Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 40

CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.

LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
CHƯƠNG 2: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY
ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I........................................................2
2.1 Hiện trạng, phương hướng phát triển KT-XH của tỉnh và khu vực..............2
2.1.1 Vị trí địa lý, dân số và điều kiện tự nhiên.......................................................2
2.1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận......................................5
2.1.3 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận........................................6
2.2 Hiện trạng nguồn và lưới điện tỉnh Ninh Thuận............................................18
2.2.1 Hiện trạng nguồn điện...................................................................................18
2.2.2 Lưới điện 220kV, 110kV...............................................................................19
2.2.3 Lưới điện trung áp.........................................................................................23
2.3 Hiện trạng nhu cầu phụ tải của tỉnh Ninh Thuận..........................................24
2.4 Chương trình phát triển nguồn, lưới điện tỉnh Ninh Thuận đến 2035........26
2.4.1 Chương trình phát triển nguồn điện và lưới điện tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2016-2025, có xét đến năm 2035..................................................................26
2.4.2 Chương trình phát triển lưới điện tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025, có
xét đến năm 2035...........................................................................................29
2.5 Dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2035..............................35
2.6 Sự cần thiết đầu tư công trình Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I -
50MWp 36

Viện Năng lượng


Trang 2-1/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
CHƯƠNG 2: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY
ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I

2.1 Hiện trạng, phương hướng phát triển KT-XH của tỉnh và khu vực
2.1.1 Vị trí địa lý, dân số và điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý, dân số tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, ở vị trí địa lý 11038’14”
đến 12039’15” vĩ độ Bắc và từ 1080 09’08” đến 109014’25” độ kinh Đông.
Nằm ở vị trí trọng điểm giao thông dọc quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam,
quốc lộ 27 lên Tây Nguyên.
- Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông Giáp biển Đông
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh năm 2015 là 3.355,3km2, bằng 1,01% diện tích
cả nước. Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Nam Trung Bộ có bờ
biển dài 105 km, nằm trong vùng nước trồi với các cửa biển Đông Hải, Cà Ná,
Ninh Chữ, Vĩnh Hy. Đây là một trong những điều kiện để phát triển mạnh về
kinh tế biển. Trên địa bàn tỉnh có các trục giao thông QL1A, đường sắt Thống
nhất và Quốc lộ 27, có điều kiện thuận lợi để liên hệ với vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và các khu vực trong vùng du lịch Đà Lạt – Phan Rang Tháp
Chàm – Nha Trang.
Dân số Ninh Thuận năm 2015 là 595.850 người, bằng 0,67% dân số cả nước.
Mật độ dân số trung bình là 177,6 người trên một km 2. Dân số nông thôn chiếm
khoảng 63,79% dân số toàn tỉnh.
Về hành chính, Ninh Thuận được chia thành 6 huyện, 1 thành phố. Tính đến
cuối năm 2015, toàn tỉnh có 47 xã, 3 thị trấn và 15 phường. Thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh, cách
thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) 105km và cách thành phố Đà Lạt (tỉnh
Lâm Đồng) 110km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

Viện Năng lượng


Trang 2-2/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tính Ninh Thuận


b. Điều kiện tự nhiên
Địa hình của tỉnh có 3 dạng chính là: Núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven
Viện Năng lượng
Trang 2-3/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
biển. Địa hình đồi núi chiếm 63,2% diện tích toàn tỉnh, chủ yếu là núi thấp dốc
từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Địa hình đồi gò bán sơn địa chiếm
14,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở phía Tây các huyện Ninh
Phước, Thuận Bắc và Ninh Sơn. Đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng,
ven biển có các đồi cát, cồn cát chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân
bố ở các huyện, thành phố trong tỉnh.
Tỉnh Ninh Thuận có khí hậu nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, khí hậu
nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng gió nhiều. Nhiệt độ
trung bình năm 27,5oC. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9-1;
mùa khô từ tháng 12-8 năm sau. Lượng mưa trung bình năm 805,1 mm. Trung
bình mỗi năm có 3.114 giờ nắng. Độ ẩm không khí trung bình 75%.
Về tài nguyên đất, diện tích đất tự nhiên của Ninh Thuận tới năm 2014 là
335.534,17 ha. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 279.303,63 ha, đất phi
nông nghiệp là 30.473,06 ha, đất chưa sử dụng là 25.757,48 ha
Ninh Thuận là tỉnh có tài nguyên nước mặt rất hạn chế, lượng mưa ít, lượng
bốc hơi lớn nên các công trình thủy lợi để giữ nước đầu nguồn, điều hòa nguồn
nước nhất là trong mùa khô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh. Toàn tỉnh có 2 hệ thống sông chính chảy qua gồm
Hệ thống sông Cái (dài 105 km) và các sông nhánh bao gồm: sông Trà Co,
sông Sắt, sông Cho Mo, suối Ngang, sông Ông, sông Dầu, sông Than, sông Lu,
sông Quao với tổng chiều dài 246 km, diện tích lưu vực 1.929,5 km2 .
Hệ thống các sông độc lập ngoài sông Cái: phân bố ở phía Bắc và phía Nam
của tỉnh là sông Trâu, suối Bà Râu-Kền Kền (Ninh Hải), suối Đồng Nha, suối
Ông Kinh, suối Nước Ngọt, sông Quán Thẻ (Ninh Phước), suối Núi Một.
Nhìn chung hệ thống sông ngắn và dốc, độ dốc bình quân lưu vực từ 7- 15%,
mật độ sông từ 0,16-0,6 km/km2. Nguồn nước phân bố không đều theo thời
gian và không gian, tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm, còn vùng phía Nam,
phía Bắc và vùng ven biển thiếu nước nghiêm trọng.
Về tài nguyên rừng, Ninh Thuận có 189.117,48 đất lâm nghiệp có rừng chiếm
56,4% diện tích đất . Trong đó đất rừng sản xuất là 32.467,33ha; đất rừng
phòng hộ là 114.371,32ha; đất rừng đặc dụng là 42.278,83ha. Tài nguyên rừng
của Ninh Thuận vừa có ý nghĩa trong phát triển kinh tế, khai thác để phát triển
du lịch kết hợp với chức năng phòng hộ. Nằm trong vùng khô hạn, nên trong
tương lai việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của tỉnh (chủ yếu là rừng
phòng hộ) giữ vai trò quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế - xã hội
và cải tạo môi trường sinh thái.
Tài nguyên biển, Ninh Thuận với bờ biển dài 105km, nằm trong vùng nước trồi
Viện Năng lượng
Trang 2-4/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
và là một trong 4 ngư trường giàu nguồn lợi, điều kiện tạo phù du, thu hút các
luồng cá, cơ sở để phát triển ngành khai thác và đánh bắt hải sản. Bờ biển
Ninh Thuận có các bãi tắm nổi tiếng như Ninh Chữ - Bình Sơn, Cà Ná có khả
năng phát triển mạnh ngành du lịch.
Tài nguyên khoáng sản Ninh Thuận rất hạn chế, quy mô nhỏ. Một số khoáng
sản có quy mô sản xuất công nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất vật liệu xây
dựng và phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản.
2.1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận
a. Kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015
Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015 có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp - xây dựng (tăng từ 22% năm 2010 lên 26,4% năm
2015), tuy nhiên còn chậm và không đạt mục tiêu đề ra (40%), cơ cấu ngành
dịch vụ tăng từ 36,1% năm 2010 lên 39,8% năm 2015, cơ cấu ngành nông-lâm-
ngư nghiệp giảm từ 41,9% còn 33,8% GDP tỉnh vào năm 2015
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2011 - 2015 theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, cụ thể như
sau:
- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 ước đạt 28,8 triệu đồng (mục tiêu
là 25 triệu đồng);
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng tăng 15,6% (mục tiêu là 36-
37%);
- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 12,9% (mục tiêu là 16-17%)
- Giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản tăng 5,1% (mục tiêu 6-7%);
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu dự kiến đến năm 2015 ước đạt 60 triệu USD
(mục tiêu 180 triệu USD);
- Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.818 tỷ đồng (mục tiêu 1.700 tỷ đồng);
- Tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 33.175 tỷ đồng (mục tiêu 55-60 ngàn tỷ
đồng). Như vậy phần lớn các chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn
2011 – 2015 không đạt mục tiêu do kinh tế tỉnh chịu ảnh hưởng tình hình
kinh tế thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp, phục hồi chậm hơn dự báo,
tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, diễn biến
phức tạp trên biển Đông đã ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh tế của cả
nước nói chung và tỉnh ta nói riêng, nhất là hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài, xuất khẩu, kinh doanh du lịch và thu hút ODA. Tình hình trong nước
gặp nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng chậm lại, tình hình giá cả, lạm phát
tăng cao, kinh tế vĩ mô không ổn định; Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh
Viện Năng lượng
Trang 2-5/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
chủ trương chuyển từ mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, sang thực
hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện
chính sách cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tài khóa và tiền tệ đã làm giảm
nguồn lực đầu tư và nhất là tiến độ triển khai 2 nhà máy điện hạt nhân khởi
công chậm lại so với kế hoạch của Quốc hội và Chính phủ, đã ảnh hưởng
lớn đến việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh trong kế hoạch
5 năm 2011- 2015, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng, tổng mức đầu tư toàn xã hội
và một số chỉ tiêu quan trọng khác đạt thấp xa so với mục tiêu đề ra.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận
giai đoạn 2011-2015
Tốc độ tăng trưởng
Năm Mục tiêu Năm
TT Chỉ tiêu bình quân 2011-2015
2010 2011-2015 2015
(%)
Tổng sản phẩm trong tỉnh
I 3017,5 6630 4918 10,3
(GDP- Giá ss 1994 (tỷ đồng)
1.1 Nông, lâm, ngư nghiệp 1123,5 1480 1303,5 3
1.2 Công nghiệp, xây dựng 781,1 3000 1581,2 15,1
1.3 Dịch vụ 1112,9 2150 2033,3 12,8
Tổng sản phẩm trong tỉnh
II 8004 8007 11549 7,6
(GDP- Giá ss 2010 (tỷ đồng)
1.1 Nông, lâm, ngư nghiệp 3338 3331 4014,3 3,8
1.2 Công nghiệp, xây dựng 1612 1615 2577,1 9,8
1.3 Dịch vụ 3054 3050 4957,6 10,2
2.1.3 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận
2.1.3.1Quan điểm phát triển
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tỉnh Ninh Thuận 2016-2020,
quan điểm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận như sau:
- Quán triệt và thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới toàn diện và đồng
bộ, tạo động lực mạnh mẽ, huy động cao nhất mọi nguồn lực và phát huy
sức mạnh tổng hợp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong
giai đoạn mới, rút ngắn nhanh khoảng cách chênh lệch so với các tỉnh trong
khu vực và cả nước.
- Phát triển kinh tế-xã hội phải gắn với thực hiện có hiệu quả chương trình tái
cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của
nền kinh tế; tăng trưởng kinh tế phải gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã

Viện Năng lượng


Trang 2-6/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
- Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để các thành
phần kinh tế cùng phát triển, nhằm huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư
phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với tăng hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn
lực cho tăng trưởng nhanh và bền vững.
- Phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương, nhất là
tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển, coi trọng và phát huy lợi thế về nông
nghiệp, dịch vụ, du lịch làm nền tảng cho phát triển, phát triển mạnh các
ngành công nghiệp có lợi thế để tạo ra đột phá cho tăng trưởng, trong đó
nâng cao năng lực cạnh tranh làm động lực, tăng khả năng thích ứng với sự
thay đổi của tình hình kinh tế thế giới và trong nước để phát triển ổn định
và bền vững.
- Tích cực, chủ động trong hội nhập quốc tế; tăng cường hợp tác liên kết phát
triển trong vùng và cả nước. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu
quả điều hành của bộ máy hành chính Nhà nước các cấp, tạo được sự chỉ
đạo tập trung thống nhất nhưng phải vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo
của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, cơ sở.
2.1.3.2Mục tiêu tổng quát đến năm 2020
Tập trung huy động tốt nhất và phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế,
phát huy lợi thế từng ngành, từng sản phẩm đưa quy mô nền kinh tế tăng 1,7
lần so năm 2015, tạo chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ; coi trọng phát triển nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trọng tâm giảm nghèo bền
vững, sớm thu hẹp khoảng cách thu nhập so với bình quân của cả nước. Bảo vệ
môi trường, ứng phó có hiệu quả biến đổi khí hậu; giữ vững ổn định chính trị
và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Xây dựng Đảng, hệ
thống chính trị trong sạch vững mạnh.
2.1.3.3Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP theo giá so sánh năm 2010) đạt 10-
11%/năm, trong đó: Giá trị gia tăng các ngành: Nông, lâm nghiệp và Thủy sản
tăng 5-6%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 14-15%/năm; dịch vụ tăng 11-
12%/năm;
GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 58-60 triệu đồng/người;
Giá trị sản xuất các ngành: Nông, lâm nghiệp và Thủy sản tăng 6-7%/năm;

Viện Năng lượng


Trang 2-7/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
công nghiệp - xây dựng tăng 15-16%/năm; dịch vụ tăng 12-13%/năm;
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 30-31%; Nông, lâm, thủy sản
chiếm 28-29%; dịch vụ chiếm 39-40% GRDP vào năm 2020;
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 đạt 2.800-3.000 tỷ đồng;
Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là 150 triệu USD, tăng bình quân
14,9%/năm;
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 khoảng 51-55 ngàn tỷ đồng.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 còn 1,12%, quy mô dân số trung
bình đến năm 2020 đạt 640 ngàn người;
Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5 - 2%/năm (theo chuẩn mới
2016 - 2020);
Đạt tỷ lệ 10 bác sỹ /1 vạn dân và 70% trạm y tế xã phường có bác sỹ; 90% xã,
phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng đến năm 2020 còn dưới 13%;
Phấn đấu đến năm 2020: có 50% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia; 80%
số học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày; 20% số trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia;
Phấn đấu đến năm 2020, có 90% số thôn, khu phố và 100% cơ quan, đơn vị đạt
chuẩn về văn hóa;
Phấn đấu đến năm 2020, có 50% số xã và từ 1 - 2 huyện đạt tiêu chí xây dựng
nông thôn mới.
Nâng độ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2020;
Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%.
Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của tỉnh Ninh
Thuận tới năm 2020.

Viện Năng lượng


Trang 2-8/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015
Mục tiêu Kế hoạch giai đoạn 2016-2020 Tốc độ tăng
TH
TT Chỉ tiêu Đơn vị KH 2016- KH KH KH KH KH trưởng b/q
2015
2020 2016 2017 2018 2019 2020 2016-2020
Tổng sản phẩm trong tỉnh
1 Tỷ đồng 19.220,0 11.549,0 12.725,0 14.043,4 15.545,4 17.253,4 19.220,0 10,7
(GRDP-Giá ss 2010)
- Tốc độ tăng trưởng % 10,7 4,1 10,2 10,4 10,7 11 11,4
Giá trị gia tăng các ngành,
-
trong đó::
+ Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 5.380,0 4.014,3 4.287,3 4.531,7 4.812,6 5.120,6 5.380,0 6
+ Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 5.120,0 2.577,1 2.959,6 3.391,7 3.892,8 4.472,8 5.120,0 14,7
+ Dịch vụ Tỷ đồng 8.720,0 4.957,6 5.478,1 6.120,0 6.840,0 7.660,0 8.720,0 12
2 GRDP theo giá hiện hành: Tỷ đồng 38.164,0 17.185,3 19.790,0 24.315,0 29.439,0 33.967,0 38.164,0 17,3
- GRDP bình quân đầu người Triệu đồng 59,6 28,8 32,8 39,6 47,3 53,8 59,6 15,7
- Qui đổi ra USD/người USD/người 2.800,0 1.350,0 1.546,0 1.859,0 2.220,0 2.527,0 2.800,0 15,7
Cơ cấu GRDP theo ngành
3
(giá thực tế)
+ Nông, lâm, ngư nghiệp % 29 33,8 34 33,1 31,5 29,9 29
+ Công nghiệp, xây dựng % 31 26,4 26,7 27,6 29 30,4 31
+ Dịch vụ % 40 39,8 39,3 39,3 39,5 39,7 40
Giá trị sản xuất theo giá ss
4 Tỷ đồng 44502,3 25024,0 28002,0 31224,1 34990,0 39422,0 44502,3 12,2
2010
Trong đó:

Viện Năng lượng Trang 2-9/40


CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Mục tiêu Kế hoạch giai đoạn 2016-2020 Tốc độ tăng
TH
TT Chỉ tiêu Đơn vị KH 2016- KH KH KH KH KH trưởng b/q
2015
2020 2016 2017 2018 2019 2020 2016-2020
+ Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 11.412,3 8.440 9.107,3 9.628 10.191,5 10.798 11.412,3 6,2
+ Nông lâm nghiệp " 5.364,5 4.315 4.656,2 4.825,9 5.008,2 5.204,1 5.364,5 4,5
+ Thủy sản " 6.047,8 4.125 4.451,1 4.802,1 5.183,3 5.593,9 6.047,8 8
- Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 18.540 8.688 9.995 11.556,9 13.454,3 15.782,6 18.540 16
+ Công nghiệp " 13.340 5.464 6.470 7.686,4 9.192,9 11.086,6 13.340 19,5
+ Xây dựng " 5.200 3.224 3.525 3.870,5 4.261,4 4.696 5.200 10
+ Dịch vụ Tỷ đồng 14.550 7.896 8.900 10.039,2 11.344,3 12.841,7 14.550 13
3
5 Dân số trung bình 10 người 640 597 603,8 614 623 631 640 1,4
6 Tỷ lệ sinh %o 18
7 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,1 1,15 1,14 1,135 1,13 1,125 1,12

Viện Năng lượng Trang 2-10/40


CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
2.1.3.4Phương hướng phát triển các ngành
a. Phương hướng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản
- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng,
giá trị gia tăng sản phẩm, phát triển bền vững, ứng phó có hiệu quả với
biến đổi khí hậu. Phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo hướng
hiện đại, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững gắn với thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện các chính sách
an sinh xã hội. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông -
lâm- thủy sản tăng bình quân hàng năm 6 - 7%/năm, chiếm cơ cấu 29%
GRDP toàn tỉnh, tỷ lệ chủ động tưới đạt 60% vào năm 2020:
- Trồng trọt: Chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện
nắng hạn, thổ nhưỡng của từng vùng, tiểu vùng, tổng diện tích chuyển
đổi 7.200 ha, trong đó năm 2016 chuyển đồi ít nhất 1.200 ha. Nâng cao
chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất
đạt trên 125 triệu đồng/ha đất canh tác; quy hoạch diện tích trồng lúa
18.600 ha, trong đó diện tích sản xuất 2- 3 vụ khoảng 11- 12 ngàn ha.
Tập trung phát triển các cây trồng đặc thù, có lợi thế cạnh tranh (hành,
tỏi, táo, nho, mía, sắn, thuốc lá, neem), tiến tới xây dựng thương hiệu và
từng bước mở rộng thị trường cho xuất khẩu. Hình thành một số vùng
chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, duy trì diện tích trồng sắn
khoảng 3.000 ha, mở rộng diện tích cây mía 5.000 ha. Tập trung phát
triển cây công nghiệp dài ngày. Ưu tiên phát triển các loại cây ăn quả đặc
thù có lợi thế của địa phương như: Cây nho khoảng 2.000 ha, cây táo
khoảng 1.200 ha.
- Phát triển chăn nuôi toàn diện, đồng bộ gắn với thị trường theo hướng
bền vững, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính,
chiếm tỷ trọng 40% giá trị toàn ngành. Đến năm 2020, quy mô đàn gia
súc đạt trên 514 ngàn con, phấn đấu tỷ lệ sind hóa đàn bò trên 50%, đàn
dê, cừu lai tạo giống mới trên 90% và tỷ lệ nạc hóa đàn heo trên 90%.
- Phát triển ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững, khai thác tiềm
năng lợi thế về kinh tế biển, phát triển đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng,
chế biến và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, lấy chế biến làm động
lực, phát triển thủy sản gắn với phát triển du lịch và công nghiệp ven
biển và bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, tốc độ tăng trưởng bình quân
trên 8%/năm. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá đồng bộ theo
hướng xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề
cá của khu vực. Ổn định diện tích nuôi tôm từ 1.100-1.200 ha, sản lượng
Viện Năng lượng
Trang 2-11/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
tôm thương phẩm trên 12.000 tấn, sản xuất giống trên 36 tỷ con giống.
Thực hiện có hiệu quả Đề án tổ chức lại nghề khai thác, hỗ trợ ngư dân
nâng công suất tàu thuyền, trang thiết bị hiện đại. Đến năm 2020, sản
lượng khai thác hải sản ổn định 70-75 ngàn tấn/năm, tăng tỷ trọng sản
phẩm có giá trị kinh tế cao chiếm trên 20%, sản lượng khai thác ở vùng
khơi, xa bờ chiếm 65% tổng sản lượng khai thác, trong đó trên 60%
nguyên liệu đưa vào chế biến.
- Phát triển ngành công nghiệp chế biến muối và sản xuất các sản phẩm
sau muối theo hướng sản xuất công nghiệp. Đến năm 2020, ổn định diện
tích sản xuất muối 3.900 ha, sản lượng trên 475 ngàn tấn, trong đó muối
công nghiệp chiếm trên 85%.
- Tập trung thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh
rừng, đi đôi với thực hiện có hiệu quả trồng rừng sản xuất, trồng rừng
thay thế nhằm bảo đảm độ che phủ rừng, góp phần ổn định và từng bước
nâng cao đời sống người dân trong phát triển kinh tế rừng. Phấn đấu độ
che phủ rừng đạt 50% vào năm 2020.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nông thôn, nhất là hệ thống
giao thông, cấp nước, vệ sinh môi trường nông thôn, các công trình
phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Triển khai có hiệu quả chương trình
phát triển nông thôn mới, phấn đến năm 2020, có trên 50% xã đạt chuẩn
quy định nông thôn mới và từ 1 - 2 huyện đạt tiêu chí xây dựng nông
thôn mới.
b. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng
Tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế của
địa phương, gắn với thị trường tiêu thụ như chế biến nông lâm thủy sản, chế
biến thực phẩm, đồ uống, chế biến muối và hóa chất sau muối. Phát triển
mạnh công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống với nguồn nguyên liệu
chủ động và là những sản phẩm có lợi thế của địa phương, hình thành nhà
máy chế biến Tôm quy mô 10.000 tấn/năm, nhà máy chế biến thịt gia súc,
gia cầm với sản phẩm có lợi thế từ ngành chăn nuôi của địa phương như dê,
cừu. Phát triển nhà máy sản xuất rượu nho gắn với việc hình thành các khu
du lịch sinh thái, quy mô 2- 3 triệu lít/năm. Mở rộng công suất nhà máy bia
lên 100 triệu lít/năm, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản như
quặng Titan quy mô công suất 100.000 tấn/năm. Chế biến các sản phẩm đá
granit phát triển thành sản phẩm vật liệu cao cấp Ninh Thuận với quy mô
trên 1 triệu m2/năm, cung cấp cho thị truờng xây dựng cao cấp trong nước
và hướng đến xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến muối tinh quy mô
150 ngàn tấn/năm và phát triển các sản phẩm hóa chất sau muối như muối

Viện Năng lượng


Trang 2-12/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
cao cấp, xút Magiê-Clo. Mở rộng quy mô các ngành công nghiệp sử dụng
nhiều lao động như dệt, may mặc, chế biến hạt điều;
Tập trung khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế về phát triển điện gió, ưu tiên
khuyến khích và thu hút đầu tư các dự án điện gió theo quy hoạch phát triển
điện gió Quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với tổng
cộng suất 1.057 MW, phấn đấu đến năm 2020 công suất lắp đặt 220 MW;
mở rộng công suất nhà máy thủy điện Đa Nhim thêm 80 MW, triển khai đầu
tư và phấn đấu đưa vào vận hành nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái công
suất 1.200 MW vào năm 2020. Chuẩn bị các điều kiện để triển khai đầu tư
các nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh theo chủ trương của Quốc hội và Chính
phủ;
Triển khai đề án phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền
thống gắn với du lịch. Quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn huyện để
mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp quy mô lớn
theo hướng tập trung như chế biến thủy sản, chế biến nước mắm, chế biến
nông sản,
Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện các quy hoạch phát triển đô
thị; hình thành các khu đô thị tập trung ven biển có quy mô hợp lý và các
trung tâm kinh tế vùng; tiếp tục tập trung phát triển đô thị Phan Rang-Tháp
Chàm, thành đô thị thương mại-dịch vụ theo hướng hiện đại, văn minh
"xanh - sạch - đẹp"; quan tâm đầu tư nâng cấp thị trấn Tân Sơn - Ninh Sơn
đạt đô thị loại 4, thị trấn Phước Đại và Lợi Hải. Từng bước hình thành khu
trung tâm hành chính tỉnh, trước mắt thực hiện công tác giải phóng mặt bằng
và chuẩn bị đầu tư dự án. Chú trọng quản lý quy hoạch phát triển nông thôn
mới bảo đảm bản sắc văn hóa, quan tâm đầu tư hạ tầng khu dân cư tập trung
đáp ứng yêu cầu và tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
c. Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung
Quy hoạch 4 KCN tập trung và các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện,
trong đó giai đoạn 2016 – 2020, ưu tiên hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng một
số cụm công nghiệp Tri Hải (Ninh Hải), Hiếu Thiện (Thuận Nam), Phước
Tiến (Bác Ái). Tạo thuận lợi thu hút các dự án sản xuất công nghiệp để lấp
đầy khoảng 60% Khu công nghiệp Du Long, Phước Nam và Khu công
nghiệp Thành Hải; khuyến khích đầu tư cụm công nghiệp Hiếu Thiện, Cà
Ná và dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen - Cà Ná.
- Khu công nghiệp Du Long
Vị trí tại xã Lợi Hải và Bắc Phong huyện Thuận Bắc. KCN cách cảng Cam
Ranh (tỉnh Khánh Hòa) 30km, cách thành phố Phan Rang Tháp Chàm
20km.
Viện Năng lượng
Trang 2-13/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Tổng diện tích 407,28 ha.
Ngành nghề sản xuất: là khu công nghiệp tập trung ít gây ảnh hưởng đến
môi trường. Chủ yếu bố trí các nhà máy lắp ráp điện tử, tin học, các mặt
hàng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp; chế biến
nông-lâm-thủy sản; công nghiệp VLXD; lắp ráp ô tô, xe máy. KCN ưu tiên
kêu gọi các nhà đầu tư vào ngành dệt may để trở thành KCN dệt may và
ngành phụ trợ cho ngành dệt may với quy mô lớn.
Hiện đã quy hoạch chi tiết nhưng chưa xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Khu công nghiệp Phước Nam
Vị trí tại xã Phước Nam huyện Thuận Nam, cách thành phố Phan Rang Tháp
Chàm 15km, sát quốc lộ 1A, cách sân bay quốc tế Cam Ranh 70km và Cảng
Bà Ngòi 50km.
Tổng diện tích 370 ha.
Ngành nghề sản xuất: là khu công nghiệp tập trung ít gây ảnh hưởng đến
môi trường. mặt hàng công nghệ cao; lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp cơ
khí chế tạo; công nghiệp điện tử, tin học; chế biến nông-lâm-thủy sản; công
nghiệp VLXD; công nghiệp may mặc, giày da xuất khẩu.
Hiện nay đang xây dựng hạ tầng lấp đầy 13% (04 dự án).
- Khu công nghiệp Cà Ná:
Vị trí: Xã Phước Diêm, H.Thuận Nam, cách thành phố Phan Rang Tháp
Chàm 30km, sát quốc lộ 1A .
Qui mô 1.500 ha.
Ngành nghề sản xuất: Luyện cán thép, Hóa chất sau muối, cơ khí chế tạo,
công nghiệp phụ trợ nhà náy điện hạt nhân.
Hiện nay Công ty TNHH Một thành viên đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp
Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen sở
hữu 100% vốn điều lệ đang đầu tư Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa
Sen – Cà Ná tại KCN Cà Ná với quy mô như sau:
Giai đoạn 1 (2017-2020): tổng công suất thiết kế là 4,5 triệu tấn sản
phẩm/năm bao gồm 2,0 triệu tấn/năm thép tấm cán nóng và 2,5 triệu
tấn/năm thép hình, thép thanh, dây tròn, giai đoạn 1 chia thành 3 phân kỳ:
Phân kỳ 1: khởi công năm 2017 đầu tư hoàn thành năm 2018; công suất thiết
kế 1,25 triệu tấn sản phẩm/năm.
Phân kỳ 2: khởi công năm 2018 đầu tư hoàn thành năm 2019; công suất thiết
kế 2 triệu tấn sản phẩm/năm.

Viện Năng lượng


Trang 2-14/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Phân kỳ 3: khởi công năm 2019 đầu tư hoàn thành năm 2020; công suất thiết
kế 1,25 triệu tấn/năm.
Giai đoạn 2 (2020-2025): tổng công suất thiết kế là 4,5 triệu tấn sản
phẩm/năm
Giai đoạn 3 (2025-2031): tổng công suất thiết kế là 7 triệu tấn sản
phẩm/năm.
- Khu công nghiệp Thành Hải (chuyển đổi từ Cụm công nghiệp Thành
Hải)
Cụm công nghiệp Thành Hải ban đầu có diện tích 26,75ha, hoàn thành đầu
tư xây dựng hạ tầng vào năm 2006. Vị trí tại xã Thành Hải, thành phố Pan
Rang – Tháp Chàm, nằm cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang Tháp
Chàm 03km.
Cụm công nghiệp Thành Hải (mở rộng) quy mô 51,25ha được phê duyệt
quy hoạch theo quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 05/02/2010 của UBND
tỉnh Ninh Thuận về việc Phê duyệt đề án quy hoạch chi tiết xây dựng CCN
Thành Hải mở rộng tại xã Thành Hải, thành phố Phan Rang Tháp Chàm.
Tổng diện tích bao gồm CCN Thành Hải và CCN Thành Hải mở rộng:
77,987ha.
Ngành nghề sản xuất: công nghiệp VLXD; chế biến thực phẩm, nước giải
khát. Hiện lấp đầy 62,13% diện tích và đang đầu tư mở rộng.
Ngoài 04 KCN nêu trên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đầu tư phát triển 10
cụm công nghiệp theo quy hoạch với tổng diện tích 383,26 ha, trong đó đến
năm 2020 hoàn thành 07 cụm công nghiệp (Hiếu Thiện; Tháp Chàm; Quảng
Sơn; Tri Hải; Chế biến thủy sản; Phước Tiến; Ti Tan). Sau năm 2020 hoàn
thành tiếp 03 CCN còn lại là CCN Pigment; CCN tập trung xã Lợi Hải và
CCN tập trung xã Công Hải và Lợi Hải.

Viện Năng lượng


Trang 2-15/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Bảng 2.3: Danh mục các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Qui mô diện tích
(ha)
TT Tên Khu, CCN Địa điểm (phường, xã) Ngành nghề đầu tư Tiến độ thực hiện
2016- Sau
2020 2020
Công nghệ cao, lắp ráp
xã Lợi Hải và Xã Bắc Đã QH chi tiết chưa XD hạ
1 Khu CN Du Long 407 407 điện tử, dệt may, công
Phong, huyện Thuận Bắc tầng
nghiệp phụ trợ…
Công nghệ cao, lắp ráp
xã Phước Nam, huyện điện tử, ô tô, cơ khí, may Đang XD hạ tầng lấp đầy
2 Khu CN Phước Nam 370 370
Thuận Nam mặc, da giày, VLXD, công 13% (04 dự án)
nghiệp phụ trợ…
Hóa chất sau muối; luyện
xã Phước Diêm, huyện cán thép, cơ khí chế tạo;
3 KCN Cà Ná 827,2 1500 Đang QH chi tiết
Thuận Nam công nghiệp phụ trợ nhà
máy điện hạt nhân
vật liệu xây dựng, chế biến
xã Thành Hải, tp. Phan Lấp đầy 62,13% (15 dự án)
4 Khu CN Thành Hải 77,987 77,987 thực phẩm, nước giải khát,
Rang - Tháp Chàm Đang đầu tư mở rộng

5 Cụm CN Hiếu Thiện Phước Nam, Thuận Nam 50 75 lấp đầy 12% (02 dự án)
TP Phan Rang, Tháp
6 Cụm CN Tháp Chàm 23,48 23,48 lấp đầy 75% (08 dự án)
Chàm
7 Cụm CN Quảng Sơn Quảng Sơn, Ninh Sơn 50,28 75,28 đang lập QH, lấp đầy 27%
thủy sản, cơ khí, VLXD, Chưa xây dựng hạ tầng Lấp
8 Cụm CN Trí Hải Tri Hải, huyện Ninh Hải 25 25
gỗ, nông lâm, hải sản,… đầy 16% (01 dự án)

Viện Năng lượng Trang 2-16/40


CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Qui mô diện tích
(ha)
TT Tên Khu, CCN Địa điểm (phường, xã) Ngành nghề đầu tư Tiến độ thực hiện
2016- Sau
2020 2020
Cụm CN chế biến Chế biến thủy sản tập trung
9 Phước Minh, Thuận Nam 17 17 Chưa lập QH chi tiết
Thủy sản phục vụ nghề cá,…
10 CCN Phước Tiến Phước Tiến, Bác Ái 40 40 CB nông, lâm sản, TTCN Chưa lập QH chi tiết
11 CCN Ti Tan Phước Hải, Ninh Phước 21 37,3 Khai thác, sản xuất Titan Đang QH chi tiết
CCN Chế biến Công Hải và xã Lợi Hải,
12 30 Chế biến pigment Chưa lập QH chi tiết
pigment huyện Thuận Bắc
VLXD, cơ khí, chế biến gỗ,
Cụm CN tập trung
13 Lợi Hải, H.Thuận Bắc 30 hàng tiêu dùng, ngành nghề Chưa lập QH chi tiết
xã Lợi Hải
truyền thống,…
VLXD, cơ khí, chế biến gỗ,
Cụm CN tập trung Công Hải và xã Lợi Hải,
14 30 hàng tiêu dùng, ngành nghề Chưa lập QH chi tiết
Công Hải và Lợi Hải H. Thuận Bắc
truyền thống,…

Viện Năng lượng Trang 2-17/40


CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
2.2 Hiện trạng nguồn và lưới điện tỉnh Ninh Thuận
2.2.1 Hiện trạng nguồn điện
- Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (tỉnh Bình Thuận) bao gồm: NMNĐ Vĩnh
Tân 2 công suất 2x622MW đã phát điện năm 2014, NMNĐ Vĩnh Tân 4
công suất 2x622MW đã hoàn thiện các hạng mục dự kiến tổ máy 1 phát
điện tháng 6/2017, tổ máy 2 phát điện tháng 11/2017 phát lên lưới điện
220kV, 500kV qua trạm 500/220/35kV Vĩnh Tân công suất 2x600MVA.
TTĐL Vĩnh Tân cung cấp điện cho lưới điện tỉnh Ninh Thuận qua đường
dây 220kV mạch kép NĐ Vĩnh Tân - Tháp Chàm 2.
- Nhà máy thủy điện Đa Nhim nằm tại xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh
Ninh Thuận có công suất 160MW bao gồm 04 tổ máy 4x40MW phát
trực tiếp lên lưới điện 220kV qua các tuyến đường dây 220kV TĐ Đa
Nhim - Di Linh (Lâm Đồng) và TĐ Đa Nhim - 220kV Tháp Chàm 2 -
Nha Trang. Tại NMTĐ Đa Nhim lắp đặt 01 trạm biến áp 220/110kV TĐ
Đa Nhim công suất 2x63MVA. Từ thanh cái 110kV của NMTĐ Đa
Nhim cấp cho lưới điện 110kV qua 05 tuyến đường dây: 171 TĐ Đa
Nhim - Suối Vàng (Lâm Đồng), 172 TĐ Đa Nhim - Đơn Dương (Lâm
Đồng), 173 TĐ Đa Nhim - TĐ Hạ Sông Pha - Ninh Sơn, 175 TĐ Đa
Nhim - 220kV Tháp Chàm 2 và 174 TĐ Đa Nhim - TĐ Sông Pha để đấu
nối NMTĐ Sông Pha.
- Nhà máy thủy điện Sông Pha nằm tại xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh
Ninh Thuận, công suất 7,5MW gồm 05 tổ máy 5x1,5MW phát lên lưới
điện 110kV qua trạm nâng áp 6/110kV TĐ Sông Pha công suất 10MVA
và đường dây 110kV TĐ Sông Pha - TĐ Đa Nhim.
- Nhà máy thủy điện Hạ Sông Pha nằm tại xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn,
tỉnh Ninh Thuận, công suất 5,4MW gồm 02 tổ máy 2x2,7MW phát lên
lưới điện 110kV qua trạm nâng áp 6/110kV TĐ Hạ Sông Pha công suất
12,5MVA và 02 đường dây 110kV: TĐ Hạ Sông Pha - TĐ Đa Nhim, TĐ
Hạ Sông Pha - Ninh Sơn.
- Nhà máy thủy điện Sông Ông nằm tại xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn,
tỉnh Ninh Thuận, công suất 8,1MW gồm 03 tổ máy 3x2,7MW phát lên
lưới điện 22kV qua trạm nâng áp 6/22kV TĐ Sông Ông công suất
3x3,5MVA và đường dây 22kV TĐ Sông Ông - 110kV Ninh Sơn.
- Nhà máy thủy điện Thượng Sông Ông nằm tại xã Quảng Sơn, huyện
Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, công suất 5MW gồm 02 tổ máy 2x2,5MW
phát lên lưới điện 22kV qua trạm nâng áp 6/22kV TĐ Thượng Sông Ông

Viện Năng lượng


Trang 2-18/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
công suất 2x3,25MVA và đường dây 22kV TĐ Thượng Sông Ông -
110kV Ninh Sơn.
Bảng 2.4: Thống kê các NMĐ đang vận hành cấp điện cho tỉnh Ninh Thuận
(tính đến tháng 2/2018)
T Công suất Điện áp
Tên nhà máy Địa điểm Ghi chú
T (MW) phát (kV)
Tỉnh Bình Phát điện năm
1 NĐ Vĩnh Tân 2 2x622 220
Thuận 2014
Chuẩn bị phát
Tỉnh Bình
2 NĐ Vĩnh Tân 4 & 4MR 2x622 220 điện thương
Thuận
mại
xã Lâm Sơn,
3 TĐ Đa Nhim 4x40 220
huyện Ninh Sơn
xã Lâm Sơn,
4 TĐ Sông Pha 5x1,5 110
huyện Ninh Sơn
xã Lâm Sơn,
5 TĐ Hạ Sông Pha 2x2,7 110
huyện Ninh Sơn
xã Quảng Sơn,
6 TĐ Sông Ông 3x2,7 22
huyện Ninh Sơn
xã Quảng Sơn,
7 TĐ Thượng Sông Ông 2x2,5 22
huyện Ninh Sơn
Tổng 231,0
2.2.2 Lưới điện 220kV, 110kV
a. Lưới điện 220kV
Trạm biến áp 220kV
Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ 02 trạm biến áp 220kV với chi tiết như
sau:
- Trạm 220kV Tháp Chàm 2 công suất 1x125MVA, công suất tải max
hiện tại là 113MW, mang tải 90,5%.
- Trạm 220kV TĐ Đa Nhim công suất 2x63MVA, công suất tải max hiện
tại là 35MW, mang tải 28,9%.
Bảng 2.5: Tình trạng vận hành các trạm 220kV tỉnh Ninh Thuận
Công suất Điện áp Pmax Mang tải
TT Tên Trạm biến áp
(MVA) (kV) (MW) (%)
1 Tháp Chàm 2 125 220/110/22 113 90,5
2 TĐ Đa Nhim 63 220/110 16 26,5
63 220/110 19 31,4
(Nguồn: Truyền tải điện Ninh Thuận)

Viện Năng lượng


Trang 2-19/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Đường dây 220kV
Tỉnh Ninh Thuận nằm trong Hệ thống điện miền Nam với các tuyến dây
220kV như sau:
- Tuyến 220kV NĐ Vĩnh Tân - Tháp Chàm 2: là đường dây mạch kép từ
NMNĐ Vĩnh Tân cấp cho trạm 220kV Tháp Chàm 2, dây dẫn ACSR-
330, chiều dài 63,254km. Năm 2017 có Pmax = 67 MW, mang tải
23,4%.
- Tuyến 220kV TĐ Đa Nhim - Tháp Chàm 2: là đường dây mạch đơn từ
NMTĐ Đa Nhim cấp cho trạm 220kV Tháp Chàm 2, dây dẫn ACSR-
400, chiều dài 51,935 km. Năm 2017 có Pmax = 141 MW, mang tải
44,3%.
- Tuyến 220kV Tháp Chàm 2 - Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa): là đường
dây mạch đơn từ trạm 220kV Tháp Chàm 2 đi trạm 220kV Nha Trang,
dây dẫn ACSR-400, chiều dài 117,64 km. Năm 2017 có Pmax = 114
MW, mang tải 35,9%.
- Tuyến 220kV TĐ Đa Nhim - Di Linh (tỉnh Lâm Đồng): là đường dây
mạch đơn từ NMTĐ Đa Nhim cấp đến trạm 500kV Di Linh, dây dẫn
ACSR-795MCM, chiều dài 74,28 km. Năm 2017 có Pmax = 64 MW,
mang tải 20,5%.
Bảng 2.6: Tình trạng vận hành các tuyến đường dây 220kV tỉnh Ninh
Thuận
Pmax
T Số Chiều Mang
Tên đường dây Dây dẫn (MW
T mạch dài (km) tải (%)
)
NĐ Vĩnh Tân - Tháp Chàm 02
1
2 ACSR-330 63,254 67 23,4
TĐ Đa Nhim - Tháp Chàm 01
2
2 ACSR-400 51,935 141 44,3
3 Tháp Chàm 2 - Nha Trang 01 ACSR-400 117,64 114 35,9
01 ACSR-
4 TĐ Đa Nhim - Di Linh
795MCM 74,28 64 20,5
(Nguồn: Truyền tải Điện Ninh Thuận)

b. Lưới điện 110kV


Trạm biến áp 110kV
Hiện tại tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ 05 trạm/ 08 máy biến áp 110kV
Viện Năng lượng
Trang 2-20/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
với tổng dung lượng đặt là 230MVA, cụ thể:
- Trạm 110kV Tháp Chàm công suất 2x40MVA-110/22kV nhận điện từ
đường dây 110kV mạch đơn từ trạm 220kV Tháp Chàm 2 - Tháp Chàm.
Năm 2017 trạm mang tải như sau: Máy T1 có Pmax=21,5MW, mang tải
90,5%; Máy T2 có Pmax=14,5MW, mang tải 61,1%.
- Trạm 110kV Ninh Hải công suất 2x25MVA-110/22kV nhận điện từ
đường dây 110kV mạch đơn từ trạm 220kV Tháp Chàm 2 - Ninh Hải.
Năm 2017 trạm mang tải như sau: Máy T1 có Pmax=8,6MW, mang tải
22,6%; Máy T2 có Pmax=15,7MW, mang tải 41,3%.
- Trạm 110kV Ninh Phước công suất 2x25MVA-110/22kV nhận điện từ
đường dây 110kV mạch đơn Ninh Thuận 1 - Ninh Phước và từ NMĐ
Phú Lạc - Ninh Phước. Năm 2017 trạm mang tải như sau: Máy T1 có
Pmax=10,5MW, mang tải 44,2%; Máy T2 có Pmax=8,6MW, mang tải
36,2%.
- Trạm 110kV Ninh Sơn công suất 25MVA-110/22kV nhận điện từ đường
dây 110kV mạch đơn từ TĐ Đa Nhim - TĐ Hạ Sông Pha - Ninh Sơn.
Năm 2017 trạm có Pmax=6,0MW, mang tải 25,3%.
- Trạm 110kV Ninh Thuận 1 công suất 25MVA-110/22kV nhận điện từ
đường dây 110kV mạch đơn Tháp Chàm - Ninh Thuận 1. Năm 2017
trạm có Pmax=7,0MW, mang tải 29,5%.
Chi tiết mang tải các trạm biến áp 110kV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như
sau:
Bảng 2.7: Hiện trạng mang tải các trạm 110kV tỉnh Ninh Thuận
Công suất Điện áp Pmax Pmin Mang tải
TT Tên trạm Chi Chú
(MVA) (kV) (MW) (MW) (%)
40 110/22 21,5 10,8 90,5
1 Tháp Chàm
40 110/22 14,5 10,2 61,1
25 110/22 8,6 5,6 22,6
2 Ninh Hải
25 110/22 15,7 7,9 41,3
25 110/22 10,5 5,8 44,2
3 Ninh Phước
25 110/22 8,6 5,2 36,2
4 Ninh Sơn 25 110/22 6,0 3,9 25,3
5 Ninh Thuận 1 25 110/22 7,0 4,2 29,5
(Nguồn: Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam)

Đường dây 110kV

Viện Năng lượng


Trang 2-21/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 09 tuyến đường dây 110kV với tổng chiều dài
177,151km. Chi tiết như sau:
- Tuyến đường dây 110kV mạch đơn lộ 173 TĐ Đa Nhim - 171 TĐ Hạ
Sông Pha, dây dẫn AC-185 chiều dài 1,676km; năm 2017 có Pmax =
13,6MW, mang tải 14,7%;
- Tuyến đường dây 110kV mạch đơn lộ 172 TĐ Hạ Sông Pha - 172 Ninh
Sơn, dây dẫn ACSR-336,4MCM+AC-185, chiều dài 12,931km; năm
2017 có Pmax = 16,8MW, mang tải 18,2%;
- Tuyến đường dây 110kV mạch đơn lộ 171 Ninh Sơn - 172 Tháp Chàm,
dây dẫn ACSR-336,4MCM+AC-185, chiều dài 27,841km; năm 2017 có
Pmax = 14,1MW, mang tải 15,3%;
- Tuyến đường dây 110kV mạch đơn lộ 174 Tháp Chàm - 172 Ninh Thuận
1, dây dẫn ACSR-300+AC-185, chiều dài 24,489km; năm 2017 có Pmax
= 21,1MW, mang tải 22,9%;
- Tuyến đường dây 110kV mạch đơn lộ 171 Ninh Thuận 1 - 172 Ninh
Phước, dây dẫn ACSR-300+AC-185, chiều dài 18,286km; năm 2017 có
Pmax = 14,1MW, mang tải 15,3%;
- Tuyến đường dây 110kV mạch đơn lộ 171 Ninh Phước - 171 Phú Lạc,
dây dẫn AC-185 chiều dài 14,661km (đoạn qua tỉnh Ninh Thuận); năm
2017 có Pmax = 16,8MW, mang tải 18,2%;
- Tuyến đường dây 110kV mạch đơn lộ 174 Tháp Chàm 2 - 171 Tháp
Chàm, dây dẫn ACSR-336,4MCM+AC-240, chiều dài 15,109km; năm
2017 có Pmax = 20,1MW, mang tải 21,8%;
- Tuyến đường dây 110kV mạch đơn lộ 175 Tháp Chàm 2 - 171 Ninh Hải,
dây dẫn ACSR-336,4MCM+AC-240+AC-185, chiều dài 11,117km; năm
2017 có Pmax = 22,2MW, mang tải 24,1%;
- Tuyến đường dây 110kV mạch đơn lộ 175 TĐ Đa Nhim - 173 Tháp
Chàm 2, dây dẫn ACKP-150, chiều dài 51,041km; năm 2017 có Pmax =
24,9MW, mang tải 31,4%.
Bảng 2.8: Tình hình mang tải các tuyến đường dây 110kV
(Theo dòng phát nóng cho phép)
Chiều Pmax Mang tải Ghi
TT Tên tuyến dây Dây dẫn
dài (km) (MW) (%) chú
173 TĐ Đa Nhim -
1 AC-185 1,676 13,6 14,7
171 TĐ Hạ Sông Pha
172 TĐ Hạ Sông Pha
2 ACSR-336,4MCM+AC-185 12,931 16,8 18,2
- 172 Ninh Sơn

Viện Năng lượng


Trang 2-22/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Chiều Pmax Mang tải Ghi
TT Tên tuyến dây Dây dẫn
dài (km) (MW) (%) chú
171 Ninh Sơn - 172
3 ACSR-336,4MCM+AC-185 27,841 14,1 15,3
Tháp Chàm
174 Tháp Chàm - 172
4 ACSR-300+AC-185 24,489 21,1 22,9
Ninh Thuận 1
171 Ninh Thuận 1 -
5 ACSR-300+AC-185 18,286 14,1 15,3
172 Ninh Phước
171 Ninh Phước - 171
6 AC-185 14,661 16,8 18,2
Phú Lạc
174 Tháp Chàm 2 -
7 ACSR-336,4MCM+AC-240 15,109 20,1 21,8
171 Tháp Chàm
175 Tháp Chàm 2 - ACSR-336,4MCM+AC-
8 11,117 22,2 24,1
171 Ninh Hải 240+AC-185
175 TĐ Đa Nhim -
9 ACKP-150 51,041 24,9 31,4
173 Tháp Chàm 2
(Nguồn: Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam)

* Nhận xét chung:


- Lưới điện 220kV được cấp điện từ 02 nguồn NMTĐ Đa Nhim và TTĐL
Vĩnh Tân nên độ tin cậy cung cấp điện cao, nguồn cung cấp gần nên tổn
thất trên lưới 220kV thấp. Trạm 220kV Tháp Chàm 2 hiện chỉ có 1 máy
biến áp với công suất thấp và cũng đã vận hành đầy tải do đó không đảm
bảo độ tin cậy cung cấp điện cho lưới điện 110kV trong trường hợp sự
cố.
- Trạm 220kV TĐ Đa Nhim cấp cho tỉnh Ninh Thuận qua 02 tuyến đường
dây 110kV, tuy nhiên hầu như chỉ cấp điện trực tiếp cho trạm 110kV
Ninh Sơn và 1 phần trạm 110kV Tháp Chàm, còn lại tuyến 110kV TĐ
Đa Nhim - Tháp Chàm 2 làm nhiệm vụ hỗ trợ cung cấp điện cho trạm
220kV Tháp Chàm 2 trong trường hợp sự cố hoặc đại tu máy biến áp
220kV.
- Toàn bộ các tuyến đường dây 110kV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đều là
mạch đơn và được cấp từ 2 nguồn tới. Hiện nay các trạm biến áp 110kV
và các đường dây 110kV trên địa bàn tỉnh mang tải còn thấp nên khả
năng đảm bảo cung cấp điện tốt. Tuy nhiên các đường dây hầu hết có tiết
diện nhỏ, bán kính cung cấp điện lớn nên sẽ gây ra tổn thất lớn trong
trường hợp phụ tải tăng cao.
2.2.3 Lưới điện trung áp
Hệ thống lưới điện phân phối tỉnh Ninh Thuận bao gồm các cấp 22kV đối

Viện Năng lượng


Trang 2-23/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
với lưới điện 3 pha, 12,7kV đối với lưới điện 1 pha. Thống kê chi tiết khối
lượng đường dây và trạm biến áp phân phối trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
như sau:
Bảng 2.9: Khối lượng lưới điện trung và hạ áp toàn tỉnh Ninh Thuận
(tính đến T2/2018)
TT Hạng mục Đơn vị 1 pha 3 pha Tổng Tỷ lệ
1 Trạm biến áp 22kV
+ Số trạm Trạm 874 1.430 2.304
+ Công suất KVA 31.753,5 314.852,5 346.606 100
a Tài sản Điện lực
+ Số trạm Trạm 543,0 866 1.409
+ Công suất KVA 22.976 168.064 191.040 55,1
b Tài sản khách hàng
+ Số trạm Trạm 331 564 895
+ Công suất KVA 8.777,5 146.788,5 155.566 44,9
2 Đường dây 22kV Km 222,2 923,3 1.145,4 100
a Tài sản Điện lực Km 175,6 804 979,6 85,5
b Tài sản khách hàng Km 46,6 119,3 165,9 14,5
II Đường dây hạ áp Km 432,2 596,8 1.029 100
a Tài sản Điện lực Km 427,9 591,4 1.019,3 99,1
b Tài sản khách hàng Km 4,3 5,4 9,6 0,9
(Nguồn: Công ty Điện lực Ninh Thuận)

2.3 Hiện trạng nhu cầu phụ tải của tỉnh Ninh Thuận
Chi tiết tình hình tiêu thụ điện tại tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010-2015 chi
tiết tại Bảng 2.10.
Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân
chung toàn tỉnh đạt 14,1%/năm.
Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn tỉnh đạt 9,7
%/năm; trong đó Công nghiệp - Xây dựng tăng 12,8%/năm, Nông - Lâm -
Thủy sản tăng 8,4%/năm, Thương mại - Dịch vụ tăng 15,0%/năm, Quản lý -
Tiêu dùng dân cư tăng 8,1%/năm và Các hoạt động khác tăng 10,4%/năm.

Viện Năng lượng


Trang 2-24/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Năm 2016, tổng điện thương phẩm toàn tỉnh là 539,8 triệu kWh, tăng 5,0%
so với năm 2015; trong đó Công nghiệp - Xây dựng đạt 138,1 triệu kWh
(chiếm tỷ trọng 25,6%), Nông - Lâm - Thủy sản đạt 92,2 triệu kWh (chiếm
tỷ trọng 17,1%), Thương mại - Dịch vụ đạt 24,6 triệu kWh (chiếm tỷ trọng
4,6%), Quản lý - Tiêu dùng dân cư đạt 254,4 triệu kWh (chiếm tỷ trọng
47,1%), Các hoạt động khác đạt 30,5 triệu kWh (chiếm tỷ trọng 5,7%). Năm
2016 Pmax toàn tỉnh đạt 114MW. Có thể thấy điện năng thương phẩm tỉnh
Ninh Thuận phục vụ chính cho Quản lý- Tiêu dùng dân cư, với tỷ trọng lớn
nhất trong tổng sản lượng điện thương phẩm của tỉnh Ninh Thuận.

Viện Năng lượng


Trang 2-25/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Bảng 2.10: Thống kê điện năng tiêu thụ theo 5 thành phần tỉnh Ninh Thuận từ năm 2005 đến nay
T/độ tăng
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
(%/năm)
T
Ngành A A A A A A A A
T
(GWh %A (GWh %A (GWh %A (GWh %A (GWh %A (GWh %A (GWh %A (GWh %A 2011-2015
) ) ) ) ) ) ) )
11, 24,
1 Công nghiệp-Xây dựng 36,6 79,2 89,8 25,2 104,8 27,1 110,5 26,3 131,1 27,0 144,8 28,2 138,1 25,6 12,8
3 5
18,
2 Nông-Lâm-Thủy sản 6,5 2,0 59,3 70,1 19,7 65,3 16,9 72,3 17,2 96,1 19,8 88,8 17,3 92,2 17,1 8,4
3

3 Thương mại-Dịch vụ 4,4 1,4 11,0 3,4 12,1 3,4 13,5 3,5 16,0 3,8 18,1 3,7 22,1 4,3 24,6 4,6 15,0

34, 49,
4 Qlý-Tiêu dùng dân cư 110,3 159,2 167,5 47,1 185,5 47,9 201,7 48,0 218,7 45,0 234,7 45,6 254,4 47,1 8,1
1 2

5 Khác 9,5 2,9 14,6 4,5 16,3 4,6 18,3 4,7 19,9 4,7 21,7 4,5 23,9 4,6 30,5 5,7 10,4

6 Tổng điện thương phẩm 167,3 323,3 355,8 387,4 420,4 485,7 514,3 539,8 9,7

6,7 7,0
7 Tổn thất (%) 12,1 24,7 26,0 6,81 32,7 7,78 29,6 6,57 33,1 6,38 34,0 6,20 31,8 5,57
4 9

8 Điện nhận 179,4 348,0 381,8 420,1 450,0 518,8 548,3 571,6

9 Pmax (MW) 45 80 83 88 93 105 110 114 6,6

Viện Năng lượng


Trang 26/40
CÔNG TY TNHH SINENERGY HOLDINGS PTE.LTD
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SINENERGY NINH THUẬN I-50MWp

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I

Viện Năng lượng


Trang 27/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
2.4 Chương trình phát triển nguồn, lưới điện tỉnh Ninh Thuận đến 2035
2.4.1 Chương trình phát triển nguồn điện và lưới điện tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2016-2025, có xét đến năm 2035
a. Nhiệt điện
Theo quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn
2011-2020, có xét đến năm 2030. Quy hoạch các nguồn nhiệt điện cấp cho
tỉnh Ninh Thuận như sau:
- Năm 2018: NĐ Vĩnh Tân IV #1,2 - 2x600MW do EVN đầu tư;
- Năm 2019: NĐ Vĩnh Tân I #1,2 - 2x600MW dự án BOT do Vinacomin
đầu tư; NĐ Vĩnh Tân IV mở rộng - 600MW do EVN đầu tư;
- Năm 2022: NĐ Vĩnh Tân III #1 - 660MW dự án BOT do Tập đoàn
VTEC đầu tư;
- Năm 2023: NĐ Vĩnh Tân III #2,3 - 2x660MW dự án BOT do Tập đoàn
VTEC đầu tư.
Tổng công suất TTĐL Vĩnh Tân là 6.224MW. TTĐL Vĩnh Tân phát lên Hệ
thống điện Quốc gia qua các cấp điện áp 500kV và 220kV.
b. Thủy điện
* Theo quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn
2011-2020, có xét đến năm 2030. Quy hoạch các nguồn thủy điện trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận như sau:
- NMTĐ tích năng Bác Ái: xây dựng tại khu Núi Đá Đen, xã Phước Hòa
và Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận; công suất lắp đặt
1.200MW gồm 04 tổ máy 4x300MW; trong đó tổ máy 1&2 dự kiến vận
hành năm 2023; tổ máy 3&4 dự kiến vận hành năm 2025. NMTĐ Bác Ái
phát lên Hệ thống điện Quốc gia qua cấp điện áp 500kV.
- NMTĐ Đa Nhim mở rộng có công suất lắp đặt 100MW do EVN đầu tư,
dự kiến vận hành năm 2018. NMTĐ Đa Nhim mở rộng phát lên Hệ
thống điện Quốc gia qua cấp điện áp 220kV.
* Theo quy hoạch phát triển thủy điện tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2020 tỉnh
Ninh Thuận dự kiến xây dựng mới thêm 01 NMTĐ Tân Mỹ 2.
- NMTĐ Tân Mỹ 2: dự kiến xây dựng tại xã Phước Tân, huyện Bác Ái,
tỉnh Ninh Thuận, công suất lắp đặt 14MW. NMTĐ Tân Mỹ 2 phát lên
Hệ thống điện qua cấp điện áp 22kV, đấu nối vào thanh cái 22kV trạm
110kV Ninh Sơn.

Viện Năng lượng


Trang 28/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
c. Điện gió
Theo quyết định số 2574/QĐ-BCT ngày 23/4/2013 của Bộ Công Thương
phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch các nguồn điện gió trên địa bàn
tỉnh Ninh Thuận như sau:
Bảng 2.11: Danh mục các dự án nhà máy điện gió tỉnh Ninh Thuận
TT Tên dự án Diện tích (ha) Công suất (MW)
I Vùng 1 2.480 60
1 NMĐG Công Hải 310
2 NMĐG Thuận Bắc 320
3 NMĐG Trung Nam 900
4 NM sản xuất điện gió số 10 950
II Vùng 3 3.293,6 100
5 NM điện gió số 5 320
NMĐ dùng NLTT Phước Nam -
6 98,6+609+576
Enfinity
7 Phong điện 1 Ninh Thuận 272
8 NMĐG Phước Hữu 453
9 NMĐG Phước Dân 965
III Vùng IV 3.410 60
10 NMĐG An Phong 2.230
11 NMĐG Phước Hải 980
12 NMĐG Mũi Dinh 200
Tổng 9.183,6 220
Theo quy hoạch tiềm năng năng lượng gió trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đến
năm 2020 hệ thống điện năng lượng gió tỉnh Ninh Thuận sẽ cấp công suất
vào Hệ thống điện Quốc gia khoảng 342MW.
d. Điện mặt trời
* Theo quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn
2011-2020, có xét đến năm 2030. Quy hoạch các nhà máy điện mặt trời trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận như sau:
Bảng 2.12: Danh mục các dự án nhà máy điện mặt trời tỉnh Ninh Thuận
Viện Năng lượng
Trang 29/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
(Theo Điều chỉnh Tổng sơ đồ VII)
TT Tên dự án Công suất (MW) Năm vận hành
1 Điện mặt trời Thiên Tân 1 300 2019
2 Điện mặt trời Thiên Tân 2 400 2020
3 Điện mặt trời Thiên Tân 3 300 2021
Tổng 1.000
Dự án điện mặt trời Thiên Tân đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
đồng ý chủ trương cho phép đầu tư. Dự kiến giai đoạn 1 lắp đặt 50MW, đưa
vào vận hành năm 2019.
* Quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh Ninh Thuận hiện đang được triển
khai thực hiện. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều
dự án điện mặt trời được được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đồng ý chủ
trương cho phép đầu tư cũng như Bộ Công Thương phê duyệt danh mục bổ
sung quy hoạch điện lực tỉnh Ninh Thuận (đã bao gồm cả Nhà máy điện mặt
trời Thiên Tân). Cụ thể như sau:
Bảng 2.13: Danh mục các dự án nhà máy điện mặt trời tỉnh Ninh Thuận
Công
Năm Điện áp
T suất
Tên dự án Địa điểm vận đấu nối
T (MWp
hành (kV)
)
Xã Phước Trung, huyện Bác Ái; 2019-
1 ĐMT Thiên Tân 1.000 220
xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn 2021
2018-
2 ĐMT Phước Thái EVN Xã Phước Thái, huyện Ninh Phước 200 220
2020
2018-
3 ĐMT Xuân Thiện Thuận Bắc Xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc 200 110
2019
Xã Phước Hải, huyện Ninh Phước; 2017-
4 ĐMT Hồ Bầu Ngứ 50 110
xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam 2018
Xã Phước Vinh, huyện Ninh
5 ĐMT Hồ Lanh Ra 50 2018 110
Phước
6 ĐMT Mỹ Sơn-Hoàng Sơn Xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn 50 2018 110
ĐMT Phước Hữu - Vịnh Nha
7 Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước 50 2018 110
Trang
8 ĐMT CMX Xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn 168 2018 110
Xã Phước Vinh và Phước Thái,
9 ĐMT SP Infra 1 50 2019 110
huyện Ninh Phước
Xã Phước Ninh, huyện Thuận
10 ĐMT Phước Ninh 45 2019 110
Nam
Xã Phước Dinh, huyện Thuận
11 ĐMT Gelex 50 2019 110
Nam

Viện Năng lượng


Trang 30/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Công
Năm Điện áp
T suất
Tên dự án Địa điểm vận đấu nối
T (MWp
hành (kV)
)
Xã Phước Minh, huyện Thuận
12 ĐMT BIM 30 2019 110
Nam
13 ĐMT Sinenergy Ninh Thuận I Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước 50 2019 110
14 ĐMT Phước Hữu - Điện lực 1 Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước 30 2019 110
15 ĐMT BP Solar 1 Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước 46 2019 110
16 ĐMT Ninh Phước 6.2 Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước 50 2019 110
Xã Phước Minh, huyện Thuận
17 ĐMT Thuận Nam 19 50 2019 110
Nam
(Quyết định số 667/QĐ-BCT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm
2035 - Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV)
Theo quy hoạch tiềm năng năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận, đến năm 2020 hệ thống điện năng lượng mặt trời tỉnh Ninh Thuận sẽ
cấp công suất vào Hệ thống điện Quốc gia khoảng 2.000MW.
2.4.2 Chương trình phát triển lưới điện tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025, có
xét đến năm 2035
- Căn cứ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 16/3/2018 của Thủ Tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực
Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch Điện
VII).
- Căn cứ Quyết định số 667/QĐ-BCT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện
lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Hợp
phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV.
Dự kiến giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sẽ triển khai xây
dựng các công trình đường dây và trạm biến áp 220, 110kV như sau:
2.4.2.1Lưới điện 220kV
a. Giai đoạn 2016-2020
- Lắp máy AT2 công suất 125MVA trạm 220kV Tháp Chàm 2;
- Nâng công suất, thay máy AT1 và AT2 trạm biến áp 220kV TĐ Đa
Nhim từ (2x63)-> (2x125)MVA;
- Xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép Nha Trang - Tháp Chàm 2,
dây dẫn ACSR-400 (treo trước một mạch), chiều dài 88,06km, vận hành
2018.

Viện Năng lượng


Trang 31/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
- Xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép đấu nối ĐMT Thiên Tân
Solar Ninh Thuận (đấu chuyển tiếp trên đường dây 220kV Tháp Chàm 2
- Nha Trang), dây dẫn ACSR-400, chiều dài 1,0km, đồng bộ với NMĐ
mặt trời Thiên Tân;
- Xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép đấu nối ĐMT Phước Thái
(đấu chuyển tiếp trên 01 mạch đường dây 220kV NĐ Vĩnh Tân - Tháp
Chàm 2), dây dẫn phân pha ACSR-2x330, chiều dài 2,5km, đồng bộ với
NMĐ mặt trời Phước Thái.
- Xây dựng mới nhánh rẽ mạch kép ĐMT Mỹ Sơn - Hoàn Lộc Việt (khách
hàng đầu tư) chuyển tiếp trên đường dây 220kV Tháp Chàm - Phước
Thái - Vĩnh Tân dây dẫn 2xACSR330, chiều dài 8km đồng bộ với ĐMT
Mỹ Sơn - Hoàn Lộc Việt.
b. Giai đoạn 2021-2025
- Xây dựng mới trạm 220/110kV Ninh Phước công suất 2x250MVA;
- Xây dựng mới trạm 220/110kV Cà Ná công suất 2x250MVA;
- Cải tạo nâng công suất trạm 220kV Tháp Chàm từ 2x125->2x250MVA;
- Xây dựng mới đường dây 220kV 04 mạch đấu nối trạm 220kV Ninh
Phước (đấu chuyển tiếp trên đường dây 220kV từ NĐ Vĩnh Tân - Tháp
Chàm 2), dây dẫn phân pha ACSR-2x330, chiều dài 4,5km, đồng bộ với
trạm 220kV Ninh Phước;
- Xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép NĐ Vĩnh Tân - Cà Ná, dây
dẫn phân pha ACSR-2x500, chiều dài 14km, đồng bộ với trạm 220kV
Cà Ná.
2.4.2.2Lưới điện 110kV
a. Giai đoạn 2016-2020
Trạm nâng áp nhà máy điện
- Xây dựng mới các trạm nâng áp của các nhà máy điện gió và nhà máy
điện mặt trời; chi tiết như sau:
+ Trạm 110kV ĐMT Mỹ Sơn, công suất 63MVA, điện áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT Hồ Bầu Ngứ, công suất 63MVA, điện áp
22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT Phước Hữu, công suất 63MVA, điện áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT Mũi Dinh, công suất 40MVA, điện áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT SP Infra 1, công suất 45MVA, điện áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT Phước Ninh, công suất 40MVA, điện áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT BIM, công suất 25MVA, điện áp 22/110kV;
Viện Năng lượng
Trang 32/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
+ Trạm 110kV ĐMT Sinenergy Ninh Thuận I, công suất 63MVA, điện
áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT Phước Hữu - Điện lực 1, công suất 40MVA, điện
áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT BP Solar 1, công suất 63MVA, điện áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT Ninh Phước 6.2, công suất 63MVA, điện áp
22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT CMX Renewable Energy Việt Nam, công suất
(63+40)MVA, điện áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT Gelex, công suất 50MVA, điện áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV NMĐG Win Energy Chính Thắng, công suất 63MVA,
điện áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV ĐMT Thuận Nam 19, công suất 63MVA, điện áp
22/110kV;
+ Trạm 110kV NMĐG Trung Nam, công suất 2x63MVA, điện áp
22/110kV;
+ Trạm 110kV NMĐG Đầm Nại, công suất 40MVA, điện áp 22/110kV;
+ Trạm 110kV NMĐG Hanbaram, công suất (25+40)MVA, điện áp
22/110kV;
+ Trạm 110kV NMĐG Phước Minh, công suất 63MVA, điện áp
22/110kV;
Trạm biến áp 110kV
- Xây dựng mới 05 trạm biến áp với tổng công suất 168 MVA; bao gồm:
+ Trạm 110kV KCN Du Long, công suất 40MVA, điện áp 110/22kV;
+ Trạm 110kV Mỹ Phong, công suất 25MVA, điện áp 110/22kV;
+ Trạm 110kV Thuận Nam, công suất 40MVA, điện áp 110/22kV;
+ Trạm 110kV KCN Cà Ná 1, công suất 63MVA, điện áp 110/22kV;
+ Trạm cắt 110kV Ninh Phước xây dựng tại vị trí trạm 220kV Ninh
Phước để gom các nhà máy điện mặt trời.
- Cải tạo nâng công suất 02 trạm biến áp 110kV với tổng công suất tăng
thêm 48MVA; chi tiết như sau:
+ Trạm 110kV Tháp Chàm, thay máy biến áp T1 công suất 40MVA
thành 63MVA, điện áp 110/22kV;
+ Trạm 110kV Ninh Sơn, lắp máy biến áp T2 công suất 25MVA, điện áp
110/22kV.

Viện Năng lượng


Trang 33/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Đường dây 110kV
- Xây dựng mới 07 đường dây 110kV: 01 đường dây 110kV bốn mạch
chiều dài 6km, 04 đường dây 110kV mạch kép với tổng chiều dài
21,5km và 02 đường dây mạch đơn với tổng chiều dài 66,5km; bao gồm:
+ Trạm 220kV Tháp Chàm - Ninh Phước, dây dẫn ACSR-300, chiều dài
44,5km;
+ Trạm 110kV Ninh Phước - Phan Rí, dây dẫn ACSR-300, chiều dài
22km;
+ Nhánh rẽ mạch kép trạm 110kV Thuận Nam, dây dẫn ACSR-300,
chiều dài 1,5km;
+ Đường dây mạch kép đấu nối trạm 110kV KCN Du Long (đấu chuyển
tiếp trên tuyến Tháp Chàm 2 - Cam Ranh), dây dẫn phân pha ACSR-
2x240, chiều dài 1,5km;
+ Nhánh rẽ bốn mạch trạm cắt 110kV Ninh Phước, dây dẫn ACSR-300,
chiều dài 6km;
+ Nhánh rẽ mạch kép trạm 110kV Mỹ Phong, dây dẫn 2xACSR-240,
chiều dài 14km;
+ Nhánh rẽ mạch kép trạm 110kV KCN Cà Ná 1, dây dẫn ACSR-300,
chiều dài 4,5km;
- Cải tạo, nâng khả năng tải 04 đường dây 110kV với tổng chiều dài
103,571km; chi tiết như sau:
+ Phân pha đường dây mạch kép Tháp Chàm - Ninh Phước, dây dẫn
ACSR-185 thành 2xACSR-240, chiều dài 17km;
+ Cải tạo, nâng tiết diện đường dây mạch đơn Ninh Phước - Phú Lạc,
dây dẫn ACSR-185 thành ACSR-300, chiều dài 17km.
+ Phân pha đường dây mạch đơn Đa Nhim - Trạm 220kV Tháp Chàm,
dây dẫn dây dẫn AC-185+AC-336,4MCM thành đường dây mạch kép
2xACSR-240, tổng chiều dài 50km;
+ Phân pha đường dây mạch kép TĐ Đa Nhim - Hạ Sông Pha - Ninh Sơn
- Tháp Chàm, dây dẫn AC-185+AC-336,4MCM thành 2xACSR-240,
chiều dài 41,81km;
Đường dây 110kV đấu nối nhà máy điện
- Xây dựng mới các đường dây 110kV phục vụ đấu nối các nhà máy điện;
chi tiết như sau:

Viện Năng lượng


Trang 34/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối ĐMT Mỹ Sơn chuyển tiếp trên đường dây
110kV từ trạm 220kV Tháp Chàm - Đa Nhim, dây dẫn ACSR-240, chiều
dài 9,5km;
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối ĐMT Hồ Bầu Ngứ chuyển tiếp trên đường
dây 110kV Ninh Thuận 1 - Ninh Phước, dây dẫn ACSR-240, chiều dài
1,5km;
+ Đường dây mạch đơn Phước Hữu - Ninh Phước, dây dẫn ACSR-240,
chiều dài 7,3km;
+ Cải tạo thanh cái 110kV trạm 110kV Ninh Thuận 1 để đấu nối ĐG Mũi
Dinh
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối ĐMT Infra 1 chuyển tiếp trên đường dây
110kV từ trạm 220kV Tháp Chàm - Ninh Phước, dây dẫn ACSR-300,
chiều dài 7,7km;
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối ĐMT Phước Ninh chuyển tiếp trên đường
dây 110kV Ninh Phước - Phú Lạc, dây dẫn ACSR-300, chiều dài 0,5km;
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối ĐMT BIM chuyển tiếp trên đường dây
110kV Ninh Phước - Phú Lạc, dây dẫn ACSR-300, chiều dài 1km;
+ Đường dây mạch đơn ĐMT Sinenergy Ninh Thuận I - trạm cắt 110kV
Ninh Phước, dây dẫn ACSR-240, chiều dài 6,5km;
+ Đường dây mạch đơn ĐMT Phước Hữu Điện lực 1 - trạm cắt 110kV
Ninh Phước, dây dẫn ACSR-240, chiều dài 5,5km;
+ Đường dây mạch đơn ĐMT BP Solar 1 - trạm cắt 110kV Ninh Phước,
dây dẫn ACSR-240, chiều dài 6,8km;
+ Đường dây mạch đơn ĐMT Ninh Phước 6.2 - Phước Hữu, dây dẫn
ACSR-185, chiều dài 2,5km;
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối ĐMT CMX Renewable Energy Việt Nam
chuyển tiếp trên đường dây 110kV từ trạm 220kV Tháp Chàm - Đa
Nhim, dây dẫn ACSR-240, chiều dài 0,1km, và chuyển tiếp trên đường
dây 110kV Tháp Chàm - Đa Nhim, dây dẫn ACSR-240, chiều dài 0,5km;
+ Đường dây mạch đơn ĐMT Gelex - Ninh Thuận 1, dây dẫn ACSR-
185, chiều dài 0,1km;
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối NMĐG Win Energy Chính Thắng chuyển
tiếp trên đường dây 110kV Tháp Chàm - Ninh Phước, dây dẫn ACSR-
300, chiều dài 0,1km;
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối ĐMT Thuận Nam 19 chuyển tiếp trên
đường dây 110kV Ninh Phước - Phan Rí, dây dẫn ACSR-300, chiều dài
4km;
Viện Năng lượng
Trang 35/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
+ Đường dây mạch đơn NMĐG Trung Nam - trạm 220kV Tháp Chàm,
dây dẫn ACSR-300, chiều dài 2km;
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối NMĐG Đầm Nại chuyển tiếp trên đường
dây 110kV Tháp Chàm - Ninh Hải, dây dẫn ACSR-300, chiều dài 0,9km;
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối NMĐG Hanbaram chuyển tiếp trên đường
dây 110kV Ninh Hải - Nam Cam Ranh, dây dẫn ACSR-1850, chiều dài
0,75km, và chuyển tiếp trên đường dây 110kV từ trạm 220kV Tháp
Chàm - Đa Nhim, dây dẫn ACSR-185, chiều dài 0,14km;
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối NMĐG Phước Minh chuyển tiếp trên
đường dây 110kV Ninh Phước - Phan Rí, dây dẫn ACSR-300, chiều dài
1km;
b. Giai đoạn 2021-2025
Trạm biến áp 110kV
- Xây dựng mới 01 trạm biến áp với công suất 40 MVA; chi tiết như sau:
+ Trạm 110kV Titan, công suất 40MVA, điện áp 110/22kV.
- Cải tạo nâng công suất 06 trạm biến áp 110kV với tổng công suất tăng
thêm 196MVA:
+ Trạm 110kV Tháp Chàm, thay máy biến áp T1&T2 công suất
(63+40)MVA thành 2x63MVA, điện áp 110/22kV;
+ Trạm 110kV Ninh Hải, thay máy biến áp T1&T2 công suất 2x25MVA
thành (25+40)MVA, điện áp 110/22kV;
+ Trạm 110kV Mỹ Phong, lắp máy biến áp T2 công suất 40MVA, điện
áp 110/22kV.
+ Trạm 110kV Ninh Phước, thay máy biến áp T1 từ công suất 2x25-
>(40+25)MVA, điện áp 110/22kV;
+ Trạm 110kV Ninh Thuận 1, lắp máy biến áp T2 công suất 40MVA,
điện áp 110/22kV.
+ Trạm 110kV KCN Cà Ná 1, lắp máy biến áp T2 công suất 63MVA,
điện áp 110/22kV.
Đường dây 110kV
- Xây dựng mới 01 đường dây 110kV với chiều dài 1,5km; chi tiết như
sau:
+ Đường dây mạch kép đấu nối trạm 110kV Titan (đấu chuyển tiếp trên
tuyến Tháp Chàm - Ninh Thuận 1), dây dẫn phân pha AC-300, chiều dài
1,5km.

Viện Năng lượng


Trang 36/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
- Cải tạo, nâng khả năng tải 02 đường dây 110kV với chiều dài 71,5km;
chi tiết như sau:
+ Cải tạo, phân pha đường dây mạch đơn trạm 220kV Tháp Chàm - Ninh
Hải - Nam Cam Ranh, dây dẫn ACSR185, ACSR336.4MCM thành
2xACSR-240, chiều dài 36km.
+ Cải tạo, phân pha đường dây mạch đơn trạm 220kV Tháp Chàm - Cam
Thịnh Đông, dây dẫn ACKP-150 thành 2xACSR-240, chiều dài 35,5km.
c. Định hướng giai đoạn 2026-2030
+ Trạm biến áp: xây dựng mới 02 trạm biến áp 110kV với tổng công suất
50MVA; cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 01 trạm biến áp 110kV
với công suất tăng thêm 63MVA;
+ Đường dây: xây dựng mới 02 đường dây 110kV mạch kép với tổng
chiều dài 26,5km;
d. Định hướng giai đoạn 2031-2035
+ Trạm biến áp: xây dựng mới 01 trạm biến áp 110kV với tổng công suất
40MVA; cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 06 trạm biến áp 110kV
với công suất tăng thêm 286MVA;
+ Đường dây: xây dựng mới 02 đường dây 110kV mạch kép với tổng
chiều dài 8,5km, 01 đường dây mạch đơn với chiều dài 28km;
2.5 Dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2035
Theo Quyết định số 667/QĐ-BCT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ Công
Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận
giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần I: Quy hoạch phát
triển Hệ thống điện 110kV. Kết quả dự báo nhu cầu điện tỉnh Ninh Thuận
như sau:
- Năm 2020:
+ Công suất cực đại Pmax = 139,3 MW, điện thương phẩm 846,2 triệu
kWh (Nếu có tính KCN Cà Ná: Công suất cực đại Pmax = 157,9 MW,
điện thương phẩm 929,9 triệu kWh). Tốc độ tăng trưởng điện thương
phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 10,5 %/năm; trong đó:
Công nghiệp – Xây dựng tăng 17,5 %/năm; Nông – Lâm – Thủy sản tăng
4,3 %/năm; Thương mại – Dịch vụ tăng 12,7 %/năm; Quản lý – Tiêu
dùng dân cư tăng 7,4 %/năm; Hoạt động khác tăng 9,1 %/năm. Điện
năng thương phẩm bình quân đầu người là 1.452 kWh/người/năm
- Năm 2025:
+ Công suất cực đại Pmax = 221,3 MW, điện thương phẩm 1.367,4 triệu
kWh (Nếu có tính KCN Cà Ná thì Pmax = 341,2 MW, điện thương phẩm
Viện Năng lượng
Trang 37/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
1.907,4 triệu kWh). Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân
hàng năm giai đoạn 2021-2025 là 10,1 %/năm; trong đó: Công nghiệp –
Xây dựng tăng 14,8 %/năm; Nông – Lâm – Thủy sản tăng 4,6 %/năm;
Thương mại – Dịch vụ tăng 8 %/năm; Quản lý – Tiêu dùng dân cư tăng
6,8%/năm; Hoạt động khác tăng 9,3 %/năm. Điện năng thương phẩm
bình quân đầu người là 2.787 kWh/người/năm
- Năm 2030:
+ Công suất cực đại Pmax = 314,7 MW, điện thương phẩm 2.106,8 triệu
kWh (Nếu có tính KCN Cà Ná thì Pmax = 566,7 MW, điện thương phẩm
3.231,8 triệu kWh). Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân
hàng năm giai đoạn 2026-2030 là 9 %/năm; trong đó: Công nghiệp –
Xây dựng tăng 11,2 %/năm; Nông – Lâm – Thủy sản tăng 4,2 %/năm;
Thương mại – Dịch vụ tăng 9 %/năm; Quản lý – Tiêu dùng dân cư tăng
7%/năm; Hoạt động khác tăng 10,8 %/năm. Điện năng thương phẩm
bình quân đầu người là 3.249 kWh/người/năm
- Năm 2035:
+ Công suất cực đại Pmax = 515,2 MW, điện thương phẩm 3.177,2 triệu
kWh (Nếu có tính KCN Cà Ná thì Pmax = 815,2 MW, điện thương phẩm
4.752,2 triệu kWh). Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân
hàng năm giai đoạn 2026-2030 là 8,6 %/năm; trong đó: Công nghiệp –
Xây dựng tăng 9,9 %/năm; Nông – Lâm – Thủy sản tăng 4,0 %/năm;
Thương mại – Dịch vụ tăng 10,2 %/năm; Quản lý – Tiêu dùng dân cư
tăng 6,4%/năm; Hoạt động khác tăng 11,8 %/năm. Điện năng thương
phẩm bình quân đầu người là 4.639 kWh/người/năm
2.6 Sự cần thiết đầu tư công trình Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh
Thuận I-50MWp
Từ các phân tích như trên có thể thấy, nhu cầu công suất phụ tải của tỉnh
Ninh Thuận bao gồm cả nhu cầu phụ tải cho dự án KCN Cà Ná đến năm
2020, 2025, 2030, 2035 lần lượt là 157,9MW, 341,2MW, 566,7MW,
815,2MW. Như vậy có thể thấy tính riêng cho tỉnh Ninh Thuận thì nhu cầu
điện phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những giai đoạn tới
là khá cao.
Đồng thời qua đánh giá tiềm năng về việc phát triển các nguồn năng lượng
tái tạo trên địa bàn tỉnh như trên. Trong giai đoạn tới lưới điện cần có các
giải pháp đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện nhằm đảm bảo cung
cấp đủ và tin cậy cho nhu cầu phụ tải của tỉnh đồng thời đảm bảo truyền tải
hết toàn bộ công suất các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh lên hệ thống điện
quốc gia.

Viện Năng lượng


Trang 38/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I
Xét phạm vị khu vực các tỉnh phía Nam. Theo điều chỉnh tổng sơ đồ VII đã
được thủ tướng chính phủ phê duyệt, nhu cầu phụ tải khu vực miền Nam các
năm 2020, 2025, 2030 lần lượt là 19.666MW, 29.415MW, 42.521MW. Do
vậy để đáp ứng nhu cầu phụ tải khu vực miền Nam trong giai đoạn tới, tránh
tình trạng thiếu hụt tình trạng thiếu điện như hiện nay, hệ thống điện Việt
Nam nói chung và miền Nam nói riêng cần phải tích cực tăng cường nguồn
công suất từ các nhà máy điện và lưới điện mới có thể đáp ứng nhu cầu phụ
tải trong những năm tới của tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực miền
Nam nói chung.
Với ưu điểm là sử dụng năng lượng sạch để sản xuất điện năng, không phát
thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường, Nhà máy điện mặt trời
Sinenergy Ninh Thuận I, tỉnh Ninh Thuận là dự án phù hơp với chủ trương
của tỉnh Ninh Thuận về phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi
trường.
Điện mặt trời là loại năng lượng sạch, giá thành sản xuất điện năng không
biến động theo sự thay đổi giá của nhiên liệu đầu vào như các dạng năng
lượng truyền thống khác. Với nguồn tài nguyên vô tận, điện mặt trời góp
phần đảm bảo an ninh năng lượng cho địa phương và đất nước trong giai
đoạn sắp tới.
Nếu chi phí môi trường, xã hội và sức khỏe con người được phản ánh trong
tính kinh tế của phát điện, Điện mặt trời có thể cạnh tranh so với điện sản
xuất từ nhiên liệu hóa thạch và các dạng năng lượng khác như năng lượng
phong điện, năng lượng địa nhiệt.
Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I, tỉnh Ninh Thuận được triển
khai sẽ góp phần tạo ra công ăn việc làm cho địa phương. Ngoài ra khi dự án
đi vào hoạt động thì đây sẽ là một địa điểm nổi bật, tạo cảnh quan mới lạ,
thu hút khách du lịch, góp phần vào chính sách phát triển chung của tỉnh
Ninh Thuận đồng thời tạo động lực cho việc phát triển các dự án nguồn năng
lượng sạch khác, khai thác tối đa và có hiệu quả đối với tiềm năng phát triển
năng lượng sạch trên địa bàn tỉnh.
Với các đặc điểm trên, việc đầu tư công trình Nhà máy điện mặt trời
Sinenergy Ninh Thuận I là hợp lý nhằm cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của phụ tải tỉnh Ninh Thuận, góp phần ổn định hệ thống điện
và an ninh năng lượng Quốc gia.

Viện Năng lượng


Trang 39/40
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG SINENERGY NINH THUẬN

Thuyết minh Nghiên cứu khả thi


Chương 2: Sự cần thiết đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận I

Viện Năng lượng


Trang 40/40

You might also like