một cách hoàn chỉnh. Sau đó mới tìm được điều trị thích
hợp với từng cá nhân. (Các bài thuốc có sẵn đều phải gia
giảm theo số lượng các vị thuốc và theo liều lượng của
từng vị cho từng trường hợp bệnh, rất ít khi được dùng
giống nhau). Tư tưởng chỉ đạo trong việc điều trị bệnh của
người xưa là dựa trên những quan niệm lớn như “đại trị
bất cát” (phép trị lớn không chia cắt) và “tốn hữu dư, bổ bất
túc” (bớt chỗ thừa, bồi bổ chỗ thiếu). Lý luận của nền y học
cổ Việt Nam lại dạy cho người thầy thuốc luôn luôn phải

51
lấy cuộc sống con người làm gốc như trong Dịch lý đã nói:
“Thiên địa chi đại đức viết sinh” (Đức lớn của trời đất là
sự sống), dựa vào đó mà hành động, mà áp dụng phương pháp
cứu chữa, không làm gì trái lẽ tự nhiên.
Ngũ tạng: Năm tạng trong cơ thể con người gồm:
Tạng Tâm: Là tạng chủ về thần minh và huyết mạch của
cơ thể. Danh từ “thần minh” của người xưa có ý ngĩa như
các hoạt động của thần kinh tâm thần ngày nay. Vì vậy các
nhà y học cổ mới cho là “Tâm tàng thần”. Sách Linh khu viết
“Tâm là vị đại chủ của lục phủ ngũ tạng, là chỗ cư trú của
thần minh”. Thiên “Lục tiết tạng tượng luận” sách tố vấn
cũng viết: “Tâm là nguồn gốc của sinh mệnh, là nơi biến hóa
của thần”. Vì vậy tâm huyết mà kém thì thần chí cũng suy
yếu, sinh các chứng mất ngủ, hay mê sảng, hay quên, hay lo
âu hồi hộp.
Tâm lại làm chủ cả phần tuần hoàn huyết dịch, vinh
nhuận ra nét mặt. Tâm bệnh sắc mặt sẽ xanh xao hoặc tím
tái. Như vậy, như trên đã nói, người xưa quan niệm “Tâm” là
một trung tâm chức năng giữ hai trách nhiệm chủ yếu là
huyết mạch và thần chí, không phải đơn thuần chỉ là quả
tim có chức năng là một cái bơm cho máu tuần hoàn trong cơ
thể như quan niệm của sinh lý học ngày nay.
Tâm ứng với hành hỏa ở phương nam, biểu tượng là quẻ
Ly ( ☲), thuộc mùa hạ, tướng ứng với màu đỏ (ngũ sắc), sự vui
mừng (ngũ tình), vị đắng ( ngũ vị), khai khiếu ra lưỡi. Vì
vậy lưỡi đỏ thắm là tâm nhiệt, hỏa dư, lưỡi nhợt là tâm
huyết hư, tâm khí bất túc. Tâm thần bị bệnh (tức thần kinh
trung ương) thì có khi lưỡi rụt khó nói hoặc không nói
được.
Tạng Can: Là tạng có chức năng tàng trữ máu, điều
huyết lưu thông, giữ cho gân cơ ổn định. Can còn là chức
“tướng quân, mưu lự do đó mà sinh ra” (Tố Vấn). Vì vậy giận
dữ thái quá thì hại đến Can . Can là gốc của sự mệt mỏi,
“can khi suy thì gân không cử động mạnh được”. Sự vinh

52
nhuận của can thể hiện không những ra gân mà còn ra
móng tay, móng chân. Can huyết hư thì móng tay móng chân
trở thành khô mềm, mổng, sắc thành trắng nhợt, có khi gữa
móng lõm xuống.
Can ứng với hành mộc ở phương Đông, biểu tượng là 2
quẻ Chấn, Tốn, thuộc mùa xuân, tương hợp với màu xanh (ngũ
sắc), sự giận dữ (ngũ tình), vị chua (ngũ vị), “khai khiếu ra
mắt” (Tố Vấn). Vì vậy can hỏa thịnh bốc lên thì sinh các
chứng đau mắt đỏ cấp tính. Can huyết hư thì mắt mờ, hoa
mắt, quáng gà. Can bệnh thì mắt thành xanh hay vàng. Y học
cổ truyền dựa vào nhận xét trên chữa các bệnh đó chủ yếu
về can.
Tạng Tỳ: là tạng chủ về các chức năng: “dinh dưỡng vận
hóa thức ăn, thống nhiếp huyết dịch, sinh ra cơ nhục”.
Thiên kinh mạch biện luận sách Tố vấn: “Đồ ăn uống vào vị,
tinh khí đầy tràn, đưa lên tỳ, tỳ phân bố tinh dịch đưa lên
phế” Thiên Quyết luận sách trên lại viết: “Tỳ giúp đỡ vị để
vận hành tân dịch”. Như vậy chức năng người xưa quy định
cho tạng tỳ thì nó bao gồm nhiều chức năng của tụy tạng
và toàn bộ bộ máy tiêu hóa ngày nay, chứ không phải là lá
lách như một số người lầm tưởng. Chức năng của tỳ suy yếu
sẽ sinh đầy bụng, ăn không tiêu, không vận hóa được tinh
khí của đồ ăn thức uống làm cho thủy thấp không thông,
người sẽ gầy yếu, cơ nhục mệt mỏi. Phép chữa cơ bản là
“kiện tỳ” và “lý khí, lợi thấp”. Sách tố vấn còn ghi “Tỳ vị
là cơ quan kho đụn, năm vị do đó mà sinh ra. “Tỳ ứng với
hành thổ ở trung tâm, biểu tượng là hai quẻ Cấn, Khôn,
thuộc về trưởng hạ, tương hợp với màu vàng (ngũ sắc), sự lo
âu (ngũ tình), vị ngọt (ngũ vị), khai khiếu ra miệng, vinh
nhuận ra môi. Vì vậy môi khô, xanh nhợt, miệng chán, kém ăn
là bệnh ở Tỳ.
Tạng Phế: Là tạng chủ về khí và sự hô hấp của toàn
thân. Phế còn như “chức tướng phó, việc quản trị điều tiết
do đó mà ra” (Tố Vấn). Phế lại hợp với bì mao của cơ thể. Khí
của phế là khí của trời đất cùng với khí của cốc loại

53
trong thức ăn làm thành chân khí nuôi dưỡng con người.
Cho nên khi phế khí hư nhược thường dẫn đến tỳ hư đi đến
làm hại cả tâm huyết. Trên lâm sàng có khi bệnh do huyết
(như mất máu nhiều hay thiếu máu) lại làm thương tổn đến
khí phế, người xưa thường không dùng thuốc cầm máu mà lại
dùng Nhân sâm để bổ khí mà giữ huyết. Phế hợp với bì mao,
cho nên trong các chứng ngoại cảm phong hàn thường phát
sinh sốt không ra mồ hôi và các triệu chứng về khí phế
như ho đờm, khó thở. Phép chữa dùng giải biểu cho ra mồ hôi
là hết nóng và khỏi ho.
Phế ứng với hành kim ở phương Tây, biểu tượng là hai
quẻ Đoài, Kiền, thuộc về mùa thu, tương hợp với màu trắng
(ngũ sắc), sự buồn phiền (ngũ tình), vị cay (ngũ vị), khai
khiếu ra mũi. Vì vậy khi khí phế bị phong hàn thì thường
sinh ra chứng ngạt mũi, sổ mũi hay không ngửi thấy mùi.
Trong chứng khó thở, khí đạo không thông thường thấy
cánh mũi phập phồng.
Tạng Thận: Là tạng làm chủ phần nước, điều hòa chuyển
hóa nước trong cơ thể (thủy dịch). Lại là nơi chứa tinh
(tàng tinh) của ngũ tạng lục phủ và cả tinh của bộ máy
sinh dục, Thận lại trông coi cả sự sinh trưởng và phát dục
của cơ thể. Chương “Thượng cổ thiên chân luận” sách Nội
kinh Tố vấn viết: “con gái 7 tuổi thì thận khí thịnh, thay
răng, tóc dài, hai lần bảy 14 tuổi thì thiên quý sinh ra,
mạch nhâm thông, mạch Thái xung thịnh. Vì vậy kinh nguyệt
xuống đều và mới có con… Đến bảy lần bảy 49 tuổi thì mạch
Nhâm hư, mạch Thái xung kém, thiên quý cạn, kinh nguyệt
không còn, nên thân thể hao mòn mà không có con nữa. Con
trai 8 tuổi thận khí đầy đủ, tóc tốt, răng thay, đến năm hai
lần tám 16 tuổi thận khí thịnh, thiên quý đến, tinh khí
đầy, âm dương hòa hợp nên mới có con. Đến năm ba lần tám 24
tuổi thận khí điều hòa, thân thể cường tráng mạnh khỏe…
Đến tám lần tám 64 tuổi thận khí kém, răng tóc đều rụng…
Thận chủ về thủy, chứa đựng tinh của 5 tạng, sáu phủ… Giờ 5
tạng đều suy, gân xương rã rời, thiên quý hết, cho nên râu

54
tóc đều bạc, thân thể nặng nề, đi đứng không vững mà không
có con nữa”. Những điều ghi chép trên đây chứng tỏ người
xưa coi tạng Thận là một tạng rất trọng yếu. Nó là một
trung tâm có nhiều chức năng, không những là chức năng
chủ phần nước của 2 quả thận mà còn là một trung tâm chủ
trì cả chức năng sinh dục và nội tiết (như quan niệm ngày
nay) của cơ thể. Nó còn một chức năng quan trọng chủ về
hỏa ở Mệnh môn trông coi cả “phần gốc của nguyên khí”,
“cửa ngõ sinh mệnh của con người”. Hỏa ở mệnh môn mất có
nghĩa là nguyên khí đã tuyệt, mạng sống con người ắt là
không còn. Phải chăng đó chính là chức năng điều tiết nước
và điện giải, điều hòa áp lực mạch máu của 2 tuyến thượng
thận ngày nay?
Ngoài ra thận còn có chức năng chủ sự phát dục bình
thường của xương tủy. Thận khí nhiệt, thận âm hư sẽ làm
cho xương khô, tủy kém mà xương sống không cử động được.
Sách Tố vấn lại viết: “Thận là bộ phận làm cho thân thể
cường tráng, sự khôn khéo do đó mà ra” (Linh lan bí điền
luận). Người xưa quan niệm: sự khô khéo tinh xảo của con
người cũng do tạng thận quyết định.
Thận ứng với hành thủy ở phương Bắc, biểu tượng là
quẻ Khảm thuộc về mùa đông, tương hợp với màu đen (ngũ
sắc), sự sợ hãi (ngũ tình), vị mặn (ngũ vị), khai khiếu ra tai,
tiền âm và hậu âm, vinh nhuận ra tóc. Thiên “Mạch độ” sách
Linh khu chép: “Thận khí thông ra tai, thận bình thường
thì có thể nghe được”. Thận hư dẫn đến tai kém thính hay ù
tai chóng mặt. Còn tiền âm và hậu âm chỉ laf đờng tiểu
tiện, đại tiện, thận bình thường thì bài tiết nước qua tiền
âm, hậu âm bình thường. Thận bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến bài
tiết thủy dịch gây nên ứ phù. Sự vinh nhuận của thận hiện
ra tóc, vì thế mà nói lúc trẻ, thận khí thịnh thì răng thay
tóc dài.
Cùng với tâm, tạng thận có vị trí trọng yếu trong mô
hình ngũ hành áp dụng vào con người. Tâm thận chiếm vị
trí trọng yếu trong “bát quái đồ” của người xưa với vị trí

55
đại diện là quẻ Ly (Tâm) và Khảm (Thận), là 2 quẻ chủ chốt
chiếm giữ trục nam bắc của hậu thiên đồ.
Dựa trên cơ sở lý luận của “Ngũ hành”, người xưa cho
rằng con người cũng như vũ trụ sở dĩ tồn tại và phát triển
được mà không bị diệt vong, tất cả mang tong bản thân mình
một khả năng tự điều chỉnh để giữ vững những điều hợp lý
nội tại chống lại những rối loạn bệnh lý có thể xảy ra.
Như vậy lý thuyết “ngũ hành” ứng dụng trong nền y học cổ
truyền mang tính chất một mô hình “sinh toán học” về khả
năng tự điều chỉnh đó. Một tác giả Pháp là Court Payen
trong khi nghiên cứu lý thuyết “âm dương ngũ hành” trong
y học cổ Á Đông, đã dùng phương pháp toán học để chứng
minh một cách chắc chắn và lý thú rằng: Một hệ các trung
tâm có khả năng tự điều chỉnh những rối loạn do những
kích thích của các tác nhân bệnh lý, thông qua hai quá
trình “hưng phấn” và “ức chế”, chỉ có thể là một hệ số lẻ và
là số nguyên tố. Tất cả các hệ số chẵn và không nguyên tố
đều bị loại trừ, vì chúng đều dẫn đến một điều gọi là “sự
phi lý nội tại” hay là một tình hình không thể điều chỉnh.
Tác giả đã khảo sát một hệ thống các hệ bao gồm N trung
tâm trong dãy số nguyên tố Fermat N = 22n + 1, kết quả cũng
cho thay điển hình cho khả năng tự điều chỉnh ưu việt
nhất là “hệ ngũ giác”, gồm 5 trung tâm mà trên bốn ngàn
năm trước lý luận Y học cổ đại phương đông đã đề xuất.

56
Sơ đồ tương tác tự điều chỉnh của hệ ngũ giác
Rõ ràng là những cố gắng của các học giả cổ để lý
giải những quá trình bệnh lý phức tạp của cơ thể rất đáng
kể cho chúng ta quan tâm. Theo Payen thì “Y học phương Tây
là một nền y học dựa trên những khái niệm cụ thể về bệnh.
Trong nền y học này không có bệnh nào là không có căn
nguyên và không có bệnh nào không khẳng định được sự
phát triển của nó. Quan niệm ấy không đáp ứng được trong
khoa Y học tâm thần cơ thể, vì khoa này được định nghĩa
như là môn Y học về các rối loạn chức năng mạn tính của
cơ thể” (tài liệu đã dẫn).
Y học cổ truyền coi bệnh là sự mất thăng bằng giữa cơ
thể con người và vũ trụ bên ngoài. Những biến đổi bất
thường của thiên nhiên như: gió, lạnh, nắng, ẩm, khô, nóng
(phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) đều có thể gây nên những
rối lọan hoạt động của các trung tâm điều chỉnh chức năng.
Mặt khác những tác động của cá nhân và xã hội cũng có thể
là những kích thích gây mất thăng bằng cho các trung tâm
đó, thông qua những tình cảm quá mức như vui mừng, giận
dữ, lo âu, buồn phiền, hay sợ hãi thái quá. Những lệch lạc
trong ăn uống, trong sinh hoạt cũng là những căn nguyên
gây mất thăng bằng sự điều hòa của các trung tâm, gây nên
các rối loạn chức năng. Rối loạn nhẹ các trung tâm có khả
năng tự điều chỉnh. Rối loạn nặng cơ thể cần đến thuốc
thang, châm cứu hay các phương pháp trị liệu khác để giúp
các trung tâm tự điều chỉnh, phục hồi sự cân bằng của cơ
thể. Y học cổ truyền rất coi trọng các rối loạn chức năng.
Để giải quyết các rối loạn đó, các danh y thời xưa luôn
luôn tìm cách giúp cơ thể phục hồi cơ chế tự điều chỉnh
theo học thuyết ngũ hành. Suốt trong hàng chục thế kỷ tồn
tại của nền y học cổ truyền, các thế hệ lương y nói tiếp
nhau tìm kiếm những phương pháp điều trị tổng quát nhất,
những phương pháp dự phòng chủ động nhất, từ phương
pháp ăn uống, chế độ kiêng khem, chế độ bồi dưỡng, khi ốm
đau, cũng như khi khỏe mạnh, từ những phương pháp luyện

57
tập cơ bắp đến phương pháp tập thở luyện khí công, từ
phương pháp châm cứu đến các phương pháp vật lý khác như
xông, chườm, tẩm quất, bấm huyệt cho đến các phương dược
điều trị thích hợp với từng người. Các vị danh xưa đã có
nhiều sáng tạo xây dựng nên những công thức thuốc tổng
hợp gồm các dược liệu thảo mộc và động vật cũng như
khoáng vật dựa trên sự nhận xét dày công về tác dụng của
từng loại dược liệu đối với từng trung tâm chức năng của
cơ thể theo học thuyết “âm dương ngũ hành”. Đó là cả một
kho tàng đồ sộ về kinh nghiệm còn để lại cho chúng ta
ngày nay, cần phải bỏ nhiều công nghiên cứu và tiếp thu.
3. Lý thuyết về Thủy Hỏa của Hải Thượng Lãn Ông

Dựa theo mô hình âm dương ngũ hành trên, Hải Thượng


Lãn Ông đã xây dựng nên lý thuyết điều trị chủ về Thủy
Hỏa nổi tiếng theo Dịch lý. Khảo sát và kế thừa Y học cổ
truyền Việt Nam mà không nói đến lý thuyết này của Lãn
Ông cũng là một thiếu sót lớn. Lý thuyết điều trị theo thủy
hỏa của Hải Thượng là dựa vào “Hậu thiên đồ” trong dịch
học, trong đó 2 quẻ Kiền Khôn ở trục Nam Bắc, Ly (nam) ứng
với tạng tâm chủ về hỏa, Khảm (bắc) ứng với tạng thận chủ
về Thủy.
Ông viết: “Tạng tâm thuộc về quẻ Ly, có một hào âm ở
giữa hai hào dương (☲), vả lại trong tâm chứa máu đỏ tươi
là chân âm. Còn tạng thận thuộc quẻ Khảm, là quẻ dương, có
một hào dương giữa hai hào âm (quaikham), hơn nữa trong
tạng thận chứa màng trắng tức là chân dương vậy. Tạng
thận thuộc hành thủy giúp cho tạng tâm ở trên, tạng Tâm
thuộc hành hỏa, thời tương giao với tạng Thận, (theo nghĩa
Kinh Dịch thì thủy phải thăng, hỏa phải giáng thì mọi việc
trôi chảy – quẻ Ký Tế)
Như vậy theo quẻ “Ký Tế” tạng Thận lại vận dụng ở
trên mà tạng tâm lại truyền tống ở dưới”. Theo Hải Thượng
thì hai quả thận cũng là một “đồ Thái Cực”. Giữa đồ Thái
cực này có một điểm gọi là mệnh môn (giữa 2 quả thận). Mệnh

58
môn này cũng chỉ về hỏa, nhưng hỏa đây là hỏa vô hình,
khác hỏa ở tâm (quẻ Ly) là hỏa hữu hình. Trong “tiên thiên
đồ”, Kinh Dịch, vị trí phương Nam chủ hỏa vốn là vị trí của
quẻ Kiền là quẻ thuần dương. Vì vậy trong “hậu thiên đồ”
quẻ Ly thay thế quẻ Kiền, chủ về hóa hậu thiên thì hỏa đó
bắt nguồn từ tiên thiên của quẻ kiền, còn tạng thận chủ về
Thủy thì đó cũng do hỏa sinh ra.
Mệnh môn hỏa. Trong mục “Phân biệt hỏa tiên thiên và
hậu thiên”. Lãn Ông lại viết: “Người sinh ra ở hội dần, mà
dần tức là hỏa. Hỏa là thể của dương khí. Tạo hóa lấy
dương làm căn bản để sinh ra muôn vật, người ta lấy hỏa
làm ngõ để lập mệnh, vì thế phải cần nuôi dưỡng lấy chân
hỏa. Trời mở ở hội Tý là gốc cho Dương, người sinh ra ở hội
Dần, mà dần là mẹ đẻ của hỏa, hỏa là gốc để sinh mệnh, mà
dương là công dụng của hỏa, cho nên có câu: “Trời không có
hỏa thời không sinh được muôn vật, người không có hỏa
thời không sinh được…” Từ đó ông đi đến áp dụng vào điều
trị bằng cách chỉ dùng hai bài thuốc “ Bổ thủy và hỏa” (tức
Lục vị và Bát vị) rồi gia giảm để chữa nhiều căn bệnh
khác nhau.
Ông viết “Cổ thư nói: “nhà làm thuốc không rõ được
chân thế của Thái cực, không xét đến thuần diệu của thủy
hỏa vô hình, mà không chú trọng đến bài lục vị và bát vị
thì đã thiếu quá nửa về nghề làm thuốc. Theo ý tôi nhà làm
thuốc chỉ để ý đến bổ khí, bổ huyết loanh quanh, tuyệt
nhiên không biết thủy và hỏa ở đâu rồi sợ Thục địa là trệ,
sợ vị Phụ tử là mạnh mà không dám dùng nhiều thì chỉ là
bậc làm thuốc tầm thường vậy”.
Trong mục bàn về hai bài thuốc “thủy và hỏa” ông lại
viết: “Tôi xét bài “Lục vị” và bài “Bát vị” mọi người chỉ cho
là thuốc để chữa tạng thận mà tôi đem chữa cả các chứng
bệnh khác là lẽ làm sao? Người ta mới sinh trước hết có hai
quả thận là thái cực trong thân người làm căn bản để lập
mệnh, các tạng phủ ấy đều nhờ một điểm mệnh môn ấy … vì
thế sách cổ có nói: “bách bệnh đều gốc ở tạng thận”. Lại nó:

59
“Ngũ tạng thụ thương rồi sau phải đến tạng thận”. Lại nói
“Bệnh nhỏ bởi ở khí huyết, bệnh lớn bởi ở “thủy hỏa”. Hoặc
“Bồi bổ cho chỗ thiếu thốn là khí huyết mà hóa sinh ra khí
huyết là thủy hỏa”. Tôi xem thế thì biết bách bệnh đều bởi
hư yếu mà thành, mà hư yếu thì phần nhiều do tạng Thận.
Nội kinh nói: “Gặp chứng hư yếu phải giữ ngay lấy phương
Bắc (tức là hành thủy tạng thận), bồi bổ tạng thận để giữ
lấy sinh mệnh”. Cho nên chữa người ốm lâu hay đại bệnh
phải để ý về tạng thận. Nội kinh còn nói: “Việc làm thuốc
nếu biết được yếu lĩnh thì một câu nói là xong”. Như thế
thì “âm dương thủy hỏa” là yếu lĩnh cho bách bệnh. Tôi
kinh nghiệm hàng hai mươi năm chữa khỏi được những bệnh
trầm trọng cũng chỉ căn cứ vào hai khiếu âm và dương, hai
bài thuốc bổ thủy và bổ hỏa khác biệt với các thầy thuốc
khác mà thôi”.
4. Lý thuyết hàn lương của Lưu Hoàn Tố

Dựa theo nguyên lý của “thủy phải thăng, hỏa phải


giáng” mới thuận (thủy ở trên hỏa dưới là quẻ Ký Tế, có
nghĩa là sự đã thành mọi việc thuận, còn hỏa ở trên thủy
dưới là quẻ Vị Tế có nghĩa là việc chưa xong, không thuận)
một danh y thời Kim – Nguyễn Trung Quốc là Lưu Hoàn Tổ
(1120-1200) cũng chủ trương lý thuyết điều trị thủy hỏa là
căn bản, nhưng theo phương châm “giáng tâm hỏa, ích thận
thủy” vì cho rằng “lục khí đều theo hỏa mà hóa”. Từ đó ông
dùng những vị bổ mát (hàn lương) để điều trị bổ thủy và
giáng hỏa. Người đời sau gọi ông là người sáng lập ra phái
hàn lương.
5. Lý thuyết Tỳ Thổ của Lý Đông Viên

Trường phái này cũng dựa vào dịch học mà cho rằng:
con người sống được là nhờ ở Tỳ Vị (dinh dưỡng), mà Tỳ lại
thuộc Thổ. Con người và vạn vật đều từ đất mà sinh ra, đất
là mẹ để ra vạn vật. Vì vậy Lý Đông Viên (1180-1251) soạn
sách “Tỳ Vị luận” và chủ trương phương pháp chữa bệnh chủ
yếu là bổ Tỳ thổ. Ông lập nên những phương pháp “Bổ trung

60
ích khí” “Thăng dương ích vị”. Ông là người sáng lập ra
phái bổ Thổ.
6. Lý thuyết tư âm của Chu Đan Khê

Dựa trên lý thuyết dịch: Trời bắt đầu từ số 1, từ 1 biến


ra 2, rồi ra 4, ra 8 và ra muôn vật, nhưng chung quy chỉ là
số 1. Số 1 là dương số (theo Hà Đồ) và như vậy vạn vật bắt
đầu từ dương. Tượng của dương là một vạch liền (–) tượng
của âm là một vạch đứt (--). Chu Đan Khê (1281-1358) dựa theo
nguồn gốc và theo tượng của âm dương cho rằng dương bao
giờ cũng thừa còn âm thì thường thiếu (dương thường hữu
dư, âm thường bất túc) nên ông đề xướng lý thuyết “Tư âm”
trong trị bệnh, chuyên dùng những bài thuốc bổ âm để tăng
phần âm trong cơ thể, lập nên trường phái “tư âm” trong
nền y học cổ Á Đông.
Trên đây chúng ta đã khảo sát đại cương nguồn gốc lý
luận của nền y học cổ truyền Á Đông và xuất xứ của học
thuyết “Tâm Thận” của Hải Thượng Lãn Ông.
Học thuyết Tâm Thận vốn bắt nguồn từ Vũ trụ quan
theo Dịch học của người xưa, trong đó có quan niệm con
người là một vũ trụ nhỏ. Cái vũ trụ nhỏ ấy có trục Ly Khảm
là Tâm và Thận tương ứng với trục nam bắc của trời đất
cũng thuộc Ly (lửa) và Khảm (nước).
Học thuyết tâm thận cũng là học thuyết “Thủy Hỏa” của
Lãn Ông “Giáng Tâm hỏa, ích Thận thủy” là phương châm
điều hòa hai quá trình “thủy hỏa”, hay nói theo ngôn ngữ
ngày nay, chính là 2 quá trình “cân bằng năng lượng” (hỏa)
và “cân bằng nước, điện giải và nội môi” (thủy) của cơ thể.
Hai quá trình đó cũng chính là hai quá trình cốt yếu của
sinh mạng con người! Ngày nay, đứng trên những quan niệm
tổng quát nhất về sinh lý học, chúng ta khó lòng bác bỏ
những đề xuất của người xưa.
Làm cân bằng lại “thủy hỏa” và bồi bổ hai quá trình
đó khi hư yếu – nguồn gốc của trăm thứ bệnh – là một trong

61
hai đường lối lớn về điều trị của Hải Thượng Lãn Ông: đó
là “điều chỉnh tiên thiên” và “bồi dưỡng hậu thiên” (bổ tỳ
thổ)…. Hai quan niệm đó vốn đã hình thành trong nền y học
cổ Á Đông từ xưa, nhưng Hải Thượng là người có công khảo
sát, bao quát và đưa lên thành lý luận chặt chẽ để trở
thành học thuyết lớn trong nền y học cổ truyền Việt Nam.

62
ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO HỌC THUYẾT TÂM THẬN
(ĐIỀU CHỈNH TIÊN THIÊN)
Dựa theo quan niệm về “Tâm Thận” như trên (cũng là
quan niệm về Thủy Hỏa) Hải Thượng Lãn Ông đã đề xuất một
đường lối tổng quát về điều trị bệnh nói chung: đó là
đường lối “bổ thận”, ông sử dụng hai bài bổ thận trong cổ
phương là bài “lục vị” và “bát vị” gia giảm tùy theo người
bệnh và bệnh tình để điều chỉnh âm dương và hai quá trình
Thủy Hỏa, điều trị có hiệu quả nhiều bệnh hiểm nghèo, biến
hóa bài thuốc cho thích ứng với từng trường hợp. Sự linh
nghiệm của phương pháp bổ thận của ông làm ông tâm đắc
trong đời làm thuốc, biến hóa phương dược bổ thận linh
hoạt và thần kỳ đối với từng người bệnh đến nỗi ông đã
viết ở các tập sách “Huyền tẫn phát vi” (trong các chương
bàn về “Đồ Thái cực trong thân người”, bàn về “Thủy hỏa”, về
“Quân hỏa và tướng hỏa”, bàn về “Các bài thuốc Thủy và Hỏa”,
“Y hải cầu nguyên” (trong các chương bàn về âm dương và
thủy hỏa vv…) cũng như trong các cuốn châu ngọc cách ngôn
và Đạo lưu dư vận của ông. Trong chương bàn về hai bài
thuốc “Thủy và Hỏa” (Huyền Tẫn phát vi) ông viết: “Bách
bệnh đều gốc ở tạng thận… Ngũ tạng thụ thương rồi sau
phải đến tạng thận….Bệnh nhỏ bởi khí huyết, bệnh lớn bởi ở
thủy hỏa…Nội kinh nói: gặp chứng hư yếu phải bổ tạng Thận
để giữ lấy sinh mệnh. Cho nên người ốm lâu hay đại bệnh
phải để ý về tạng thận..”
Ông lại dẫn cổ thư ”Nhà làm thuốc không rõ được thân
thế của thái cực, không xét đến thần diệu của thuỷ hoả vô
hình , mà không trọng đến bài “lục vị”, bài “bát vị” thì đã
thiếu quá nửa về nghề mà thuốc”.
Trong chương “Phân biệt hoả tiên thiên hay hậu thiên”
cuốn “Huyền tẫn phát vi” ông lại viết: “Người sinh ở hội
Dần mà Dần tức là hoả. Hoả là thể của dương khí. Tạo hoá
lấy dương là căn bản để sinh muôn vật, người ta lấy hoả
làm ngõ để lập mệnh, vì thế phải cần nuôi dưỡng lấy chân

63
hoả. Trời mở ở hội Tý là gốc cho dương, người sinh ra ở hội
Dần, mà Dần là mẹ đẻ của hoả. Hoả là gốc của sinh mệnh, mà
dương là công dụng của hoả, cho nên có câu “trời không có
hoả thời không sinh được muôn vật, người không có hoả
thời không sinh ra được”
Rõ ràng quan niệm về “Hoả” của người xưa là đồng
nhất với quan niệm về “năng lượng” ngày nay.
Ông viết “Sinh khí của trời đất đều gọi là nguyên khí,
mà nguyên khí chủ về dương, tức là hoả mà thôi”. Trong điều
trị theo thuyết Tâm Thận (tức là thuyết Thuỷ Hoả) Hải
Thượng Lãn Ông quan niệm: “tính của hoả bốc lên, thời phải
đem trở xuống, tính của thuỷ nhuận trở xuống thời phải
đem trở lên, thuỷ ở trên hoả ở dưới mới gọi là tương giao,
tức là thuỷ hoả ký tế (quẻ ký tế trong kinh dịch), tức là
nước và lửa đã làm xong việc. Hoả ấy gọi là dương khí thuỷ
ấy tức là âm tinh, hai bên cần nhau thời gọi là âm dương
hoà bình. Người nào chân dương đã thịnh thì phải bổ âm,
người nào chân âm thịnh thời phải phải bổ dương, nhưng
khí âm phải theo khí dương mà lên, nay chỉ bổ riêng cho
khí âm thời hại đến khí của dạ dày (ngừng trệ mà ăn uống
kém), lại tuyệt mất ngưồn sinh hoá của hậu thiên, như vậy
thời thuốc bổ âm phải xen vào những vị bổ dương”.
Theo quan niệm trên. Ông phê phán những thầy thuốc
hay dùng bài thuốc “bổ âm hoàn” quá nhiều vị hàn lượng
như Tri mẫu, Hoàng bá, cùng với Thiên môn, Mạch môn để
hòng bồi bổ chân thuỷ của thận, là không nắm vững nguyên
lý tương giao của thuỷ hoả. Ông cho rằng dùng như thế
không chắc đã bổ được chân thuỷ mà còn làm hại chân hoả
vốn là là nguyên khí của con người. Theo ông thì nên dùng
bài “Tư âm giáng hoả” nghĩa là dùng những vị giúp chân âm
giáng hoả xuống chứ không nên dùng những vị để cho chân
hoả suy kém đi.
Thông thường để bồi bổ âm khí, củng cố chân thuỷ của
thận, Hải Thượng khuyên dùng bài lục vị.

64
Còn để bồi dưỡng nguyên khí củng cố chân hoả của
thận, nhất là đối với những người hoả hư yếu hay thuỷ
không thăng, hoả không giáng thì dùng bài bát vị (có quế,
phụ) là không gì bằng. Còn đối với những người bệnh âm
dương đều hư yếu thì nên dùng bài “Thập bổ hoàn” để không
thiên lệch.
Âm dương, thuỷ hoả là những khái niệm vô hình nhưng
rất trọng yếu của học thuyết “Tâm Thận” nói riêng và của
lý luận y học cổ truyền Á Đông nói chung dựa theo lý
thuyết của Dịch học, được Hải Thượng Lãn Ông chú ý đặc
biệt trong thực hành điều trị. Vì là những khái niệm rất
trừu tượng (nhưng không kém phần cụ thể), có tính khái
quát cao, nên muốn nhận thức được nó đầy đủ phải vận dụng
khả năng trực giác cao của mỗi người. Nó gần với tư duy
toán học thuần tuý nên cần đến khả năng tưởng tượng
phong phú. Ông viết: “theo ý tôi thời nhà làm thuốc chỉ để ý
về bổ khí, bổ huyết, loanh quanh vào những bài tứ vật, bài
tứ quân, tuyệt nhiên không biết đến thuỷ và hoả ở đâu rồi
sợ vị thục địa là trệ, sợ vị phụ tử là mạnh mà không dám
dùng nhiều thì chỉ là bậc làm thuốc tầm thường vậy.

65
MẠCH HỌC THEO ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
PHÂN BIỆT ÂM DƯƠNG THUỶ HOẢ CỦA THẬN
Mạch học theo học thuyết “Âm dương Ngũ Hành” là một
bộ môn thực hành hết sức trọng yếu của nền y học cổ
truyền Đông phương. Nó là một trong bốn phương pháp để
chẩn bệnh của người xưa là: vọng, văn, vấn, thiết. (Tức là:
trông hình sắc người bệnh; nghe hơi thở, tiếng nói của
người bệnh; hỏi về triệu chứng và lịch sử phát bệnh; và bắt
mạch người bệnh để biết bệnh ở âm hay dương, biểu hay lý,
hàn hay nhiệt, hư hay thực). Người bắt mạch giỏi phải tinh
thông lý thuyết “Âm dương Ngũ hành” và những hệ quả của
việc áp dụng lý thuyết này trong công tác thực hành y học.
Sau đó phải có bề dày kinh nghiệm, phải có cái tinh tế
nhạy cảm của những ngón tay khi sờ vào mạch. Thường
người lương y khi đã tinh thông y lý cũng phải kinh qua
hàng chục năm hành nghề thực tế mới có thể nắm vững được
“mạch học” của nền y học cổ. Bắt mạch là một kỹ thuật cơ
bản nhưng lại rất tinh tế, không chịu khó tổn công rèn
luyện và học tập không thể tinh thông được. Nó quyết định
phần lớn kết quả chẩn đoán và theo dõi bệnh của lương y.
Theo lý luận y học cổ truyền thì bắt mạch chẳng phải chỉ
là để xem mạch nhanh hay mạch chậm, đều hay không đều,
đầy hay vơi, nổi hay chìm, cứng hay mềm, có lực hay vô lực,
vv… mà còn là để dò xét sự thịnh suy của khí huyết: “độ
thiên lệch của âm dương, chiều hướng hư thực của tà khí,
thường độ của ngũ tạng”. Lại còn phải nắm được “Thần” của
mạch. Như vậy mạch học vừa là một môn học vừa là nghệ
thuật, rất đáng để cho chúng ta quan tâm nghiên cứu.
1. Vị trí bắt mạch
Y học cổ truyền chia cơ thể con người ra làm 3 phần:
- Phần trên (Thượng bộ) là đầu
- Phần giữa (Trung bộ) là hai tay và nửa người trên
- Phần dưới (Hạ bộ) là hai chân và nửa người dưới

66
Riêng về chức năng cơ thể thì thân mình lại chia làm 3
phần là thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Ba phần đó được
gọi là là ba “bộ” (Tam bộ). Mỗi bộ lại chia làm ba hậu (ba
tầng), tượng trưng cho Trời, Đất và Người (Thiên, Địa, Nhân).
Như vậy có cả thảy ba bộ và chín hậu. Mỗi hậu có 2 huyệt
đại diện. Ba hậu của phần đầu là 2 huyệt ở trán (huyệt
Thái Dương), 2 huyệt bên má (huyệt Cự liêu) và 2 huyệt trước
tai (huyệt Hoà Liêu, huyệt Nhĩ môn) đều là những nơi động
mạch đi nông, gần dưới da, có thể sờ thấy được. Ba hậu của
phần giữa là các huyệt ở đường kinh 2 tay: 2 huyệt Thủ
thái âm (Thốn khẩu), 2 huyệt ở thủ dương minh (Hợp cốc) và 2
huyệt ở Thủ thiếu âm (huyệt Thần môn). Ba hậu của phần
dưới là ở các đường kinh của chân: 2 huyệt ở kinh Túc
quyết âm (huyệt Ngũ lý, đàn bà lấy huyệt Thái xung). 2
huyệt ở kinh Túc thiếu âm (huyệt Thái khê) và 2 huyệt ở
kinh Túc thái âm (huyệt Cơ môn, xem vị khí thì lấy huyệt
Xung dương). Đó là cách chia mạch và vị trí lấy mạch theo
cuốn sách y học cổ nhất của Trung Quốc là cuốn “Nội kinh
Tố vấn” (được viết ra từ thời Xuân Thu Chiến Quốc) mà ngày
nay các lương y coi là nguồn gốccura Y học cổ truyền. Tuy
nhiên trong cuốn Nạn Kinh là cuốn sách y học cổ viết sau
đó thì chỉ nêu vị trí bắt mạch là ở Thốn khẩu thuộc kinh
Thủ thái âm 2 bên.
Theo giải phẫu học ngày nay thì Thốn khẩu chính là
vùng động mạch quay ở gần cổ tay, nơi nó đi nông nhất. Y
học hiện đại cũng dùng vị trí sát cổ tay để bắt mạch, nơi
mà Y học cổ truyền gọi là Thốn khẩu.
Sách Nạn Kinh nói rằng: “Thốn khẩu là chỗ đại hội của
các mạch. Nó là động mạch của kinh Thủ thái âm (Tâm) mà
cũng là chỗ bắt đầu và chỗ cuối cùng của mạch Thốn, Quan,
Xích là thuỷ chung của Ngũ tạng, Lục phủ, cho nên lấy
“Thốn khẩu” làm nơi bắt mạch”
Mạch ở Thốn khẩu chia làm 3 bộ ở mỗi bên tay tương ứng
với 3 đầu ngón tay của bàn tay phía đối diện của thầy
thuốc bắt mạch là ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn: đó là

67
3 bộ mạch có tên là Xích (dưới ngón trỏ), Quan (dưới ngón
giữa), Thốn (dưới ngón nhẫn).
2. Vị trí Thốn khẩu

Đặt ngón giữa bàn tay thầy thuốc vào chỗ lồi xương
trụ ở mặt sấp cổ tay người bệnh phía đối diện, rồi kéo nửa
vòng qua mặt ngửa cổ tay người bệnh, đến chỗ dọc theo ngón
cái: đó là vị trí bắt mạch (nơi có động mạch quay đi nông).
Chỗ đầu ngón tay giữa của thầy thuốc ấn xuống là vị trí
bộ Quan. Hạ ngón tay đeo nhẫn xuống sát bên cạnh về phía
bàn tay người bệnh (phía ngoài): đó là vị trí bộ Thốn. Đặt
ngón trỏ xuống sát phía trong ngón giữa: đó là vị trí bộ
Xích. Như vậy 3 bộ mạch thì bộ Quan ở giữa, bộ Thốn ở phía
ngoài, tức phía bàn tay, bộ Xích ở phía trong, tức phía cẳng
tay (ngoài, trong tính từ tim ra).
Mỗi mạch đều có bên trái và bên phải: ba bộ mạch bên phải
(hữu), ba bộ mạch bên trái (tả). Kể theo thứ tự từ trong ra
ngoài thì 6 bộ mạch tương ứng với các tạng phủ như sau:

Tay trái 1) Tả Xích: thuộc Thận


(Thuỷ) và Bàng Quang
2) Tả Quan: thuộc Can
(Mộc) và Đởm
3) Tả Thốn: thuộc Tâm
(hoả) và Tiểu Trường

Tay phải 4) Hữu Xích: thuộc Mệnh


Môn (Hoả) và Tam tiêu
5) Hữu Quan: thuộc Tỳ
(Thổ) và Vị
6) Hữu Thốn: thuộc Phế
(Kim) và Đại trường
Xem thêm hình vẽ bên dưới

68
Cơ sở của mạch Thốn: Mạch Thốn là đại diện cho Thốn
khẩu, tức là nơi đại hội của các mạch. Theo người xưa thì
cứ một ngày một đêm mạch đi được 50 độ, chu lưu khắp các
kinh lạc, rồi lại hội ở Thủ Thái âm kinh: Thốn khẩu. Cho
nên bậc Thánh nhân biết được lẽ đó mới lấy việc xem mạch
ở Thốn khẩu để thăm dò tình trạng của Lục Phủ Ngũ Tạng
cùng sự thịnh suy của Vinh Vệ, Khí Huyết. Riêng bộ Thốn
bên tay phải (hữu Thốn) là nơi biểu hiện của phần "Khí”
của con người và của Tạng Phủ. Khí đây là cả "Thiên khí”
tức khí trời lẫn “Địa khí" tức khí của thủy cốc (do ăn
uống mà hấp thu được). Vì vậy mạch "bộ Thốn" còn gọi là
mạch "Khí khẩu" là nơi hội tụ và biểu hiện của Vị khí (do
mọi loại "Khí" đều phải thông qua cửa ngõ Tỳ vị mà vào
trong Phủ Tạng). Bộ Thốn bên tay trái (tả Thốn) là nơi
biểu hiện của phần "huyết" của tạng phủ, Huyết do Tâm
chứa nhờ “Khí” mà lưu thông khắp cơ thể, rồi lại biểu
hiện qua mạch tả Thốn. Đó cũng là vị trí của "Tâm hỏa",
còn được gọi là mạch “Nhân nghênh”
Hai bộ mạch Quan ví như nơi "Quan ải" của cơ thể, vì
mạch Quan bên phải (hữu Quan) là chỗ "Dương ra, Âm vào",
tương ứng với Tỳ vị, nơi mọi thứ thủy cốc dùng nuôi sống
cơ thể phải qua đó. Nó như miền trung châu, từ đó cung
cấp lương thực đi nuôi sống khắp vùng. Bộ Quan bên trái
(Tả Quan) còn được ví như chỗ biểu hiện của kho đạn, nơi
tàng chứa "khí huyết" của Lục Phủ, Ngũ Tạng, đó cũng là
chỗ biểu hiện của Can Đởm.

69
Hai bộ mạch Xích được coi như nguồn của khí huyết,
nơi biểu hiện của nguồn “Thủy Hỏa" tiên thiên. Xem Thủy
Hỏa của Phủ Tạng phải xem ở đó. Xem Khi huyết tiêu thiên
cũng phải xem ở đó. Tả Xích cũng là nơi biểu hiện của
Thận (Thủy) và Bàng quang. Hữu Xích là nơi biểu hiện của
Mệnh môn Hỏa (tức Hỏa tiên thiên) và Tam tiêu đều là
những khái niện "vô hình” của y lý cổ.

Ba bộ mạch “Thốn Quan, Xích" còn tương ứng với “Tam


Tài”, tức là Trời, Đất và Người trong quẻ Dịch: Bộ Thốn còn
gọi là "thượng bộ” là "Trời"; bộ Xích còn gọi là “hạ bộ” là
"Đất"; còn bộ Quan ở giữa còn gọi là “trung bộ" tương ứng
với "Người".

Sáu bộ mạch của cả hai tay tương ứng với "âm dương”
và "tam tài" của một quẻ Dịch kép. Đó là cơ sở của người
xưa áp dụng “Tượng Số" vào môn "Mạch học" để dự báo và
tiên lượng "cát hung”, "sống chết" của người bệnh. (Phần
khảo sát này không trình bày trong tài liệu này).

3. Quy Ngũ Hành của Mạch:

Về nguyên lý Mạch học của Đông y cũng được gắn chặt


vào hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Mạch đi từ bộ
Xích tay Trái đi lên theo chiều "tương sinh" của Ngũ
hành. Ngũ hành bắt đầu từ "Thủy" (thiên nhất sinh Thủy-
Dịch học). Như vậy ta lấy mốc từ hành Thủy. Thủy sinh
Mộc, Mộc sinh Hỏa. Ba bộ mạch tay Trái ứng với ba hành đó.
Ta có:
- Tả Xích: Thuộc Thủy (tương ứng với Thận)
- Tả Quan: Thuộc Mộc (tương ứng với Can)
- Tả Thốn: Thuộc Hỏa (tương ứng với Tâm)

Sang tay phải, mạch cũng bắt đầu từ bộ Xích đi lên.


Mạch bộ Tả Thốn thuộc hành Hỏa (Tâm): đó là “Quân hỏa”

70
thuộc Tâm, Quân Hỏa sinh "Tướng Hỏa" ở bộ Xích tay phải,
Hỏa ở đây lại sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Vậy ba bộ mạch tay
phải ứng với ba hành đó.
Ta có: Hữu Xích: thuộc hành Hỏa (Mệnh môn)
Hữu Quan: thuộc hành Thổ (Tỳ)
Hữu Thốn: thuộc hành Kim (Phế)

Như vậy ta chỉ cần nhớ nguyên lý "Ngũ hành tương


sinh” bắt đầu từ hành Thủy ở bộ Xích tay trái là ta có
thể dễ dàng biết cả sáu bộ mạch của hai tay thuộc những
hành gì và tương ứng với các Phủ Tạng nào. Về tương khắc
thì các bộ mạch tay trái, khắc các bộ mạch tay phải theo
nguyên tác: Thủy khắc Hỏa Mộc khắc Thổ, Hỏa khắc Kim.

4. Âm Dương- khí huyết của mạch

Chia ra sáu bộ mạch là để cụ thể hóa "biểu lý” các


Tạng Phủ để người lương y dễ dàng liên hệ trong công
việc thực tiễn, còn tóm lại thì chỉ là "Âm Dương – “Khí
Huyết” trong cơ thể con người mà thôi.

Ba bộ mạch bên tay phải (hữu) là thuộc Khí, do khí làm


chủ, mà cụ thể là tạng Phế chủ về khí chủ trì. Còn Tỳ Vị,
Mệnh môn, Tam tiêu đều là vận hóa của Khí.

Ba bộ mạch bên tay trái (tả) là thuộc Huyết, do Huyết


làm chủ, mà cụ thể là tạng Tâm chủ về huyết chủ trì. Còn
Can Đởm, Thận, Bàng quang là đường thanh lọc của Huyết.

Khí là Dương, Huyết là Âm. Xem ba bộ mạch tay phải là


để dò biết Dương khí. Xem ba bộ mạch tay trái là để dò
biết về Âm huyết. Chia ra thì ngũ hành là Tạng là Phủ.
Hợp lại thì chỉ là Âm Dương Khi Huyết mà thôi. Bắt mạch
là cốt để biết thịnh suy của Khí Huyết, dò xét sự biến
động của Âm Dương. Âm quá thì dương bệnh Dương quá thì
âm bệnh. Khí huyết thịnh thì mạch thịnh, khí huyết suy

71
thì mạch suy, khí huyết loạn thì mạch bệnh, trăm loại
khác nhau.

6. Quy Tạng Phủ của mạch:

Tạng Phủ phải đi theo Ngũ hành của mạch. Cụ thể: Thủy
thuộc Thận; Mộc thuộc Can; Hỏa thuộc Tâm; Thổ thuộc Tỳ;
Kim thuộc Phế.

Tuy nhiên, để nhất quản với học thuyết "Âm Dương" hay
là sự "đối xứng" của vạn vật và cũng phù hợp với sự “phù
- trầm" của mạch, người xưa đã quy ước các Tạng Phủ làm
"biểu lý” cho nhau.

5-1) Tâm và Tiểu tràng (trường) làm biểu lý cho nhau (cỏ
thể nói Tiểu tràng là Phủ của Tạng Tâm). Tâm thuộc Hỏa,
vượng vào mùa hè, được định vị ở bộ Thốn tay trái (tả
Thốn).
Mạch Trầm thuộc Tâm; Mạch Phù thuộc Tiểu tràng.
5-2) Can và Đởm làm biểu lý cho nhau. Can thuộc Mộc,
vượng về mùa xuân, định vị ở bộ tả Quan. Mạch Trầm thuộc
Can; mạch Phù thuộc Đởm.
5-3) Thận và Bàng quang là biểu lý của nhau Thận
thuộc Thủy, vượng về mùa Đông, định vị ở bộ tả Xích. Mạch
Trầm thuộc Thận. Mạch Phù thuộc Bàng quang.
5-4) Phế và Đại tràng là biểu lý của nhau. Phế thuộc
Kim, vượng về mùa Thu, được định vị ở bộ Thốn tay phải
(hữu Thốn).
Mạch Trầm thuộc Phế: mạch Phù thuộc Đại tràng
5-5) Tỳ và Vị là biểu lý của nhau. Tỳ thuộc Thổ, vượng ở
các giai đoạn giao mùa của cả bốn mùa, định vị ở bộ hữu
Quan.
Mạch trầm thuộc Tỳ; mạch Phù thuộc Vị.
5-6) Mệnh môn và Tam tiêu là biểu lý của nhau. Mệnh
môn thuộc Hỏa, vương ở giai đoạn Trưởng hạ mùa Hè, được

72
định vị ở bộ hữu Xích. Mạch Trầm thuộc Mệnh môn; mạch
Phù thuộc Tam tiêu.
Việc Quy Tạng Phủ của sáu mạch hầu như đều thống
nhất giữa các nhà Mạch học và các danh y trong nền y
học cổ, tuy nhiên cũng có một vài chỗ dị biệt giữa các tác
giả, chúng tôi trích ra trong bảng tóm tắt dưới đây để
các độc giả nghiên cứu.

73
Vương Lý Lý Trương
Theo t.giả Hải
Thúc Đông Thời Cảnh
Mạch Thượng
Hoà Viên Trân Nhạc
Tâm, Tâm, Tâm, Tâm, Tâm,
Thốn Tiểu Tiểu Chiên Tâm Tâm
trường trường trung bào bào
Can, Can, Can, Can, Can,
Quan
Tay Đởm Đởm Đởm Đởm Đởm
trái Thận, Thận,
Thận, Thận, Bàng Bàng Thận,
Xích Bàng Bàng Quang, Quang, Bàng
Quang Quang Tiểu Đại Quang
trường trường
Phế, Phế, Phế, Phế, Phế,
Thốn Đại Đại Hung chiên Đại
Trường Trường trung trung Trường
Quan Tỳ, Vị Tỳ, Vị Tỳ, Vị Tỳ, Vị Tỳ, Vị
Thận
Tay Mệnh Mệnh
dương,
phải môn, Mệnh môn,
Thận, Mệnh
Bàng môn, Tiểu
Xích Đại môn,
quang, Tam trường,
trường Bàng
Tam tiêu Tam
Quang
Tiêu tiêu

6. Cách bắt mạch

Người bệnh kê cổ tay trên chiếc gối mềm, để ngửa bàn tay,
có thể nằm hoặc ngồi, nhưng nằm thì tốt hơn. Thầy thuốc
dùng ba ngón tay của bàn tay đổi diện với người bệnh, tức
ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn để bắt mạch. Thoạt đầu
dùng ngón tay giữa đặt vào vị trí “mạch quay” của bệnh
nhân, vị trí này tương ứng với chỗ lồi xương quay (hay mắt
cá cổ tay). Vị trí đó là bộ "Mạch Quan". Một ngón tay đặt sát

74
phía cánh tay đó là vị trí bộ "Mạch Xích". Một ngón tay để
phía cổ tay, đó là vị trí bộ "Mạch Thốn".
Tay phải của thầy thuốc thì xem mạch tay trái người
bệnh, tay trái thầy thuốc thì xem mạch tay phải. người
bệnh. Tùy theo người cao lớn hay thấp nhỏ mà ba ngón tay
đặt thưa hay đặt khít vào nhau. Dùng cảm giác ở đầu ngón
tay để biết mạch và dò mạch.

Ấn mạch: Có ba mức độ ấn ba đầu ngón tay thầy thuốc


xuống mạch của bệnh nhân để xem mạch:

a) Ấn nhẹ (Khinh ấn): ước lượng sức nặng ba ngón tay


bằng ba hạt đậu xanh đã thấy mạch đập, gọi là mạch
Phù.
b) Ấn vừa (Trung ấn): sức nặng ba đầu ngón tay bằng
sáu hạt đậu, thấy mạch đập, thường là mạch Hoạt
c) Ấn mạnh (Trọng ấn): sức mạnh ba đầu ngón tay bằng
chín hạt đậu, mới thấy mạch đập, mạch như đi sát
xương, gọi là mạch trầm.

Khán mạch:
a) Bắt cả ba bộ Thốn. Quan, Xích cùng một lúc, dò xét
tình trạng Âm Dương, Khí Huyết thịnh suy của người
bệnh, tình trạng Thủy, Hỏa của bệnh, tìm Vị khí của bệnh
để đánh giá chung gọi là “Tổng khán”. Đây là giai đoạn
rất quan trọng của phương pháp xem mạch, người lương y
không thể bỏ qua.
b) Bắt từng bộ mạch, so sánh bên trái và bên phải để
biết tình trạng bệnh từng tạng phủ, gọi là “Đơn khán".
Đây là giai đoạn không thể thiếu của phương pháp xem
mạch.
Sau cùng là sự tổng hợp kết quả để chẩn bệnh.

75
Thời gian xem mạch: cũng như y học hiện đại, y học cổ
truyền khuyên xem mạch người bệnh vào lúc sáng sớm là
lúc âm chưa tan hết, dương chưa thịnh hẳn, bệnh nhân còn
yên tĩnh chưa bị những kích thích trong ngày làm cho
thay đổi chưa ăn uống, nên thầy thuốc dễ dò xét "thiên
thịnh, thiên suy” của tà khí và chính khí, không nên xem
bệnh vào lúc người bệnh bị kích động hay hoàn cảnh quá
ồn ào, lúc người bệnh mới ăn no trừ khi phải cấp cứu.
Nếu bệnh nhân ở xa đến, đi bộ mệt nhọc thì phải để bệnh
nhân nghỉ ngơi cho đỡ mệt mới bắt mạch
Căn cứ để do lường nhịp mạch: Y học hiện đại xác định tần
số nhịp mạch trong mỗi phút theo đồng hồ, còn y học cổ
truyền có cách đo sinh học là so sánh tương đối giữa người
bệnh và người bình thường. Người bình thường ở đây lấy
bản thân thầy thuốc làm tiêu chuẩn. Vì vậy thầy thuốc đi
chữa bệnh cho người tiêu chuẩn đầu tiên phải là người
khỏe mạnh. Thầy thuốc đang ốm đau không được bắt mạch
chẩn bệnh cho người khác. Khi lấy mạch thầy thuốc phải
"tĩnh tâm minh ý”, đang bực tức hay đang có điều lo lắng,
buồn phiền không nên bắt mạch cho bệnh nhân.
Mỗi nhịp thở của thầy thuốc (gồm một nhịp thở vào và một
nhịp thở ra bình thường) mạch phải đập 1 đến 5 lần ( tương
đương với 70 đến 80 lần đập trong 1 một phút). Nếu mạch đập
dưới 4 lần trong một nhịp thở là mạch chậm; đập 6-7 lần là
nhịp nhanh. Ngày nay các lương y cũng có thể dùng đồng hồ
để đo tần số mạch đập trong một phút. Còn để dò cái “thần"
của mạch cũng như nắm bắt cái "chất" của mạch theo tinh
thần y học cổ truyền thì vẫn phải dùng đến sự tinh tế và
công phu rèn luyện của các ngón tay cộng với sự dày công
nghiên cứu để nắm vững y lý.

MẠCH TƯỢNG

76
Phân biệt các hiện tượng về mạch theo Y học cổ truyền
là cả một nghệ thuật tinh vi. Nó phụ thuộc vào kinh nghiệm
thực tế, vào trình độ y lý, vào sự nhạy 1 bén của người
lương Y.
Từ gần 3000 năm về trước, sự tinh tế trong việc nhận
định về mạch đã làm cho nhiều người nghiên cứu y học cổ
truyền phải ngạc nhiên về óc tưởng tượng phong phú đáng
kinh ngạc của người xưa, được ghi lại trong cuốn Nội kinh
như sau:"…Tâm vô bệnh mạch hiện lườn lượn không đứt như
chuỗi ngọc, như dây chuyền. Nếu có bệnh thì mạnh khớp
khớp chắp nối, có lúc hơi cong, nếu trước cong mà sau không
động, như cầm lưỡi câu… như thế là tâm chết.
Phế vô bệnh, mạch hiện ra êm đềm nhẹ nhàng như chiếc lá
rơi... Nếu có bệnh, không lên không xuống như phẩy lông gà...
nếu lại như vật nổi lềnh bềnh, không gốc, không rễ như gió
thổi chiếc lông, trống không tán loạn... như thế là phế chết.
Can vô bệnh, mạch hiện ra mềm mại dịu dàng như vuốt
ngọn roi... Nếu có bệnh, đầy đặc mà hoạt như nắm vào trường
can (roi dài). Nếu mạch cấp và cứng như dương dây cung, như
thể là can chết. Tỳ vô bệnh mạch hiện ra hòa nhu mà tương
ly, bước đi như gà. Nếu có bệnh thì mạch đầy đặc mà vững
chắc... Nếu lại cứng và sắc, như đầu mỏ quạ, như móng chân
chim, thanh thót như nhà giột, cuồn cuộn như nước trôi,
như thế là tỳ chết
Thận vô bệnh, mạch hiện ra chìm nặng mà linh động, nổi
mà trống không, ấn nặng tay thời vững chắc (Kiên)… Nếu có
bệnh mạch như lõi dây sắn, càng ấn càng kiên. Nếu lại dằng
mạnh như giật dây, chình chịch như ném đá... như thế là
thận chết"
Nhận định được tình trạng mạch như thế rõ ràng đòi hỏi
sự dày công, chúng ta không thể không trân trọng.

1. Mạch bình thường

77
Trước khi tìm hiểu các mạch bệnh lý cần phải biết về
mạch bình thường. Theo y học cổ truyền mạch bình thường
là mạch rõ ở cả ba bộ Quan, Thốn, Xích, mỗi nhịp thở đập 4 -
5 lần, không nhanh, không chậm, hòa hoãn nhịp nhàng qua
lại đều nhau, không rộng không hẹp, không cao không thấp,
không phù không trầm. Mạch bình thường còn là mạch có
khí, có thần, có lực. Mạch bình thường còn liên quan đến
tuổi tác: trẻ nhỏ mạch nhanh người lớn tuổi mạch chậm;
liên quan đến thể chất: người béo mạch trầm, người gầy
mạch phù, người cao lớn thì mạch trường, người thấp nhỏ
mạch đoản, trái lại là trạng thái bệnh.
Mạch bình thường còn liên quan đến thời tiết, khí hậu:
mùa xuân thuộc Mộc thì mạch huyền, mùa hạ thuộc Hỏa thì
mạch hơi hồng, mùa thu thuộc Kim thì mạch hơi phù, mùa
đông thuộc Thủy thì mạch hơi trầm. Ngược lại là trạng thái
mạch bệnh.

2. Mạch bệnh lý

- Khi bị bệnh mạch sẽ thay đổi về tần số (nhanh chậm),


về cường độ (mạnh hay yếu), về tính chất (có lực hay vô lực),
về mật độ (cứng, mềm), về nông sân (phù, trầm), về độ dài ngắn,
về sự nhịp nhàng đều hay không đều…v.v
Mạch phù, đại, hoạt, sác vv… là thuộc dương chứng. Mạch
trầm, tế, vi, sáp v.v... là thuộc âm chứng. Cũng có khi dương
chứng mà mạch lại thuộc âm, hay âm chứng mà mạch lại
thuộc dương: như vậy là bệnh diễn biến xấu.
Phân biệt mạch bệnh lý theo Y học cổ truyền nếu nghiên
cứu kỹ thì không phải chỉ là để chẩn đoán nhịp đập của
tìm mà rõ ràng còn để biết tình trạng của cả hệ tuần hoàn,
sự co giãn của hệ vi quản, sức đàn hồi của thành mạch do
các biến động về huyết dịch, về điện giải, hậu quả của bệnh
lý các phủ tạng gây nên.

78
Người xưa phân biệt thành 28 loại mạch sau đây:
2.1 Mạch phù: Mạch đi nổi ngay dưới da, ấn nhẹ đã thấy,
đặc trưng cho dương chứng, biểu chứng. Người xưa cho rằng
phong tà còn ở bên ngoài. Nếu mạch phù mà vô lực đã thuộc
về hư chứng.
2.2 Mạch trầm: Mạch đi chìm ở sát gân xương ấn nặng tay
mới thấy đập. Đặc trưng cho âm chứng, lý chứng. Do tà khí
đã vào trong hoặc trong chứng khí trệ, chứng hư cũng có
mạch trầm.
2.3 Mạch trì: Mạch đi chậm, mỗi nhịp thở chỉ đến 3 lần
đập, thuộc về chứng âm hàn ở nội tạng. Nếu trầm mà kiêm trì
là hỏa suy ở trong
2.4 Mạch sác: Là loại mạch nhanh, mỗi nhịp thời đến 6
lần thuộc loại mạch dương, thấy ở chứng nhiệt ở phủ.
Mạch phù sác. Ít lực là âm hư. Mạch trầm sác hữu lực là
chứng hỏa nhiệt thịnh bên trong
2.5 Mạch hoạt: Mạch qua lại lưu loát, trơn tròn như hòn
bị, thường là huyết thịnh và không bệnh. Phụ nữ có thai
mạch cũng hoạt. Có bệnh mà mạch hoạt nói chung là thuận
lợi.
2.6 Mạch sáp: Mạch đi khó khăn không lưu lợi. Thường
thấy ở chứng huyết thiếu, tinh khí bị tổn thương, hoặc
chứng khí trệ, hàn thấp.
2.7 Mạch hư : Mạch đi phù mà chậm mềm, ấn tay xuống
không thấy đập. Thấy trong chứng huyết hư hoặc gặp trong
cảm nắng
2.8 Mạch thực: Mạch đi dày, chắc, hữu lực, dài lớn. Thấy
trong chứng hỏa vượng, tà khí thịnh.
2.9 Mạch trường: Mạch đi thẳng và dài. Biểu hiện của
chứng "hữu dư”, hỏa thịnh khí nghịch. Tuy nhiên mạch dài
mà thon như đầu cần câu là bình thường vô bệnh.

79
2.10 Mạch đoản: Mạch đi ngắn mà nhỏ, như không có đầu
đuôi chỉ nổi lên ở giữa. Thấy ở chứng nguyên khí hư suy,
hay các chứng bất tức, bất cập.
2.11 Mạch hồng: Mạch đi cuồn cuộn tràn đầy dưới ngón
tay, khi đến mạch lớn, khi đi kém dần. Thấy ở chứng hỏa quá
vượng tà khí thịnh. Nếu mạch hồng mà vô lực là chứng hỏa
thăng mà thủy cạn (mất nước)
2.12 Mạch vi: Mạch rất nhỏ, yếu mềm, khó bắt như có như
không, muốn tuyệt mà không phải tuyệt
Thấy ở chứng vong dương khí huyết suy kiệt, là chứng
cấp cứu
2.13 Mạch khẩn: Mạch khẩn trương hữu lực. Thấy ở
chứng hàn tà
2.14 Mạch khâu: Mạch đi rỗng như dọc hành, ấn nhẹ ấn
nặng đều thấy đập, ấn vừa thì trống rỗng.
Thấy trong chứng mất máu, thổ huyết, nục huyết, băng
huyết.
2.15 Mạch huyền: Mạch đi căng như dây đàn. Thấy ở
chứng can phong, khí uất.
2.16 Mạch hoãn: Mạch đi khoan hòa đều đặn có vị khí
không phải là mạch bệnh. Đôi khi thấy trong bệnh thấp tà.
2.17 Mạch lao: Mạch đi lớn mà truyền thực, ấn nặng mới
thấy, ấn nhẹ và ấn vừa không thấy. Là biểu hiện của chứng
tích tụ.
2.18 Mạch cách: Mạch lớn mà huyền cấp, đặt nhẹ tay thấy
ngay, ấn xuống thì mất, như ấn vào da trống ngoài căng
trong rỗng. Là mạch của chứng biểu hàn cực thịnh, đàn ông
mất máu đàn bà đẻ non, lậu hạ.
2.19 Mạch nhược: Mạch nhỏ và trầm, Ấn nặng tay thì
thấy, ấn nhẹ tay như không có. Thấy ở chứng dương suy.
Bệnh lâu ngày mà mạch nhược thì không phải là nguy hiểm.

80
2.20 Mạch nhu: Mạch đi nổi và nhỏ, mềm, ấn nhẹ tay thì
thấy, ẩn nặng thì mất. Đây là là mạch của chứng âm hư
thận yếu hoặc tùy kiệt, tinh thương.
2.21 Mạch tán: Mạch đi nổi mà tán loạn, ấn nhẹ thì thấy,
ấn nặng thì mất. Thấy ở chứng thận khí suy bại. Mạch tán
còn biểu hiện ở bệnh nguy cấp.
2.22 Mạch tế: Mạch nhỏ nhanh như sợi dây, mềm mà còn rõ
hơn mạch vi. Biểu hiện chứng suy, chứng hư lao hoặc các
trạng thái bệnh nặng.
2.23 Mạch phục: Mạch như nấp lặn bên trong phải ấn tay
sát xương mới thấy. Đó là mạch của bệnh tà khí nhập lý.
2.24. Mạch động: Là mạch ở bộ quan đi như hạt đậu, hoạt,
sác. Thấy ở các chứng đau hoặc bệnh do sợ hãi.
2.25 Mạch đại: Mạch không đều, cứ mấy lần lặp lại dừng
như không thấy lại. Gặp trong trình trạng bệnh nguy cấp,
tạng khí suy bại.
2.26 Mạch tật: Mạch nhanh vội vàng mỗi nhịp thở 7-8 lần,
biểu hiện dương khí cực thịnh, âm khí kiệt, có thể nguy đến
tính mạng
2.27 Mạch kết: Mạch đi chậm chạp, không đều, có khi thấy
ngừng lại. Thấy ở chứng tích trệ, ngưng kết bên trong.
2.28 Mạch xúc: Mạch đi từ cấp thúc nhưng có lúc lại
dừng. Thấy ở chứng hỏa vượng hay khí không lưu thông.
Ngoài 28 loại bệnh lý miêu tả trên còn có 7 loại mạch
của trạng thái bệnh quá nặng biểu hiện khi bệnh nhân sắp
chết gọi là mạch quái.

3. Các loại mạch quái

3.1 Mạch tước trác: là mạch giống như con chim sẻ mổ


thóc, đi khoảng giữa gân và thịt, luôn luôn nảy dưới ngón
tay, vài ba lần có lại một lần không

81
3.2 Mạch ốc lậu: như giọt nước thấm dưới máng dột,
không có sức đầy lên, lâu lâu mới rơi một giọt, thưa thớt,
rời rạc, đi khoảng giữa gân và xương.
3.3 Mạch đàn thạch: Mạch xúc và cứng, bần bật dưới
ngón tay, đi giữa gân và thịt.
3.4 Mạch giải sách: là mạch tán loạn không có trật tự,
như gỡ dây rối.
3.5 Mạch ngư tường: là mạch ở bì phu như con cá nổi lơ
lửng, đầu im mà đuôi vẫy.
3.6. Mạch hà du: là mạch ở bị phu như con tôm bơi trên
mặt nước, lúc thấy lúc không, vụt cái biết mất.
3.7. Mạch phủ phí: Mạch đi ở bì phu, có ra không có vào,
cuộn lên như nước sôi không có trật tự.

4. Chủ mạch và kiêm mạch.

Để dễ nhớ và tiện vận dụng trong thực tế, các danh y


chuyên về mạch học thời xưa tìm cách sắp xếp 28 loại mạch
trên thành các chủ mạch và kiêm mạch. Có ba cách phân loại
mạch:
4.1 Chia thành 4 loại mạch chính (theo Lý Sĩ Tài) gọi là
"Tứ mạch cương lĩnh" là : Phù, Trầm, Trì, Sác. Các loại khác
đều bao gồm trong 4 loại mạch đó.
4.2 Chia thành 6 loại mạch chính (theo Hoạt Thọ) gọi là
"Lục mạch cương lĩnh" là: Phù, Trầm, Trì, Sác, Hoạt, Sáp. Các
loại khác đều là kiêm mạch bao gồm trong 6 loại đó.
4.3 Chia thành 8 loại mạch chính (theo Trương Cảnh
Nhạc) gọi là "Bát mạch cương lĩnh" là: Phủ Trầm, Trì, Sác, Tế,
Đại Đoàn, Trường. Các mạch còn lại đều là kiêm mạch bao gồm
trong 8 loại chủ mạch trên.
Ví dụ: 6 mạch cương lĩnh của Hoạt Thọ
a/ Mạch phù:

82
+ Phù mà rất hữu lực như đè vào da trống là mạch cách.
+ Phù mà rất vô lực như lụa ngâm trong nước là mạch
nhu.
+ Phù trầm đều hữu lực, mạch chắc dưới tay là mach
thực.
+ Phù trầm đều vô lực, nấp dưới tay thoang thoảng là
Mạch hư.
+ Phù trầm đại, giữa rỗng ngoài chắc như dọc hành là
Mạch khâu.

b/ Mạch trầm:
+ Trầm mà rất hữu lực, đè tay sát xương mới thấy là
mạch phục.
+ Trầm mà hữu lực, ở giữa khoảng trầm và phù là Mạch
lao.
+ Trầm mà rất vô lực tìm kỹ mới thấy được là mạch
nhược.

c/ Mạch hoản: một hơi thở 4 lần là mạch hoãn.


+ Hoãn mà có khi đứng lại là mạch kết.
+ Khi trì, khi xác, dừng lại, có số nhất định là mạch
đại.
+ Đến không đều số, đè tay thấy phù mà tán loạn là
mạch tán.

d/ Mạch sác:
+ Mạch sác ở bộ quan, không có đầu đuôi là mạch động.
+ Đi lại thấy mạch sác, thường đứng dừng lại rồi lại
đi là mạch sức.
+ 7, 8 lần đến là mạch tật.

d/ Mạch hoạt:
+ Như đè tay vào dây đàn là mạch huyền.
+ Đi lại như xoắn dây là mạch khẩn.
+ Không to không nhỏ như vót cần câu là mạch trường.
+ Đến thịnh, đi suy, đến to, đi dài là mạch hồng.

83
e/ Mạch sáp:
+ Như hình hột đầu, đụng tay vào xuống ngay là mạch
đoản.
+ Rất nhỏ và mềm, ấn tay vào muốn tuyệt là mach vi
+ Như mạch vi mà rõ hơn là mạch tế

Tám mạch đại cương của Trương Cảnh Nhạc


a) Mạch phù: mạch đi nổi dưới đây ăn nhẹ đã thấy, chủ
về bệnh bên ngoài (phần biểu) của cơ thể.
b) Mạch Trầm: mạch đi chìm dưới da, ấn mạnh mới thấy,
chủ về bệnh phần bên trong (phần lý) của cơ thể.
c) Mạch Trì: mạch đi mỗi hơi thở chỉ ba lần đập hoặc ít
hơn, chủ các bệnh thuộc Hàn.
d) Mạch Sác: mạch bộ Vị mới hơi thở đi 5-6 lần, chủ các
bệnh thuộc Nhiệt.
đ) Mạch Tế: mạch bộ Vị nhỏ tăm tắp như sợi tơ chủ các
bệnh thuộc Hư.
e) Mạch Đại: mạch bộ Vị nổi to dưới ngón tay, chủ các
bệnh Thực.
g) Mạch Đoản: Mạch bộ Vị ngắn ngủi, phía ngoài chưa
đến bộ Thốn, phía trong chưa đến bộ Xích, thuộc các
bệnh và Khí huyết suy kém.
h) Mạch Trường: Mạch bộ Vị thấy dài, phía ngoài quá
Thốn bộ (ngư tế), phía trong đến Xích trạch (tức phía
trong Xích bộ), đây là mạch của người thuộc Dương khí
mạnh (hữu dư).

5. Phân biệt Hàn Nhiệt của mạch:


Mạch Nhiệt: Phù, Đại, Trường, Sáp, thuộc nhiệt
Mạch Hàn: Trầm, Trì, Vi, Đoản thuộc hàn

6. Phân biệt Hư Thực của mạch:


Mạch Thực: Khẩn, Thực, Huyền, Hoạt thuộc thực
Mạch Hư: Vi, Sắc, Nhu, Hoàn thuộc hư.

84
7. Bản mạch của Ngũ tạng
Bản chất mạch của các Tạng được người xưa đúc kết
như sau:
- Mạch Thận thuộc "Trầm".
- Mạch Can thuộc "Huyền".
- Mạch Tâm thuộc "Hồng".
- Mạch Phế thuộc “Sắc”.
- Mạch Tỳ thuộc "Hoãn”.
Mạch Vị khí: Mạch Vị khí là mạch ở bộ “Hữu Quan", nhưng cái
thần của nó thì lan ra cả 6 bộ mạch. Người ta sống là nhờ
tinh hoa của "thủy cốc" (tức là nước và ngũ cốc, hai chủng
loại chủ yếu của thức ăn), khí của thủy cốc phải thông qua
vị mà vào cơ thể.
Vì vậy mạch phải có Vị khí, mạch không có Vị khí là
mạch chết.

H32. Mạch theo âm dương vận khí

85
Người bình thường vô bệnh, mạch thường có tượng của
cả "Huyền, Hồng, Sắc, Trầm". Đó là Vị khí của mạch. Mạch bốn
mùa đều phải lấy Vị khí làm gốc. Nếu mạch người bệnh khi
bắt không có "thần” chỉ thấy nguyên Hồng, nguyên Huyền,
nguyên Sác, nguyên Trầm là các nguyên mạch của bản Tạng
mà không có Vị khí là mạch rất xấu, chứng tỏ nguyên khí
sắp tuyệt. Mạch có vị khí là mạch có lực, có thần, đi khoan
thái đều đặn, trơn hòa, sờ vào như sờ vào nhung lụa.
Vị khí cũng là chính khí, còn bệnh khí là tà khí.
Chính khí tuyệt thì tà khí thắng. Chính khí còn thì tà
phải lui, bệnh sẽ khỏi.
Vì vậy xem mạch phải biết lấy Vì khí làm chủ để xét
đoán và tiên lượng bệnh.

8- Mạch và Thời tiết:

Vào mùa Xuân, sáu bộ mạch đều kèm tượng "Huyền".


Mùa Hè, sáu bộ mạch đều kèm tượng "Hồng”
Trường hạ (khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch) mạch kèm tượng
"Hoãn".
Mùa Thu sáu bộ mạch đều kèm tượng "Sác".
Mùa Đông sáu bộ mạch đều kèm tượng “Trầm”
Năm thời tiết thuộc âm lịch được tính mốc từ ngày
“Đông chí”, tức là lúc khí Âm tiến đến cùng cực và khí
Dương bắt đầu sinh (là thời kỳ của quẻ Phục “tháng 11” -
Dịch học). Mốc thứ hai là ngày "Hạ chí", tức là lúc khí
Dương tiến đến cùng cực và khí Âm bắt đầu sinh (là thời kỳ
của quẻ Cấu “tháng 5”- Dịch học). Mạch của con người cũng
theo mốc các thời tiết đó mà biến động như sau:
a) Sáu tháng đầu năm: tính sau tiết Đông chí:
- 60 ngày đầu thuộc tuần "Giáp Tý" thứ nhất (từ ngày
Giáp Tý đến ngày Quý Hợi) là thời kỳ Kinh Thiếu Dương

86
vượng, nhưng khí của nó mới sinh (thuộc hai quẻ Lâm "tháng
12" và quẻ Phục "tháng 11") nên mạch lúc đại lúc tiểu, lúc
trường lúc đoản.
- 60 ngày tiếp theo ở tuần Giáp Tý thứ hai là thời kỳ
kinh Dương Minh vượng (thuộc hai quê Đại tráng “tháng
hai” và quẻ Thái "tháng giêng"), khí Dương đang thời kỳ
sinh mạnh, nên mạch Phù, Đại mà Đoản.
- 60 ngày sau ở tuần Giáp Tý thứ ba là thời kỳ kinh
Thái Dương vượng (thuộc hai quả Quải "tháng ba" và quẻ Càn
"tháng tư"), khí Dương đang thịnh nên mạch đi Hồng, Đại mà
Trường . (H.32).

b) Sáu tháng cuối năm: tính sau tiết Hạ chí:


- 60 ngày đầu thuộc tuần Giáp Tý thứ tư là thời kỳ
kinh Thiếu Âm vượng (thuộc hai quẻ Cấu "tháng năm” và quẻ
Độn “tháng sáu"), khí Âm mới sinh, mạch đi Khẩn, Đại mà
Trường
- 60 ngày tiếp của tuần Giáp Tý thứ năm là thời kỳ
kinh Quyết âm vượng (thuộc hai quẻ Bĩ "tháng 7 và quẻ Quán
"tháng 8", khí âm đang sinh mạnh, nên mạch di Khẩn, Tế mà
Vi
- 60 ngày sau cùng thuộc tuần Giáp Tý thứ sáu là thời
thuộc kinh Thái âm vượng (thuộc hai quẻ Bác “tháng 9" và
quẻ Khôn "tháng mười") khi Âm đã thịnh nên mạch đi Trầm,
Đoản mà Hoạt. Hết sáu tuần Giáp Tỷ là hết một năm 360 ngày,
mạch lại đi theo vòng tuần hoàn vận khí mới, theo sự tiêu
trưởng của Âm Dương. Đó cũng là quy luận của mạch học
theo thời tiết bốn mùa của "Vận khí" mà người xưa truyền
lại (H.32)

9. Mạch Thủy Hỏa tiên thiên theo Hải Thượng

Đó là mạch của thận. Bắt mạch để biết tình trạng hoạt


động của thận là một khâu hết sức trọng yếu trong phương

87
pháp của danh y Hải Thượng. Ông chỉ rõ: Thủy thuộc âm, Hỏa
thuộc dương. Vì vậy phân biệt thủy hỏa của thận cũng là
phân biệt Âm Dương của thân. Mạch thận thuộc bộ xích hai
bên. (Lý do vì sao lại ở bộ Xích đã được nói rõ ở phần Ngũ
hành của mạch, dựa theo Dịch học, hành Thủy khởi đầu, đầu
được nhiều danh y thời xưa chấp nhận thống nhất).

H33. Mạch theo âm dương suy thịnh

Xét theo mạch, Hải Thượng Lãn Ông đã chỉ:


a) Người bình thường thì Thủy Hỏa ký tế: cả 6 bộ mạch
đều có lực và có thần, hai bộ xích bên tả bên hữu quân
bình là thực. Trong hình vóc người thì xương thịt cân
đối, xương cứng cơ nhục mạnh, tiếng nói êm dịu, sắc mặt
quang nhuận, tinh nhanh.

b) Nếu chân dương hay nguyên khí kém tức là Hỏa của
tiên thiên hư yếu thì 6 bộ mạch đều bị nhược, quá nhỏ
mà yếu, bộ mạch xích vô lực hay trì và nhuyễn hoặc
trầm tế mà muốn tuyệt, bộ xích bên tả không được mạnh
bằng bộ xích bên hữu. Về hình sắc thì thân khí không
đầy đủ, sắc da tái nhợt và tối như khói, người gầy
trắng hoặc trắng xanh, chân tay mỏi mệt, tóc ngắn

88
vàng... lông rụng, răng khô, thần của con người khô ráo,
tính trì hoãn, ngắn hơi, sợ gió lạnh, dễ đầy bụng
không tiêu. Về chứng bệnh thì hay nóng lâu hâm hấp,
sợ gió, sợ lạnh, đau mỏi gân cốt, ù tai, hoa mắt, choáng
váng ra mồ hôi. Đó là vì Hỏa suy mà Thủy thịnh, chân
dương hư yếu".
Pháp chữa: Bổ hoả ở mênh môn. Dùng các vị quế phụ để
bồi bố nguyên khí: bài bát vị là công hiệu nhất.
Nguyên khí tức là chân dương bồi bổ, thì dương thịnh
sinh âm tức chân thủy cũng sẽ được tăng cường
- Nếu vì hỏa ở mệnh môn hư yếu để chân thủy cũng hư
yếu theo gây nên chứng "Thượng thực hạ hư” (nửa
người trên thực (còn đủ ) mà nửa người dưới hư (suy
yếu), trên lâm sàng ta thấy người bệnh mặt đỏ, sốt nóng
phía trên, phiền khát, còn ở dưới lại lạnh hai chân, ỉa
lỏng… thì cũng dùng bài bát vị bổ hỏa hay bố dương
khí mà chữa.

c) Nếu châm âm kém hay chân thủy hư yếu thì 6 bộ mạch


đều phù hay hồng và đại mà vô lực, hoặc bộ xích bên
trái kém hơn bộ xích bên phải, hư yếu vô lực hay hư
yếu tế sác.

- Về ngoại hình thì người béo bệu mà trắng nhợt…


người gầy mà buồn, da khô và ráp như vẩy cá, mỗi khô
lưới ráo, râu tóc ngắn vàng mất nhiều lòng trắng nóng
tính hay cáu giận, uống nước nhiều đi tiểu nhiều, ỉa
táo.

- Về bệnh tình thì hay sốt ấm và chiều về đêm, ngực,


lòng bàn tay nóng, do âm hư, thủy không chế được hỏa
nên bốc lên. Bệnh nhân hay ho đờm, ăn uống không tiêu,
tiểu tiện vàng nóng, ra nhiều mồ hôi sợ lạnh, bế kinh,
huyết ít...
Phép chữa: Bổ âm hay bổ thủy để cân bằng với dương,
chế được hỏa dùng bài Lục vị là thích hợp nhất. Đây là

89
bài thuốc bổ thận thủy hiệu nghiệm, dùng những vị
thục địa, sơn thù, mạch môn, ngũ vị mà kiêng những vị
gây táo thấp để lợi thủy và chế hỏa
- Nếu trong âm hư mà còn có phần nào thực, thì đi
thêm vị Tri mẫu và Hoàng bá (đều sao kỹ) để dẹp sự
thăng lên của hỏa. Nếu hư yếu nhiều thì thêm Mạch
môn, Ngũ vị để bổ thủy, thêm Ngưu tất để giáng hỏa. Nếu
hỏa vượng ở tạng can thì thêm Sài hồ, Bạch thược để
dẹp bớt.

đ) Vương đạo và bá đạo: Theo quan niệm của Hải Thượng


trong nghề làm thuốc phải biết trọng đức, điều trị
đúng các gốc sinh ra bệnh, phải biết nhìn xa, tiên
đoán được diễn biến của bệnh, phải biết chăm bón cái
gốc của sinh bệnh, không phân biệt sang hèn giàu
nghèo: đó là y học và là vương đạo của nghề y. Còn
chữa bệnh mà không cần đến nguyên nhân, chỉ biết cái
ngọn, nhằm làm vừa lòng người bệnh không tính đến
hậu quả, không tinh thông dịch lý, không rõ âm dương
thủy hỏa, thứ đó chỉ là y thuật và là bá đạo"

Tóm lại người lương y giỏi thời xưa đều là những "danh
nho" có học vấn cao. Họ thông y lý, họ thực hành và truyền
bá "vương đạo" của nghề y. Vì vậy họ đều là nhà triết học,
đạo đức học kiêm thầy thuốc.

BÀI THUỐC BỔ HỎA HAY BỔ THẬN DƯƠNG

Bài bát vị là một cổ phương, do danh y đời nhà Hán,


Trung Quốc là Trương Trọng Cảnh sáng tạo. Tương truyền
bài thuốc này đã chữa khỏi bệnh cho Vua Hán Vũ Đế.
Gồm tám vị sau:
Thục địa (Rhizoma Rehmanniae): 8 lạng hoặc 400 g
Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae): 4 lạng hoặc 200 g
Sơn thù (Fructus Corni): 4 lạng hoặc 200 g

90
Mẫu đan bì (Cortex Paconia suffruticosa Andr): 3
lạng hoặc 150 g
Phục linh (Poria cocos wolf): 3 lạng hoặc 150g
Trạch tả (Rhizoma Alismatis): 1,5 lạng hoặc 75 g
Nhục quế (Cinnamomum loureirii Nees): 1 lạng hoặc
50g
Phụ tử (Aconitum sinense Paxt) 1 lạng hoặc 50 g
Các vị đều bào chế rồi tán bột hòa với mật làm viên, to bằng
hạt ngô, mỗi lần uống 60- 70 viên với nước muối loãng, uống
trước bữa ăn.

I. CÔNG HIỆU

Theo Hải Thượng Lãn Ông bài này chữa chứng hỏa mệnh
môn suy yếu, không sinh được tỳ thổ, đến nỗi người gầy, khí
kém, không thiết ăn uống, bụng hay đau, đại tiện lỏng, đái
đêm, đờm nhiều, mạch háo mà yếu hoặc bổng lên như đánh
trống, trong cơ thể thì thật hàn mà bên ngoài già nhiệt.
Hải Thượng còn trích lời bàn của các Danh y như: Trương
Trọng Cảnh nói: “Người khí hư yếu có đờm, uống bài bát vị
này để bổ thời trục được đàm”. Ông lại nói: “chữa chứng
nước giềnh lên thành đờm thì bài bát vị là phương thuốc
để chữa hai phương Tây và Bắc (ứng với hai hành kim và
thủy), về chứng bệnh mạch háo mà hư yếu, hành kim yếu,
hành hỏa suy, mạch bổng lên như đánh trống uống bài này
có hiệu".
Ông Đan Khê nói: "ốm lâu âm hỏa bốc lên, tân dịch sinh
ra đờm mà không sinh ra huyết, bài thuốc này dẹp tướng
hòa thời đờm tự tiêu đi”.
Ông Tiết Trai nói: “chỉ có vị quế và phụ ở trong bài
bát vị thời bổ thận còn hơn các vị thuốc khác”.

91
Theo Hải Thượng Lãn Ông thì ông Trương Trọng Cảnh
đời xưa xem hình tượng quẻ Khảm (một vạch liền ở giữa hai
vạch đứt) mới nghĩ ra bài thuốc này để bổ cả Thủy và Hỏa.
Ông viết: "người ta sống bởi thủy hỏa mà thận là gốc của
thủy hỏa", vì vậy "không cứ chứng nội thương, chứng ngoại
cảm, chứng thai tiền, chứng sản hậu, nhãn khoa hay nha
khoa, chứng âm hư hay dương hư, giả âm hay giả dương (tức
giả hàn, giả nhiệt) đều có thể dùng bài này”

II. Ý NGHĨA CÁC VỊ

Hải Thượng cho rằng bài bát vị vừa bổ, vừa tả, có đủ cả
âm dương. Nhục quế và Phụ tử là những vị để bổ hỏa ở trong
thủy nhưng đi kèm với 6 vị là Thục địa, Sơn Thù, Mẫu đơn,
Trạch tả, Phục linh, Hoài Sơn, đều có tính chất âm, làm mềm
nhuận để mạnh cho chân thủy làm cho thủy thăng lên và
làm cho hỏa giáng xuống nên rất công hiệu. Do đó dù Nhục
quế có nóng, phụ tử có cay mạnh cũng trở thành thuận có
lợi mà không hại.
Theo ông thì hai vị Thục địa và Sơn thù là thánh dược
để bổ chân âm; Hoài sơn, Phục linh còn giúp cho tạng phế;
Đan bì trừ nóng ngầm trong âm phận. Ông phê phán những
người chỉ biết dùng Hoàng bá để chữa tướng hỏa mà không
biết vị Đan bì còn công hiệu hơn. Còn vị Trạch tả và Phục
linh là để thấm và dẫn xuống. Vị Trạch tả còn dùng để
"giáng âm trong dương” lợi tiểu để thanh cho tướng hỏa,
còn vị Phục linh thì để "giáng dương trong âm"

III. KHẢO SÁT TÍNH DƯỢC CÁC VỊ THUỐC TRONG BÀI BÁT VỊ

Như vậy trong bài bát vị có:


- Hai vị chủ yếu bố Hỏa mệnh môn là Nhục quế và Phụ
tử.

92
- Hai vị tác dụng thanh nhiệt giáng hỏa là Đan bì,
Trạch tả.
- Các vị bổ âm (âm huyết, âm khí) hỗ trợ cho hỏa là:
Thục địa, Sơn thù, Hoài sơn, Phục linh
Ta hãy khảo sát từng vị theo quan điểm dược lý hiện
đại (dựa theo sách "Những cây thuốc và vị thuộc Việt Nam"
của Đỗ Tất Lợi).
1. Nhục quế: (Cinnamomum loureirii Nees - thuộc họ Long
não Lauraceae).

Quế Thanh (ở Thanh Hóa) của ta là loại quế tốt, có nhiều


tinh dầu, được Trung Quốc và thị trường thế giới ưa chuộng
và đánh giá cao. Theo y học cổ truyền thì quế vị cay, ngọt,
tính đại nhiệt, hơi có độc, vào hai kính can và thận. Tác
dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, bổ thận dương. Trị chứng trên
nóng dưới lạnh, tiểu tiện bất lợi, bụng đau, lưng gối tê mỏi,
chứng hư hỏa, cố lãnh trầm hàn, chân tay co quắp. Người có
thai kiêng dùng.
Ngoài tác dụng làm thuốc, người ta còn dùng quế làm
gia vị, làm chả quế, bánh quế, nem quế, nộm quế. Ở châu Âu
người ta hay ăn món cháo quế. Tuy nhiên thỉnh thoảng có
người biểu hiện dị ứng khi uống quế (choáng váng, khó
chịu, mạch nhanh, cơn khó thở nhẹ…). Kinh nghiệm dân gian
dùng quế kéo dài có khi bị mờ mắt cần lưu ý.
Theo y học hiện đại, quế tốt có tới 3 -5 % tinh dầu. Trong
tinh dầu quế Việt Nam có khoảng 95% andehyt xinnamic. Tinh
dầu quế tan trong cồn cùng một thể tích
Tinh dầu quế có tác dụng kích thích làm tăng tuần
hoàn (huyết được lưu thông), hô hấp cũng mạnh lên, sự bài
tiết do đó cũng tăng. Quế còn gây co mạch, co bóp tử cung và
tăng như động ruột. Nó còn là một thứ thuốc sát trùng
mạnh.
- Quế được dùng dưới dạng bột, rượu quế hay xirô quế.
Liều lượng: nếu là bột thì từ 1 g đến 5 g/ngày, nếu là

93
rượu quế thì từ 5g - 15g/ngày, nếu là xirô thì từ 30g-
60/ngày.
- Ngoài tinh dầu, quế còn các chất khác, nhưng quế Việt
Nam (Quế Thanh) chưa được nghiên cứu kỹ.
Trong quế Xirilanca (Cinnamomum zeylanicum Nees) còn
có các loại Phenol chủ yếu là Eugenol, một ít Safrol,
Furfurol. Trong lá quế, rễ quế cũng có tinh dầu. Tinh dầu
lá quế chứa chủ yếu là Eugenola, chất để tổng hợp vanilin.
Tinh dầu rễ quế chứa chủ yếu là chất long não, một ít
Eugenol và Safrol.
Trong tinh dầu quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia
Blume) chủ yếu là chất andehyt xinamic, axêtát xinamyl... và
không thấy có Eugenol (Quế Trung Quốc ít tinh dầu và
không tốt bằng quế ta).
- Tác dụng chữa bệnh của quế chưa được nghiên cứu kỹ
lưỡng.

2. Phụ tử

Là rễ củ con của cây Ô dầu (Aconitum sinense Paxt)


thuốc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Củ cái gọi là Ô đầu: (Aconitum sinense) là vị thuốc rất
độc thuộc bảng A, vì chứa chất aconitin có tác dụng làm
chậm mạch, hạ nhiệt, liệt cơ, gây ngạt. Chỉ cần liều 0,00002g
đến 0,00005g đối với mỗi kg cơ thể có thể gây nên ngộ độc
chết người.
Củ con đem về chế biến cho bớt độc gọi là Phụ tử:
Có ba loại Phụ tử là Diêm phụ, Hắc phụ và Bạch phụ.
+ Diêm phụ: là củ Ô đầu con ngâm muối cứ 100 kg củ ô
dầu (bỏ rễ, rửa sạch) thì muối bằng dung dịch gồm 30 kg
muối ăn + 40 kg Magie Clorua + 60 lít nước ngâm trong
10 ngày rồi lấy ra phơi khô; đêm lại đem ngâm, ngày
phơi, thỉnh thoảng bỏ thêm muối ăn và Magie Clorua

94
vào dung dịch cho giữ được nồng độ ban đầu. Làm như
vậy nhiều lần để muối ngắm vào giữa củ và đến khi
thấy mặt ngoài có muối kết tinh như phấn trắng bám
vào khi phơi khô là được.
+ Hắc phụ: là củ Ô đầu con ngâm muối Magie Clorua và
sao với đường đỏ thành màu nâu sẫm. Lấy 100 kg Ô đầu
bỏ rễ rửa sạch ngâm trong dung dịch gồm 40 kg Magie
Clorua + 20 kg nước trong vài ngày rồi đun sôi trong
dung dịch trên trong 2 - 3 phút. Sau đó lấy ra rửa
sạch, để nguyên cả vỏ thái ra từng lát mỏng chừng 5mm,
rồi lại ngâm vào nước Magiê Colrua, sau lấy ra tẩm
đường đỏ và dầu hạt cải sao lên cho có mầu nâu sẫm.
Cuối cùng lại đem rửa nước cho hết vị cay rồi đem phơi
khô hoặc sấy khô.
+ Bạch phụ: là củ Ô đầu nhỏ ngâm Magie clorua, đồ chín
thái mỏng phơi khô. Củ Ô đầu cũng làm như trên, ngâm
trong dung dịch Magie clorua vài ngày rồi đem đun sôi
trong dung dịch trên cho tới khi chín tới rửa củ, lấy
ra bóc vỏ đen rồi thái thành lát mỏng 3 mm, đem rửa
cho hết vị cay, hấp lại cho chín, phơi khô, sau đó đem
xông hơi diêm sinh. Cuối cùng phơi khô là được.

Cả ba cách chế biến Ô đầu như trên làm cho củ mất


nhiều aconitin để trở thành phụ tử nhưng khi dùng người
ta vẫn phải cẩn thận, đem Phụ tử ngâm với nước đậu đen
hay nước với nhiều lần rồi mới dám dùng Liều dùng trong
Đông y là từ 4 đến 10 gam mỗi ngày, dưới dạng thuốc sắc.
Dùng độc vị phụ tử, thường hay cho sắc cam thảo và
rừng khô (can khương), và sắc lâu.
Theo y học cổ truyền Phụ tử có vị cay, ngọt, tính đại
nhiệt, có độc, vào 12 đường kinh, có tác dụng hồi dương cứu
nghịch, bổ hỏa, trợ dương, trục phong hàn, tà thấp. Vì vậy
Đông y dùng phụ tử để chữa chứng dương hư (đau bụng, đau
ngực, người lạnh, mồ hôi trộm..) hay chứng vong dương (vã mồ
hôi lạnh, chân tay quờ quạng, mạch tế vi), hoặc các chứng

95
phong hàn, bán thân bất toại (liệt nửa người), tỳ thấp, hay
đau bụng ỉa lỏng, sợ lạnh, chứng thận dương hư yếu.
Người âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai không thì
dùng được. Trái với Phụ tử dùng trong, vị Ô đầu chỉ như
được dùng ngoài, ngâm rượu hay dấm làm thuốc xoa bóp,
chữa đau khớp, sưng khớp xương, làm tan các ổ tụ máu. Ô dầu
không được dùng chung với Bán hạ, Qua lâu. Bối mẫu, Bạch
cập.
Y học hiện đại chưa nghiên cứu kỹ tác dụng được lý
của hai vị thuốc Ô đầu và Phụ tử hay dùng trong y học cổ
truyền Á Đông. Theo tài liệu của Trung Quốc và Nhật Bản
thì ô đầu và phụ tử của Trung Quốc cũng có những hoạt
chất như Âu ô đầu ở châu Âu. Còn Ô đầu của ta thì cũng
giống như Âu ô đầu (theo tác giả Pháp). Trong Âu ở dầu
(aconitum napellus Lo) có ba hoạt chất chủ yếu là Aconitin,
Aconin và Benzoylaconin. Aconnitin độc nhất, chiếm 9/10
tổng số ancaloit trong cả. Aconitin bị thủy phân sẽ cho
aconin. axit axetic và axit benzoic như vậy Aconitin là
axetyl benzoyl-aconin). Chất Benzoyl-aconin tác dụng kém
aconitin 400 - 500 lần. Còn aconin lại kém aconitin tới từ
1000 - 2000 lần. Hiện tượng thủy phân aconitin xảy ra ngay
trong dung dịch nước hay rượu còn ở nhiệt độ bình thường.

3. Đan bì (hay mẫu đơn bì) (cortex Paeonia suffruticosa


Andr) thuộc họ Mao lương (Ranutcu-laceae)
Là vỏ rễ phơi khô của cây Mẫu đơn, một loại cây sống
lâu năm, cao từ 1- 1,5m, có củ, nguồn gốc ở Trung Quốc.
Theo y học cổ truyền Mẫu đơn bì vị cay, đắng, tính hơi
hàn, vào 4 kinh tâm, can, thận, và tâm bào, tác dụng thanh
nhiệt giáng hóa, tán huyết ứ. Đông y dùng Mẫu đơn bì chữa
huyết nhiệt, thổ huyết, chảy máu cam, kinh giản, sốt, phát
cuồng (trấn kinh), còn dùng làm vị thuốc giảm đau, đau đầu,

96
đau bụng, thấy kinh đau bụng, kinh nguyệt không đều. Liều
dùng từ 5 đến 10 g dưới dạng thuốc sắc.
Y học hiện đại cho biết trong Mẫu đơn bì tươi có một
glucozit gồm hai thành phần là glucoza và paeonola là một
chất phenol C9H10O3. Ngoài ra còn axit benzoic, phytosterol.
Chất Paeonola kết tinh thành hình kim (hòa tan trong êtê
và cho bốc hơi), độ chảy 50oC, mùi thơm vị cay, tan trong
nước nóng, ête, cồn clorofoc, benzen. Thí nghiệm thấy
paeonola gây xung huyết nhẹ tử cung động vật. Trên thỏ
thấy Mẫu đơn bì có tác dụng hạ sốt. Ngoài ra chưa thấy tác
dụng gì đặc biệt.

4. Trạch tả (Rhizoma Alismatis)

Là thân, củ của cây Trạch tả hay cây Mã đề nước (Alisma


plantago -aquatica L.var. orientalis Samuelsson), thuộc họ
alismataceae. Là loại cây cao từ 0,3 đến 1m, mọc thành cụm,
thân củ hình cầu, lá mọc từ củ có cuống thuôn dài, hay mọc
ở các nơi ẩm ướt, bờ ruộng, bờ ao. Lấy củ và rễ phơi khô để
dùng.
Y học cổ truyền coi Trạch tả có tác dụng thanh nhiệt
giáng hỏa, lợi thủy, vào các kinh tâm, can, thận, dùng để
chữa các chứng phù thũng, sốt, đái đỏ và ít đái. Liều dùng
từ 10 đến 30g sắc uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc
khác.
Y học hiện đại nghiên cứu hóa học trạch tả thấy có
tinh dầu, chất nhựa 7%, chất prôtít và chất bột 23%. Hoạt
chất của trạch tả chưa rõ. Người bình thường uống trạch tả
thấy lượng nước tiểu bài tiết tăng lên, đồng thời lượng urê
và natri clorua bài tiết cũng tăng lên. Tài liệu Trung Quốc
cho biết: trên thỏ thực nghiệm bệnh viêm thận bằng Kali
nitrat thấy mức urê và cholesterol trong máu thỏ giảm sau
khi tiêm chiết xuất Trạch tả.

97
1. Thục địa

Là Sinh địa (Rhizoma Rehmanniae) đem đồ chín và sao


tẩm thành. Sinh địa là thân và rễ phơi sấy khô của cây Địa
hoàng hay cây Sinh Địa, có tên khoa học là Rehmannia
glutinosa. (Gaertn) Libosch (Digitalis glutinosa Gaertn),
thuộc họ hoa mõm chó (Serophulariaceae).
Sinh địa thuộc loại thảo, cao từ 10 - 30 cm, toàn cây có
lông mềm và lông bài tiết màu tro trắng, thân rễ thành củ,
lúc đầu mọc thẳng sau mọc ngang, đường kính từ 0,4 đến 2 -
3 cm. Cây nguồn gốc ở Trung Quốc, từ 1958 Việt Nam đã di thực
được cây Sinh địa, mỗi năm có thể trồng 2 vụ: vụ tháng 1 - 2,
thu hoạch vào tháng 7- 8; vụ tháng 7- 8, thu hoạch vào tháng
2- 3. Mỗi ha có thể thu hoạch từ 3 đến 7 tấn củ tùy theo
chăm bón.
Bảo quản trong cát ẩm gọi là Sinh địa tươi, màu vàng đỏ
như củ khoai nghệ. Rửa sạch sấy khô (hay phơi khô) là Sinh
địa thường dùng. Có thể dùng sinh địa thay Thục địa vì
thời cổ xưa, thời Trương Trọng Cảnh người ta cũng chỉ dùng
Sinh địa.
Cách chế sinh địa thành Thục địa: Có nhiều cách chế
khác nhau:
+ Theo Lý Thời Trân (tác giả cuốn bản Thảo Cương
Mục) thì nên tán Sa nhân hoà với rượu nấu Sinh địa để
chế thành Thục địa thì tác dụng sẽ tốt hơn vì Địa
hoàng tính rất trệ, Sa nhân tính nhẹ và thơm dễ điều
hòa được ngũ tạng.
+ Cửu chưng cửu sái: 9 lần đồ Sinh địa, 9 lần phơi.
Chọn Sinh địa củ to, cạo đất, rửa sạch. Chưng Sinh địa
vụn lấy nước đặc để tẩm các củ sinh địa to đã rửa
sạch, rồi đem đồ chín, đồ xong đem phơi, phơi khổ lại
tẩm nước Sinh địa đặc rồi lại đem đồ. Làm 9 lần như
vậy để khi Thục địa có màu đen nhánh là được.
+ Chế theo Việt Nam: đồ và tẩm bằng nước bung đỗ đen
đặc. Làm như trên nhưng thay nước tấm bằng nước đổ

98
đen bung nhừ lấy nước đặc tẩm sinh địa rồi đồ. 9 lần
đồ, 9 lần tẩm là được.
+ Chế bằng cách tẩm rượu và gừng: Đun Sinh địa với
rượu, (Cứ 80 kg Sinh địa thì cho 10 lít rượu 40o trong
từ 6 đến 8 giờ (khi sôi thì đun nhỏ lửa) cho đến khi
cạn hết nước lấy ra phơi trong 3 ngày, sau đem đun
lần thứ hai với nước gừng (cho 2 kg gừng giã nhỏ lọc
lấy nước đem tẩm Sinh địa rồi mới đun), rồi lại đem
phơi, khi khô lại tẩm gừng và đun như thế từ 5 đến 7
lần, đến khi có màu đen nhánh là được.
Chú ý khi đun chế Thục địa, không được dùng đồ đồng.
Theo kinh nghiệm cổ truyền dùng đồ đồng chế Thục địa uống
và nam giới sẽ bị bại thận, tóc bạc, nữ giới bị hại huyết. Y
học cổ truyền cho Sinh Địa và Thục địa là vị thuốc quý, gọi
là thần dược để lương huyết và bổ thận.
Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào 4 kinh tâm, can,
thận và tiểu trường, tác dụng thanh nhiệt, mất máu (tư âm,
dưỡng huyết) dùng chữa thương hàn ôn bệnh, huyết nhiệt,
tân dịch khô kiệt, thổ huyết, băng huyết, kinh nguyệt không
đều, động thai. Còn Thục địa có vị ngọt, tính hơi ôn, vào ba
kinh tâm, can, thận, có tác dụng bổ thận dưỡng âm, làm đen
râu tóc, chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều, tiêu khát,
âm hư, ho suyễn.
Liều dùng từ 10 đến 15g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc
hay cao lỏng thường dùng phối hợp với các thuốc khác. Y
học hiện đại, dựa theo nhiều công trình nghiên cứu của các
tác giả Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên thì Sinh địa có các
chất manit C5H8(OH)6, Rehmanin là một glucozit, glucoza và
caroten. Các chất này có tác dụng làm hạ đường huyết, ức
chế adrenalin, làm mạnh tim và lợi tiểu. Ngoài ra còn tác
dụng cầm máu.
6. Sơn thù (Fructus corni) thuộc họ Sơn thù du (cornaceae)
tên cây là Cornus officinalis Siebt Zude, thuộc loại cây lá
đơn mọc đối cuống ngắn cao 3 - 4 m, có quả hình trái xoan

99
dài 1,5 cm chín màu đỏ, dùng làm thuốc, có thể dùng cả vỏ
cây.
Là loại thuốc phải nhập từ Trung Quốc, ta chưa di
thực được. Theo Y học cổ truyền. Sơn thù có vị chua sáp,
tính hơi ôn, vào hai kinh can và thận, có tác dụng ôn bổ
can thận, làm bền tinh khí, cầm mồ hồi, dùng chữa chứng di
tinh, đi tiểu nhiều lần, ra mồ hôi trộm, tuổi già thận yếu,
đàn bà kinh nguyệt không đều. Liều dùng từ 8 đến 12 g/ngày
dưới dạng thuốc sắc phối hợp với các vị khác hoặc thuốc
hoàn.
Phân tích của y học hiện đại, theo tài liệu nghiên cứu
của viện y học Bắc Kinh thì trong Sơn thù có 13% saponozit,
phản ứng tanin.
Các tài liệu khác cho biết Sơn thù còn có các axit
galic, axit malic, axit tactric, một glucozit là cocnin và
một chất kết tinh nóng chảy ở 245°C. Ngoài ra rễ, thân và
hoa Sơn thù còn có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn
thương hàn và lỵ.

7. Hoài sơn Còn gọi là Sơn được hay Củ mài. (Rhizoma


Dicscoreae).
Là rễ cây củ mài (Diosnores Oppositifolia Lour), thuộc
họ củ nâu (Dioscoreaceae), là loại cây dây leo, lá đơn mọc
đối hoặc so le, thân củ có thể dài đến 1 m, đường kính từ 2 -
10 cm, có nhiều rễ củ con. Mọc hoang ở khắp núi rừng nước
ta. Nhân dân ta thường đào ăn chống đói.
Y học cổ truyền coi Hoài sơn là vị thuốc bổ hơi có tính
thu sáp, vị ngọt tính bình, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và thận, có
tác dụng bổ tỳ, vị, bổ phế thận, cầm đi ỉa, sinh tân, chỉ
khát, bình suyễn, sáp tính, dùng chữa tả lỵ lâu ngày, đi
tiểu nhiều lần, di tinh yếu thận, hư lao. Liều dùng 20 - 30 g
hay hơn. Theo Y học hiện đại Hoài sơn về mặt thực phẩm gồm
63,25% chất bột, 045% chất béo, 6,3% chất protit. Ngoài ra còn

100
tìm thấy chất muxin, cholin, chất saponin, nhân sterol và
men mantaza. Tác dụng dược lý của Hoài Sơn chưa được
nghiên cứu kỹ.

8. Phục linh Tên khoa học là Poria cocos wolf thuộc họ Nấm
lỗ (Dolyporaceae).
Là loại nấm ký sinh trên rễ cây thông lớn bằng từ nắm
tay đến 4 - 5 kg. Thường mọc ở Trung Quốc. Phục linh ở tỉnh
Vân Nam tốt nhất.
Theo Y học cổ truyền. Phục linh vị ngọt nhạt tính bình
vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ và vị

Có tác dụng lợi thủy, bố tỳ, an thần định tâm, dùng chữa
đi tiểu khó, phù thũng, khó ngủ, lo âu, hồi hộp. Liều dùng từ
5 đến 10g/ngày, sắc hoặc hoàn.
Theo Y học hiện đại trong Phục linh có chất đường đặc
biệt gọi là pachymoza cùng với đường glucoza và fructoza.
Một số tác giả Trung Quốc cho biết Phục linh có tác
dụng lợi tiểu trên thỏ thí nghiệm. Các tác dụng điều trị
khác của Phục linh chưa được nghiên cứu kỹ.

IV. BIẾN HÓA BÀI BÁT VỊ THEO HẢI THƯỢNG

1. Gia giảm

Tùy theo bệnh và cơ thể người bệnh, Hải Thượng Lãn Ông
đề ra những cách gia giảm chủ yếu sau đây:
+ Hỏa của dạ dày quá mạnh mà thành hoàng đản
(vàng da), sốt về chiều, miệng lở, khát nhiều, chóng đói
thì bớt vị Mẫu đơn bì
+ Hỏa của tạng can quá mạnh mà hấp nóng, tiểu tiện
đau và đái dắt, bớt Thục địa và Mẫu đơn.

101
+ Tạng thận hư yếu kém, đi lỵ lâu, đi tả lâu, gia
thêm Thăng ma, Cố chỉ, bớt Phục linh, Trạch tả, bỏ Mẫu
đơn bì
+ Tạng thận hư yếu không đem được nguyên khí về
chỗ, sinh đầy hơi, thở suyễn, nôn ọe ngược lên, phần
thượng tiêu phiền và nóng, thêm Ngưu tất và Ngũ vị
+ Tạng thận hư yếu không bế liễm được, khí ở dưới
đi ngược lên mà ho oẹ, tăng vị Phục lính, thêm Ngũ vị,
Ngưu tất. Có uất hỏa bỏ vị Mẫu đơn.
+ Tạng thận hư yếu sinh sán thống (tức đau bụng
dưới lan xuống hòn dái), hai hòn dái không đều, bên to,
bên nhỏ, thêm vị Xuyên huyện, Quất hạch, Ngô thù,
Hoàng bá (sao đen); bỏ Phụ tử.
+ Hư yếu lâu ngày mà đau bụng liên miên, thêm Ngô
thù và Tiểu hồi.
+ Người khô, có dương mà kém âm, bỏ Trạch tả, tăng
Thục địa, thêm Mạch môn, Ngưu tất, Ngũ vị. Nếu hấp sốt
thì tăng vị Mẫu đơn, bỏ Trạch tả, dùng vị Phục linh
tẩm nước sữa.
+ Dương suy mà tinh kém, thêm lộc nhung và Tử hà
sa. Đàn ông dương sự suy yếu thì thêm kỷ từ và Thung
dung.
+ Âm và dương đều hư yếu, vừa nóng vừa rét nhưng
không phải sốt rét, thì thêm Sài hồ. Rét nhiều tăng
Nhục quế, Phụ tử; nóng nhiều tăng Mẫu đơn khát thêm
Mạch môn, Ngũ vị.
+ Mạch xích bên trái hồng và sác, chân âm hư yếu
thì tăng Thục địa, hoặc nấu bài thuốc này thành cao
uống trước thuốc hoàn
+ Mạch bộ xích bên phải vi và tế, chân dương suy
kém, tăng thêm Nhục quế, Phụ tử.
+ Mạch bộ quan bên trái vô lực, khí của tạng can
không đủ, tăng thêm Sơn thù
+ Mạch bộ quan bên phải vô lực là tỳ vị hư yếu,
tăng thêm Phục linh, Trạch tả

102
+ Khí của dạ dày hư hàn, dễ đầy chướng, dễ đi cầu, bỏ
vị Mẫu đơn, bớt vị Phục linh, Trạch tả lại thêm Quế và
Phụ.
+ Tỳ và Thận hư yếu và hàn, ăn không tiêu mà hay
đi cầu về sáng sớm, thêm vị Phá cố, vị Thỏ ty để bổ
dương cho tạng tỳ, tạng thận.
+ Vừa thổ vừa tả, nếu thổ nhiều mà có nóng bốc lên,
tăng Mẫu đơn, thêm Ngũ vị. Nếu tả nhiều tăng vị Phục
linh, Trạch tả, thêm Ngũ vị (tẩm mật sao), Phá cố, Mạch
môn (sao với gạo). Nếu chứng nóng ẩm mà thất khí nhiều
(đánh rắm luôn) thêm vị Thăng ma để đem lên, vị Phá cố
để vít lại.
+ Bí hơi, đầy hơi hay có hòn khối giả (không phải
khối thật) thì bỏ Mẫu đơn, tăng Quế và Phụ, thêm vị
Ngưu tất, Ngũ vị
+ Nếu đờm rãi nhiều, nếu là chân thủy hư kém thì bỏ
vị Phụ tử. Nếu là chân Hỏa hư kém thì vị Thục địa sao
khô
+ Đàn bà huyết khô, kinh nguyệt bế vít, người gầy
tóc ngắn, nóng tính, đau bụng trước kỳ thấy kinh, hấp
nóng từng cơn, phiền khát thì bỏ Phụ tử, bớt Nhục quế
và Trạch tả, tăng vị Sơn thù, gia thêm Quy, Thược và Đỗ
trọng tẩm rượu sao.
+ Đàn bà bạch đới bỏ Phụ tử, tăng Trạch tả: nếu có
đau bụng và ngừng trệ thì thêm Thăng ma, không đau
và trệ thêm vị Phá cố
+ Trẻ em nóng vì hư yếu mà ra mồ hôi thì bỏ Quế, Phụ,
tăng thêm Mẫu đơn và thêm Quy, Thược.
+ Các chứng trẻ em phát sốt bỏ Quế, Phụ. Nếu khát
thêm Mạch môn, Ngũ vị. Nếu vừa rét vừa nóng thêm Sài
hồ, Bạch thược, Bị kinh giật (vì nóng ráo chân huyết...)
thì thêm Quy, Thược, Tần giao, Câu đằng. Nếu đầy hơi
thêm chút Quế. Các chứng trẻ em hư yếu mà tạng phủ
lạnh thì để vị Phụ tử. Nếu chân hóa kém lại thêm âm
huyết cũng kém nên dùng Quế, bỏ Phụ tử.

103
+ Trẻ em vì nhiệt uất đau bụng đi cầu như rót nước
thì bỏ Quế và Phụ, dùng ít Thục địa sao khô, tăng thêm
Trạch tả, gia ít Thăng ma. Nếu khát nhiều thêm Mạch
môn, Ngũ vị. Hải Thượng lưu ý những vị gia thêm vào
bài Bát vị phải dùng ít hơn các vị chính trong bài,
(dùng như tá, sứ, không dùng làm quân, thần) mới hợp lẽ
và công hiệu. Nếu dùng các vị “Khách” nhiều hơn vị
“Chủ” bài thuốc sẽ kém tác dụng.
2. Kiêng kỵ

Dùng bài Bát vị phải kiêng dùng thêm các vị sau đây:
+ Nhân sâm và Hoàng kỳ: hai vị này đi vào dương
phận khác với bài thuốc là bài của tạng thận, nên
không dùng sắc chung hay làm chung hoàn. Nếu dùng
thì có thể sắc riêng hai vị trên rồi chế vào thuốc sắc
mà uống, hoặc sắc riêng để tiêu với thuốc hoàn.
+ Hà thủ ô: dùng thêm và dùng nhiều vào bài Bát vị
là không hợp y lý.
+ Đương quy tính cay vào huyết phận; bạch truật đi
vào tỳ; Táo nhân bổ về khí được cho thượng tiêu đều
không phải là thuốc bổ tinh huyết cho tạng thận,
không nên dùng chúng với Bát vị. Tuy nhiên nếu huyết
của can suy kém thì có thể dùng thêm Quy, Thược
+ Kỷ tử, Phúc bồn, Liên nhục: ba vị này tính chất trì
hoãn dùng chung làm cho bài Bát vị chậm công hiệu.
+ Tiên mao căn: vị này không cùng chiều hướng với
bài Bát vị không nên dùng chung
+ Bào khương và Chích thảo: là hai vị ôn và nóng
trái với tính mềm nhuận của vị Thục địa. Từ xưa bài
Bát vị không gia thêm những vị: Khung, Quy, Khương,
Thảo.

V. THUỐC DÙNG PHỐI HỢP VÀ


THUỐC DẪN BÀI HOÀN BÁT VỊ

104
1. Để giáng hỏa phải tiêu hoàn Bát vị bằng nước muối
loãng.
2. Để bổ tạng tỳ phải tiêu bằng nước gạo rang
3. Để dẫn thuốc cho mạnh phải tiêu thuốc bằng rượu.
4. Dùng nước lã đun sôi tiêu thuốc là muốn thuốc dẫn
không nhanh không chậm.
5. Nếu sợ bài Bát vị hỏa đi xuống quá mức sinh chứng
"hạ thực thượng hư", thì dùng bài Bổ trung sắc lấy nước để
tiêu hoàn Bát vị, để đem nguyên khí trở lên phần nào.
6. Gặp chứng tỳ, vị quá lạnh, phải ôn trung để dẫn thuốc
thì sắc bài Lý trung thang lấy nước tiêu hoàn Bát vị
7. Muốn giúp cho tạng phế hành kim để sinh tạng thận
hành thủy thì sắc bài Sinh mạch thang lấy nước tiêu hoàn
Bát vị
8. Muốn củng cố tiên thiên lại bồi bổ cả hậu thiên thì
sắc bài Quy tỳ thang lấy nước để tiêu hoàn Bát vị, hoặc
uống xem kẽ bài Bát vị với bài Quy tỳ.
9. Để sinh thêm dương khí khi cần thì sắc nước Sâm sao
gạo để tiêu hoàn Bát vị.

VI. CÁC BÀI THUỐC BIẾN THỂ CỦA BÀI BÁT VỊ

Hải Thượng Lãn Ông đã thống kê những phương dược cổ


nổi tiếng của các danh y thời xưa, nhưng nội dung thực tế
là do biến thể của bài Bát vị.
1. Kim quỹ thận khí hoàn

Là bài bát vị thêm Sa tiền, Ngưu tất, dùng chữa người bị


suy yếu cả 3 tạng thận, tỳ, phế, sinh chứng đau lưng, mỏi
gối, tiểu tiện không lợi, bụng đầy chướng, chân tay phù nề,
khó thở do đờm nhiều hoặc đàn bà đến kỳ sinh nở mà tiểu
tiện không lợi. Theo Hải Thượng, tỳ thuộc hành thổ mà yếu

105
thì không chế được thủy, tạng thận yếu thì thủy kém đọng
lại ở da thịt sinh phù nề, dùng bài này (có thêm vì Sa tiền
và Ngưu tất) thì sẽ thông tiểu tiện, đỡ phù nề mà không hại
đến nguyên khí.
2. Nhị diệu địa hoàng hoàn

Là bài Bát vị, bớt Nhục quế, gia thêm Mao sơn truật,
Hoàng Bá, để chữa người bị chứng thấp nhiệt đi đái đục, mọc
sang nhọt.
3. Tư âm bát vị hoàn

Là bài Bát vị gia thêm Mạch môn, Ngũ vị, để bổ thận


dương đồng thời bồi âm, lương phế.
4. Tráng dương cố bản hoàn

Là bài Bát vị gia thêm Lộc nhung, Cao ban long, Phá cố,
Ngũ vị, Kỷ tử, Rau thai. Tất cả sấy khô tán bột hòa với Cao
ban long đun chảy với rượu làm hoàn uống lúc đối với rượu
hoặc với nước sâm, chữa những người nguyên dương suy yếu.
5. Cố bảo thập bổ hoàn

Bài Bát vị gia thêm Ngưu tất, Đỗ trọng, Ngũ vị, Lộc
nhung, các vị tán bột tẩm mật làm hoàn, uống lúc đối với
nước muối loãng. Bài này để chữa người lớn trả em tạng
thận và tạng từ suy kém đau lưng, đau xương ăn uống chậm
tiêu.
6. Gia giảm bát vị thang

Là bài Bát vị, bỏ Phụ tử, gia thêm Ngưu tất, Ngũ vị, Mạch
môn, để chữa chứng thận yếu lâu ngày không nuôi được phế
kim, sinh ra hư lao, ho lâu không khỏi, người sốt, đờm đặc,
đau xương, đau đầu, người gày, ngủ ít, mạch huyền sác cả 6
bộ. Nếu mạch 6 bộ hồng và hoãn mà vô lực thì sắc thêm nhân
sâm lấy nước làm thang hòa vào mà uống.
7. Khu phong bát vị hoàn

106
Bài Bát vị gia thêm Ngưu tất, Đỗ trọng, Lộc nhung, Kỷ tử,
để chữa chứng trúng phong mà chân tay yếu mỏi hoặc các
chứng đau gân cốt. Uống xen với bài thuốc bổ khí huyết.
8. Bồi dương sinh tân thang

Bài Bát vị gia thêm Phá cố, Mạch môn, Ngũ vị, tăng vị
Phục linh, Hoài Sơn và Quế, Phụ, để chữa chứng thổ nhiều
làm mất dương khí, tả nhiều làm mất âm huyết và cạn tân
dịch, nhưng chưa đến nỗi chân tay bị giá lạnh.
9. Thăng ma bát vị hoàn

Bài Bát vị gia Thăng ma, Mạch môn, Ngũ vị, để chữa
chứng tà khí làm nghẹt mũi không phân biệt được mùi. Nếu
lại kèm đau họng hỏa bốc lên đầu, thì phải dùng bài lục vị
thêm Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất.
10. Bát vị Ngô thù hoàn

Bài Bát vị gia thêm Ngô thù (tẩm nước muối sao), Phá cố,
để chữa tạng thận hư yếu sinh đau ngăn ngắt ở ngực và
cạnh sườn, uống thuốc chữa khí không công hiệu. Hoặc bài
Bát vị gia Ngô thủ, Quy, Thược.

107
BÀI THUỐC BỔ THỦY

HAY BỔ THẬN ÂM- BÀI LỤC VỊ

Cũng do Trương Trọng Cảnh thời nhà Hán sáng tạo


Nội dùng bài thuốc chủ yếu là bài Bát vị, bỏ hai vị Quế
và Phụ tử. Ông dùng bài Lục vị để bổ thận âm hay thận
thủy, dùng cho những người chân dương thịnh và chân âm
hư yếu. Sau này Tiền Trọng Dương cũng là một danh y cổ
đại, căn cứ vào lý lẽ âm dương cho rằng trẻ nhỏ thường
dương khí thịnh, tuy còn non nớt, mà thường kém chân âm,
nên ông dùng bài lục vị chữa cho trẻ nhỏ yếu ốm vì tiên
thiên hư kém như: Chậm mọc răng, chậm biết đi, thóp chậm
kín, cổ ngoẹo không được ngay v.v… đều thấy hiệu nghiệm.
Người xưa còn cho bài Lục vị là thần dược để bổ âm. Nội
dung bài thuốc gồm:
1. Thục địa (Rhizoma rehmaniae) - 8 lạng hoặc 320 g
(thuốc để đi vào kinh thủ thiếu âm, kinh thủ quyết âm,
kinh túc quyết âm)
2. Sơn thù (Fructus corni) . 4 lạng hoặc 160g (thuốc
để đi vào kinh túc quyết âm và kinh túc thiếu âm)
3. Sơn dược (tức Hoài Sơn Rhizoma Dioscoreae) - 4
lạng hoặc 160g, (thuốc để đi vào kinh túc thái âm).
4. Mẫu đơn bì (Cortex Paeoma Suffruticosa Andr) 3
lạng hoặc 120g (thuốc để đi vào kinh túc quyết âm và
kinh túc thiếu âm)
5. Phục linh (Poria cocos wolf) - 3 lạng hoặc 120g
(thuốc để đi vào kinh thủ thiếu âm, kinh túc thái
dương và kinh túc thiếu dương).
6. Trach tả (Rhizoma Alismatis) 3 lạng hoặc 120 g
(thuốc để đi vào kinh thủ thái dương, kinh túc thái
dương, kinh thủ thiếu âm, kinh túc thiếu âm)

108
Các vị trên đều tán thành bột rồi hòa với Thục địa
đã nấu thành cao, thêm mật ong, hoàn thành viên, to
bằng hạt ngô, mỗi lần uống 40 - 50 viên vào lúc đói.
Tiêu bằng nước muối loãng.

I. CÔNG HIỆU

Theo Hải Thượng Lãn Ông, bài Lục vị dùng để chữa thận
âm suy kém, tinh khô, huyết kiệt sinh chứng đau lưng mỏi
chân, di tinh, hoa mắt, ù tai. Ngoài ra còn chữa đái dắt, đái
máu, khát nhiều, đái nhiều (tiêu khát), hoặc trạng thái ủng
trệ, nhiều đờm rãi. Những bệnh nhân ốm lâu do chân âm hư
yếu, âm hỏa bốc lên không sinh tân dịch mà sinh đờm nhiều,
uống bài này để bổ thủy, dẹp tướng hỏa thì đờm tự tiêu.
Ông còn cho rằng do tạng thận hư yếu, thận thủy kém
có thể phát sốt, ho, nóng đến tạng phế, sờ đến tận xương
vẫn thấy nóng như rang, uống bài này cũng công hiệu. Còn
chữa các chứng do thận âm hư yếu mà ảnh hưởng đến Can,
gây nục huyết, khái huyết, băng huyết hoặc ốm lâu, thiếu
máu gây phiền táo, lưới khô, đau răng, sang nhọt. Trẻ em thì
chữa chứng tiên thiên bất túc (đã nói ở trên), hoặc các bệnh
về dương chứng, phát sốt nhiều, cần bổ thủy để dẹp bớt hỏa.
Kinh nghiệm của Hải Thượng trị chứng thương hàn (thương
hàn theo quan niệm y học cổ truyền khác bệnh thương hàn
do Salmonella của Y học hiện đại) mà phiền khát, không thể
dùng Hoàng cầm, Hoàng liên Tri mẫu hay Hoàng bá, Mạch môn,
Thiên hoa phấn và cả Thạch cao để trị cho hết khát được,
mà cho uống bài Lục vị thì đỡ khát ngay. Bài Bát vị thì bổ
hỏa mệnh môn ở mạch xích bên phải (và bổ cả thủy ở mạch
xích bên trái), còn bài Lục vị thì bổ thủy ở mạch xích bên
trái. Người ít tuổi thường chân thủy kém, chân hỏa vượng
nên dùng bài Lục vị, còn người già phần nhiều thủy và hỏa
đều kém thì nên dùng bài Bát vị, nhất là đối với những
người già bị chứng đái đêm, đái sót, hay đau lưng mỏi gối
lại càng cần bổ hỏa trong thủy thì mới khỏi được bệnh.

109
Bài lục vị thì bổ thận thủy nhưng có ích cho cả tạng
tỳ là hành thổ, như vậy nó làm tăng cường cả sức lực hậu
thiên.

II. Ý NGHĨA CỦA CÁC VỊ

Theo Hải Thượng bài Lục vị lấy Thục địa làm chủ Đó là
vị chủ chốt để bổ chân âm. Vị Sơn dược là âm, thuộc hành
kim, đi vào kinh thủ thái âm để giúp tạng thận; vị Sơn thù
là âm, thuộc hành mộc để giúp tạng can hỗ trợ cho tạng
thận; vị Mẫu đơn giáng hỏa ở tạng tâm để ích cho tạng thận,
vị Phục linh tính đạm mà thấm để giáng dương, vị Trạch tả
tình mặn mà nhẹ để giáng âm, đều để đi đến tạng thận, lại
chống được tà thủy ở bàng quang làm thính tai, tinh mắt
(nhưng uống nhiều trạch tả thì thủy quá thông lợi, có hại).

III. BIẾN HÓA CỦA BÀI LỤC VỊ

1. Gia giảm

Theo Hải Thượng Lãn Ông bài Lục vị vừa bổ thủy vừa
đóng được tinh, giữ được khí, không nên gia giảm nhiều quá
để công dụng kém đi. Dưới đây là các phép gia giảm chính:
+ Nếu bệnh nhân gầy đen, da khô nên thêm nhiều vị
Thục địa và bớt Trạch tả. Nếu lại kèm tiểu tiện không
lợi thì cũng cấm dùng vị Trạch tả vì chân thủy đã
kiệt mà nên dùng thêm Mạch môn và Ngũ vị
+ Sốt nóng nhiều hoặc chỉ nóng về chiều hay về đêm
thì tăng vị Mẫu đơn. Hỏa ở tạng can quá mạnh thì gia
vị Bạch thược (không sao) vị Tri mẫu, vị Hoàng bá (đều
sao nước đái trẻ em). Nếu khí ở tạng can mạnh quá mà
huyết lại kém, bệnh nhân nóng tính hay giận dữ thì

110
bớt vị Sơn thù, tăng thêm Mẫu đơn, gia thêm Bạch thược
và Sài hồ.
+ Nếu tỳ yếu thì tăng nhiều vị Hoài sơn và Phục
linh, bỏ vị Mẫu đơn, nếu tỳ yếu mà da khô thì tăng
nhiều Hoài Sơn.
+ Lưng gối đau mỏi thì thêm vị Đỗ trọng, vị Ngưu Tất.
+ Đàn ông tinh khí hoạt (xuất tinh sớm), kèm nhức
đầu choáng váng thì tăng vị Thục địa, Sơn Thù, gia vị
Phá cố

+ Nếu đi đái nhiều thì bỏ vị Trạch tả, gia thêm Ích


trí nhân tẩm nước muối sao. Đái ít hoặc đái đỏ thêm
nhiều Phục linh.
+ Hỏa ở tạng tâm quá vượng thì tăng nhiều vị Mẫu
đơn thêm vị Mộc thông.

Đàn bà:
Huyết khô, kinh bế, gia thêm Quy, Thược, Nhục quế.
Nếu tiểu tiện khi nhiều, khi ít, khi đỏ, khi không thì
tăng thêm Phục linh. Đang nuôi con mà sữa không được
thông thì tăng nhiều Thục địa, gia vị Mộc thông bỏ vị
Trạch tả.

Đối với trẻ em:


Dùng bài này rất tốt: nếu trẻ sốt nóng nhiều tăng
vị Mẫu đơn, gia thêm Tri mẫu, Hoàng Bá (đều sao), khát
nhiều gia thêm Mạch môn.
+ Nếu trẻ bụng đầy hơi thì dùng vị Thục địa sao khô,
tăng thêm vị Phục linh, Trạch tả. Nếu sốt kèm nôn mửa
thì thêm Ngưu tất, Ngũ vị, tạng tỳ hư yếu mà đi lỏng
thì dùng vị Thục địa sao khô, gia thêm Thỏ ty và Phá
cố.
+ Nếu trẻ vừa rét vừa sốt thì gia thêm vị Sài hồ, vị
Bạch thược. Sốt mà lên kinh giật thì gia thêm Long
đảm, Tần hồng, Sài hồ và Bạch thược. Sốt biến chứng
thêm chút ít Thăng ma.

111
+ Trẻ bị cảm nóng bụng to, người gầy dùng Thục địa
sao khô, tăng nhiều vị Phục linh, gia thêm vị Sa tiền,
Ngưu tất. Trẻ cam mắt, đau mắt thêm vị Sài hồ, Bạch
thược, Cúc hoa, Tật lê.
+ Trẻ em chậm biết đi, chậm mọc răng, chậm mọc tóc,
chậm biết nói, châm kín thóp, cổ ngoẹo, ngực do như
ngực rùa (gọi là tiên thiên bất túc - ngày nay là
triệu chứng của còi xương). Hải Thượng Lãn Ông khuyên
dùng bài này nhưng phải thêm Lộc nhung hay Cao ban
long hoặc thêm rau đàn bà đẻ (bào chế và uống với
thuốc)

2. Kiêng kị

Dùng bài lục vị phải trừ các trường hợp sau đây (theo
Hải thượng):
+ Người hỏa kém, tỳ vị hư yếu lại hay đi lỏng
+ Người chân âm vượng, béo trắng, không nên tăng
cường thêm âm nữa.
+ Người bị chứng vong dương, dù có nóng nhiều nhưng
là vì hóa thoát ra phần biểu, nguyên khi sắp kiệt
+ Người bị chứng đàm trệ, thở suyễn.
+ Chứng thủy thịnh sinh phù nề, đầy chướng, không thể
bổ thủy thêm (dù có vị Trạch tả, Phục linh cũng không
dùng được). Theo Lãn Ông những người bị các chứng
trên, uống bài Lục vị có thể bị nặng thêm bệnh, có khi
nguy khốn.

3. Những vị thuốc hợp với bài lục vị

+ Những thuốc bổ thủy, bổ hỏa đều tương hợp với bài


Lục vị.

112
+ Các vị bổ thận như Câu kỷ, Thung dung, Thủ ô, Thỏ
ti, Ngưu tất, Đỗ Trọng, Địa cốt, Tục đoạn, Tri Mẫu, Hoàng
bá, Huyền Sâm.
+ Các vị bổ phế: Mạch môn, Ngũ vị.
+ Các vị bổ can: Sài hồ, Bạch thược, Đương quy.
+ Các vị bổ tinh huyết: Lộc nhung Lộc giác, Hà sa,
sữa người v.v. Các vị trên khi cần đều có thể phối hợp
gia giảm để biến hóa bài lục vị cho thích hợp với bệnh
tình từng người.

VI. CÁC BÀI THUỐC BIẾN THỂ CỦA BÀI LỤC VỊ

Dưới đây là các bài cổ phương biến thể của bài lục vị
do Hải Thượng khảo sát

1. Thất vị địa hoàng hoàn

Là bài lục vị thêm Nhục quế thành 7 vị, để chữa chứng


thận thủy không đủ, để hư hỏa bốc lên sinh sốt, khát, miệng
lưỡi lở, hôi mồm, cuống họng đau. Hoặc người bệnh gầy yếu,
sốt và ra mồ hôi trộm lúc ngủ. Vị Nhục quế thuộc hỏa có thể
dẫn hỏa trong thủy. Như thể là theo phép của người xưa:
"nhiệt nhân nhiệt dụng" (người nhiệt dùng vị nhiệt mà
chữa). Nếu như sợ vị Nhục quế là nóng không dám dùng cho
các trường hợp nhiệt như trên là không hiểu lẽ thăng
giáng của tạo hóa. Hai vị Tri mẫu và Hoàng bá chỉ dùng trị
nhiệt ở những người khỏe mạnh, còn người vì hỏa kém mà hư
hỏa bốc lên thì không nên dùng vì sẽ làm yếu tạng thận,
bệnh càng tăng.
2. Tri bá bát vị hoàn

Là bài lục vị thêm hai vị Tri mẫu và Hoàng bá, dùng để


chữa chứng âm hư hỏa vượng, sinh đau mỏi xương cốt, tủy
khổ, mạch xích bên phải vượng lên. Bởi Tri bá bát vị và bài
Quế phụ bát vị (tức bài bát vị) là hai bài đối xứng nhau,

113
bài trên là hàn, bài dưới là nhiệt, phải tùy bệnh mà uống.
Người cần bổ chân âm thì uống bài Tri bá, người cần bổ
chân dương thì uống bài Quế phụ, ai cần bổ cả âm dương thì
dùng bài Thập toàn.
3. Lương cách ẩm

Lục vị thêm Thạch cao, Đại hoàng để chữa những người


chân âm suy kém lại kèm hỏa ở tỳ vị quá mạnh, cần phải tạm
thời giáng hỏa, sau đó sẽ dùng các vị Sâm, Kỳ, Truật bổ tỳ
thổ để tàng dương khí lại.
4. Đô khí hoàn

Là bài Lục vị gia thêm Ngũ vị, dùng để chữa chứng hư


hao. Có thể thêm rau thai để chữa chứng lao nhiệt, tiêu
khát.
5. Bát vật thần khí hoàn

Bài Lục vị thêm Ngũ vị và Nhục quế, dùng để bổ thận,


chặt răng làm cho nhan sắc tươi đẹp.
6. Bát tiên trường thọ

Là bài Lục vị thêm Ngũ vị và Mạch môn dùng để bổ thận,


bổ phổi, chữa chứng lao nhiệt.
7. Minh mục địa hoàng hoàn (hay ích âm thận khí hoàn)

Là bài Lục vị gia thêm Quy vĩ, Sài hồ, Ngũ vị, rồi hoàn
với mật, lấy Chu sa làm áo bọc ngoài, dùng để chữa chứng
thận hư mắt mờ (thêm Sài hồ là để đem dương trở lên).
8. Tư thận sinh can ẩm

Bài Lục vị gia thêm Sài hồ, Bạch truật, Đương quy, Ngũ
vị (như bài Tiêu giao bỏ Bạch thược, vì không muốn dẹp tạng
can nên bỏ vị Bạch thược mà dùng Bạch truật và Cam thảo
để bổ tạng tỳ), dùng để bổ thận, trợ tỳ, giúp can.
9. Tư âm thận khi hoàn

114
Bài Lục vị bỏ vị Sơn thù, gia thêm Sài hồ Quy vĩ, Ngũ vị
(giống như bài Tiêu giao và bài bổ khí hợp lại), để chữa cả
can và thận. Dùng Sinh địa, Quy vĩ là để tiêu ứ trệ, dùng
Sài hồ là để nhẹ khí cho tạng can, bỏ Sơn thù là để không
làm can quá mạnh.
10. Nhâm sâm bổ phế thang

Là bài Lục vị bỏ Trạch tả, gia thêm Nhân Sâm, Đương


quy, Hoàng kỳ, Bạch truật, Trần bì, Chích thảo (cam thảo
nướng). Ngũ vị, Mạch môn, dùng để chữa người thận âm hư mà
suy yếu, huyết khô phiền khát. Do đó phải bỏ Trạch tả và
thêm các vị bổ huyết, Thường thì bài Lục vị không tương
hợp với vị Bạch truật nhưng trong bài này thì lại được vì
nó hợp cả bài “Sinh mạch” lại.
11. Gia vị địa hoàng hoàn hay ức âm địa hoàng hoàn

Là bài Lục vị thêm Sinh địa, Sài hồ, Ngũ vị, đều lượng
bằng nhau. Như thế coi như hợp cả mấy bài: Lục vị với Tiêu
giao, Thập bổ và bài Đô khí (chỉ kể những vị chính) để chữa
chứng thận âm yếu sinh đàm suyễn mắt mờ, tiểu ít, nóng,
khát, do thận can hư yếu, phát sinh hỏa uất mà thành bệnh.
12. Cửu vị địa hoàng hoàn

Bài Lục vị bỏ Trạch tả, thay Bạch phục linh bằng Phục
linh đỏ (xích linh), gia thêm Xuyên luyện tử, Đương quy,
Xuyên khung, Sử quân tử là những vị tả nhẹ phong mộc ở
tạng can đồng thời trừ giun sán (cho trẻ em dùng để chữa
các tạng thận lẫn tạng can).
13. Ích âm thận khí hoàn

Là bài Lục vị thêm Ngũ vị, Sinh địa, Đương quy để chữa
tạng thận và huyết của tạng can hư yếu sinh chứng tức
ngực và khô nóng trong dạ dày, nếu không dùng Sinh địa và
Đương quy thì không thể làm mát đi được.
14. Nhị diệu địa hoàng hoàn

115
Bài Lục vị gia thêm Hoàng Bá, Phụ tử (đều ngầm rượu và
muối 1 đêm rồi sao vàng), Mao Sơn truật (sao với Hắc chi ma
cho vàng), dùng để chữa chứng thấp nhiệt, uất ở trong, đi
đái đục hoặc mọc sang nhọt.
15. Song bổ địa hoàng hoàn

Bài lục vị gia thêm: Liên nhục, Thỏ ty, có tác dụng vừa
bổ thận âm vừa bổ thận khí nên gọi là song bổ, chữa những
người âm hư khí hoạt (xuất tinh sớm)
16. Thanh tâm bổ thận hoàn

Là bài Lục vị bỏ Trạch tả, thêm Ngũ vị, Mạch môn, Liên
nhục, Viễn chí, có tác dụng bổ tạng thận, thanh tạng tâm.
17. A giao địa hoàng hoàn

Là bài Lục vị gia thêm Mạch môn, A giao để chữa người


bị tổn thương hai tạng thận và phế gây ra khái huyết, thổ
huyết.
18. Tư kim tráng thủy hoàn

Bài Lục vị gia thêm Mạch môn, Ngưu tất, dùng để nuôi
chân âm cho cân với chân dương ích thận thủy, trợ phế kim.
19. Hòa can tư thận hoàn

Bài Lục vị gia thêm Đương quy, Bạch thược, Nhục quế,
dùng để bổ thận, trợ can, điều hỏa, chữa các bệnh thiếu máu,
suy nhược của phụ nữ.
20. Gia vị thất vị hoàn

Là bài Lục vị thêm Nhục quế là 7 vị, gia thêm Ngũ vị,
Mạch môn, dùng để bổ thận âm, mát phổi, lợi khí và dẫn hỏa
quy nguyên.

NHỮNG CHỨNG BỆNH CÓ THỂ CHỮA BẰNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH


THỦY HỎA THÔNG QUA CÁC BÀI LỤC VỊ VÀ BÁT VỊ

116
Như trên ta đã khảo sát, y học cổ truyền dùng 2 bài lục
vị và bát vị để điều chỉnh các trạng thái mất cân bằng
giữa thủy và hỏa của tạng thận. Bài lục vị chủ yếu để bổ
thận âm hay bổ thận thủy. Bài bát vị chủ yếu để bổ thận
dương hay bổ thận hỏa. Cụ thể bài Bát vị dùng trong:
- Các trạng thái nguy kịch, vong dương mất nhiều
dương khí, sinh ra vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh
nhỏ (trạng thái mất nước, hạ nhiệt, tụt huyết áp...)

- Bệnh suy yếu của người già do dương khí kém cần bổ
hỏa, tăng cường dương khí
Bài lục vị dùng trong:
- Các trường hợp thận âm hay thận thủy hư yếu, người
nóng, da khô, trẻ em gầy yếu, chậm lớn, chậm mọc răng, táo
nhiệt, tiên thiên bất túc.
Ngoài ra hai bài lục vị và bát vị còn có thể gia giảm
để điều chỉnh các chứng bệnh sau đây:
1. Các chứng trúng phong, tê mỏi gân cốt, nếu chân
âm kém thì uống bài lục vị nếu chân dương kém thì
uống bài bát vị gia thêm các vị thuốc chữa phong.
2. Chứng thổ tả, thổ nhiều thời mất dương khí, tả
nhiều thời mất âm huyết, dùng bài bát vị gia thêm Phá
cố, Mạch môn, Ngũ vị
3. Chữa chứng nôn oẹ nhiều, nếu do hư hỏa thì dùng
bài lục vị tăng lượng Phục linh, Mẫu đơn, gia thêm Ngũ
vị, Ngưu tất.
4. Chứng đi lỏng lâu ngày, dùng bài bát vị, tăng
lượng Phục linh và Hoài sơn sao, gia thêm vị Phá cố,
Thỏ ty và Ngũ vị
5. Chứng táo kết do tân dịch kém, dùng bài lục vị
tăng liều Thục địa, gia thêm Ngưu tất, Thung dung
6. Chứng hay nhức đầu, choáng váng. Nếu lấy tay giữ
lại mà đồ choáng váng là chứng dương hư, dùng bài bát

117
vị gia thêm Ngũ vị, Ngưu tất, Đỗ trọng. Nếu do khó nhọc
mà choáng váng là chứng âm hư, nên dùng bài lục vị
tăng liều Thục địa, bỏ vị Trạch tả, gia thêm Mạch môn,
Ngũ vị, Ngưu tất.
Nếu đau đầu do hỏa (quá) vượng thì dùng bài lục vị
gia thêm Tri mẫu và Hoàng bá (đều sao)
7. Chứng râu tóc rụng và mau bạc, nên uống bài lục
vị gia thêm các vị bổ tinh huyết như Lộc nhung, Cao
ban long, tăng liều Thục địa.
8. Chứng đau mắt, nặng về nhiệt, thuộc dương chứng,
thì dùng bài lục vị tăng liều Thục địa, bỏ Trạch tả,
gia thêm Ban long, Ngũ vị, Ngưu tất, Cúc hoa. Nếu mất
không đau mà mờ không trông thấy là bệnh thuộc âm
hàn thì dùng bài bát vị bỏ Mẫu đơn, tăng liều Nhục
quế, gia thêm Ngưu tất, Mạch môn, Ngũ vị, Cúc hoa.
9. Chúng điếc tai do nhiệt hỏa thì dùng bài lục vị
tăng liều Thục địa, thêm Ngũ vị, Ngưu tất, Quy giao. Nếu
bị đã lâu không do nhiệt hỏa thì thường do hư yếu
nên dùng bài bát vị. Chứng ù tai thường do hư yếu nên
dùng bài bát vị. Chứng ù tại thường do thủy kém mà hư
hỏa bốc lên, nên dùng bài lục vị gia Ngưu tất. Nếu
chân hỏa lại kém thì dùng bài bát vị gia thêm Ngũ vị,
Ngưu tất, Đỗ trọng.
10. Chứng miệng, môi, lưỡi là loét là do thần hư yếu
nên dùng bài lục vị gia thêm Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu
tất.
11. Nếu răng hỏng, trẻ tuổi đã rụng răng thì dùng
bài bổ thận dương (bát vị) vì thận chủ về xương răng,
gia thêm các vị bổ tinh huyết (Cao ban long, Lộc
nhung...)
Nếu lợi đau hôi thối thì dùng bài lục vị, tăng liều
Hoài sơn, Phục linh, gia thêm Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu
tất.
12. Chứng đau bụng trên, người hư yếu, uống các
thuốc không thấy công hiệu, nên dùng bài bát vị để bổ
hỏa.

118
13. Chứng đau bụng dù có chia ra hàn, nhiệt, hư,
thực đàm, uất… nhưng nếu là hỏa bốc lên thì dùng bài
lục vị gia thêm Sài hồ, Bạch thược. Nếu là hư hỏa bốc
mạnh thì dùng bài bát vị gia Ngô thù, Trầm hương.
14. Nếu đau bụng kèm sôi bụng, sợ lạnh, thì dùng bài
bát vị tăng liều Trạch tả, gia Ngũ vị, Ngưu tất.
15. Đau bụng do cước khí thì dùng bài bát vị gia Ngô
thù, Ngưu tất, Ngũ vị, Mộc qua. Nếu bệnh mới khỏi thì
uống bài “thận khí hoàn”.
16. Chứng đau lưng do tạng thận hư yếu nên dùng
bài bát vị thêm Nhung, Cao ban long, Ngưu tất, Đỗ trọng,
đau nhiều tăng liều Phục linh, thấp nhiều tăng vị
Trạch tả, gia Trư linh, huyết trợ thêm Hồng hoa, khí
ủng gia vị Thăng ma, Ngô thù.
17. Chứng gân cốt đau mỏi như không mang nổi cơ
thể, dùng bài bát vị thêm Ngưu tất, Đỗ trọng cùng các
vị bổ tinh huyết.
18. Chứng "nhuyễn" làm chân tay như mềm oặt ra
(nhược cơ) sờ người mát, chân tay lạnh, dùng bài bát vị
gia thêm Ngũ vị.
19. Chứng thổ huyết, nục huyết (ra máu mũi) phần
nhiều do hỏa. Nếu là thực (người còn mạnh) thì dùng
thuốc hàn lương để chữa. Nếu bệnh thuộc hư yếu, chân
thủy kém thì dùng bài lục vị gia thêm Ngũ vị, Ngưu tất,
Tri bá, Huyền sâm. Nếu chân hỏa hư thì dùng bài bát vị
thêm Ngũ vị, Ngưu tất, Ban long.
20. Chứng lao làm tinh huyết suy tổn cũng nên dùng
hai bài lục vị và bát vị (tùy theo tình trạng thủy hỏa)
mà chữa, nhưng gia thêm các vị bổ tinh huyết (Quy,
Thục, Lộc nhung Ban long), cùng các vị Mạch môn, Ngũ vị
để giúp tạng phế, Ngưu tất để giáng chân âm, nhằm mục
đích "bổ thổ sinh kim", thêm thủy để dẹp hỏa.
21. Chứng ho nhiều đờm thì dùng bài lục vị, tăng
liều Phục linh, gia thêm Ngưu tất, Ngũ vị, Mạch môn,
Nhục quế, Hàn nhiều thì dùng bài bát vị gia Mạch môn,
Ngũ vị.

119
22. Chứng khó thở do suyễn, nếu kèm hư yếu, thủy suy
thì dùng lục vị, hỏa hư thì dùng bài bát vị, đều gia
thêm Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất.
23. Chứng ra mồ hôi trộm hay tự ra mồi hôi, nếu kèm
người mát là chân dương kém, nếu người nóng là chân
âm kém tùy theo mà dùng bài lục vị hay bát vị, đều gia
thêm Ngũ vị, Ngưu tất. Nóng nhiều thì tăng liều Thục
địa, hàn nhiều tăng liều Nhục quế.
24. Chứng nóng khát, dùng lục vị gia thêm Mạch môn,
Ngũ vị. Ngưu tất để tiêu khát. Nếu hỏa kém thì dùng bài
bát vị gia thêm các vị trên.
25. Chứng hay kinh sợ, dễ quên do tâm thận không
tương giao. Tạng tâm chủ tinh thần biết việc về sau,
tạng thận chủ tâm trí để nhớ việc đã qua; nếu 2 tạng
cùng suy yếu thì hay sợ, dễ quên, nên dùng bài bát vị
gia thêm Mạch môn, Quy, Thược, Cao ban long. Uống với
nước sắc hạt sen hoặc lấy nước sắc hạt sen để sắc
thuốc trên, mục đích cho 2 tạng tâm thận giao nhau.
26. Chứng mất ngủ: theo y học cổ truyền tinh thần
con người lúc thức thời ở tạng tâm, lúc ngủ trở về
tạng thận. Nếu tạng thận hư yếu thì tinh thần không
trở về được chỗ, gây nên mất ngủ, phải dùng bài bát vị
nhưng thay vị Phục linh bằng Phục thần, gia thêm Ngũ
vị, Ngưu tất, Đỗ trọng (không sao).
27. Chữa chứng sốt rét (do âm dương tương tranh)
dùng bài bát vị gia thêm Sài hồ, Ngưu tất. Nếu nóng
nhiều thì tăng liều Thục địa, rét nhiều thì tăng liều
Nhục quế.
28. Chứng đi lị lâu ngày không khỏi dùng bài bát vị
gia thêm vị Phá cố.
29. Chứng thoát giang (lòi dom) do nguyên khí quá
kém, nên dùng bài bát vị, gia thêm Phá cố và Kim anh
tử.
30. Chứng phù nề do hỏa ở hạ tiêu suy yếu làm cho
thủy thiếu hỏa để vận hóa, dùng bài bát vị gia thêm Sa
tiền, Ngũ vị, Ngưu tất.

120
31. Chứng ăn vào hay nôn (nghẹn cách) do hỏa kém
thì dùng bài bát vị gia thêm Ngũ vị, Ngưu tất, Ban long
và sữa người. Nếu do thủy kém thì uống bài lục vị gia
Mạch môn, Ngưu tất.
32. Chứng nấc cụt: nếu bệnh nhân còn khỏe, tiếng nắc
từ trung tiêu trở lên thì chỉ dùng thuốc tán hỏa,
giảng khí, tiêu đờm là đủ. Nếu người bệnh hư yếu thì
tiếng nấc dài từ hạ tiêu trở lên, nên dùng bài bát vị
gia thêm Ngũ vị, Ngưu tất, may ra cứu chữa được.
33. Chứng đầy chướng (bĩ) do tà khí đem lên, phần
nhiều là âm hư, nếu bệnh đã nặng không bổ tỳ được
phải dùng bài bát vị tăng liều Thục địa, gia Ngũ vị,
Ngưu tất.
34. Các chứng đái dắt, đái buốt dùng bài bát vị, tăng
liều Thục địa, gia thêm Mạch môn, Sa tiền, Ngưu tất, Ngũ
vị (dùng chén to uống nguội - tức uống nhiều nước).
35. Chứng tiểu tiện bé vịt, nếu do nhiệt hóa thì dùng
bài lục vị, tăng liều Thục địa, Phục linh, gia thêm Sa
tiền, Ngưu tất. Nếu do hàn ngưng thì dùng bài bát vị
gia thêm Sa tiền, Ngưu tất
36. Chứng đi đái nhiều do thủy quá thông lợi, nên
dùng bài bát vị bỏ Trạch tả, gia thêm Ích trí nhân.
37. Chứng di tinh, mông tinh do hỏa động nên uống
bài bát vị gia thêm Ngũ vị, Phá cố, Ban long, sữa người
để sinh tinh và cố tinh.
38. Đàn ông bị bất lực và sinh dục (gọi là chứng
dương nuy) nên uống bài bát vị bỏ Trạch tả, gia thêm
Ngưu tất, Lộc nhung, Đỗ trọng, Kỷ tử, Hà sa, hoặc sắc
thêm nước sâm để uống bài bát vị.
39. Chứng hoàng đản (vàng da) nếu do dương khí kém
sinh hàn trệ (mạch trầm, tế, tự ra mồ hôi, người mát, đi
tả, nước tiểu trong) thì dùng bài lục vị, tăng liều Hoài
sơn, Phục linh, Trạch tả, gia thêm Nhục quế, Ngưu tất.
Nếu do thận hư mà sinh thấp nhiệt, da mặt, mắt đều
vàng, lưng gối mỏi yếu, chậm chạp, tiểu tiện nhiều thì
nên dùng bài Kim quỹ thận khí hoàn và sắc nước Mạch

121
môn để uống thì khí sẽ vận hóa và bệnh sẽ khỏi. (Theo
Hải Thượng chứng này mà uống nhầm thuốc hàn lương
sẽ chết).
40. Chứng ốm lâu mất tiếng hay trẻ em khỏe không ra
tiếng là do tạng phế nhưng gốc ở tạng thận. Nếu kèm
nóng sốt thì dùng bài lục vị gia thêm Mạch môn, Ngũ vị,
nếu người mát không sốt thì thêm Nhục quế.
41. Trẻ em chậm mọc răng, chậm biết đi, do khí tạng
thận không đủ, nếu dùng bài lục vị gia Lộc nhung Kỷ
tử, Nhục quế. Nếu hàn nhiều, dương kém, gia thêm Phụ tử.
Nếu trẻ chậm biết nói, người bệu, chân tay mềm oặt,
đoản khí, thì dùng bài lục vị gia thêm Mạch môn, Ngũ
vị
Có hàn thêm Nhục quế, Phụ tử để bồi bổ thêm tiên
thiên. Có thể uống xen với bài Quy tỳ để bồi dưỡng cả
hậu thiên.
42. Trẻ em sốt nhiều thường hại chân âm, nên dùng
bài lục vị gia thêm Sài hồ, Bạch thược, Mạch môn, Ban
Long
Nếu trẻ sốt lâu lên kinh giật, nên dùng bài lục vị
tăng liều Mẫu đơn, Phục linh, gia thêm Tần bông, Mộc
hương, quá yếu thêm Ban Long. Có thể dùng thuốc bổ tỳ
vị kết hợp.
43. Trẻ em bị các chứng cam (theo y học là hiện
tượng Atrepsie và các bệnh kèm theo) do khí huyết hư
tổn, nếu do âm hư thì uống bài lục vị, nếu do dương hư
thì uống bài bát vị, gia thêm những vị bổ khí huyết:
Quy, Thược, Ban long, Lộc nhung (cấm dùng các vị Xuyên
liên, Hồ tiêu, Hồ liên, Vodi, Lô hội).
44. Trẻ em ngực dô như ngực rùa (quy hung) hay lưng
cao như lưng rùa (quy bối), do thiếu dương khí, là loại
bệnh nặng, phải dùng bài lục vị gia Lộc nhung, Hà Sa,
Kỷ tử. Nếu có hàn nhiều thì thêm Quế, Phụ.
45. Phụ nữ kinh nguyệt khô ít là khí huyết đều kém.
Nếu chân âm hư mà nhiệt thì dùng bài lục vị gia Quy,
Thược, Ngưu tất, Lộc nhung, nếu chân dương kém mà hàn

122
thì dùng bài bát vị gia Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất,
Lộc nhung.
46. Thuốc an thai nếu cần cũng có thể dùng hai bài
lục vị và bát vị. Nếu âm kém thì dùng bài lục và nếu
dương kém thì dùng bài bát vị, dù có Quế, Phụ, mẫu đơn
cũng không hại đến thai.
47. Chứng sản hậu (sau khi đẻ) mà nôn ọe nhiều là do
hỏa ở mệnh môn suy yếu, nên uống bài bát vị gia thêm
Ngưu tất, Ngũ vị, Thỏ ty
Chứng sản hậu kéo dài mà phát chứng nấc và thở
suyễn (khó thờ) là dấu hiệu âm dương sắp tuyệt. Nếu
người lạnh thì phải dùng ngay sâm, phụ mà chữa. Nếu
người nóng thì uống bài bát vị gia thêm Ngũ và Ngưu
tất.
48. Chứng sản hậu mà sinh đi lỵ do chân dương kém
không sinh được tỳ thổ, nên uống bài bát vị gia thêm
Phá cố.
Nếu sản hậu mà đại tiện bí kết, khi đẻ lại ra máu
nhiều thì nên dùng bài bát vị gia thêm Ngưu tất,
Thung dung. Nếu đái nhiều thêm Ích trí.
49. Chứng sản hậu sinh ho lâu không khỏi, nếu nhiệt
hóa thì uống bài lục vị gia Ngưu tất, Ngũ vị. Nếu hư
hàn thì dùng bài bát vị.
50. Chứng sản hậu không có sữa đã dùng thuốc bổ
khí huyết mà không công hiệu, thì nên dùng bài bát vị
tăng liều Thục địa, bỏ Trạch tả, gia thêm Mạch môn, Ngũ
vị, Ngưu tất, Mộc thông.

KẾT LUẬN

Như vậy học thuyết “Tâm Thận" trong y học cổ truyền


là một học thuyết bao quát liên quan đến nhiều quan niệm
của người xưa, như quan niệm về tiên thiên về hậu thiên,
quan niệm về âm dương thủy hỏa, khí huyết. Do đó nó đề cập
đến nhiều khu vực bệnh lý cấp tính và mãn tính của nội

123
khoa, không nhất thiết chỉ khu trú trong bệnh "Tâm, Thận".
Chúng tôi đã thử ứng dụng hai bài thuốc lục vị và bát vị
gia giảm để chứa các bệnh thận không do nhiễm trùng, các
rối loạn chức năng gan mật và nhất là các khu vực bệnh lý
tuổi già: lão suy, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, thấy có
cải thiện được sức khỏe cho người bệnh rất rõ rệt. Riêng
vấn đề gia giảm các đơn thuốc trên đối với từng người bệnh
là rất khó tổng kết vì rõ ràng nó phụ thuộc vào sự hiểu
biết y lý y học cổ truyền và sự lý giải của từng lương y,
chưa có chuẩn mực rõ ràng. Đối với nhóm người viêm thận
mãn đã có suy thận, chúng tôi đã điều trị 28 bệnh nhân có
mức Urê máu từ trên 50mg% đến 270mg%, creatinin máu từ
0,7mg% đến 1,4 mg với bài lục vị gia ngưu tất, đỗ trọng, đều
thấy kết quả kéo dài được đời sống người suy thận ra hàng
năm. Trong số bệnh nhân trên có 8 người suy thận có mức
Urê từ 200 mg - 270mg% dùng phương pháp điều trị theo y lý
y học cổ truyền trên, đến nay đã 3 năm vẫn còn sống, trong
khi 3 người khác có mức Ura như thể cho đi chạy thân nhân
tạo đều tử vong không quá được 6 tháng với sự tốn kém gấp
hàng chục lần hơn. Về bệnh người già chúng tôi đã chia ra
các nhóm bệnh và dùng các bài thuốc gia giảm như sau:
1. Nhóm xơ vữa động mạch kèm các chỉ số mà máu tăng
(cholesterol từ 250 mg% trở lại, triglyxêrit, lipoprotein đều
tăng) dùng bài lục vị gia thêm Ngưu tất, Hy thiêm, Ngũ gia
bì, Sơn tra.
Nếu bệnh nhân đau bụng ỉa lỏng, chúng tôi dùng bài bát
vị gia các vị trên, thêm can khương. Uống từng đợi từ 7- 10
ngày, xen kẽ với bài lục vị. (Thường thiếu vị phục linh,
chúng tôi vẫn dùng bài thuốc thiếu vi).
Nếu xơ vữa động mạch kèm cao huyết áp chúng tôi dùng
bài lục vị bỏ thục địa, gia Đương quy, Hòe hoa, Ngưu tất.
Kết quả sau 30 - 45 ngày uống thuốc, trên 80% số bệnh
nhân đều thấy các chỉ số cholesterol giảm bớt. từ 20 - 45
mg%. So với ban đầu, các chỉ số lipit toàn phần, triglyxerit,

124
beta lipoprotein cũng được điều chỉnh lại trên 50% số bệnh
nhân. Đối với số bệnh nhân có cao huyết áp, sau 2 tuần
dùng thuốc, hết thảy đều thấy lượng nước tiểu tăng lên và
huyết áp đều giảm so với ban đầu từ 20 đến 50mmHg.
Tác dụng lợi tiểu của bài thuốc là rõ rệt, chủ yếu do
các vị Trạch tả, Ngưu tất và cả các vị Ngũ gia bì, Mẫu đơn.
2. Đối với nhóm bệnh suy nhược

Kèm đau xương khớp người già (nhưng không có tổn


thương thực thể ở xương khớp rõ ràng) chúng tôi dùng bài
bát vị hoặc lục vị (tùy theo cần bổ thủy hay bổ hỏa) gia
thêm Ngưu tất, Đỗ trọng, Đương Quy. Có thể phối hợp cho
uống thêm các loại cao: Cao khỉ, Cao ban long, Cao dê toàn
tính hay cao xương tổng hợp. Kết quả cũng giảm được các
trạng thái đau mỏi xương khớp triệu chứng và cải thiện
được sức khỏe người già.
3. Đối với khu vực bệnh thận người già

Các trạng thái viêm bể thận - thận mãn tính do nhiễm


trùng, chúng tôi thường dùng bài lục vị gia thêm Đỗ trọng,
Kim ngân. Khu vực bệnh thận không do nhiễm trùng, dùng
bài bát vị uống xen kẽ với bài lục vị. Tùy từng trường hợp
có kèm cao HA hay không có thể gia giảm các vị Ngưu tất,
Ngũ gia bì, Thổ phục linh hay thêm lượng các vị Trạch tả,
Đơn bì.
Các trường hợp suy thận chúng tôi thường cho uống
xen kẽ hai bài lục vị và bát vị, tùy từng bệnh nhân mà gia
giảm các liều lượng trên cho thích hợp. Đối với những
người suy thận kèm thiếu máu và quá suy yếu, đó là nghệ
thuật phối hợp các bài lục vị hay bát vị với bài quy tỳ
hay bài bổ trung, theo đường lối điều trị “tăng cường tiên
thiên kết hợp với bồi dưỡng hậu thiên" của người xưa.
Điều trị các loại bệnh thận mãn tính, các bệnh suy
nhược và thoái hóa do tuổi già bằng y học cổ truyền theo
học thuyết Tâm Thận không gây nên những tai biến phụ đối

125
với người già như dùng các hóa dược hiện đại mà nhiều
trường hợp lại đạt kết quả tốt, cải thiện rõ rệt sức khỏe
cho người bệnh. Sự giải thích chu đáo theo y học hiện đại
không phải lúc nào cũng dễ dàng, chúng ta hãy tạm giải
thích theo y lý cổ truyền "điều chỉnh thủy hỏa" theo học
thuyết “Tâm Thận". Đó là phương pháp suy đoán theo khả
năng tự điều chỉnh của con người, coi con người như một vũ
trụ nhỏ. Cơ chế tự điều chỉnh đó dựa theo "Dịch học" và học
thuyết âm dương ngũ hành. Toàn bộ nền dược học cổ truyền
cũng đều dựa trên sự phân chia âm dương của các vị thuốc,
dùng thuốc cũng là để lập lại cân bằng âm dương, thủy hỏa.
Lý thuyết "Tâm Thận” của Hải Thượng Lãn Ông cũng dựa theo
đó mà suy đoán và điều trị, chủ yếu để điều chỉnh âm dương
phục hồi trật tự trong cơ thể

-Hết-

126
MỤC LỤC

Trang
Học thuyết tâm thận trong y học cổ truyền 2
Xuất xứ của lý thuyết tâm thận 4
Lược khảo kinh dịch 8
Lý thuyết về ngũ hành 29
Ảnh hưởng của lý thuyết dịch trong nền y học cổ 44
truyền
Điều trị bệnh theo học thuyết tâm thận 63
Mạch học theo âm dương 66
Mạch tượng 76
Bài thuốc bổ hoả 90
Bài thuốc bổ thuỷ 108
Những chứng bệnh có thể chữa bằng cách điều 116
chỉnh thuỷ hoả thông qua các bài lục vị và bát
vị
Kết luận 123

127
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

CÙNG TÁC GIẢ:

- Y dược thực hành 2000 trang (2 tập)- tái bản 1995


thành một tập 1600 trang.

- Tuổi già và thận - Tái bản lần thứ 3 - 1990

- Học thuyết Tâm thận - tái bản lần thứ 2 1995 - Y


học cổ truyền và các bài thuốc tâm đắc. Nhà XBCAND 1994

- Học thuyết âm dương và phương dược cổ truyền

- Nhà XB Y học -1994

- Các kỷ yếu công trình - BV 19-8 (ba tập)

- Nhà XBCAND.

———————————————

128
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

SƠ KHẢO VỀ LÝ THUYẾT TÂM THẬN


TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Chịu trách nhiệm xuất bản: BS. ĐINH VĂN CHÍ

Biên tập nội dung: TỔ ĐÌNH QUY- NGUYỄN THẾ VŨ

Sửa bản in: CẤN VIỆT DŨNG- VŨ THẾ - HOÀNG TUẤN

Trình bày bìa: ĐOÀN VƯƠNG

In 1000 cuốn khổ 13x19 tại NVHN

Giấy phép xuất bản số: 16/KH-YH In xong và nộp lưu chiếu thắng năm
1995

129

You might also like