VIP 200

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

VIP 100 MĐ ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI


(Gồm ….trang) Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết năm 1917 đã đánh dấu
A. kết thúc hoàn toàn cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. thắng lợi hoàn toàn của hệ thống chủ nghĩa xã hội.
C. những thay đổi lớn trong tình hình chính trị quốc tế.
D. sự thất bại của Mĩ khi thực hiện chiến lược toàn cầu.
Câu 2. Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia đều tập trung vào
A. hội nhập quốc tế. B. phát triển kinh tế. C. ổn định chính trị. D. phát triển văn hoá.
Câu 3. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) có tác động nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A. Quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến. B. Giúp Việt Nam thích nghi với toàn cầu hóa.
C. Cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi. D. Là đồng minh chiến lược của Việt Nam.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa?
A. Thúc đẩy sự phát triển nhanh của lực lượng sản xuất.
B. Giải quyết triệt để được vấn đề chênh lệch giàu nghèo.
C. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
D. Tăng cường sự giao lưu, tiếp xúc về văn hóa giữa các nước.
Câu 5. Một trong những đặc điểm của “Chính sách kinh tế mới” ở nước Nga Xô viết (năm 1921) là
A. thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với toàn nhân dân.
B. nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt, độc quyền về thương nghiệp.
C. chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
D. nhà nước kiểm soát nông nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
Câu 6. Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ
A. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á. B. Hiệp ước phát triển kinh tế Mĩ-Nhật.
C. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật. D. Hiệp ước liên minh Nhật-Mĩ.
Câu 7. Quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ,
Anh đã
A. làm cho cục diện hai cực được xác lập ngay trên thế giới.
B. dẫn tới sự sụp đổ của mọi loại hình chủ nghĩa thực dân.
C. trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới.
D. buộc các nước Đồng minh phải chịu thất bại lớn.
Câu 8Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, chính quyền Mĩ theo đuổi các mục tiêu cơ bản của chiến lược nào sau đây?
A. Cam kết và mở rộng. B. Phản ứng linh hoạt.
C. Đánh đòn phủ đầu. D. Ngăn đe thực tế.
Câu 9. Tính chất nổi bật của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. nửa phong kiến nửa thuộc địa. B. phong kiến nửa thuộc địa.
C. nửa thuộc địa nửa phong kiến. D. thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 10. Trong phong trào yêu nước Việt Nam (1919-1925), hoạt động nào sau đây do tư sản phát động?
A. Kêu gọi nhân dân ủng hộ việc dùng hàng nội địa.
B. Ra tờ báo Thanh niên, kêu gọi nhân dân đòi dân chủ.
C. Đòi để tang Phan Châu Trinh và đòi thả Phan Bội Châu.
D. Thành lập các tổ chức chính trị, vũ trang chống Pháp.
Câu 11. I. Gagarin (Liên Xô) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công
A. hành trình khám phá sao Hỏa. B. hành trình chinh phục Mặt Trăng.
C. chuyến bay vòng quanh Trái Đất. D. kế hoạch thám hiểm sao Mộc.
Câu 12. Quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ bằng ba mũi giáp
công, đó là
A. chính trị, quân sự, binh vận. B. chính trị, quân sự, văn hóa.
C. kinh tế, chính trị, ngoại giao. D. kinh tế, chính trị, binh vận.
Câu 13. Mâu thuẫn chủ yếu mà thực dân Pháp vấp phải trên chiến trường trong quá trình tiến hành chiến tranh
Việt Nam (1945-1954) là giữa
A. tập trung và phân tán lực lượng. B. tham vọng và sự yếu kém của quân đội.
C. mâu thuẫn giữa các phe phái. D. âm mưu chiến lược và tiềm lực kinh tế.
Câu 14. Một trong những ý nghĩa của Cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam (1945) là
A. chuẩn bị tiềm lực nhiều mặt cho cách mạng dân tộc.
B. lực lượng đối tượng đã ngả hẳn về phía cách mạng.
C. đưa nhân dân trên cả nước lên làm chủ chính quyền.
D. làm cho kẻ thù chính của dân tộc sụp đổ hoàn toàn.
Câu 15. Thời kì 1945-1954, để phá hoại hậu phương của cách mạng Việt Nam, trong kế hoạch Đờ Lát đơ
Tátxinhi thực dân Pháp đã thực hiện
A. một cuộc chiến tranh toàn cầu. B. chiến tranh tâm lí và kinh tế.
C. oanh tạc bằng chiến thuật trực thăng vận. D. mua chuộc vua quan phong kiến.
Câu 16. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương được nêu trong Luận cương chính trị tháng 10 -
1930 của Đảng là đánh đổ
A. đế quốc và bọn địa chủ lớn. B. phong kiến và đế quốc.
C. đế quốc, tư sản phản cách mạng. D. phong kiến, tư sản phản cách mạng.
Câu 17. Trong Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, quân dân Việt Nam đã
A. kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và đàm phán. B. sử dụng chủ yếu là cách đánh du kích, phục kích.
C. phát huy thế chủ động trên các chiến trường. D. giành được thắng lợi quyết định trong chiến tranh.
Câu 18. Ở Việt Nam, căn cứ địa trong cách mạng tháng Tám (1945) và hậu phương trong cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945 -1954) đều
A. là chỗ dựa vật chất, chính trị, tinh thần của cách mạng.
B. là nơi đứng chân tuyệt đối an toàn của bộ đội chủ lực.
C. được tổ chức chặt chẽ theo mô hình nhà nước hiện đại.
D. cách xa vùng diễn ra chiến sự giữa các bên tham chiến.
Câu 19. Thời kì 1954-1975, thắng lợi nào sau đây chứng tỏ sự đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam trong
việc chuyển từ đấu tranh chính trị, hòa bình sang sử dụng bạo lực cách mạng?
A. Thắng lợi của phong trào“Đồng khởi”. B. Thắng lợi ởVạn Tường.
C. Chiến thắngẨp Bắc. D. Thắng lợi của cao trào tìm Mĩ mà đánh.
Câu 20. Thủ đoạn xuyên suốt của Mĩ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1968 là
A. mở rộng chiến tranh phá hoại ra cả nước. B. kiên định sử dụng một chính quyền tay sai.
C. sử dụng chính quyền Sài Gòn làm công cụ. D. kết hợp sức mạnh quân viễn chinh và bản xứ.
Câu 21. Tính chất điển hình của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là
A. dân chủ. B. dân tộc. C. bạo lực. D. triệt để.
Câu 22. Trong những năm 1954-1965, Việt Nam đã
A. buộc Mĩ từng bước xuống thanh chiến tranh. B. chủ động mở chiến dịch Vạn Tường.
C. tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. D. thành lập được chính phủ cách mạng.
Câu 23. Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam
A. sử dụng hình thức đấu tranh mới là hợp pháp và công khai.
B. củng cố chặt chẽ mối liên minh công nhân, nông dân, trí thức.
C. có sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi dân tộc và giai cấp.
D. khẳng định trên thực tế quyền lãnh đạo của giai cấp tiên phong.
Câu 24. Trong thời kì 1919-1930, cách mạng Việt Nam đã
A. xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân mạnh mẽ.
B. có sự lãnh đạo của các chính Đảng dân tộc thống nhất.
C. từng bước giải quyết tình trạng khủng hoảng đường lối.
D. trở thành bộ phận gắn bó khăng khít của cách mạng thế giới.
Câu 25. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam (1965-1968) được tiến hành bằng lực lượng
A. quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
B. quân đội Sài Gòn, quân đồng minh do cố vấn Mĩ chỉ huy.
C. quân viễn chinh kết hợp với quân Trung Hoa Dân quốc.
D. quân đội Sài Gòn và quân đội Liên minh châu Âu.
Câu 26. Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng điểm chung của các mặt trận dân tộc thống nhất trong
thời kì 1930-1945 ở Việt Nam?
A. Thực hiện nhiệm vụ của chính quyền. B. Do đảng Cộng sản trực tiếp lãnh đạo.
C. Luôn bị đế quốc và tay sai chống phá. D. Tập hợp đoàn kết đông đảo nhân dân.
Câu 27. Trong năm đầu sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, quân Pháp ở Việt Nam không
A. còn là kẻ thù trực tiếp, trước mắt của cách mạng.
B. phải là thế lực ngoại xâm chính, nguy hiểm nhất.
C. tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.
D. có lực lượng hỗ trợ để chống phá cách mạng.
Câu 28. Nội dung nào sau đây là nhân tố quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam sau
Chiến tranh thế giới thứ nhât?
A. Những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
B. Các lực lượng xã hội mới đoàn kết chặt chẽ trong đấu tranh cách mạng.
C. Các giai cấp mới ra đời ở Việt Nam tiếp nhận học thuyết Mác-Lê nin.
D. Thực dân Pháp đã bước đầu du nhập phương thức sản mới vào trong nước.
Câu 29. Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào (Tuyên Quang) vào tháng 8 năm 1945 có ý nghĩa nào sau đây?
A. Khẳng định sức mạnh của cơ quan quyền lực cao nhất.
B. Đề ra chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Tăng cường sức mạnh nội lực của dân tộc.
D. Quyết định những vấn đề chiến lược của đất nước.
Câu 30. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn tới sự phát triển của kinh tế Nhật Bản thời kì
1952-1973?
A. Tranh thủ chiến tranh lạnh để mua nguyên liệu giá rẻ.
B. Tốn ít ngân sách do tập trung vào công nghiệp dân dụng.
C. Thu lãi lớn trong việc cho Mĩ thuê các căn cứ quân sự.
D. Tận dụng cơ hội Mĩ tham gia các cuộc chiến tranh.
Câu 31. Ở Việt Nam, cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946-1947) và chiến dịch Việt
Bắc thu-đông (1947) đều
A. buộc thực dân Pháp phải thay đổi âm mưu chiến lược trong chiến tranh.
B. biến cuộc tiến công của địch thành phản công của quân đội nhân dân.
C. có sự huy động tối đa sức mạnh của toàn quân, toàn dân trong cả nước.
D. biểu hiện cao độ tinh thần chủ động trong chiến tranh cách mạng.
Câu 32. Tình hình Việt Nam ngay sau Cách mạng tháng Tám (1945) chứng tỏ
A. sự cần thiết phải hi sinh lợi ích của các giai cấp.
B. bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ cấp thiết.
C. chính quyền công nông binh chưa được củng cố.
D. chủ quyền dân tộc đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Câu 33. Một trong những đặc điểm của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939-1941 là
A. kết hợp chặt chẽ đấu tranh giữa các mặt trận. B. phát triển liên minh dân tộc rộng rãi.
C. chuyển từ đấu tranh chính trị sang vũ trang. D. phát triển và nối liền các căn cứ địa cách mạng.
Câu 34.Một trong những thủ đoạn của thực dân Pháp khi triển khai kế hoạch Nava (1953-1954) là
A. rải quân đồng đều ở các nơi. B.thiết lập Hành lang Đông-Tây.
C. tăng quân ở Đông Dương. D. rút quân viễn chinh về nước.
Câu 35. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của lực lượng vũ trang cách mạng ở Việt Nam trong
những năm 1941-1944?
A. Thực hiện nhiệm vụ chính trị và kinh tế trong quá trình hoạt động.
B. Từ nhân dân mà ra và được soi sáng bởi hệ tư tưởng công nông.
C. Tuyệt đối trung thành, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận.
D. Mang bản chất cách mạng, lấy đấu tranh quân sự là nhiệm vụ chính.
Câu 36. Thực tiễn Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) ở Việt
Nam đều cho thấy
A. sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng trong chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. tinh thần tự lực cánh sinh là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng.
C. hành động chủ động, kịp thời của Đảng về vấn đề hậu phương quân đội.
D. sự cần thiết của việc liên minh các lực lượng dân tộc và quốc tế.
Câu 37. Nhận xét nào dưới đây đúng về kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ trong khoảng thời gian cuối năm
1945 đầu năm 1946?
A. Sức mạnh toàn dân tộc trong chiến đấu được phát huy hiệu quả.
B. Có sự phối hợp chặt chẽ với chiến trường ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Diễn ra khi phát xít Nhật đầu hàng và đã rút quân khỏi nước ta.
D. Tinh thần là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh cách mạng.
Câu 38. Trong những năm 1946-1954, Việt Nam thực hiện phương châm kháng chiến toàn diện là xuất phát
từ cơ sở nào sau đây?
A. Vì cần hoàn thành xây dựng tiền đề cho chế độ mới.
B. Vì chưa nhận được nguồn viện trợ từ bên ngoài.
C. Do yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Để bồi dưỡng sức dân, đưa nhân dân lên làm chủ.
Câu 39. Nhận định nào sau đây là điểm tương đồng giữa Hiệp định Sơ bộ (1946) và Hiệp định Giơnevơ về
Đông Dương (1954)?
A. Được kí kết khi hai hệ thống xã hội mâu thuẫn, đối đầu gay gắt.
B. Phản ánh quá trình giành thắng lợi từng bước của cách mạng.
C. Là giải pháp lâu dài và chịu tác động của quan hệ quốc tế.
D. Là giải pháp tạm thời phản ánh tương quan giữa các bên tham chiến.
Câu 40. Chiến thắng Bình Giã (1964) có tác động nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A. Làm cho Mĩ phải thay đổi thủ đoạn chiến tranh.
B. Buộc Mĩ phải chuyển ngay sang chiến tranh cục bộ.
C. Đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm lâm vào khủng hoảng.
D. Dẫn tới việc Mĩ phải thu hẹp quy mô chiến tranh.

You might also like